Thiết kế bài dạy tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 23 năm 2019

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết cách lập chương trình hoạt động tập thể góp phần giữ gìn trật tự , an ninh.

2. Kĩ năng: Lập được một chương trình hoạt động tập thể góp phần giữ gìn trât tự, an ninh ( theo gợi ý trong SGK).

3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức giữ gìn trật tự an ninh.

- Phát triển năng lực: Mạnh dạn khi giao tiếp, trình bày rõ ràng, ngắn gọn Năng lực hợp tác, năng lực quan sát, chia sẻ trong nhóm

II. CHUẨN BỊ:

* Giáo viên: bảng phụ

* Học sinh: VBT

 

docx41 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 835 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế bài dạy tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 23 năm 2019, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hối, xăng -ti - mét khối. - HS làm bài 1, bài 2b . 2. Kĩ năng: Biết đổi đúng các đơn vị đo giữa mét khối, đề-xi- mét khối và xăng-ti- mét khối. 3. Thái độ: GD học sinh có ý thức tự giác học tập, biết áp dụng bài học vào cuộc sống thực tế. - Phát triển năng lực: Tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề và giao tiếp toán học. II. CHUẨN BỊ: * Giáo viên: SGK * Học sinh: SGK, VBT. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Phương pháp: Vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm,phương pháp hợp tác, IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Hoạt động khởi động: * Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới. * Cách tiến hành: - Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên" - Trưởng trò hô: bắn tên, bắn tên - HS: Tên ai, tên ai ? - Trưởng trò: Tên....tên.... 1dm3 = .......cm3 hay 1cm3 = .....dm3 - Trò chơi tiếp tục diễn ra như vây đến khi có hiệu lệnh dừng của trưởng trò thì thôi - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: *Mục tiêu: - Biết tên gọi, kí hiệu, “ độ lớn” của đơn vị thể tích: mét khối. - Biết mối quan hệ giữa mét khối, đề- xi- mét khối, xăng -ti - mét khối. (Lưu ý nhắc nhở HS (M1,2) nắm được nội dung bài) *Cách tiến hành: - GV giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu về mét khối và mối quan hệ giữa mét khối, đề-xi -mét khối và xăng- ti- mét khối. - Cho HS báo cáo - GV kết luận: + 1 mét khối viết tắt là 1m3. 1m3= 1000 dm3 1m3= 1000000 cm3 a) Mét khối - Mét khối là thể tích của một hình lập phương có cạnh dài 1m. - 1 mét khối viết tắt là 1m3. + Xếp các hình lập phương có thể tích 1 dm3 vào đầy kín trong hình lập phươngcó thể tích 1m3.Yêu cầu HS quan sát và trả lời các câu hỏi: - Vậy : 1 m3= 1000 dm3 + Tương tự ta có : 1m3= 1000000 cm3 b) Bảng đơn vị đo thể tích m3 dm3 cm3 1m3 = 1000 dm3 1 dm3 = 1000 cm3 = m3 1cm3 = dm3 3. Hoạt động thực hành: *Mục tiêu: HS làm bài 1, bài 2b . (Lưu ý: Nhắc nhở nhóm HS M1,2 hoàn thành các bài tập theo yêu cầu) *Cách tiến hành: Bài 1: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài. Rèn kỹ năng đọc, viết đúng các số đo thể tích có đơn vị đo là mét khối - GV nhận xét chữa bài a) Đọc các số đo: 15m3 (Mười lăm mét khối) 205m3 (hai trăm linh năm mét khối. m3 (hai mươi lăm phần một trăm mét khối) ; 0,911m3 (không phẩy chín trăm mười một mét khối) b) Viết số đo thể tích: - Bảy nghìn hai trăm mét khối: 7200m3; Bốn trăm mét khối: 400m3. Một phần tám mét khối : m3 Không phẩy không năm mét khối: 0,05m3 Bài 2b: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - Cho HS làm việc cá nhân -Yêu cầu HS nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích. - Yêu cầu HS làm bài. Rèn kỹ năng đổi đơn vị đo thể tích - GV nhận xét chữa bài 1dm3 = 1000cm3 ; 1,969dm3 = 1 969cm3 ; m3 = 250 000cm3; 19,54m3 = 19 540 000cm3 4. Hoạt động vận dụng: Bài tập PTNL học sinh: Bài 