A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Vận dụng quy tắc tính diện tích hình thang, hình tam giác vào làm bài tập.
- Giải bài toán hợp liên quan đến tính diện tích hình tam giác và hình thang.
* N1: Bài 1; N2: Bài 2, bài 3; N3: Bài 3, Bài 1.
B. Đồ dùng dạy - học:
*GV: Máy chiếu, đèn chiếu.
*HS: Vở viết, sách Em tự ôn luyện Toán 5 - tập 2.
C. Hoạt động dạy - học:
31 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 672 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế bài dạy tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần học 19, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghép.
Buổi chiều Đạo đức
Tiết 19: Em yêu quê hương (Tiết 1)
I. Mục tiêu
- Biết làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương.
- Yêu mến tự, hào về quê hương mình, mong muốn được góp phần xây dựng quê hương.
- Giáo dục HS có ý thức học tập để xây dựng quê hương.
II. Tài liệu và phương tiện:
* GV: Phiếu bài tập.
* HS: SGK, vở viết, giấy A4 và bút màu.
III. Tiến trình:
*Khởi động :
- HS nghe bài hát “Quê hương”
- HS nghe và trả lời câu hỏi.
- Bài hát nói về điều gì?
+ HS trả lời.
- Kết luận : Bài hát nói về tình yêu quê hương
A. Hoạt động cơ bản:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện Cây đa làng em.
a) Mục tiêu: HS biết được 1 biểu hiện cụ thể của tình yêu quê hương.
b) Cách tiến hành:
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi.
- Nhóm trưởng lấy đồ dùng và hướng dẫn các bạn trong nhóm thực hiện theo yêu cầu của phiếu bài tập.
- HS đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi trong
SGK trong nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Quê hương em ở đâu?
+ .............
- Có điều gì khiến em luôn nhớ về quê hương?
+ .............
- Nêu một số biểu hiện tình yêu quê hương?
+ .............
- GV kết luận: Bạn Hà đã góp tiền để chữa cho cây đa khỏi bệnh. Việc làm đó thể hiện tình yêu quê hương.
B. Hoạt động thực hành:
* Hoạt động 2: Thảo luận, xử lí tình huống(BT1-SGK)
- HS thảo luận dưới sự điều kiển của nhóm trưởng.
a) Mục tiêu: HS nêu được một số việc làm thể hiện tình yêu quê hương.
b) Cách tiến hành:
- GV gắn bảng nội dung bài tập 1.
- HS đọc yêu cầu
- Hoạt động nhóm
- Thảo luận nhóm
- Mời đại diện nhóm trả lời.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
a, b, c, d, e – là thể hiện tình yêu quê hương.
Gv nhận xét chung- rút ra ghi nhớ.
- HS đọc ghi nhớ
* Hoạt động 3: Liên hệ thực tế.
a) Mục tiêu: HS kể được những việc các em đã làm để thể hiện tình yêu quê hương của mình.
b) Cách tiến hành:
- YC HS trao đổi nhau theo gợi ý.
- HS thảo luận nhóm đôi dưới sự điều kiển của nhóm trưởng.
- 1 số HS trình bày trước lớp, các em khác có thể nêu câu hỏi về vấn đề mình quan tâm.
+ Quê bạn ở đâu? Bạn biết những gì về quê hương mình?
+ .............
+ Bạn đã làm được những việc gì để thể hiện tình yêu quê hương?
+ .............
- GV KL khen một số HS đã biết thể hiện tình yêu quê hương bằng những việc làm cụ thể.
* Hoạt động ứng dụng:
- Vẽ tranh, viết bài; sưu tầm bài hát nói lên việc làm mà em mong muốn thực hiện cho quê hương.
- GV nhận xét tiết học.
* Chuẩn bị bài học sau: Em yêu quê hương (Tiết 2).
Lịch sử
Tiết 19: Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ
A. Mục tiêu:
- Kể lại một số sự kiện về chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Trình bày sơ lược ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ: là mốc son chói lọi, góp phần kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
- Biết tinh thần chiến đấu anh dũng của bộ đội ta trong chiến dịch: tiêu biểu là anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai.
B. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Máy chiếu.
- HS: SGK, vở.
