Thiết kê tổ chức thi công hồ chứa nước Đầm Hà Động, Đầm Hà, Quảng Ninh

1.1.1. Vị trí công trình

Hồ chứa nước Đầm Hà Động nằm trên sông Đầm Hà thuộc địa phận xã Quảng Lâm, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh

1.1.2. Nhiệm vụ công trình

Công trình Hồ chứa nước Đầm Hà Động được xây dựng với các nhiệm vụ chính sau:

- Đảm bảo nước tưới cho 3.485 ha đất canh tác, trong đó:

+ Lúa 2 vụ : 2.244,3 ha.

+ Lúa 1 vụ : 777,2 ha.

+ Hoa màu : 1240,7 ha (kể cả 307 ha tạo nguồn).

- Tạo nguồn cấp nước sinh hoạt cho 29.000 người.

 

doc87 trang | Chia sẻ: giobien | Lượt xem: 5083 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kê tổ chức thi công hồ chứa nước Đầm Hà Động, Đầm Hà, Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1 GiíI THIÖU CHUNG 1.1. VỊ TRÍ VÀ NHIỆM VỤ CÔNG TRÌNH 1.1.1. Vị trí công trình Hồ chứa nước Đầm Hà Động nằm trên sông Đầm Hà thuộc địa phận xã Quảng Lâm, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh 1.1.2. Nhiệm vụ công trình Công trình Hồ chứa nước Đầm Hà Động được xây dựng với các nhiệm vụ chính sau: - Đảm bảo nước tưới cho 3.485 ha đất canh tác, trong đó: + Lúa 2 vụ : 2.244,3 ha. + Lúa 1 vụ : 777,2 ha. + Hoa màu : 1240,7 ha (kể cả 307 ha tạo nguồn). - Tạo nguồn cấp nước sinh hoạt cho 29.000 người. 1.2. QUY MÔ, KẾT CẤU CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH 1.2.1. Các thông số kỹ thuật chủ yếu của hồ chứa - Cao trình MNDBT : 60,70 m. - Cao trình MNDGC thiết kế (1%) : 62,69 m. - Cao trình MNDGC kiểm tra (0,2%) : 63,99m. - Cao trình MNC : 47,50 m. - Cao trình bùn cát : 44,20 m. - Dung tích hiệu dụng Vh : 12,3 . 106 m3 . - Dung tích chết Vc : 2,01 . 106 m3 . - Dung tích toàn bộ V : 14,32 . 106 m3 . - Dung tích siêu cao Vsc (1%) : 3,54 . 106 m3 . - Dung tích siêu cao Vsc (0,2%) : 6,18 . 106 m3 . 1.2.2. Quy mô, kết cấu các hạng mục của công trình 1.2.2.1. Đập chính: - Kết cấu đập chính: Đập chính là loại đập đất để tận dụng vật liệu sẵn có của địa phương. Kết cấu mặt cắt ngang đập gồm nhiều khối đất đắp khác nhau. Bảo vệ mái thượng lưu bằng các tấm bê tông cốt thép và đá lát chít mạch. Gia cố mái hạ lưu bằng trồng cỏ và rãnh tiêu nước. Thoát nước thân đập dùng hình thức đống đá tiêu nước. Hình thức chống thấm bằng tường tâm kết hợp với chân khay. - Các thông số thiết kế của đập chính: + Cao trình đỉnh đập : đđ = 64,5 m. + Cao trình đỉnh tường chắn sóng : CS = 65,3 m. + Chiều dài đập : L = 244 m. + Chiều cao đập lớn nhất : Hmax = 31,5 m. + Chiều rộng đỉnh đập : b = 6 m. + Hệ số mái thượng lưu : mTL1 = 3,25 ; mTL2 = 3,75 + Hệ số mái hạ lưu : mHL1 = 2,50 ; mHL2 = 3,00 ; mHL3 = 3,50 + Cao trình các cơ thượng và hạ lưu : +54,50 m và +44,50 m. + Chiều rộng cơ : 3,50 m. + Cao trình đống đá tiêu nước : +38,50 m. + Chiều rộng đỉnh đống đá tiêu nước : 3,00 m. 1.2.2.2. Cống lấy nước: Cống ngầm lấy nước bố trí bên vai phải đập đất, kiểu cống hộp BTCT. Các thông số của cống: - Lưu lượng thiết kế : QTK = 4,73 m3/s. - Cao trình cửa vào : (cv = 45,50 m. - Cao trình cửa ra : (cr = 44,30 m. - Kích thước đoạn cống bh trước nhà tháp : 1,6m x 2,0m. - Chiều dài đoạn cống hộp trước nhà tháp : 50 m. - Chiều dài đoạn cống sau nhà tháp : 67 m. - Chiều