3: HĐ cá nhân Điền số thích hợp vào chỗ chấm 0,03m3 = .....cm3 3,15m3 = .......dm3 2m3dm3 = ....dm3 4090dm3 = ......m3 20,08dm3 =.....m3 0,211m3 =.......dm3 - HS làm bài 0,03m3 = 30000cm3 3,15m3 = 3150dm3 2m3dm3 = 2003dm3 4090dm3 = 4,09m3 20,08dm3 =0,02008m30,211m3 = 211dm3 5. Hoạt động vận dụng – sáng tạo: - HS nêu mối quan hệ giữa m3, dm3, cm3 - Nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị bài sau. ĐIỀU CHỈNH .......................................................................................................................................................................................................................................................................................... ---------------------------------------------- Buổi chiều: TIN HỌC ( GV chuyên dạy ) ---------------------------------------------- TIN HỌC ( GV chuyên dạy ) ---------------------------------------------- TIẾNG ANH ( GV chuyên dạy ) ---------------------------------------------- TIẾNG ANH ( GV chuyên dạy ) --------------------------------------------------------------------------------------- Thứ năm ngày 21 tháng 2 năm 2019 Buổi sáng: LỊCH SỬ NHÀ MÁY HIỆN ĐẠI ĐẦU TIÊN CỦA NƯỚC TA I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Biết hoàn cảnh ra đời của Nhà máy Cơ khí Hà Nội: tháng 12 năm 1955 với sự giúp đỡ của Liên Xô nhà máy được khởi công xây dựng và tháng 4 - 1958 thì hoàn thành. 2. Kĩ năng: Biết những đóng góp của Nhà máy Cơ khí Hà Nội trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước: góp phần trang bị máy móc cho sản xuất ở miền Bắc,vũ khí cho bộ đội. 3. Thái độ: Giáo dục tinh thần đoàn kết hữu nghị giữa các nước trên thế giới. - Phát triển năng lực: Mạnh dạn khi giao tiếp, trình bày rõ ràng, ngắn gọn, nói đúng nội dung cần trao đổi; năng lực hợp tác, chia sẻ trong nhóm II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Tranh minh họa SGK. 2. Học sinh: SGK, vở, sự chuẩn bị bài trước ở nhà. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Phương pháp: Vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Hoạt động khởi động: * Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới. * Cách tiến hành: - Phong trào “Đồng khởi” ở Bến Tre nổ ra trong hoàn cảnh nào ? - GV nhận xét, kết luận - Giới thiệu bài - Ghi bảng 2. Hoạt động hình thành kiến thức: * Mục tiêu: - Biết hoàn cảnh ra đời của Nhà máy Cơ khí Hà Nội: tháng 12 năm 1955 với sự giúp đỡ của Liên Xô nhà máy được khởi công xây dựng và tháng 4 - 1958 thì hoàn thành. - Biết những đóng góp của Nhà máy Cơ khí Hà Nội trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước: góp phần trang bị máy móc cho sản xuất ở miền Bắc,vũ khí cho bộ đội. (Giúp đỡ HS nhóm M1,2 nắm được nội dung bài học) * Cách tiến hành: Hoạt động 1: Làm việc cả lớp - Cho HS đọc nội dung, làm việc cá nhân, cặp đôi - Cho HS chia sẻ trước lớp: + Sau Hiệp định Giơ- ne- vơ, Đảng và Chính phủ xác định nhiệm vụ của miền Bắc là gì? => Miền Bắc nước ta bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội làm hậu phương lớn cho cách mạng miền Nam + Tại sao Đảng và Chính phủ lại quyết định xây dựng một nhà máy Cơ khí hiện đại? => Vì để trang bị máy móc hiện đại cho miền Bắc, thay thế các công cụ thô sơ, việc này giúp tăng năng xuất và chất lượng lao động. Nhà máy này làm nòng cốt cho ngành công nghiệp nước ta. + Đó là nhà máy nào? => Đó là Nhà máy Cơ khí Hà Nội. - GV kết luận: Để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, để làm hậu phương lớn cho miền Nam, chúng ta cần công nghiệp hoá nền sản xuất của nước nhà. Việc xây dựng các nhà máy hiện đại là điều tất yếu. Nhà máy cơ khí Hà nội là nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta. 3. Hoạt động thực