Kích chuột vào nút Advancedđể thực hiện cấu hình địa chỉ IP và gateway,
sử dụng hơn hai máy chủ DNS và thiết lập WINS. Chọn tab Alternate
Configurationđể cấu hình máy tính của bạn có thể sử dụng nhiều hơn một
mạng. Ví dụ, nếu bạn có một laptop, và muốn sử dụng một mạng tại nhà và
mạng khác tại nơi làm việc thì bạn có thể sử dụng tab này để cấu hình mạng
thứ hai. Nếu mạng tại nhà sử dụng Dynamic Host Configuration Protocol
được gán một địa chỉ IP nhưng bạn có một địa chỉ IP tĩnh tại mạng nơi làm
việc, trong trường hợp này bạn có thể cấu hình laptop cho cả hai mạng.
27 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3083 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết lập, kết nối và quản lý mạng trong Vista/ Win 7, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thiết lập, kết nối và quản lý mạng trong Vista
Windows Vista có nhiều công cụ, nhiều tính năng để thiết lập, kết nối,
quản lý và cấu hình các mạng. Các bài viết trước đây Quản Trị Mạng
đã giới thiệu sơ qua về kết nối mạng không dây cũng như bảo mật mới
trong Windows Vista. Nhưng với bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho
bạn đọc các thông tin chi tiết cũng như tính năng cơ bản của từng công
cụ thiết lập và kết nối mạng trong hệ điều hành mới này. Hy vọng với
những kiến thức đơn giản đó, bạn đọc có thể dễ dàng đón nhận và sử dụng
Windows Vista trong thời gian tới.
Thay đổi Workgroup hay Domain
Thay đổi nhóm làm việc hoặc miền mà mỗi máy tính nằm trong nó
Mở theo các bước sau:
Control Panel → [System and Maintenance] → System → Change Settings
→ tab Computer Name
Mô tả
Cả Networking and Internet Control Panel và Network and Sharing Center
đều có một thiếu sót đáng ngạc nhiên là chúng không cung cấp cách thay đổi
nhóm làm việc hoặc tên miền, thành phần mà máy tính được gắn hiện hành
hoặc để dễ dàng kết nối với một tên miền mới hay nhóm làm việc mới.
Chính vì vậy bạn có thể nghĩ rằng không có cách nào để thực hiện cả hai
nhiệm vụ trên.
Tuy nhiên trong thực tế, chúng lại có thể được thực hiện dễ dàng miễn là bạn
biết chỗ. Có thể vào tab Computer Name của hộp thoại System Properties
(hình 1) bằng cách vào Control Panel → [Network and Internet] →
Network and Sharing Center → Network Discovery → Change Settings.
Hình 1. Hộp thoại System Properties, cho phép kết nối
tới một miền hoặc một nhóm và thay đổi tên miền hoặc
nhóm làm việc.
Nhấn chuột vào Network ID để khởi chạy một wizard cho phép bạn vào
một tên miền và nhóm làm việc đang tồn tại. Kích Change và hộp thoại
trong hình 2 xuất hiện. Bạn chọn Domain hoặc Workgroup, và nhập vào
tên của miền hoặc nhóm làm việc để chuyển.
Hình 2. Chuyển đến một miền
hoặc nhóm làm việc mới.
Connect to a network
Kết nối đến một mạng hoặc Internet
Mở theo các bước sau:
Kích chuột vào biểu tượng mạng trong System Tray → Connect or
disconnect
Control Panel → [Network and Internet] → Connect to a network
Control Panel → [Network and Internet] → Network and Sharing Center →
Connect to a network
Mô tả
Khi bạn đã thiết lập một kết nối mạng (xem “Set Up a Connection or
Network” ở phần sau), sử dụng "Connect to a network" (hình 3) để kết nối
đến bất kỳ mạng nào, dây hoặc không dây, VPN hoặc dial-up.
Hình 3. Chọn một mạng mà bạn muốn kết nối.
