Thiết kế và tổ chức trò chơi trong dạy học lịch sử nhằm tạo hứng thú cho học sinh khối 8 - 9 ở trường THCS Quang Trung

Bài áp dụng: Bài 26 - Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp 1950 – 1953 (SGK Lịch sử 9)

 Phạm vi áp dụng: Củng cố bài ở tiết 1 (bài gồm 2 tiết)

 Mục đích trò chơi: Giúp các em rèn kĩ năng sử dụng lược đồ Chiến dịch Biên giới thu - đông (1950) một cách tốt hơn.

 Chuẩn bị :

+ Giáo viên chuẩn bị 1 lược đồ không màu: Lược đồ chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 (mỗi Lược đồ lớp 9 môn lịch sử trường được sử dụng 2 cái: Một cái có màu và một không màu).Trường hợp nếu không có sẵn thì giáo viên phải tự vẽ )

+ Giáo viên chuẩn bị những kí hiệu mũi tên mầu có dán keo 2 mặt (lưu ý tới kích thước trùng khớp với mũi tên có sẵn trong SGK).

- Học sinh: Tìm hiễu kĩ lược đồ chiến dịch Biên giới thu đông (1950) ở nhà.

 

doc24 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 2898 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế và tổ chức trò chơi trong dạy học lịch sử nhằm tạo hứng thú cho học sinh khối 8 - 9 ở trường THCS Quang Trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ho học sinh trong khi học tập. Trong khi đó chưa có nhiều giáo trình, một đề tài, Sáng kiến kinh nghiệm nào nghiên cứu về cách tổ chức trò chơi trong giảng dạy môn lịch sử một cách cụ thể, chi tiết nếu có thì cũng chỉ là bước khởi đầu chưa có hệ thống và hướng dẫn cách tổ chức trò chơi một cách không khoa học, đang còn chung chung. Để góp phần đổi mới phương pháp dạy học bộ môn lịch sử ở trường THCS theo hướng phát huy tính tịch cực, chủ động của học sinh, tăng cường hoạt động cá thể với học tập giao lưu giải trí, hình thành kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Xuất phát từ thực tế nói trên, tôi đã không ngừng đổi mới phương pháp dạy học, và đã mạnh dạn thiết kế và tổ chức trò chơi trong giờ học lịch sử và có hiệu quả bước đầu rất đáng mừng. III. NỘI DUNG GIẢI PHÁP 1. Một số nguyên tắc khi thiết kế và tổ chức trò chơi - Chọn trò chơi phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường; - Xác định phạm vi, mục đích của trò chơi; - Chọn trò chơi phù hợp với kĩ năng cần rèn luyện cho học sinh - Tổ chức, biên soạn câu hỏi cho trò chơi phải bám vào “Chuẩn kiến thức - kĩ năng” của bộ môn; - Tổ chức trò chơi phải xác định được thời gian: Trừ các trò chơi tổ chức ở các tiết ngoại khoá (1 tiết hoặc nhiều hơn), các tiết làm bài tập lịch sử (1 tiết) thì các trò chơi tổ chức trong tiết dạy chỉ dừng ở thời gian là 4 – 5 phút; - Trò chơi phải có sức hấp dẫn, thu hút được sự tham gia của học sinh, tạo không khí thoải mái, hấp dẫn trong học tập; - Luôn thay đổi trò chơi để thu hút học sinh, tuy nhiên phải dựa vào dạng bài, kiểu bài để thực hiện; - Khi tổ chức trò chơi, giáo viên là trọng tài công bằng, chính xác và là cổ động viên tích cực của học sinh tham gia trò chơi, cho điểm hoặc ngợi khen các em trước tập thể của lớp. 2. Vai trò, ý nghĩa của việc thiết kế và tổ chức trò chơi đối với bộ môn Lịch sử Trong giảng dạy bộ môn lịch sử nói riêng cũng như các bộ môn xã hội và tự nhiên nói chung, thiết kế và tổ chức trò chơi trong dạy học có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng. - Giúp các em thay đổi hình thức, phương pháp dạy và học truyền thống trước đây, làm cho giờ học bớt căng thẳng, nặng nề, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu, để học sinh tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, hứng khởi. - Rèn luyện thêm kĩ năng sử dụng bản đồ, vẽ sơ đồ, tường thuật, hình thành kĩ năng làm việc theo nhóm của học sinh. - Tạo cho học sinh sự tìm tòi, sáng tạo, rèn luyện cho học sinh có cơ hội để hoàn thiện bản thân. - Qua việc thiết kế và tổ chức trò chơi đã kích thích học sinh vận dụng kiến thức năng động, rèn luyện trí nhớ, phát triển khả năng phán đoán, suy luận. Từ đó phát triển tư duy độc lập, học tập cách xử lý thông minh các tình huống phức tạp, tăng cường khả năng vận dụng trong cuộc sống để thích nghi với điều kiện mới của xã hội. - Ngoài ra, thông qua trò chơi còn giúp các em phát triển được nhiều phẩm chất đạo đức như: tính nhanh nhẹn, tình đoàn kết thân ái, sự phối hợp nhịp nhàng, lòng trung thực và tinh thần trách nhiệm lẫn nhau. 3. Một số hình thức tổ chức “trò chơi” phục vụ giảng dạy bộ môn lịch sử trong chương trình THCS. Với đặc trưng của bộ môn, ở mỗi khối lớp các thầy cô giáo có thể xây dựng được một hệ thống trò chơi phong phú, đa dạng với nhiều tên gọi khác nhau, mục đích khác nhau. Tuy nhiên với phạm vi của một sáng kiến kinh nghiệm tôi xin nêu ra đây một số trò chơi mang tính khái quát chung nhất, quan trọng hơn cả là các trò trơi này đều có thể áp dụng được rộng rãi ở tất cả các khối lớp và trên tất cả các địa bàn. Hình thức tổ chức “ Trò chơi ‘’này có thể vận dụng cho 1 tiết bài tập lịch sử, ngoại khoá, câu lạc bộ, hoặc áp dụng để giáo viên có thể củng cố bài học. Mong rằng trong quá trình giảng dạy mỗi thầy, cô giáo có sự sáng tạo thêm nhiều trò chơi khác nhau, bổ sung làm cho trò chơi lịch sử trở thành một hệ thống ngày càng sinh động hơn, phong phú hơn và được sử dung nhiều hơn nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác dạy – học đối với bộ môn lịch sử. Sau đây là một số trò chơi có thể vận dụng: a) Trò chơi “Điền sơ đồ trống” Đây là trò chơi mà giáo viên đã chuẩn bị trước sơ đồ trống để cho học sinh điền nội dung, với trò chơi này giáo viên dễ dàng áp dụng đối với các bài có liên quan tới tổ chức bộ máy nhà nước, đặc biệt là chương trình lịch sử khối 6 và 8. VD: Điền vào sơ đồ trống thể hiện những biến chuyển về xã hội và văn hóa của nước ta ở các thế kỉ I- VI ( Bài 20- Lịch sử 6) VD: Điền sơ đồ trống Sự phân chia xã hội của nước Pháp trước khi cách mạng nổ ra. (Bài 2- Lịch sử 8). b) Trò chơi “Điền lược đồ trống” Với trò chơi này thì giáo viên chuẩn bị lược đồ, sơ đồ trống trước hoặc nhà trường có sơ đồ không màu( lược đồ căm) để học sinh điền kí hiệu của một chiến dịch, một cuộc khởi nghĩa. VD: Học sinh điền kí hiệu cuộc khởi nghĩa Ba Đình (Bài 26 - Lịch sử 8), Chiến dịch Việt Bắc thu –đông 1947 ; Chiến dịch Biên giới thu- đông 1950, Các cuộc tiến công chiến lược đông xuân 1953-1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 ( Bài 25: Những năm đầu cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược ( 1946-1950) Bài 26: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp( 1950-1953) và bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc( 1953- 1954) - Lịch sử lớp 9). c) Trò chơi “ô chữ bí mật” Ở trò chơi này giáo viên chuẩn bị hệ thống các ô trống theo chủ đề (nhân vật, cụm từ tiêu biểu.). học sinh tìm các