dài toàn cống là: L = 117m. - Chế độ chảy : Có áp. - Độ dốc đáy cống: i = 0,003. - Hình thức đóng mở: Van phẳng bằng thép. 1.2.2.3. Đập phụ: a) Đập phụ 1: + Chiều dài đập : 158,00 m. + Chiều cao đập lớn nhất : 23,5 m. + Hệ số mái thượng lưu : mTL1 = 3,0 và mTL2 = 3,5 + Hệ số mái hạ lưu : mHL1 = 2,25 và mHL2 = 2,75 + Cao trình đáy ốp mái nhạ lưu : 52,50 m. + Kết cấu đập : Nhiều khối. + Hình thức thoát nước hạ lưu : Ống khói và ốp mái. b) Đập phụ 2: + Chiều dài đập : 78,0m. + Chiều cao đập lớn nhất : 10,5 m. + Hệ số mái thượng lưu : mTL = 2,75 + Hệ số mái hạ lưu : mHL1 = 2,25 và mHL2 = 2,25 + Kết cấu đập : Nhiều khối. + Hình thức thoát nước hạ lưu : Ống khói và ốp mái. c) Đập phụ 3(3A & 3B) : + Chiều dài đập : 88,5 m. + Chiều cao đập lớn nhất : 7 m. + Hệ số mái thượng lưu : mTL = 2,75. + Hệ số mái hạ lưu : mHL1 = 2,25 và mHL2 = 2,25 + Kết cấu đập : Nhiều khối. + Hình thức thoát nước hạ lưu : Ống khói và ốp mái. 1.2.2.4. Tràn xả lũ: - Cao trình ngưỡng : 54,00 m. - Chiều rộng tràn : 27,00 m. - Cột nước thiết kế : 6,7 m. - Lưu lượng thiết kế (1%) : QTK = 1295,5 m3/s. - Lưu lượng thiết kế (0,2%) : QTK = 1596,0 m3/s. - Số khoang tràn : 3 khoang. - Kích thước cửa van cung b×h : 9m x 7,2m - Chiều dài bể tiêu năng 1 : 36,00m. - Chiều dài bể tiêu năng 2 : 25,00m. - Kết cấu tràn : Tràn bê tông cốt thép. - Hình thức đóng mở : Xi lanh thủy lực. 1.2.2.5. Đập dâng Bình Hồ: - Cao trình ngưỡng / đáy đập dâng : 65m / 61m - Chiều rộng tràn nước : 57m. - Cột nước tràn thiết kế (2%) : 4,5m. - Lưu lượng xả thiết kế (2%) : 994 m3/s. - Chiều dài bể tiêu năng : 16 m. - Cao trình đáy bể tiêu năng : 62,5 m. - Cao trình đáy cống lấy nước : 64,1 m. - Kích thước cống lấy nước bh : 1,0m x 1,0m - Lưu lượng thiết kế qua cống : 0,74 m3/s. - Cao trình đáy cống xả cát : 63,5m. - Kích thước cống xả cát: 1,0m x 1,2m - Hình thức kết cấu cống : Cống BTCT. 1.2.2.6. Đường quản lý vận hành và khu quản lý: - Chiều dài đường (tính đến đập phụ số 3) : 5,88 Km. - Đường từ K0 đến K5+881 - Cấp phối : 5,88 Km. - Đường từ K4+250 đến K5+881 - Đá dăm láng nhựa : 1,68 Km. - Khu quản lý : 750m2. 1.2.2.7. Đường điện 35KV ; 2 trạm biến áp 50 KVA: Tổng chiều dài đường điện : 4,82 Km. 1.2.3. Cấp công trình Theo TCXDVN 285 - 2002 thì công trình đầu mối là công trình cấp III, hồ chứa là công trình cấp IV. 1.2.4. Tần suất thiết kế - Mức đảm bảo tưới : P = 75 % - Tần suất lũ thiết kế : P = 1,0 % - Tần suất lũ kiểm tra : P = 0,2 % - Tần suất lũ dẫn dòng thi công : P = 10 % 1.3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 1.3.1. Địa hình địa mạo Lưu vực hồ chứa là phần thượng nguồn của con sông Đầm Hà. Đường chia nước lưu vực qua một số đỉnh núi cao như Tai Vòng Mo Lẻng 1.054m ở phía Đông, đỉnh Tam Lăng 1.256m ở phía Tây. Phía Nam lưu vực gần tuyến công trình địa hình thấp dần gồm các dãy núi với độ cao trên 200m. Lưu vực nhìn chung thuộc vùng núi tương đối cao, địa hình theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Độ dốc lưu vực trung bình 18,5%. Độ cao lưu vực trung bình 350m. Toàn bộ lưu vực thuộc sườn đón gió của dãy Nam Châu Lĩnh, nên chịu ảnh hưởng rõ rệt của mưa địa hình. 1.3.2. Địa chất thủy văn Trong khu vực nghiên cứu phổ biến là hai tầng chứa nước. Thứ nhất là nước chứa trong các hệ thống khe nứt của các đá cát kết, bột kết, đá phiến sét bị phong hóa nứt nẻ, đất tàn tích, pha tàn tích của đá mẹ. Đây là tầng chứa nước nghèo, lưu lượng nhỏ với gương nước ngầm thay đổi. Nguồn cung cấp chủ yếu cho tầng này là nước mưa. Thứ hai là tầng nước nằm gần mặt đất nhất, đó là nước nằm trong các lỗ rỗng của cát, sỏi, cuội, đá tảng trên các thềm sông, lòng sông. Tầng chứa nước này chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước sông và nước mưa. 1.3.3. Địa chất vùng công trình đầu mối 1.3.3.1. Tuyến đập chính - Tuyến cống. Địa chất tuyến đập chính gồm các lớp đất đá phân bố theo thứ tự từ trên xuống như sau: Lớp 1a: Đất bụi, đất bụi nặng màu xám vàng, trạng thái dẻo mềm, đất khá đồng nhất tính dẻo trung bình. Bề dày lớp từ 0,3m đến 1,8m. Lớp1: Đá tảng mắc ma biến chất lẫn sỏi và cát thô là một tập hợp hỗn độn các kích cỡ với đường kính từ 10cm đến 50cm, nhẵn cạnh, những cá thể có kết cấu rắn chắc. Lớp này phân bố trên toàn tuyến, mức độ dày mỏng khác nhau từ 1,5m đến 10,5m. Do có độ rỗng lớn, lấp nhét bởi các vật liệu sạn cát thô nên nước chứa trong lớp đất rất phong phú, hệ số thấm lớn. Lớp 2: Đất bụi thường đến đất bụi nặng pha cát, trạng thái dẻo cứng đến nửa cứng. Nguồn gốc pha tích. Trong đất có chứa 5% đến 10% dăm sạn của đá cát kết, bột kết. Lớp này phân bố hai sườn vai đập, bề dày từ 1,0m đến 2,5m. Lớp 3a: Đá cát kết và đá cất kết vôi nằm xen kẹp với đá bột kết; trong đó đá bột kết chiếm chủ yếu. Đá cát kết hạt mịn đến hạt trung, màu nâu gụ, cứng chắc, nứt nẻ nhiều. Các loại đá này phân thành từng tập và bị đập vỡ mạnh. Lớp 3: Đá bột kết, cát kết màu nâu gụ, đá cát kết vôi màu xám trắng, phong hóa vừa, ít nứt nẻ. Các khe nứt nhỏ nhưng kín, ít có khả năng thấm nước. 1.3.3.2. Đập phụ 1. Lớp đất 2 phân bố trên toàn bộ vùng tuyến đập phụ, bề dày từ 1m đến 2,7m. Trong đất có lẫn nhiều dăm sỏi của đá cát kết và bột kết, mật độ phân bố dăm sỏi ở các khu vực khác nhau. Vì vậy cần bóc bỏ lớp này và làm chân khay cắm sâu vào đá gốc. Lớp đất 3a là các đá nứt nẻ, vỡ vụn nhiều, phần lớn các khe nứt đã được lấp nhét. Đá có độ thấm nước trung bình cũng cần khoan phụt xử lý trong phạm vi độ sâu 8m đối với các hố khoan dọc tuyến đập. 1.3.3.3. Tuyến đập phụ 2. Lớp đất phủ trên bề mặt có chiều dày nhỏ, diện phân bố hẹp. Đất khá đồng chất, hệ số thấm nhỏ. Lớp 3a vùng tim tuyến lộ trên mặ diện rộng nhưng ít nứt nẻ, vỡ vụn. Các khe nứt đã được láp nhét. Tuyến đập phụ 2 chỉ cần đào chân khay cắm sâu vào nền đá, không cần khoan phụt xử lý. 1.3.3.4. Tuyến tràn xả lũ. Nhìn chung nền đá có cường độ trung bình đến cao. Tuy nhiên do ảnh hưởng của đứt gãy các đá bị đập vỡ, nứt nẻ nhiều. Do đó tính chất và điều kiện địa chất công trình rất phức tạp của đới đập vỡ, nứt nẻ. Khi thi công nhất thiết phải khoan phụt xử lý tạo màng chống thấm trên tuyến tràn. 1.3.3.5. Tuyến đập dâng Bình Hồ. Điều kiện địa chất công trình của đập dâng Bình Hồ rất phức tạp. Vai trái được gối vào đá gốc cát kết vững chắc. Vai phải hoàn toàn là cuội và đá tảng. Nền đập đặt trên tầng đá khá dày 5m đến 6m. Vì vậy móng đập phải chôn sâu vào tần đá tảng, tránh