Việc kết nối khá đơn giản: kích đúp chuột vào mạng mà bạn muốn kết nối
hoặc tô sáng nó và kích Connecttion. Khi đã kết nối vào mạng, bạn có thể
hủy bỏ kết nối bằng việc kích vào Disconnect.
Cửa sổ này được thiết kế cho các kết nối không dây, dial-up và VPN. Nếu
kết nối thông qua cáp Ethernet thì bạn sẽ không thấy được màn hình như
trên hình 3 khi chọn kết nối mà thay vì đó bạn sẽ được thông báo là đã kết
nối vào mạng. Để hủy bỏ kết nối, một cách đơn giản nhất là tháo cáp mạng
ra.
Thực hiện một kết nối không dây
Màn hình "Connect to a network" được thiết kế cho các kết nối không dây,
không cho các kết nối chạy cáp. Đối với các kết nối không dây này bạn có
thể thực hiện một cách nhanh chóng và dễ dàng không chỉ trong việc kết nối
khi ở nhà hay nơi làm việc mà còn cả những lúc bạn ở các điểm truy cập
công cộng “hot spot”.
Để kết nối đến một mạng không dây, bạn kích chuột vào biểu tượng System
Tray sau đó bạn sẽ nhìn thấy màn hình được hiển thị như hình 4.
Hình 4. Màn hình chỉ thị rằng có
mạng không dây
Click "Connect to a network" một danh sách tất cả các mạng không dây
gần đó sẽ xuất hiện như hình 5. Bạn có thể thấy rất nhiều mạng không quen
trong hình này. Điều đó là bởi vì Windows Vista có thể tìm thấy bất kỳ một
mạng nào bên trong vùng. Ngoài việc xem tên của một mạng không dây, bạn
còn có thể xem nó có được bảo vệ bởi mã hóa hay không. Ở bên phải danh
sách mỗi mạng bạn có thể quan sát thấy cường độ tín hiệu không dây. Để có
thêm thông tin chi tiết về bất kỳ mạng nào chỉ cần đưa chuột qua nó. Khi đó
bạn sẽ thấy được mạng đó là 802.11b, 802.11g hay các chuẩn Wi-Fi khác.
Hình 5. Duyệt qua danh sách các mạng có sẵn
Để kết nối vào một mạng, bạn chọn nó sau đó kích chuột vào “Connect” và
bạn nên lưu nó để có thể kết nối một cách tự động.
Hình 6. Cấu hình mạng kết nối tự động
Tiếp theo, một màn hình xuất hiện sẽ hỏi xem bạn thiết lập loại mạng nào –
ở nhà, nơi làm việc hay các điểm công cộng (hình 7). Điều này sẽ chỉ ra loại
bảo mật sẽ được áp dụng cho mạng đó.
Hình 7. Chọn mạng
Chọn mạng bạn muốn (có thể thay đổi nó, xem phần “Manage Wireless
Networks”). Khi đã kết nối thì bạn có thể sử dụng mạng này.
Quản lý các kết nối mạng: \windows\system\ncpa.cpl
Để cấu hình và quản lý các kết nối mạng
Mở theo các bước sau:
Control Panel → [Network and Internet] → Network and Sharing Center →
Manage network connections
Command prompt → ncpa.cpl
Mô tả
Manage Network Connections (hình 8) là một thư mục đặc biệt liệt kê và
cung cấp chi tiết về tất cả các kết nối mạng, cho phép bạn cấu hình và quản
lý chúng. Click vào bất kỳ kết nối nào, một thanh công cụ sẽ xuất hiện cho
phép thay đổi các hoạt động trên kết nối đó gồm có: kết nối, vô hiệu hóa
thiết bị mạng, đổi tên và quan sát trạng thái, thay đổi thiết lập các kết nối và
chuẩn đoán các vấn đề với kết nối.
Hình 8. Manage Network Connections, một thư mục đặc biệt cho phép
bạn cấu hình và quản lý kết nối mạng.
