I. MỤC TIÊU:
- HS thấy được tầm quan trong của việc tham gia các hoạt động xã hội.
- Giúp HS tự tin, chủ động tham gia các hoạt động của trường lớp; gắn kết bạn bè, nâng cao kĩ năng sống.
- Giaos dục học sinh có ý thức tham gia vào các hoạt động xã hội.
II. CHUẨN BỊ : Sách GD Kĩ năng sống- lớp 5. NXB Giáo dục VN
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
39 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 615 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế bài dạy tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần học 13, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t quả thực hành của các nhóm , cá nhân .
4. Củng cố Dặn dò :
- Đánh giá , nhận xét .
- Nhận xét tiết học .
- Nhắc HS chuẩn bị tốt giờ học sau, quan sát , hướng dẫn thêm.
- HS lắng nghe.
- Thực hành nội dung tự chọn .
- Báo cáo kết quả .
- 1 HS đọc to gợi ý.
- Nhận xét bài thực hành của bạn.
- HS nghe
- HS thực hiện.
Tiết 4: khoa học
ĐÁ VÔI
I. MỤC TIÊU:
- Kể tên 1 số vùng núi đá vôi, hang động của chúng và ích lợi của đá vôi.
- Làm thí nghiệm để phát hiện ra tính chất của đá vôi.
- Giáo dục học sinh yêu thích tím hiểu khoa học.
II. CHUẨN BỊ : Đá vôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
2. KT Bài cũ: Nhôm.
- Giáo viên tổng kết.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài mới: Đá vôi.
Hoạt động 1: Làm việc với các thông tin và tranh ảnh sưu tầm được.
* Bước 1: Làm việc theo nhóm.
* Bước 2: Làm việc cả lớp.
Kết luận: Nước ta có nhiều vùng núi đá vôi với những hang động nổi tiếng: Hương Tích (Hà Tây), Phong Nha (Quảng Bình)
- Dùng vào việc: Lát đường, xây nhà, sản xuất xi măng, tạc tượng
Hoạt động 2: Làm việc với mẫu vật.
* Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- GV yêu cầu nhóm trưởng làm việc điều khiển các bạn quan sát theo hướng dẫn ở mục thực hành SGK trang 49.
Kết luận
- Trên hòn đá vôi có sủi bọt và có khí bay lên
- Trên hòn đá cuội không có phản ứng giấm hoặc a-xít bị loãng đi.
- Đá vôi có tác dụng vơi giấm hoặc a-xít loãng tạo thành chất khác và khí các bo
- Đá cuội không có phản ứng với a-xít.
* Bước 2:
- GV nhận xét, uốn nắn nếu phần mô tả thí nghiệm hoặc giải thích chưa chính xác.
Kết luận: Đá vôi không cứng lắm, gặp a-xít thì sủi bọt.
- GDHS có ý thức bảo vệ khoáng sản.
4. Củng cố – Dặn dò : Nội dung bài học.
- HS trả lời nội dung bài trước.
- HS nghe
- Các nhóm viết tên hoặc dán tranh ảnh những vùng núi đá vôi cùng hang động của chúng, ích lợi của đá vôi.
- Các nhóm cử người trình bày.
- HS nghe
- Thí nghiệm
Mô tả hiện tượng
1. Cọ sát hòn đá vôi vào hòn đá cuội
2. Nhỏ vài giọt giấm hoặc a-xít loãng lên hòn đá vôi và hòn đá cuội
- - Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- HS nghe
- Học sinh nghe
- Học sinh nêu.
Tiết 5: Mĩ thuật (đ/c Làn)
Tiết 6: Âm nhạc (đ/c Thảo)
Tiết 7: Thể dục (đ/c Huyền)
Thứ tư ngày 5 tháng 12 năm 2018
Tiết 1: Toán
CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU:
- Biết thực hiên phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên, biết vận dụng trong thực hành tính.( BT: 1, 2. )
II. CHUẨN BỊ : Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. KT Bài cũ:
- Học sinh sửa bài nhà.
- Giáo viên nhận xét.
2. Bài mới:
2. 1 Giới thiệu bài mới:
Chia 1 số thập phân cho 1 số tự nhiên.
