PHẦN I: 1
Ngân sách Nhà nước : chức năng vai trò và hoạt động của nó 1
I. Khái niệm và mục tiêu của NSNN: 1
II. Nguyên tắc hoạt động: 2
III. Chức năng của NSNN: 3
IV. Vai trò của Ngân sách Nhà nước: 5
V. Hoạt động củaNSNN: 7
1. Thu NSNN: 7
Phần II: 16
tình hình hoạt động Và vai trò đIều tiết vĩ mô nền kinh tế của NSNN việt nam. 16
I. Tổ chức hệ thống ngân sách và phân cấp ngân sách ở Việt Nam: 16
II. Thu, chi ngân sách và vai trò điều tiết vĩ mô của NSNN Việt Nam: 17
1. Tình hình kinh tế xã hội ở Việt Nam 1990- 2000: 17
2. Thu NSNN: 18
3. Chi Ngân sách: 22
4. Những hạn chế và nguyên nhân: 23
Phần III 27
Một số kiến nghị và giảI pháp. 27
I. Kiến nghị và giải pháp: 27
II. Phương hướng: 29
KẾT LUẬN CHUNG: 35
36 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1775 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thu, chi ngân sách và vai trò điều tiết vĩ mô của ngân sách nhà nước Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ra chi Ngân sách còn có thể phân loại thành chi thường xuyên, chi đầu tư và chi trả nợ.
b-Tác động vĩ mô của chi NSNN:
Chi Ngân sách có tác động lớn đến việc thực hiện các mục tiêu của chính sách Ngân sách. Tuy nhiên mức độ tác động còn phụ thuộc vào sự đúng đắn của các quyết định đưa ra. Thông thường chi Ngân sách được đưa ra nhằm vào các mục tiêu như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện công bằng xã hội và ổn định kinh tế. Để thực hiện các mục tiêu đó, Nhà nước thường sử dụng các biểu số như cấp phát cho đầu tư, trợ cấp, chi mua hàng hoá và dịch vụ công cộng. Tuỳ vào mục tiêu cụ thể và tình hình kinh tế xã hội mà có thể thay đổi tổng chi.
Phát triển kinh tế là nhiệm vụ hàng đầu của tất cả các Nhà nước hiện đại. Để đạt được sự phát triển thì Chính phủ phải hoạch định được chiến lược phát triển đúng đắn, phù hợp và cần phải có vốn đầu tư của Nhà nước. Chi đầu tư của Chính phủ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế vì nó tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho việc bỏ vốn đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân, hay nói cách khác là đầu tư của Chính phủ tạo ra sự khởi động ban đầu, kích thích quá trình vận động vốn để hướng tới sự tăng trưởng. Đối tượng đầu tư của Nhà nước thường là những công trình thuộc kết cấu hạ tầng, các ngành kinh tế mũi nhọn và những công trình kinh tế mà không thể dựa vào đầu tư tư nhân nhưng hoạt động của chúng lại cần thiết cho xã hội. Hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển là tiền đề cho sự phát triển kinh tế nói chung, nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở mang đầu tư vào các ngành kinh tế và sự ra đời của các doanh nghiệp này sẽ kéo theo sự ra đời của các doanh nghiệp khác. Ngược lại một hệ thống cơ sở hạ tầng kém phát triển sẽ kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế. Việc xây dựng các công trình thuộc cơ sở hạ tầng đòi hỏi số vốn đầu tư lớn, thời gian dài và chúng thường không mang lại lợi nhuận trực tiếp mà hiệu quả của chúng thể hiện ở sự phát triển kinh tế nói chung. Các ngành công nghiệp non trẻ cũng cần có vốn đầu tư của nhà nước. Sự phát triển các ngành này sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển của các ngành kinh tế khác.