khả năng đập bị lật. 1.3.4. Đặc điểm khí hậu, thủy văn 1.3.4.1. Trạm quan trắc khí tượng thủy văn Có nhiều trạm quan trắc khí tượng, thủy văn trong khu vực, để ttính toán thủy văn thiết kế cho hồ chứa Đầm Hà Động sử dụng tài liệu như sau: - Lấy tài liệu mưa tại trạm Đầm Hà đại biểu cho mưa tại khu tưới và để hiệu chỉnh, tính toán lượng mưa bình quân trên khu vực hồ chứa. Các yếu tố khí hậu khác tham khảo tại trạm Tiên Yên. - Trên cơ sở phân tích biểu đồ đẳng trị mưa, điều kiện địa hình và độ cao lưu vực chọn tài liệu đo đạc dòng chảy tại trạm Dương Huy làm tài liệu của lưu vực tương tự để làm cơ sở tính toán và hiệu chỉnh về tuyến công trình của hồ chứa theo lượng mưa lưu vực. Ngoài ra, trong từng nội dung tính toán, khi cần thiết cũng sử dụng tất cả các tài liệu đo đạc mưa, bốc hơi, dòng chảy của các trạm trong toàn tỉnh và các tài liệu điều tra do đài khí tượng thủy văn của tỉnh cung cấp. 1.3.4.2. Đặc điểm khí hậu a) Nhiệt độ: Theo tài liệu thống kê nhiều năm của trạm Móng Cái, nhiệt độ trung bình năm của không khí là 22,70C . Các tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng VI, VII nhiệt độ trung bình tháng lên tới trên 280C. Các tháng mùa đông nhiệt độ trung bình tháng xuống dưới 150C ở các tháng I, II. Nhiệt độ không khí cao nhất quan trắc được là 39,10C và nhiệt độ thấp nhất là 110C. b) Độ ẩm: Độ ẩm các tháng trong năm có biến đổi nhưng không lớn. Độ ẩm không khí trung bình (độ ẩm tương đối) trong năm là 83%. Các tháng mùa mưa, do ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam có độ ẩm tương đối lớn, khoảng 86%. Mùa khô, do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc độ ẩm tương đối giảm xuống khoảng 76 % đến 80%. c) Mưa: Những kết quả tính toán mưa năm trung bình nhiều năm trong khu vực như sau: LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH NHIỀU NĂM Bảng 1.1 STT  Trạm đo  Số năm  X0 (mm)   1  Đầm Hà  40  2418   2  Tài Chi  29  3111   3  Hà Cối  29  2637   4  Tiên Yên  46  2366   5  Dương Huy  13  2439   Mùa mưa từ tháng V đến tháng IX, tập trung 80% lượng mưa cả năm. Tháng mưa lớn nhất là các tháng VI, VII, VIII. Lượng mưa ngày lớn nhất quan trắc được tại trạm Đầm Hà trong nhiều năm đạt hơn 300mm. Trị số mưa ngày lớn nhất quan trắc ngày 30 tháng 9 năm 1984 là: 401,3mm. d) Gió: Kết quả tính toán tốc độ gió lớn nhất trong bảng 1.2. Bảng 1.2 Các đặc trưng thống kê  Tốc độ gió ứng với tần suất P%     CV  CS  1  2  3  4  50   20,4  0,32  0,64  38,6  35,9  34,3  33,12  19,7   1.3.4.3. Đặc trưng thủy văn thiết kế a) Tình hình sông suối trong khu vực: Trong vùng hồ chứa chỉ có sông Đầm Hà gồm hai nhánh bắt nguồn từ dãy núi phía Bắc. Hướng chính của dòng chảy là Tây Bắc - Đông Nam và đổ ra biển. b) Dòng chảy năm thiết kế: Chọn mô hình Dương Huy làm lưu vực tương tự: KẾT QUẢ TÍNH TOÁN TẦN SUẤT DÒNG CHẢY NĂM Bảng 1.3 Tuyến  Thông số thống kê  Dòng chảy năm với các tần suất      CV  CS  25%  50%  75%   Bình Hồ  2,30  0,352  0,352  2,82  2,25  1,74   Hà Động  3,27  0,352  0,352  4,56  3,64  2,81   c) Dòng chảy ngày: LƯU LƯỢNG BÌNH QUÂN NGÀY TRONG THÁNG ỨNG VỚI P = 5% & 10% (m3/s) Bảng 1.4 Tháng  I  II  III  IV  V  VI  VII  VIII  IX  X  XI  XII  TB