Bạn cũng có thể kích chuột phải vào bất kỳ kết nối nào để thực hiện một vài
nhiệm vụ hoặc xóa nó, thay đổi tên và tạo shortcut cho nó.
Thư mục cũng rất hữu ích cho việc nối cầu giữa các mạng phân biệt. Khi
thực hiện điều này, bạn cho phép dữ liệu có thể truyền tải giữa hai mạng
khác nhau. Thuận lợi của nó ở đây là có thể kết hợp các mạng không tương
thích với nhau. Chọn ít nhất hai biểu tượng kết nối, kích chuột phải và chọn
Bridge Connections để tạo một cầu nối giữa các kết nối với nhau.
• Bạn không thể bắc cầu với bất kỳ kết nối mà Internet Connection Sharing
đang sử dụng để chia sẻ một kết nối Internet với nhiều máy tính khác.
• Bạn chỉ có thể tạo một cầu trên máy tính của mình nhưng cũng có thể thêm
vào nhiều mạng để chia sẻ cầu này.
Manage Wireless Networks
Để thực hiện cấu hình và quản lý các mạng không dây
Mở theo các bước sau:
Control Panel → [Network and Internet] → Network and Sharing Center →
Manage wireless networks
Mô tả
Nhiều người thường kết nối đến nhiều mạng không dây ví dụ như mạng tại
nhà, nơi làm việc hoặc trong các điểm truy cập công cộng. Khi tạo một kết
nối không dây, bạn có một tùy chọn để lưu mạng đó như một kết nối; bất kỳ
mạng nào mà bạn đã lưu sẽ hiện lên trong màn hình Manage Wireless
Networks (hình 9).
Hình 9. Quản lý nhiều mạng không dây
Quản lý và cấu hình các mạng của bạn bằng cách sử dụng thanh công cụ.
Kích chuột vào “Add” bạn có thể thêm vào một mạng mới – có thể là bên
trong hoặc bên ngoài vùng mạng không dây. Nếu nó là vùng không dây bên
trong, thì bạn theo các bước thông thường để thực hiện một kết nối không
dây. (xem phần “Connect to a network”). Nếu là mạng bên ngoài thì có thể
tạo một profile mạng để những lần sau khi ở gần mạng đó bạn có thể kết nối
tự động đến nó. Để làm điều này bạn cần biết tên mạng (SSID) và key bảo
mật chính của nó nếu nó sử dụng chức năng bảo mật. Bạn cũng có thể tạo
một mạng ad hoc (mạng ngang hàng) một kết nối trực tiếp tạm thời với máy
tính có kết nối không dây gần đó.
Danh sách mạng sẽ thể hiện cho bạn biết mạng nào mà Windows Vista sẽ
kết nối. Vì vậy nếu có nhiều hơn hai mạng bên trong thì bạn nên đưa mạng
mà thường dùng lên đầu danh sách. Để dịch chuyển mạng lên hoặc xuống
trong danh sách bạn nhấn vào nó sau đó chọn "Move up" hoặc "Move
down"
Kích chuột vào "Adapter properties" để mở hộp thoại Wireless Network
Connection Properties, hộp thoại này sẽ liệt kê ra tất cả các dịch vụ và giao
thức liên quan đến một mạng và cho phép bạn thêm mới, cấu hình hoặc gỡ
các giao thức cũng như các dịch vụ. (xem phần tiếp theo "Network
Connection Properties (bao gồm kết nối dây và không dây)," để có thêm
thông tin chi tiết).
Các loại Profile sẽ cho phép chọn mạng có thể truy cập bởi bất kỳ ai sử dụng
máy tính hoặc cho phép người đó tạo kết nối của chính họ. Mặc định, các tài
khoản có thể truy cập vào mạng. Nếu bạn thay đổi thành một cơ sở trên
người dùng thì máy tính có thể mất kết nối mạng khi người dùng đăng xuất
hoặc khi chuyển sang tài khoản khác.
