Thời xa vắng - Một cách nhìn chân thực và cảm thông

Nhà văn Lê Lựu: Khi nhân vật.“bật” lại tác giả 1

Nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết là nhân vật Sài 3

Chân Dung và đối thoại 10

Bài 5 10

lê lựu 10

Cái nhìn mới về người lính và sự thay đổi quan niệm về đề tài của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 22

Cái Lê Lựu có mà Sài không có 25

Lê Lựu, người thế nào thì văn như thế 27

“Thời xa vắng” - một cách nhìn chân thực và cảm thông 30

Thời xa vắng - Lê Lựu 32

Dư luận 34

Thời xa vắng - bộ phim đã chắp cánh cho văn học thăng hoa. 36

Nhân vật trong văn học và điện ảnh: 39

 

 

doc41 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4586 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thời xa vắng - Một cách nhìn chân thực và cảm thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ựu cười hấc hấc, rồi thì đột nhiên anh bỗng im lặng. Gương mặt thoáng buồn rượi. Trong khoé mắt đã hằn nếp nhăn của anh, ầng ậng một cái gì như là nước mắt... III Sau Thời xa vắng Lê Lựu còn viết tiếp một số bút ký, ký sự, truyện ngắn. Có tác phẩm vừa được trao giải thưởng báo chí của Bộ Quốc phòng. Tiểu thuyết mới nhất của Lê Lựu là Chuyện làng Cuội Nếu mỗi cuốn sách ra đời như một người nô bộc trung thành, một đứa con tinh thần của nhà văn, thì tiếc thay, Chuyện làng Cuội lại là một đứa con bất hiếu của ông bố chất phác, nhân từ. Nó mang cho Lê Lựu bao điều tai bay vạ gió. Cuốn sách dày 500 trang, in trân trọng trên giấy trắng, chữ xếp thưa thoáng. ấy vậy mà đọc lại vất vả, chật vật. Tôi đã mất hơn một tuần liền đánh vật với cái thằng bất hảo này. Mệt đến rã rời. Tôi có cảm giác mình không đọc sách mà đang bơi. Vâng, tôi đang vượt đầm làng Cuội bằng hai tay khoả nước. Cái đầm rộng 500 mét nước mà nhìn mênh mông bốn phía, chẳng thấy đâu là bến bờ. Chỉ một màu đục lờ, đôi chỗ vẩn chút váng phù sa. Còn lại là rong rêu, củi mục, phân chó và cọng rạ nổi lều phều. Phía trước mặt, nơi chân trời xa xa, thi thoảng cũng hiện lên một dải nước xanh nõn, mờ ảo đến nao người. Hy vọng có một vùng mát mẻ trong lành để có thể nằm xoài ra mà nghỉ ngơi. Nhưng tới nơi mới hay cái dải nước trong leo lẻo đó chỉ là một ảo giác. Có thể do mình mệt quá mà sinh ra hoang tưởng và cảm thấy thế. Cũng có thể đó chỉ là một quầng sáng của vầng mặt trời hắt xuống qua những tầng mây ngũ sắc của cơn giông. Nhễ nhại lắm, tôi mới ngoi được lên bờ cỏ bên kia đầm. Việc làm đầu tiên là ngồi thở cái đã. ý nghĩ tiếp theo là cần phải đi tắm. Vâng, chính cái lúc tôi có ý định đi tắm ấy, một nhà văn vỗ vai tôi: - Này, có chuyện đấy. - Chuyện gì bác? - Chuyện Làng Cuội. Hỏng! Một cuốn sách phản động. Bôi nhọ xã hội. Thật bậy bạ quá mức. Hình như cha Lê Lựu viết cho ai đó. Không ngờ lão đổ đốn thế. Tôi giật mình hoảng hốt. Chết chửa! Một sự kiện động giời đến thế, sao mình lại chẳng hay biết gì. Cần phải tỉnh táo và nghiêm khắc rà xét lại xem sao. Thế là tôi lại nhao xuống đầm, bơi lộn lại. Lần này, tôi hào hứng lắm. Tôi đã có sẵn một mục đích rất rõ ràng, là quyết vạch lá tìm sâu. Phải tóm cho được cái thằng phản động ở làng Cuội. Nhưng công việc của tôi chỉ là công cốc. Rốt cuộc hơn một tuần lục soát, truy quét, tôi chỉ tóm được sự mệt mỏi đến bải hoải. Nhược điểm lớn nhất của cuốn sách này là nó rất