C. Các hoạt động dạy-học:
I.Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- GV nhận xét chung về bài KT của HS.
- HS nghe.
III. Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2. Nội dung bài:
- GV tóm lược tình hình của ta và tình thế của quân Pháp từ sau chiến dịch Biên giới 1950 đến năm 1953
- HS nghe.
+ Quân Pháp: Rơi vào thế bị động, lúng túng tìm cách chống đỡ.
+ Quân ta: Ta chủ động mở nhiều chiến dịch lớn trên toàn quốc.
- GV đưa ra bản đồ VN, yêu cầu HS lên bảng chỉ vị trí của Điện Biên Phủ.
- 1-2 em lên chỉ.
- GV và HS nhận xét, kết hợp giảng: Điện Biên Phủ trước đây thuộc tỉnh Lai Châu nay thuộc thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên nằm ở vùng núi Tây Bắc miền Bắc Việt Nam, giáp với các tỉnh Lai Châu, Sơn La của Việt Nam, Phongsali của Lào và Vân Nam của Trung Quốc.
- HS nghe.
a) Nguyên nhân dẫn đến chiến dịch Điện Biên Phủ:
* Âm mưu của thực dân Pháp:
- GV nêu 1 số thông tin về tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ:
+ Điện Biên Phủ là một vị trí trọng yếu, án ngữ cả một vùng Tây Bắc Việt Nam và Thượng Lào.
+ Được sự giúp đỡ của Mĩ về đô-la, vũ khí, chuyên gia quân sự, ngày 3.12.1953 Tướng Navare quyết định xây dựng Điện Biên Phủ
thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông
Dương gồm 49 cứ điểm, 16 200 quân lính
12 tiểu đoàn, 7 đại đội bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội tăng M24, 1 đại đội vận tải, có cả sân bay với một phi đội 12 máy bay thường trực. Để bảo vệ phía Tây Bắc - Thượng Lào và phá vỡ cuộc tiến công Đông Xuân của ta.
+ Pháp huênh hoang cho rằng Điện Biên Phủ là “pháo đài khổng lồ không thể công phá”.
- Yêu cầu HS đọc SGK và tìm hiểu 2 khái niệm tập đoàn cứ điểm, pháo đài.
+ Tập đoàn cứ điểm: là nhiều cứ điểm....
+ Pháo đài: công trình quân sự ...
+ Theo em, vì sao Pháp lại xây dựng Điện Biên Phủ thành pháo đài kiên cố, vững chắc nhất Đông Dương?
+ Thực dân Pháp xây dựng Điện Biên Phủ thành pháo đài kiên cố, vững chắc nhất Đông Dương với âm mưu thu hút và tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta.
* Chuẩn bị cho chiến dịch của quân dân ta:
- 1HS đọc phần chữ nhỏ (Trang 37). Lớp đọc thầm.
+ Vì sao ta quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ?
+ Muốn kết thúc kháng chiến quân và dân ta bắt buộc phải tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
+ Tại buổi họp, Trung ương Đảng và Bác Hồ đã nêu ra quyết tâm gì?
+ Trung ương Đảng và Bác Hồ đã họp, nêu quyết tâm giành thắng lợi cho chiến dịch ĐBP
+ Quân và dân ta đã chuẩn bị cho chiến dịch như thế nào?
+ Ta chuẩn bị cho chiến dịch với tinh thần cao nhất
- GV cho HS quan sát 1 số ảnh tư liệu về sự chuẩn bị của quân và dân ta trong chiến dịch ĐBP.
- HS quan sát.
+ Quan sát hình ảnh đoàn xe thồ phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ, em có nhận xét gì?
+ HS nêu theo ý hiểu.
* KL: TDP xây dựng Điện Biên Phủ thành pháo đài kiên cố, vững chắc nhất Đông Dương với âm mưu thu hút và tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta. Tuy nhiên âm mưu đó ...
- HS nghe.
b) Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ:
- 3HS đọc tiếp nối đoạn “Ngày 13-3-1954 ... như vũ bão” (Trang 38,39). Lớp đọc thầm.
- GV giúp HS hiểu từ: lỗ châu mai.
- Cho HS quan sát lược đồ, thảo luận nhóm 3: Ta mở chiến dịch Điện Biên Phủ gồm mấy đợt tấn công? Kể lại một số nét chính của các đợt tấn công đó?
