Thiết kế hồ chứa nước ĐămBri

Dự án thủy điện Đa M’Bri thuộc tỉnh Lâm Đồng, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 140km về hướng Đông Bắc và cách thị xã Bảo Lộc 21km về phía Tây.

Thủy điện Đa M’Bri thuộc loại thủy điện đường dẫn. Vị trí đập có tọa độ 11024’55” độ vĩ Bắc, 107039’45” độ kinh Đông, cách hợp lưu với suối Đa Br’Len về phía hạ lưu khoảng 1400m.

Nhà máy thủy điện nằm dưới chân thác Kiểng có tọa đô 11031’38’’ độ vĩ Bắc, 107038’48’’ độ kinh Đông.

 

doc139 trang | Chia sẻ: giobien | Lượt xem: 3060 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế hồ chứa nước ĐămBri, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH 1.1 Vị trí và nhiệm vụ công trình 1.1.1 Vị trí địa lý dự án Dự án thủy điện Đa M’Bri thuộc tỉnh Lâm Đồng, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 140km về hướng Đông Bắc và cách thị xã Bảo Lộc 21km về phía Tây. Thủy điện Đa M’Bri thuộc loại thủy điện đường dẫn. Vị trí đập có tọa độ 11024’55” độ vĩ Bắc, 107039’45” độ kinh Đông, cách hợp lưu với suối Đa Br’Len về phía hạ lưu khoảng 1400m. Nhà máy thủy điện nằm dưới chân thác Kiểng có tọa đô 11031’38’’ độ vĩ Bắc, 107038’48’’ độ kinh Đông.  Hình 1-1 Ví trí địa lý dự án thủy điện Đa M’Bri Nhiệm vụ công trình - Khai thác thủy điện Đa M’Bri công suất 72MW và điện lượng bình quân năm khoảng 319,59 triệu kWh. - Điều tiết nguồn nước của suối Đa M’Bri. Điều kiện tự nhiên của khu vực dự án Đặc điểm địa hình, địa mạo khu vực đầu mối Khối núi cao ở Phía Đông là khối núi trẻ và được nâng lên, khối phía Tây là khối bị sụt lún. Sự chênh lệch độ cao địa hình trong khu vực lên tới vài trăm mét. Các suối thường ngắn, thẳng và dốc.Hệ thống sông phát triển mạnh, thung lũng sông hẹp, lòng sông hẹp và dốc, hầu hết lộ đá gốc, vách sông thường là đất sườn tàn tích, đôi chỗ lộ đá gốc. Địa chất công trình Mô tả chung Nền gồm đá xâm nhập Granit hạt trung – thô, đá biến chất, đá sừng quaczit và đá bazan. Chúng đều thuộc loại đá cứng. Trầm tích đệ tứ bao gồm : đất aluvi ở lòng sông suối, bãi bồi và bậc thềm; deluvi-eluvi và eluvi Đất nền : aluvi, deluvi, eluvi; trong đó đất eluvi có 3 loại: đất trên nền đá granit, trên nền đá sừng và trên nền đá bazan Đới phá hủy kiến tạo: ở khu đầu mối Đa M’Bri có các đới phá hủy kiến tạo bậc II, IV mà thực chất là các đới cà nát. Đới cà nát là đất đá lẫn dăm sạn, chiều rộng khoảng 1m cho đới bậc II và 3m cho đới bậc IV. Đới ảnh hưởng là đới nứt nẻ tăng cao chiều rộng 10m cho đới bậc IV và 15-20m cho đới bậc III. Đới nứt nẻ tăng cao phụ thuộc vào chúng phân bố ở trong đới nào mà có các chỉ tiêu riêng biệt. Chỉ tiêu cơ lý của đới phá hủy kiến tạo trình bày trong Bảng 1-1 Bảng 1-1 : Chỉ tiêu cơ lý của đới phá hủy kiến tạo Vị trí  Cường độ kháng cắt  Mô đun biến dạng (kG/cm2)    tg(  C(kG/cm2)    Nằm trong đới II  0,65  1,0  25000   Nằm trong đới IB  0,60  0,50  5000   Đá đới chuyển dịch  0,30  0,20  100   Đá nền : khối đá gốc- đá