Hệsốthức ăn của ốc nhồi ởcác ao nuôi thửnghiệm dao động từ1,85-4,93,
thấp hơn rất nhiều so với ốc bươu vàng. Hệsốthức ăn của ốc bươu vàng là 8-15,
ăn liên tục cảngày, khẩu phần thức ăn một ngày đêm của ốc bươu vàng từ80-120% khối lượng thân, vì vậy ốc bươu vàng tăng trưởng rất nhanh, trong điều
kiện nuôi bình thường, sau 45 ngày kểtừkhi nở, ốc đã đạt cỡthương phẩm 20-25g/con (Nguyễn Duy Khoát, 1993)
10 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4080 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thử nghiệm nuôi thương phẩm ốc nhồi trong ao đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thử nghiệm nuôi thương phẩm ốc nhồi trong ao đất
Ốc nhồi (Pila polita Deshayes,1830) là loài động vật thân mềm nước ngọt có giá
trị kinh tế cao do thịt thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng (chứa 11,9% protid; 0,7%
lipid; các vitamin B1, B2, PP; các muối Ca, P; cung cấp 86 calo/100g thịt), được
sử dụng làm các món ăn dân dã như: bún ốc, ốc xào, canh ốc, ốc luộc hay những
món ăn đặc sản: ốc hấp lá gừng, ốc nhồi thịt, ốc hấp thuốc bắc... Ốc nhồi còn được
dùng làm thuốc.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ốc nhồi (Pila polita Deshayes,1830) là loài động vật thân mềm nước ngọt có
giá trị kinh tế cao do thịt thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng (chứa 11,9% protid;
0,7% lipid; các vitamin B1, B2, PP; các muối Ca, P; cung cấp 86 calo/100g
thịt), được sử dụng làm các món ăn dân dã như: bún ốc, ốc xào, canh ốc, ốc
luộc hay những món ăn đặc sản: ốc hấp lá gừng, ốc nhồi thịt, ốc hấp thuốc bắc...
Ốc nhồi còn được dùng làm thuốc.
Việt Nam là nước nằm trong khu vực nhiệt đới, có nhiều ao hồ, sông suối, nhiều
ruộng trũng là điều kiện thuận lợi để các đối tượng nước ngọt, trong đó có ốc nhồi
sinh trưởng. Tuy nhiên, nguồn lợi ốc nhồi trong tự nhiên đang ngày một giảm sút do
nhiều nguyên nhân: khai thác
quá mức, môi trường ngày càng ô nhiễm do chưa quản lý chất thải, sử dụng
thuốc trừ sâu, diệt cỏ, hoá chất trong nông nghiệp... Các nghiên cứu về động vật
thân mềm trong nước mới chỉ tập trung vào các đối tượng nước lợ, nước mặn như
bào ngư, tu hài, ốc hương, hầu, vẹm, ốc len... Ở nước ngoài các nghiên cứu về ốc
nhồi cũng rất hạn chế, mới chỉ nghiên cứu về tầm quan trọng (Pusadee Sri-aroon &
CTV, 2005); phân bố (Thaewnon - ngiw & CTV, 2003); vai trò của một số ốc nước
ngọt trong đó có ốc nhồi. Hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam chưa có nghiên cứu
về kỹ thuật sản xuất giống cũng như kỹ thuật nuôi thương phẩm ốc nhồi. Việc thử
nghiệm nuôi thương phẩm ốc nhồi là vấn đề cần thiết để đáp ứng nhu cầu của thị
trường, giảm áp lực khai thác, bảo vệ và khôi phục nguồn lợi ốc tự nhiên, đa dạng
hoá đối tượng nuôi trong nghề nuôi trồng thủy sản.
II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Điều kiện nuôi
Ốc được nuôi thử nghiệm trong 3 ao đất nhỏ có tổng diện tích là 300m2, độ sâu
1,2-1,5m, mật độ 100 con/m2, trọng lượng thả ban đầu 0,4g/con.
Thức ăn và chế độ cho ăn: Thức ăn nuôi thử nghiệm ốc thương phẩm có 3 loại.
Ao 1 sử dụng thức ăn xanh (bèo, lá sắn). Ao 2 sử dụng thức ăn tự chế (theo tỷ lệ
40% cám gạo, 20% bột ngô, 10% bột cá nhạt, 30% bột đậu tương). Ao 3 sử dụng
kết hợp 50% thức ăn xanh + 50% thức ăn tự chế. Chế độ cho ăn được điều chỉnh
theo khối lượng ốc, cho ăn 2 lần/ngày, lượng thức ăn được cho ăn ở mức gần thỏa
mãn, ước tính từ 3-5% khối lượng ốc nuôi.