chữ cái thích hợp để điền vào ô trống đã cho theo yêu cầu. Đây là dạng trò chơi mà tôi và đồng nghiệp thường hay sử dụng nhất trong quá trình dạy học, vì hiệu quả của trò chơi này thường mang lại là rất cao. Ở trò chơi này có 2 dạng chủ yếu: - Dạng thứ nhất: Ô chữ có một hàng ngang. VD: Bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX– Lịch sử lớp 8: Sau khi dạy xong bài, giáo viên hỏi học sinh ? Ô chữ gồm có 8 chữ cái. Đây là thái độ chủ yếu của triều đình phong kiến nhà Nguyễn đối với quá trình Pháp xâm lược Việt Nam. T H Ỏ A H I Ệ P - Dạng thứ hai: Ô chữ có nhiều hàng dọc và có từ chìa khoá bí mật (mô phỏng trò chơi Đường lên đỉnh Olympia) d) Trò chơi “Theo dòng lịch sử” Trò chơi này dùng vào các tiết ngoại khóa, các tiết làm bài tập lịch sử để học sinh có điều kiện chuẩn bị và có thời gian thích hợp cho khâu tổ chức. Giáo viên chọn theo chủ đề lịch sử đã được học trước đó để cho học sinh tìm hiểu kĩ hơn, giáo viên có thể áp dụng sau khi học xong một chương, một giai đoạn lịch sử. VD: Tìm hiểu về một triều đại phong kiến, một cuộc khởi nghĩa, một cuộc kháng chiến, một cuộc cải cách.. đ) Trò chơi “Ai là người nhớ sự kiện, nhân vật lịch sử nhiều nhất” Tương tự như trò chơi “Theo dòng lịch sử” thì giáo viên có thể áp dụng đối với các tiết làm bài tập lịch sử, các tiết ngoại khoá, phạm vi áp dụng được ở tất cả các khối lớp, tuy nhiên giáo viên nên tổ chức trò chơi này sau khi học xong một giai đoạn lịch sử, một triều đại phong kiến, một hình thái cách mạng VD: Triều đại nhà Lê sơ, cuộc kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mĩ. e) Trò chơi “Tìm hiểu nhân vật lịch sử” Đây là trò chơi nhằm tìm hiểu một cách khái quát về thân thế sự nghiệp những nhân vật lịch sử có công lao to lớn đối với lịch sử dân tộc và nhân loại, do vậy mà giáo viên phải tổ chức chương trình ngoại khoá và các tiết làm bài tập lịch sử để dễ dàng thực hiện. VD: Tìm hiểu các nhân vật lịch sử đã có công đối với dân tộc trong giai đoạn Pháp xâm lược Việt Nam. (Bài 24: cuộc kháng chiến từ năm 1858-năm 1873; Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc(1873-1884) - Lịch sử 8) g) Trò chơi “Giải thích khái niệm, thuật ngữ” Giáo viên lồng ghép vào các tiết Làm bài tập lịch sử để tổ chức trò chơi. VD: Chế độ Quân chủ chuyên chế là gì?... h) Trò chơi “Ai là người nhớ nhiều địa danh lịch sử nhất” Giáo viên tổ chức các tiết ngoại khoá, hay lồng ghép đối với các tiết làm bài tập lịch hoặc sử dụng trong tiết học lịch sử địa phương sẽ dễ tổ chức và dễ thực hiện. VD: Em hãy kể tên các di tích lịch sử tiêu biểu ở Nghệ An. i) Trò chơi “Hái hoa dân chủ- trả lời câu hỏi lịch sử” Áp dụng đối với các tiết ngoại khóa, làm bài tập lịch sử. Giáo viên chuẩn bị một cây hoa (trong thiên nhiên hoặc hoa giả), trên nhánh hoa có ghi các chủ đề câu hỏi để học sinh lựa chọn (chủ đề nhân vật; chủ đề sự kiện; chủ đề chiến tranh; chủ đề văn hoá) trong mỗi chủ đề có hệ thống câu hỏi để học sinh trả lời 4. Các bước tổ chức trò chơi Để tổ chức thành công trò chơi, giáo viên phải xác định được các yêu cầu sau đây: Xác định được phạm vi áp dụng của trò chơi. Xác định mục đích áp dụng của trò chơi. Sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh về trò chơi. Tiến hành trò chơi trên lớp. Gồm 05 bước chủ yếu Bước 1: Giới thiệu tên trò chơi. Bước 2: Lựa chọn đội