cứng và nửa cứng được phân chia thành các khối cấu trúc-kiến tạo các bậc khác nhau, mà ranh giới là các đới phá hủy kiến tạo (chủ yếu là đới vỡ vụn). Theo mức độ thay đổi ngoại sinh của đá chia làm 3 đới IA, IB, II. Nằm dưới cùng là đới II với đặc điểm là đá hoàn toàn không thay đổi. Chỉ tiêu cơ lý của đá trình bày trong Bảng 1-2. Bảng 1-2a : Chỉ tiêu cơ lý của đá nền TT  Thông số  Đơn vị  Đới      II (đá cứng tương đối nguyên khối)  IB (phong hóa nhẹ)  IA (phong hóa mạnh)   1  Cường độ kháng nén của đá Granit - Trạng thái bão hòa (nbh - Trạng thái khô gió (nk  kG/cm2 kG/cm2  554 508  508 621    Bảng 1-2b : Chỉ tiêu cơ lý của đá nền TT  Thông số  Đơn vị  Đới      II (đá cứng tương đối nguyên khối)  IB (phong hóa nhẹ)  IA (phong hóa mạnh)   -   -  -  -  -   2  Cường độ kháng nén của đá sừng - Trạng thái bão hòa (nbh - Trạng thái khô gió (nk  kG/cm2 kG/cm2  701 893  661 793    3  Kích thước giới hạn của khối đá   0,3(1,0  0,05(0,1    4  Cường độ kháng cắt - Hệ số ma sát tg( - Lực dính đơn vị C  kG/cm2  0,85 3,0  0,75 2,0    5  Mô đun biến dạng  kG/cm2  120000  70000    6  Hệ số phản áp  kG/cm2  500  150    7  Trị số Lugeon   3  5(20    Địa chất công trình phương án tuyến I. Phương án tuyến I : Cách hợp lưu Đa BRLen - Đa M’Bri khoảng 400m về hạ lưu. Tuyến đập chính phương án I dự kiến đặt ở đoạn suối chảy theo hướng Bắc – Nam, thượng lưu khoảng 300m thì dòng chảy đổi sang hướng Tây - Đông, về phái hạ lưu khoảng 200m dòng chảy đổi sang hướng Đông – Tây. Độ dốc lòng suối không lớn. Chiều rộng suối 60m. Đáy suối lộ đá gốc Granit, có một tảng đá lăn kích thước lớn 2-5m, có ít trầm tích cát cuội sỏi. Tim tuyến đập có phương gang như Đông – Tây. Vai phải gối lên đồi có cao độ đỉnh 649m, độ dốc sườn 33-350, phủ kín cây cối. Vai trái đập gối lên đồi có cao độ đỉnh 688m, độ dốc 30-330. Khảo sát địa chất khu vực tuyến đập, đất Eluvi phủ ở bờ phải có chiều dày 5-6m, ở bờ trái có dày hơn nhưng không quá 10m. Đất Eluvi á cát ngoài việc chứa 35-40% dăm sạn cứng chắc, còn có khoảng 5-10% đá tảng lăn cỡ lớn. Đới phong hóa IA có chiều dày 1-3m, đới phong hóa IB là đá Granit cứng chắc, nứt nẻ trung bình và yếu, chiều dày ở lòng sông 5-25m ở vai đập. Các chỉ tiêu cơ lý của đất và đá đều cao, tính thấm nhỏ, vận tốc sóng dọc lớn. Đập phụ dự kiến đặt ở yên ngựa có cao độ 590m, bên trái nối với đồi bờ phải đập chính với độ dốc 13-150, bên phải nối với sườn đồi thoải với độ dốc 10-120, đỉnh có cao độ 713,5m. Tại yên ngựa trồng cà phê, hai sườn đồi phủ kín cây cối. Nền đập có hai loại đá : Granit ở bờ trái và bazan ở bờ phải, ranh giới ở giữa yên ngựa, đồng thời là đới phá hủy kiến tạo bậc III (III-1). Trong đá được chia thành các đới phong hóa IA, IB và II. Chiều dày của các đới xấp xỉ nhau cho cả hai loại đá. Đới IA là 1-5m, đới IB là 10-15m. Đất phủ trên nền đá là Eluvi thì có khác nhau. Đất trên nền đá là bazan là đất sét chứa dăm sạn và đá tảng chiều dày đạt tới 10m, đất trên nền đá Granit là á cát - á sét chứa 35-40% dăm sạn và đá tảng, chiều dày 6-7m.