2.2 GV hướng dẫn HS thực hiện phép chia 1 số thập phân cho 1 số tự nhiên.
Ví dụ 1: SGK
- Yêu cầu HS thực hiện.
8, 4 : 4
- Học sinh tự làm việc cá nhân.
- Giáo viên yêu cầu HS nêu cách thực hiện.
- Giáo viên nhận xét hướng dẫn học sinh rút ra quy tắc chia.
b) GV nêu ví dụ 2.
- GV treo bảng quy tắc – giải thích cho
- HS hiểu các bước và nhấn mạnh việc đánh dấu phẩy.
- GV yêu cầu HS nhắc lại.
2.3 Luyện tập
Bài 1
Nêu yêu cầu đề bài.
Giáo viên yêu cầu HS làm bài.
Giáo viên nhận xét.
Bài 2
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại quy tắc tìm thừa số chưa biết ?
- GVnhận xét.
3.Củng cố –dặn dò: Nhận xét tiết học .
- Học sinh sửa bài.
- Lớp nghe.
- HSđọc.
- Cả lớp đọc thầm, Phân tích, tóm tắt.
- HS làm bài.
8, 4 m = 84 dm
84 4
04 21 ( dm )
0
21 dm = 2,1 m
8, 4 4
0 4 2, 1 ( m)
0
- HS giải thích, lập luận việc đặt dấu phẩy ở thương.
-- HS nêu miệng quy tắc.
- HS giải.
72,58 19
15 5 3,82
0 38
0
- HS nêu yêu cầu
- 4HS làm bài.
- Lớp nhận xét.
- Học sinh đọc đề – Cả lớp đọc thầm.
- HS làm vào vở.
- Lần lượt học sinh nêu lại “Tìm thừa số chưa biết”.
- HS nghe.
Tiết 2: Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. MỤC TIÊU:
- Kể được việc làm tốt hoặc hành động dũng cảm bảo vệ môi trường của bản thân hoặc những người xung quanh.
II. CHUẨN BỊ : Tiêu chí đánh giá.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định.
2. KT Bài cũ:
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới:
3.1 Giới thiệu bài mới: “Kể câu chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
3.2 Hướng dẫn học sinh tìm đúng đề tài cho câu chuyện của mình.
- GV hướng dẫn HS hiểu yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu HS xác định dạng bài kể chuyện.
- Yêu cầu học sinh đọc đề và phân tích.
- Yêu cầu HS tìm ra câu chuyện của mình.
3.3 Hướng dẫn học sinh xây dụng cốt truyện, dàn ý.
- Chốt lại dàn ý.
3.4 Thực hành kể chuyện.
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường xung quanh.
- Nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố – Dặn dò:
- Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
- Chuẩn bị: “Quan sát tranh kể chuyện”.
- Học sinh kể lại những mẫu chuyện về bảo vệ môi trường.
- Học sinh lần lượt đọc từng đề bài.
- HS đọc lần lượt gợi ý 1 và gợi ý 2.
- Có thể HS kể những câu chuyện làm phá hoại môi trường.
- Học sinh tự chuẩn bị dàn ý.
+ Giới thiệu câu chuyện.
+ Diễn biến chính của câu chuyện.
- (tả cảnh nơi diễn ra theo câu chuyện)
- Kể từng hành động của nhân vật trong cảnh – em có những hành động ntn trong việc bảo vệ môi trường.
+ Kết luận:
- Trình bày dàn ý câu chuyện .
- Thực hành kể dựa vào dàn ý.
- HS kể lại mẩu chuyện theo nhóm .
- Đại diện nhóm tham gia thi kể.
- Cả lớp nhận xét.
- Học sinh chọn.
- HS thực hiện.
Tiết 3,4: Tiếng Anh (đ/c Hạnh)
Thứ năm ngày 6 tháng 12 năm 2018
Tiết 1: Thể dục (đ/c Huyền)
Tiết 2: Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Biết chia số thập phân cho số tự nhiên.( BT: 1, 3. )
II. CHUẨN BỊ : Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. KT Bài cũ:
- Giáo viên nhận xét.
2. Bài mới:
2. 1Giới thiệu bài mới:
2.2 Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1
- Yêu cầu học sinh nhắc lại quy tắc chia.
- GV nhận xét.