- HS thảo luận nhóm 3, kể lại một số nét chính ba đợt tấn công của quân ta.
- Đại diện nhóm lên kể, kết hợp chỉ trên lược đồ. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Diễn biến:
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ ta mở 3 đợt tấn công.
+ Ngày 13 - 3 - 1954, quân ta nổ súng mở màn chiến dịch ĐBP.
+ Ngày 30 - 3 - 1954, ta tấn công đợt 2.
+ Ngày 1 - 5 - 1954, ta tấn công đợt 3.
* GV KL, khen những nhóm nhớ và nêu đúng các sự kiện...
- HS nghe.
c) Kết quả và ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ:
- 1HS đọc đoạn “17giờ 30 phút ... xâm lược” (Trang 39). Lớp đọc thầm.
- GV giúp HS hiểu: cờ “Quyết chiến quyết thắng”.
- Cho HS thảo luận nhóm 4 các câu hỏi:
- Mời đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- HS thảo luận nhóm 4.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ Nêu kết quả của chiến dịch ĐBP?
+ Tướng Đờ Cát-xtơ-ri và Bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị bắt sống.
+ Vì sao ta giành được thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ?
+ Vì có đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng; quân và dân ta có tinh thần chiến đấu bất khuất, kiên cường; ta có sự chuẩn bị tốt cho chiến dịch; ta được sự ủng hộ của bạn bè quốc tế.
+ Thắng lợi của chiến dịch ĐBP có ý nghĩa như thế nào với lịch sử dân tộc ta?
+ Là mốc son chói lọi, góp phần kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
- GV cho HS quan sát ảnh tư liệu (Hình 4).
- HS quan sát.
* KL: Chiến thắng LS ĐBP đã kết thúc oanh liệt cuộc tiến công đông-xuân 1953-1954 của ta, đập tan “pháo đài khổng lồ không thể công phá” của giặc Pháp, buộc chúng phải kí Hiệp định Giơ-ne-vơ, rút quân về nước, kết thúc 9 năm kháng chiến chống Pháp trường kì gian khổ.
- HS nghe.
- 2HS đọc nội dung bài học.
- Nêu những sự kiện, nhân vật tiêu biểu trong chiến dịch ĐBP?
- Tinh thần chiến đấu anh dũng của bộ đội ta trong chiến dịch: tiêu biểu là anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai.
+ Hành động của anh Phan Đình Giót thể hiện điều gì?
+ HS nêu...
- GV cho HS quan sát ảnh tư liệu về 1 số nhân vật tiêu biểu trong chiến dịch ĐBP
- HS quan sát.
3. Củng cố - dặn dò:
+ Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ có thể ví với những chiến thắng nào trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta mà em đã học ở lớp 4?
+ Chiến thắng Bạch Đằng,
- GV nhận xét giờ học.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau: Ôn tập ...
Giáo dục ngoài giờ lên lớp
Chủ đề: Ngày Tết quê em
Vẽ tranh chủ đề “Ngày Tết quê em”
I. Mục tiêu :
- Thông qua hoạt động vẽ tranh, HS hiểu được phong tục và tập quán của ngày Tết ở quê hương mình.
- Giáo dục HS yêu phong tục, tập quán của quê hương mình.
II. Quy mô, địa điểm, thời lượng, thời điểm hoạt động:
- Quy mô: Tổ chức theo lớp.
- Địa điểm: Tại phòng học lớp 5A2.
- Thời lượng: 35 phút.
- Thời điểm: Tuần 19, tháng 1 (tiết GDNGLL).
III. Tài liệu và phương tiện:
- Giấy vẽ, bút chì, bút màu.
IV. Các bước tiến hành:
1. Giới thiệu mục đích, ý nghĩa của việc vẽ tranh theo chủ đề: Ngày Tết quê em.
2. GV nêu các ND, yêu cầu và cách thức tiến hành hoạt động.
3. HS thực hiện hoạt động:
Hoạt động 1: Ý nghĩa của ngày Tết ở quê em.
* Mục tiêu: HS biết được ý nghĩa của ngày Tết ở quê hương mình.