năm   P = 5%  0,324  0,206  0,858  0,297  0,482  13,31  27,96  12,54  8,99  4,830  1,46  0,752  6,00   P = 10%  0,294  0,187  0,778  0,269  0,437  12,07  25,35  11,37  8,154  4,380  1,32  0,682  5,44   d) Dòng chảy lũ: KẾT QUẢ TÍNH TOÁN LŨ THEO CÔNG THỨC CƯỜNG ĐỘ GIỚI HẠN Bảng 1.5 Tần suất P%  Lượng mưa Hp (mm)  Hệ số dòng chảy  Qmax (m3/s)  Wp ( 106 m3 )     Đỉnh lũ  Lượng lũ     0,1  727,0  0,85  0,85  2280  42,55   0,2  674,0  0,85  0,85  2068  39,45   1  551,0  0,85  0,85  1591  32,25   2  496,0  0,85  0,85  1382  29,03   5  422,0  0,85  0,85  1133  24,70   10  364,0  0,85  0,85  957  21,30   e) Tính toán lũ cho thi công: LŨ THI CÔNG P = 10% TUYẾN ĐẬP HỒ CHỨA Bảng 1.6 Đặc trưng  I  II  III  IV  V  Mùa lũ  X  XI  XII   Qmax (m3/s)  13,08  2,48  8,65  38,75  259  987  362  9,30  2,59   T (h)      13   13,3     f) Tính toán bùn cát: Độ đục bùn cát bình quân trung bình năm lấy theo lưu vực tương tự Dương Huy là ρ = 81,9 g/m3. Lượng bùn cát lắng đọng của hồ chứa Hà Động 14000m3/g. 1.4. VẬT LIỆU XÂY DỰNG 1.4.1. Đất đắp Trong giai đoạn TKKT, thực tế khảo sát thăm dò trữ lượng đất cho thấy tầng đất của các bãi đất IXA, IXE, VIB, IXD và một phần của bãi IXB chỉ dày từ 0,6m đến 0,8m, bên dưới là đá bột kết. Như vậy các bãi đất đã khảo sát trong giai đoạn NCKT có trữ lượng rất ít. Các mỏ phân tán rải rác trên phạm vi rất rộng, khó khăn cho công tác làm đường vận chuyển và khai thác đất. Mặt bằng các mỏ đất dự kiến khai thác đều có cây cối đã trồng theo dự án 327 và một số ít hộ dân đang sinh sống. Bãi vật liệu khai thác tại 3 khu chính: - Khu A bên bờ phải sông Đầm Hà, hạ lưu đập chính, cách đập chính từ 1,8 đến 2,2km. Trữ lượng khai thác khoảng 1.100.000 m3. - Khu B bên bờ trái sông Đầm Hà tại hạ lưu đập phụ từ 300 đên 500m. Trữ lượng khai thác khoảng 53.000m3. - Khu C bên bờ trái sông Đầm Hà tại hạ lưu đập chính, cách đập chính từ 2,2 đến 2,5km. Trữ lượng khai thác khoảng 108.000m3. CHỈ TIÊU CƠ LÝ CỦA ĐẤT Ở CÁC MỎ Bảng 1.7 Thông số  Ký hiệu  Đơn vị  Bãi A1-1  Bãi A1-2  Bãi A2  Bãi A3  Bãi A4  Bãi B   Đất nguyên dạng           1. Độ ẩm tự nhiên  W  %  22,45  26,40  26,40  22,70  22,85  21,15   2. Dung trọng tự nhiên  γw  g/cm3  1,90  1,89  1,89  1,88  1,87  1,89   3. Dung trọng khô  γc  g/cm3  1,55  1,49  1,49  1,52  1,52  1,56   4. Tỷ trọng  ∆  g/cm3  2,70  2,71  2,71  2,69  2,72  2,67   5. Góc ma sát trong  φ  Độ  18055’  18055’  18055’  18023’  16015’  14039’   6. Lực dính kết  C  kg/m2  0,295  0,35  0,35  0,31  0,325  0,305   7. Hệ số nén lún  a1-2  cm2/kg  0,018  0,029  0,029  0,018  0,018  0,021   8. Hệ số thấm  K  10-6 cm/s  39  6,8  6,8  33  4,0  4,0   Đất đầm nện           Độ ẩm tốt nhất  Wtn  %  19,76  27,48  27,48  17,52  19,70  18,38   1.4.2. Vật liệu khác - Đá các loại được lấy tại mỏ đá Cẩm Phả, cách công trường 80 Km. - Cát đổ bê tông và xây lấy tại sông Tiên Yên, cách công trường 30 Km. - Sỏi, xi măng, thép, gỗ và gạch xây lấy tại Đầm Hà, cách công trường 12 Km. 1.5. ĐIỀU KIỆN DÂN SINH, KINH TẾ KHU VỰC Khu đầu mối công trình Hồ chứa nước Đầm Hà Động nằm trong địa bàn xã Quảng Lâm, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh. Cách thị trấn Đầm Hà 5km về phía Tây Bắc, dân