Thiết kế môn học luận chứng kinh tế-Kĩ thuật và thiết kế cơ sở sản xuất vận tải container

LỜI NÓI ĐẦU

Nhưng để vận tải đáp ứng được những yêu cầu đề ra đó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến quá trình, hình thành và tổ chức các doanh nghiệp vận tải. Một doanh nghiệp vận tải hình thành và phát triển được phải qua giai đoạn nghiên cứu dự án đầu tư, tức là đứng trên góc độ của nhà đầu tư thành lập một doanh nghiệp vận tải thì dự án đó phải được chấp nhận.

Dự án đầu tư chính là quá trình lập luận chứng kinh tế kĩ thuật. Dự án được chấp nhận khi công tác lập luận chứng kinh tế kĩ thuật được làm một cách đầy đủ khoa học và chi tiết từ : Xác định sự cần thiết đầu tư - Dự án tiền khả thi - Dự án khả thi - Thiết kế kỹ thuật và thi công.

Trong môn học đã giới thiệu cho ta các lí thuyết về lập luận chứng kinh tế kĩ thuật, từ đó sinh viên sẽ áp dụng và bài thiết kế môn học để thành lập một doanh nghiệp vận tải sao cho có hiệu quả.

Trong bài sẽ giới thiệu cho chúng ta cách thức thành lập một doanh nghiệp vận tải container.

 

doc57 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 7195 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế môn học luận chứng kinh tế-Kĩ thuật và thiết kế cơ sở sản xuất vận tải container, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Giao th«ng vËn t¶i lµ mét ngµnh s¶n xuÊt vËt chÊt ®Æc biÖt vµ cã mét vai trß quan träng cña nÒn kinh tÕ quèc d©n. Nã tham gia vµo hÇu hÕt c¸c qu¸ tr×nh s¶n xuÊt, vËn chuyÓn hµng ho¸ vµ hµnh kh¸ch ®Ó tháa m·n nhu cÇu cña x· héi, ®¶m b¶o cho qu¸ tr×nh s¶n xuÊt, l­u th«ng hµng hãa ®­îc diÔn ra liªn tôc vµ ph¸t triÓn. §èi t­îng cña vËn t¶i lµ hµnh kh¸ch vµ hµng hãa, nh»m di chuyÓn tõ n¬i nµy sang n¬i kh¸c ®¸p øng nhu cÇu cña con ng­êi, tõ n¬i s¶n xuÊt ®Õn n¬i tiªu thô. §Æc biÖt ®èi víi hµng hãa th× nã vËn chuyÓn nguyªn nhiªn vËt liÖu, tham gia trong qu¸ tr×nh s¶n xuÊt, l­u th«ng. Nhưng để vận tải đáp ứng được những yêu cầu đề ra đó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến quá trình, hình thành và tổ chức các doanh nghiệp vận tải. Một doanh nghiệp vận tải hình thành và phát triển được phải qua giai đoạn nghiên cứu dự án đầu tư, tức là đứng trên góc độ của nhà đầu tư thành lập một doanh nghiệp vận tải thì dự án đó phải được chấp nhận. Dự án đầu tư chính là quá trình lập luận chứng kinh tế kĩ thuật. Dự án được chấp nhận khi công tác lập luận chứng kinh tế kĩ thuật được làm một cách đầy đủ khoa học và chi tiết từ : Xác định sự cần thiết đầu tư - Dự án tiền khả thi - Dự án khả thi - Thiết kế kỹ thuật và thi công. Trong môn học đã giới thiệu cho ta các lí thuyết về lập luận chứng kinh tế kĩ thuật, từ đó sinh viên sẽ áp dụng và bài thiết kế môn học để thành lập một doanh nghiệp vận tải sao cho có hiệu quả. Trong bài sẽ giới thiệu cho chúng ta cách thức thành lập một doanh nghiệp vận tải container. Thuyết minh thiết kế môn học 1. Mở đầu thiết kế môn học. 1.1. Đối tượng và nội dung môn học. + Môn học “ Luân chứng kinh tế kĩ thuật và thiết kế cơ sở sản xuất vận