* Cách tiến hành:
- Cho HS hoạt động theo nhóm 4, trả lời một số câu hỏi:
- HS hoạt động theo nhóm 4.
+ Em hãy nêu những cảm nghĩ của em về ngày Tết ở địa phương mình?
+ ...
+ Em biết gì về Tết Nguyên Đán?
+ ...
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
*Kết luận: Tết Nguyên Đán không chỉ thể hiện sự giao cảm giữa trời đất và con người với thần linh trong quan niệm của người phương Đông. Mà thiêng liêng hơn cả đó chính là ngày đoàn viên của mọi gia đình. Mỗi khi Tết đến, dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu đều mong được trở về sum họp dưới mái ấm gia đình trong 3 ngày Tết, được khấn vái trước bàn thờ tổ tiên, thăm lại ngôi nhà thờ, mồ mả tổ tiên, giếng nước, mảnh sân nhà, được sống lại với những kỷ niệm đầy ắp yêu thương của tuổi thơ yêu dấu. “Về quê ăn Tết”, đó không phải là một khái niệm thông thường đi hay về, mà là một cuộc hành hương về với cội nguồn, nơi chôn rau cắt rốn.
Hoạt động 2: Vẽ tranh.
Mục tiêu: Học sinh vẽ được bức tranh theo chủ đề.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ tranh về chủ đề ngày Tết quê em. Nội dung tranh vẽ có thể là cảnh gia đình đang sum họp đón Tết, có thể là cảnh chợ ngày Tết.tranh vẽ nên có lời chú thích ở dưới.
- HS chú ý nghe.
- Lưu ý học sinh là các em nên trang trí tranh vẽ của mình bằng các màu sắc khác nhau hoặc những dòng chữ thể hiện tình cảm của mình về bức tranh.
- Cho HS suy nghĩ, tìm nội dung vẽ.
- HS chọn cho mình một nội dung để vẽ theo chủ đề bài học.
- GV hỏi HS về ý tưởng tranh vẽ của các em.
- Một số em trình bày về ý tưởng tranh vẽ của mình.
- HS thực hành vẽ tranh.
- GV tổ chức cho HS giới thiệu tranh vẽ của mình.
* Kết luận: GV khen ngợi các em vẽ tranh đẹp, đúng chủ đề. Chủ yếu khuyến khích, động viên HS.
* Đánh giá hoạt động:
- GV đánh giá kết quả sau hoạt động.
- HS bày tỏ nhu cầu, mong muốn về những hoạt động tiếp theo.
V. Kết thúc hoạt động:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị giờ sau: Tạo sản phẩm thủ công bằng các chất liệu đơn giản.
VI. Tư liệu tham khảo:
- Mẫu các bài vẽ của học sinh những năm trước (nếu có).
Ngày soạn: 6/ 1/ 2019
Ngày giảng: Thứ tư 9/ 01/ 2019
Buổi sáng Tập đọc
Tiết 38: Người công dân số Một (Tiếp theo)
A. Mục tiêu:
- Biết đọc đúng một văn bản kịch, phân biệt được lời các nhân vật, lời tác giả.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Qua việc Nguyễn Tất Thành quyết tâm đi tìm đường cứu nước, cứu dân, tác giả ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành.
B. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Máy chiếu.
- HS: SGK, vở viết.
C. Các hoạt động dạy - học:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
+ Mời HSNK phân vai đọc trích đoạn kịch “Người công dân số Một”.
- GV và HS nhận xét.
- 3 HS đọc.
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. HD luyện đọc:
- 1 HS đọc toàn bài.
- Bài chia mấy đoạn?
- 2 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến Lại còn say sóng nữa
+ Đoạn 2: Phần còn lại.
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
- HS đọc nối tiếp đoạn.
- Cho HS đọc đoạn trong nhóm.
- Luyện đọc nhóm 2.
- Mời 1nhóm đọc bài.
- 1nhóm đọc bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- HS nghe.
3. HD tìm hiểu bài:
- HS đọc thầm đoạn 1 và TLCH:
+ Theo em, anh Thành và anh Lê là người như thế nào?
+ Anh Lê và anh Thành đều là những thanh niên yêu nước.
+ Anh Lê, anh Thành đều là những thanh niên yêu nước, nhưng giữa họ có gì khác nhau?