hành: Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm - GV chia lớp thành 6 nhóm, phát phiếu thảo luận cho từng nhóm, 1-2 nhóm làm bảng nhóm + Các nhóm cùng đọc SGK, thảo luận và hoàn thành phiếu Thời gian xây dựng Địa điểm: Diện tích : Qui mô : Nước giúp đỡ xây dựng : Các sản phẩm : - GV gọi nhóm HS đã làm vào bảng nhóm gắn lên bảng, yêu cầu các nhóm khác đối chiếu với kết quả làm việc của nhóm mình để nhận xét. - GV kết luận, sau đó cho HS trao đổi cả lớp theo dõi + Từ tháng 12/1955 đến tháng 4/1958 +Phía tây nam thủ đô Hà Nội + Hơn 10 vạn mét vuông + Lớn nhất khu vực Đông Nam Á thời bấy giờ + Liên Xô + Máy bay, máy tiện, máy khoan, ... tiêu biểu là tên lửa A12 + Kể lại quá trình xây dựng Nhà máy Cơ khí Hà Nội. + Phát biểu suy nghĩ của em về câu “Nhà máy Cơ khí Hà Nội đồ sộ vươn cao trên vùng đất trước đây là một cánh đồng, có nhiều đồn bốt và hàng rào dây thép gai của thực dân xâm lược”. 4. Hoạt động vận dụng: + Cho HS xem ảnh Bác Hồ về thăm Nhà máy Cơ khí Hà Nội và nói: Việc Bác Hồ 9 lần về thăm Nhà máy Cơ khí Hà Nội nói lên đi. => Cho thấy Đảng, Chính phủ và Bác Hồ rất quan tâm đến việc phát triển công nghiệp, hiện đại hóa sản xuất của nước nhà vì hiện đại hóa sản xuất giúp cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội về đấu tranh thống nhất đất nước. 5. Hoạt động vận dụng – sáng tạo: - HS đọc lại phần ghi nhớ - GV nhận xét giờ học, dăn HS chuẩn bị bài sau. ĐIỀU CHỈNH .......................................................................................................................................................................................................................................................................................... ---------------------------------------------------------- TẬP LÀM VĂN LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Biết cách lập chương trình hoạt động tập thể góp phần giữ gìn trật tự , an ninh. 2. Kĩ năng: Lập được một chương trình hoạt động tập thể góp phần giữ gìn trât tự, an ninh ( theo gợi ý trong SGK). 3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức giữ gìn trật tự an ninh. - Phát triển năng lực: Mạnh dạn khi giao tiếp, trình bày rõ ràng, ngắn gọn Năng lực hợp tác, năng lực quan sát, chia sẻ trong nhóm II. CHUẨN BỊ: * Giáo viên: bảng phụ * Học sinh: VBT III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: PP quan sát, PP đàm thoại, PP thảo luận nhóm IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Hoạt động khởi động: a) Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới. b) Cách tiến hành: - Lớp trưởng điều khiển lớp hát bài: “Ong đốt, kiến cắn, đau bụng”. - GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới 2. Hoạt động hình thành kiến thức: * Mục tiêu: Lập được một chương trình hoạt động tập thể góp phần giữ gìn trât tự, an ninh ( theo gợi ý trong SGK). (Giúp đỡ HS nhóm M1,2 nắm được nội dung bài học) * Cách tiến hành: Hướng dẫn lập chương trình hoạt động - Cho HS hoạt động cặp đôi a.Tìm hiểu yêu cầu của đề bài: +Bạn lựa chọn hoạt động nào để lập chương trình hoạt động => HS tiếp nối nói tên hoạt động mình lựa chọn + Mục tiêu của chương trình hoạt động đó là gì ? => Tuyên truyền, vận động mọi người cùng nghiêm chỉnh chấp hành trật tự, an toàn giao thông; phòng cháy chữa cháy, + Việc làm đó có ý nghĩa như thế nào đối với lứa tuổi của chúng ta ? + Địa điểm tổ chức hoạt động ở đâu ? + Hoạt động đó cần các dụng cụ và phương tiện gì ? => - Gắn bó thêm tình bạn bè, rèn ý thức cộng đồng. - Ở các trục đường chính của điạ phương gần khu vực trường em. - Loa cầm tay, cờ tổ quốc, khẩu hiệu, biểu ngữ. * Mở bảng phụ 3. Hoạt động thực hành: b. HS lập chương trình hoạt động - GVvà học sinh nhận xét, bổ sung cho chương trình hoạt động của HS lập