chơi. Bước 3: Quy định thời gian, phổ biến luật chơi. Bước 4: Tổ chức trò chơi. Bước 5: Tổng kết (Đánh giá) trò chơi Trong những năm học qua, tôi đã thiết kế và mạnh dạn áp dụng các trò chơi nêu trên vào quá trình giảng dạy môn lịch sử, cũng như trong các Hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp, ngoài ra các trò chơi này tôi mời đồng nghiệp tổ chức dạy thử nghiệm ở lớp 6, 7 và hiệu quả thu được là rất khả quan. Do giới hạn của một sáng kiến kinh nghiệm, và chỉ đứng lớp ở khối 9 nên tôi chỉ đưa ra một số trò chơi tiêu biểu và có hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy lịch sử ở chương trình THCS. 5. Các trò chơi cụ thể được áp dụng vào quá trình giảng dạy ở trường. * Trò chơi “Điền sơ đồ trống” Bài áp dụng: Bài 29 – Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và chuyển biến kinh tế xã hội Việt Nam (Lịch sử lớp 8) - Phạm vi trò chơi: Dạy kiến thức mới. Phần 1. Tổ chức bộ máy nhà nước. - Mục đích trò chơi: Giúp các em hiểu và rèn kĩ năng vẽ (dán) sơ đồ bộ máy thống trị của pháp ở Đông Dương. - Giáo viên chuẩn bị trước sơ đồ trống (vẽ trên 02 tờ giấy Crôki) như sơ đồ phần đáp án Tổ chức bộ máy thống trị của Pháp ở Đông Dương được viết thành từng ô chữ (viết rời ngoài giấy Crôki thành 09 ô) có dán keo 2 mặt như sau: (mỗi 1 ô giáo viên chuẩn bị 2 tờ) Lưu ý: Ô giấy viết rời có diện tích khớp với ô trong bảng trống. Bộ máy chính quyền cấp xã thôn (bản sứ) Bộ máy chính quyền các cấp Bộ máy chính quyền cấp tỉnh, huyện (Pháp – bản xứ) Toàn quyền Đông Dương Bắc kì (thống sứ) Nam kì (thống đốc) Trung kì (khâm sứ) Lào (Khâm sứ) C.P.C (Khâm sứ) - Học sinh: Đọc trước bài ở nhà. Tiến hành trò chơi - Giáo viên giới thiệu trò chơi và lựa chọn đội chơi. - Giáo viên chia lớp thành 2 đội mỗi đội cử lấy 5 học sinh và đặt tên cho mỗi đội : Đội 1: Lê Văn Tám ; Đội 2- Kim Đồng. - Mỗi đội cử 1 đội trưởng, đồng thời cử 2 học sinh (không nằm trong 2 đội chơi) làm trọng tài cùng với giáo viên. * Giáo viên quy định luật chơi. Thời gian: 3 – 4 phút Mỗi đội xếp hàng trên bảng (kiểu cánh gà) sau đó mỗi đội sẽ cử lần lượt các bạn lên chọn ô chữ để dán cho đúng trên sơ đồ hình minh hoạ sao cho đạt được kết quả như sơ đồ dưới đây. Đội nào hoàn thành chính xác trước đội đó thắng cuộc. Thời gian tối đa là 4 phút. Điểm tối đa của mỗi đội là 10 điểm. * Tổ chức trò chơi - Giáo viên đặt câu hỏi : Sau khi hoàn thành xong quá trình xâm lược Đông Dương, thực dân Pháp đã tiến hành tổ chức bộ máy nhà nước ở Đông Dương như thế nào? - Học sinh trả lời, Giáo viên đánh giá, nhận xét và tiến hành hướng dẫn Hhọc sinh tham gia trò chơi luôn. - Giáo viên treo 2 sơ đồ trống như sơ đồ minh hoạ trên lên bảng và nêu yêu cầu “Em hãy dán các nội dung cho đúng vào sơ đồ bộ máy tổ chức bộ máy thống trị của Pháp ở Đông Dương ? - 2 đội lên thực hiện dán ô chữ vào sơ đồ minh hoạ trên (mỗi đội dán một sơ đồ) sao cho đúng như sơ đồ dưới đây Toàn quyền Đông Dương C.P C (Khâm sứ) Bắc kì (thống sứ) Nam kì (thống đốc) Lào (Khâm sứ) Trung kì (khâm sứ) Bộ máy chính quyền các cấp Bộ máy chính quyền cấp tỉnh, huyện (Pháp – bản xứ) Bộ máy chính quyền cấp xã thôn (bản xứ) Tổng kết trò chơi, Giáo viên nhận xét, hoàn thiện bảng và chuẩn hoá kiến thức. * Trò chơi “Điền lược đồ trống” Bài áp dụng: Bài 26 - Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp 1950 – 