PPCT: 56
BẢN TIN
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được các yêu cầu cơ bản của việc viết bản tin; tích hợp với các kiến thức về văn và vốn sống trực tiếp, gián tiếp.
2.Về kĩ năng: biết cách viết bản tin đơn giản, phù hợp với nhà trường
3. Về thái độ: Ý thức rèn luyện, học tập.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên
1.1 Phương pháp:
- Đọc sáng tạo.
- Trao đổi, thảo luận kết hợp với gợi tìm gợi mở.
- thảo luận nhóm
1.2 Phương tiện dạy học: sgk, thiết kế giáo án
2. HS: Đọc, soạn bài
C HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
222 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 578 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế bài giảng Ngữ Văn 11 cả năm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
eo)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Giúp học sinh luyện tập những kiến thức về ngôn ngữ báo chí và phong cách ngôn ngữ báo chí.
2.Về kĩ năng: viết mẫu tin, viết bài phóng sự báo chí.
3. Về thái độ: ngiêm túc
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên
1.1 Phương pháp: phát vấn, quy nạp, khái quát các đặc trưng của PCNNBC
1.2 Phương tiện dạy học: sgk, thiết kế giáo án
2. HS: Đọc, soạn bài
C HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày quan niệm nghệ thuật của Nam Cao? Lấy một ví dụ để chứng minh?
3. Bài mới
Hoạt động 1:
- Mục tiêu:Tìm hiểu các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của ngôn ngữ báo chí .
- Phương pháp:Phát vấn – giảng giải
Hoạt động của thầy và trò
Yêu cầu cần đạt
-Gv:Gọi HS đọc SGK.
-Hs:đọc SGK
-Gv:Ngôn ngữ báo chí có những phương tiện diễn đạt nào?
-Hs :Trả lời
-Gv:Từ vựng trong ngôn ngữ báo chí được thể hiện như thế nào?
-Hs :Trả lời
-Gv :Chốt ý
-Gv:Ngữ pháp trong ngôn ngữ báo chí được sử dụng như thế nào?
-Hs :Trả lời
-Gv : Chốt lại ý
-Gv:Ngôn ngữ báo chí sử dụng những biện pháp tu từ nào?
-Hs:Trả lời
-Gv: Chốt ý
-Gv:Ngoài ba phương tiện ngôn ngữ trên, khi sử dụng ngôn ngữ báo chí ta cần lưu ý vấn đề gì?
-Hs:Trả lời
-Gv: chốt ý
Gv : Nêu các đặc trưng của ngôn ngữ báo chí? Nêu đặc điểm, tác dụng của các đặc trưng đó?
-Hs :Trả lời
- Gv :Chốt lại ý
I. Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của ngôn ngữ báo chí:
1. Các phương tiện diễn đạt:
a. Từ vựng: Hết sức phong phú, ở mỗi phạm vi phản ánh, mỗi thể loại báo chí đều có lớp từ dành riêng.
b. Ngữ pháp: Câu văn trong ngôn ngữ báo chí thường ngắn gọn, rõ ràng, sáng sủa, đảm bảo thông tin chính xác.
c. Biện pháp tu từ: - Sử dụng từ ngữ thể hiện sự so sánh, liên tưởng, ẩn dụ, hoán dụ, đảo ngữ. Kết hợp câu ngắn dài xen kẽ.
- Dạng nói: Phát âm chuẩn.
- Dạng viết: Cỡ chữ, kiểu chữ, màu sắc, hình ảnh phong phú.
2. Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí:
a. Tính thông tin thời sự: Chính xác về thời gian, địa điểm, nhân vật, sự kiện.
b. Tính ngắn gọn: Lời văn ngắn, lượng thông tin cao.
c. Tính sinh động hấp dẫn: Nhằm kích thích sự tò mò hiểu biết của người đọc.
Hoạt động 2:
- Mục tiêu: Thực hành làm bài tập
- Phương pháp: Thực hành
Hoạt động của thầy và trò
Yêu cầu cần đạt
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.
Văn bản này thể hiện những đặc trưng nào của ngôn ngữ báo chí?
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
GV hướng dẫn cho HS viết.
HS ngồi viết bài làm của mình.
II.LUYỆN TẬP:
Bài tập 1:
Chỉ một bản tin ngắn An Giang đón nhận danh hiệu di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia Ô Tà Sóc cũng thể hiện được đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí.
Tính thời sự: thời gian, địa điểm, ý kiến (những vấn đề cần thông tin). Mỗi chi tiết đều đảm bảo tính chính xác, cập nhật.