trên bảng phụ. - Gọi HS dưới lớp đọc chương trình hoạt động của mình. - Nhận xét, khen HS làm bài tốt - GV và học sinh bình chọn người lập được chương trình hoạt động tốt nhất 4. Hoạt động vận dụng: - Cho hs nêu lại cấu trúc của chương trình hoạt động. - Nhận xét tiết học, khen những HS lập CTHĐ tốt. 5. Hoạt động vận dụng – sáng tạo: ĐIỀU CHỈNH .......................................................................................................................................................................................................................................................................................... ------------------------------------------------------------ TOÁN LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết đọc,viết các đơn vị đo mét khối, đề- xi- mét khối, xăng - ti- mét khối và mối quan hệ giữa chúng. - HS làm bài 1(a,b dòng 1, 2, 3); bài 2; bài 3(a,b). 2. Kĩ năng: Biết đổi các đơn vị đo thể tích, so sánh các số đo thể tích. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức tự giác học tập, biết áp dụng bài học vào cuộc sống thực tế. - Phát triển năng lực: Tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề và giao tiếp toán học II. CHUẨN BỊ: * Giáo viên: Bảng phụ, SGK * Học sinh: VBT. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Phương pháp: Vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm,phương pháp hợp tác, IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Hoạt động khởi động: a) Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới. b) Cách tiến hành: + Nêu tên các đơn vị đo thể tích đã học ? + Hai đơn vị đo thể tích liền kề hơn kém nhau bao nhiêu lần? - Nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài: Luyện tập – ghi bảng. 2. Hoạt động thực hành: * Mục tiêu: - Biết đọc,viết các đơn vị đo mét khối, đề- xi- mét khối, xăng - ti- mét khối và mối quan hệ giữa chúng. - HS làm bài 1(a,b dòng 1, 2, 3); bài 2; bài 3(a,b). (Giúp đỡ HS (M1,2) hoàn thành các bài tập theo yêu cầu) * Cách tiến hành: Bài 1(a,b dòng 1, 2, 3) - HS đọc yêu cầu - Cho HS làm bài cá nhân - Giáo viên đi đến chỗ học sinh kiểm tra đọc, viết các số đo: - GV nhận xét, kết luận a) Đọc các số đo: - 5m3 (Năm mét khối) - 2010cm3 (hai nghìn không trăm mười xăng -ti- mét khối) - 2005dm3 (hai nghìn không trăm linh năm đề-xi-mét khối) b) Viết các số đo thể tích: - Một nghìn chín trăm năm mươi hai xăng ti-mét khối : 1952cm3 - Hai nghìn không trăm mười lăm mét khối: 2015m3 - Ba phần tám đề-xi-mét khối: dm3 - Không phẩy chín trăm mười chín mét khối : 0,919m3 Bài 2: HĐ cá nhân - HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài - Giáo viên kiểm tra HS - Học sinh làm vào vở. 0,25 m3 đọc là: a) Không phẩy hai mươi lăm mét khối. Đ b) Không phẩy hai trăm năm mươi mét khối. S c) Hai mươi lăm phần trăm mét khối S d) Hai mươi lăm phần nghìn một khối. S Bài 3(a,b): HĐ cặp đôi - HS đọc yêu cầu - Giáo viên cho học sinh thảo luận và làm bài cặp đôi - Giáo viên nhận xét. Yêu cầu HS giải thích cách làm a) 931,23241 m3 = 931 232 413 cm3 b) m3 = 12,345 m3 3. Hoạt động vận dụng: Bài tập PTNL học sinh: Bài 4: HĐ cá nhân Một khối sắt có thể tích 3dm3 cân nặng 23,4kg. Hỏi một thỏi sắt có thể tích 200cm3 cân nặng bao nhiêu ki - lô - gam? Bài giải Đổi 3dm3 = 3000 cm3 Cân nặng của 1cm3 sắt là: 23,4 : 3000 = 0,0078 (kg) Cân nặng một thỏi sắt thể tích 200cm3 là: 0,0078 x 200 = 1,56 (kg) Đáp số: 1,56kg 4. Hoạt động vận dụng – sáng tạo: - Gọi HS nêu lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo mét khối, đề-xi-mét khối và xăng-ti-mét khối. - Nhận xét giờ học. ĐIỀU CHỈNH .......................................................................................................................................................................................................................................................................................... ---------------------------------------------- Buổi chiều: KHOA HỌC LẮP MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Biết được mạch điện thắp sáng đơn giản bằng pin, bóng đèn, dây dẫn. 2. Kĩ năng: Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản bằng pin, bóng đèn, dây dẫn. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh lòng say mê khoa học. - Phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo II. CHUẨN BỊ: - GV: - Bảng phụ, bút dạ - Các hình minh hoạ trong SGK, trang 86, 87, 88, 89 - HS: - SGK , vở BT III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Phương pháp hỏi đáp Phương pháp quan sát Phương pháp thảo luận nhóm IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Hoạt động khởi động: * Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới. * Cách tiến hành: + Hãy nêu vai trò của điện? + Kể tên một số đồ dùng điện mà bạn biết? + Năng lượng điện mà các đồ dùng trên sử dụng được lấy từ đâu? - GV nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài - Ghi bảng 2. Hoạt động hình thành kiến thức: * Mục tiêu: Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản bằng pin, bóng đèn, dây dẫn. (Giúp đỡ HS nhóm M1,2 nắm được nội dung bài học) * Cách tiến hành: Hoạt động 1: Thực hành: Kiểm tra mạch điện - GV yêu cầu HS quan sát các hình vẽ mạch điện ở hình minh họa 5 - GV gọi HS phát biểu ý kiến - GV đi hướng dẫn các nhóm gặp khó khăn + Dự đoán xem bóng đèn nào có thể sáng. Vì sao? + 5 HS tiếp nối nhau phát biểu và giải thích theo suy nghĩ + Hình a: bóng đèn sáng vì đây là một mạch kín. + Hình b: bóng đèn không sáng vì 1 đầu dây không được nối với cực âm. Hình c: bóng đèn không sáng vì mạch điện bị đứt. + Hình d: bóng đèn không sáng. + Hình e: bóng đèn không sáng vì 2 đầu dây đều nối với cực dương của pin. + Nêu điều kiện để mạch điện thắp sáng đèn? + Nếu có một dòng điện kín từ cực dương của pin, qua bóng đèn đến cực âm của pin. 3. Hoạt động thực hành: Hoạt động 2: Thực hành lắp mạch điện đơn giản - GV kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng học tập của HS - GV yêu cầu HS quan sát làm mẫu - GV yêu cầu HS thực hành lắp mạch điện trong nhóm và vẽ lại cách mắc mạch điện vào giấy. - GV đi giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn. - Gọi 2 nhóm HS lên trình bày cách lắp mạch điện của nhóm mình - GV nhận xét, kết luận về cách lắp mạch điện của HS - Gọi HS đọc mục Bạn cần biết trang 94 SGK 4. Hoạt động vận dụng: - Yêu cầu 2 HS lên bảng chỉ cho cả lớp thấy rõ: Đâu là cực dương? Đâu là cực âm? Đâu là núm thiếc? Đâu là dây tóc? + Phải lắp mạch như thế nào thì đèn mới sáng? => Phải lắp thành một mạch kín để dòng điện từ cực dương của pin qua bóng đèn đến cực âm của pin. + Dòng điện trong mạch kín được tạo ra từ đâu? => Dòng điện trong mạch kín được tạo ra từ pin. + Tại sao bóng đèn lại có thể sáng? => Vì dòng điện từ pin chạy qua dây tóc bóng đèn nóng tới mức phát ra ánh sáng. 5. Hoạt động vận dụng – sáng tạo:. - Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau ĐIỀU CHỈNH .......................................................................................................................................................................................................................................................................................... ---------------------------------------------- KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc về những người bảo vệ trật tự, an ninh; sắp xếp chi tiết tương đối hợp lí, kể rõ ý; biết và biết trao đổi về nội dung câu chuyện. 