tải “ nhằm giới thiệu các kiến thức cơ bản về luận chứng kinh tế kĩ thuật, thiết kế các cơ sở sản xuất vận tải mà đối tượng chủ yếu là vận tải đường bộ như: gara, trụ sở của doanh nghiệp vận tải, bến xe, tram bảo dương sửa chữa, trạm cung cấp nhiên liệu… Trang bị cho sinh viên phương pháp và phương pháp luận về luận chứng kinh tế kĩ thuật cho một cơ sở sản xuất vận tải trên cơ sở hệ thống hóa, cập nhập và bổ sung những kiến thức về lập dự án đầu tư nói chung và thiết kế cơ sở sản xuất vận tải nói riêng. + Đối tượng nghiên cứu của môn học là các đối tượng, quy trình diễn ra trong trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp sản xuất vân tải. + Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản và hệ thống hoá các nguyên tắc, phưong pháp, nội dung tác nghiệp chủ yếu trong thiết kế các doanh nghiệp sản xuất vận tải. Trong quá trinh nghiên cứu sinh viên có khả năng thiết lập các cơ sở sản xuất vận tải như: các doanh nghiệp vận tải, các xưởng bảo dưỡng sửa chữa, các gara, các bến bãi đỗ xe,…. từ các bứơc nghiên cứu thị trường, thành lập doanh nghiệp đến lập luận chứng dự án đầu tư, khai thác hoạt động. 1.2. Mục đích của thiết kế môn học. + Thiết kế môn học là một phần quan trọng trong môn học, nó là một bài thực hành của sinh viên nhằm cụ thể hóa các phần đã được học trong lý thuyết. Không chỉ vậy mà sinh viên còn được áp dụng vào thực tế, có khả năng thiết kế các cơ sở sản xuất vận tải, từ đó giúp ích rất nhiều trong quá trình làm việc sau này nhất là đối với các sinh viên ngành vận tải kinh tế đường bộ và thành phố. + Trong quá trình làm thiết kế môn học sinh viên phải nghiên cứu các lý thuyết được dạy trong nhà trường và tìm hiểu thực tế để kết hợp vào trong thiết kế rèn luyện kỹ năng ứng dụng những vấn đề đã được học để giải quyết một vấn đề cụ thể trong thực tế. Sinh viên phải đứng trên góc độ của nhà quản lý, một nhà đầu tư để thiết kế các cơ sở sản xuất vận tải sao cho phù hợp với thực tế và lý thuyết đó là đảm bảo các nhu cầu của thị truờng, thu được lợi nhuân cho doanh nghiệp mà mình thành lập. + Nội dung thiết kế môn học: Trên cơ sở những dữ liệu đã cho của đầu bài(quy mô, vị trí, loại phương tiện…) sinh viên tiến hành lập dự án khả thi lập một cơ sở sản xuất vận tải. 2. Mở đầu của luận chứng kinh tế kĩ thuật. 2.1.Tên dự án: Dự án đầu tư công ty vận tải container Hà Tùng. 2.2. Chủ đầu tư: Tổng công ty vận tải Hà Tùng. Địa chỉ : số 116 đường Trần Quang Khải – Thành phố Nam Định – Nam Định. Điện thoại : 0350836217. Fax : 0350836217. Công ty là một doanh nghiệp tư nhân, được thành lập theo quyết định số 194 ngày 19 tháng 4 năm 2000 của Bộ Giao thông vận tải. Ngành nghề đăng kí kinh doanh, theo đăng kí kinh doanh số 19484 cấp ngày 19 tháng 4 năm 2000 là: Kinh doanh các dịch vụ vận tải vận chuyển hàng hóa – vận tải đường bộ & đường thủy. Thi công các công trình phục vụ sản xuất vận tải. Sửa chữa cơ khí, bảo dưỡng các phương tiện vận tải. Vốn điều lệ : 1000 tỉ VND. 2.3. Sự cần thiết đầu tư. – Căn cứ vào tình hình thị trường