THIẾT KẾ CẦU LONG TÂN

Vách chống hố móng sử dụng vòng vây cọc ván thép.

Đóng các cọc định vị dùng loại cọc thép I 400, vị trí cọc được xác định bằng máy kinh vỹ.

Liên kết với cọc định vị băng thép U, thép L tạo thành khung định hướng để phục vụ thi công cọc ván thép.

Tất cả các cọc định vị và cọc ván thép đều được hạ bằng búa rung treo trên cần cẩu.

Trước khi hạ cọc ván thép, phải kiểm tra khuyết tật của cọc ván thép cũng như độ đồng đều của khớp mộng bằng cách luồn thử vào khớp mộng một đoạn cọc ván chuẩn dài khoảng 1.5 – 2.0 m. Để xỏ và đóng cọc ván được dễ dàng, khớp mộng của cọc ván được bôi trơn bằng dầu mở. Phía khớp mộng tự (phía trước) phải bít chân lại bằng một miếng thép cho đở bị nhồi nhét đất vào rãnh mộng để khi xỏ và đóng cọc ván sau được dễ dàng.

Trong quá trình thi công phải luôn chú ý theo dõi tình hình hạ cọc ván nếu nghiên hoặc lệch ra khỏi mặt phẳng của tường cọc ván thì điều chỉnh bằng kích với dây néo.

doc20 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3523 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu THIẾT KẾ CẦU LONG TÂN, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
âng . Bước 3 : Thi công đồng thời mố M1 và M2 . Bước 4 : Thi công đồng thời trụ T1 và T3 . Bước 5 : Thi công đồng thời trụ T2 và T4 . Bước 6 : Thi công lao hạ kết cấu nhịp . Bước 7 : Thi công dầm ngang . Bước 8 : Đổ bản mặt cầu . Bước 9 : Thi công lề bộ hành . Bước 10 : Lắp lan can . Bước 11 : Thi công lớp phủ mặt cầu và lớp mặt của đường đầu cầu . Bước 12 : Lắp đặt hệ thống chiếu sáng , hệ thống thoát nước và các phụ kiện ( công tác hoàn thiện ) . Bước 13 : Kiểm tra và thông xe kỹ thuật . Bảng dự kiến tiến độ thi công : STT MÔ TẢ CÔNG VIỆC THỜI GIAN (NGÀY) 1 Giải phóng mặt bằng , dọn dẹp san ủi mặt bằng 30 2 Thi công đồng thời nền đường đầu cầu cả hai bên bờ sông 45 3 Thi công đồng thời mố M1 và M2 45 4 Thi công đồng thời trụ T1 và T3 60 5 Thi công đồng thời trụ T2 và T4 60 6 Thi công lao hạ kết cấu nhịp 60 7 Thi công dầm ngang 10 8 Đổ bản mặt cầu 15 9 Thi công lề bộ hành 10 10 Lắp lan can 5 11 Thi công lớp phủ mặt cầu và lớp mặt của đường đầu cầu 10 12 Lắp đặt hệ thống chiếu sáng , hệ thống thoát nước và các phụ kiện 10 BIỂU ĐỒ TIẾN ĐỘ THI CÔNG 10.3.THI CÔNG MỐ 10.3.1. Phương án thi công : 10.3.1.1.Thông số kỹ thuật : *Kích thước bệ móng : - Theo phương dọc cầu: 6m. - Theo phương ngang cầu: 13m. - Chiều dày bệ móng: 1.5m. - Đáy bệ cọc đặt ở cao độ +1.39m (thấp hơn mặt đất tự nhiên). - Cọc móng là cọc khoan nhồi bêtông cốt thép có đường kính D = 1.2m. Số lượng 6 cọc bố trí thành 2 hàng. Chiều dài cọc là 34m. 10.3.1.2. Đề xuất phương án thi công: Móng mố được xây dựng ở nơi không có nước mặt.do không bị hạn chế bởi điều kiện mặt bằng và đảm bảo tính đơn giản để thực hiện trong thi công, ta tiếùn hành thi công móng mố theo trình tự sau. -Bước 1 : Chuẩn bị mặt bằng, tập kết nguyên vật liệu chuẩn bị thi công : -Bước 2 : Lắp đặt thiết bị, định vị tim mốc. Lắp dựng và định vị ống vách. Dùng búa rung để hạ ống vách đến cao độ thiết kếá. -Bước 3 : Lấy đất trong lòng cọc, kết hợp bơm vữa Bentonite vào lỗ khoan, vữa được giữ ổn định trong suốt quá trình khoan. Khoan lấy đất trong lòng cọc đến cao độ thiết kế. -Bước 4 : Vệ sinh lỗ khoan, lắp hạ lồng cốt thép, định vị lồng cốt thép vào thành ống vách. Lắp đặt ống Tremie(ống đổ bêtông thẳng đứng D = 250mm). Đổ bêtông theo phương pháp ống rút thẳng đứng. Dổ bêtông xong rút ống vách lên bằng cần cẩu. -Bước 5 : Đào đất và đập đầu cọc đến cao độ thiết kế. Đổ lớp bêtông lót đáy hố móng. Lắp dựng đà giáo, ván khuôn , cốt thép bệ mố và tường trước. Tiến hành đổ bêtông bệ mố và tường trước. -Bước 6 : Lắp dựng đà giáo, ván khuôn , cốt thép tường cánh. Tiến hành đổ bêtông tường cánh -Bước 7 : Thi công Bản Quá Độ và tiến hành công tác hoàn thiện Mố Giữa các bước phải có đủ thời gian để đảm bảo bê tông đạt đủ cường độ rồi mới tháo ván khuôn. 10.3. 2. Thiết kế thi công chi tiết : 10.3.2.1. Chọn thiết bị thi công: - Chọn máy khoan: máy khoan QJ250 được dùng để lấy đất bên trong lòng cọc, cũng như khoan mồi trước. 10.3.2.2. Định vị hố móng: -Căn cứ vào đường tim dọc cầu và các cọc móc đầu tiên xác định trục dọc và ngang của hố móng. Các trục này cần phải đánh dấu bằng các cọc có định chắc chắn nằm tương đối xa nơi thi công để tránh va chạm làm sai lệch vị trí. Sau này trong quá trình thi công móng cũng như xây dựng các kết cấu bên trên phải căn cứ vào các cọc này để kiểm tra theo dỏi thường xuyên sự sai lệch vị trí móng và biến dạng cuả nền trong thời gian thi công cũng như khai thác công trình. -Hố móng có dạng chữ nhật, kích thước hố móng làm rộng hơn kích thước bệ móng thực tế về mỗi cạnh 0.5m để làm hành lang phục vụ thi công . 10.3.2.3 Công tác thi công cọc khoan nhồi: 10.3.2.3.1 Công tác khoan tạo lỗ: - X¸ác định vị trí tim cọc bằng máy kinh vĩ. - Hạ ống vách : Cao độ ống chống được hạ sâu qua lớp sét trạng thái cứng. Cao độ đỉnh ống chống cao hơn nền ống của máy khoan 1m. -Dùng máy khoan QJ250 để khoan tạo lỗ. Phương pháp khoan theo kiểu tuần hoàn ngược, vữa sét luôn được hút ra ngoài bằng máy bơm. Khi đầu khoan ở độ sâu 34m, để tăng hiệu quả hút bùn cần hệ thống hút bùn hơi ép 20 m3/phút. Để đảm bảo ổn định vách khoan cần phải luôn bơm bù vữa sét vào lồng cọc, giữ cho mức vữa sét luôn ổn định trong suốt thời gian thi công cho đến khi đỗõ bêtông cọc. - Thổi rửa lỗ khoan: Việc làm vệ sinh đáy và thành lỗ khoan trước khi đỗ bêtông cọc là 1 công việc rất quan trọng, nếu không vét bỏ lớp mặt, đất đá và dung dịch vữa sét sẽ lắng động tạo thành 1 lớp đệm yếu dưới chân cọc, khi chịu lực cọc sẽ bị lún. Mặt khác bêtông đỗ nếu bùn không được lấy hết thì cặng lắng sẽ tạo ra những ổ bùn đất làm giảm sức chiụ tải của cọc. Vì vậy khi khoan xong cũng như trước khi đỗ bêtông phải