dở. Sự thực chỉ có vậy. Nhân đây, tôi đề nghị các bạn đồng nghiệp và các nhà chức trách không nên dùng chữ phản động để quy chụp các nhà văn, nhứng người phận mỏng cánh chuồn, tay yếu ruột mềm, chẳng có quyền bính gì hết. Họ chỉ có duy nhất một năng lực Đó là phơi ruột gan mình, phơi tâm can mình ra trước cái pháp trường trắng, là cái trang giấy trắng đến rợn người. Sở dĩ tiểu thuyết của Lê Lựu gây cho một vài độc giả cảm giác u uất, cũng là do vấn đề đặt ra của cuốn sách. Đó là cái chuyện Cuội cả làng Cuội. cả tổng Cuội. Người ta lừa gạt nhau để sống. Cả làng sinh tồn trên sự dối trá. Vấn đề đó đâu có mới. Trước Lê Lựu một thế kỷ, có người đã viết rồi, đã đề cập đến cái Chuyện làng Cuội đó rồi: Đầu làng Ngang có một chỗ lội Có miếu ông Cuội cao vòi vọi Đàn bà đến đó xắn quần lên Chỗ thì đến háng, chỗ đến gối Ông Cuội ngồi trên mủm mỉm cười Cái gì trông trắng như con cúi Đàn bà kh ép nép đứng lên thưa Con trót hở hang, xin xá tội! Không, không, mi chẳng tội tình gì Chỉ tội làm ông cứng con buội Về bảo đàn bà khắp làng mày Ra đây ông cho giống ông Cuội Từ đấy làng Ngang đẻ ra người Đẻ ra rặt những thằng nói dối... Thơ của ai mà kinh thế nhỉ? Tục tĩu, phản động và bậy bạ quá! Xin thưa, thơ của chính danh nhà nho đấy. Cụ Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến đấy. Lê Lựu đã triển khai ý tưởng của bài thơ này ra thành tiểu thuyết Chuyện làng Cuội. Từ địa danh cụ thể của bài thơ, anh tạo ra không gian và môi trường để dàn dựng truyện. Câu chuyện xảy ra ở làng Cuội. Những cuộc tình cũng diễn ra xung quanh cái đầm làng Cuội: Hội thi nói khoác của làng cũng lại được tổ chức long trọng ở ngay tại miếu ông Cuội. Tiểu thuyết tắm trong bầu không khí Nguyễn Khuyến, và Lê Lựu cũng học cụ Tam Nguyên kể bằng một giọng dân gian. Cái giọng tâng tẩng, hài hước, đùa đùa thật thật. Đây là chất giọng quý, rất hiếm trong văn học đương đại của ta. Tiếc rằng chất giọng vàng rất hiếm hoi này cũng không cứu được cuốn sách dở. Rất non kém về mặt nghệ thuật. Tập tiểu thuyết dường như chỉ mới dừng lại ở ý tưởng. Và ý tưởng của Lê Lựu cũng vẫn chỉ là ý tưởng thôi. Nghĩa là nó chưa lặn được vào cốt truyện, vào số phận nhân vật, mà cứ đứng trơ thổ địa ra như cái cột hành hình. Lê Lựu dựng cái cột giời hành ấy to quá, to đến mức che khuất cả nhân vật, biến nhân vật thành những con rối chỉ còn biết thụ động rồng rắn, hú hòa xung quanh cái cột ý đồ, theo bàn tay điều khiển khá lộ liễu của anh. Những điểm yếu của Thời xa vắng lại được bộc lộ hết mình ở cuốn sách này. ấy là cái lối viết tự nhiên chủ nghĩa, nhiều chỗ tuột khỏi văn chương, trượt sang phạm trù mất vệ sinh, khiến người đọc cảm thấy ghê sợ vì nó cứ bẩn bẩn thế nào. Về điều nảy Lê Lựu đã cười tuế toá mà chống chế: Tôi chịu ảnh hưởng sâu sắc thầy Nguyên Hồng. Văn tôi cũng dây cà đây muống như văn ông... Lê Lựu thật khôn khéo. Anh đã kéo Nguyên Hồng về làm đồng minh, làm khiên che, mộc đỡ cho mình. Nhưng anh đã nhầm lẫn. Văn Nguyên Hồng đâu phải thứ văn lòng thòng dây cà dây muống. Nguyên Hồng có thể dùng hàng loạt cụm từ để diễn đạt một ý. Đó là lối văn trùm lợp tầng tầng lớp lớp. Lối văn này đã góp công tạo dựng nên trong văn chương thế giới một Đostoievski, một Macxim Gorki. Văn Lê Lựu không thế. Nó là búi dây dợ luộm cuộm. Hiểu Lê Lựu, có lẽ cũng chẳng ai