Network Connection Properties (bao gồm kết nối dây và không dây)
Cấu hình các dịch vụ mạng liên quan đến kết nối mạng
Mở theo các bước sau:
Control Panel → [Network and Internet] → Network and Sharing Center →
View Status → Properties
Mô tả
Màn hình Network Connection Properties (hình 10) sẽ liệt kê tất cả các giao
thức và dịch vụ liên quan đến kết một kết nối mạng (cho cả dây và không
dây). Nó cung cấp những thông tin cơ bản về kết nối không dây để giúp bạn
xử lý sự cố và cấu hình mạng kết nối của nó. Bạn có thể chọn giao thức và
dịch vụ được hỗ trợ bởi bất kỳ kết nối cụ thể nào bằng sử dụng hộp check
box trong danh sách.
Hình 10. Màn hình Network Connection
Properties, liệt kê tất cả các dịch vụ và giao thức
liên quan đến kết nối mạng
Nếu cần có thêm hỗ trợ cho một giao thức hoặc dịch vụ không được hiển thị
trong danh sách chỉ cần kích vào nút Install để thêm. Nếu một giao thức
hoặc dịch vụ được hiển thị nhưng không sử dụng được nó cho các kết nối thì
có thể gỡ bỏ nó bằng cách kích vào Uninstall. Còn nếu cài hoặc gỡ bỏ một
giao thức hoặc dịch vụ, đến các kết nối đang tồn tại sẽ bị ảnh hưởng..
Có lẽ hữu dụng nhất là nút Properties. Việc phụ thuộc vào dịch vụ hoặc
giao thức được lựa chọn gần đây, Propertiess cho phép bạn thiết lập nhiều
tùy chọn nâng cao của một kết nối. Danh sách dưới đây sẽ thể hiện cho thấy
các dịch vụ và giao thức chung có trong Windows Vista.
Client for Microsoft Networks
Đây là một thành phần chủ yếu cho việc kết nối đến một mạng của
Microsoft. Mục chọn này luôn được thể hiện và kích hoạt trừ khi bạn cần kết
nối đến một mạng không phải của Microsoft (như một mạng cũ NetWare
chẳng hạn). Hầu hết người dùng đều không cần phải thay đổi nó thông qua
cửa sổ Properties.
QoS Packet Scheduler
Giao thức này cho phép lưu lượng mạng được tối ưu hóa và điều khiển, nó
gồm có các dịch vụ được ưu tiên trên so với các dịch vụ khác.
File and Printer Sharing for Microsoft Networks
Dịch vụ này đáp ứng cho việc chia sẻ file và máy in trên một mạng
Microsoft;. Cửa sổ Properties không có sẵn cho mục này.
Internet Protocol (TCP/IPv4)
TCP/IP đã được giới thiệu ở phần đầu, là một giao thức được sử dụng cho
các kết nối Internet cũng như hầu hết các kết nối LAN. Miễn là bạn không
muốn sự hỗ trợ TCP/IP với nhiều lý do riêng, còn không mục Internet
Protocol (TCP/IP) sẽ luôn được kích hoạt cho tất cả các kết nối.
Bạn có thể chọn Internet Protocol (TCP/IP) và kích chuột vào Properies để
quan sát và thay đổi các thiết lập TCP/IP của kết nối. Cửa sổ Internet
Protocol (TCP/IP) Properties hiển thị như trong hình 11 chính là nơi thiết lập
địa chỉ IP của kết nối (nếu bạn có một địa chỉ IP tĩnh) cũng như các địa chỉ
subnet mask, gateway và máy chủ Domain Name System.
Hình 11. Cửa sổ Internet Protocol Properties
Kích chuột vào nút Advanced để thực hiện cấu hình địa chỉ IP và gateway,
sử dụng hơn hai máy chủ DNS và thiết lập WINS. Chọn tab Alternate
Configuration để cấu hình máy tính của bạn có thể sử dụng nhiều hơn một
mạng. Ví dụ, nếu bạn có một laptop, và muốn sử dụng một mạng tại nhà và
mạng khác tại nơi làm việc thì bạn có thể sử dụng tab này để cấu hình mạng
thứ hai. Nếu mạng tại nhà sử dụng Dynamic Host Configuration Protocol
được gán một địa chỉ IP nhưng bạn có một địa chỉ IP tĩnh tại mạng nơi làm
việc, trong trường hợp này bạn có thể cấu hình laptop cho cả hai mạng.