Tính ngắn gọn: mỗi câu là một thông tin cần thiết.
Bài tập 2: HS viết bài phóng sự ngắn mang tính thời sự (hs tự chọn đề tài)
4. Củng cố: Phân biệt phong cách ngôn ngữ báo chí với các phong cách ngôn ngữ khác
5. Dặn dò: Chuẩn bị: Chí Phèo (Nam Cao): đọc, tóm tắt; phân tích nhân vật Bá Kiến và hình ảnh làng Vũ Đại. Nắm được các bi kịch lớn trong cuộc đời của CP.
D.Rút kinh nghiệm:
PPCT: 53+54
Ngày soạn: 27/10/2016
CHÍ PHÈO
( Nam Cao)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Giúp học sinh :
- Hiểu và phân tích được các nhân vật trong truyện: Bá Kiến, Chí Phèo..qua đó hiểu được gia trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm.
- Nghệ thuật của kiệt tác: xây dựng nhân vật điển hình, miêu tả tâm lí, cách kể chuyện, ngôn ngữ, giọng điệu.
2.Về kĩ năng:đọc- hiểu văn bản văn học.
3. Về thái độ: đồng cảm với thân phận con người.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên
1.1 Phương pháp: phát vấn- giảng bình.
1.2 Phương tiện dạy học: sgk, thiết kế giáo án
2. HS: Đọc, soạn bài
C HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động 1(Tiết 1)
- Mục tiêu: Tìm hiểu về Chí Phèo trước khi đi ở tù và sau khi ở tù
- Phương pháp: Phát vấn – giảng giải
Hoạt động của thầy và trò
Yêu cầu cần đạt
-GV hướng dẫn HS tìm hiểu phần tiếp theo.
-Hs: Đọc phần tiếp theo
-GV: Trước khi đi tù Chí Phèo là người như thế nào? ( xuất thân, công việc, nhân phẩm qua thái độ bóp chân cho bà Ba).
-Hs :Trả lời
-GV :Nhận xét, nhấn mạnh và chốt lại ý chính.
-Gv:Khi ở tù về Chí có thay đổi gì về ngoại hình, tâm hồn và nhân tính? Qua đó, nhà văn Nam Cao muốn nói điều gì?
-Hs :Trả lời
-Gv :Nhấn mạnh và chốt ý
-Gv:- Phân tích tiếng chửi của Chí? Tiếng chửi đó thể hiện được điều gì ở con người Chí?
-Hs :Trả lời
-Gv:Chốt ý
-Gv:Khi trở thành một kẻ lưu manh, tha hóa mất hết nhân tính Chí Phèo đã có những hành động gì? Mấy lần đến nhà Bá Kiến và muc đích cụ thể?
- Hs :Trả lời
- Gv:Chốt ý
-Gv:Qua hành động của Chí Phèo, em có nhận xét gì về con người này?
-Hs:Trả lời
-Gv :Chốt lại ý
II.ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc – hiểu khái quát
2. Đọc – hiểu chi tiết
a. Hình tượng nhân vật Chí Phèo
* Chí Phèo trước khi đi tù
- Một người nông dân lương thiện, hiền lành, chất phác:
+ Sinh ra là một đứa trẻ mồ côi bị vứt bỏ ở lò gạch hoang.
+ Chí trở thành vật cho không hết người này sang người khác.
+ Năm 20 tuổi, Chí làm canh điền cho Bá Kiến.
+ Ao ước có một gia đình nhỏ hạnh phúc.
- Khi đấm lưng, bóp chân, xoa bụng cho bà Ba: Run run sợ hãi, uất ức chịu đựng, Chí “chỉ thấy nhục chứ yêu đương gì”
-> Con người luôn ý thức được nhân phẩm, có lòng tự trọng và nhẫn nhịn trong thân phận tôi đòi, đáng thương.
*Chí Phèo sau khi ở tù về
- Nhân hình: đầu trọc lốc, răng cạo trắng hớn, mắt gườm gườm, cái ngực phanh, hai cánh tay đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tương cầm chùy.
-> Chí Phèo như con vật lạ, con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Nhà tù đã tha hóa, cướp đi hình dạng con người của Chí.
- Nhân tính:
+ Triền miên trong cơn say rượu: ăn-ngủ-chửi đều trong cơn say.
+ Sống bất cần, không mơ, không suy nghĩ.
-> Không biết nhục như trước, nhân tính cai lì, tê dại vì tội ác của chế độ nhà tù. Nhà tù phong kiến đã hủy diệt nhân tính Chí Phèo.