hơn được thầy Nguyên Hồng của anh. Nguyên Hồng từng lắc đầu:Đọc Lê Lựu mệt lắm. Văn cậu này cứ như những bó củi. Thường củi trước khi bó, người ta phải sắp xếp cho đầu ra đầu, đuôi ra đuôi, rồi mới bó. Còn cậu này thì chẳng thèm xếp. Cứ để nguyên cả đống mả bó. Thế nên nó mới thành cái đống lồng cồng... Tôi bảo Lê Lựu: - Bác in Chuyện làng Cuội làm quái gì. Cuốn sách chẳng mang lại gì cho bác cả. Bạn đọc thì nghi ngờ tư tưởng nhá. Vợ con thì căm thù nhá, vì hình như những chuyện cãi nhau với vợ, bác quăng tất vào tiểu thuyết. Thế có khác gì mang chuyện buồng the mà phóng ra loa công cộng. Còn anh em trong nghề lại đâm ngờ. Có lẽ văn chương Thời xa vắng là do vợ bác viết, chứ cóc phải bác. Bác mất cả chỉ lẫn chài. Nói theo ngôn ngữ hiện nay, bác toi cả vốn lẫn lãi. - Chú chỉ được cái bố náo. - Lê Lựu nhại cái giọng ngô ngọng nhà quê của tôi. - Chú nói thế là chú a dua. Mà không khéo chú ghen với nhan sắc của ta đấy. Mặt ta trí thức thế này, ngời ngời thế này. Còn cái mặt chú í a, ta nói chú đừng tự ái nhé, nó ngay thuồn thuỗn như mặt ngỗng ỉa. - Lê Lựu chống chế bằng cách đem ngay cái mặt rất khó coi của tôi ra để so bì nhan sắc. - Còn chuyện văn chương ấy mà, - Lê Lựu cười buồn - ta như người cuốc đất, cuốc chăng dây. Cú này bị tai nạn lao động. Loạng quạng thế nào cuốc bố nó phải chân mình. Thế mới đau chứ! Lâu rồi, tôi không gặp Lê Lựu. Chỉ biết anh vẫn khoẻ và vần cặm cụi viết đều. Rồi đến một đêm, lúc ấy đã khuya lắm, trong căn phòng nhỏ của tôi ở Matxcợva bỗng vang lên tiếng chuông điện thoại. Ông mãnh nào động rồ mà lại khua điện thoại vào lúc này? Tôi định không nhấc máy, nhưng chuông điện thoại lại réo lên gấp gáp. Tôi bực dọc cầm ống nghe: - Ai đấy? - Thằng Khoa đấy hở? Lựu đây! - Lựu nào? - Lựu đạn chứ còn Lựu nào? Bú sữa Tây có mấy năm mà mày không còn nhận ra tao nữa à? Lê Lựu! - ối giời bác đang ở đâu đấy? Hà Nội hay Sài Gòn? - Tao đang ở Matxcơva. Mới qua sáng nay đấy. Đi tìm mày suốt, may vớ được số điện thoại. Này, thế học xong chưa, mà sao không về? - Đang chờ làm thủ tục. - ừ về đi! Bây giờ ở nhà vui lắm! - Thế báe sang công tác hay đi du lịch? - Du lịch đếch gì? Tao đi dự Hội thảo quốc tế bàn về văn học Việt Nam ở Đan Mạch. - Đoàn đông không? - Có tao và Ma Văn Kháng. Ông Khải ốm không đi. Nó mời đích danh ba người. Còn lại là mấy ông phê bình, phê biếc. Này, mày sang đây đi. Nói chuyện qua điện thoại chán bỏ mẹ! Chẳng thấy mặt nhau. Thêm nữa trò chuyện với nhau mà cứ phải chõ mồm vào cái ống nhổ như thè này thì còn đếch gì là hứng thú. - ừ em sẽ sang ngay! - Này, mày nhớ mang cho tao ít thuốc hút nhé. Thèm quá. - Bác thích thuốc gì? Dunhill nhé? Bao xanh hay bao đỏ? - Mày đúng là cái thằng nhà quê, ở Việt Nam bây giờ có ai thèm hút Dunhill. - Thế bác thích loại gì? - Thuốc lào. - ối giời, kiêm đâu ra được cái của nợ ấy hả bố? - Thế ở đây không thằng nào có thuốc lào à? Thế thì chúng mày khổ thật đấy. Không có thuốc lào thì còn đếch gì là người. Thế mà mày ở Nga đên sáu bảy năm được thì tao phục thật. Tôi phóng xe qua mấy kiôt đêm, tìm thuốc cho Lê Lựu. Tôi không biết hút thuốc, nên chẳng hiểu loại nào ngon. Thôi cứ hỏi loại thuốc đắt nhất. Tìm đến được chỗ Lê Lựu ở thì đâ quá hai giờ đêm. Lê Lựu đang chờ tôi. Anh nằm co ro trên mấy cái đệm trải giữa nền nhà, lấy com-lê đắp lên