Internet Protocol (TCP/IPv6)
Các thiết lập này giống như cho Ipv4. Trừ khi hoạt động kinh doanh của bạn
sử dụng Ipv6 – tuy nhiên hầu hết các hoạt động kinh doanh không thực hiện
như vậy – thiì bạn không cần phải đụng chạm đến thiết lập này.
Link-Layer Topology Discovery Mapper I/O Driver
Tùy chọn này phát hiện và định vị các máy tính, thiết bị và phần cứng mạng
khác. Bạn cũng có thể sử dụng nó để đo băng tần mạng và Network and
Sharing Center sử dụng để bản đồ hóa mạng (xem phần “bản đồ hóa mạng”
ở phần sau). Cửa sổ properties không có sẵn cho mục chọn này.
Link-Layer Topology Discovery Responder
Mục này cho phép máy tính được phát hiện bởi các máy tính và thiết bị khác
trên mạng. Cửa sổ thuộc tính cũng không có sẵn cho mục này.
Nhiều kết nối có thể có tab Sharing thêm vào trong tab Networking. Tab
Sharing cho phép bạn sử dụng kết nối cho ICS để chia sẻ một kết nối
Internet với các máy tính.
Các kết nối dial-up và kết nối mạng riêng ảo có các tab khác cho tùy chọn
quay số và trong trường hợp kết nối VPN có các thiết lập bảo mật.
Network and Internet Control Panel
Truy cập nhanh vào mạng của Windows Vista và các tính năng Internet.
Mở theo các bước sau:
Control Panel → [Network and Internet]
Mô tả
Panel điều khiển này (hình 12) cho phép truy cập đến tất cả các kết nối và
tính năng Internet của Windows. Cũng như panel điều khiển khác bạn có thể
có các mục con để thực hiện nhiệm vụ chung như thêm một thiết bị vào
mạng hoặc cho phép một chương trình qua tường lửa Windows.
Hình 12. Network and Internet Control Panel
Network Map
Hiển thị một bản đồ “live” của mạng
Mở theo các bước sau:
Control Panel → [Network and Internet] → Network and Sharing Center →
View full map
Mô tả
Tính năng của Network Map (hình 13) thể hiện một biểu đồ chi tiết mạng và
tất cả các thiết bị được kết nối đến nó. Bản đồ “live” là vì các biểu tượng
không những trình diễn đơn thuần mà còn hoạt động và cung cấp thông tin.
Bạn chỉ cần đưa chuột qua tên một thiết bị thì sẽ có được thông tin về thiết
bị đó, ví dụ, đưa chuột qua một gateway để xem địa chỉ IP và địa chỉ MAC
(địa chỉ này là một bộ định danh duy nhất cho phần cứng mạng). Kích chuột
vào một máy tính thì bạn sẽ kết nối tới nó và xem được tất cả các file và
folder chia sẻ trong Windows Explorer. Kích vào biểu tượng Internet bạn sẽ
khởi chạy trình duyệt mặc định cho trang chủ.
Hình 13. Network Map hiển thị tất cả các thiết bị trên một mạng
Network Map có thể không hiển thị hết các thiết bị trong mạng hoặc nếu nó
hiển thị thì cũng không định vị được trong bản đồ mạng và mà chỉ có thể
định vị chúng ở cuối màn hình. Máy tính với các phiên bản Windows cũ hơn
sẽ được định vị trên bản đồ mạng và có thể không được nhận ra. Và thế là
các máy in và thiết bị được gắn với các máy tính này có thể cũng không
nhận được.
Lưu ý
Windows Vista đã giới thiệu một công nghệ mới giúp dễ dàng hơn trong
việc nhận ra các thiết bị mạng - Link Layer Topology Discovery (LLTD).