Bài 2
- GV lưu ý HS phép chia có dư
- Hướng dẫn HS cách thử :
- Thương x Số chia + Số dư = SBC
Bài 3
• Lưu ý : Khi chia mà còn số dư, ta có thể viết thêm số 0 vào bên phải số dư rồi tiếp tục chia .
- GV nhận xét.
3. Củng cố-dặn dò.
- Học sinh nhắc lại chia số thập phân.
- 1 em làm bảng sửa bài tập
- Lớp nghe
- HSnhắc lại
- Học sinh làm bài.
- Học sinh sửa bài.
- Cả lớp nhận xét.
- HS đọc đề – Cả lớp đọc thầm.
- 2 HS làm bài trên bảng
- Cả lớp nhận xét.
- HS lên bảng, lớp làm vở
Bài giải
Một bao gạo cân nặng là:
243,2 : 8 = 30,4 (kg)
12 bao cân nặng là:
30,4 x 12 = 364,8(kg)
Đáp số :364,8 kg.
- HS lắng nghe.
Tiết 3: Tập đọc
TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN
I. MỤC TIÊU:
- Biết đọc với giọng thông báo rõ ràng, rành mạch phù hợp với nội dung văn bản khoa học.
- Hiểu nội dung: nguyên nhân rừng ngập mặn bị tàn phá, thành tích khôi phụ rừng ngập mặn, tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi..
II. CHUẨN BỊ : Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
2. Bài cũ:
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài:
2.2 Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
- 1 HS đọc bài
- Bài văn có thể chia làm mấy đoạn?
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp từng đoạn.
- Phát hiện cách phát âm sai : l,n
- HS đọc nối tiếp lần 2
- Luyện đọc theo cặp
- Giáo viên đọc mẫu.
* Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài.
- Đọc đoạn 1? Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn?
* Ý 1: Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá.
- Đọc đoạn 2: ? Vì sao các tỉnh ven biển có phong trào trồng rừng ngập mặn?
- Những tỉnh nào có phong trào trồng rừng ngập mặn tốt? Ở một số địa phương đã làm tốt công tác gì?
* Ý 3: Công tác khắc phục trồng r ngập mặn.
- Đọc đoạn 3: Nêu tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi?
* Ý 3: Tác dụng của rừng ngập mặn
- Liên hệ: Thấy được tác dụng của rừng ngặp mặn, biết BV rừng.
- HS nêu nội dung:
* Hướng dẫn học sinh diễn cảm.
- Giáo viên đọc diễn cảm đoạn văn.
- Yêu cầu HS lần lượt đọc diễn cảm
- Giáo viên nhận xét.
4. Củng cố – Dặn dò: Nhận xét tiết học.
- HS lần lượt đọc cả bài văn Người gác rừng tí hon. HS trả lời.
- HS nghe.
- 3 đoạn:
- Đọc nối tiếp từng đoạn
- HS đọc lại từ. Đọc từ trong câu, trong đoạn.
- Cho học sinh đọc chú giải SGK.
- Học sinh đọc bài.
- Học sinh theo dõi.
.
- Nguyên nhân: chiến tranh, quai đê lấn biển, làm đầm nuôi tôm.
- Hậu quả: lá chắn bảo vệ đê biển không còn, đê điều bị xói lở, bị vỡ khi có gió bão.
- Vì làm tốt công tác thông tin tuyên truyền.
- HS trả lời
- Bảo vệ vững chắc đê biển, tăng thu nhập cho người.
- Sản lượng thu hoạch hải sản tăng nhiều.
- HS nêu nội dung.
- HS theo dõi.
- Lần lượt học sinh đọc.
- Thi đọc diễn cảm.
- HS lắng nghe.
Tiết 4: Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Tả ngoại hình)
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được những chi tiết tả ngoại hình nhân vật và quan hệ của chúng với tính cách nhân vật trong bài văn, đoạn văn(BT1).
- Biết lập dàn ý một bài văn tả người thường gặp (BT2).
II. CHUẨN BỊ : Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
2. Bài cũ:
- HS đọc kết quả quan sát về ngoại hình của người thân trong gia đình.