bụng. Còn bao nhiêu chăn anh dồn thành đống, che chắn xung quanh như kiểu người nhà quê be bờ ruộng tát nước. - Bác làm gì mà khiếp thế này? - à, là tao quai đê chắn chó. Mâý đồng chí chó này thâm hiểm lắm, cứ leo lên ngực mình mà đái thôi. Chúng choảng liền mấy khoanh rồi đấy. Khiếp, khai mù như nước đái đàn bà. Mình quai đê như thế này là các chị em chịu bẹp đấy. Lê Lựu cười hề hề, tỏ ra rất khoái trá với cái phát minh sáng chế vĩ đại của mình. Rồi anh bảo: - ở nhà đang vụ chó(**). Bây giờ giá có giảm chút ít, chứ mấv tháng trước đắt lắm đấy. Có con bán được hơn chục triệu. Dân mình bâv giờ ăn chơi khiếp lắm. Cái mốt của con gái Hà nội bây giờ là mặc váy lửng và dắt chó đi ỉa. Vừa rồi ở nhà có một cái truyện ngắn rất hay về chó. Thằng Trường ít người nhiều ma(***) nhặt được trong đống truyện lai cảo, mang khoe tao. Cái truyện nó viết giỏi lắm, kể về một lão đại tá, hàng ngày dắt chó đi, hay nói đúng hơn là chó dắt lão đi, đi bán giống. Bán cái của giời cho ấy mà. Cứ một eú nhảy là bốn trăm tám mươi nghìn đồng. Ngày nào con chó cũng cần mẫn bán mình để nuôi ông đại tá về hưu. Đọc hấp dẫn lắm, cười đến ứa nước mắt. Lê Lựu đột ngột ngừng lời, bởi anh bất chợt nhớ ra điều gì đó. Anh vội đứng dậy, lục tìm trong va-li, lôi ra một cái gói to bự được chằng buộc cẩn thận bằng giấy bóng kính. Bên ngoài còn lót thêm một lượt giấy hồng điều. Đó là món quà đặc biệt mà Lê Lựu đã cất công mang từ Hà Nội sang cho tôi Có quý nhau lắm mới làm được thế. Chắc lại mứt sen hay chè Thái rồi. Tôi hồi hộp nhìn những ngón tay mập mạp đen đúa của Lê Lựu lần mở từng nút lạt giang. Hoá ra mấy bắp ngô luộc to xù như mấy quả lựu đạn. Ngô để đã lâu ngày, bốc lên một cái mùi rất đỗi xa xăm. Lê Lựu đưa mũi hít hít, rồi quay lại, cười rất tươi: - Ngon lắm! Cứ như ý cụ Nam Cao thì ta không nên hoãn sự sung sướng lại. Nói rồi, Lê Lựu lấy phích nước sôi giội ào ào lên mấy bắp ngô vứt lỏng chỏng trong cái xô tôn. Dường như chưa yên tâm, anh sai tôi đem đun lại. Cái giống ngô đất bãi là cứ phải thế. Mấy bạn phòng bên sang chơi đã ngồi quanh đỉa ngô. Ai nấy còn đang ngần ngại, thì Lê Lựu đã túm một bắp ngô cạp cạp rất ngon lành. Gương mặt hồn nhiên, tươi mởn. Trông anh như một gã thợ cày vừa tắm xong cho trâu, giờ tự thưởng cho mình một khoảng sung sướng. Rồi anh yêu cầu tôi cho anh uống nước ngô luộc lại. Rồi anh lại xuýt xoa thương nước Nga lận đận, đến nỗi chẳng có nổi một nắm rơm nếp để nướng ngô. ở đời này, thật chẳng có gì tuyệt hảo hơn cái anh ngô nướng. 1994 (*) Cù lao Chàm-Đứng trước biển của Nguyễn Mạnh Tuấn (**) Năm 1990 (***) Nhà văn Nguyễn Khắc Trường tác giả cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Mảnh đất lắm người nhiều ma. Cái nhìn mới về người lính và sự thay đổi quan niệm về đề tài của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 Chiến tranh và người lính là đề tài có tính truyền thống trong văn học Việt Nam. Điều này có cơ sở từ thực tế lịch sử – xã hội Việt Nam, một đất nước mà “chiến tranh” đã được nói đến như một phạm trù văn hoá. Có thể thấy được sự thay đổi của thể loại tiểu thuyết ở chính cái mới trong quan niệm về đề tài vốn không mới này trong quá trình đổi mới của văn học Việt Nam sau 1975. Chiến tranh và người lính trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 nói