CHƯƠNG I - TỔNG QUAN VỀ CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ - PORTAL 3
I. Khái niệm về Portal 4
1.1. Định nghĩa Portal 4
1.2. So sánh Portal với một Website thông thường 5
II. Các đặc trưng cơ bản của Portal 6
2.1. Chức năng tìm kiếm (Search function). 6
2.2. Dịch vụ thư mục (Directory service) 6
2.3. Ứng dụng trực tuyến (Online desktop application). 6
2.4. Cá nhân hoá các dịch vụ (Personalization or Customization). 7
2.5. Cộng đồng ảo (Virtual community or Collaboration). 7
2.6 Một điểm tích hợp thông tin duy nhất (Comporate Portal) 7
2.7. Kênh thông tin (Channel) 7
III. Phân loại Portal. 8
3.1. Consumer Portal 8
3.2. Vertical Portal 8
3.3. Horizontal Portal 8
3.4. Enterprise Portal 8
3.5. B2B Portal 8
3.6. G2G Portal 8
IV. Các kỹ thuật của hệ thống Portal. 9
4.1. Portlet 9
4.2. Phân loại Portlet và các dịch vụ web 9
V. Khung làm việc của hệ thống Portal 16
VI. Các bước xây dựng Portal 16
6.1. Lập kế hoạch 16
6.2. Thiết kế tổng thể 17
6.3. Phát triển Portal 17
VII. Các công nghệ xây dựng Portal. 18
7.1. Công nghệ xây dựng các phân hệ 18
7.2. Công nghệ để xây dựng Portal 19
7.3. Mô hình hoạt động của J2EE và .NET 21
CHƯƠNG 2 - TỔ CHỨC DỮ LIỆU, CƠ CHẾ CHUYỂN ĐỔI DỮ LIỆU TRONG CỔNG THÔNG TIN PHỤC VỤ CHO VIỆC TÌM KIẾM VÀ KHAI THÁC DỮ LIỆU 23
I. Tổ chức dữ liệu trong hệ thống thông tin 24
1.1. Một số mô hình tổ chức CSDL trong hệ thống Client/Server. 24
1.2. Mô hình tổ chức dữ liệu trong Portal 26
II. Cơ chế chuyển đổi thông tin giữa các Sever trong Portal. 26
III. Các mô hình khai thác và tìm kiếm thông tin trong hệ thống thông tin. 28
IV. Một số thuật toán tìm kiếm dữ liệu trong hệ thống thông tin phân tán. 31
4.1. Cấu trúc cơ bản của máy tìm kiếm : 31
4.2. Phương pháp biểu diễn dữ liệu trong máy tìm kiếm 32
4.3. Mô hình tìm kiếm thông tin trong CSDL phân tán 32
CHƯƠNG 3 - GIỚI THIỆU CÔNG NGHỆ ASP.NET VÀ NET FRAMEWORK 34
I. Giới thiệu công nghệ ASP.NET. 35
1.1. Ưu điểm của công nghệ ASP.NET 35
1.2. Giới thiệu công nghệ ASP.NET. 35
1.3. Công nghệ ASP có gì mới so với công nghệ ASP 3.0. 36
1.4. Các đặc điểm mới của ASP.NET 37
1.5. Thiết kế mã theo ASP.NET. 39
1.6. Các thành phần điều khiển trong ASP.NET. 41
1.7. Mô hình đa tầng 42
1.8. Xử lý dữ liệu với ADO.NET/XML. 42
1.9. ASP.NET với Windows 2003 Server. 43
II. .NET Framework 46
2.1. Giới thiệu .NET Framework 46
2.2. Biên dịch trang ASP.NET 48
III. Cài đặt .NET Framework. 49
3.1. Yêu cầu về phần cứng và phần mềm. 49
3.2. Cài đặt .NET Framework 49
IV. Cấu hình trang web.config. 50
CHƯƠNG 4 - PHÂN TÍCH HỆ THỐNG CỔNG THÔNG TIN VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI 51
I. Nghiên cứu sơ bộ hệ thống. 52
1.1. Giới thiệu Viện Đại Học Mở Hà Nội 52
1.2. Mô tả hệ thống hiện hành tại Viện Đại Học Mở Hà Nội. 53
1.3. Đánh giá hệ thống hiện hành tại Viện Đại Học Mở Hà Nội. 36
1.4. Các đặc điểm mới của ASP.NET 37
1.5. Thiết kế mã theo ASP.NET. 39
1.6. Các thành phần điều khiển trong ASP.NET. 41
1.7. Mô hình đa tầng 42
1.8. Xử lý dữ liệu với ADO.NET/XML. 42
1.9. ASP.NET với Windows 2003 Server. 43
II. Tính khả thi và các đánh giá ban đầu. 55
2.1. Tính khả thi về kỹ thuật 55
2.2. Tính khả thi khi vận hành. 55
2.3. Tính khả thi về kế hoạch thực hiện. 55
III. Sơ đồ phân rã chức năng. 56
3.1. Sơ đồ phân rã chức năng quản lý truy nhập 56
3.2. Sơ đồ phân rã chức năng quản lý Module. 57
3.3. Sơ đồ phân rã chức năng quản lý tin tức. 58
3.4. Sơ đồ phân rã chức năng tra cứu điểm tuyển sinh 60
3.4. Sơ đồ phân rã chức năng tra cứu thông tin sinh viên. 61
IV. Mô tả các chức năng của hệ thống 61
4.1. Chức năng quản lý truy cập 61