Điểm đáng chú ý là chiều dày đá bazan (kể cả đất phủ) không quá 50m, dưới là đá Granit mà phủ lên mặt đá Granit là đất Eluvi cổ, đất á sét chứ dăm sạn dày 1-3m. Các chỉ tiêu cơ lý của đất nền đều cao. Đập tràn dự kiến đặt ở sườn núi vai trái đập phụ với phương tim tuyến 2300, đổ nước ra sông Đa M’Bri. Tim tuyến đập tràn ở vai trái đập phụ và dọc theo sườn đồi thoải có độ dốc 5-100 đến 20-250, phủ kín cây cối. Đất Eluvi là á cát chứa 35-40% dăm sạn và khoảng 5-10% đá tảng Granit cỡ lớn chiều dày không quá 6m. Đới phong hóa Granit IA dày 1-2m, đới phong hóa IB dày 15-20m. Các chỉ tiêu cơ lý của đất và đá đều rất cao, tính thấm nhỏ. Mực nước dưới đất nằm ở độ sâu 6-7m, nước không có tính ăn mòn bê tông, dự báo nước chảy vào hố móng là rất ít bởi tính thấm bé. Địa chất công trình phương án tuyến II. Phương án tuyến II : cách tuyến I khoảng 1 km về phía hạ lưu. Đập chính dự kiến đặt ở hạ lưu tuyến đập I khoảng 1km, trên đoạn cuối chảy theo hướng Đông-Tây, dòng chảy điều hòa, độ dốc lòng suối nhỏ. Tim tuyến đập có phương Bắc – Nam. Nền đập là đá Granit sáng màu, rất cứng chắc với chiều dày đới IB khoảng 20m, đới phong hóa mãnh liệt IA dày 1,5-2,0m. Phủ trên nền đá là đất á cát - á sét Eluvi có chiều dày 10-11m, đồng đều cho cả hai vai đập. Đất á cát - á sét chiếm 15 – 20% dăm sạn và khoảng 5 – 10% đá tảng lăn Granit cỡ lớn. Lòng sông có trầm đọng cát hạt nhỏ và đá tảng, chiều dày không quá 5m, hệ số thấm lớn. Các chỉ tiêu cơ lý của đất đá đều cao. Đập tràn dự kiến đặt ở sườn núi vao phải tuyến đập II, đổ nước ra sông Đa M’Bri. Tim tuyến đập tràn chạy dọc theo sườn đồi thoải có độ dốc 5 – 100, phủ kín cây cối. Tại đoạn đầu tuyến tràn, nền đá Granit được phủ lên bởi đá bazan với chiều dày trung bình khoảng 25 – 30m. Đất Eluvi là á cát chứa 35 - 40% dăm sạn và khoảng 5 – 10% đá tảng Granit cỡ lớn chiều dày không quá 9m. Đới phong hóa IA dày 5 – 6m, đới phong hóa IB dày 15 – 20m. Các chỉ tiêu cơ lý của đất và đá đều rất cao, tính thấm nhỏ. Mực nước dưới đất ở độ sâu 6 – 7m, nước không có tính ăn mòn bê tông. Địa chất thủy văn Theo điều kiện về chế độ làm việc, đất đá ở tầng chứa nước cả về diện phân bố,động thái và các thành phần hóa nước, nước dưới đất được chia thành các tầng chứa nước như sau : - Tầng chứa nước lỗ rỗng – vỉa trong trầm tích Aluvi : Phân bố chủ yếu khu nhà máy, hạ du nhà máy và khu hồ chứa. - Tầng chứa nước lỗ rỗng – vỉa trong trầm tích hệ tầng Di Linh : Phân bố chủ yếu ỏ phần hồ chứa. - Tầng chứa nước lỗ rỗng – vỉa – khe nứt trong đá hệ tầng Túc Trưng : Diện phân bố bờ phải suối Đa M’Bri, nơi địa hình tương đối bằng phẳng, thuộc khu vực tuyến kênh dẫn và tuyến năng lượng nhà máy phương án 3. - Tầng chứa nước lỗ rỗng – vỉa – khe nứt trong đá điệp La Ngà : Phân bố ở phần địa hình thấp thuộc bờ phải sông, thuộc khu vực tuyến năng lượng. -Tầng