Chi đầu tư của Ngân sách không chỉ có đầu tư mới mà còn bao gồm cả đầu tư mở rộng và đầu tư theo chiều sâu các cơ sở hoạt động. Các biện pháp đầu tư theo chiều sâu có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình phát triển, hiệu quả của chúng thường lớn hơn hiệu quả của đầu tư theo chiều rộng vì nhu cầu vốn đầu tư nhỏ hơn, thời gian đầu tư ngắn hơn và thời gian thu hồi vốn cũng ngắn hơn. Tuy nhiên không phải tất cả các khoản đầu tư của Chính phủ đều góp phần cho sự nghiệp tăng trưởng. Vấn đề là ở chỗ phải biết lựa chọn đối tượng đầu tư cho đúng. Thực tế ở nhiều nước cho thấy tác hại của việc lựa chọn đối tượng đầu tư không phù hợp là rất lớn như vốn NSNN bị sử dụng lãng phí, các công trình xây dựng không mang lại hiệu quả kinh tế và tình trạng căng thẳng triền miên về cân đối Ngân sách. Những hậu quả đó lại có tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế.
Chính sách chi cũng có tác động nhất định đến việc thực hiện các mục tiêu ổn định kinh tế. Trong trường hợp chi vượt thu quá nhiều sẽ dẫn đến lạm phát. Vì vậy để kìm hãm lạm phát phải khống chế tiêu dùng của Chính phủ, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển, nơi lạm phát thường ở mức cao trong khi các chi tiêu của Ngân sách rất lãng phí và kém hiệu quả. Trong những trường hợp bình thường, việc tiết kiệm chi tiêu dùng của Chính phủ góp phần làm tăng tiết kiệm và từ đó có thể mở rộng đầu tư, thúc đẩy kinh tế phát triển.
Như vậy ta thấy chi NSNN cho lĩnh vực kinh tế có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển, nó không chỉ tạo tiền đề cho sự phát triển mà còn khuyến khích, định lượng sự phát triển tác động vào việc tạo ra cơ cấu kinh tế hợp lý.
Một trong những mục tiêu của chính sách Ngân sách là thực hiện công bằng xã hội. Ta thấy chính sách thu có những tác động nhất định đến việc thực hiện mục tiêu đó nhưng những hạn chế của chính sách thu cho thấy rằng nếu nguồn Ngân sách nhằm thực hiện việc phân phối lại thì phải nhấn mạnh chính sách chi. Cơ chế thị trường tạo ra sự phân hoá lớn giữa những người có thu nhập cao và những người có thu nhập thấp trong xã hội. Để làm giảm khoảng cách đó, Nhà nước sử dụng hình thức trợ cấp từ NSNN. Các khoản trợ cấp đó có ý nghĩa lớn đối với các tầng lớp có thu nhập thấp, chúng làm tăng đáng kể thu nhập của họ. Trong những trường hợp đặc biệt, trợ cấp từ Ngân sách là nguồn thu nhập chính của một bộ phận dân cư. Các khoản trợ cấp cho giáo dục cơ sở, trợ cấp cho y tế có ý nghĩa lớn đối với việc nâng cao dân trí và bảo đảm sức khoẻ cho dân cư. Tất nhiên không phải tất cả các khoản chi đều nhằm vào mục tiêu thực hiện công bằng xã hội vì đó không phải là mục tiêu duy nhất của chính sách Ngân sách. Để tăng cường tác động của chính sách chi đối với việc giảm bớt bất công trong phân phối thu nhập phải lưu ý đặc biệt đến cơ cấu chi, tránh chi dàn trải, có tính chất bình quân.
Chi văn hoá xã hội bao gồm các khoản chi của Ngân sách cho các nhu cầu của xã hội về đào tạo, giáo dục, y tế, sức khoẻ, phúc lợi xã hội và trợ cấp xã hội. Quy mô chi của Ngân sách của lĩnh vực này phụ thuộc vào khả năng của Ngân sách và của chính sách xã hội. Chi văn hoá xã hội là khoản chi cần thiết không thể thiếu đối với xã hội vì nó liên quan trực tiếp đến việc nâng cao dân trí và đảm bảo sức khoẻ cho nhân dân. tất cả các nước đều ý thức được tầm quan trọng của vấn đề này nên đã và đang dành một bộ phận chi đáng kể cho lĩnh vực văn hoá xã hội, đặc biệt là chi cho giáo dục. Chi văn hoá xã hội còn là phương tiện để Nhà nước thực hiện quá trình phân phối lại thu nhập nhằm mục tiêu công bằng xã hội. Các khoản trợ cấp cho giáo dục phổ thông, cho các chương trình dinh dưỡng, trợ cấp xã hội là những khoản chi có vai trò đặc biệt trong việc chuyển giao thu nhập cho tầng lớp nhân dân có thu nhập thấp.
