Thiết kế mạch in bằng Orcad

*Hộp thoại LINK FOOT PRINT TO COMPONENT xuất hiện:

Ta kích vào chức năng Link existing foot print to component để tiến hành chọn chân đế cho các linh kiện.

Đối với các điện trở ta tìm trong thư viện TM_AXIAL chọn đế AX/.360X.100/.034.

Đối với các tụ hoá ta vào thư viện TN_CYLND chọn đế CYL/D.150/LS.125/.031.

Đối với các trasnsistor ta vào thư viện TO chọn đế TO225AA.

Sau khi nhập xong các chân đế ta chọn OK,xuất hiện các đường dây nối.

 

*Để dấu đi các đường dây nối ta nháy chuột vào biểu tượng RECONNECT MODE.

Để xoá đi các kí hiệu trên chân đế ta chọn TEXT TOOL.Sau đó chọn COMPONENT TOOL để di chuyển và sắp xếp các chân đế đồng thời bấm phím R trên bàn phím để xoay lật các chân đế sao cho hợp lý.

 

doc15 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2193 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế mạch in bằng Orcad, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thiết kế mạch in bằng orcad Giới thiệu về mạch điện: Mạch khuếch đại âm tần Mạch điện này được dùng để khuếch đại tín hiệu âm tần trước khi được đưa ra tải (loa). I.Sơ đồ nguyên lý: Tác dụng của các linh kiện: Các tụ hoá C1,C2 có tác dụng lọc tín hiệu đầu vào.Tụ C3,C4 là các tụ nối tầng,tụ C5 là tụ lọc tín hiệu trước khi đưa ra loa. Điện trở R1,R2 làm nhiệm vụ phân áp cho Q1;R4,R5 phân áp cho Q2. Các transistor Q1,Q2 cùng với các điện trở làm nhiệm vụ tiền khuếch đại cho tín hiệu âm tần. R8,R9,R10 xác định điểm làm việc cho Q3 đồng thời cùng với R11,R12 xác định điểm làm việc cho Q4,Q5.Các transistor Q4,Q5 được ghép với nhau tạo thành tầng khuếch đại công suất trước khi đưa tín hiệu ra loa. R3,R5 là điện trở hồi tiếp dòng điện;R13 là điện trở loa. Địa chỉ kí hiệu của các linh kiện: Các transistor Q1,Q2,Q4 có kí hiệu là 2N1893 được lấy ra từ library transistor.Các tụ hoá C1,C2…C5 có kí hiệu là Capacitor pol,các điện trở R1,R2,…R13 có kí hiệu là Resistor được lấy từ Library Discrete. II.Các thao tác thực hiện 1.Vẽ sơ đồ nguyên lý với Capture Cis: *Vào menu Start\Prorgam\Orcad Realese 9.0\Capture Cis. Trong Capture Cis chọn menu file chọn New\Project. Trong cửa sổ New project ta điền tên file cần vẽ vào hộp thoại Name,viết đường dẫn trong hộp thoại Location.Sau đó ta chọn OK,file *.opj được tạo ra và cửa sổ Schematic xuất hiện. *Vào menu Place chọn Part để lấy các linh kiện. Chọn Add library để chọn các thư viện Transistor,Discrete,Souce. Để lấy các transistor ta vào Library Transistor,để lấy các tụ hoá ta vào Library Discrete chọn Capacitor Pol. Để lấy các điện trở vào Library Discrete chọn Resistor. Chọn nguồn cung cấp vào library Souce chọn VSRC. Để lấy điểm đất(0V) ta nháy vào biểu tượng GND ở bên phải màn hình,chọn GND POWER/CAPSYM. Sau khi chọn được linh kiện,ta nháy vào OK để lấy linh kiện ra. Sau khi lấy các linh kiện ra *Để đi dây ta vào menu Place\Wire,sau đó ta dùng con trỏ để đi dây. Để lưu lại bản vẽ ta nháy vào biểu tượng Save hoặc vào menu File