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới:
3.1 Giới thiệu bài mới:
3.2 Hướng dẫn HS.
Bài 1: Yêu cầu HS nêu lại cấu tạo của bài văn tả người (Chọn 1 trong 2 bài).
a/ Bài “Bà tôi”
- Giáo viên chốt lại:
+ Mái tóc: đen dày kì lạ, người nâng mớ tóc – ướm trên tay – đưa khó khăn chiếc lược – xỏa xuống ngực, đầu gối.
+ Giọng nói trầm bổng – ngân nga – tâm hồn khắc sâu vào trí nhớ – rực rỡ, đầy nhựa sống.
+ Đôi mắt: đen sẫm - nở ra - long lanh – dịu hiền – khó tả – ánh lên tia sáng ấm áp, tươi vui không bao giờ tắt.
+ Khuôn mặt: hình như vẫn tươi trẻ, dịu hiền – yêu đời, lạc quan.
b/ Bài “Chú bé vùng biển”
- Cần chọn những chi tiết tiêu biểu của nhân vật (sống trong hoàn cảnh nào – lứa tuổi – những chi tiết miêu tả cần quan hệ chặt chẽ với nhau) ngoại hình ® nội tâm)
Bài 2:
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV yêu cầu HS lập dàn ý chi tiết với những em đã quan sát.
- GV nghe và chốt lại
4. Củng cố – Dặn dò:
- Giáo viên nhận xét.
- 2 em đọc
- HS nghe .
- HS đọc y/c bài 1. Cả lớp đọc thầm.
- HS nêu cấu tạo của bài văn tả người.
- HS đọc yêu cầu 1.
- HS trao đổi theo cặp, trình bày bài.
- Tả ngoại hình.
- Mái tóc của bà qua con mắt nhìn của tác giả – 3 câu – Câu 1: Mở đoạn: Giới thiệu bà ngồi chải đầu – Câu 2: tả mái tóc của bà: đen, dày, dài, chải khó – Câu 3: tả độ dày của mái tóc qua tay nâng mớ tóc lên ướm trên tay – đưa chiếc lược khó khăn.
- Học sinh nghe.
- Học sinh đọc yêu cầu 2.
- Học sinh lần lượt trả lời từng câu hỏi.
- Gồm 7 câu – Câu 1: giới thiệu về Thắng – Câu 2: tả chiều cao của – Câu 3: tả nước da – Câu 4: tả thân hình rắn chắc (cổ, vai, ngực, bụng, hai cánh tay, cặp đùi) – Câu 5: tả cặp mắt to và sáng – Câu 6: tả cái miệng tươi cười – Câu 7: tả cái trán dô bướng.
- HS đọc to bài tập 2. Cả lớp đọc thầm.
- Cả lớp xem lại kết quả quan sát.
- Học sinh lập dàn ý theo yêu cầu
a) Mở bài: Giới thiệu nhân vật định tả.
b) Thân bài:
+ Tả khuôn mặt: mái tóc – cặp mắt.
+ Tả thân hình: vai – ngực – bụng – cánh tay – làn da.
+ Tả giọng nói, tiếng cười.
• Vừa tả ngoại hình, vừa bộc lộ tính cách của nhân vật.
c) Kết luận: tình cảm của em ....
- Học sinh trình bày.
- Bình chọn bạn diễn đạt hay.
- HS nghe.
Tiết 5: Địa lý
CÔNG NGHIỆP (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được tình hình phân bố của một số ngành công nghiệp:
+ Công nghiệp phân bố khắp đất nước nhưng tập trung nhiều ở đồng bằng và ven biển.
+ Công nghiệp khai thác khoáng sản phân bố ở nhửng nơi có mỏ, các ngành công nghiệp khác phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng ven biển.
+ Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất là ở Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh
- Sử dụng bản đồ, lược để bước đầu nhận xét phân bố của công nghiệp.
- Chỉ một số trung tâm công nghiệp lớn trên bản đồ Hà Nội. Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng..
II. CHUẨN BỊ : Bản đồ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
2. Bài cũ: “Công nghiệp “
- GV nhận xét
3. Giới thiệu bài mới:
a. Phân bố các ngành công nghiệp
Hoạt động 1: (làm việc cá nhân)
* Bước 1:
* Bước 2 :
Kết luận : Công nghiệp phân bố tập trung chủ yếu ở đồng bằng, vùng ven biển. Phân bố các ngành : khai thác khoáng sản và điện
Hoạt động 2: (làm việc cá nhân)
* Bước 1 :
- GV nhận xét
A –Ngành CN
B- Phân bố
1Điện(nhiệt điện )
2. Điện(thủy điện)
3.Khai thác khoáng sản
4. Cơ khí, dệt may, thực phẩm
2. Các trung tâm công nghiệp lớn của nước ta
Hoạt động 3: (làm việc theo cặp)
• * Bước 1 :
* Bước 2 :
4. Củng cố – Dặn dò:
- Học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học.