+ Tiếng chửi của Chí Phèo: Chửi trời"chửi đời"chửi cả làng Vũ Đại->chửi những người không chửi nhau với mình ->chửi người đã đẻ ra mình.
Khát khao giao tiếp, hòa nhập với cộng động" tuyệt vọng.
Sự vật vả bế tắc của con người bị loài người xua đuổi -> Chí Phèo mất hết nhân tính.
- Hành động:
+ Phá phách cuộc sống yên vui của dân làng
+ Đâm thuê, chém mướn, uống máu ngươi không tanh.
+ Ba lần đến nhà Bá Kiến (xin tiền, xin đi ở tù, giết Bá kiến)
-> Hiện lên chân dung của kẻ bị lưu manh hóa mất hết nhân tính và bị cự tuyệt quyền làm người. Lên án xã hội và đồng cảm với con người.
Hoạt động 2(Tiết 2)
- Mục tiêu: Tìm hiểu về cuộc gặp gỡ Chí Phèo –Thị Nở và hành động giết Bá Kiến
- Phương pháp: Phát vấn – giảng giải
Hoạt động của thầy và trò
Yêu cầu cần đạt
-Gv : Cuộc gặp gỡ diễn ra như thế nào? Ý nghĩa của cuộc gặp gỡ đó đối với cuộc đời Chí?
-Hs:Trả lời
-Gv :Chốt ý
- Gv:Khi gặp Thị, được yêu, được quan tâm thì Chí có sự chuyển biến, đó là gì? Khi tỉnh rượu Chí nhận ra được điều gì? Từ sự thức tỉnh đó Chí nhớ và liên tưởng tới điều gì?
-Hs:Trả lời
-Gv :Chốt ý
-Gv: Phân tích hình ảnh bát cháo hành của Thị Nở? Bát cháo hành có ý nghĩa như thế nào đối với Chí Phèo?
-Hs:Trả lời
-Gv: Chốt ý
-Gv: Qua hình ảnh bát cháo hành tác giả muốn nói lên điều gì?
-Gv giảng thêm- Khi bị thị Nở từ chối, Chí Phèo có những diễn biến tâm lý như thế nào? Tâm trạng ấy dẫn đến kết quả gì? Khi bị Thị Nở từ chối: ngạc nhiên, thích chí. Khi hiểu rõ thì ngẩn người ra, sửng sốt, không nói nên lời. Gọi Thị lại, níu lại.
-Gv: Uống rượu say, xách dao đi trả thù: giết Bá kiến, tự sát.Vì sao Chí Phèo lại giết Bá kiến mà không đòi tiền như mọi khi? Ý nghĩa của hành động này?
-Hs: Trả lời
-Gv :Chốt lại ý
* Cuộc gặp gỡ Chí Phèo- Thị Nở
- Thay đổi trong con người Chí :
+ Thấy bâng khuâng tỉnh hẳn
+ Cảm nhận âm thanh của sự sống vốn quen thuộc(tiếng chim hót, tiếng cười nói của người đi chợ, tiếng gõ mái chèo..)
+ Hồi tưởng ước mơ về cuộc sống gia đình ấm cúng
- Buồn
+ Sợ hãi và lo lắng về tuổi già, bệnh, sự cô đơn
+ Bủn rủn rùng mình khi nghĩ đến rượu
-> Sự thức tỉnh tỉnh linh hồn, đối mặt và nhận ra hoàn cảnh của mình.
- Bát cháo hành của Thị Nở làm Chí ngạc nhiên , xúc động:
+ Mắt ươn ướt: cảm động
+ Tâm trạng ăn năn, vui , buồn ( Có người chăm sóc, nhìn thấy cuộc đời thú vật của mình, hối hận về những gì gây ra)
+ Chí thèm khát hạnh phúc, lương thiện (tin Thị sẽ là người mở đường cho hắn )
=> Bát cháo hành có ý nghĩa thức tỉnh nhân tính Chí Phèo. Vị thơm của cháo là vị thơm của tình người, tình yêu và sự chăm sóc ân cần của Thị Nở đã đánh thức phần người trong sáng đã bị vùi lấp từ lâu của Chí Phèo.
=> Tác giả đã trân trọng tình người đáng quý đằng sau những khuôn mặt quỷ đó, đây chính là giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.
* Hành động giết Bá Kiến
- Nhanh, mạnh , dứt khoát:
+ Nhận rõ kẻ thù giai cấp, kẻ cướp quyền làm người của Chí
+ Khao khát trả thù và vạch trần tội ác của giai cấp thống trị .