+ Anh Lê: Tâm lí tự ti, cam chịu
+ Anh Thành: Không cam chịu ngược lại rất tin tưởng
*Rút ý 1:
*Cuộc trò chuyện giữa anh Thành và anh Lê.
+ Quyết tâm của anh Thành đi tìm đường cứu nước được thể hiện qua những lời nói, cử chỉ nào?
+ Để giành lại non sông cứu dân mình. Làm thân nô lệ đi ngay có được không anh?
+ “Người công dân số Một” trong đoạn kịch là ai?
+ “Người công dân số Một” trong đoạn kịch là Nguyễn Tất Thành.
*Rút ý 2:
*Anh Thành nói chuyện với anh Mai và anh Lê về chuyến đi của mình.
Nêu ý nghĩa bài?
* Bài văn ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành.
4. Luyện đọc diễn cảm:
- Mời HS đọc đoạn kịch theo cách đọc phân vai.
- 4 HS đọc đoạn kịch theo cách phân vai. HS theo dõi, nx giọng đọc.
- HD luyện đọc đoạn 2.
+ GV đọc mẫu đoạn 2.
+ HD HS đọc theo nhóm đôi.
- HS nghe.
- HS đọc trong nhóm đôi.
+ GV HDHSNK đọc phân vai, nhắc HS đọc thể hiện được tính cách của từng nhân vật.
+ Y/c HS luyện đọc theo nhóm 4.
+ Mời 1 số nhóm HS thi đọc diễn cảm.
- GV cùng HS nhận xét, bình chọn bạn đọc hay.
- HS nghe.
- Đọc trong nhóm 4 (phân vai).
- 1-2 nhóm thi đọc diễn cảm trước lớp.
5. Củng cố - dặn dò:
+ Nhắc lại ý nghĩa bài?
- Nhận xét giờ học.
- HD ch.bị bài sau: Thái sư Trần Thủ Độ.
- HS phát biểu.
Toán
Tiết 93: Luyện tập chung
A. Mục tiêu:
- Tính diện tích hình tam giác vuông, hình thang.
- Giải toán liên quan đến diện tích và tỉ số phần trăm.
* Làm bài 1; bài 2, bài 3a.
B. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ vẽ sẵn hình (Bài 2-Trang 95), đèn chiếu.
- HS: SGK, vở viết.
C. Các hoạt động dạy - học:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS nêu quy tắc và công thức tính diện
- 2- 3 HS nêu và viết công thức tính diện
tích hình thang.
tích hình thang.
- GV và HS nhận xét.
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. HDHS luyện tập:
* Bài 1 (Trang 95):
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
+ Nêu quy tắc tính DT hình tam giác?
- 1 số HS nhắc lại.
- Y/c HS làm bài vào bảng con, kết hợp làm trên bảng lớp.
- HS làm bài vào bảng con, 2 HS làm trên bảng lớp.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài giải
a) DT hình tam giác đó là:
3 x 4 : 2 = 6 (cm2)
b) DT hình tam giác đó là:
2,5 x 1,6 : 2 = 2(m2)
c) DT hình tam giác đó là:
x : 2 = (dm2)
* Bài 2 (Trang 95):
- 1 HS đọc y/c, cả lớp theo dõi.
- Gắn bảng phụ vẽ sẵn hình.
- HS quan sát.
- HD HS nêu các bước giải bài toán.
- Tính DT hình thang ABED, tính DT hình tam giác BCE
+ - Nêu cách tính DT h.thang, DT hình t.giác.
- HS nêu.
- Y/c HS làm vào vở. 1 HS làm bảng phụ.
Bài giải
- Thu 1 số bài, nhận xét, chữa bài.
DT hình thang ABED là:
(1,6 + 2,5) x 1,2 : 2 = 2,46 (dm2)
DT hình tam giác BEC là:
1,3 x 1,2 : 2 = 0,78 (dm2)
DT hình thang ABED lớn hơn DT hình tam giác BEC là:
2,46 - 0,78 = 1,68 (dm2)
Đáp số: 1,68dm2.
* Bài 3a (Trang 95):
- 1 HS đọc y/c, cả lớp theo dõi.