thổi rữa sạch lỗ khoan. Công việc thổi rữa lỗ khoan được tiến hành như sau: - Trước khi đỗ bêtông cần phải đẩy ra ngoài những hạt mịn còn lại ở trạng thái lơ lửng bằng ống hút dùng khí nén. Miệng ống phun khí nén được đặc sâu dưới mặt đất và cách miệng ống hút bùn ít nhất là 2m về phiá trên. Miệng ống hút bùn được di chuyển liên tục dưới đáy lỗ để làm vệ sinh . - Kiểm tra kết quả sử lí cặn lắng : + Sau khi kết thúc, đo ngang độ sâu lỗ cọc. Sau khi thổi rữa lổ khoan xong lại đo độ sâu lỗ cọc từ đó so sánh xác nhận độ lỗ cọc từ đó so sánh xác nhận hiệu quả cuả việc sử lý cặn lắng. 10.3.2.3.2. Gia công và hạ lồng thép: - Lồng thép bao gồm: + Cốt chủ có gờ đường kính 25mm. + Cốt đai dùng thép tròn trơn đường kính 12mm uốn thành vòng tròn đặt cách nhau 20cm + Thép định vị đường kính 25mm thay thay thế cốt đai ở 1 số vị trí đặt cách nhau 6m, hàn chắt chắn và vuông góc với cốt chủ. - Lồng thép được chế tạo thành 4 đoạn theo trình tự sau: + Lắp thép định vị vào vòng rảnh trên các tấm cở + Lắp cốt chủ vào các khất đở trên các tấm cỡ + Choàng và buộc cốt đai + Hàn thép định vị vào cốt chủ. + Hàn tay định vị vào móc treo. - Việc lắp hạ lồng thép vào hố khoan được thực hiện bằng cần cẩu theo trình tự sau: + Lắp hạ 1 đoạn lồng thép vào lổ khoan và treo vào miệng ống chống nhờ các thanh ngang đặt dưới vòng thép định vị và kề trên miệng ống vách. Tim lồng thép trùng với tim cọc + Cẩu lắp đoạn lồng khác, Hai đoạn được hàn dính lại với nhau. + Cẩu thả 2 đoạn lồng đã nối, tháo tạm thanh ngang hạ lồng thép nhẹ nhàng vào đúng tim cọc + Tiếp tục lắp các đoạn lồng thép tiếp theo. + Kiềm tra lồng thép sau khi đã hạ tới vị trí. 10.3.2.3.3. Đổ bêtông cọc khoan nhồi: - Thời gian gián đoạn từ lúc thổi rữa lỗ khoan xong đến khi đổ bêtông không quá 2h - Bêtông cọc khoan nhồi phải đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật theo đúng thiết kế. - Phương pháp đổ bêtông cọc khoan nhồi là đỗ bêtông trong nước. Ống dẫn dùng để đỗ bêtông là ống thép đuờng kính 250mm được ghép nối từ các đoạn ống dài 3m. - Trong quá trình đỗ bêtông, đáy ống đỗ bêtông phải luôn đảm bảo cắm sâu trong bêtông klhông nhỏ hơn 2m và không lớn hơn 5m. - Tốc độ cung cấp bêtông ở phiểu cũng phải giữ điều độ phù hợp với vận tốc di chuyển cuả ống. 10.3.2.4. Thi công kết cấu hệ ván khuôn: - Đóng các cọc định vị : Cọc định vị dùng loại gỗ, vị trí cọc định vị được xác định bằng máy kinh vĩ. - Đễ đảm bảo tính thẩm mỹ cho cấu kiện do đó trước khi ghép ván khuôn thép phải kiểm tra khuyết tật của ván khuôn cũng như độ phẳng, độ đồng đều đồng thời phải bôi trơn ván khuôn bằng dầu mỡ - Trong quá trình thi công phải luôn chú ý theo dỏi tình hình lắp ghép ván khuôn, nếu bị nghiêng, lệch ra khỏi mặt phẳng cóthể dùng tay hoặc dùng tời chỉnh lại nếu không đạt hiệu quả thì phải ghép lại sau cho đạt yêu cầu. 10.3.2.5. Thi công lớp bêtông bịt đáy : - Vì cao độ đáy móng nằm