1953 (SGK Lịch sử 9) Phạm vi áp dụng: Củng cố bài ở tiết 1 (bài gồm 2 tiết) Mục đích trò chơi: Giúp các em rèn kĩ năng sử dụng lược đồ Chiến dịch Biên giới thu - đông (1950) một cách tốt hơn. Chuẩn bị : + Giáo viên chuẩn bị 1 lược đồ không màu: Lược đồ chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 (mỗi Lược đồ lớp 9 môn lịch sử trường được sử dụng 2 cái: Một cái có màu và một không màu).Trường hợp nếu không có sẵn thì giáo viên phải tự vẽ ) + Giáo viên chuẩn bị những kí hiệu mũi tên mầu có dán keo 2 mặt (lưu ý tới kích thước trùng khớp với mũi tên có sẵn trong SGK). - Học sinh: Tìm hiễu kĩ lược đồ chiến dịch Biên giới thu đông (1950) ở nhà. Tiến hành trò chơi : Giáo viên giới thiệu trò chơi, lựa chọn đội chơi. Chia lớp thành 2 đội, từ 5 – 7 em học sinh và đặt tên cho mỗi đội. Đội 1 - Rơ ve (tên tướng của Pháp); Đội 2 - Võ Nguyên Giáp -Thời gian thực hiện: 3 – 4 phút + Kí hiệu học sinh phải đính dán (Địch: màu đen, Ta: màu đỏ; Đường tiến quân là mũi tên nguyên, Đường rút quân là mũi tên đứt). + Đội nào hoàn thành chính xác trước đội đó thắng. Điểm tối đa cho mỗi đội là 10 điểm. + Các cổ động viên mỗi đội được quyền bổ sung 3 lần nhưng bị trừ 3 điểm. + Mỗi đội cử 2 em. Em thứ nhất chọn kí hiệu thích hợp chuyền cho bạn. Em thứ hai dán kí hiệu lên lược đồ, sao cho hoàn thành như lược đồ. + Em nào hoàn thành trò chơi xuất sắc nhất sẽ được thưởng điểm. Tổ chức trò chơi. - Giáo viên treo lược đồ không màu lên bảng cùng với câu hỏi. ? Em hãy điền kí hiệu thích hợp lên lược đồ để miêu tả diễn biến chiến dịch Biên giới thu - đông 1950? - Cho học sinh tiến hành trò chơi. - Tổng kết trò chơi: Sau khi hai đội hoàn thành, Giáo viên nhận xét và công bố kết quả chung cuộc Lưu ý: Trò chơi tiếp sức này giáo viên nên sử dụng đối với các lược đồ, bản đồ đơn giản, ít các kí hiệu, (VD: Cuộc phản công của phái chủ chiến ở kinh thành Huế, Công sự Ba Đình - Bài 26 - Lịch sử lớp 8), vì nếu phức tạp sẽ mất thời gian và rất khó cho HS. * Trò chơi “Ô chữ bí mật” Áp dụng đối với bài 27. Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX (SGK lịch sử lớp 8) - Trò chơi này áp dụng cho phần củng cố bài học. Giúp học sinh nắm lại một số sự kiện, thời gian trong bài, đồng thời tạo không khí vui chơi, giảm căng thẳng sau giờ học. - Giáo viên chuẩn bị bảng ô chữ có điền sẵn (vẽ trên 1 tờ giấy Crôki) như sơ đồ minh hoạ ở phần đáp án. sử dụng giấy dán từng hàng chữ lại. - Học sinh: Tìm hiểu và nắm được nội dung bài học. Tiến hành trò chơi + Giáo viên giới thiệu trò chơi và lựa chọn đội chơi.Chia lớp làm hai đội (mỗi dãy một đội, mỗi đội từ 7 – 10 em HS) và đặt tên cho mỗi đội: Đội thứ nhất-Phương Đông; Đội thứ hai-Phương Tây đồng thời giới thiệu, phổ biến luật chơi: + Thời gian : 3 – 6 phút + Sau khi giáo viên gợi ý cho từng hàng chữ, hai đội sẽ giơ tay dành quyền trả lời. Đội nào giơ tay trước khi giáo viên nói 10 giây bắt đầu sẽ mất quyền ưu tiên. Đội còn lại được quyền trả lời. + Mỗi hàng chữ chỉ một đội trả lời và trả lời một lần, nếu đúng sẽ được 10 điểm và giáo viên mở hàng chữ đó ra. + Sau khi giáo viên đọc câu hỏi mật mã hai đội đưa tay dành quyền trả lời. Nếu trả lời sai đội còn lại sẽ được quyền trả lời, mỗi đội trả lời tối đa một lần, thời gian suy nghĩ là 10 giây. + Học sinh trả lời đúng mật mã được 40 điểm, nếu không giải được mật mã thì