vận tải container và nhu cầu của tổng công ty Hà Tùng về mở rộng quy mô kinh doanh. – Căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội: hiện nay đất nước ta đang trong thời kì hội nhập với các vùng kinh tế trên thế giới, do đó hàng hóa suất nhập khẩu cũng có nhu cầu tăng theo. Đó là một nhu cầu tiềm năng trong một vài năm tới, mặt khác trên thị trường trong nước vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu vận tải bằng container, nhất là vận tải bằng ôtô. Các tuyến vận tải băng đường biển chủ yếu là vận chuyển container tăng trong năm 2005 do xuất nhập khẩu nhiều hơn mọi năm, dẫn đến tình trạng ứ đọng container tại các cảng suất nhập khẩu tăng chi phí ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó thành lập công ty vận chuyển bằng container là rất cần thiết cho tổng công ty cũng như trong chính sách phát triẻn của ngành vận tải nói chung. 2.4. Cơ quan lập dự án: Hội đồng quản trị tổng công ty Hà Tùng. Địa chỉ : Số 116 đường Trần Quang Khải – Thành phố Nam Định – Nam Định. Điện thoại : 0350836217. Fax : 0350836217. 2.5. Địa điểm xây dựng : Khu công nghiệp Kiến An Hải Phòng. 2.6. Tổng mức đầu tư của dự án. Tổng mức đầu tư : 500 t ỉ đồng. Vốn cố định : 450 t ỉ đồng. Vốn lưu động : 50 t ỉ đồng. 2.7. Nguồn vốn đầu tư dự án: – Vốn tự có : 70 %. – Vốn vay thương mại : 30 %. 3.Các căn cứ xác định sự cần thiết của đầu tư. 3.1.Các căn cứ về mặt pháp lý: – Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng, nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của chính phủ về việc quy định các dự án đầu tư tạo mới, mở rộng cải tạo…. nhưng cơ sở vật chất. – Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo nghị định 52/1999/CP ngày 08/07/1999 và quyết định số 07/2003/QĐ-CP ban hành ngày 30/01/2003. – Quyết định số : 992/2003/QĐ-BGTVT ngày 09 tháng 4 năm 2003 của bộ trưởng Bộ giao thông vận tải về bảo dương kĩ thuật sửa chữa ôtô. – Luật doanh nghiệp năm 2000 quy định về việc thành lập doanh nghiệp cổ phần. – NĐ 141/1999/QĐ-BTC của bộ Tài chính về việc thu lệ phí thẩm định, thiết kế kĩ thuật của dự án đầu tư xây dựng. – Quy định 45/1999/QDD-BXD của bộ xây dựng về định mức chi phí tư vấn đầu tư và xây dựng. – NĐ 135/1999/TT-BTC của bộ tài chính hướng dẫn quyết toán vốn đầu tư. – NĐ 133/QĐ-BTC của bộ tài chính ban hành chế độ quản lý, sử dụng và tính khấu hao tài sản cố định. – Chị thị 566/1999/CT-BGTVT của bộ giao thông vận tải về tiêu chuẩn quy phạm kĩ thuật xây dựng công trình giao thông. – NĐ 172/1999/NĐ chính phủ quy định chỉ tiêu pháp lệnh bảo vệ công trinh gao thông đường bộ. – Quyết định 115/2004/QĐ-BCN ngày 27 tháng 10 năm 2004, Bộ Công nghiệp ban hành quy định tiêu chuẩn doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô. – Nghị định 182/2004/NĐ-CP Chính phủ ngày 29/10/2004 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai. – Thông tư số 10/2004/TT-BGTVT ngày 23/6/2004 của Bộ Giao thông Vận tải hướng dẫn thi hành Nghị định số 125/2003/NĐ-CP ngày 29/10/2003 của Chính phủ về vận tải đa phương thức quốc tế. – Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng số 20/2004/QH11 ngày 15/6/2004. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành. – Thông tư số 03/2004/TT-BKH ngày 29/06/2004 hướng dẫn trình tự thủ tục đăng ký kinh doanh, thay thế cho Thông tư số 08/2002/TT-BKH – Văn bản 4448/TC-QLCSS của bộ tài chính hướng dẫn xử lí một số vướng mắc trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng. – Thông tư 054/1999/TT-BKH hườnd dẫn quản lý các dự án quy hoạch. – Văn bản 4448/TC–QLCSS của bộ tài chính hướng dẫn xử lý một số vướng mắc trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng. – Quyết định 211/BXD–VP ban hành quy chế thẩm định các đề án quy hoạch, dự án đầu tư thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán. – Các quy chế xây dựng, quy hoạch giao thông đô thị của thành phố Hải Phòng. – Các văn bản hướng dẫn và quy hoạch tổng thể giao thông vận tải của bộ giao thông, của ngành vận tải. – Quy hoạch chiến lược phát triển ngành vân tải giai đoạn 2000–2010, quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến 2020. – Các căn cứ pháp lý khác có liên quan: liên hạn sử dụng ôtô 2003, NĐ 92/2003 quy định về sử dụng và kiểm định ôtô, các thông tư hướng dân sử dụng ôtô container, định hướng phát triển không gian thành phố Hải Phòng. 3.2. Căn cứ vào tình hình doanh nghiệp. – Chiến lược phát triển của tổng công ti trong 5 năm tới. – Theo quyết định của hội đồng quản trị về dự án đầu tư tháng 10 năm 2005. 3.3. Các căn cứ khác liên quan. Các số liệu công bố chính thức : khối lượng vân chuyển, lượng luân chuyển, hệ số biến động hàng hoá theo tháng, quý, mùa, năm, cự ly vận chuyển, chiều dài trung bình chuyến đi trung bình….. Tình hình sử dụng phương tiện hiện nay trên thế giới, trong nước (các mác kiểu xe, trong tải thiết kế, tính năng kĩ thuật, nguyên giá…..). 3.4. Căn cứ về thị trường. Căn cứ vào kết quả điều tra, dự báo nhu cầu thị trường: Lượng container vận chuyển trong tháng, quý, năm. Đặc điểm của luồng hàng: thời gian, địa điểm, yêu cầu cụ thể của chúng. Nơi đi, nơi đến của container. Khoảng cách vận chuyển. Các công ty, doanh nghiệp vân chuyển chính, năng lực từng công ty, khối lượng thực tế đáp ứng hiện nay, thị phần của các doanh nghiệp. Các phương thức vận tải cùng tham gia, thi phần các phương thức. Cước phi vận chuyển hàng container hiện nay. Từ đó ta có thể phân tích khả năng đáp ứng của công ty, xác định được thị trường mà ta chiếm lĩnh, cũng như tính toán được quy mô phương tiện, vốn đầu tư. 3.4.1. Nhu cầu thị trường. – Việt Nam là một nước đang phát triển, nhu cầu hội nhập kinh tế rất lớn chính vì thế các năm gần đây số lượng hàng hoá xuất nhập khẩu rất lớn, và nhu cầu hàng hóa nội địa cung rất phát triển theo nhu cầu của người dân. Mặt khác nhu cầu về đảm bảo hàng hóa cũng được nâng cao, đối với hàng hóa suât nhập khẩu phần lớn được chuyên trở bằng container. Chính vì vậy nhu cầu vận chuyển hàng hóa container các năm gần đây đều tăng nhanh chóng, mỗi năm đều tăng bình quân 25,75% được thể hiện qua các giai đoạn sau: Dự báo hàn vận chuyển hàng container trong năm 2000-2010. Khối lượng và loại hàng.  