Chi quản lý hành chính là khoản chi không liên quan trực tiếp đến sản xuất nhưng rất cần thiết cho xã hội. Nó đảm bảo kinh phí hoạt động cho các cơ quan hành chính và các cơ quan chính quyền Nhà nước. Chi quản lý hành chính bao gồm các khoản chi về lương, phụ cấp cho các viên chức Nhà nước, chi mua sắm, bảo dưỡng trang thiết bị, đồ dùng làm việc, chi phí văn phòng, chi phí nghiệp vụ, trong đó chi mua sắm, bảo dưỡng trang thiết bị và chi lương là các khoản chi chủ yếu. Chi Ngân sách cho quản lý chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong tổng chi Ngân sách song thường vẫn không đáp ứng nhu cầu chi do bộ máy quản lý hành chính thường rất cồng kềnh, kém hiệu quả, lương của viên chức Nhà nước thường bị khống chế ở mức thấp nên khó duy trì và khó thu hút được tầng lớp các nhà quản lý, cán bộ kỹ thuật giỏi để đảm bảo hoạt động có hiệu quả của bộ máy Nhà nước.
Chi quốc phòng bao gồm chi đầu tư xây dựng các công trình quốc phòng, chi mua sắm, bảo dưỡng các phương tiện kỹ thuật phục vụ cho hoạt động quốc phòng, chi trang bị cho quân đội, chi lương, chi nuôi quân và các chi phí khác. Chi quốc phòng lớn hay nhỏ tuỳ thuộc vào tình hình chính trị và an ninh quốc phòng của mỗi nước trong từng thời kỳ. Chi quốc phòng thường được gọi là tiêu dùng đặc biệt và nó thường là gánh nặng của Ngân sách.
Tuy nhiên chỉ nên duy trì một mức chi cần thiết vì nếu chi cho quốc phòng quá cao thì các khoản chi khác sẽ bị ảnh hưởng.
Tóm lại, hoạt động thu và chi của NSNN có vai trò điều tiết vĩ mô hết sức quan trọng đối với mỗi quốc gia. Các hoạt động này có thể khuyến khích, thúc đẩy nhưng cũng có thể kìm hãm sự phát triển của quốc gia đó. Vì vậy mỗi quốc gia phải hết sức thận trọng trong việc quản lý nguồn NSNN của quốc gia mình.
Phần II:
tình hình hoạt động Và vai trò đIều tiết vĩ mô nền kinh tế của NSNN việt nam.
I. Tổ chức hệ thống ngân sách và phân cấp ngân sách ở Việt Nam:
Hệ thống NSNN Việt Nam được tổ chức thành bốn cấp là Ngân sách Trung ương; Ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Ngân sách huyện; Ngân sách xã.
Việt Nam trong giai đoạn bắt đầu hình thành hệ thống Ngân sách (giai đoạn 1967- 1983) đã thực hiện chế độ phân cấp Ngân sánước. Tuy nhiên khi chiến tranh kết thúc thì nó có nhược điểm là các cấp Ngân sách khch với nội dung quản lý chặt chẽ từng cấp Ngân sách theo hướng tập trung chủ yếu vào Ngân sách Trung ương với mục đích thực hiện tập trung mọi nguồn lực của quốc gia vào việc thống nhất đất ông có sự sáng tạo, thụ động, phụ thuộc vào Ngân sách Trung ương và vì vậy nên không khai thác triệt để các cấp Ngân sách.
Giai đoạn 1983- 1989, chế độ phân cấp Ngân sách thực hiện theo nội dung quy định rõ khoản thu chi nào do Trung ương thực hiện, khoản nào do địa phương thực hiện. Với việc phân cấp như vậy, chúng ta đã bắt đầu khơi dậy tính chủ động, sáng tạo của từng cấp Ngân sách. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện ở giai đoạn này thì vẫn còn nhược điểm là chưa tạo ra sự cân đối giữa các cấp Ngân sách cùng cấp.