4.2. Chức năng quản lý Module. 63
4.3. Chức năng quản lý tin tức. 64
4.4. Chức năng tra cứu điểm tuyển sinh 65
4.5. Chức năng tra cứu thông tin sinh viên. 66
V. Biểu đồ dòng dữ liệu của hệ thống. 67
5.1. Biểu đồ dòng dữ liệu mức đỉnh của hệ thống 67
5.2. Biểu đồ dòng dữ liệu hàm quản lý thành viên. 68
5.3. Biểu đồ dòng dữ liệu hàm quản lý Module. 75
5.4. Biểu đồ dòng dữ liệu hàm tra cứu tuyển sinh 79
5.5. Biểu đồ dòng dữ liệu hàm quản lý tin tức. 80
5.6. Biểu đồ dòng dữ liệu hàm tra cứu thông tin sinh viên 88
135 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1602 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế cổng thông tin viện đại học mở Hà Nội bằng công nghệ ASP.NET của Microsoft, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à trang mã .NET hay còn gọi là “Code Behind”. Trong bất kì trang ASP.NET dạng Web Form, bao giờ cũng có phát biểu sau trên phần đầu trang Web.
<%@Page Language = “vb”
Auto Event Wireup = “false”
Codebehind = “newuser. aspx.vb”
Inherits = “aspnet.newuser”%>
Phát biểu này còn gọi là chỉ dẫn với từ khai báo là @Page, chỉ cho ta thấy rằng mỗi Web Form được xây dựng trên ASP.NET. Điều này có nghĩa là Web Form là một đối tượng của ASP.NET Page.
Đối tượng Page, cũng chứa các Control khi người sử dụng yêu cầu trang Web Form từ trình chủ, đối tượng Page sẽ thực thi đối tượng Web Form cùng cới các Control trên trang ASP.NET.
Sau đó, chúng chuyển đổi kết xuất của đối tượng Page cùng với các Control thành mã HTML để trả về cho trình duyệt.
- Quan hệ giữa các tập tin Web Form
Ngoài khai báo tập tin mã ẩn, chỉ dẫn Page còn định nghĩa đặc tính của trang Web như khai báo Language bằng VB, Auto Event Wire Up quan tâm đến kết nối tự động giữa kiểm soát biến cố Page_load, giá trị thiết lập False cho biết khi kiểm soát biến cố phải cung cấp đoạn mã chương trình.
Phát biểu kế tiếp là Code-behind = “newuser. aspx.vb”, tất cả các mã nguồn của Web Form đều lưu trữ trong trang Code-behind có tên newusser. aspx.vb.
Ngoài ra, tất cả các thẻ trên trình chủ đều được khai báo thuộc tính runat = “server” trong cú pháp của cấu trúc thẻ.
Các thành phần điều khiển trong ASP.NET
Như trình bày ở trên, đối tượng chính của trang ASP.NET là đối tượng Page. Trên đối tượng này có 4 loại điều khiển chính sau:
Điều khiển nội tại (intrinsic control)
Điều khiển danh sách (list control)
Điều khiển đa năng (rich control)
Điều khiển kiểm tra (validate control).
1.6.1 Điều khiển nội tại
Các điều khiển này sẽ tạo ra những phần tử theo kiểu HTML phía trình khách. Có thể dựa vào điều khiển nội tại để tạo ra các phần tử HTML phía trình khách.
Có thể dùng điều khiển nội tại để tạo ra các điều khiển HTML thông minh có khả năng quản lý trạng thái của chính nó hay những phần tử chỉ phần HTML không cần quản lý trạng thái.
Điều khiển danh sách
Thành phần điều khiển danh sách(list control) cho phép hiển thị mọi loại dữ liệu kiểu danh sách. Ví dụ, như bảng dữ liệu (table), khung hình (view, liệt kê),
Điều khiển danh sách còn cho phép ràng buộc với các thành phần dữ liệu Server. Sử dụng List Control ta có thể hiển thị và sắp xếp dữ liệu theo cách đơn giản dưới nhiều góc nhìn khác nhau và ít phải viết mã lệnh nhất.
Điều khiển đa năng
Những điều khiển đa năng (rich control) trên Server sẽ sinh ra mã là tổ hợp của nhiều phần tử HTML đôi khi kèm theo mã điều khiển Javascript để chạy phía trình khách.
Rich Control cung cấp cho nhiều giao diện rất bắt mắt và độc đáo. Tuỳ theo trình duyệt phía trình khách mà mã HTML và Javascript do Rich control tạo ra trở nên tương thích.