chung, tiểu thuyết nói riêng, đã được nhìn nhận trong quan niệm mới về cuộc đời và con người. Mười năm đầu sau 1975, thực chất là sự nối dài văn học kháng chiến, cái nhìn sử thi về thế giới vẫn chi phối diện mạo thế giới nghệ thuật của tiểu thuyết. Chiến tranh và người lính càng không thể là ngoại lệ. Từ giữa những năm 80 thì cái nhìn đời thường theo khuynh hướng thế sự - đời tư được trở nên phổ biến. Chiến tranh, người lính đã được khai thác trong tương quan với những đề tài khác, những đề tài mà chỉ có trong thời bình người ta mới có cơ hội để khai thác. Đặc điểm trên kéo theo một hệ quả: trong xu hướng phản ánh chung của văn học đổi mới, người lính được phản ánh từ nhiều bình diện, trong nhiều mối quan hệ của đời sống. Ngay ở bình diện con người lịch sử vốn là nét ổn định, vững chắc nhất trong cấu trúc hình tượng người lính của văn xuôi kháng chiến cũng diễn ra những thay đổi khi nhà văn quan niệm về chiến tranh, người lính chỉ như một khu vực đề tài mà không hàm chứa sự phân định cao thấp nào, không còn là phạm vi đặc thù của cái nhìn sử thi về đời sống. Sự biến đổi trong mối quan hệ giữa người lính với lịch sử nằm trong sự chuyển dịch khoảng cách giá trị giữa cá nhân với cộng đồng, thể hiện nổi bật quá trình thể nghiệm con người cá nhân mới trong quan niệm văn học và chứng tỏ sự xâm nhập, dân chủ hoá theo hướng đa dạng hoá đề tài. Tính lịch sử của một tác phẩm nào đấy phải được xem xét trên nhiều phương diện. Đối với những thể loại lịch sử thì trước hết đó là phương diện đề tài. Ở đây, chúng tôi không bàn đến những biểu hiện của các thể loại lịch sử mà chỉ xem xét những thay đổi trong quan niệm về đề tài lịch sử trong các tác phẩm có tính lịch sử. Điều này xuất phát từ thực tế văn học sau 1975. Sau tháng 4 năm 1975, cuộc chiến tranh chống Mĩ kết thúc thắng lợi, song những gì mà cuộc chiến đấu ấy để lại trên đất nước, trong con người Việt Nam là quá đậm nét, không thể phôi phai một sớm một chiều. Không kể các tác phẩm viết về những sự kiện lịch sử của một thời kháng chiến đã qua, một cách tự nhiên, phần lớn các tác phẩm đều có bóng dáng của lịch sử. Vấn đề là: ở phương diện lịch sử, có sự thay đổi lớn trong quan điểm tiếp cận, đánh giá; cụ thể hơn: ở bình diện lịch sử, người lính đã được thể hiện với những tiêu chí khác trước. Điểm này không nằm ngoài những vận động đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về cuộc sống và con người của văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Một điều tất nhiên là, khi tính chân thật của hình tượng không còn chỉ lấy việc quy chiếu lịch sử làm điểm tựa thì nội dung phản ánh cũng sẽ xuất hiện những vấn đề mới. Tính lịch sử của các tiểu thuyết nói chung và của những tiểu thuyết viết về chiến tranh và người lính nói riêng là lịch sử của cái hiện tại, là những vấn đề nhân sinh được soi chiếu qua nhiều chiều tương quan giữa quá khứ và hiện tại trong khát vọng nghệ thuật về cái hiện tồn và cái sẽ diễn ra. Đối với tiểu thuyết thời kì kháng chiến, lịch sử là cái hoàn kết, là cái tất yếu một chiều theo quan điểm hoà hợp giữa con người - chủ nhân lịch sử và cuộc chiến đấu, lí tưởng cách mạng vì mục tiêu chiến thắng kẻ thù của dân tộc. Đối với văn học thời kì đổi mới, một mặt con người vẫn được nhìn nhận như những chủ thể chủ động trong công cuộc