cư sống thưa thớt, chia thành từng bản nhỏ, chủ yếu là dân tộc thiểu số, dân tộc Kinh làm kinh tế mới từ những năm 1970 chiếm một phần nhỏ. Nhìn chung, kinh tế trong vùng rất nghèo nàn, lạc hậu, đời sống thấp. Cuộc sống chủ yếu là dựa vào sản xuất nông nghiệp và phá rừng lấy củi. 1.6. ĐIỀU KIỆN GIAO THÔNG Trong khu vực đã có đường nhựa chạy qua thị trấn Đầm Hà. Từ thị trấn Đầm Hà vào công trình là 5km đã cơ bản có đường rải cấp phối nhưng bị hư hỏng nhiều đoạn. 1.7. ĐIỀU KIỆN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC 1.7.1. Điện phục vụ thi công Dùng nguồn điện 35KV được xây dựng nhằm phục vụ quản lý vận hành công trình sau này thông qua 2 trạm biến áp: - Trạm 1 tại tràn xả lũ 35/0,4 KV - 50 KVA. - Trạm 2 tại vai phải đập chính 35/0,4 KV - 50 KVA. 1.7.2. Cung cấp nước Nước phục vụ thi công và sinh hoạt có thể dùng nước sông Đầm Hà. Nguồn nước phục vụ ăn uống và tắm giặt bổ sung chủ yếu là dùng giếng đào ven lòng suối. 1.8. ĐIỀU KIỆN CUNG CẤP VẬT TƯ, THIẾT BỊ Khả năng cung cấp vật tư thiết bị cho thi công là đầy đủ. 1.9. THỜI GIAN THI CÔNG Thời gian thi công công trình là 3 năm. Bắt đầu từ đầu mùa kiệt năm thứ nhất 1.10. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN ĐẾN MÔI TRƯỜNG 1.10.1. Tác động tiêu cực Hồ chứa nước Đầm Hà Động gây ngập lụt lòng hồ và chiếm đất xây dựng công trình, ảnh hưởng tới sản xuất và định cư. Tổng diện tích ngập lụt và xây dựng là 70 km2. Sau khi xây dựng công trình tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp hạ lưu điều này có thể tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nước hạ lưu do sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Vì vậy, cần có phương án phòng ngừa ngay từ đầu. 1.10.2. Tác động tích cực Công trình cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt, điều này làm tăng năng suất cây trồng, tăng vụ canh tác, đảm bảo đời sống, sinh hoạt cho đồng bào trong vùng dự án hạn chế việc phá rừng làm nương rẫy. Hồ chứa góp phần cải thiện tiều khí hậu khu vực đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho cây cối và động vật sinh sống. Công trình thuỷ lợi Hồ chứa nước Đầm Hà Động sau khi xây dựng mang lại nhiều lợi ích góp phần nâng cao các điều kiện kinh tế, xã hội, sinh thái cho vùng. Do đó việc thực hiện dự án xây dựng công trình là yêu cầu tất yếu và đúng đắn. Chương 2 DÉn dßng thi c«ng 2.1. NHIỆM VỤ VÀ Ý NGHĨA CỦA DẪN DÒNG THI CÔNG Đập chính của công trình Hồ chứa nước Đầm Hà Động có nhiệm vụ ngăn toàn bộ lòng sông Đầm Hà tạo hồ chứa. Khối lượng đập rất lớn nên khi thi công công trình này cần đảm bảo móng đập phải khô ráo để đào móng, xử lý nền cũng như đắp đập. Mặt khác trong quá trình thi công công trình cần đảm bảo yêu cầu dùng nước ở hạ lưu. Do đó, dẫn dòng thi công là công việc tất yếu mà nhiệm vụ của nó là: - Dẫn nước sông từ thượng lưu về hạ lưu để đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt ở hạ lưu. - Bảo vệ hố móng được khô ráo để tiến hành thi công đập. Công tác dẫn dòng ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch tiến độ thi công của toàn bộ công trình, hình thức kết cấu, chọn và bố trí công trình thuỷ lợi đầu mối, chọn phương pháp thi công và bố trí công trường và ảnh hưởng đến giá thành công trình. Do đó, cần thấy rõ mối liên hệ giữa các yếu tố trên và tầm quan trọng của công tác dẫn dòng để đưa ra những phương án tối ưu cả về kinh tế và kỹ thuật. 