Giai đoạn từ năm 1989 đến nay chúng ta quản lý phân cấp theo hướng đảm bảo tập trung dân chủ, đảm bảo tính thống nhất của nền tài chính và xác định rõ trách nhiệm của từng cấp trong quản lý tài chính. Cụ thể:
- Chi Ngân sách: căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của từng cấp Ngân sách mà hệ thống Ngân sách được phân cấp: NSTW thực hiện các khoản chi liên quan đến quốc phòng, ngoại giao, chi bộ máy quản lý Nhà nước nói chung và chi trả nợ Chính phủ. Còn Ngân sách địa phương thực hiện các khoản chi nhằm xây dựng các công trình kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương và chi các khoản cho bộ máy quản lý địa phương.
- Về thu Ngân sách: quy định rõ các khoản thu cố định và thu điều tiết cho từng cấp Ngân sách địa phương. Trong đó thu cố định là khoản thu mà Ngân sách địa phương được giữ lại 100% như thu từ việc trồng rừng, học phí, viện phí từ trường học, bệnh viện địa phương, thu từ sổ xố… Thu điều tiết là khoản thu tuỳ theo tỷ lệ điều tiết của từng địa phương mà địa phương đó được giữ lại một phần nhất định. Thu điều tiết bao gồm thu từ doanh nghiệp Nhà nước nằm trên địa bàn (thu khấu hao cơ bản, thanh lý tài sản) thu từ các đơn vị hạch toán kinh tế độc lập toàn ngành (bưu điện, ngân hàng, bảo hiểm, giao thông…) thu từ thuế, lệ phí từ các đơn vị kinh doanh trên địa bàn, trừ thuế môn bài và thuế trước bạ.
Công khai tài chính là một biện pháp không thể thiếu của hoạt động NSNN nhằm tạo điều kiện cho việc kiểm tra giám sát của các cơ quan đoàn thể, các tổ chức xã hội và nhân dân trong phân bổ và sử dụng NSNN các cấp, góp phần thực hiện chính sách tiết kiệm, chống lãng phí, phát hiện và ngăn ngừa kịp thời các hành vi vi phạm chế độ quản lý tài chính. Để thực hiện việc này, thời gian qua chúng ta đã từng bước thực hiện quy chế công khai công tác quản lý NSNN các cấp một cách rộng khắp.
Cho đến năm 2001, sau ba năm thực hiện, nhìn chung quy chế đã được thực hiện một cách nghiêm túc theo đúng các quy định của quy chế và các thông tư hướng dẫn của Bộ tài chính, bước đầu đã phát huy tác dụng và được các tầng lớp nhân dân ủng hộ, các tổ chức quốc tế và các nhà tài trợ đánh giá cao.
II. Thu, chi ngân sách và vai trò điều tiết vĩ mô của NSNN Việt Nam:
1. Tình hình kinh tế xã hội ở Việt Nam 1990- 2000:
Trong những năm cuối thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90, do khối Đông Âu sụp đổ nên tình hình kinh tế xã hội nước ta rất khó khăn, nền kinh tế sau chiến tranh chưa phục hồi, các nguồn viện trợ bị cắt giảm, hoạt động xuất nhập khẩu và giao lưu quốc tế không có do bị Mĩ cấm vận. Đây là thời kỳ hết sức khó khăn của nước ta, tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ có 5,1%. Trong những năm tiếp theo do sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta dần khôi phục và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn. Đặc biệt là từ năm 1994, Mĩ xoá bỏ lệnh cấm vận với nước ta nên chúng ta ngày càng mở rộng quan hệ quốc tế, hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng tăng, sản xuất trong nước phát triển hơn. Hàng năm chúng ta thực hiện xuất khẩu các mặt hàng như thuỷ hải sản, may mặc, giày dép… đặc biệt nước ta đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 3 trên thế giới. Hoạt động sản xuất kinh doanh rất phát triển, sản xuất hàng hoá đa dạng về chủng loại cũng như mẫu mã, nhiều loại hình dịch vụ mới được cung cấp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của dân cư trong nước. Nhiều loại hình doanh nghiệp mới ra đời trong đó ngoài loại hình doanh nghiệp Nhà nước ra còn có doanh nghiệp tư nhân và liên doanh với nước ngoài làm cho nền kinh tế phát triển và dần ổn định.