giáo viên giải. Em nào hoàn thành trò chơi xuất sắc nhất sẽ được thưởng điểm. Tổ chức trò chơi - Giáo viên treo bảng sơ đồ ô chữ có dán keo như sơ đồ trên lên bảng rồi cho tiến hành trò chơi bằng cách đưa ra các gợi ý sau: + Mật mã lịch sử: Gồm 07 chữ cái: Đây chính lực lượng tham gia đông nhất trong cuộc khởi nghĩa Yên Thế -> (Nông dân) - Nếu hai đội không trả lời được thì GV cho hai đội trả lời các câu hỏi hàng ngang. Giáo viên đặt các câu hỏi gợi ý sau: + Ô hàng ngang số 1; gồm 12 chữ cái: Tên vị thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa Yên Thế. + Ô hàng ngang số 2; gồm 4 chữ cái: Đây là tên đồng bào ở Hà Giang đã tham gia chống Pháp dưới ngọn cờ của Hà Quốc Thượng. + Ô hàng ngang số 3; gồm 8 chữ cái: Tên tỉnh mà cuộc khởi nghĩa đã nổ ra. + Ô hàng ngang số 4; gồm 14 chữ cái: Tên thật của Hoàng Hoa Thám. + Ô hàng ngang số 5; gồm 7 chữ cái: Đây là tinh thần chiến đấu của nghĩa quân Yên Thế. + Ô hàng ngang số 6; gồm 11 chữ cái: Tên một nhà yêu nước tiêu biểu đã đến bắt lên lạc với nghĩa quân Yên Thế. + Ô hàng ngang số 7; gồm 5 chữ cái: Đây là tên vị lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Yên Thế ở giai đoạn 1. - Mỗi đội trả lời câu hỏi gợi ý theo trình tự lần lượt, học sinh được chọn ô hàng ngang để trả lời, không theo ô thứ tự. Ví dụ: Em chọn hàng ngang thứ 3. - Học sinh trả lời từ chìa khoá sau khi giáo viên đọc câu hỏi sau 5 giây. - Giáo viên nhận xét, công bố kết quả và hoàn thiện bảng kiến thức. TRÒ CHƠI “Ô CHỮ BÍ MẬT” 3 2 17 4 5 6 H O À N G H O A T H Á M M Ô N G B Ắ C G I A N G T R Ư Ơ N G V Ă N N G H Ĩ A A N H D Ũ N G P H A N B Ộ I C H Â U Đ Ề N Ắ M * Từ chìa khoá N Ô N G D Â N 7 8 Giáo viên nhấn mạnh: Khởi nghĩa Yên Thế là phong trào lớn nhất của nông dân trong những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Sự tồn tại bền bỉ, dẻo dai của phong trào đã nói lên tiềm năng, ý chí và sức mạnh to lớn của giai cấp nông dân Việt Nam Lưu ý: - Quy trình ở trên là thiết kế đối với dạy dùng bảng phụ (cách dạy phổ biến nhất trên địa bàn các huyện miền núi, còn nếu dạy Powwr Point thì cách thiết kế càng đơn giản và hiệu quả còn cao hơn, ) - Cuối cùng giáo viên tổng kết, nhận xét trò chơi. * Trò chơi “Theo dòng lịch sử ” - Trò chơi này được áp dụng đối với tiết 43: Làm bài tập lịch sử (Lớp 8). Chủ đề: Phong trào Cần vương Thông qua trò chơi này nhằm giúp học sinh có nắm một cách khái quát nhất về phong trào Cần vương, đồng thời tạo cho học sinh vừa học vừa chơi, phát triển khả năng, phối hợp, phân tích, kĩ năng làm việc theo nhóm. - Giáo viên chọn quãng thời gian thích hợp để tổ chức, nên tổ chức sau khi học xong tiết lịch sử địa phương (vì tiết lịch sử địa phương có liên quan tới phong trào Cần vương), trên cơ sở đó để biên soạn các câu hỏi. - Học sinh ôn tập kiến thức trọng tâm (Bài 26 và tiết lịch sử địa phương) - Chuẩn bị đèn tín hiệu để tính thời gian, giấy, bảng HS, bút dạ - Cho học sinh xếp thành 4 đội, mỗi một đội cử đội trưởng, thư kí - Tiến hành chò chơi :Giáo viên giới thiệu trò chơi. Chọn đội chơi giáo viên chia lớp thành 4 đội và đặt tên cho mỗi đội. Đội thứ nhất-Bà Triệu; Đội thứ hai-Lê Hoàn; Đội thứ ba-Dương Đình Nghệ; Đội thứ tư-Lê Lợi.