chứa nước lỗ rỗng – vỉa – khe nứt trong đất đá phức hệ Cà Ná : Phân bố ở phần địa hình cao bờ trái suối Đa M’Bri, thuộc khu tuyến năng lượng 1 và 2. Điều kiện vật liệu xây dựng Để xây dựng công trình thủy điện Đa M’Bri, yêu cầu các loại vật liệu xây dựng thiên nhiên như sau : Đất dính : 4 triệu m3 Đá : 3 triệu m3 Cát : 0,3 triệu m3 Đã tiến hành công tác tìm kiếm và thăm dò được các kết quả sau : Các mỏ đất dính Trong phạm vi công trình đầu mối, khắp mọi nơi đều phân bố trầm tích Eluvi chủ yếu là đất sét, á sét trên nền đá bazan và đá Granit, có cả trầm tích Eluvi thềm bậc I. Tất cả đất Eluvi đều phân bố gần công trình, đất Eluvi chất lượng tốt nhưng trữ lượng quá bé, không đạt yêu cầu sử dụng. Đã tiến hành tìm kiếm và thăm dò sáu mỏ đất : Bốn mỏ A, B, C, D đều là đất Eluvi trên nền đá bazan của hệ tầng Di Linh, phục vụ xây dựng đập tuyến I. Mỏ E và F phân bố ở bờ phải và bờ trái tuyến đập II trên nền đá Granit và đá bazan hệ tầng Túc Trưng phục vụ cho xây dựng đập tuyến II. Các mỏ đá Trong khu vực nghiên cứu có ba loại đá: Đá bazan, đá Granit và đá sừng. Tất cả các loại đá đó đều có thể sử dụng để đắp đập, lát mái, làm tầng lọc. Nhưng để phục vụ làm cốt liệu bê tông thì đá sừng không đạt yêu cầu. Đá bazan phân bố đều trên các sườn đồi thoải, chiều dày đất phủ rất lớn. Vì thế chiếm ưu thế là đá Granit. Đã tìm kiếm ba mỏ ddass, hai mỏ A và B phục vụ cho khu đầu mối áp lực, mỏ C phục vụ cho khu nhà máy thủy điện. Các mỏ cát Trên dòng suối Đa M’Bri thỉnh thoảng có trầm đọng cát nhưng khối lượng chỉ tính bằng m3 đến chục m3, chất lượng xấu bởi có nhiều tạp chất nên không sử dụng. Công tác thăm dò đã được thực hiện trước đây để phục vụ xây dựng các công trình Đồng Nai 8, 6, 5 và Bảo Lộc. Trữ lượng các mỏ rất lớn, chất lượng hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu làm cốt liệu bê tông. - Mỏ cát Phú Hiệp: Cách đập chính tuyến I 90km có đường sẵn. Mỏ phân bố ở lòng sông Đồng Nai thuộc xã Phú Hiệp huyện Di Linh. Trữ lượng 400 ngàn m3 cấp B. Mỏ hiện nay đang được khai thác phục vụ xây dựng công trình thủy điện Bảo Lộc. - Mỏ cuội sỏi Đa Huoai: Phân bố trên chiều dài 10km vừa ở trên sông ĐA Huoai vừa ở lòng sông Đồng Nai, cách nhà máy khoảng 40km. Trữ lượng 600 ngàn m3. Mỏ này được thăm dò phục vụ xây dựng công trình thủy điện Đồng Nai 8. - Mỏ cát Đồng Nai : Mỏ này phục vụ cho công trình Đồng Nai 6, Thác Mơ, cách công trình Đa M’Bri khoảng 70km. Trữ lượng 500 ngàn m3. Bảng 1-3: Chỉ tiêu đất đắp Tên đất  Dung trọng khô (T/m3)  Độ ẩm (%)  Góc ma sát trong ( (độ)  Lực dính C (kG/cm2)  Hệ số thầm K (105cm/s)  Mô đun biến dạng E (kG/cm2)   edQ,eQ  1,44  31  16  0,35  0,02  150   Bảng 1-4: Đặc tính của cát Tên mỏ  Thành phần hạt, %, mm  Mô đun độ lớn  Hệ số không đồng nhất  Dung trọng T/m3  Tỷ trọng  Hàm lượng muối, %  Hàm lượng hạt sét, %  Hệ số thấm, cm/s    Cuội sỏi  5,0 - 2,5  2,5 - 1,25  1,25 - 0,315  < 0,315    Xốp  