- Học sinh trả lời câu hỏi.
- HS nghe
- HS trả lời câu hỏi ở mục 3 SGK
- HS trình bày kết quả thảo luận
- HS nghe
- HS dựa vào SGK và H 3, sắp xếp các ý ở cột A với cột B
- HS nghe
- HS làm các BT mục 4 SGK
- HS trình bày kết quả và chỉ trên bảnđồ các trung tâm công nghệp lớn ở nước ta.
- HS trả lời
- HS lắng nghe
Tiết 6: Giáo dục tập thể
THỰC HÀNH KĨ NĂNG SỐNG
THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG LỚP
I. MỤC TIÊU:
- HS thấy được tầm quan trong của việc tham gia các hoạt động xã hội.
- Giúp HS tự tin, chủ động tham gia các hoạt động của trường lớp; gắn kết bạn bè, nâng cao kĩ năng sống.
- Giaos dục học sinh có ý thức tham gia vào các hoạt động xã hội.
II. CHUẨN BỊ : Sách GD Kĩ năng sống- lớp 5. NXB Giáo dục VN
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. Dạy bài mới :
a. Giới thiệu bài :
- Chủ đề: Chăm học, chăm làm, tích cực. tham gia các hoạt động xã hội.
- Bài học: Tham gia các hoạt động xã hội.
b. Nội dung
Hoạt động 1: Chuẩn bị tâm thế
Câu chuyện: Lớp 5A
Hoạt động 2: Trải nghiệm.
Bài tập 1: Thảo luận nhóm.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu thảo luận nhóm 4.
- Trình bày ý kiến.
- GV chốt nội dung.
Bài tập 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu làm bài cá nhân.
- Trình bày ý kiến.
- GV chốt nội dung bài tập 2.
Bài tập 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Hướng dẫn HS viết bài vào SGK.
- Trình bày ý kiến.
Hoạt động 3: Bài học
- Yêu cầu HS quan sát SGK, đọc chú thích của từng phần.
1. Bí quyết giúp em tham gia tốt các hoạt động tập thể
2. Những điều cần tránh.
GVKL: Nội dung bài học tr 30
Hoạt động 4: Đánh giá, nhận xét.
- GV hướng dẫn HS tô mầu vào phần 1: Em tự đánh giá.
- Gv thu bài ghi nhận xét.
3. Củng cố- dặn dò: Nêu bài học.
- Hát
- Đọc đầu bài – ghi bảng.
- 1HS đọc câu chuyện.
- Lớp đọc thầm.
- HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét.
- HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- HS làm bài.
- Đại diện vài HS trả lời .
- HS đọc yêu cầu bài tập3.
- HS làm bài vào vở.
- HS nêu ý kiến.
- Quan sát và đọc.
- Vài HS nhắc lại.
- HS tô màu.
- 2 HS nhắc lại.
Tiết 7: Tiếng Việt (ôn)
Luyện viết: CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ
I. MỤC TIÊU:
- Nghe – viết đúng, trình bày đúng đoan một bài “Chuyện một khu vườn nhỏ”
- Làm bài tập để củng cố dạng điền vào chỗ trống âm s hay x
II. CHUẨN BỊ : Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn HS nghe - viết (HS đại trà)
- GV đọc bài viết lần 1.
- GV cho HS viết một số từ khó hay viết sai
- GV đọc bài viết lần 2
- GV đọc cho HS viết bài
- GV đọc lại toàn bài, HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi.
d. Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài 1
Điền vào chỗ trông x hay s để hoàn chỉnh đoạn thơ.
- HS làm bài theo nhóm bàn.
- Đại diện nhóm nêu cách làm của nhóm mìmh.
- GV cùng cả lớp chữa bài.