Điều khiển kiểm tra
Các điều khiển kiểm tra (valicate control) thường không nhìn thấy. chúng hoạt động phía hậu cảnh ở cả 2 phía trình khách (client) và trình chủ (server) tuỳ thuộc vào giá trị True hay False mà cung cấp cho thuộc tính EnableClientscript và Enabled.
mục đích của thành phần điều khiển là cho phép kiểm tra khuôn dnạg của dữ liệu nhập vào trước khi trình khách gởi ngược (postback) dữ liệu về trình chủ hoặc trình chủ đưa dữ liệu trở về trình khách.
Mô hình đa tầng (multi-tier)
Một trong những thay đổi quan trọng diễn ra khi cài đặt ứng dụng ASP.NET phía máy chủ là sự phân tầng trong ứng dụng. Các ứng dụng ngày nay thường áp dụng mô hình đa tầng phân rã chức năng của từng đơn thể đến mức tối đa.
Trong các trang ASP 3.0, mã HTML và mã ASP cùng với định dạng kết xuất, xử lý dữ liệu trộn lẫn vào nhau. điều này sẽ gây khó khăn đối với những dự án lớn cần hoạt động theo nhóm và tách biệt trong các bước phát triển.
Ngược lại trong mô hình phân tầng, các nghiệp vụ xử lý logic của ứng dụng được cài đặt thành những đối tượng riêng biệt. Cụ thể chúng bao gồm 3 tầng:
Presentation tier (tầng trình diễn): Chứa các trang ASP.NET định dạng giao diện và triệu gọi đối tượng ở tầng xử lý nghiệp vụ.
Business tier (tầng xử lý nghiệp vụ): Các đối tượng ở tầng Business tier thực hiện chức năng chính của chương trình bao gồm mã lệnh tách rời phần định dạng HTML.
Data tier (tầng dịch vụ dữ liệu): Thực hiện việc kết nối và truy xuất cơ sở dữ liệu.
Mô hình này là mô hình 3-tier rất thường được áp dụng trong các ứng dụng hiện đại nhất là ứng dụng thương mại điện tử. Chức năng xử lý chính của ứng dụng nằm gói gọn trong các đối tượng ở tầng xử lý nghiệp vụ (business tier).
Thêm vào đó, mô hình ứng dụng đa tầng có những ưu điểm đó là mềm dẻo và dễ dàng nâng cấp.
Xử lý dữ liệu với ADO.NET/XML
Khi xử lý dữ liệu từ ADO.NET/XML, trước tiên ta kết nối cơ sở dữ liệu và truy vấn dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quan hệ, các bảng dữ liệu được thay thế bởi đối tượng DataSetCommand.
DataSetCommand định rõ những bảng dữ liệu mà ta quan tâm, sau khi DataSet kết nối dữ liệu xong ta đóng kết nối, kế đến là xây dựng một quan hệ cho chúng trong DataSet đối với những bảng dữ liệu vừa chỉ rõ trong DataSetCommand.
Bằng cách này ta tự ràng buộc và tạo quan hệ dữ liệu ngay trong đối tượng DataSet, sau đó có thể gửi dữ liệu đến các ứng dụng hay tập tin văn bản XML hay bất kì một ứng dụng trình khách khác.
Do tập dữ liệu có thể xây dựng từ tài liệu XML nên chúng ta có thể tạo một tập dữ liệu trên ứng dụng Windows hay ứng dụng Web-Based.NET.
Ngoài ra, ta cũng có thể làm việc trên EDI (electronic data interchange) bằng cách truyền tập tin XML thông qua dịch vụ Web.
Trong Web Forms có thể truyền một tập tin XML vào ứng dụng một cách dễ dàng do dữ liệu XML với giản đồ mô tả đầy đủ nội dung. Có thể xây dựng tập dữ liệu ngay trong ứng dụng từ tài liệu XML.
Sau đó, người dùng có thể kích hoạt hay thao tác trên các ứng dụng, nếu họ muốn cập nhật nguồn dữ liệu (data source), đối tượng DataSet được xây dựng từ tập tin XML sẽ trả về cho tầng Business thông qua mạng Intranet hay Internet.
ASP.NET với Windows Server 2003
Để xây dựng ứng dụng thương mại điện tử với công nghệ .NET trên môi trường Windows, thay vì sử dụng hệ điều hành Windows 2000 với IIS 5.0 cùng với bộ .NET Framework phiên bản 1.0, ta có thể cài đặt hệ điều hành Windows Server 2003 và IIS 6.0.
Windows Server 2003 là hệ điều hành kế tiếp của Microsoft. Với hệ điều hành này bao gồm phiên bản IIS 6.0 tích hợp các dịch vụ .NET Framework tương thích với ứng dụng .NET.