- GVHDHS giải bài toán theo các bước:
- HS làm vào nháp. Sau đó chữa bài, chốt
+ Tính DT mảnh vườn hình thang.
kết quả đúng.
+ Tính DT để trồng cây đu đủ (áp dụng dạng 2-Toán TSPT).
Bài giải
Diện tích mảnh vườn hình thang là:
+ Tính số cây đu đủ trồng được.
(50 + 70) x 40 : 2 = 2 400 (m2)
a) Diện tích để trồng cây đu đủ là:
2 400 : 100 x 30 = 720 (m2)
Số cây đu đủ trồng được là:
720 : 1,5 = 480 (cây)
Đáp số: 480 cây
3. Củng cố - dặn dò:
+ Nêu quy tắc tính DT hình thang, DT hình tam giác?
- 2 HS nhắc lại.
- Nhận xét giờ học.
- HD chuẩn bị bài sau: Hình tròn. Đường tròn.
Tập làm văn
Tiết 37: Luyện tập tả người (Dựng đoạn mở bài)
A. Mục tiêu:
- Nhận biết được hai kiểu mở bài (trực tiếp và gián tiếp) trong bài văn tả người (BT1).
- Viết được đoạn mở bài theo kiểu trực tiếp cho 2 trong 4 đề ở BT2.
B. Đồ dùng dạy học:
- GV: Máy chiếu.
- HS: SGK, vở viết.
C. Các hoạt động dạy - học:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét bài kiểm tra định kì cuối HKI (phần TLV)
- HS nghe nhận xét.
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. HDHS luyện tập:
* Bài 1(T.12): Gọi HS đọc đề bài, gợi ý.
- 2 HS đọc tiếp nối, cả lớp đọc thầm.
- Có mấy kiểu mở bài? Đó là những kiểu mở
- Có hai kiểu mở bài:
bài nào?
+ Mở bài trực tiếp: Giới thiệu ngay đối
tượng được tả.
+ Mở bài gián tiếp: Nói chuyện khác để dẫn
vào chuyện.
- Cho HS đọc thầm 2 đoạn văn, suy nghĩ, nối
tiếp nhau phát biểu.
- Đọc và trả lời.
- GV và HS nhận xét, kết luận.
- Lời giải:
a) Kiểu mở bài trực tiếp: giới thiệu ngay
người bà trong gia đình.
b) Kiểu mở bài gián tiếp: giới thiệu hoàn
cảnh, sau đó mới giới thiệu bác nông dân
đang cày ruộng.
*Bài 2(Trang 12): Gọi HS đọc y/c bài.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Chú ý nghe.
- Cho HS viết đoạn văn vào vở. 2 HS làm vào
bảng nhóm.
- HS viết đoạn văn vào vở.
- Gọi HS đọc nối tiếp bài làm.
- HS đọc.
- Cả lớp và GV nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò:
- Y/c HS nhắc lại 2 kiểu mở bài.
- 2 HS nêu.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn chuẩn bị bài sau: Luyện tập tả người (Dựng đoạn kết bài).
Buổi chiều: Khoa học
Tiết 38: Sự biến đổi hóa học
A. Mục tiêu:
- Nêu được một số ví dụ về sự biến đổi hóa học xảy ra do tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của ánh sáng.
B. Đồ dùng dạy học:
- GV: Máy chiếu.
- HS: Dụng cụ để làm TN1 (Trang 78), vở viết.
C. Các hoạt động dạy - học:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là dung dịch? Cho ví dụ.
- 1 số HS nêu...
- GV và HS nhận xét.
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Nội dung bài:
a) Thế nào là sự biến đổi hóa học:
- GV cho HS thảo luận và làm thí nghiệm theo nhóm 4.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm thí nghiệm và thảo luận các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm theo yêu cầu ở trang 78 SGK sau đó ghi vào phiếu học tập.
- Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Kết quả:
Thí nghiệm
Mô tả thí nghiệm
Giải thích hiện tượng
TN1: Đốt một tờ giấy
Tờ giấy bị cháy thành than
Tờ giấy đã bị biến đổi thành một chất khác, không còn giữ được tính chất ban đầu.
TN2: Chưng đường trên ngọn lửa
- Đường từ màu trắng chuyển sang vàng rồi nâu thẫm, có vị đắng. Nếu tiếp tục đun nữa, nó sẽ cháy thành than.