Khối lượng hàng. (đơn vị 1000T)  Khối lượng hàng container. (đơn vị 1000T)    2000  2010  2000  2010   + Tổng khối lượng hàng SNK. Trong đó hàng khô. + Hàng suất khẩu. Trong đó hàng khô. + Hàng nhập khẩu. Trong đó hàng khô. + Vận chuyển băng đường biển.  38200  103300      28200  83300  8860  228950    22700  61300      12700  41300      15500  36700        8360  26950   Biểu đồ tăng trưởng container qua các năm.  – Như vậy lượng container qua các năm đều tăng trưởng mạnh lên nhu cầu về các doanh nghiệp vận tải container rất lớn, sự phát triển của các doanh nghiệp cũng phải tăng tương ứng như thế. – Doanh nghiệp thành lập tại thành phố Hải Phòng nhằm đáp ứng nhu cầu chuyên trở container tại cảng vào trong nội địa. Vì vậy ta cũng phải nghiên cứu thị trường container tại cảng. Dự báo hàng bằng container qua đường biển Việt Nam. ( Đơn vị 1000T) SỐ TT  Tên Cảng.  Khối lượng hàng thông qua.  Trong đó container.  Tốc độ tăng trưởng.     2000  2010  2000  2010  1994-2000  2000-2010   1  Hải Phòng  5.000  7.000  1.500  3200  22.25  8.6   2  Cái Lân  2.500  18.600  240  2.500   26   3  Nghệ An  1.400  2.700  500  1.170   8.9   4  Đà Nẵng  2.200  8.400  1.000  4.000  37.0  14.9   5  Quy Nhơn  1.000  2.000  150  320  6.0  7.9   6  Cụm cảng Sài Gòn  11.000  16.000  4.400  8.000  19.05  6.1   7  Cụm cảng ĐBSCL  1.500  5.000  500  2.500   19.6   8  Vũng Tàu-Thị Vải  2.200  23.000  140  4.900   40.0    Tổng số  26.800  82.700  8.360  26.590  25.5  12.2   – Tại cảng Hải Phòng tốc độ tăng trưởng vận tải container trong giai đoạn 2000-210 là 8.6% cho nên nhu cầu về các vận chuyển container băng dường bộ là rất lớn. Năm 2005 lượng vận chuyển container của cảng Hải Phòng vào khoảng : 2.266.000(TEU). 3.4.2.Tinh hình các doanh nghiệp vận tải container trong thị trường. – Tại cảng Hải Phòng có rất nhiều các doanh nghiệp tham gia thị trường vận tải container, do container có kích thước rất lớn lên phải dùng các thiết bị, phương tiện chuyên dùng nên container được vận chuyển chủ yếu là đường biển thuỷ nội địa và đường sắt. Vì vậy tại Hải Phòng hàng container được tập chung tại các ga và cảng. Vận chuyển bằng đường bộ chiếm tỉ trọng nhỏ. Dư báo tình hình vận chuyển container bằng các phương thức. Tổng khối lượng vận chuyển  2.266.000  TEU   Đường thủy.  70%  1.586.000  TEU   Đường sắt.  20%  453.000  TEU   Đường ôtô.  10%  227.000  TEU   Trong vận tải container bằng đường bộ hiện nay có rất nhiều các doanh nghiệp tham gia, đáng kể nhất là các doanh nghiệp và thị phần của chúng là: Biểu đồ thị phần các doanh nghiệp trong vùng.  3.4.3. Nhu cầu vận chuyển container trên các tuyến đường chính. Khi thành lập công ty vận chuyển container Hà Tùng ta đã nghiên cứu thị trường vận tải container tại Hải Phòng và thấy được các tuyến đường chiếm 1 tỷ trọng lớn trong vận chuyển đó là : Hải Phòng – Hà Nội, Hải Phòng – Móng Cái (Quảng Ninh), Hải Phòng – Hải Dương, Hải Phòng–Thanh