Microsoft .NET Server 2003 là tên gọi tiền thân của ứng dụng Server dùng cho công nghệ .NET đã đổi tên thành Microsoft Windows Server 2003, Windows Server 2003 hợp thành một môi trường ứng dụng mạnh mẽ dùng hỗ trợ những dịch vụ Web và XML với những ứng dụng được cải tiến tính hiệu quả, khắc phục những điểm yếu của Net Framework trên SQL Server 2000 XP.
Sau đây là các ưu thế của Windows Sever 2003 cho việc phát triển các ứng dụng ASP.NET.
Sự hợp nhất .NET Framework
.NET Framework được hợp nhất thành họ Windows Server 2003, hệ điều hành mà người ta cho là đã “thoát khỏi vỏ hộp”, bởi vì nó đã loại đi những yêu cầu cho bất kì việc quản lý và triển khai phải thêm vào.
Tất cả các ứng dụng mang tính chuyên nghiệp đều ở chế độ tuỳ chọn, những tuỳ chọn này mặc định là không sử dụng khi khởi động Windows Server 2003 trừ khi kích hoạt chúng.
Kết quả là Windows Server 2003 có sự thừa hưởng tất cả những tiến bộ của .NET Framework như: được bảo vệ tốt, quản lý đầy đủ, mô hình chương trình nhiều đặc điểm, môi trường thực thi ứng dụng, phương thức triển khai và quá trình phát triển được đơn giản hoá, sự hợp nhất các ngôn ngữ lập trình khác nhau.
.NET Framework là một mô hình chương trình hạt nhân sử dụng hệ điều hành Windows như một trình chủ ứng dụng. Chúng là một mô hình chương trình mạnh mẽ với những hỗ trợ tự nhiên cho dịch vụ Web XML, chuyển tác phân tán, ứng dụng phân tán không đồng bộ và sự nối kết dữ liệu.
Hoạt động ổn định
Microsoft cũng làm cho những hoạt động máy tính đáng tin cậy, đó là sự cải tiến Windows Server 2003. Ví dụ, dịch vụ IIS sẽ mặc định không hoạt động trừ khi ta chủ động khởi động nó. Đó là kết quả trực tiếp của sự hỗ trợ gần đây, giúp cho hệ thống được bảo mật vững chắc.
IIS 6.0 (Internet Information Service)
Trình điều khiển IIS 6.0 tăng cường khă năng thi hành, tính tin cậy và khả năng quản lý. Tiến trình quay vòng trở lại cho phép ứng dụng hồi phục lại những gì trước đó một cách rõ ràng từ những điều kiện như: sự tăng cường khả năng sử dụng bộ nhớ khiến cho tính xác thực của những ứng dụng ngày càng được tăng thêm cho đến những người sử dụng cuối cùng.
Những ứng dụng cá nhân được chia sẻ với một sự bố trí duy nhất, điều này đã hỗ trợ cơ chế thực thi và những yêu cầu về chất lượng của dịch vụ.
Sự bảo mật cá nhân được bố trí cho những ứng dụng Web khác nhau tránh cho việc truy cập làm ảnh hưởng đến toàn bộ hiệu lực Web Server.
Tóm lại, sự thay đổi cấu hình được áp dụng một cách linh động hoàn toàn sử dụng những tập tin định dạng XML. những nhà phát triển có thể dễ dàng làm báo cáo hoặc chia sẻ cấu hình với những nhân viên điều hành. Điều này giúp cho việc quản lý được tổ chức một cách hợp lý.
Tính mềm dẻo và dễ dàng nâng cấp
IIS “Web Gardens” là những nhóm tiến trình Web tập trung phục vụ yêu cầu của ứng dụng. chúng cung cấp bộ xử lý đa trình và khả năng chỉ rõ những mối quan hệ của bộ xử lý, tăng cường khả năng lựa chọn. trong môi trường Web, sự hỗ trợ tự nhiên cho ASP.NET vượt ra ngoài phạm vi của những trạng thái session được chia sẻ.
Windows Server 2003, Enterprise Edition và Windows Server 2003, DataCenter Edition đều hỗ trợ cấu hình hợp thành Server, cho phép cấu hình một lúc hơn 8 trình chủ với nhau. Điều này tạo khả năng nâng cấp cho những ứng dụng như cơ sở dữ liệu, hệ thống thư từ, tập tin và dịch vụ in ấn.
Tối ưu khi thi hành
Mô hình hạt nhân được kiến trúc lại đã cải tiến khả năng thi hành. Cách thức lắng nghe bằng HTTP không chỉ cung cấp một dịch vụ thi hành cao và thiết thực cho việc phân phối những yêu cầu HTTP mà còn tạo ra nền tảng cho kiến trúc lưu trữ sự thi hành.
Ngày nay, ASP.NET có thể cải tiến triến trúc hạt nhân hỗ trợ nội dung động, bao gồm dịch vụ Web XML.
Sự cải tiến COM
COM+ là một mở rộng của COM(Component Object Model), giờ đây các phiên bản ứng dụng COM+ có thể được cài đặt và cấu hình trên cùng một máy. Đặc điểm này đã làm giảm chi phí và thời gian sử dụng nhiều Server để điều hành những phiên bản khác nhau của một ứng dụng.