trên mực nước thi công, do đó không cần đỗ bêtông bịt đáy. - Chỉ cần 1 lớp bêtông lót đá 4x6 M100. - Thiết bị dùng để thi công tác này là máy xúc gàu ngoạm kết hợp với nhân công. 10.3.2.6. Hút nước trong hố móng: - Sau khi làm lớp bêtông đá 4x6 M100 đủ cường độ làm việc,tiến hành hút nước hố móng ra ngoài theo phương pháp hút trực tiếp bằng máy bơm,do lượng nước không lớn nên ta sẻ dùng máy bơm có công suất nhỏ 10-25m3/h để đảm bảo hố móng luôn luôn khô ráo. 10.3.2.7. Đổ bêtông bệ móng: - Sau khi đổ xong lớp bêtông đá 4x6 M100 ta tiến hành đập đầu cọc, uốn mở rộng cốt thép cọc, bố trí cốt đúc xoắn quanh cốt thép dọc cuả cọc. - Lắp dựng ván khuôn bệ cọc, bề mặt ván khuôn quét 1 lớp nhớt cặn để chống dính. - Bố trí cốt thép ở mặt trên, mặt dưới và 4 mặt xung quanh của bệ cọc. - Để giữû đúng kích thước bệ cọc, ngoài việc bố trí các thanh giằng, thanh chống phiá ngoài ván khuôn, phiá trong ván khuôn cũng phải bố trí các thanh chống ngang bằng gỗ. Các thanh chống này sẽ được gỡ bỏ dần trong quá trình đổ bêtông bệ cọc - Bêtông được vận chuyển từ trạm trộn bằng xe chuyên dùng tới công trường sau đó dùng máy bơm, bơm bêtông vào bệ cọc qua dường dẩn và ống vòi voi. - Công tác đầm bêtông được thực hiện bằng đầm dùi. 10.3.2.8. Tính toán ván khuôn: - Sử dụng ván khuôn thép có kích thước 2´ 1m. - Các sườn tăng cường đứng và ngang bố trí đều nhau tạo ra các ô vuông có kích thước 0.5 ´ 0.5m . 10.3.2.8.1. Tính tải trọng tác dụng lên ván khuôn. Ptt = n´( q + g´R) Trong đó : n : Hệ số vượt tải n = 1.3 q: Tải trọng trên bể mặt bêtông gồm người, lực đầm, thiết bị vữa rơi. q= 650 kG/m2 = 0.65 T/m2 g : Trọng lượng riêng cuả bêtông , g = 2.5 T/m3 R :Bán kính tác dụng cuả đầm dùi Với đầm dùi: R = 0.7 m PttMax = 1.3´ (0.65 + 2.5´0.7) = 3.12 T/m2 = 3120 kG /m 2 Ta có biểu đồ áp lực vữa như sau : Hình vẽ: H = 4ho ho : Tốc độ đổ bêtông trong 1h ,ho = 0.4 m H = 4´ 0.4 = 1.6 m2 Xác định trị số áp lực tính đổi : F: Diện tích cuả biểu đồ hình thang F = 0.5´ (q + Ptt )´R + Ptt ´ ( H - R ) = 0.5´ ( 650 +3120 )´ 0.7 + 3120´ (1.6 - 0.7) = 4127.5 m2 Ptd = Tinh toán tôn lát Mômen tại trong tấm a ´ b =1x1 m Mtt = a´Ptd ´a2 Độ võng cuả tấm * Trong đó: a ,b : Hệ số phụ thuộc vào tỷ số a / b = 1 a = 0.0513 b = 0.0138 + a, b : Cạnh lớn và nhỏ,cạnh a = b =1 m + Ptd:áp lực vữa tác dụng lên tấm. M = 0.0513´ 1984.575 ´12 = 101.799 (kG.m) Bề dày tấm lát: Chọn d = 0.6 cm Độ võng f = 0.0984 £ [f] = 0.125 cm => Đạt yêu cầu 10.3.2.8.2.Tính toán sườn tăng cường : -Sườn tăng cường được coi như cùng làm việc với tấm tôn lát . 