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 1990-2000
Năm
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
2000
GDP(%)
5,1
6,0
8,6
8,1
8,8
9,5
9,3
8,2
5,8
4,8
6,7
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, tốc độ đô thị hoá ngày càng tăng, cơ sở hạ tầng được ưu tiên phát triển, tập trung xây dựng các ngành công nghiệp mũi nhọn, tiến hành CNH-HĐH. Các trường học, bệnh viện, các công trình văn hoá dần dần được xây dựng.
Tuy đạt được nhiều thành tựu như vậy nhưng nước ta vẫn còn nghèo và chậm phát triển so với thế giới. Vì vậy trong những năm tiếp theo chúng ta cần tiếp tục có những định hướng đúng đắn để tiếp tục phát triển, đuổi kịp sự phát triển của thế giới.
2. Thu NSNN:
Theo luật Ngân sách các khoản thu trong dự toán Ngân sách phải được xác định trên cơ sở tăng trưởng kinh tế và các quy định của pháp luật về thu Ngân sách.Trong giai đoạn 1991-2000, hoạt động của NSNN có nhiều chuyển biến tích cực. Thu Ngân sách tăng từ 13,1% mức huy động trong GDP vào năm 1991 lên 23,3% vào năm 1995. Từ năm 1996 đến 2000 thu trong nước tăng nhanh, chiếm khoảng 97% tổng thu NSNN. Tổng thu từ thuế, phí và lệ phí chiếm trên 90% tổng thu Ngân sách, trong đó khu vực công nghiệp và dịch vụ có tỷ trọng GDP tập trung vào NSNN cao nhất và ngày càng tăng (tỷ lệ động viên GDP của khu vực công nghiệp vào Ngân sách là 30%, dịch vụ khoảng 33% tổng thu Ngân sách).
Riêng năm 2001, tổng thu NSNN vượt 13% dự toán được Quốc hội phê chuẩn (tăng 7,4% so với thực hiện năm 2000) đạt khoảng 19,9% GDP, cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trong đó:
- Thu từ DNNN vượt 12,4%.
- Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vượt 13,4%.
- 100% tỉnh, thành phố đều đạt và vượt dự toán được giao.
- 37 địa phương có mức tăng trưởng nguồn thu cao hơn so với năm 2000, trong đó có 12 tỉnh, thành phố tăng trên 10%, đặc biệt là thành phố HCM có số thu lớn nhất, đạt mức tăng 11,7%.
Theo Bộ tài chính, tổng thu NSNN hai tháng đầu năm 2002 ước đạt được 15,7% dự toán cả năm, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó thu từ khu vực kinh tế Nhà nước đạt 15,1% dự toán cả năm (tăng 32,8%) thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 17,7% dự toán cả năm (tăng 40,8%)
Tổng thu Ngân sách Nhà nước
Đơn vị: Tỷ đồng.