Sự cải tiến ứng dụng Server
.NET Framework hợp nhất hai kĩ thuật truyền thông không đồng thời SOAP (Simple Object Access Protocol) và MSMQ, cho phép nhà phát triển xây dựng những ứng dụng thiết thực và có khả năng lý độc lập.
Tuy nhiên, ngoài việc hỗ trợ sử dụng COM trước đây,Microsoft cung cấp giải pháp xây dựng cho dịch vụ Web cho phép thay thế các chức năng trước đây như COM và DCOM.
Sự cải tiến hỗ trợ xử lý đa trình đối xứng
Sự hỗ trợ xử lý đa trình đối xứng đã thực sự được cải tiến thông qua họ Windows Server 2003. Ngày nay có thể cải tiến trên nền phần cứng một cách cao cấp hơn mà không cần thêm sự hỗ trợ phát triển nào.
Windows Server 2003 bao gồm các dịch vụ Enterprise UDDI (Universal Description, Discovery and Integration), một cơ sở của công nghệ XML hỗ trợ truy tìm dịch vụ Web Services.
Giải pháp dựa trên những chuẩn mực này cho phép những công ty vận hành UDDI của chính họ huấn thị cho việc sử dụng Entranet, dễ dàng khám phá dịch vụ Web và những tài nguyên chương trình khác.
Nhà phát triển có thể dễ dàng, nhanh chóng tìm ra và sử dụng lại những gì có sẵn của dịch vụ trong phạm vi tổ chức.
Nhà quản trị IT (Information Technology) có thể ghi thành mục lục và điều hành những tài nguyên chương trình trên mạng của họ. Dịch vụ Enterprise UDDI cũng giúp các công ty xây dựng và triển khai những ứng dụng tin cậy hơn, thông minh hơn.
Hỗ trợ cấu hình phần cứng 64 bit
Những đòi hỏi mà ứng dụng cần nhất là sự hỗ trợ không gian bộ nhớ lớn. Windows Server 2003 có phiên bản có sẵn cho thế hệ gần đây nhất có bộ xử lý 64 bit.
Phần cứng 64 bit thêm vào sự hỗ trợ không gian địa chỉ rộng lớn trên 4GB. sự thay đổi tối thiểu cho những ứng dụng đang tồn tại cho phép hỗ trợ phần ứng 64 bit.
Tuy nhiên, không nhất thiết phải sử dụng IIS 6.0 của hệ điều hành Windows Server 2003 cho ứng dụng ASP.NET. thay vào đó, có thể sử dụng IIS 5.0 và .NET Framework hệ điều hành Windows 2000 phiên bản Advanced Server cùng với Service Pack mới nhất.
.NET Framework
Giớithiệu .NET Framework
.NET Framwork là cơ sở hạ tầng cung cấp cho người dùng cách thức sử dụng nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau cho phép truy cập thông tin, file, hoặc các chương trình của họ ở mọi lúc mọi nơi trên mọi cấu hình phần cứng và thiết bị.
Tâm điểm của .NET Framework là môi trường CLR (Common Language Runtime) và tập phân cấp các bộ thư viện hợp nhất cùng với ASP.NET. CLR quản lý sự thực thi của đoạn mã .NET và cung cấp các dịch vụ giúp cho quá trình phát triển chương trình ứng dụng dễ dàng hơn. Các trình biên dịch và các công cụ làm cho chức năng của thư viện thực thi runtime trở nên phong phú và hiệu quả hơn.
Đoạn mã viết trong trang ASP.NET hướng đến một kiến trúc đích cụ thể gọi là mã được quản lý (managed code). CLR quản lý đoạn mã ở mức thực thi thấp nhất, kết hợp khả năng sử dụng đồng thời nhiều ngôn ngữ có khả năng triệu gọi lẫn nhau (cross-language), tích hợp quản lý các lỗi ngoại lệ, khởi động và chấm dứt các tiểu trình (thread) ở mức thấp, hỗ trợ về bảo mật, quản lý phiên bản, đóng gói cài đặt.
Ngoài ra, dịch vụ Web trong .NET Framework cho phép phát triển ứng dụng Internet hay Intranet trong hiện tại lẫn tương lai bằng bất cứ ngôn ngữ lập trình nào, truy cập đến hệ thống bất kỳ. CLR cung cấp cơ chế dễ dàng cho các nhà phát triển Visual Basic.NET khi thiết kế và xây dựng ứng dụng trong đó những đối tượng viết bằng Web Services có thể tương tác với các đối tượng được viết bằng ngôn ngữ khác.
Sự tương tác này có thể bởi vì các trình biên dịch ngôn ngữ và các công cụ phát triển hướng đến sử dụng CLR với một hệ thống kiểu dữ liệu chung định nghĩa bởi thư viện runtime như hình 19 dưới đây.