10.17 8 7.5 -Tiết diện tính toán như hình vẽ Đặc trưng hình học: F = 7.75 cm2 S = 17.9375 cm3 => x = S/F = 2.315 cm J = 200.042 cm4 W1 = J/h1 = 86.565 cm3 W2= J/h2 = 32.4 cm3 Sườn đứng được coi mhư dầm giản đơn khẩu độ b tựa trên các gối là các sườn ngang kề nhau. PMax = 12.898 kG/cm Mômen giữa sườn : Phản lực gối : - Xác định nội lực sườn dầm ngang . Aùp lực tính đổi phân bố đều lên sườn dầm ngang . Mômen giưã nhịp sườn dầm ngang Tính duyệt độ bền : => s = 995.216 kG / cm2 Đạt yêu cầu 10.4. THI CÔNG TRỤ. 10.4.1. Đề xuất phương án thi công: 10.4.1.1. Các thông số kỹ thuật cuả móng trụ cầu: - Móng trụ cầu là loại móng cọc khoan nhồi gồm 8 cọc đường kính 1.2m, chiều dài cọc 34 m (kể từ đáy bệ). - Kích thước bệ móng - Móng trụ: + Theo phương dọc cầu: 6.0m + Theo phương ngang cầu: 11.0m + chiều cao bệ: 1.5m 10.4.1.2 Đề xuất phương án thi công - Bước 1 : Định vị hố móng, Lắp dựng sàn đạo khung dẫn hướng. Lắp dựng và định vị ống vách D = 130cm. Dùng búa rung để hạ ống vách đến cao độ thiết kếá. -Bước 2 : Khoan lấy đất trong lòng cọc, kết hợp bơm vữa Bentonite vào lỗ khoan, vữa được giữ ổn định trong suốt quá trình khoan. Khoan lấy đất trong lòng cọc đến cao độ thiết kế. Tiến hành đóng cọc ván thép, đổ bê tông bịt đáy theo độ dày tính toán. Khi bê tông bịt đáy ổn định cường độ cường độ thì tiến hành hút nước bên trong ra. -Bước 3 : Vệ sinh lỗ khoan, lắp hạ lồng cốt thép, định vị lồng cốt thép vào thành ống vách. Lắp đặt ống Tremie(ống đổ bêtông thẳng đứng D = 250mm). Đổ bêtông theo phương pháp ống rút thẳng đứng. Dổ bêtông xong rút ống vách lên bằng cần cẩu. -Bước 4 : Tiến hành hạ cọc ván thép xung quanh đến cao độ thiết kế, liên kết cọc ván thép với sàn đạo. Đào đất và đập đầu cọc đến cao độ thiết kế. Đổ lớp bêtông bịt đáy hố móng. Lắp dựng đà giáo, ván khuôn cốt thép bệ trụ. Dùng bơm để hút trong hố móng. Tiến hành đổ bêtông bệ tru.ï -Bước 5 : Lắp dựng đà giáo, ván khuôn, cốt thép thân trụ. Tiến hành đổ bêtông thân trụ. Khi bêtông thân trụ đạt đủ cường độ. Tiến hành lắp dựng đà giáo, thanh chống, ván khuôn, cốt thép mũ tru. Tiến hành đổ bêtông mũ trụ. 10.4.2. Thiết kế thi công chi tiết: 10.4.2.1. Chọn thiết bị thi công: - Chọn máy khoan: máy khoan QJ250 được dùng để lấy đất bên trong lòng cọc, cũng như khoan mồi trước. 10.4.2.2. Định vị hố móng: - Căn cứ vào đường tim dọc cầu và các cọc móc đầu tiên xác định trục dọc và ngang của hố móng. Các trục này cần phải đánh dấu bằng các cọc có định chắc chắn nằm tương đối xa nơi thi công để tránh va chạm làm sai lệch vị trí. Sau này trong quá trình thi công móng cũng như xây dựng các kết cấu bên trên phải căn cứ vào các cọc này để kiểm tra theo dỏi thường xuyên sự sai lệch vị trí móng và biến dạng cuả nền trong thời gian thi công cũng như khai thác công trình. - Hố móng có dạng chữ nhật, kích thước hố móng làm rộng hơn kích thước bệ móng thực tế về mỗi cạnh 0.5m để làm hành lang phục vụ thi công . 