Đồng thời quy định và phổ biến luật chơi.Thời gian thực hiện trong 1 tiết (45 phút). Phần Khởi động: 50 điểm (4 đội trả lời 5 câu hỏi, thời gian trả lời mỗi câu hỏi là 5 giây, mỗi câu hỏi tương ứng 10 điểm, mỗi đội được trả lời 1 lần). Tăng tốc: 100 điểm (4 đội tham gia trả lời (đoán sự kiện lịch sử, từ sự gợi ý của giáo viên) 4 sự kiện lịch sử, thời gian trả lời mỗi sự kiện lịch sử là 5, 10 và 15 giây (tương ứng 3 sự gợi ý của giáo viên từ khó đến dễ), mỗi sử kiện tương ứng 15, 10 và 5 điểm, mỗi đội được trả lời 1 lần). Về đích: 50 điểm, HS trả lời quan điểm của mình về một chủ đề mà giáo viên đưa ra, thời gian trả lời mỗi câu hỏi là 3 phút (HS trả lời 1 lần và có quyền nhận xét lẫn nhau).Tổ chức trò chơi cụ thể như sau: Khởi động: 5 câu hỏi. Câu 1: Cuộc phản công Kinh thành Huế, bùng nổ thời gian nào? Đáp án: 5.7.1885. Câu 2: Tôn Thất Thuyết đã thay vua Hàm Nghi mấy lần ra chiếu Cần vương? Đáp án: 2 lần Câu 3: Phong trào Cần vương trải qua mấy giai đoạn? Đáp án: 2 giai đoạn. Câu 4: Thanh Hoá có mấy cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần vương? Đáp án: 2 cuộc (Khởi nghĩa Ba Đình và Khởi nghĩa Hùng Lĩnh). Câu 5: Cuộc khởi nghĩa nào lớn nhất trong phong trào Cần vương? Đáp án: Khởi nghĩa Hương Khê. Tăng tốc: Gồm 5 sự kiện lịch sử. - Sự kiện 1: + Gợi ý thứ nhất: Tôn Thất Thuyết (5 giây đầu tiên). + Gợi ý thứ hai: 5/7/1885 (giây thứ 10). + Gợi ý thứ ba: Tân Sở (giây thứ 15). Sự kiện lịch sử: Cuộc phản công của Phái chủ chiến ở kinh thành Huế. - Sự kiện 2: + Gợi ý thứ nhất: Ba làng (5 giây đầu tiên). + Gợi ý thứ hai: Công sự (giây thứ 10). + Gợi ý thứ ba: 1886 - 1887 (giây thứ 15). Sự kiện lịch sử: Khởi nghĩa Ba Đình. - Sự kiện 3: + Gợi ý thứ nhất: Vĩnh Lộc (5 giây đầu tiên). + Gợi ý thứ hai: 1887 - 1892 (giây thứ 10). + Gợi ý thứ ba: Tống Duy Tân (giây thứ 15). Sự kiện lịch sử: Khởi nghĩa Hùng Lĩnh. - Sự kiện 4: + Gợi ý thứ nhất: 15 quân thứ (5 giây đầu tiên). + Gợi ý thứ hai: Ngàn Trươi (giây thứ 10). + Gợi ý thứ ba: Phan Đình Phùng (giây thứ 15). Sự kiện lịch sử: Khởi nghĩa Hương Khê. Về đích. (50 điểm). Chủ đề: Lý giải tại sao phong trào Cần vương lại thất bại, phong trào đã để lại ý nghĩa lịch sử gì? Cuối cùng GV tổng kết, nhận xét, rút kinh nghiệm. Lưu ý: Giáo viên có thể dùng nhiều hơn 1 trò chơi trong một tiết dạy làm bài tập lịch sử. *Trò chơi “Ai là người nhớ sự kiện, nhân vật lịch sử nhiều nhất ” Giáo viên chọn quãng thời gian thích hợp để tổ chức, nên tổ chức chương trình ngoại khóa của trường. - Về phía Giáo viên chuẩn bị hệ thống câu hỏi các câu hỏi, đáp án, đèn tính thời gian - Học sinh chuẩn bị ghế ngồi, bảng (bảng của học sinh tiểu học), phấn để ghi... sắp xếp chỗ ngồi cho hợp lí, tuỳ theo diện tích cho phép, nhưng đủ điều kiện để học sinh không thể nhìn thấy kết quả của nhau. Tổ chức trò chơi Giáo viên giới thiệu trò chơi lựa chọn đội chơi (chọn cả lớp, hoặc cả khối) Giáo viên giới thiệu trò chơi và thông báo thể lệ, quy định, phổ biến luật chơi. + Trò chơi gồm có 10 câu hỏi (hoặc có thể nhiều hơn, phụ thuộc vào thời gian tổ chức), theo mức độ từ thấp đến cao. + Học sinh ngồi theo hình vuông, mỗi em ngồi cách nhau một khoảng cách nhất định. + Giáo viên phối hợp với đồng nghiệp ấn đèn để tính thời gian + Giáo viên cùng các đồng nghiệp trong nhóm, trường hoặc cùng cụm trường giám sát trò chơi (tính thời gian, xem các bạn trả lời đúng hay sai, có gian lận trong cuộc chơi hay không...) + Em nào trả lời đúng thì có quyền ngồi lại và tiếp