Quyết toán
Dự toán
1997
1998
1999
2001
Tổng thu
NSNN
65352
72965
78489
86275
Như chúng ta đã biết nguồn thu chủ yếu của NSNN là thuế (chiếm khoảng 90%) nên thuế có vai trò rất quan trọng. Chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, kể từ năm 1986, nhà nước đã xúc tiến ngay việc cải cách hệ thống chính sách thuế, mở đầu bằng việc ban hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu vào năm 1987. Sau một thời gian tích cực nghiên cứu soạn thảo, từ năm 1990, Quốc hội đã ban hành một loạt các sắc thuế mới như thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế lợi tức, thuế tài nguyên, thuế thu nhập cá nhân. Năm 1991, Quốc hội ban hành luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu mới, năm 1992 ban hành Pháp lệnh thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, năm 1994 ban hành Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất. Việc ban hành một hệ thống các sắc thuế trong bối cảnh tình hình và thời gian như nói trên thuộc phạm trù cải cách thuế bước I. Có thể nói đặc trưng cơ bản của cải cách thuế bước I này là đã chuyển từ cơ chế không phải là thuế sang cơ chế thuế là chủ yếu trong điều kiện chưa có ngay một cơ chế thị trường như mong đợi. Đặc trưng đó được thể hiện trước hết là ở trong nội dung của hệ thống chính sách thuế vẫn còn phải kế thừa những quy định trước đây về mức động viên, về cơ cấu các thuế suất, về cách tính thuế… Chẳng hạn như thuế doanh thu, lúc đầu có 30 thuế suất từ 0,5% đến 40%, đến tháng 7/1993 thì điều chỉnh xuống còn 17 thuế suất và đến năm 1995 thì điều chỉnh xuống còn 11 thuế suất. Thuế lợi tức vẫn còn phân biệt theo ngành nghề kinh doanh: thuế suất đối với công nghiệp nặng, vận tải, xây dựng là 30%; công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm là 40%; thương nghiệp và dịch vụ là 50% (đến tháng 7/1993 thì điều chỉnh xuống còn 25%, 35%, 45%). Tuy nhiên hệ thống thuế chính sách thuế này có điểm khác trước là nó được áp dụng chung cho các thành phần kinh tế và hình thức thu mang tính chất ép buộc, cưỡng chế nhiều hơn. Chính điều này đã làm cho công cụ thuế có hiệu lực và hiệu quả hơn trong việc thực hiện chức năng của mình, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển và tăng thu cho NSNN.
Cải cách thuế bước I sau 5 năm thực hiện (1991-1995) đã mang lại kết quả cả về tăng thu Ngân sách và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Số thu về thuế đã bắt đầu trở thành nguồn thu chủ yếu của NSNN, bù đắp kịp thời và có hiệu quả các nguồn cắt giảm chi viện từ bên ngoài trong những năm đầu thập kỷ 90. Tốc độ tăng thu luôn lớn hơn so với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tác động của thuế lúc này là rất tích cực: kinh tế xã hội vẫn tiếp tục tăng trưởng và phát triển, lạm phát được kiểm soát và đẩy lùi, đời sống nhân dân được cải thiện hơn trước rõ rệt. Số thu thuế năm 1995 tăng hơn 5 lần so với số thu thuế năm 1991 là một thành công hết sức lớn trong cải cách thuế bước I.
Tại đại hội lần thứ VIII (1996) trên cơ sở đánh giá kết quả công cuộc đổi mới đã đạt được đến năm 1995, Đảng ta dẫ quyết định đưa nền kinh tế đất nước sang một thời kỳ mới, đẩy mạnh CNH, HĐH và chủ động hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới. Những tiền đề kinh tế xã hội đã đặt ra những yêu cầu khách quan tiến tới cải cách hệ thống thuế bước II. Việc cải cách thuế bước II là nhằm tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách thuế, làm cho hệ thống chính sách thuế phù hợp với nền kinh tế thị trường đang từng bước hình thành trên thực tế. Theo yêu cầu đó, Đảng và Nhà nước ta đã quyết định tiếp tục cải cách thuế bước II từ năm 1996, bắt đầu bằng việc trình quốc hội ban hành hai Luật thuế mới là Thuế giá trị gia tăng (thay cho Luật thuế doanh thu) và Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (thay cho Luật thuế lợi tức). Hai luật thuế mới này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1999. Tiếp theo đó Quốc hội đã đề ra chương trình xây dựng pháp luật trong nhiệm kỳ khoá X là tiếp tục hoàn thiện Luật thuế giá trị gia tăng và Luật thuế thu nhập doanh nghiệp cho phù hợp với yêu cầu của tình hình mới và nhiệm vụ mới; nghiên cứu ban hành Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp và Pháp lệnh thuế nhà đất; nghiên cứu ban hành Luật thuế thu nhập cá nhân để thay thế cho Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. Tiếp tục hoàn thiện một cách đồng bộ các Luật thuế như Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Pháp lệnh thuế tài nguyên, Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất, nghiên cứu ban hành Luật thuế tài sản.