10.4.2.3. Công tác thi công cọc khoan nhồi: 10.4.3.2.1. Công tác khoan tạo lỗ: - X¸ác định vị trí tim cọc bằng máy kinh vĩ. - Hạ ống vách : Cao độ ống chống được hạ sâu qua lớp sét trạng thái cứng. Cao độ đỉnh ống chống cao hơn nền ống của máy khoan 1m. -Dùng máy khoan QJ250 để khoan tạo lỗ. Phương pháp khoan theo kiểu tuần hoàn ngược, vữa sét luôn được hút ra ngoài bằng máy bơm. Khi đầu khoan ở độ sâu 34m, để tăng hiệu quả hút bùn cần hệ thống hút bùn hơi ép 20 m3/phút. Để đảm bảo ổn định vách khoan cần phải luôn bơm bù vữa sét vào lồng cọc, khống chế giữ cho mức vữa sét luôn ổn định trong suốt thời gian thi công cho đến khi đổ bêtông cọc. - Thổi rửa lỗ khoan: Việc làm vệ sinh đáy và thành lỗ khoan trước khi đỗ bêtông cọc là 1 công việc rất quan trọng, nếu không vét bỏ lớp mặt, đất đá và dung dịch vữa sét sẻ lắng động tạo thành 1 lớp đệm yếu dưới chân cọc, khi chịu lực cọc sẻ bị lún. Mặt khác bêtông đỗ nếu bùn không được lấy hết thì cặng lắng sẽ tạo ra những ổ bùn đất làm giảm sức chiụ tải của cọc. Vì vậy khi khoan xong cũng như trước khi đỗ brêtông phải thổi rữa sạch lỗ khoan. Công việc thổi rữa lỗ khoan được tiến hành như sau: - Trước khi đỗ bêtông cần phải đẩy ra ngoài những hạt mịn còn lại ở trạng thái lơ long bằng ống hút dùng khí nén. Miệng ống phun khí nén được đặc sâu dưới mặt đất và cách miệng ống hút bùn ít nhất là 2m về phiá trên. Miệng ống hút bùn được di chuyển liên tục dưới đáy lỗ để làm vệ sinh . - Kiểm tra kết quả sử lí cặn lắng : + Sau khi kết thúc, đo ngang độ sâu lỗ cọc. Sau khi thổi rữa lổ khoan xong lại đo độ sâu lỗ cọc từ đó so sánh xác nhận độ lỗ cọc từ đó so sánh xác nhận hiệu quả cuả việc sử lý cặn lắng. + Có thể dùng máy đo cặn lắng bằng chênh lệch điện trở, hoặc bằng các thiết bị chuyên dùng. 10.4.3.2.2. Tính toán lớp bê tông bịt đáy : Chiều dày lớp bê tông bịt đáy khi đổ bê tông móng bệ cọc : Trong đó : X : Chiều dày của lớp bê tông bịt đáy m : Là hệ số điều kiện làm việc : m = 0.9 gb : trọng lượng riêng của bê tông bịt đáy gb = 2.5T/m3 gn : trọng lượng riêng của nước g1 = 1.0 T/m3 h :Chiều cao từ mực nước thi công đến đỉnh BT bịt đáy.: h1 = 5m . n : Số lượng cọc trong móng . n = 6 cọc. d : Đường kính cọc : D =1.2 m U : chu vi cọc u = 3.77m. F : Diện tích hố móng F = 91 m2 t : Lực bám dính giữa bê tông và cọc t = 8T/m2 => X =1.312 m Vậy ta thi công lớp với lớp bê tông bịt đáy là 1.32m. 10.4.2.4. Tính toán vách chống hố móng: Vách chống hố móng sử dụng vòng vây cọc ván thép. Đóng các cọc định vị dùng loại cọc thép I 400, vị trí cọc được xác định bằng máy kinh vỹ. Liên kết với cọc định vị băng thép U, thép L tạo thành khung định hướng để phục vụ thi công cọc ván thép. Tất cả các cọc định vị và cọc ván thép đều được hạ bằng búa rung treo trên cần cẩu. Trước khi hạ cọc ván thép, phải kiểm tra khuyết tật của cọc ván thép cũng như độ đồng đều của khớp mộng bằng cách luồn thử vào khớp mộng một đoạn cọc ván chuẩn dài khoảng 1.5 – 2.0 m. Để xỏ và đóng cọc ván được dễ dàng, khớp mộng của cọc ván được bôi trơn bằng dầu mở. Phía khớp mộng tự (phía trước) phải bít chân lại bằng một miếng thép cho đở bị nhồi nhét đất vào rãnh mộng để khi xỏ và đóng cọc ván sau được dễ dàng. Trong quá trình thi công phải