- Hành động tự sát :
+ Khao khát mãnh liệt được làm người lương thiện
+ Ý thức sâu sắc về nỗi đau bị xã hội từ chối
+ Không chấp nhận cuộc sống thú vật
-> Hành động tự phát, đấu tranh trong tuyệt vọng và bất lực . Đây là bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của người nông dân lao động nghèo trước cách mạng.
Hoạt động 3
- Mục tiêu: : Tìm hiểu hình tượng nhân vật Bá Kiến
- Phương pháp: Phát vấn – giảng giải
Hoạt động của thầy và trò
Yêu cầu cần đạt
-Gv:Em có nhận xét gì về địa vị xã hội, âm mưu, phương trâm cai trị, bản chất của Bá Kiến?
-Gv: So với nhân vật địa chủ cường hào thường thấy trong các tác phẩm văn chương cũ, em thấy Bá Kiến là người như thế nào?
-Hs :Trả lời
-Gv: chốt ý
-Gv: Qua hình ảnh Bá Kiến, tác giả muốn nói lên điều gì?
- Hs :Trả lời
-Gv: chốt ý
-Gv:Nêu những nét nổi bật của nghệ thuật truyện ngắn Nam Cao thể hiện trong tác phẩm Chí Phèo.
-Hs: Trả lời
-Gv:Chốt ý
b. Hình tượng nhân vật Bá Kiến
- Bản chất gian hùng : giọng quát sang, cười Tào Tháo, lối nói ngọt nhạt (cái nghề làm quan bám thằng có tóc ai bám thằng trọc đầu thứ nhất sợ kẻ anh hùng thứ nhì sợ kẻ cố cùng liều thân, háo sắc ghen tuông thảm hại, đê tiện)
-> Tính toán cáo già của một tên cường hào
- Phương châm : trị không lợi thì dùng, lấy thằng đầu bò trị thằng đầu bò, trong nội bộ thì nhè chỗ hở của nhau để trị.
- Âm mưu: mềm nắn rắn buông, ngấm ngầm đẩy người ta xuống sông rồi lại dắt nó lên để được đền ơn
-> Con người Bá Kiến đầy thủ đoạn xảo quyệt, âm mưu thâm độc điển hình cho bọn thống trị cường hào phong kiến đương thời.
=> Tác giả đã dùng ngòi bút hiện thực sắc sảo để vạch trần bộ mặt xấu xa tàn nhẫn của giai cấp thống trị phong kiến thực dân ở nông thôn trước cách mạng.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung
- Tố cáo XH TD-PK tàn bạo đã cướp đicả nhân hình llẫn nhân tính của người nông dân lương thiện
- Phát hiện và khẳng định phẩm chất tốt đẹp của con người ngay cả khi tưởng chừng như họ đã bị biến thành quỷ dữ
2. Nghệ thuật
- Xây dựng được những nhân vật điển hình bất hủ (Chí Phèo, Bá kiến)
- Sở trường miêu tả, phân tích tâm lí của nhân vật.
- Các kết cấu mới mẻ, không theo trình tự thời gian.
- Cốt truyện hấp dẫn, giàu kịch tính.
- Sử dụng nhiều lời ăn tiếng nói của nhân dân.
- Ngôn ngữ sinh động, đa thanh kết hợp với trần thuật linh hoạt, biến hóa.
4. Củng cố: Gía trị nhân đạo của tác phẩm.
5. Dặn dò: Chuẩn bị: Thực hành lựa chọn các bộ phận trong câu
- Làm các bài tập ở sgk
- Ghi lại những vấn đề thắc mắc.
========================
PPCT: 55
Ngày soạn: 03/11/2016
THỰC HÀNH VỀ LỰA CHỌN TRẬT TỰ
CÁC BỘ PHẬN TRONG CÂU
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Nắm được vai trò của trật tự các bộ phận trong câu trong việc thể hiện ý nghĩa.
- Tích hợp với các văn bản văn học đã học.
2.Về kĩ năng: kĩ năng viết câu, sửa lỗi câu.
3. Về thái độ: Ý thức rèn luyện học tập.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên
1.1 Phương pháp: giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành, thảo luận nhóm...
1.2 Phương tiện dạy học: sgk, thiết kế giáo án
2. HS: Đọc, soạn bài
C HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Phân tích quá trình lưu manh hoá của Chí Phèo?