Hình 19. Kiến trúc NET Framework
.NET Framework còn kết hợp mô hình lập trình đơn giản, dễ sử dụng với các giao thức mở và biến đổi được của Internet. Để đạt được điều này, .NET Framework bao gồm các đặc điểm sau:
Sự hợp nhất thông qua các chuẩn Internet và hỗ trợ các chuẩn Web Services: cho phép giao tiếp với mọi ứng dụng phát triển trên cơ sở hạ tầng bất kỳ mà không cần biết đến chi tiêt bên trong cơ sở hạ tần đó thông qua định dang XML bằng nghi thức SOAP (Simple Object Access Protocol).
Khả năng biến đổi được: đa số các hệ thống lớn đang sử dụng trên thế giới được xây dựng trên kiến trúc không đồng bộ. .NET Framework cho phép chúng ta xây dựng ứng dụng có khả năng biến đổi và giao tiếp với nhau giữa các kiến trúc khác nhau.
Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ: những nhóm lập trình sử dụng ngôn ngữ lập trình khác nhau để phát triển ứng dụng do chúng có những tính ưu việt của từng loại. .NET Framework cho phép trao đổi và giao tiếp giữa các hệ thống được xây dựng trên các ngôn ngữ lập trình khác nhau. Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng lại những ứng dụng đang tồn tại mà không cần phải xây dựng lại từ đầu.
Bảo mật tốt hơn: bảo mật là một trong những vấn đề gây mất nhiều thời gian của người làm tin học. Kiến trúc bảo mật của .NET Framework được thiết kế từ dưới lên để đảm bảo các ứng dụng và dữ liệu được bảo vệ tinh vi dựa trên mô hình evidence-base.
Kế thừa những dịch vụ của hệ điều hành : .NET Framework tận dụng lợi thế đa dạng và phong phú của các thành phần trong hệ điều hành đang có thể cung cấp cho người sử dụng theo cách thân thiện và dễ sử dụng hơn.
Tách biệt giữa mã nguồn và phần giao diện là một phần quan trọng của .NET Framework. Ngoài ra, .NET Framework biên dịch trang ASP.NET thành tập tin DLL (Dynamic Link Library) khi được gọi lần đầu , thay vì thông dịch chúng như từng thực hiện trong ASP 3.0.
Biên dịch trang ASPX
Khi người sử dụng gọi trang ASPX lần đầu tiên, IIS triệu gọi trình biên dịch trang ASPX thành tập tin Class. Kế tiếp, tập tin Class này được biên dịch thành tập tin DLL. Sau đó, trang DLL thực thi và trả về kết quả cho người sử dụng.
Hình 20. Cách biên dịch trang ASP.NET
Trong trường hợp người sử dụng gọi lại trang ASPX lần kế tiếp thì tập tin DLL sẽ được gọi và thực thi để trả kết quả về cho người sử dụng.
Như vậy, trang ASPX sẽ biên dịch lại tập tin DLL khi chúng tìm thấy cấu trúc của nó thay đổi hoặc chúng không tìm thấy tập tin DLL tương ứng trong thư mục có tên Temporary ASP.NET File.
Tóm lại, khi người sử dụng truy cập trang ASPX vào lần đầu tiên, quá trình thực thi thường chậm, nhưng nếu người sử dụng truy cập trang ASP.NET đó lần kế tiếp thì quá trình này sẽ xảy ra nhanh chóng.
Cài đặt .NET Framework
Yêu cầu phần cứng và phần mềm
.NET Framework 1.0 chỉ hỗ trợ trên hệ điều hành Windows 2000, Windows XP mà không hỗ trợ cho hệ điều hành Windows 4.0 và Windows 9x. Có thể sử dụng .NET Framework 1.1 SDK tích hợp trong hệ điều hành Windows Server 2003, .NET Framework 1.1 hỗ trợ cả Windows 9x, NT.
Để cài đặt .NET Framework 1.1 SDK ta cần có cấu hình phần cứng và phần mềm nhỏ nhất.
Để truy cập ASP.NET, ta cần cài đặt Internet Information Services (IIS) với .NET Framework. Trong trường hợp IIS cài đặt sau .NET Framework, ASP.NET sẽ không thể thực thi, ta cần đăng ký Aspnet_isapi.dll bằng cách sử dụng Regsvr32. exe.
Nếu hệ điều hành là Windows Server 2003, ta không cần cài đặt .NET Framework bởi vì .NET Framework 1.1 đã được tích hợp sẵn. Trong trường hợp muốn sử dụng .NET Framework 1.1 với hệ điều hành Windows 2000, ta cần cài đặt Service Pack mới nhất (Service Pack 4).
Cài đặt .NET Framework
Nếu ta đang cài hệ điều hành Windows 2000, ta có thể cài đặt .NET Framework 1.1 bằng cách chọn đĩa thứ 4 của bộ Visual Basic.NET
Khi bắt đầu cài đặt .Net Framework, hệ thống kiểm tra các thành phần cần cập nhật trước khi cài đặt .NET Framework. Ta có thể chọn tùy chọn “No” để tiếp tục.