2.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC DẪN DÒNG THI CÔNG 2.2.1. Thủy văn Từ tài liệu thuỷ văn của khu vực ta thấy dòng chảy của sông Đầm Hà thay đổi theo mùa và hình thành hai mùa rõ rệt: Mùa lũ kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 (kể cả thời gian có lũ tiểu mãn, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Do đó cần có biện pháp dẫn dòng trong các mùa cho thích hợp. 2.2.2. Địa chất Đập chính trên sông nằm trên tầng cuội sỏi pha lẫn những khối đá tảng có đường kính đến 0,5m tương đối rắn chắc. Vì vậy, việc đắp đê quai làm khô hố móng để xử lý nền đập và đắp chân khay đập đến tận tầng đá tốt là việc hết sức khó khăn. Riêng tại tuyến 3 khả năng lớp cuội sỏi lòng sông mỏng hơn so với các vị trí khác tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý thấm qua nền và đê quai. 2.2.3. Địa hình Tại tuyến đập lòng sông rộng 244m. Nhưng ở phía thượng lưu gần đập phụ số 1 (gọi là tuyến 2) và đặc biệt gần tràn xả lũ (gọi là tuyến 3) lòng sông tương đối hẹp thuận lợi cho việc đắp đê quai. 2.2.4. Điều kiện lợi dụng tổng hợp dòng chảy Yêu cầu cấp nước tưới cho khoảng 1000ha ruộng ở dưới hạ lưu là một việc quan trọng, mặt khác thời gian thi công công trình khá dài. Do đó, trong quá trình thi công cần đảm bảo nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp ở hạ lưu. 2.2.5. Cấu tạo và bố trí các hạng mục công trình Hệ thống công trình đầu mối gồm nhiều hạng mục khác nhau, vị trí các công trình tách rời và cách xa nhau, trong quá trình thi công mức độ ảnh hưởng tới nhau là không lớn. Đặc biệt là các công trình: tràn xả lũ, cống lấy nước, đập phụ có cấu tạo và vị trí thuận lợi cho việc kết hợp làm công trình dẫn dòng, giảm chi phí cho công tác dẫn dòng. 2.2.6. Điều kiện và khả năng thi công Khối lượng đập chính rất lớn trong khi các bãi lấy đất ở xa. Thời gian mùa khô không nhiều, do ảnh hưởng của mưa phùn khi có gió mùa Đông Bắc. Mặt khác lưu lượng sông ứng với tần suất P = 10% tính trong khoảng từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau lớn nhất chỉ là 13,08m3/s nhưng đến tháng 4 thì tăng lên đến 38,75m3/s. Vì vậy, dẫn dòng thuận lợi nhất là trong khoảng 5 tháng từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Trong điều kiện đó thì khó có thể đắp xong đập trong một mùa khô, chưa kể đến việc đào và xử lý móng chân khay là việc phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian. Với những nguyên do kể trên thì biện pháp đắp đê quai ngăn dòng một đợt là không thể thực hiện được 2.2.7. Thời gian thi công Thời gian thi công công trình khống chế là 3 năm do yêu cầu sớm đưa công trình vào sản xuất. Do đó biện pháp dẫn dòng phải đảm bảo chắc chắn, đúng tiến độ thi công và đáp ứng yêu cầu dùng nước hạ lưu. 2.3. ĐỀ XUẤT CÁC PHƯƠNG ÁN DẪN DÒNG THI CÔNG Sau khi phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác dẫn dòng thi công có thể đưa ra các phương án dẫn dòng như sau: 2.3.1. Phương án dẫn dòng thứ nhất 2.3.1.1. Năm