3. Bài mới:
Hoạt động 1:
- Mục tiêu: Tìm hiểu trật tự trong câu đơn
- Phương pháp: Thực hành làm bài tập
Hoạt động của thầy và trò
Yêu cầu cần đạt
- GV chia nhóm và hướng dẫn.
-HS Thảo luận nhóm, cử đại diện nhóm trình bày.
Nhóm 1: Có thể sắp xếp phần in đậm theo trật tự “rất sắc, nhưng nhỏ” mà câu vẫn phù hợp với mạch ý trong đoạn văn được không?
Nhóm 2: Việc sắp xếp theo trậ tự “nhỏ, nhưng rất sắc” có tác dụng như thế nào đối với sự thể hiện ý nghĩa cảu câu và sự liên kết ý trong đoạn văn?
Nhóm 3: So sánh với trật tự của các từ ngữ đó trong trường hợp câu C SGK, trang 157, trật tự sắp xếp các bộ phân có mục đích gì?
-GV tổng hợp
- Hãy chọn cách viết tối ưu và giải thích lí do của sự lựa chọn đó?
- GV yêu cầu HS đọc mục I.3 SGK, trang 158.
- GV chia nhóm và hướng dẫn.
- HS Thảo luận nhóm, cử đại diện nhóm trình bày.
Nhóm 1: Câu a
Nhóm 2: Câu b
Nhóm 3: Câu c
- GV nhận xét và tổng hợp.
I. TRẬT TỰ TRONG CÂU ĐƠN
1. Bài tập 1:
a) Không đảo trật tự hai vế này được vì không đảm bảo ý uy hiếp, đe dọa đe dọa của Chí Phèo Hơn nữa, sự liên kết với ý câu đi sau không phù hợp.
b). Nam Cao đặt trật tự như vậy là nhấn mạnh đặc tính rất sắc, phù hợp với mục đích uy hiếp, đe dọa Bá Kiến. Hơn nữa, cách sắp xếp này phù hợp với sự liên kết ý với câu đi sau trong đoạn.
c). Vì mđ của câu là chế nhạo phủ định tác dụng của dao, nên đảo vậy là phù hợp.
Tùy ngữ cảnh và mục đích mà có cách sắp xếp khác nhau của các bộ phận.
2. Bài tập 2:
Chọn câu a vì trọng tâm thông báo là rất thông minh. Trọng tâm này dẫn tới kết luận ở câu sau.Để được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi thì phẩm chất thông minh là quan trong nhất, vì thế nó cần được đặt sau đặc điểm nhỏ người.
3. Bài tập 3: Sắp xếp vị trí trạng ngữ tùy vào ngữ cảnh và trọng tâm thông báo.
a). Câu đầu kể sự việc, nên trước là nêu thời gian, sau là nêu chi tiết, diễn biến. Câu tiếp theo cũng đặt cụm từ thời gian (Sáng hôm sau) ở đầu câu để tạo mạch tiếp nói về thời gian với câu trước
b). Câu văn bắt đầu bằng việc nêu chủ thể hành động, phần thời gian dặt giữa câu, vì trước đó nhà văn đang đặt trọng tâm vấn đề ai đẻ ra CP.Đặt chủ thể ở vị trí đầu câu tạo ra được sự hấp dẫn, thỏa mãn sự tò mò của người đọc. Điều này đảm bảo sự liên kết ý.
c). Do nhiệm vụ của yếu tố thời gian là thông báo một tin mới, trọng tâm thông báo: thời gian làm dâu. Và vì tác phẩm chính của câu là tin đã biết. Nên nó nằm cuối câu là phù hợp.
Hoạt động 2:
- Mục tiêu: Tìm hiểu trật tự trong câu ghép
- Phương pháp: Thực hành làm bài tập
Hoạt động của thầy và trò
Yêu cầu cần đạt
-Gv :Hướng dẫn hs đọc bài tập
-Hs :Làm bài tập.
-Gv: Chốt ý
II. TRẬT TỰ TRONG CÂU GHÉP
1. Bài tập 1: Nhận xét về vị trí của các vế trong câu ghép.
a).Vế chỉ nguyên nhân trong câu ghép( là vìxa xôi) cần đặt sau vế chính ( Hắn..buồn). .mặt khác vê in đậm tiếp tục khai triển ý ở những câu sau: cụ thể hóa cho một cái gì rất xa xôi. Vế chính đặt trước để liên kết với những câu đi trước, còn vế phụ đi sau để liên kết dễ dàng với những câu sau.
b).Vế chỉ sự nhượng bộ ( tuy..) đặt sau để bổ sung một thông tin cần thiết.