Với LLTD, Windows Vista có thể tự động nhận và hiển thị thông tin về thiết
bị và các vấn đề chuẩn đoán. Tuy nhiên phần cứng phải phù hợp với LLTD.
Phần cứng cũ hơn có thể nâng cấp thông qua các công ty phần mềm và nhiều
thiết bị mới cũng hỗ trợ luôn trong nó LLTD kèm theo. Các phiên bản
Windows cũ hơn không có LLTD trả lời cho bạn thấy được câu hỏi tại sao
chúng không thể được định vị trong Network Map. Microsoft đang làm việc
để tạo ra một bản vá sẽ thêm tính năng LLTD cho các máy tính sử dụng
Windows XP. Nhưng hiện nay họ vẫn chưa có kế hoạch nào để thêm LLTD
vào các phiên bản Windows trước.
Network and Sharing Center
Cấu hình, tùy chỉnh, truy cập mạng và các công cụ cộng tác.
Mở theo các bước sau:
Control Panel → [Network and Internet] → Network and Sharing Center
Mô tả
Network and Sharing Center (hình 14) cho phép bạn có thể cấu hình, truy
cập và xử lý sự cố một cách rộng rãi với các tính năng của mạng. Bạn cũng
có thể nhận thấy rằng nó là một địa điểm chính để chuyển hướng việc quản
lý các vấn đề mạng, cấu hình mạng, xử lý sự cố và thực hiện nhiều nhiệm vụ
liên quan đến mạng khác.
Hình 14. Network and Sharing Center
Mặt trước và trung tâm của sơ đồ vắn tắt mạng thể hiện tên máy tính của bạn
và làm thế nào để nó kết nối đến mạng nội bộ, sau đó là đến Internet. Bạn có
thể nghĩ về nó như một loại sơ đồ “nơi ở” bởi vì bạn sẽ nhìn thấy những từ
“máy tính này” dưới máy tính của bạn. Sơ đồ này quá cơ bản đến nỗi khi
mới xuất hiện nó có thể trông như không hữu dụng nhưng trong thực tế bạn
lại tìm được rất nhiều điều ngạc nhiên về sự hữu dụng của nó. Nó là một sơ
đồ “live” để khi có một vấn đề gì với mạng hoặc kết nối Internet thì bạn sẽ
nhận được thông báo tại đây. Thêm vào đó, bạn có thể kích chuột vào các
biểu tượng tại nhiều vị trí khác nhau trong mạng và kết nối tới chúng. Ví dụ,
nếu kích chuột vào một biểu tượng của máy tính bạn sẽ mở Windows
Explorer sang thư mục Computer. Nếu kích chuột vào biểu tượng Network
để mở Windows Explorer thành Network folder thì nó sẽ liệt kê cho bạn tất
cả các máy tính trong mạng. Kích chuột vào Internet để mở Internet
Explorer bạn sẽ mở trang chủ mặc định trong Internet Explorer.
Để có thể xem sơ đồ mạng một cách đầy đủ hơn gồm có tất cả các máy tính
và thiết bị gắn trên máy như bộ định tuyến, chuyển mạch và gateway, bạn
chỉ cần kích chuột vào "View full map". Sơ đồ đó sẽ hiển thị “live” và cho
phép bạn có được nhiều chi tiết về bất kỳ thiết bị nào bằng việc đưa chuột
qua nó. Để có thêm chi tiết bạn nên xem phần trước "Network Map".