Hoá, Hải Phòng – Nam Định,….. Công ty sẽ được thành lập tại Hải Phòng, là điểm đầu mối chuyển container từ cảng Hải Phòng tới các thành phố và tỉnh lận cận như : Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Dương, Nam Định, Thanh hoá,… các khu công nghiệp công nghiệp ở miền Bắc như : khu công nghiệp Kiến An, Đồng Văn, Sài Đồng, Nam Thăng Long,…. Các trung tâm kinh tế lớn . Bảng nhu cầu vận chuyển trên các tuyến chính: Tuyến  Cự ly (km)  Khối Lượng vận chuyển tính cả container rỗng  Lượng luân chuyển.( 103 ).   Hải Phòng – Hà Nội  110  180.000  19800   Hải Phòng – Móng Cái  150  1200.000  18000   Hải Phòng – Nam Định  105  40.000  4200   Hải Phòng – Thanh Hoá  160  20.000  3200   Hải Phòng – Hải Dương  50  100.000  5000   Tổng   460.000  50200   3.5. Xác định khả năng cung ứng của công ty . Theo tổng công ty Hà Tùng thì khả năng đầu tư vốn cho công ty vận tải container Hà Tùng vào khoảng 500 tỉ VNĐ và số lượng đoàn phương tiện là 140 xe, trong đó cơ cấu phương tiện là : 30%-25%-45% tương ứng với các kiểu xe chuyên trở container loại nhỏ (trở container loại tiêu chuẩn 1 TEU ), loại vừa (trở container loại 1.5 TEU ) và loại lớn ( trở container loại 2 TEU ). Bảng cơ cấu phương tiện : TT  Loại phương tiện  Cơ cấu  Số lượng (xe)   1  Xe nhỏ  30%  42   2  Xe cỡ trung bình  25%  35   3  Xe cỡ lớn  45%  63   4  Tổng   140   Xác định khả năng cung ứng của công ty: Ta lấy trung bình phương tiện 1 ngày chạy 3chuyến. Giờ làm việc trong ngày của công ty : Th = 16 (giờ / ngày ). Vận tốc kĩ thuật của phương tiện : Vt = 50 (km/h ). Tác nghiệp đầu cuối : Td/c = 2 ( giờ). Hệ số sử dụng trọng tải : γ = 1. Hệ số sử dụng quãng đường : β = 0.85 . Hệ số vận doanh : α vd = 0.8. Quãng đường huy động : lhđ = 0 (km) Quãng đường ngày đêm của phương tiện lấy trung bình vào khoảng 200 km L ngđ = 300 (km). Thời gian lăn bánh : Tlb = L ngđ / 3 * Vt = 300/ 3*50 = 2 (giờ) Trọng lượng vận chuyển 1 chuyến lấy trung bình là : bình quân gia quyền các loại xe. q = ∑Qi * Ai / Ac q = (42 * 1 + 35 * 1.5 + 63 * 2 ) / 140 q = 1.575 (TEU). Thời gian 1 chuyến : Tc = Tlb + Td/c . = 2 + 2 = 4 ( giờ) Vậy lượng luân chuyển 1 ngày của 1 xe là : Pngày = L ngđ * Zc * q * γ * β = 300 * 3 *1.575 *1* 0.85 =1204.875 (TEU.km). Vậy lượng luân chuyển trong 1 năm của toàn công ty là : Pnăm = Pngày * 365 * α vd * Ac = 49255290 (TEU.km). Khối lượng vận chuyển trong năm : Qnăm = Zc * q * γ * β * 365 * α vd * Ac = 164184.3 (TEU). (Bảng tổng hợp kết quả . TT  Chỉ tiêu  Kết quả   1  Quãng đường ngày đêm  300 km   2  Số xe có  140 xe   3  Thời gian làm việc trong ngày  12 h   4  Thời gian 1 chuyến  4 h   5  Khối lượng vận chuyển trong năm  164184.3 TEU   6  Lượng luân chuyển trong năm  49255290 TEU.km   Vậy công ty sẽ đáp ứng 35.7% lượng luân chuyển, và 98% khối lượng vận chuyển container trong năm tuyến đường chính.. 