Kế tiếp, cửa sổ xuất hiện yêu cầu chấp nhận các điều khoản bắt buộc mà nhà sản xuất đưa ra bằng cách chọn “I accept the agreement”.
Do trong quá trình cài đặt, hệ thống yêu cầu khởi động lại hệ điều hành. Trong trường hợp này, ta có thể cho phép tự động đăng nhập khi trình cài đặt khởi động hay không.
Nếu muốn tự mình gõ thông tin đăng nhập, ta không chọn tùy chọn “Automatically logon”
Trong trường hợp muốn tự động đăng nhập, ta cần cung cấp Username và Password. Lưu ý rằng: Username và password của người sử dụng thuộc trong hệ thống Server đang sử dụng.
Sau khi hệ thống cập nhật 3 thành phần: Microsoft Frontpage 2000 Web Extensions Client, Setup runtime files và Mircoft Internet Explorer 6.0 trình cài đặt sẽ khởi động lại hệ thống.
Sau khi khởi động, hệ thống tiếp tục cài đặt danh sách thành phần trong MDAC 2.7
Trong trường hợp cài đặt .NET Framework không thành công ta có thể cài đặt lại .NET Framework bằng cách chọn tập tin dotnetfx.exe, cửa sổ cài đặt xuất hiện. Nếu cài đặt .NET Framework thành công, cửa sổ thông báo kết quả đã cài đặt thành công (Installation of Microsoft .NET Framework (English) is complete )
CẤU HÌNH TRANG WEB.CONFIG
Mỗi ứng dụng ASP.NET đều tồn tại một tập tin định dạng XML có tên web.config nằm trong thư mục gốc của ứng dụng. Tập tin này cho phép chúng ta cấu hình các thông số như Timeout, chuỗi kết nối cơ sở dữ liệu, bảo mật hệ thống,sử dụng cho ứng dụng.
Chẳng hạn, trong các ứng dụng xây dựng bằng ASP trước đây, thông thường ta khai báo chuỗi kết nối cơ sở dữ liệu cho ứng dụng bằng cách khai báo biến trong tập tin .asp. Để sử dụng biến này trong trang ASP, ta cần khai báo chèn tập tin này và sử dụng biến như biến khai báo trong trang ASP.
Tuy nhiên trong ASP.NET, để làm điều này ta có thể khai báo khóa với giá trị trong tập tin web.config.
Sau đó, trong trang ASPX có tương tác với cơ sở dữ liệu, chỉ cần đọc khóa “cons” hay “conn” từ tập tin web.config
Ví dụ: Chuỗi cấu hình kết nối cơ sở dữ liệu trong trang web.config
CHƯƠNG IV
PHÂN TÍCH HỆ THỐNG
CỔNG THÔNG TIN VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
Chương 4 trình bày 6 vấn đề chính sau đây:
- Nghiên cứu sơ bộ hệ thống
-Tính khả thi và các đánh giá ban đầu
-Sơ đồ phân rã chức năng hệ thống
-Mô tả các chức năng hệ thống
-Biểu đồ dòng dữ liệu hệ thống
-Mô hình thực thể liên kết
NGHIÊN CỨU SƠ BỘ HỆ THỐNG
Giới thiệu Viện Đại Học Mở Hà Nội
ĐH Mở Hà Nội là trường Đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo Dục và Đào Tạo.
Địa chỉ : Nhà B101 Bách Khoa – Hai Bà Trưng – Hà Nội.
Website chính thức : www.dhm-hnou.edu.vn
Năm thành lập : 1993
Viện trưởng : TS Phạm Minh Việt
Tổng số cán bộ trực thuộc : 502 người
Số sinh viên đang theo học : 25.467 sinh viên (số liệu năm 2005) trong đó:
Số sinh viên hệ chính quy (Đại Học,Cao Đẳng): 10.227 sinh viên
Số sinh viên phi chính quy (Tại Chức,Từ Xa): 15.240 sinh viên
Số Loại hình đào tạo : 4
Đại Học Chính Quy
Đại Học Tại Chức
Đại Học Từ Xa
Cao Đẳng
Số Sinh viên đã tốt nghiệp hệ chính quy : 15.653 sinh viên (số liệu năm 2005)
Chỉ tiêu tuyển sinh hệ chính quy : 3000 (năm 2006)
Số Khoa trực thuộc : 8
Khoa Công Nghệ Tin Học
Khoa Điện Tử Viễn Thông
Khoa Tạo Dáng Công Nghiệp
Khoa Tiếng Anh
Khoa Luật
Khoa Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh
Khoa Công Nghệ Sinh Học
Số ngành nghề đào tạo : 11
Tin Học
Điện Tử - Thông Tin
Công nghệ Sinh Học
Kế toán
Quản trị Kinh Doanh
Quản trị Du Lịch – Khách Sạn
Hướng dẫn du lịch
Tiếng Anh
Mỹ Thuật Công Nghiệp
Kiến trúc
Luật kinh tế
Mô tả hệ thống hiện hành tại Viện Đại Học Mở Hà Nội
1.2.1 Website chính thức của Viện Đại Học Mở Hà Nội
Website chính thức của Viện Đại Học Mở Hà Nội tại địa chỉ www.dhm-hnou.edu.vn hiện tại là một trang Web tĩnh được viết dưới dạng HTML.