Chặt                                                                                                                               Phú Hiệp  2,0  12,2  39,2  44,8  3,8  3,4  2,9  1,40  1,58  2,67  0,06  0,1  0,419   Đa Huoai  16,1  6,1  8,0  58,6  27,3  2,3  3,0  1,43  1,71  2,67  0,22  1,4  0,06   Đồng Nai  0,0  0,0  3,5  78,0  21,5  2,0  3,2  1,40  1,61  2,69  0,04  0,7  0,103   Bảng 1-5: Trữ lượng các mỏ vật liệu Loại vật liệu  Khối lượng yêu cầu 106m3  Trữ lượng các mỏ vật liệu xây dựng  Khoảng cách đến công trình (km)     Tên mỏ  Thăm dò theo cấp       C1  C2    Đất dính  4,0  A  1,50       B  1,32       C  0,90       D  0,96       E  1,92   < 1     F  1,92   < 1   (  8,52   Đá  3,0  A   3,0  3     B   3,0  1     C   3,0  1   (  9,0   Cát  0,3  Phú Hiệp   0,4  90     Đa Huoai   0,6  40     Đồng Nai   0,5  70   (  1,5   Bảng 1-6: Chỉ tiêu đá đắp Tên đá  Dung trọng khô (T/m3)  Độ ẩm (%)  Góc ma sát trong ( (độ)  Lực dính C (kG/cm2)  Hệ số thầm K (105cm/s)  Hàm lượng cỡ hạt < 5mm (%)  Hàm lượng cỡ hạt lớn nhất (%)   Granit  2,3  1,0  40 - 42  0  10-2 – 10-4  < 20  < 70   1.2.4 Đặc điểm khí tượng thủy văn. 1.2.4.1 Đặc điểm địa lí thủy văn Suối Đa M'Bri là nhánh bên bờ phải của một phụ lưu Đa Huoai, đổ vào sông Đồng Nai bên bờ trái. Suối Đa M'Bri chảy theo hướng Đông Bắc xuống Tây Nam. Lưu vực suối là thung lũng nằm về phía Tây Nam của cao nguyên bảo Lộc thuộc huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng. Suối Đa M'Bri là hợp lưu của nhiều suối nhánh trong đó hai nhánh chính là Đa M'Bri và Đa Br’Len. Suối Đa M'Bri có nhiều ghềnh thác, có thác cao 40-50m. Chiều dài dòng sông tính đến tuyến đập dự án Đa M'Bri là 33,2km. Độ hạ thấp lòng sông khoảng 540m. Mật độ lưới sông thuộc loại khá phát triển đến 1,21 km/km2. Lưu vực Đa M'Bri tiếp giáp và nằm về phía Đông Bắc lưu vực suối Đa Tẻ, nằm về phía Tây và Tây Nam lưu vực sông Đa Binh, phụ lưu của sông Đa Rgna. Diện tích lưu vực tính đến tuyến công trình Đa M'Bri là 215km2. Lưu vực nằm trên vùng núi cao của bậc thềm cuối cùng dãy Trường Sơn về phía Đông Nam, bị khuất gió và chia cắt rất mạnh. Địa hình lưu vực có thể chia làm hai vùng: khoảng 50% diện tích lưu vực ở phía Đông, Đông Nam là vùng núi cao nguyên Bảo Lộc tương đối bằng phẳng, phần còn lại ở phía Tây là địa hình vùng núi dốc bị cắt mạnh. Lưu vực có độ cao trên 1200m trên đường phân thủy phía Bắc, cao trên 900m trên đường phân thủy phía Đông, địa hình lưu vực thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam theo hướng chảy của hai nhánh suối chính. 