2. Bài tập 2: Các câu còn lại trong đoạn đều nói về việc: trong các thời kì khác nhau trước đây, nhiều người nổi tiếng đã phát triển phương pháp đọc nhanh và nắm vững nó.Tức là nó về thời kì trước đây. Còn câu đầu nói về những năm gần đây. Đây là đoạn diễn dịch, các câu sau cụ thể hóa ý quan trọng của một vế ở câu trước. Nên:
- Đặt trạng ngữ: Trong những năm gần đây ở đầu câu để tạo sự đối lập với: các thời kì trước.
- Đặt vế các PP đọc nhanh đã được phổ biến khá rộng (tt quan trọng) ở trước vế nó không phải là điều mới lạ => Câu c.
4. Củng cố:
- Học sinh cần thấy được vai trò của trật tự trong câu để thực hiện ý nghĩa.
- Biết cách sửa lỗi câu, chính tả, dùng từ.
5. Dặn dò: Chuẩn bị: Bản tin và luyện tập viết bản tin.
=================================
PPCT: 56
Ngày soạn: 08/11/2016
BẢN TIN
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được các yêu cầu cơ bản của việc viết bản tin; tích hợp với các kiến thức về văn và vốn sống trực tiếp, gián tiếp.
2.Về kĩ năng: biết cách viết bản tin đơn giản, phù hợp với nhà trường
3. Về thái độ: Ý thức rèn luyện, học tập.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên
1.1 Phương pháp:
- Đọc sáng tạo.
- Trao đổi, thảo luận kết hợp với gợi tìm gợi mở.
- thảo luận nhóm
1.2 Phương tiện dạy học: sgk, thiết kế giáo án
2. HS: Đọc, soạn bài
C HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động 1:
- Mục tiêu: Tìm hiểu mục đích , yêu cầu của bản tin
- Phương pháp: Phát vấn – Giảng giải
Hoạt động của thầy và trò
Yêu cầu cần đạt
-Gv - Bản tin là gì?
-Hs:Trả lời
-Gv :Chốt ý
- Gv:Có bao nhiêu loại bản tin thường gặp? Trình bày cụ thể từng loại.
-Hs :Trả lời
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận: Khi viết bản tin thì cần đảm bảo những yêu cầu nào ?
-Gv: - Trước khi viết bản tin cần phải làm gì?
-Hs:Trả lời câu hỏi
-Gv :Chốt ý
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA BẢN TIN
1. Khái niệm bản tin.
Bản tin là là một thể loại báo chí nhằm thông báo kịp thời, chính xác những sự kiện thời sự có ý nghĩa trong đời sống xã hội.
2. Phân loại bản tin.
Bản tin chia làm nhiều loại dựa vào dung lượng và mục đích thông tin.
+ Tin vắn là loại tin không có nhan đề, dung lượng ngắn (chỉ một đến hai câu), thông báo vắn tắt về các sự kiện.
+ Tin thường có độ dài trên dưới 300 chữ, có nhan đề, nêu sự kiện và kết quả một cách chi tiết hơn.
+ Tin tường thuật phản ánh sự kiện một cách cụ thể, chi tiết từ đầu đến cuối.
+ Tin tổng hợp nhằm thông tin tổng hợp nhiều sự kiện xung quanh một hiện tượng nào đó có vấn đề đáng quan tâm với sự tường thuật, mô tả cụ thể, chi tiết các sự kiện kèm theo sự phân tích, lý giải nguyên nhân – kết quả và ý nghĩa cảu chúng.
3. Yều cầu bản tin:
+ Đảm bảo tính thời sự (đưa tin kịp thời, nhanh chóng).
+ Phải có ý nghĩa xã hội.
+ Nội dung thông tin phải chân thực, chính xác.
Hoạt động 2:
- Mục tiêu:Tìm hiểu cách viết bản tin
- Phương pháp: Phát vấn- giảng giải
Hoạt động của thầy và trò
Yêu cầu cần đạt
- GV yêu cầu HS đọc mục II.2 SGK, trang 161, 162 và lời các câu hỏi SGK.
+ Qua tìm hiểu bản tin trên, em hãy cho biết khi viết bản một bản tin cách viết như thế nào?
II. CÁCH VIẾT BẢN TIN
1. Khai thác và lựa chọn tin.
Trước khi viết bản tin, cần khai thác, lựa chọn sự kiện có ý nghĩa cụ thể, chính xác (khi nào, ở đâu, ai làm, xảy ra như thế nào, kết quả ra sao).