2. Kết quả thử nghiệm nuôi thương phẩm ốc nhồi
Bảng 1: Tăng trưởng của ốc nhồi trong ao
nuôi thương phẩm thời gian từ 1/4-1/8/2010
Thời gian
nuôi
Khối lượng trung bình (g/con)
Tăng trưởng trên ngày
(g/ngày)
Ao 1 Ao 2 Ao 3 Ao 1 Ao 2 Ao 3
1/4 0,4 0,4 0,4
1/5 7,68 ± 1,06 8,18 ± 1,19 8,69 ± 0,91 0,24 0,26 0,28
1/6 15,32±1,51 12,67 ±1,75 16,12 ±1,67 0,25 0,15 0,25
1/7 21,62 ±2,08 17,715 ± 1,57 23,35 ± 2,08 0,21 0,17 0,24
1/8 28,56 ± 3,63 22,61 ± 3,08 31,89 ± 2,7 0,23 0,16 0,25
Trung bình 0,23 0,19 0,26
Kết quả nuôi thử nghiệm cho thấy ốc tăng trưởng nhanh ở tháng nuôi đầu tiên.
Tốc độ tăng trưởng bình quân ở tháng nuôi thứ nhất đạt 0,24-0,28g/con/ngày.
Các tháng tiếp theo ốc có tốc độ tăng trưởng chậm hơn dao động 0,15-
0,25g/con/ngày. Tính trung bình cho cả chu kỳ nuôi 4 tháng, tăng trưởng bình
quân đạt 0,19-0,26g/con/ngày.
Kết quả theo dõi tốc độ tăng trưởng về khối lượng của ốc nhồi khi nuôi thử
nghiệm bằng 3 loại thức ăn khác nhau trong 4 lần kiểm tra cho thấy: Ao 3 nuôi
thử nghiệm bằng 50% thức ăn xanh + 50% thức ăn tự chế (đạt 8,69; 16,12;
23,35; 31,89g/con) luôn cao hơn Ao 1 nuôi thử nghiệm bằng 100% thức ăn
xanh (bèo, lá sắn) (đạt 7,68; 15,32; 21,62; 28,57g/con) và thấp nhất là Ao 2 khi
nuôi thử nghiệm bằng thức ăn tự chế (đạt 8,18; 12,67; 17,72; 22,61g/con) (Biểu
đồ 1).
Một số thông số kỹ thuật chính được trình bày trong bảng.
Bảng 2: Tóm tắt kết quả nuôi thử nghiệm thương phẩm ốc nhồi trong ao
đất
Các thông số kỹ thuật Ao 1 Ao 2 Ao 3
Mật độ thả (con/m2) 100 100 100
Thời gian nuôi (ngày) 122 122 122
Kích cỡ ao nuôi (m2) 100 100 100
Độ sâu của nước (m) 1,2 1,2 1,2
Khối lượng ốc thả (g/con) 0,4 0,4 0,4
Khối lượng ốc thu (g/con) 28,56 ± 3,63 22,61 ± 3,08 31,89 ± 2,7
Tăng trưởng bình quân ngày (g/ngày) 0,23 0,19 0,26
Hệ số thức ăn (FCR) 4,93 1,85 2,49
Tỉ lệ sống (%) 66,33 60,67 74,67
Tổng khối lượng ốc thu (kg) 189 137 240
Nhận xét:
- Tính cả chu kỳ nuôi, hệ số thức ăn xanh là 4,93; hệ số thức ăn tự chế là 1,85
và hệ số thức ăn phối hợp là 2,49.
- Tỉ lệ sống của ốc đạt 60,67-74,67%. Sản lượng ốc thu hoạch đạt 137
– 240 kg/100m2 ao.
- Chu kỳ nuôi ốc đến kích cỡ thương phẩm khoảng 4-5 tháng. Nếu chuẩn bị
được ốc giống lớn thì có thể rút ngắn chu kỳ nuôi xuống còn 3 tháng. Như vậy,
mỗi năm chúng ta có thể nuôi được 2 vụ từ tháng 4-11, còn thời gian từ tháng 12
đến tháng 3 năm sau, do điều kiện khí hậu ở miền Bắc Việt Nam rất lạnh nên
không thể nuôi được. Tuy nhiên, cần có sự chuẩn bị về con giống qua đông để có
thể rút ngắn chu kỳ nuôi.