* Bài 2: (HS năng khiếu): Điền vào chỗ trống tiếng thích hợp có vần at, ươc, uc, ut để hoàn chỉnh các câu tục ngữ
- HS làm bài cá nhân
- GV gọi HS lên bảng làm
- GV nhận xét chữa bài
4. Củng cố:
- Gv cùng HS hệ thống lại bài.
- Tuyên dương những em học tốt.
5. Dặn dò: Về nhà chuẩn bị bài sau.
- HS hát.
- Lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- Lá dày, leo trèo, quấn, nở.
- HS lắng nghe.
- HS nghe viết.
Mặt trời theo về thành phố
Tiếng suối nhoà dần theo cây
Con đường sao mà rộng thế
Sông sâu chẳng lội được qua
Người, xe đi như gió thổi
Ngước lên mới thấy mái nhà
Nhà cao sừng sững như núi
Những ô cửa sổ gió reo.
Mềm như lạt, mát như nước.
Rút dây động rừng.
Sông có khúc, người có lúc
Thứ sáu ngày 7 tháng 12 năm 2018
Tiết 1: Toán
CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO 10, 100, 1000.
I. MỤC TIÊU:
- Biết chia một số thập phân cho 10,100,1000, vận dụng giải bài toán có lời văn. ( BT: 1, 2ab, 3 ).
II. CHUẨN BỊ : Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
2. KT Bài cũ: Luyện tập.
3. Bài mới:
3.1 Giới thiệu bài mới:
3.2 Hướng dẫn học sinh hiểu và nắm được quy tắc chia một số thập phân cho 10, 100, 1000.
Ví dụ 1:
213,8 : 10 = ?
- Giáo viên chốt lại: STP: 10 ® chuyển dấu phẩy sang bên trái một chữ số.
Ví dụ 2:
89,13 : 100
Chốt ý: STP: 100 ® chuyển dấu phẩy sang bên trái hai chữ số.
- Giáo viên chốt lại ghi nhớ.
Bài 1:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2:
- Nhận xét, chữa bài.
- GV cho HS nhắc lại quy tắc nhân nhẩm 0,1 ; 0,01 ; 0,001.
Bài 3:
- Giáo viên chốt lại.
4. Củng cố – Dặn dò: Nhận xét tiết học.
- HS nghe
- Đặt tính:
42,31 10
02 3 4,231
031
010
0
- HS nghe
- Học sinh làm bài.
- Học sinh sửa bài – Cả lớp nhận xét.
- HS nghe
- Học sinh nêu ghi nhớ.
- Học sinh đọc đề.
- Học sinh làm bài.
a. 43,2:10 = 4,32; 0,65 : 10 = 0,065;
- Học sinh lần lượt đọc đề.
- Học sinh làm bài.
12,9 : 10 = 1,29 và 12,9 x 0,1 = 1,29
12,9 : 10 = 12,9 x 0,1
- Học sinh nêu
- HS đọc đề bài
Số gạo đã lấy ra là
537,25 : 10 = 53,725 (tấn)
Số gạo còn lại trong kho là
537,25 – 53,725 = 483,525 (tấn)
- HS nghe
Tiết 2: Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP QUAN HỆ TỪ
I. MỤC TIÊU:
- Nhận biết được các cặp quan hệ từ theo yêu cầu của BT1.
- Biết sử dụng cặp quan hệ từ phù hợp ( BT2) bước đầu nhận biết được tác dụng của quan hệ từ qua việc so sánh hai đoạn văn BT3.
II. CHUẨN BỊ : Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
2. KT Bài cũ:
- Cho HS tìm quan hệ từ trong câu: Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa.
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới:
3.1 Giới thiệu bài mới:
Bài 1:
- Giáo viên chốt lại – ghi bảng.
Bài 2:
- Giáo viên giải thích yêu cầu bài 2.
- Chuyển 2 câu trong bài tập 1 thành 1 câu và dùng cặp từ cho đúng.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 3:
+ Đoạn văn nào nhiều quan hệ từ hơn?
+ Những từ đó đóng vai trò gì trong câu?
+ Đoạn văn nào hay hơn? Vì sao ?
- GV chốt lại: Cần dùng quan hệ từ đúng lúc, đúng chỗ, ý văn rõ ràng.
4. Củng cố – Dặn dò: Nhận xét tiết học.
- Học sinh nêu.