2.Viết bản tin:
a) Cách đặt tiêu đề:
Tiêu đề phải ngắn gọn, có sức gợi, có liên quan trực tiếp đến nội dung bản tin.
b) Cách mở đầu bản tin.
Chứa đựng những thông tin quan trọng nhất (khái quát về sự kiện và kết quả).
c) Triển khai bản tin:
Chi tiết hóa, giải thích nguyên nhân hoạc kết quả, tường thuậ chi tiết, sự kiện.
Hoạt động 3:
- Mục tiêu: Thực hành làm bài tập
- Phương pháp: Thực hành làm bài tập
Hoạt động của thầy và trò
Yêu cầu cần đạt
- GV yêu cầu HS thảo luận và cử đại diện nhóm trình bày.
Nhóm 1: Bài tập 1
Nhóm 2: Bài tập 2
III. LUYỆN TẬP
Bài tập 1:
A, B, D, E đều viết được bản tin, còn C cũng có thể viết được nếu đó là nhân vật được xã hội quan tâm.
Bài tập 2:
- Giống: Cung cấp thông tin mới, vấn đề xã hội quan tâm.
- Khác:
+ Bản tin đơn thuần chỉ thông báo tin tức (tin ngắn, đáng tin cậy).
+ Quảng cáo, ngoài việc thông báo tin, còn có mục đích chủ yếu là quảng cáo, chào mời khách hàng mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ.(chưa thật sự tin cậy).
+ Phóng sự điều tra có độ dài lớn hơn bản tin, miêu tả cụ thể, chi tiết sự việc, phân tích và bình luận các sự kiện.( cần xác minh lại, hiện thực nhiều hơn).
Bài tập 3: Về nhà
4. Củng cố:
- HS cần biết cách viết bản tin.
- Viết một bản tin ngắn về một sự kiện nào đó trong nhà trường.
5. Dặn dò: Chuẩn bị: Đọc thêm “Cha Con Nghĩa Nặng; Vi Hành; Tinh Thần Thể Dục”
=======================
PPCT:57:
Ngày soạn: 10/11/2016
Đọc thêm: CHA CON NGHĨA NẶNG – VI HÀNH – TINH THẦN THỂ DỤC
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Giúp HS tìm hiểu nội dung, nghệ thuật trong các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Công Hoan
2.Về kĩ năng: phân tích tác phẩm tự sự
3. Về thái độ: bồi dưỡng tình cảm gia đình
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên
1.1 Phương pháp: phát vấn- giảng bình- tích hợp
1.2 Phương tiện dạy học: sgk, thiết kế giáo án
2. HS: Đọc, soạn bài
C HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động 1:
- Mục tiêu: tìm hiểu Cha con nghĩa nặng
- Phương pháp: Đọc –phát vấn –giảng giải
Hoạt động của thầy và trò
Yêu cầu cần đạt
-Gv: Hướng dẫn hs tìm hiểu tác phẩm Cha con nghĩa nặng
-Gv:Gọi HS đọc tiểu dẫn SGK.
-Gv:Phân vai cho HS đọc văn bản.
Hãy tóm tắt nội dung của văn bản.
Khái quát chủ đề văn bản trên?
-Hs:Trả lời
-Gv :Chốt ý
-Gv:Em có nhận xét gì về nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ, tình huống, giọng văn của Hồ Biểu Chánh?.
- Hs :Trả lời
-Gv :Chốt ý
I. Cha con nghĩa nặng - Hồ Biểu Chánh:
1. Tiểu dẫn: SGK/164.
2. Văn bản:
a. Đọc văn bản.
b. Tóm tắt văn bản: Kể về cuộc gặp gỡ xúc động giữa cha con Sửu. Tình yêu thương, sự quan tâm lo lắng lẫn nhau của họ.
c. Chủ đề: Đoạn trích nói lên tình nghĩa cha con sâu nặng. Đó là mối quan hệ tốt đẹp trong xã hội tình người.
d. Nghệ thuật: - Tình huống giàu kịch tính, mâu thuẫn kịch lớn.
- Ngôn ngữ đậm màu sắc Nam Bộ.
- Miêu tả nhân vật độc đáo mang đậm tính cách của người dân Nam Bộ.
Hoạt động 2:
- Mục tiêu: Vi Hành
- Phương pháp: Đọc –phát vấn –giảng giải
Hoạt động của thầy và trò
Yêu cầu cần đạt
-Gv hướng dẫn hs tìm hiểu tác phẩm Vi hành
Gọi HS đọc tiểu dẫn SGK/168.