chọn Save. Sau khi vẽ xong mạch nguyên lý,ta chọn nút Restore để thu nhỏ màn hình Schematic.Tiếp theo ta chọn File *.dsn vừa tạo ra và kích vào biểu tượng DRC để kiểm tra sơ đồ nối mạch. Sau đó chọn menu Tool\Create Netlist,trong cửa sổ Create Netlist chọn mục Layout để tạo File *.mnl,sau đó kích vào nút OK. Tiếp theo ta đóng cửa sổ Capture Cis. 2.Chuyển đổi mạch nguyên lý sang mạch in bằng Layout Plus *Chọn menu Start vào Program\Orcad Release 9.0\Layout Plus. Trong Layout Plus ta chọn Menu File\New. Khi hộp thoại Load Templace File hiện ra ta kích vào nút Open,vào thư mục chứa file *.mnl, chọn File đó ,chọn Open. Khi hộp thoại Save file as hiện ra,nhập tên file *.max cho file chứa mạch in,sau đó ta chọn Save. *Hộp thoại Link foot print to component xuất hiện: Ta kích vào chức năng Link existing foot print to component…để tiến hành chọn chân đế cho các linh kiện. Đối với các điện trở ta tìm trong thư viện TM_AXIAL chọn đế AX/.360X.100/.034. Đối với các tụ hoá ta vào thư viện TN_CYLND chọn đế CYL/D.150/LS.125/.031. Đối với các trasnsistor ta vào thư viện TO chọn đế TO225AA. Sau khi nhập xong các chân đế ta chọn OK,xuất hiện các đường dây nối. *Để dấu đi các đường dây nối ta nháy chuột vào biểu tượng Reconnect Mode. Để xoá đi các kí hiệu trên chân đế ta chọn Text Tool.Sau đó chọn Component Tool để di chuyển và sắp xếp các chân đế đồng thời bấm phím R trên bàn phím để xoay lật các chân đế sao cho hợp lý. *Để chọn lớp vẽ cho mạch in ta vào Menu Option\Route Strategies\Route layer. Trong hộp thoại Route Layer ta chọn các lớp không vẽ mạch in (TOP,INNER1,INNER2) nháy phải chuột,chọn Properties. Khi hộp thoại Edit Layer Strategy xuất hiện,ta nháy chuột vào mục Routing Enable (tất cả các lớp không được chọn sẽ chuyển từ yes sang no).Nhấn ok để chấp nhận. *Để chọn đường nét cho mạch in ta chọn Menu View\Data base Spreadsheets\Nets. Chọn toàn bộ các số trong cột With Min Con Max ,nháy phải chuột chọn properties,nhập vào các con số cho đường nét mạch in,chọn OK rồi đóng hộp thoại. Sau đó nháy vào biểu tượng Obstate Tool để vẽ khung bao cho mạch in. Sau đó vào Menu file\load và chọn 1 trong 2 tệp ngầm định 2_thr_h.sf hoặc 2_thr_v.sf. *Tiến hành đi dây tự động:vào menu Auto\Auto Route\Boad. chọn Zoom All để đưa mạch in vào giữa màn hình.Để viết chữ lên mạch in ta chọn Text Tool Ta nháy phải chuột trên nền mạch in,chọn New.Trong hộp thoại Text edit ta viết chữ vào Text String rồi chọn OK. Để chạy lại mạch in ta chọn Menu auto\UnRoute\Boad. Để hiển thị lại toàn bộ ta chọn Menu View\Design. Cuối cùng ta chọn Save để ghi lại file. 3.Sơ đồ lắp ráp 4.Sơ đồ mạch in III.Kết luận: Phần mềm Orcad giúp ta thiết kế được mạch in từ mạch nguyên lý một cách nhanh chóng với độ chính xác cao.Bằng việc sắp xếp hợp lý các chân đế linh kiện,ta sẽ thu được một bảng mạch in với mật độ linh kiện cao từ đó sẽ giảm được kích thước của các bảng mạch điện tử.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDAN408.doc