3. Hệ số thức ăn và chi phí thức ăn
Bảng 3: Hệ số và chi phí thức ăn của ốc nhồi ở các nghiệm thức thí
nghiệm
Chỉ tiêu Ao 1 Ao 2 Ao 3
Giá thức ăn(đồng/kg) 4.000 9.200 6.600
Hệ số thức ăn 4,93 1,85 2,49
Chi phí thức ăn(đồng) cho 1kg ốc 19.720 17.020 16.434
Bảng 3 cho thấy ốc nuôi thử nghiệm bằng thức ăn tự chế có hệ số thức ăn thấp,
nhưng chi phí thức ăn không thấp là do thức ăn tự chế có giá cao (9.200đồng/kg). Ở
Ao 1 nuôi thử nghiệm bằng thức ăn xanh có hệ số thức ăn cao nhưng chi phí cho
1kg ốc tăng trọng lại thấp là do thức ăn xanh có giá rẻ hơn thức ăn tự chế rất nhiều
(4.000đ/kg).
Hệ số thức ăn của ốc nhồi ở các ao nuôi thử nghiệm dao động từ 1,85-4,93,
thấp hơn rất nhiều so với ốc bươu vàng. Hệ số thức ăn của ốc bươu vàng là 8-15,
ăn liên tục cả ngày, khẩu phần thức ăn một ngày đêm của ốc bươu vàng từ 80-
120% khối lượng thân, vì vậy ốc bươu vàng tăng trưởng rất nhanh, trong điều
kiện nuôi bình thường, sau 45 ngày kể từ khi nở, ốc đã đạt cỡ thương phẩm 20-
25g/con (Nguyễn Duy Khoát, 1993).
4. Hạch toán kinh tế
Bảng 4: Hạch toán kinh tế của ốc nhồi ở các nghiệm thức nuôi
Ao 1 Ao 2 Ao 3
Chi phí ốc giống (đồng) 2.500.000 2.500.000 2.500.000
Chi phí thức ăn (đồng) 35.298.000 2.161.500 3.361.000
Chi phí lao động (đồng) 600.000 600.000 600.000
Chi khác (đồng) 300.000 300.000 300.000
Tổng chi (đồng) 6.030.700 4.662.400 5.861.900
Tổng số KL ốc thu (kg) 189 137 240
Giá bán (đồng/kg) 55.000 55.000 55.000
Tổng thu (đồng) 10.395.000 7.535.000 13.200.000
Lãi (đồng) 4.364.300 2.872.600 7.338.100
Làm tròn số 4.300.000 2.800.000 7.300.000
Hiệu quả kinh tế của các ao nuôi được ước tính căn cứ vào các chi phí về giống,
thức ăn và giá cả ốc nhồi trên thị trường tại thời điểm nuôi thử nghiệm. Kết quả
tính toán cho thấy hiệu quả của Ao 3 có sử dụng thức ăn xanh kết hợp với thức ăn
tự chế cho lãi cao nhất (7.300.000 đồng/100m2/4 tháng nuôi, sau đó đến Ao 1
(nuôi bằng thức ăn xanh) là 4.300.000 đồng/ 100m2/4 tháng nuôi); Ao 2 sử dụng
thức ăn tự chế cho lãi thấp nhất (2.800.000 đồng/ 100m2/4 tháng nuôi).
III. KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu bước đầu, có thể thấy ốc nhồi là một đối tượng nuôi
tiềm năng đem lại hiệu quả kinh tế cao./.
Tài liệu tham khảo
1. Thái Trần Bái (2001), Động vật học không xương sống, Nxb Giáo dục,
1997.
2. Nguyễn Đức Hội (2004), Giáo trình quản lý chất lượng nước trong nuôi
trồng thuỷ sản, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1.
3. Nguyễn Duy Khoát (1993), Kỹ thuật nuôi ốc vàng, baba, ếch, Nxb Nông
nghiệp Hà Nội.
4. Vũ Trung Tạng - Nguyễn Đình Mão (2006), Khai thác và sử dụng bền vững
đa dạng sinh học thuỷ sinh vật và nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam, Nxb Nông nghiệp.
5. Nguyễn Đình Trung (1998), Giáo trình Thuỷ hoá - Thổ nhưỡng, Nxb Nông
nghiệp.
6. Nguyễn Đình Trung (2004), Bài giảng quản lý chất lượng nước trong nuôi
trồng thủy sản, Nxb Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh.
7. Burch JB, Upatham ES (1989), Medically important mollusks of Thailand. J
Med ppl Malacol 1989; 1: 1-9.
8. Dillon RT (2000), The ecology of freshwater molluscs. Cambridge, UK:
Cambridge University Press, 2000: 509 pp.
9. Pusadee Sri-aroon et al. (2005), Freshwater mollusks of medical importance
in KALASIN Province, Northeast THAILAND.
10. Thaewnon-ngiw et al. (2003), Distribution of Pila polita in a southern
province of Thailand. Joint International Tropical Medicine Meeting JITMM
2002, Bangkok, THAILAND (20/11/2002) 2003, vol. 34, pp. 128-130.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ngu_nghiep_12__6143.pdf