luôn chú ý theo dõi tình hình hạ cọc ván nếu nghiên hoặc lệch ra khỏi mặt phẳng của tường cọc ván thì điều chỉnh bằng kích với dây néo. Nếu không đạt hiệu quả phải đóng những cọc ván định hình trên được chế tạo đặc biệt theo số liệu đo đạt cụ thể để khép kín vòng vây. * Tính toán chiều sâu đóng cọc ván thép : Chọn loại cọc ván thép có kích thước như hình vẽ, chiều dài là 12m Sơ đồ tính vòng vây cọc ván thép Áp lực đất chủ động : Trong đó : +Chiều cao khối đất : H =8.37m +Trọng lượng đơn vị của đất trong nước :γđn=γđ – γn =1.65-1=0.65T/m3 +Hệ số vượt tải : n1 =1.1 +Hệ số áp lực chủ động của đất : P1 = 12.98T Áp lực đất bị động : Trong đó : +Chiều cao khối đất : H =5.055m +Trọng lượng đơn vị của đất trong nước :γđn=γđ – γn =1.65-1=0.65T/m3 +Hệ số vượt tải : n1 =0.9 +Hệ số áp lực bị động của đất : => P1 = 10.9T Khả năng ổn định của vòng vây cọc ván : Ta có điều kiện là : M giữ ³ M lật M lật = P1.h1 = 12.98*5.38= 69.83Tm M giữ = P2.h2 =10.9*6.49 = 70.74 Tm Vậy : Mgiữ > Mlật => Đạt 10.4.2.5. Tính toán tôn lát : Mômen tại trong tấm a ´ b Mtt = a ´ Ptd ´ a2 Độ võng cuả tấm * Trong đó: a ,b : Hệ số phụ thuộc vào tỷ số a / b = 1 a = 0.0513 b = 0.0138 + a, b : Cạnh lớn và nhỏ,cạnh lớn a = 1 m + Ptd: áp lực vữa tác dụng lên tấm. M = 0.0513´ 2579.69 ´0.52 = 33.084 (kG.m) Bề dày tấm lát: Chọn d = 0.5 cm Độ võng f = 0.0984 £ [f] = 0.125 cm => Đạt yêu cầu 10.4.2.6. Tính toán ván khuôn trụ: - Dùng gỗ nhóm 4¸6 có Ru = 180 kG/cm2, có môđun đàn hồi e=80108 kG/m2 , chọn loại ván có tiết diện 30 x 3 cm nẹp đứng và nẹp ngang 10 x10 cm, khoảng cách giữa các nẹp được xáx định như sau: Trong đó : d : Bề dày ván khuôn = 3 cm. Aùp lực ngang lớn nhất P = g.h + Pg Trường hợp có đầm rung xem bê tông như lỏng g = 2500 kG/m3 : Trọng lượng đơn vị của bê tông h : Chiều cao đổ bê tông trong 4 giờ (tính theo tiết diện thân mố) Công suất cuả máy trộn trong 4h h = 4 x 4= 16m3 Diện tích đáy trụ = 10 ´ 4.9 =49 m2 => lấy h = 0.75m Pg = 200 kG/m2 : lực xung kích ngang Vậy P = 2500 ´ 0.75 + 200 = 2075 kG/m2 m 10.4.2.7. Kiểm toán nẹp đứng: Độ võng nẹp đứng Fmax Trong đó: E = 8.104 kG/cm2 = 8.108 kG/m2 J = H = 2 m Nẹp đứng tính theo sơ đồ dầm liên tục gối trên điểm tựa là các nẹp ngang, khoảng cách giữa các nẹp ngang là 0.65m, ta coi áp lực ngang phân bố theo hình chữ nhật. Aùp lực của bêtông lên thanh nẹp đứng q = P’x L1 = 791.25 x 0.75 = 593.43 kG/m Độ võng lớn nhất Độ võng cho phép Þ đạt yêu cầu Cường độ nẹp đứng : ÞVậy nẹp đứng đạt yêu cầu về cường độ 10.4.2.8.Kiểm toán nẹp ngang: Xem nẹp ngang là dầm giản đơn gối trên 2 gối là 2 thang giằng. Lực tác dụng là lực tập trung do nẹp dứng truyền xuống. P = q.L =593.43 ´ 0.55 = 326.38 kGm. Þ Vậy nẹp ngang đạt yêu cầu về cường độ. 10.4.2.9 .Tính ván khuôn đỗ thân trụ: Để sử dụng ván khuôn có hiệu quả và tinh tế ta sử dụng ván khuôn thép có kích thước 2x1m Các sườn tăng cường đứng và ngang bốù trí đều nhau