2. Kĩ năng: Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc. 3. Thái độ: Yêu thích kể chuyện - Phát triển năng lực: Mạnh dạn khi giao tiếp, biết lắng nghe người khác; trình bày rõ ràng, ngắn gọn, nói đúng nội dung cần trao đổi. KN tự nhận thức về bản thân; KN kiên định II. CHUẨN BỊ: * Giáo viên: Bảng phụ. * Học sinh: Sgk III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Hoạt động khởi động: * Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới. * Cách tiến hành: - Cho HS thi kể lại truyện ông Nguyễn Đăng Khoa và nêu ý nghĩa câu chuyện? - Gv nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng 2. Hoạt động hình thành kiến thức: * Mục tiêu: Chọn được câu chuyện đã nghe, đã đọc về những người bảo vệ trật tự, an ninh. (Lưu ý giúp nhóm HS (M1,2) lựa chọ được câu chuyện phù hợp) * Cách tiến hành: - Giáo viên chép đề lên bảng - Đề bài yêu cầu làm gì? - Gọi học sinh đọc gợi ý trong SGK. - Bảo vệ trật tự, an ninh gồm những hoạt động gì? Đề bài: Kể một câu chuyện em đã nghe, hoặc đã đọc về những người đã góp sức bảo vệ trật tự an ninh. - Học sinh nối tiếp nhau đọc gợi ý. + Đảm bảo trật tự, an ninh trong phố phường, lối xóm. + Đảm bảo trật tự giao thông trên các tuyến đường. + Phòng cháy, chữa cháy. + Bắt trộm, cướp, chống các hành vi vi phạm, tệ nạn xã hội. + Điều tra xét xứ các vụ án. + Hoạt động tình báo trong lòng địch - Học sinh nối tiếp nhau giới thiệu câu chuyện mình định kể trước lớp (nêu rõ câu chuyện đó nói về ai) 3. Hoạt động thực hành: * Mục tiêu: Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc về những người bảo vệ trật tự, an ninh; sắp xếp chi tiết tương đối hợp lí, kể rõ ý; biết và biết trao đổi về nội dung câu chuyện. (Giúp đỡ HS nhóm M1,2 kể được câu chuyện một cách đơn giản) * Cách tiến hành: - Kể trong nhóm - GV đi giúp đỡ từng nhóm. Gợi ý HS: + Giới thiệu tên câu chuyện. + Mình đọc, nghe truyện khi nào? + Nhân vật chính trong truyện là ai? + Nội dung chính mà câu chuyện đề cập đến là gì? + Tại sao em lại chọn câu chuyện đó để kể? - Học sinh thi kể trước lớp - Học sinh thi kể trước lớp và trao đổi cùng bạn. - HS khác nhận xét bạn kể chuyện theo các tiêu chí đã nêu. - GV tổ chức cho HS bình chọn. + Bạn có câu chuyện hay nhất ? + Bạn kể chuyện hấp dẫn nhất ? - Giáo viên nhận xét và đánh giá. 4. Hoạt động vận dụng: - Nhận xét tiết học - Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho mọi người cùng nghe. 5. Hoạt động vận dụng – sáng tạo: ĐIỀU CHỈNH .......................................................................................................................................................................................................................................................................................... ---------------------------------------------- THỂ DỤC DI CHUYỂN TUNG VÀ BẮT BÓNG, NHẢY DÂY- TRÒ CHƠI: "QUA CẦU TIẾP SỨC" I. MỤC TIÊU: - Thực hiện được động tác di chuyển tung và bắt bóng, - Thực hiện được nhảy dây kiểu chân trước, chân sau. - Thực hiện được động tác bật cao. - Trò chơi"Qua cầu tiếp sức". Biết cách chơi và tham gia chơi được. II. SÂN TẬP, DỤNG CỤ: - Sân tập sạch sẽ, an toàn. - GV chuẩn bi còi, bóng, mỗi em 1dây nhảy. III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC: I.Chuẩn bị: - GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu bài học. - Cả lớp chạy chậm trên địa hình tự nhiên quanh sân tập. - Xoay các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối. - Chơi trò chơi"Lăn bóng". II.Cơ bản: - Ôn di chuyển tung và bắt bóng. Các tổ tập theo khu vực đã qui định, dưới sự chỉ huy của tổ trưởng. . Tập di chuyển tung bắt bóng qua lại theo nhóm hai người, không để bóng rơi. *Thi di chuyển tung và bắt bóng theo từng đôi. - Ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau. Các tổ tật