Với việc ban hành và triển khai thực hiện hai Luật thuế mới là thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp, cho đến năm 2001, việc triển khai thực hiện hệ thống chính sách thuế trong cải cách bước II tiếp tục đạt dược những kết quả tích cực. Số thu NSNN từ thuế, phí và lệ phí tiếp tục tăng qua các năm và chiếm phần chủ yếu trong NSNN. Số thu thuế năm 2000 bằng 10 lần số thu năm 1990; số thu thuế năm 2001 tăng hơn 10% so với năm 2000. Giá cả thị trường tiếp tục ổn định, kinh tế có bước tăng trưởng khá, đời sống người dân trong nước được nâng cao hơn trước, thiên tai xảy ra cũng được khắc phục kịp thời và có hiệu quả, tình hình quốc phòng an ninh luôn được ổn định.
Với việc ban hành các chính sách thuế trong những năm qua đã làm tăng nguồn thu rất đáng kể cho NSNN. Ngoài ra các chính sách thuế còn có vai trò trong việc làm tăng tính công bằng trong xã hội thông qua việc phân phối lại thu nhập, làm giảm bớt khoảng cách giữa những người có thu nhập cao với những người có thu nhập thấp (như việc ban hành thuế thu nhập cá nhân) hay việc tăng thuế suất đối với những hàng hoá cao cấp, xa xỉ. Đồng thời các chính sách thuế cũng là một công cụ để bảo hộ sản xuất trong nước thông qua việc tăng thuế đối với các mặt hàng nhập khẩu mà có hại đến sức khoẻ hay những mặt hàng có thể sản xuất trong nước như thuốc lá, rượu ngoại, xe máy… hay đánh thuế tiêu thụ đặc biệt vào một số mặt hàng. Mặt khác thuế cũng khuyến khích xuất khẩu thông qua việc miễn hoặc giảm thuế cho một số mặt hàng xuất khẩu hay khuyến khích đầu tư phát triển bằng cách có thể giảm thuế cho một số doanh nghiệp để tăng nguồn vốn đầu tư. Có thể nói nguồn thu Ngân sách này có vai trò rất lớn không những đối với NSNN mà còn đối với mọi hoạt động kinh tế xã hội. Vì vậy chúng ta phải tính toán và ra những quyết định phù hợp thì mới có thể thúc đẩy nền kinh tế phát triển vững mạnh lâu dài.
Một nguồn thu khác của NSNN là vay trong nước thông qua việc phát hành trái phiếu. Nguồn thu này ngoài vai trò là một nguồn thu của Ngân sách, nó còn tác động đến việc ổn định lưu thông tiền tệ và kiểm soát lạm phát. Khi Ngân sách bị thâm hụt, Chính phủ phát hành trái phiếu để vay tiền của dân. Trong một chừng mực nhất định thì việc phát hành trái phiếu này đã làm giảm lượng tiền trong tay công chúng dẫn đến giảm sút tương đối của lượng tín dụng, giảm lượng tiền trong lưu thông, tỷ lệ lạm phát giảm và như vậy là Chính phủ đã kiểm soát được phần nào hoạt động tín dụng và lưu thông tiền tệ. Trong thời gian qua Chính phủ cũng đã phát hành các đợt trái phiếu như việc phát hành trái phiếu kho bạc loại kỳ hạn 1 năm, lãi suất 21%/năm được áp dụng vào 01/04/1995 trên địa bàn 53 tỉnh và thành phố trên cả nước, khoản thu về đợt phát hành trái phiếu này được tập trung về NSTw; phát hành 50 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ theo phương thức bảo lãnh vào ngày 24/10/2001; phát hành 16 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ đợt I/2002 loại kỳ hạn 5 năm, lãi suất 7,4% vào ngày 24/01/2002; phát hành trái phiếu đợt III/2002, khối lượng trái phiếu trị giá 200 tỷ đồng, kỳ hạn 5 năm vào ngày 25/03/2002.