tục trò chơi, em nào sai thì bị loại khỏi cuộc chơi, cứ như vậy đến khi học sinh trả lời câu hỏi thứ 10 sẽ là học sinh chiến thắng. (Nếu được thực hiện trong chương trình ngoại khóa nên có phần thưởng cho học sinh) Tiến hành trò chơi Giáo viên tổ chức trò chơi, Giáo viên đọc câu hỏi xong, học sinh trả lời độc lập bằng cách viết vào bảng của mình, khi tín hiệu đèn báo hết thời thì học sinh giơ bảng lên, nếu em nào giơ quá thời gian quy định thì sẽ phạm quy và bị loại khỏi cuộc chơi: Hệ thống câu hỏi: Câu 1: Ai là người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam? Đáp án: Nguyễn Ái Quốc Câu 2: Hồ Chí Minh đọc Bản tuyên ngôn độc lập tại địa điểm nào ở Hà Nội? Đáp án: Quảng trường Ba Đình. Câu 3: Kế hoạch Na va được chia thành mấy bước? Đáp án: 2 bước Câu 4: Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ diễn ra năm nào? Đáp án: 1954 Câu 5: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân diễn ra năm nào? Đáp án: 1968 Câu 6: Chiến dịch nào kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước? Đáp án: Chiến dịch Hồ Chí Minh Câu 7: Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được chính thức mang tên từ năm nào? Đáp án: 1976 Câu 8: Ai là chủ tịch nước sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ thắng lợi? Đáp án: Tôn Đức Thắng Câu 9: Đế quốc Mĩ đã tiến hành bao nhiêu “chiến lược chiến tranh” ở Miền Nam? Đáp án: 3“chiến lược chiến tranh” (Chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ, Việt Nam hoá chiến tranh) Câu 10: Có bao nhiêu đời Tổng thống Mĩ dính lứu trực tiếp tới cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam? Đáp án: 5 đời. (Ai-sen-hao;Ken-nơ-đi ;Giôn-xơn; Ních-xơn, Pho) Sau cùng GV Tổng kết trò chơi. Lưu ý: - Tuỳ theo trình độ của học sinh mà giáo viên biên soạn câu hỏi cho phù hợp với trò chơi. - Nếu học sinh bị loại hết quá sớm thì giáo viên cùng đồng nghiệp tổ chức“cứu trợ” dưới các hình thức khác nhau để học sinh trở lại vòng thi đấu *Trò chơi “Tìm hiểu nhân vật lịch sử ” Trò chơi này có thể áp dụng cho tiết bài tập hoặc chương trình ngoại khoá lớp 8 ở học kỳ II Với trò chơi giúp học sinh khắc sâu được những nhât vật lịch sử tiểu biểu của Việt Nam ở thời kì cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, từ đó tiếp tục bồi dưỡng thêm lòng biết ơn đối với những người anh hùng đã có công với nước, với dân. - Giúp các em vừa học vừa chơi, tạo không khí thoải mái, thân thiện trong giờ học ngoại khoá. - Giáo viên dùng máy chiếu PowerPoint, giáo án điện tử thiết kế trò chơi - Học sinh: Ôn tập chương trình (Giáo viên cho hệ thống đề cương ôn tập), mỗi đội chuẩn bị 1 chiếc bảng nhỏ dùng để ghi đáp án, bút lông và phấn. + GV cử 1 thư kí ghi chép điểm và 1 trọng tài + GV xếp 5 đội ngồi theo hình chữ U, mỗi đội cử 1 đội trưởng. Tiến hành trò chơi Giáo viên giới thiệu trò chơi, lựa chọn đội chơi. Chia lớp thành 5 đội, mỗi đội khoảng 5 học sinh và đặt tên cho 5 đội Đội thứ nhất - Lê Lợi; Đội thứ hai-Trần Quốc Tuấn; Đội thứ ba- Quang Trung; Đội thứ tư – Nguyễn Tri Phương; Đội thứ năm – Hoàng Diệu. Giáo viên quy định và phổ biến luật chơi, gồm có 3 phần: Thời gian: 1 tiết Phần 1: Hình ảnh (Nhìn h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docSKKNThiet ke va to chuc tro choi trong gio hoc lich su cho hoc sinh khoi lop 89_12308091.doc
Tài liệu liên quan