Màn hình được phân chia thành các vùng dưới đây:
Network
Nó hiển thị tên mạng và mạng đó là mạng riêng hay công cộng. (Để có thêm
thông tin chi tiết về các mạng riêng và mạng công cộng bạn xem phần
"Connect to a Network" kết nối đến mạng trong chương trước). Để tùy chỉnh
tên mạng chuyển nó thành mạng công cộng hay mạng riêng.. bạn chỉ cần
click vào Customize. Màn hình "Customize network settings" sẽ xuất hiện
(hình 15). Tại đây bạn có thể thay đổi tên và biểu tượng mạng cũng như thay
đổi mạng từ mạng riêng thành mạng công cộng và ngược lại. Nếu máy tính
được kết nối đến một vài mạng và bạn muốn kết hợp chúng thành một mạng
lớn hơn, hay đơn giản hơn bạn chỉ cần click "Merge or delete network
location", màn hình đó sẽ xuất hiện cho phép bạn xóa hay kết hợp các mạng.
Hình 15. Màn hình "Customize network settings", nơi có thể thay đổi tên
mạng cũng như tính riêng hoặc công cộng của nó
Kế tiếp, để truy cập, bạn sẽ nhìn thấy trạng thái hiện hành được hiển thị
trong kết nối. Với Connection bạn sẽ nhìn thấy loại mạng đang sử dụng,
Click vào liên kết "View status" để xem chi tiết về kết nối, gồm có tốc độ
kết nối, kết nối bao lâu và nhiều hơn thế nữa.
Sharing and Discovery
Phần này cho phép bạn chia sẻ file, folder, máy in và phương tiện giữa các
máy tính với nhau. Nó còn cho phép kiểm soát các thiết lập chia sẻ. Để có
thêm thông tin chi tiết bạn có thể xem phần tiếp theo về chia sẻ tài nguyên
và file
Tasks
Các liên kết được liệt kê ở đây cho phép thực hiện các nhiệm vụ liên quan
đến mạng chung và hữu dụng. Click "View computers and devices" để mở
Windows Explorer thành thư mục Network, Desktop/Network (hình 16), nó
sẽ liệt kê tất cả các máy tính và các thiết bị được gắn kèm với mạng.
Hình 16. Thư mục Network, một thư mục Windows Explorer với các
tính năng mạng cụ thể
Đây là một thư mục gốc của Windows Explorer. Với mỗi thiết bị, nó không
chỉ liệt kê tên mà còn cả chủng loại (ví dụ như máy tính, máy in) cũng như
nhóm làm việc bên trong mạng và mạng được gắn với nó. Thêm vào đó,
thanh công cụ gồm có các biểu tượng cho việc thêm vào một máy in, thêm
vào một thiết bị không dây và mở Network and Sharing Center.
Các nhiệm vụ cũng cho phép bạn thực hiện các công việc dưới đây:
• Kết nối đến một mạng chạy dây và không dây: Connect to a Network
Wizard khởi chạy và đi kèm bạn xuyên suốt quá trình kết nối đến một mạng.
• Thiết lập một kết nối hoặc một mạng: Set Up a Connection or Network
Wizard sẽ khởi chạy và đi kèm xuyên suốt quá trình thiết lập một mạng.
• Quản lý các kết nối mạng
• Chuẩn đoán và sửa các vấn đề với mạng hoặc kết nối Internet.
Lưu ý
• Nếu có một mạng bao gồm các máy tính chạy cả Windows Vista lẫn các
phiên bản khác thì có thể mạng sẽ chạy với trạng thái không bình thường.
Các máy tính không sử dụng Windows Vista có thể hiện lên đúng trong
mạng nhưng cũng có thể hiện lên trong thư mục Network. Microsoft cũng
đang làm việc trên phần mềm có thể cài đặt trên Windows XP để nó có thể
làm việc tốt hơn với các mạng có máy tính cài Windows Vista.
• Các thiết bị như máy in được gắn kèm với máy tính sử dụng Windows XP
sẽ không hiện lên trong Network Map, trong thư mục Network hoặc bất kỳ
nơi nào trong kết nối mạng của Windows Vista.
• Các màn hình và tùy chọn trong Network and Sharing Center thông qua
việc kết nối mạng của Windows Vista có thể khác, điều đó phụ thuộc vào
việc kết nối đến nhóm nào (mạng ngang hàng) hoặc đến một miền (một
mạng dựa trên máy chủ sử dụng trong các công ty).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 38_7496.pdf