- HS nghe.
- HS đọc yêu cầu bài 1. Lớp đọc thầm.
- Học sinh làm bài.: Nhờ mà
Không những mà còn
- HS đọc yêu cầu bài 2. Lớp đọc thầm.
- Học sinh làm bài.
a) Vì mấy năm qua nên ở
b) chẳng những ở hầu hết mà còn lan ra
c) chẵng những ở hầu hết mà rừng ngập mặn còn
- HS đọc yêu cầu bài 3. Lớp đọc thầm.
- Tổ chức nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm lần lượt trình bày.
- HS lắng nghe
Tiết 3: Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Tả ngoại hình)
I. MỤC TIÊU:
- Viết được một đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gặp dựa vào dàn ý và kết quả quan sát đã có.
II. CHUẨN BỊ : Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra cả lớp việc lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp .
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài mới:
* Bài 1:
- GV nhận xét – Có thể sửa sai cho HS khi dùng từ hoặc ý chưa phù hợp.
+ Mái tóc màu sắc như thế nào? Độ dày, chiều dài.
+ Đôi mắt, màu sắc, đường nét = cái nhìn.
+ Khuôn mặt.
• Giáo viên nhận xét.
* Bài 2:
- Gv gợi ý:
- Người em định tả là ai?
- Em tả hoạt động gì của người đó?
- Hoạt động đó diễn ra như thế nào?
- Nêu cảm tưởng của em khi quan sát hoạt động đó?
4. Củng cố, Dặn dò: Nhận xét tiết học.
- 1 em nêu.
- HS nghe.
- HS nhắc lại đầu bài.
- HS đọc bài. Cả lớp đọc thầm.
- Đọc dàn ý đã chuẩn bị
- Đọc phần thân bài.
- Đen mượt mà, chải dài như dòng suối – thơm mùi hoa bưởi.
- Đen lay láy (vẫn còn sáng, tinh tường) nét hiền dịu, trìu mến thương yêu.
- Phúng phính, hiền hậu, điềm đạm.
- Học sinh suy nghĩ, viết đoạn văn (chọn 1 đoạn của thân bài).
- Viết câu chủ đề – Suy nghĩ, viết theo nội dung câu chủ đề.
- Lần lượt đọc đoạn văn.
- HS nghe
- Học sinh đọc yêu cầu bài.
- Học sinh làm bài.
- Diễn đạt bằng lời văn.
- Bình chọn đoạn văn hay.
- HS nghe.
Tiết 4: Tiếng Việt
ÔN TẬP: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
I. MỤC TIÊU:
- Kiểm tra việc nắm kiến thức về cấu tạo văn tả người
- Rèn kĩ năng lập dàn ý chi tiết văn tả người
- HS tích cực chủ động học tập
II. CHUẨN BỊ : Vở luyện tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. KT bài cũ:
- Nêu lại cấu tạo bài văn tả người ?
2. Bài luyện
a. Giớí thiệu bài:
b. HD tìm ý tả người bạn thân nhất của em.
- Đọc đề bài.
- Nêu yêu cầu của bài.
- Nội dung cần làm gì ?
- 2, 3 HS nêu lại yêu cầu của bài.
c. Tập nói theo dàn ý.
- Cho học sinh trả lời câu hỏi vào vở
- Nhắc HS tìm từ ngữ chọn lọc để miêu tả không sử dụng từ tràn lan.
- Đọc lại nội dung câu hỏi trong phần dàn ý cho sẵn .
- Tổ chức trao đổi thảo luận nhóm 4.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV hướng dẫn cho học sinh tự hoàn thiện bài theo trao đổi vào vở , giáo viên theo dõi giúp đỡ HS.
- Tập nói theo dàn ý vừa thảo luận
- GV sửa chung
3. Củng cố - Dặn dò: Dặn về xem lại , tập viết cho hay hơn
- Cấu tạo văn tả người gồm 3 phần MB, TB và KB (2, 3 học sinh nêu lại cho rõ ràng hơn )
- Học sinh đọc và suy nghĩ trả lời
- Tả người bạn thân nhất của em.
- Gồm tả ngoại hình, hoạt động.