tạo ra các ô vuông có kích thước :0.5´0.5m, rộng 8m. 10.5. THI CÔNG KẾT CẤU NHỊP : Trình tự thi công kết cấu nhịp bằng phương pháp : Lao dầm bằng GIÁ BA CHÂN 10.5.1. Thi công kết cấu nhịp: Cầu gồm 05 nhịp BTCT DƯL. Mỗi nhịp gồm 9 dầm S-T dài 38.3m . Lao kết cấu nhịp ra bằng giá ba chân trên giá có xe rùa để di chuyển dầm theo phương dọc và phương ngang . Các bước tiến hành lao dầm như sau : * Tại mặt bằng đường dẫn đầu cầu , lắp ráp đường ray phục vụ xe gioòng chở dầm. * Lắp dựng giá lao dầm trên đường ray. * Đưa giá 3 chân ra vị trí nhịp cầu cần lao lắp , tiến hành lắp đặt các gối cầu trên mố và trên trụ . Dùng cần cẩu cẩu dầm lên xe gioòng và xe gioòng di chuyển trên ray đến vị trí giá 3 chân. * Dầm được treo trên móc cẩu của xe rùa giá 3 chân và di chuyển đến vị trí trên gối. * Hạ dầm xuống vị trí gối kê tạm. * Dùngthiết bị dao ngang hạ dầm xuống vị trí gối. * Sau khi lao lắp xong tháo dở giá 3 chân xe gioòng và đường ray. * Lắp dựng ván khuôn hàn nối cốt thép ,đổ bê tông dầm ngang. 10.5.2. Cấu tạo giá ba chân: Gía ba chân gồm: Dàn liên tục 2 nhịp, gối lên hai trụ, khi làm việc dàn còn được gối lên một trụ khác. Một chân trụ đặt lên hệ bánh xe một trục, chân trụ giữa đặt trên goòng ba trục và do động cơ điện điều khiển di chuyển. Trụ có đặt kích răng điều chỉnh độ võng của đầu dàn khi lao sang nhịp khác. Để vận chuyển phiến dầm bê tông cốt thép dọc theo dàn phải dùng hai dầm ngang mút thừa. Khi phiến dầm bê tông tới vị trí, dùng róc rách (bánh xe) và palăng xích sàng ngang để hạ dầm xuống gối. Muốn dàn ổn định khi kéo sang nhịp khác, cần bố trí đặt đối trọng. Dầm bê tông cốt thép được đặt trên xe goòng để di chuyển ra trụ. Sau đó dùng palăng xích nâng dầm và kéo về phía trước. Hai trụ di động chạy trên đường ray. 10.5. 3.Tính toán kết cấu phụ trong thi công: 10.5.3.1. Chọn các thông số của cần trục. Chọn cần trục thường căn cứ vào trọng lượng, kích thước khối lắp, chiều dài tầm với và chiều cao cần thiết. Cần trục sẽ làm việc tốt nhất khi tay với nhỏ, lúc đó khả năng nâng tải của cần trục sẽ lớn. Độ hở giữa khối lắp và cần được xác định như sau: Ta có: C = (h3 + h4)*tga - ≥ [ C ] Trong đó: * C: độ hở giữa dầm và đường tên cần trục * [ C ]: Độ hở cho phép bằng 0.2cm. * h3 : chiều cao buộc dây cáp để treo dầm. * h4 : khoảng cách từ móc treo đến tâm của ròng rọc cố định trên đỉnh cần; (h4min phụ thuộc cấu tạo cần trục, giới hạn từ 2-5m). chiều cao h3 phụ thuộc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThi cong.doc
  • dwg0-GIOI THIEU DO AN.dwg
  • xlsBCNCKT.xls
  • dwgBien Phap Thi cong.dwg
  • dwgBMC+DN.dwg
  • xlsBook1.xls
  • dwgCOCNHOI ( L=34m).dwg
  • xlsdamchu,damngang.xls
  • dwgdamchu.dwg
  • dwgLANCAN.111.dwg
  • xlslc+bmc.xls
  • xlsMo Tru.xls
  • dwgPASB1.dwg
  • dwgPASB2.dwg
  • dwgPASB3.dwg
  • xlsPHIUTH~1.XLS
  • dwgTC2PASB.dwg
  • dwgThep Mo.dwg
  • dwgTHEP TRU.dwg
Tài liệu liên quan