3.6. Dự báo thị trường trong tương lai. Tốc độ phát triển kinh tế của nước ta trong 5 năm trở lại đây rất phát triển trung binh là 8% / năm và Việt Nam đang đứng trước cơ hội là gia nhập WTO và các tổ chức kinh tế trên thế giới, chính vì vậy lên hàng hoá suất nhập khẩu sẽ tăng đột biến nhất là hàng hoá vận chuyển bằng container. Theo dự báo thì tốc độ tăng container tại cảng Hải Phòng trong 5 năm tới sẽ la 8.6%, do vậy lên nhu cầu vận chuyển container tại cảng cung phải tăng tương ứng nhu vậy. Từ các bước điêu tra khảo sát thị trường tại vùng hoạt động của công ty ta đã xác định được thị trường trong tương lai. Công tác dự báo được tiến hành theo các trình tự sau: Bước 1 : Xác định nhu cầu vận chuyển container trong vong 5 năm tới. Bước 2 : Xác định thị trường của công ty trong 5 năm tới, công ty chiếm bao nhiêu thị phần, các doanh nghiệp cạnh tranh khác. Bước 3 : Dùng các phương pháp điều tra và phân bổ luồng tuyến hàng hóa. Bước 4 : Xây dựng kế hoạch dài hạn trong các năm tiếp theo, bao gồm nhiều phương án. Bước 5 : Đánh giá các phương án, lựa chọn các phương án.. Qua công tác dự báo trên ta đã xác định được tốc độ tăng trưởng của công ty vào khoảng 8% / năm. 4.Lựa chọn quy mô và hình thức đầu tư. 4.1.Xác định khả năng đáp ứng của công ty. Căn cứ vào khả năng của công ty ở trên : cơ cấu đoàn phương tiện (gồm 140 xe và có 3 loại, cơ cấu từng loại, khả năng chuyên trở….) Các chỉ tiêu khai thác phương tiện của công ty: Giờ làm việc trong ngày của công ty : Th = 16 (giờ / ngày ). Vận tốc kĩ thuật của phương tiện : Vt = 50 (km/h ). Tác nghiệp đầu cuối : Td/c = 2 ( giờ). Hệ số sử dụng trọng tải : γ = 1. Hệ số sử dụng quãng đường : β = 0.85 . Hệ số vận doanh : α vd = 0.8. Quãng đường huy động : lhđ = 0 (km) Ta tính năng suất phương tiện: Đối với loại phương tiện nhỏ trở được 1 TEU: Tính cho 1 ngày: WQ1 = A1 * Zc * q * γ * β = 42 * 3 * 1* 0.85 = 107.1 (TEU/ngày). Tính cho 1 năm: Q1năm = WQ1 * 365 * α vd = 107.1 * 365 * 0.8 = 31273.2 (TEU/năm) Đối với loại phương tiện trung bình trở được 1.5 TEU: Tính cho 1 ngày: WQ2 = A2 * Zc * q * γ * β = 35 * 3 * 1.5 * 1* 0.85 = 133.875 (TEU/ngày). Tính cho 1 năm: Q2năm = WQ2 * 365 * α vd = 133.875 * 365 * 0.8 = 39091.5 (TEU/năm) Đối với loại phương tiện cỡ lớn trở được 2 TEU: Tính cho 1 ngày: WQ3 = A3 * Zc * q * γ * β = 63 * 3 * 2 * 1 * 0.85 = 321.3 (TEU/ngày). Tính cho 1 năm: Q3năm = WQ3 * 365 * α vd = 321.3 * 365 * 0.8 = 93819.6 (TEU/năm). Tổng khối lượng vận chuyển là : ∑Q = Q1năm + Q2năm + Q3năm = 164184.3 Vậy công ty đáp ứng được : 71.3 % nhu cầu thị trường. 4.2. Hình thức đầu tư. Do đặc điểm là công ty tư nhân trực thuộc tổng công ty Hà Tùng lên dự án này được đầu tư trực tiếp, đầu tư hoàn toàn mới, và dung vốn tự có là 70%, vốn vay thương mại là 30%. 5.Xác định chương trình sản xuất kinh doanh. 