theo khu vực đã qui định.Phương pháp tổ chức tập luyện như bài trước. - Tập bật cao. Các tổ tập luyện theo khu vực đã qui định.Phương pháp tổ chức tập luyện như bài 43. - Làm quen trò chơi"Qua cầu tiếp sức". GV nêu tên trò chơi, phổ biến cách chơi và qui định chơi cho HS. Chia lớp thành các đội chơi đều nhau rồi cho chơi thử 1 lần trước khi chơi chính thức. III.Kết thúc: - Chạy chậm, thả lỏng hít thở sâu tích cực. - GV cùng HS hệ thống bài, nhận xét và đánh giá kết quả bài học. - Về nhà ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau. ĐIỀU CHỈNH ...................................................................................................................................................................................................................................................................................... ---------------------------------------------- Luyện Toán: Đơn Vị Đo Thể Tích (tiết 1) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Củng cố cho học sinh các kiến thức đã học về đổi các số đo thể tích. 2. Kĩ năng: Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng. 3. Thái độ: Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận. * Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm tự chọn 1 trong 3 bài tập; học sinh khá làm tự chọn 2 trong 3 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập. 2. Học sinh: Đồ dung học tập. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Hoạt động Khởi động: - GV cho HS hát một bài hát. - GV giới thiệu nội dung ôn tập. 2. Hoạt động Thực hành: Bài 1. a) Điền dấu > , < hoặc = vào chỗ nhiều chấm. 3 m3 142 dm3 .... 3,142 m3 8 m3 2789cm3 .... 802789cm3 b) Điền số thích hợp vào chỗ . a) 21 m3 5dm3 = .......... m3 b) 2,87 m3 = ... m3 ..... dm3 c) 17,3m3 = dm3 ... cm3 d) 82345 cm3 = ..dm3 cm3 Bài 2. Điền số thích hợp vào chỗ chấm: a) 1 dm3 = ....cm3 23dm3 = ...cm3 6,5 dm3 = ....cm3 8 dm3 = ...cm3 6000 m3 = ....dm3 7500cm3 = ....dm3 315 cm3 = ....dm3 497 cm3 = ....dm3 23 cm3 = ....dm3 b) 1 m3 = ...dm3 = ....cm3 1,2 m3 = ...dm3 = ....cm3 1,07 m3 = ...dm3 = ....cm3 1,008 m3 = ...dm3 = ....cm3 876549cm3 = ..... dm3....cm3 6478cm3 = ....dm3....cm3 Bài 3. Một ống thuốc có 5cm3 dung dịch thuốc. Hỏi một lít dung dịch như vậy đóng được bao nhiêu ống thuốc như thế? Biết 1 lít bằng 1dm3 ĐIỀU CHỈNH ......................................................................................................................................................................................................................................................................................... ------------------------------------------------------------------------------------ Thứ sáu ngày 22 tháng 2 năm 2019 Buổi sáng: THỂ DỤC NHẢY DÂY, BẬT CAO - TRÒ CHƠI"QUA CẦU TIẾP SỨC" I. MỤC TIÊU: - Thực hiện được động tác di chuyển tung và bắt bóng, - Thực hiện được nhảy dây kiểu chân trước, chân sau. - Thực hiện được động tác bật cao. - Trò chơi"Qua cầu tiếp sức". Biết cách chơi và tham gia chơi được. II. SÂN TẬP, DỤNG CỤ: - Sân tập sạch sẽ, an toàn. - GV chuẩn bi còi, bóng, mỗi em 1dây nhảy. III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC: I.Mở đầu: - GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu bài học. - Cả lớp chạy chậm trên địa hình tự nhiên quanh sân tập. - Xoay các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối. - Chơi trò chơi"Lăn bóng". II.Cơ bản: - Ôn di chuyển tung và bắt bóng. Các tổ tập theo khu vực đã qui định, dưới sự chỉ huy của tổ trưởng. . Tập di chuyển tung bắt bóng qua lại theo nhóm hai người, không để bóng rơi. *Thi di chuyển tung và bắt bóng theo từng đôi. - Ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiao an Tuan 23 Lop 5_12529219.docx