Vi hành được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Kể tên những vở kịch xoay quanh việc Khải Định sang Pháp của Nguyễn Ái Quốc?
Gọi 2 HS đọc văn bản.
- HS thảo luận câu hỏi: Nội dung chính của truyện ngắn Vi Hành?
-GV định hướng để HS rút ra nội dung cơ bản.
-Gv:Nêu những nét nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm?
-Hs:Trả lời .
-Gv :Chốt ý
-Khái quát chủ đề tác phẩm?
-Hs:Trả lời .
-Gv:Chốt ý
II. Vi Hành - Nguyễn Ái Quốc:
1. Tiểu dẫn: SGK.
2. Văn bản:
a. Đọc văn bản:
b. Nội dung cơ bản: - Phê phán thái độ bù nhìn của Khải Định.
- Phê phán thái độ, cách cư xử thiếu văn hoá của người dân và chính quyền Pháp.
- Vạch trần âm mưu đen tối, bịp bợm của Pháp: Tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân Pháp về việc đổ tiền vào khai thác Đông Dương.
c. Nghệ thuật: - Tạo tình huống nhầm lẫn độc đáo.
- Hình thức viết thư tạo điều kiện để nhân vật bộc lộ suy nghĩ.
- Mượn lời của người Pháp để vạch trần thủ đoạn bản chất thực dân của chính quyền Pháp.
d. Chủ đề: Truyện ngắn Ví Hành vạch trần bản chất bù nhìn, tay sai của Khải Định. Đồng thời phơi bày bản chất bịt bợm của thực dân Pháp đối với việc “khai hoá, bảo hộ” Việt Nam.
Hoạt động 3:
- Mục tiêu: Tinh thần thể dục
- Phương pháp: Đọc –phát vấn –giảng giải
Hoạt động của thầy và trò
Yêu cầu cần đạt
-Gv hướng dẫn hs tìm hiểu tác phẩm Tinh thần thể dục
-Gọi HS đọc tiểu dẫn SGK/172.
-Gv:Nêu vài nét cuộc đời sự nghiệp Nguyễn Công Hoan?
Truyện ngắn Tinh thần thể dục được sáng tác vào dịp nào?
Phân vai cho HS đọc tác phẩm.
- HS: Thảo luận câu hỏi: Khát quát nội dung chính của văn bản?
-GV: Định hướng để HS rút ra nội dung.
Nhận xét về nghệ thuật của văn bản?
Thông qua truyện ngắn Tinh thần thể dục tác giả muốn phản ánh
III. Tinh thần thể dục - Nguyễn Công Hoan.
1. Tiểu dẫn: SGK/172.
2. Văn bản:
a. Đọc văn bản:
b. Nội dung chính: - Nỗi thống khổ của người dân về phong trào thể dục thể thao của thực dân Pháp.
- Mâu thuẫn giữa tinh thần thể dục và cuộc sống của người dân lao động nghèo, đây là mặt trái của phong trào này.
c. Nghệ thuật: - Ngôn ngữ tự nhiên giản dị.
- Cốt truyện đơn giản nhưng giá trị tố cáo cao.
d. Chủ đề: Tác phẩm miêu tả một buổi tập trung đi xem bóng đá của dân làng Ngũ Vọng. Qua đó tác giả vạch trần bản chất bịp bợm của phong trào thể dục thể thao đương thời mà thực dân Pháp cổ động rầm rộ nhằm đánh lạc hướng thanh niên Việt Nam.
4.Củng cố:Hệ thống lại kiến thức và học bài
5. Dặn dò: Soạn bài Luyện tập viết bản tin.
==================
PPCT: 58+0,5
Ngày soạn: 13/11/2016
LUYỆN TẬP VIẾT BẢN TIN
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: - Giúp HS ôn tập, củng cố cách viết bản tin.
- Viết được bản tin về những sự kiện sảy ra trong cuộc sống.
2.Về kĩ năng: biết cách viết bản tin đơn giản, phù hợp với nhà trường
3. Về thái độ: Ý thức rèn luyện, học tập.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên
1.1 Phương pháp: - Đọc sáng tạo.trao đổi, thảo luận kết hợp với gợi tìm gợi mở.
- thảo luận nhóm...
1.2 Phương tiện dạy học: sgk, thiết kế giáo án
2. HS: Đọc, soạn bài
C HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động 1:
- Mục tiêu: Thực hành làm bài tập
- Phương pháp: Thực hành
Hoạt động của thầy và trò
Yêu cầu cần đạt
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an ca nam_12294990.doc