cách mạng của đất nước. Mối quan hệ giữa các nhân vật với hoàn cảnh, nhiệm vụ lịch sử trong các tác phẩm Gặp gỡ cuối năm, Thời gian của người (Nguyễn Khải); Mảnh đất tình yêu (Ma Văn Kháng); Đất trắng (Nguyễn Trọng Oánh); Năm 75 họ đã sống như thế, Chim én bay (Nguyễn Trí Huân); Những khoảng cách còn lại, Đứng trước biển, Cù Lao Tràm (Nguyễn Mạnh Tuấn); Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai),… vẫn mang phẩm chất này. Mặt khác, ở con người nói chung, người lính nói riêng còn là những trăn trở, giằng xé, đối thoại với chính mình và với lịch sử. Đó là sự đấu tranh với cái xấu, hướng tới một cơ chế hợp lí hơn như Ba Đức (Đứng trước biển), Năm Trà (Cù Lao Tràm); là những xung đột, mâu thuẫn giữa ý thức về nhiệm vụ cách mạng và những giá trị nhân tính diễn ra bên trong những con người hết mình vì Tổ quốc như Quy (Chim én bay), Hai Hùng (Ăn mày dĩ vãng); là những người lính dũng cảm, mưu trí trong chiến đấu, những người anh hùng của chiến trận, những vị tướng lẫy lừng trở nên lúng túng, vụng về, như những “binh nhì” giữa đời thường trong Những người đi từ trong rừng ra (Nguyễn Minh Châu), Phố (Chu Lai), Không phải trò đùa (Khuất Quang Thuỵ),… Khi nhà văn quan tâm đến những con người cá nhân trong muôn ngả cuộc sống thì điều tất nhiên là những con người ấy có những ứng xử khác nhau đối với lịch sử. Hiện thực chiến tranh trong Thân phận tình yêu (Bảo Ninh) là hiện thực chiến tranh của Kiên, là cuộc chiến tranh của riêng anh. Nếu như các thế hệ trong Dấu chân người lính (Nguyễn Minh Châu), Mẫn và tôi (Phan Tứ) có sự thống nhất cao về lí tưởng trong sự truyền nối trước - sau thì đến Cuộc gặp gỡ cuối năm (Nguyễn Khải), nhà văn đã quan tâm đến những thiên kiến khác nhau, những con người cá nhân khác nhau trong quan điểm sống, cách sống: Việt “chỉ mong giữ được cái thân cho yên, không bị đụng chạm, không bị quấy rầy. Có mặt mà hoá ra không có tiếng nói.”, Bình lại là người thích khẳng định mình, thích mạo hiểm “Cháu ham sống vì trước mắt mình luôn là cái bí mật, là cái chưa được biết, cái không thể hiểu… Tất cả đều được biết trước thì mọi sự buồn vui thương nhớ đều vô nghĩa, sẽ không có hi vọng và thất vọng, không có đấu tranh, không có tôn giáo, không có cả Thiền… Con không giống với chú Việt, chú thích nhân nhượng để chiều lòng mọi người, còn con lại muốn mọi sự yêu ghét phải luôn luôn minh bạch.”,… Có thể nói, bình diện con người lịch sử đã chịu sự tác động mạnh của con người cá nhân, những chủ thể sống sinh động. Sự mâu thuẫn giữa cá nhân với lịch sử, với cộng đồng không hiếm khi trở thành bi kịch. Nhân vật Giang Minh Sài (Thời xa vắng) là một ví dụ tiêu biểu cho đặc điểm này. Nửa đời Sài đi yêu cái người khác yêu, nửa đời còn lại đi yêu cái mình không có. Sài là sản phẩm của một thời, khi phải chấp nhận những thất bại của đời thường trong thực tại, anh đã tự phán xét mình: “Giá ngày ấy em cứ sống với tình cảm của chính mình, mình có thế nào cứ sống như thế, không sợ ai, không chiều theo ý ai, sống hộ ý định người khác, cốt cho đẹp mặt mọi người chứ không phải cho hạnh phúc của mình.”