5.1.Cơ cấu sản phẩm cung ứng ra thị trường. Công ty Hà Tùng được thành lập để thực hiện công tác vận chuyển container từ cảng Hải Phòng tới các vùng phụ cận, chính vì vậy sản phẩm chính của công ty đó là vận tải hàng hóa bằng container. Do vận chuyển container bằng ôtô chuyên dụng cho lên công ty có nhưng đặc điểm riêng khác với các công ty vận tải hàng hóa khác, đó là container là 1 bao bì đặc biệt có thể tháo dời, di chuyển, sử dụng nhiều lần được lên đi kèm với việc vận chuyển container công ty còn đáp ứng ra thị trường các loại phương tiện chuyên trở container, các loại container, các thiết bị xếp dỡ container…. Mặt khác do vận chuyển container hạng nặng chạy trên 1 quãng đường dài lên phương tiện hay bị hỏng hóc, xảy ra các trục trặc, lên công ty luông phai bảo dương định kỳ và thường xuyên. Cho lên công ty sẽ cung ứng ra thị trường các dịch vụ SCBD như sau : * Bảo dưỡng ngày : Hàng ngay phương tiện vận chuyển chạy 1 quãng đường dài vì vậy để tránh các hỏng hóc giữa đường, đảm bảo phương tiện luôn hoạt động tốt thì sau mỗi ngày chạy phương tiện đề được bảo dưỡng lại làm các nhiệm vụ sau: rửa xe, kiểm tra săm lốp… * Bảo dưỡng thường xuyên (tính cho 1000 km xe chạy) : Nhằm khắc phục những hư hỏng trục trặc bằng cách sửa chữa hoặc thay thế các tổng thành, các cụm cơ cấu và các chi tiết. Các trục trặc trong sửa chữa thường xuyên có thể được tìm ra trong quá trình khai thác hay trong khi bảo dưỡng ngày, cấp 1, cấp 2. * Bảo dưỡng cấp 1 và câp 2: Khi phương tiện chạy đến 1 số km quy định thì sẽ được vào các cấp, tuỳ theo điều kiện khai thác của phương tiện mà công ty đưa ra các định mức về bảo dưỡng cấp. Cấp sau bao gồm cấp trước tức là trong bảo dưỡng cấp 2 đã bao hàm cấp 1. Bảo dưỡng các cấp nay giúp cho phương tiện phục hồi những hỏng hóc, chất lượng được nâng cao. * Sửa chữa lớn : Khi xe đã được sử dụng rất lâu hay chạy 1 số km lớn, co nhiều hỏng hóc đòi hỏi phai có sự tu bổ, thay thế lớn thì được đưa vào SCL. Nhằm phục hồi trạng thái kỹ thuật của phương tiện. SCL có thể tiến hành đối với toàn bộ xe hay có thể tiến hành riêng biệt ở các bộ phận hỏng hóc : thân vỏ, gầm bệ. máy, hệ thống điện….. Trên là những hoạt động cung cấp dịch vụ đi kèm với sản xuất vận tải, các hoạt động phụ khác như : trông giữ phương tiện, lắp ráp phương tiện, cho thuê điểm đỗ các phương tiện khác. 5.2.Xác định chương trình sản xuất kinh doanh. Sản phẩm chính công ty đáp ứng thị trường bao gồm sản phâm vận tải, bảo dưỡng sửa chữa các cấp, kinh doanh một số lĩnh vực liên quan mà đã trình bày ở trên. Để xác định được chương trình sản xuất của công ty ta phải đi xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của các sản phẩm cung ứng ra thị trường như: khối lượng sản phẩm, kĩ thuật sản xuất, năng suất phương tiện, năng suất xưởng bảo dưỡng sửa chữa, nhu cầu có thể đáp ứng của nó.Ta có thể đi xác định riêng từng loại sản phẩm từ đó có định hướng sản xuất kinh doanh. Bao gồm hai phần đó là xác định sản phẩm, và lao động thực hiện. 5.2.1.Xác định khối lượng sản phẩm. Sản phẩm gồm có sản phẩm vận tải, sản phẩm bảo dưỡng sửa chữa, sản phẩm khác,… * Trong lĩnh vực vận tải : ta sẽ xác định các chỉ tiêu khai thác của phương tiện trong qua trình vận chuyển container, bao gồm: + Khối lượng vận chuyển một chuyến : WQc = q * γ .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThiết kế môn học luận chứng kinh tế-kĩ thuật và thiết kế cơ sở sản xuất vận tải container.doc