thi công thứ nhất Cả mùa khô và mùa lũ dòng chảy dẫn qua lòng sông tự nhiên về hạ lưu. Trong thời gian này tiến hành công tác chuẩn bị hiện trường, thi công cống, tràn và các đập phụ… 2.3.1.2. Năm thi công thứ hai a) Mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau): Đầu tháng 11 đắp đê quai ngăn sông lần 1 tại tuyến 3. Dòng chảy trong giai đoạn này dẫn qua lỗ xả chừa ở thân tràn tại cao trình +43. Đồng thời trong khoảng thời gian này tiến hành xử lý chân khay đập chính, tận lượng đắp đập phần bờ trái. b) Mùa lũ: Dẫn dòng qua lòng sông tự nhiên đã co hẹp. Trong thời gian này tiếp tục thi công tràn và nâng cao phần đập chính đã đắp, đồng thời đắp nâng cao các đập phụ. 2.3.1.3. Năm thi công thứ ba a) Mùa khô: Đắp đê quai lần 2 tại tuyến 3 và dẫn dòng qua lỗ xả tràn. Trong khoảng thời gian 5 tháng sẽ đắp phần đập còn lại để hoàn thành đập chính đồng thời với các đập phụ. Dự tính tháng 12 có thể lấy nước qua cống tưới cho khu tưới. Cuối tháng 3 lấp lỗ xả tràn. b) Mùa lũ: Dẫn dòng qua tràn chính. Lắp đặt và hoàn thiện các hạng mục. 2.3.2. Phương án dẫn dòng thứ hai Dẫn dòng qua eo đập phụ. Để tránh dẫn dòng qua lỗ xả tràn ở cao trình +43m gây khó khăn cho việc thi công tràn ở thời kỳ đầu ta dẫn dòng qua eo đập phụ 1 và lúc này phải đắp đê quai ở hạ tuyến 2. Nước sông sau khi qua eo này sẽ chảy về kênh xả sau tràn ở cao trình +43m rồi trở lại sông Đầm Hà ở hạ lưu tuyến đập. 2.3.2.1. Năm thi công thứ nhất Dẫn dòng qua lòng sông tự nhiên và thực hiện các công việc sau: - Đập chính: Làm công tác chuẩn bị. - Tràn xả lũ: Thi công lên cao, có chừa lỗ xả đáy. - Cống lấy nước: Tối thiểu xong phần thân cống và đổ bê tông tháp lên cao. - Các đập phụ: Tiếp tục nâng cao. - Hoàn thành các công tác chuẩn bị mặt bằng. 2.3.2.2. Năm thi công thứ hai a) Mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau): Đắp đê quai thượng lưu lần 1 tại tuyến 2, dẫn dòng qua eo đập phụ thực hiện các công việc sau: - Đắp xong chân khay đập chính và phần bờ trái. - Tiếp tục nâng cao tràn xả lũ. - Hoàn chỉnh phần xây cống lấy nước. - Tiếp tục vượt cao các đập phụ. b) Mùa lũ: Cho nước tràn qua đê quai, dẫn dòng qua lòng sông thu hẹp. 2.3.2.3. Năm thi công thứ ba a) Mùa khô: Tháng 11 đắp đê quai ngăn sông lần 2 tại tuyến 3, dẫn dòng qua lỗ xả tràn như phương án 1. Tháng 12 có thể bịt một phần lỗ xả tràn để dâng nước tưới qua cống lấy nước như phương án 1. Thực hiện các công việc sau:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDO AN IN(( CHUNG moi).doc
  • doc~$ AN IN(( CHUNG moi).doc
  • dwgBAN VE TIEN DO ( in).dwg
  • docbang dan dong nam thi công thu 2.doc
  • docbang dan dong nam thi công thu 4.doc
  • docbang dan dong năm thi công thứ 1.doc
  • docbang dan dong.doc
  • docbang du toan1.doc
  • docBẢNG TÍNH ĐƯỜNG MẶT NƯỚC TRONG KÊNH 8 .doc
  • docBẢNG TÍNH ĐƯỜNG MẶT NƯỚC TRONG KÊNH 10 .doc
  • docBẢNG TÍNH ĐƯỜNG MẶT NƯỚC TRONG KÊNH 12.doc
  • docBẢNG TÍNH ĐƯỜNG MẶT NƯỚC TRONG KÊNH 13,08.doc
  • dwgcac chi tiet dap chÝnh IN.dwg
  • dwgCAC MAT CAT MO MONG ( CHUNG ) IN.dwg
  • dwgchuong 3 (DAP DAP) CHUNG.indwg.dwg
  • dwgDAN DONG THI CONGIN A0.dwg
  • dwgMAT BANG ( CHUNG) IN.dwg
  • doctong hop kinh phi 2.doc