. Sài đã không đủ bản lĩnh để vượt qua những áp đặt của gia đình, của đơn vị. Cũng có thể thấy bi kịch có nguyên nhân từ sự bất hoà giữa cá nhân với cộng đồng, với lịch sử trong các tác phẩm khác như Bến không chồng, Phố,… Đúng như giáo sư Hà Minh Đức khẳng định: “Quả thật là công cuộc đổi mới của đất nước đã đem lại cho văn học sự đổi mới sâu sắc trong tư duy nghệ thuật sáng tạo.” Người lính - sản phẩm lịch sử một thời - đã được nhìn nhận không chỉ bằng nhãn quan lịch sử - dân tộc mà còn như những số phận cá nhân, trong mối tương quan nhiều chiều thời gian, nhiều phạm vi sống khác nhau. Xuân Thiều, một nhà văn từng khoác áo lính trải qua hai cuộc chiến tranh đã rút ra những suy ngẫm thấm thía: “âm vang chiến tranh không chỉ là nỗi nhớ về quá khứ chưa xa, mà chủ yếu sự tác động của chiến tranh hằn sâu vào đời sống và số phận từng con người cho mãi đến bây giờ, và chưa biết bao giờ mới có thể ví bằng những con sóng lăn tăn trên mặt hồ sau cơn bão.” Vận động đổi mới của văn học Việt Nam sau 1975 ở chặng đường đổi mới mạnh mẽ kể từ sau 1986 là sự lên ngôi của văn xuôi với tư duy tiểu thuyết hiện đại. Sự đối thoại của văn học đổi mới với văn học sử thi trong thời kì đổi mới được bộc lộ thành khuynh hướng phản sử thi, từ ý thức tự “cởi trói” để hoà nhập với dòng chảy chung của văn học nhân loại. Cái nhìn mới về chiến tranh, về người lính trước hết xuất phát từ bối cảnh cách tân sôi nổi ấy. Từ đây, những câu chuyện của đời sống thường ngày tràn vào văn học, tạo nên nhiều ngả rẽ, không chỉ là những cái thuộc về chiến tranh NGUYỄN TIẾN ĐỨC ------------ 1 Nhiều tác giả., Việt Nam nửa thế kỉ văn học (1945 - 1995), NXB Hội nhà văn, 1997, Tr 469. 2 Nhiều tác giả, 50 năm văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám, NXB.Đại học Quốc gia Hà Nội, 1996, Tr 140. Cái Lê Lựu có mà Sài không có Có thể coi tiểu thuyết Thời xa vắng của nhà văn Lê Lựu là một tập tự truyện mà nhân vật chính là tác giả hoá thân thành anh chàng Giang Minh Sài. Cái gã họ Giang do họ Lê biến ra là gã luôn luôn nhầm địa chỉ: khi yêu phải cái mà mình không có, khi thì lấy phải cái mà người khác định giá cho, thành thử khốn khổ một đời. Nhà văn tự nhận mình là nông dân nhưng rất tài hoa tên là Lê Lựu quê ở phủ Khoái Châu, Hưng Yên nhưng sống ở Hà Nội. Khi về quê, dân Hưng Yên bảo Lê Lựu là hiện đại quá, còn người Hà Nội chê anh quê quá. Thành thử chính địa chỉ tác giả cũng vừa thật, vừa ảo. Một trong những người vẽ Lê lựu vừa hay, vừa trúng là anh chàng cũng tự nhận mình là nhà quê Trần Đăng Khoa. Chi tiết Lê Lựu cởi giầy, rút tất ra ngửi là chi tiết Khoa bịa nhưng ai cũng cho là thực. Nhưng bịa thế dù hay cũng thấy ghê ghê. Câu chuyện sau đây hoàn toàn là thực, không thêm thắt. Hồi sang Nga, tôi kiếm được hai cái vé vào nhà hát Ban ư sôi (Nhà hát lớn) xem vở ba lê nổi tiếng Hồ Thiên Nga. Tôi mời Lê Lựu đi xem. Chúng tôi quên mất một thủ tục trước khi vào rạp là phải cởi áo khoác. Hôm ấy ngày lạnh. ở matxcơva tuyết sắp rơi. Lê Lựu lúng túng không muốn cởi áo khoác. Thậm chí anh địn bỏ về. Kiếm được cái vé vào Ban ư sôi ssôi có dễ dàng gì. Tôi buộc Lựu phải cởi áo khoác. Lê Lựu mặc áo lông Đức (như các công dân Việt Nam ở Nga hồi đó đều có, vừa ấm vừa gọn). Bên trong áo lông Đức Lê Lựu mặc gì? Bên trong áo lông Đức là áo trấn thủ. Bên trong áo trấn thủ là áo may ô ba lỗ. Không hề có sơmi! Thế này thì gay go đây, tôi nghĩ. Nhưng lại tiếc hai tấm vé. Tôi cười, bầy cho Lê Lựu: Để họ tắt đèn thì ta cởi áo khoác. Hơn nữa, người U ưlơ bếch