1.2.4.2 Điều kiện khí hậu. Nhiệt độ không khí. Lưu vực nghiên cứu nằm trong miền nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ không khí trung bình năm trên lưu vực thay đổi trong khoảng 200 – 250C, nhiệt độ tối thiểu trung bình khoảng 100 – 120C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 4,50C. Các tháng XII, I, II là các tháng lạnh nhất với nhiệt độ trung bình lên 190 – 210C. Các tháng nóng nhất nhất là IV, V, VI với nhiệt độ trung bình lên tới 220 – 240C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối là 340C. Độ ẩm không khí. Giá trị độ ẩm tương đối đo trung bình hàng tháng và năm của một số trạm trên lưu vực cho thấy độ ẩm không khí tương đối cao và khá ổn định, nơi đây là thung lũng bị che khuất bởi các vung núi cao, do đó mức độ ẩm ướt có xu thế cao hơn. Gió. Cơ chế gió mùa đã quyết định đến các đặc trưng tốc độ và hướng gió trên lưu vực, hướng gió thịnh hành là hướng Tây bắc và Đông Nam. Bảng 1-7: Tốc độ gió trạm Bảo Lộc P%  N  NE  E  SE  S  SW  W  NW   1  22,45  18,07  27,58  16,5  13,12  20,28  17,84  25,76   2  19,89  16,94  211,9  15,55  12,14  18,74  17,52  22,98   3  18,38  16,24  18,96  14,94  11,54  17,82  17,29  21,33   5  16,47  15,32  15,7  14,13  10,75  16,66  16,95  19,21   10  13,83  13,97  12,15  12,9  9,61  15,03  16,36  16,26   20  11,12  12,42  9,75  11,43  8,34  13,31  15,53  13,14   50  7,2  9,75  8,63  8,79  6,24  10,76  13,32  8,44   Bảng 1-8: Tần suất xuất hiện gió theo 8 hướng tại trạm Bảo Lộc Hướng  N  NE  E  SE  S  SW  W  NW  Lặng gió   Tần suất (%)  0,9  11,4  4,6  3,6  0,9  12,0  11,7  2,2  52,7   Mưa. Mùa mưa trên lưu vực sông Đa M'Bri từ tháng V đến tháng X. Lượng mưa trong mùa mưa chiếm tới trên 75% tổng lượng mưa năm., mùa mưa chính vụ kéo dài từ tháng VII đến tháng X. Tổng lượng mưa trong 3 tháng VII, VIII, IV chiếm 45% lượng mưa năm, tổng lượng mưa từ tháng VII đến tháng X chiếm trên 55% lượng mưa năm. Ngoài ra còn có hai tháng chuyển tiếp giữa mùa khô sang mưa và ngược lại ( tháng IV và tháng XI) chiếm 14% lượng mưa năm. Lượng mưa trung bình tháng, năm trên lưu vực Đa M'Bri được cho ở bảng sau: Bảng 1-9: Lượng mưa trung bình tháng, năm (mm) Tháng  I  II  III  IV  V  VI  VII  VIII  IX  X  XI  XII  Năm   Z (mm)  45,6  44,3  99,3  198,1  232,5  294,5  353,1  427,9  350,8  324,7  180,4  82,2  262,1   Bốc hơi. Tháng  I  II  III  IV  V  VI  VII  VIII  IX  X  XI  XII  Năm   Z (mm)  31,3  32,5  36,8  27,5  21,6  17,3  15,8  14,7  13,7  15,1  18,7  24,8  270,0   Điều kiện thủy văn. a. Dòng chảy năm. Theo tài liệu thủy văn có trong lưu vực sông La Ngà, Đồng Nai và lưu vực lân cận, mô dun dòng chảy trung bình nhiều năm biến đổi khá lớn giữa Đắc Nông và Đại Nga, không tuân theo quy luật thay đổi diện tích rõ ràng. Mặt khác do sự biến đổi của mưa rất phức tạp theo không gian, các trạm đo mưa hiện có chưa mang tính khống chế, đại biểu cho khu vực nghiên cứu, nên việc xác định lượng mưa năm bình quân cho lưu vực chỉ mang tính tương đối. Bảng 1-11: Các đặc trưng dòng chảy năm tại tuyến đập Đa M'Bri Trạm  F (km2)  n (năm)  Q0 (m3/s)  M0 (l/s.km2)  W0 (106m3)  Cv    215  23  10,62  49,40  334,91  0,275   Đa M'Bri  Cs  Qp=10%  Qp=50%  Qp=75%  Qp=90%       0,963  14,53  10,18  8,89  7,23    b. Dòng chảy lũ. -Lưu lượng đỉnh lũ: Kết quả tính toán lưu lượng đỉnh lũ theo công thức