- HS tìm từ ngữ miêu tả : Dáng người, khuôn mặt , mái tóc, làn da .... đúng với đặc điểm lứa tuổi
- 2, 3 học sinh đọc bài , lớp theo dõi
- Trao đổi thảo luận nhóm tìm ra các ý cơ bản nhất , nổi bật nhất về người bạn thân nhất của mình.
- 2, 3 nhóm đại diện trình bày , các nhóm khác nhận xét bổ sung .
- HS tự trao đổi luyện nói trong nhóm của mình , các bạn trong nhóm sửa bổ sung , giúp bạn mình trình bày lưu loát , rõ ràng .
- HS viết bài vào vở, nộp bài cho GV.
- Về nhà tự viết lại cho hay hơn.
Tiết 5: Giáo dục tập thể
TIẾT ĐỌC THƯ VIỆN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Giúp các em biết chọn và đọc những câu chuyện theo chủ đề: Lịch sử VN.
- Giúp các em mở rộng vốn từ vựng về một chủ đề cụ thể: Lịch sử Việt Nam
2. Kĩ năng:
- Chọn nội đung sách theo chủ đề.
- Tập cho các em có thói quen đọc có ghi chép bằng cách yêu cầu các em đọc và ghi lại nội dung câu chuyện.
3. Thái độ: Có thói quen và thích đọc sách.
II. CHUẨN BỊ : Giáo viên & cán bộ thư viện chuẩn bị:
- Xếp bàn cho học sinh.
- Danh mục sách chủ đề : Lịch sử Việt Nam.
Học sinh : Sổ tay đọc sách.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Trước khi đọc:
- Nhắc nội quy thư viện.
- Giới thiệu bài : Đọc sách truyện Lịch sử Việt Nam.
2. Trong khi đọc:
- Đọc truyện về chủ đề: Lịch sử Việt Nam.
Mục tiêu: Đọc tốt câu chuyện hiểu ý nghĩa câu chuyện.
- Giới thiệu danh mục sách thuộc chủ đề .
- Yêu cầu các em chọn sách phù hợp chủ đề giới thiệu trước lớp về:
+ Tên câu chuyện + Tác giả
+ Nhà xuất bản
- Hướng dẫn đọc sách (đọc cá nhân)
- Ghi sổ đọc sách
+Tên câu chuyện . Nhân vật chính là ai ?
+ Nội dung câu chuyện?.....
- Hướng dẫn nhận xét.
3. Sauk hi đọc:
Tổng kết- Liên hệ: Kể những những việc em có thể làm để tỏ lòng thành kính. Biết ơn cha ông xưa.
- Liên hệ thực tế trong cuộc sống
- 2 HS nêu nội quy thư viện.
- HS lắng nghe..
- Cả lớp nghe.
- Tiến hành chọn sách
- Giới thiệu sách trước lớp
- Tiến hành đọc câu chuyện
- Ghi vào sổ tay đọc sách.
- Trao đổi trước lớp – Lớp nhận xét
- Các em nêu lại những việc em có thể làm.( ở nhà, ở trường, nơi công cộng..vv.
Tiết 6,7: Tin học (đ/c Thủy)
Tiết 6: Âm nhạc
ÔN TẬP BÀI: ƯỚC MƠ - TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 4
I. MỤC TIÊU:
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Biết hát kết hợp vận động.
Ghi chú: Biết đọc bài tập đọc nhạc số 4.
II. CHUẨN BỊ : Thanh phách. Tranh minh hoạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
1. Khởi động.
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Ôn tập bài: Cò lả.
- Gv cho HS nghe giai điệu một đoạn trong bài hát, HS đoán tên bài.
- Gv bắt nhịp cho HS hát theo trình tự:
+ Hát cả bài.
+ Hát kết hợp vỗ tay.
+ Hát kết hợp vận động.
- Cho hs trình bày bài hát theo hình thức: Tổ. Nhóm. Cá nhân.
- Nhận xét, sửa sai.
- Gv bắt nhịp cho hs hát kết hợp vận động.
* Hoạt động 2: Tập đọc nhạc: TĐN số 4 - Nhớ ơn Bác.
- Gv treo bảng phụ bài TĐN số 4 lên bảng.
TĐN số 4. Nhớ ơn Bác.
- GV cho HS nghe giai điệu giọng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an Tuan 13 Lop 51819_12514856.doc