Khi muốn đưa một tin mới lên mạng, người quản trị phải tạo 1 trang HTML trước, sau đó tiến hành sửa lại giao diện chính của Website, tạo đường dẫn đến trang vừa tạo, cuối cùng dùng chương trình tải các file này lên Server.
Dịch vụ trợ giúp tra cứu điểm tuyển sinh trực tuyến
Sau mỗi lần tuyển sinh, khi có kết quả thí sinh bắt buộc phải đến trường để xem kết quả. Như vậy dịch vụ này chưa hình thành trong cơ chế quản lý tại Viện.
Các dịch vụ tra cứu trực tuyến khác
Do hạn chế về công nghệ nên hệ thống hiện hành hầu như chưa có các dịch vụ này, tất cả đều làm thủ công bằng tay .
Đánh giá hệ thống hiện hành tại Viện Đại Học Mở Hà Nội
Viện Đại Học Mở Hà Nội chưa hình thành được một hệ thống quản lý thống nhất trên môi trường Internet.
Thông tin về các hoạt động của Viện Đại Học Mở Hà Nội đang được thực hiện một cách thủ công dựa trên một trang Web tĩnh sử dụng ngôn ngữ HTML.
Các Khoa, trung tâm hoạt động độc lập, sử dụng một phương pháp quản lý riêng và ít có mối liên kết để trao đổi thông tin giữa sinh viên các Khoa, sinh viên với những người trực tiếp quản lý hệ thống.
Các dịch vụ quảng bá hình ảnh và trợ giúp cho sinh viên như : tra cứu điểm thi trong các kỳ thi tuyển sinh, thi học kỳ, thông tin về trường... trên môi trường Internet hầu như chưa được xây dựng
Nói chung, hệ thống quản lý sinh viên hiện tại của Viện Đại Học Mở Hà Nội đa số thực hiện một cách thủ công, chưa có một chuẩn nhất định trong công tác quản lý .Với một trường đại học có tới hàng vạn sinh viên theo học, đang trên đà phát triển để khẳng định chất lượng đào tạo của mình, thực hiện theo phương thức này vừa tốn công sức, tiền bạc và thời gian vừa không mang lại hiệu quả một cách tối ưu.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin để giải quyết công việc quản lý tại Viện Đại Học Mở Hà Nội là một yêu cầu hết sức cần thiết.
Mục tiêu của hệ thống mới
- Thống nhất cách quản lý theo một chuẩn duy nhất.
- Cập nhật tin tức mới nhất về các hoạt động của Viện
- Quản lý tốt tất cả các thông tin về sinh viên đã và đang học tại trường.
- Truy suất, kiểm tra thông tin sinh viên một cách nhanh chóng và chính xác
- Giúp sinh viên có thể tra cứu nhanh chóng điểm thi học kỳ của mình
- Thể hiện tính “mở” trong phát triển hệ thống
- Mô hình “tất cả trong một” là mục tiêu hệ thống mới hướng tới
Cổng thông tin Viện Đại Học Mở Hà Nội
Hệ thống quản trị tin tức
Dịch vụ tra cứu thông tin trực tuyến
Hệ thống quản lý cán bộ
Hệ thống quản lý sinh viên
Diễn đàn
Hình 21. Mô hình Cổng thông Tin Viện Đại Học Mở Hà Nội
Yêu cầu của hệ thống mới
- Đảm bảo tuân thủ theo đúng qui trình quản lý tại Viện Đại Học Mở Hà Nội.
- Thực hiện tốt chức năng của hệ thống hiện tại.
- Tốc độ xử lý thông tin nhanh, đảm bảo cung cấp thông tin chính xác.
- Người quản lý có thể theo dõi được một cách chi tiết các thông tin về hệ thống mà mình được giao
- Có khả năng cập nhật các Module viết thêm để cập nhật vào hệ thống
- Tin tức cập nhật mang tính thời sự
Một số các yêu cầu khác
- Hệ thống cần có giao diện thân thiện, quen thuộc với người dùng, các mẫu nhập liệu cần hỗ trợ tối đa thao tác dùng bàn phím cho người dùng nhằm tăng tốc độ nhập liệu.
- Hệ thống cần có chế độ sao lưu và phục hồi nhằm đảm bảo an toàn dữ liệu cho hệ thống khi có sự cố.
- Thông tin bảo mật tốt
- Phân quyền truy nhập hệ thống
Phạm vi giải quyết của hệ thống mới
Xây dựng khung Portal
Hoàn chỉnh các chức năng chính : quản lý thành viên, phân quyền, quản lý tab, cập nhật Module.
Các chức năng : Tin
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- P0056.doc