cường độ giới hạn được trình bày trong bảng (1-12) (1-13) Bảng 1-12: Lưu lượng đỉnh lũ thiết kế tại tuyến đập Đa M'Bri (m3/s) P%  0,01  0,1  0,2  0,5  1,0  2,0  3,0  5,0  10,0   Cường độ giới hạn  3166  2186  1890  1359  1290  1104  997  849  685   Bảng 1-13: Lưu lượng đỉnh lũ thiết kế tại tuyến 1 của dự án (m3/s) P% Flv  0,01  0,1  0,2  0,5  1,0  2,0  3,0  5,0  10,0   Cường độ giới hạn  3080  2126  1837  1496  1258  1076  972  828  667   Bảng 1-14: Đường quá trình lũ thiết kế. Giờ  Q 0,01%  Q 0,1%  Q 0,5%  Q 1,0%  Q 5,0%  Q 10,0%   0  427.6  295.3  207.9  174.3  114.7  92.4   2  497.5  343.6  241.9  202.8  133.5  107.6   4  546.8  377.6  265.9  222.9  146.7  118.2   6  649.6  448.6  315.8  264.8  174.3  140.4   8  929.1  641.7  451.8  378.8  249.3  200.9   10  1340.3  925.6  651.7  546.4  359.6  289.8   12  1788.4  1235.1  896.6  729  479.8  386.7   14  2713.4  1873.9  1319.3  1106.1  728  586.7   16  3166  2186  1539  1290  849  684   18  2960.1  2044.3  1439.3  1206.7  794.1  640   20  2549  1760.4  1239.4  1039.1  683.8  551.1   22  2179  1504.8  1059.5  888.2  584.6  471.1   24  2261.2  1561.6  1099.4  921.8  606.6  488.9   26  2220.1  1533.2  1079.5  905  595.6  480   28  2055.6  1419.6  999.5  838  551.5  444.4   30  1850.1  1277.7  899.5  754.2  496.3  400   32  1648.6  1138.6  801.6  672  442.3  356.4   34  1455.4  1005.1  707.6  593.3  390.4  314.7   36  1307.4  902.9  635.7  532.9  350.7  282.7   38  1167.6  806.4  567.7  476  313.2  252.4   40  1027.8  709.8  499.7  419  275.7  222.2   42  916.8  633.2  445.8  373.7  246  198.2   44  814  562.2  395.8  331.8  218.4  176   46  740  511.1  359.8  301.7  198.5  160   48  657.8  454.3  319.8  268.1  176.5  142.2   50  587.9  406  285.9  239.7  157.7  127.1   Đường quá trình lũ thiết kế: kết quả xây dựng đường quá trình lũ thiết kế theo phương pháp thu phóng đường quá trình lũ điển hình được trình bày trong bảng 1-14 và bảng 1-15. Bảng 1-15: Tổng lượng lũ lớn nhất trong các thời đoạn (106m3) P%  0,01%  0,1%  0,5%  1,0%  5,0%  10,0%   1 ngày  193,064  133,334  93,873  78,702  51,795  41,472   Cả trận lũ  276,953  191,269  134,662  112,899  74,301  59,879   -Lưu lượng lớn nhất thời kì thi công. Lưu lượng lớn nhất thời kì thi công với các tần suất thiết kế5%, 10% được xác định dựa trên cơ sở tính toán tần suất từ số liệu thực đo của trạm thủy văn Đắc Nông, Phước Long, Đại Nga. Kết quả tính toán như sau: Bảng 1-16: Lưu lượng lớn nhất (m3/s) trong các tháng tại tuyến 1 của dự án P%  I  II  III  IV  V  VI  VII  VIII  IX  X  XI  XII   5  6,93  6,14  6,35  17,66  27,07  44,45  103,85  119,78  111,52  111,52  56,45  14,73   10  5,97  5,03  5,22  12,38  19,44  35,51  77,70  101,30  95,37  90,90  45,27  12,50   c. Dòng chảy rắn. Bảng 1-17: Số liệu tính toán bùn cát cho dự án hồ Đa M’Bri Tháng  I  II  III  IV  V  VI  VII   Q (m3/s)  2,64  1,97  1,33  2,70  5,45  9,65  13,93      43  47  50  117  