ở đây cũng thường mặc hở nách, cậu sợ gì! Thế là Lê Lựu vào rạp. Những chuyện như thế thì nhiều lắm. Lần ấy trước khi về nước, chúng tôi mua rất nhiều hàng hoá Liên Xô theo sự chỉ huy của các bà vợ để đem về Hà Nội bán. Trướcc khi bay một ngày, Lê Lựu nhận được thư hoả tốc từ Hà Nội. Mặt Lê Lựu tái đi, tay vò tóc, miệng càu nhàu: "Chêt tôi rồi, chết tôi rồi, nó dặn tôi mua loại có tóc, tôi lại mua loại trọc đầu". ấy là anh ta đang nói về hai loại sữa bột dành cho trẻ em, mỗi loại vẽ một đứa bé. ở Nga, hai loại cùng giá, nhưng ở Hà Nội khi ấy, hộp sữa vẽ đứa bé có tóc bán được giá hơn loại kia. Thật là bi hài kịch. Những chuyện ấy là thực. Nhưng cứ kể như Khoa và tôi vừa kể thì sẽ làm nhiều người hiểu sai về Lê Lựu. Cứ vẽ một phía mặt, lại bằng nét biếm hoạ thì bằng hại nhau rồi còn gì. Mà nếu văn chương anh ta cũng cẩu thả như chuyện bít tất với may ô, thì làm sao anh ta có tập truyện ngắn Người cầm súng, truyện phim Người về đồng cói, tiểu thuyết Mở rừng và hàng chục tập sách khác; làm sao có được giải thưởng cao của Nhà nước và quân đội? Nếu ứng xử tuỳ tiện thì sao trở thành ông giám đốc của một cơ quan vừa to vừa lạ: Trung tâm Văn hoá Doanh nhân? Hồi ở Quảng Bình (khi chúng tôi cùng công tác ở Bộ Tư lệnh 559) tôi chứng kiến vụ mất bản thảo ly kỳ của Lê Lựu. Khi ấy Lựu đang viết tiểu thuyết Mở rừng. Giấy viết của chúng tôi là giấy lô từ nhà in Tiến Bộ gửi vào cho toà báo mặt trận. Lê Lựu không dọc giấy mà để nguyên khổ, bề rộng gần một mét, bề dài vô tư. Anh ta nằm bò lên giấy, viết. Có hôm viết được một mét vuông, hôm viết được ba mét vuông. Hết ngày, Lê Lựu cuộn giấy như cuộn chiếu nằm, bó vào để ở xó nhà. Ông chủ nhà hơn 70 tuổi, sống độc thân tên là ông Kềm (vì một bàn tay ông ta, ngoài năm ngón chính còn kèm theo ngón thứ sáu bé tý mà dân làng gọi ông thế, chứ tên thực là gì không rõ). Ông Kềm thấy các cuôn giấy chữ nghĩa lằng nhằng ngỡ là bỏ đi liền cất lên gác bếp để làm rế lót nồi, dùng dần. May mà không mất tờ nào. Tôi nhìn những trang bản thảo dính bồ hóng mà lòng khâm phục. Lê Lựu sửa chữa rất kỹ lưỡng. Chỗ nào thêm, chỗ nào xoá đều rất rõ ràng. Có từ anh sửa, anh thay đến ba bốn lần. Cái lẩn mẩn kỹ lưỡng này hơi giống cái lẩn mẩn, kỹ lưỡng của người thầy trực tiếp của Lê Lựu là cụ Nguyên Hồng (Cụ đốc Hồng vốn là người phụ trách đầu tiên của Trường bồi dưỡng viết văn Quảng Bá). Người lao động chữ kỹ lưỡng thế mới có thể thuộc được văn mình. Thuộc thơ đã đi một nhẽ, Lê Lựu thuộc từng trang tiẻu thuyết anh viết ra. Thế thì Giang Minh Sài sánh sao được với Lê Lựu? Phạm Tiến Duật Lê Lựu, người thế nào thì văn như thế Lê Lựu thuộc dạng nhà văn được trời cho năng khiếu viết văn. Ngay từ ngày đầu cầm bút ông đã phát huy tối đa cái vốn đó, nhất là những chuyện xảy ra quê nhà - mảnh đất phủ Khoái quê ông. Đó là một nơi nghèo vào loại bậc nhất của Hưng Yên. Cái đói nghèo và những con người lam lũ chan chứa tình quê đã bám riết lấy ông và ám ảnh trong từng câu văn để trở thành những tác phẩm để đời. Không chỉ viết về con người, phong tục và cảnh sắc thân thuộc trên quê hương mình, mà những năm tháng Lê Lựu tham gia quân đội đã trở thành chủ đề khó vơi cạn và luôn chất chứa hấp dẫn riêng. Cùng chuyện xảy ra đó, như

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTai lieu THOI XA VANG.doc