3. Chi Ngân sách:
Chi Ngân sách trong dự toán Ngân sách hàng năm phải được xác định trên cơ sở mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, mục tiêu quản lý Nhà nước và đảm bảo an ninh quốc phòng.
Theo Bộ tài chính, tổng chi hai tháng đầu năm 2002 ước đạt 13,7% dự toán cả năm, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước, trong đó chi cho đầu tư phát triển đạt 14,8% dự toán cả năm (tăng 36,9%). Bội chi hai tháng là 6,9% dự toán bội chi cả năm, đã được Quốc hội cho phép và bù đắp bằng nguồn vay trong nước.
Chi cho đầu tư phát triển thường chiếm phần lớn trong các khoản chi của Ngân sách. Chi đầu tư phát triển của năm 1998 tăng 8,8% so với năm 1997, trong đó đầu tư cơ sở hạ tầng chiếm một phần rất lớn, đặc biệt là trong những năm gần đây. Năm 1992 là 48,7%; năm 1993 là 44,6%; năm 1997 tăng vọt lên 96,6%; năm 1998 là 97%; bình quân trong giai đoạn 1996- 2000 chiếm 91% trong tổng chi xây dựng cơ bản của Ngân sách.
Nguồn tài trợ chính cho chi tiêu y tế từ NSNN chưa lớn, chỉ chiếm 20% tổng số chi trả, còn lại 80% do các hộ gia đình tự chi trả. Giai đoạn 1991- 1998, chi tiêu công cộng từ NSNN cho chữa bệnh chiếm 66%- 74%, trong khi chi cho phòng bệnh chỉ chiếm từ 11%- 19%. Hiện nay chi cho y tế được phân bổ chủ yếu theo số giường bệnh (đối với các cơ sở chữa bệnh do các bộ ngành quản lý) và theo số dân của từng địa phương (đối với chi cho phòng bệnh và chữa bệnh của các địa phương). Nhìn chung định suất chi cho chữa bệnh là 21750đ/người/năm và cho phòng bệnh là 7800đ/người/năm.
Chi cho giáo dục đào tạo tăng từ 10,4% vào năm 1996 lên 15% vào năm 2000, đảm bảo 98% số xã trong cả nước có trường tiểu học, trên 90% người lớn biết chữ, tiến tới xoá hẳn nạn mù chữ trong cả nước.
Ngoài ra Chính phủ còn thực hiện chi cho các chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo. Trong hai năm 1999- 2000, Chính phủ đã chi 3000 tỷ đồng để thực hiện chương trình này và kết quả là đã giảm tỷ lệ hộ đói nghèo xuống còn 11%.
Trong những năm gần đây do tình hình thời tiết có nhiều biến động, xảy ra nhiều thiên tai nên Ngân sách phải thực hiện các khoản chi để trợ cấp cho các vùng và các gia đình bị thiệt hại như vào tháng 10/ 2000 tỉnh Bình Định trợ cấp cho những gia đình có người chết do đợt mưa lũ với mức 1 triệu đồng/ người, các gia đình bị lũ cuốn trôi lương thực thực phẩm được hỗ trợ 3 tháng lương thực, mỗi nhân khẩu nhận 10 kg/ tháng; Đà Nẵng thực hiện cứu trợ đột xuất các gia đình bị thiên tai trong năm 2000 là 2 triệu đồng/ người đối với gia đình có người chết, mất tích, đối với nhà ở bị sụt lở, hư hỏng nặng là 500000 đến 1 triệu đồng/ nhà…
Như vậy ta có thể thấy Nhà nước hàng năm phải thực hiện rất nhiều các khoản chi tiêu. Các khoản chi này chủ yếu nhằm vào các mục tiêu về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng. Nhờ có các khoản chi này mà làm cho không những các vấn đề về kinh tế, xã hội được ổn định và phát triển mà còn làm cho đời sống nhân dân được quan tâm và cải thiện rất nhiều, làm tăng lòng tin tưởng của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên do có rất nhiều khoản chi nên tình trạng bội chi đã và đang là tình trạng phổ biến và khá nan giải cho NSNN. Vì vậy chúng t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- C0210.doc