191  237  377   Tháng  VIII  IX  X  XI  XII  Năm      Q (m3/s)  24,66  28,77  19,43  12,07  4,87  10,62       545  376  324  257  76  220    1.3 Điều kiện dân sinh kinh tế 1.3.1 Dân số và lao động 1.3.1.1 Huyện Bảo Lâm - Dân số trung bình năm 2002 toàn huyện là 100.965 người, trong đó dân số thành thị chiếm 13,7 %, dân số nông thôn chiếm 86,3%, mật độ dân số 70 người/km2. Đồng bào dân tộc có 29.444 người (31/12/2002), chiếm 29,16%, trong đó người Mạ: 49,18%, người K’ho: 29%. -Số người trong độ tuổi lao động hiện có 49.501 người, chiếm 49,03% dân số. Về chất lượng lao động: thạc sỹ 2 người, đại học 213 người, cao đẳng 22 người. Số lao động làm việc trong khu vực kinh tế quốc doanh và tập thể chiếm 18%, khu vực cá thể và các thành phần khác chiếm 82%. Lao động nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao 90,95%; công nghiệp chiếm 1,63%; thương mại và dịch vụ chiếm 3,59%; lao động các ngành y tế, văn hóa, giáo dục chiếm 2,76%. 1.12.1.2 Huyện Đa Tẻh - Dân số trung bình năm 2000 có 43.790 người, bao gồm nhiều dân tộc trong đó đồng bào dân tộc có 9.066 người, chiếm 20,7% dân số, chủ yếu thuộc dân tộc Tày, Nùng ở các tỉnh thành phía Bắc di cư và K’Ho, châu Mạ là đồng bào ít người bản địa. - Cơ cấu lao động: lao động nông nghiệp: 72,46%; phi nông nghiệp: 27,54%. Riêng lao động dân tộc chiếm 22,5 % tổng số lao động và gần như thuần nông. 1.3.1.3 Huyện Đa Huoai. - Dân số trung bình toàn huyện năm 1999 là 29.919 người, trong đó dân thành thị có 12.506 người, chiếm 41,80% dân số nông thôn là 17.413 người chiếm 58,20%. Thành phần dân tộc: người Kinh: 24.133 người chiếm 80,66%; cộng đồng dân tộc thiểu số: 5.786 người chiếm 19,34%, bao gồm các dân tộc Châu Mạ, K’ Ho, Nùng… - Tổng số lao động năm 1999 là 15.754 người chiếm 52,66% tổng số toàn huyện. Cơ cấu lao động: lao động trong lãnh vực sản xuất nông - thủy sản 10.484 người, chiếm 66,55% tổng số lao động; lao động ngành công nghiệp TTCN: 1.522 người, chiếm 9,66% ngành dịch vụ: 963 người, chiếm 6,11%. 1.3.2 Tình hình kinh tế 1.3.2.1 Huyện Bảo Lâm - Trồng trọt: Có tốc độ tăng trưởng nhanh ( 17,98% ) chiếm 90,43% trong cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển chủ yếu theo hướng mở rộng diện tích, chuyên canh thâm canh và từng bước đa dạng hoá cây trồng. - Chăn nuôi: Phát triển chậm, tốc độ tăng giá trị sản phẩm bình quân lượng năm 9,35%, tỷ trọng giá trị sản phẩm chăn nuôi chỉ chiếm 9,57 % giá trị sản phẩm nông nghiệp. - Lâm nghiệp: Thế mạnh về nghề rừng. -Thủy sản: Chỉ chiếm 0,16% GDP khu vực I, chủ yếu nuôi cá trong các ao hồ nhỏ và nguồn thuỷ sản tự nhiên ở các hồ thủy lợi. - Công nghiệp và TTCN: công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn, giá trị sản xuất tăng bình quân 23,8%/năm. Xây dựng cơ bản có xu thế giảm từ 6,3% (1996) xuống còn 3% (1999)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDATN- CONG TRINH HO CHUA DAMBRI - LAM DONG.doc
Tài liệu liên quan