- Trong quá trình chưng đường có
Dưới tác dụng của nhiệt, đường đã không giữ được tính chất của nó nữa, nó đã biến đổi thành một chất khác.
khói khét bốc lên.
+ Hiện tượng chất này biến đổi thành chất khác như hai thí nghiệm trên gọi là gì?
+ Được gọi là sự biến đổi hoá học.
+ Sự biến đổi hoá học là gì?
+ Là sự biến đổi từ chất này thành chất khác.
* GVKL: ...
- 2HS đọc mục Bạn cần biết - Trang 78.
b) Phân biệt sự biến đổi hóa học và sự biến đổi lí học
- GV cho HS thảo luận theo nhóm 5 các câu hỏi: + Trường hợp nào có sự biến đổi hoá học? Tại sao bạn kết luận như vậy?
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trang 79 SGK và thảo luận các câu hỏi sau đó ghi vào phiếu học tập.
+ Trường hợp nào có sự biến đổi lí học? Tại sao bạn kết luận như vậy?
- Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Kết quả:
Hình
Nội dung từng hình
Biến đổi
Giải thích
Hình 2
Cho vôi sống vào nước
Hóa học
Vôi sống khi thả vào nước đã không còn giữ được tính chất của nó nữa, nó đã bị biến thành vôi tôi dẻo quánh, kèm theo sự tỏa nhiệt.
Hình 3
Xé giấy thành những mảnh vụn
Lí học
Giấy bị xé vụn nhưng vẫn giữ nguyên tính chất của nó, không bị biến đổi thành chất khác.
Hình 4
Xi măng trộn cát
Lí học
Xi măng trộn cát tạo thành hỗn hợp xi măng cát, tính chất của cát và tính chất của xi măng vẫn giữ nguyên không đổi.
Hình 5
Xi măng trộn cát và nước
Hóa học
Xi măng trộn cát và nước sẽ tạo thành một hợp chất mới được gọi là vữa xi măng. Tính chất của vữa xi măng hoàn toàn khác với tính chất của 3 chất tạo thành nó là cát, xi măng và nước.
Hình 6
Đinh mới để lâu ngày thành đinh gỉ
Hóa học
Dưới tác dụng của hơi nước trong không khí, chiếc đinh bị gỉ. Tính chất của đinh gỉ khác hẳn tính chất của đinh mới.
Hình 7
Thủy tinh ở thể lỏng sau khi được thổi thành các chai, lọ, để nguội trở thành thủy tinh ở thể rắn
Lí học
Dù ở thể rắn hay thể lỏng, tính chất của thủy tinh vẫn không thay đổi.
* GVKL: Hiện tượng chất này bị biến đổi
thành chất khác được gọi là sự biến đối hóa
học. Các chất đã biến đổi có tính chất hoàn
toàn khác tính chất của mỗi chất tạo thành nó.
Còn nếu các chất trộn lẫn với nhau hay biến đổi
sang dạng khác, thể khác mà vẫn giữ nguyên
được tính chất của nó được gọi là sự biến đổi lí
học.
4. Củng cố - dặn dò.
- GV nhận xét giờ học.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau: Sự biến đổi hóa học.
Giáo dục ngoài giờ lên lớp
Chủ đề: Ngày Tết quê em
Tạo sản phẩm thủ công bằng các chất liệu đơn giản
I. Mục tiêu:
- HS biết tạo hình sản phẩm thủ công bằng chất liệu đơn giản từ bìa cứng, giấy và tận dụng các nguyên liệu đã qua sử dụng, tái chế, .... để làm lọ hoa cho ngày Tết.
- Giáo dục cho HS biết yêu cái đẹp, biết tự mình tạo nên vẻ đẹp của sản phẩm, tự hào về sản phẩm do chính tay mình làm ra.
II. Quy mô, địa điểm, thời lượng, thời điểm hoạt động:
- Quy mô: Tổ chức theo lớp.
- Địa điểm: Tại phòng học lớp 5A2.
- Thời lượng: 35 phút.
- Thời điểm: Tuần 19, tháng 1 (tiết GDNG).
III. Tài liệu và phương tiện:
- Một số sản phẩm như: lọ hoa bằng giấy, 1 số bông hoa bằng giấy màu (hoặc giấy xốp).
- Các tranh ảnh về một số loài hoa.
- Giấy màu, kéo, keo dán để làm hoa.
IV. Các bước tiến hành:
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm một số sản phẩm thủ công.
* Mục tiêu: Giúp HS phát triển trí tưởng tượng sáng tạo, tập cho các em biết quan sát, nhận xét, phân tích, tổng hợp, giúp các em có nhận thức về cái đẹp và biết sáng tạo ra cái đẹp.
* Cách tiến hành:
1. Giới thiệu một số sản phẩm thủ công:
- GV cho HS quan sát các sản phẩm thủ công.
- HS quan sát và trả lời 1 số câu hỏi.
+ Những lọ hoa này được làm bằng chất liệu gì? Chất liệu đó dễ tìm hay khó tìm? Cách làm các sản phẩm này có dễ thực hiện hay không?
- HS tiếp nối trả lời.
2. Hướng dẫn làm lọ hoa.
- GV HDHS làm một số sản phẩm như: lọ hoa bằng giấy, bông hoa bằng giấy,
- HS quan sát.
Hoạt động 2: Thực hành tạo sản phẩm.
Mục tiêu: HS biết tạo hình sản phẩm thủ công bằng chất liệu đơn giản để làm lọ hoa phục vụ cho ngày Tết.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS, nhận xét.
- GV định hướng cho HS chọn sản phẩm để thực hiện phù hợp với vật liệu mà mình chuẩn bị.
VD:
+ Giấy màu (làm lọ hoa, bông hoa, ...)
+ Giấy bìa (làm hộp đựng quà, lọ hoa, ...)
Bước 2: Thực hành
- HS thực hành làm sản phẩm.
- Bước 3: Hoàn thành sản phẩm.
- HS hoàn thiện và trưng bày sản phẩm theo tổ của mình.
- Bước 4: Nhận xét đánh giá.
- Cả lớp quan sát, bình chọn và đánh giá các sản phẩm.
- GV khen ngợi những sản phẩm đẹp.
* KL: Những sản phẩm tự làm bằng các chất liệu đơn giản, vật liệu dễ kiếm, cách thực hiện dễ dàng mà lại tạo ra được các sản phẩm đẹp mắt, ý nghĩa thiết thực, góp phần làm cho không gian của ngôi nhà ngày Tết đẹp hơn, náo nức hơn.
* Đánh giá: - GV đánh giá kết quả sau hoạt động.
- HS bày tỏ nhu cầu, mong muốn về những hoạt động tiếp theo.
Ngày soạn: 7/ 1/ 2019
Ngày giảng: Thứ năm 10/ 01/ 2019
Buổi sáng Toán
Tiết 94: Hình tròn. Đường tròn
A. Mục tiêu:
- Nhận biết được hình tròn, đường tròn và các yếu tố của hình tròn.
- Biết sử dụng com pa để vẽ hình tròn.
* Làm bài 1; bài 2.
B. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Com pa, bộ đồ dùng dạy - học Toán, máy chiếu.
- HS: Bảng con, vở,...
C. Các hoạt động dạy - học:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- HS nêu công thức tính diện tích hình tam giác, hình thang.
- 2 HS nêu.
- GV và HS nhận xét.
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Giới thiệu về hình tròn, đường tròn:
- Gắn 1 hình tròn lên bảng, dùng thước chỉ vào hình tròn & nói: “Đây là hình tròn”.
- Dùng com pa vẽ lên bảng 1 hình tròn: “Đầu chì của com pa vạch ra 1 đường tròn”.
- HS theo dõi.
- HS theo dõi.
+ Yêu cầu HS dùng com pa vẽ trên giấy một hình tròn.
- GV giới thiệu cách tạo dựng một bán kính hình tròn. Chẳng hạn: Lấy một điểm A trên đường tròn nối tâm O với điểm A, đoạn thẳng OA là bán kính của hình tròn.
+ Cho HS tự tạo dựng các bán kính khác.
- Các bán kính của một hình tròn như thế nào với nhau?
+ HS vẽ hình tròn.
+ HS vẽ bán kính.
- Trong một hình tròn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an Tuan 19 Lop 5_12515743.doc