Thuật lãnh đạo từ những tác phẩm điện ảnh

Đam mê và niềm tin mãnh liệt là những yếu tố tạo ra sức hút vô hình

của những nhà lãnh đạo vĩ đại. Đại tá T. E. Lawrence chính là người như

thế.

Là một người Anh chính gốc, nhưng Lawrence lại có một niềm đam mê

đến mức điên rồ với vùng sa mạc và niềm tin mãnh liệt rằng sứ mệnh

của mình là thống nhất các bộ lạc A-rập. Từ một sĩ quan nhỏ bé thuộc

quân đội Anh, ông đã tập hợp các bộ lạc và xây dựng một binh đoàn A-rập thiện chiến với những kỳ tích như chiến thắng tại Aqaba và

Damascus.

pdf11 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1809 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thuật lãnh đạo từ những tác phẩm điện ảnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thuật lãnh đạo từ những tác phẩm điện ảnh 1. Bất Khuất Những bộ phim thuộc dạng inspirational (truyền cảm hứng) hoặc motivational (lên tinh thần) thường nói về chính trị hoặc thể thao. Invictus (tựa tiếng Việt: Bất Khuất) của đạo diễn kỳ cựu Clint Eastwood có cả 2 yếu tố đó. Câu chuyện diễn ra vào năm 1990 khi ông Nelson Mandela, nạn nhân của chế độ Apartheid tại Nam Phi được trả tự do. Bốn năm sau, khi Nelson Mandela trở thành tổng thống, Nam Phi vẫn là một đất nước kém phát triển, bị xâu xé bởi sự phân hóa giàu nghèo, bị chia rẽ bởi hận thù dân tộc. Trong những ngày tháng đất nước còn lộn xộn đó, Mandela dành nhiều thời gian cho đội bóng bóng bầu dục Spingrok, một biểu tượng của cộng đồng người da trắng. Một quyết định đến từ lòng vị tha, tầm nhìn chính trị và niềm tin rằng sức mạnh của thể thao đã phá bỏ mọi rào cản ngôn ngữ, màu da và kéo mọi người đến gần với nhau. Năm 1995, đội bóng bầu dục Nam Phi (chỉ có duy một cầu thủ da đen) đã làm nên lịch sử khi lên ngôi VĐTG sau chiến thắng kịch tính trước New Zealand, đội mạnh nhất thế giới về môn này. Phim có 2 đề cử Oscar năm 2010 gồm Nam chính (Morgan Freeman) và Nam phụ xuất sắc (Matt Damon). 2. Che Guevara – Một Đời Cách Mạng Cái tên Che từ lâu đã không chỉ là anh hùng bất tử trong lòng người Cuba và Mỹ Latin. Ngay ở Mỹ và Phương Tây, Che cũng trở thành một huyền thoại, một trào lưu, một “văn hóa” có ảnh hưởng rất lớn đến giới trẻ. Để nói về bộ phim, xin dẫn lời của nam diễn viên gạo cội Sean Penn khi nhận giải Oscar Nam diễn viên xuất sắc nhất (trong phim Milk): “Thật kỳ lạ là không hề có một giải thưởng nào cho Soderbergh (đạo diễn) và Del Toro (vai Che) tại Oscar năm nay. Đó thực sự là bộ phim đầy tính nhân văn!” Bộ phim Che gồm hai phần, tập trung vào khoảng thời gian ông tham gia kháng chiến tại Cuba và Bolivia. Không có ý định sử dụng cảnh chiến đấu để thu hút khán giả, những thước phim của đạo diễn Soderbergh tập trung khắc họa một Che Guevara đầy lý tưởng, kiên cường và một tình yêu vô bờ bến dành cho nhân dân Mỹ Latin. Chúng ta sẽ hiểu vì sao một người Argentina lại vào sinh ra tử vì nền độc lập của Cuba, rồi tiếp tục “nếm mật nằm gai” huấn luyện những người chiến sĩ cách mạng đầu tiên của Bolivia; một người có thể khiến “những chàng trai có thể có mọi thứ mà họ muốn” ở quê nhà đến chiến đấu vì nhân dân của một đất nước xa lạ. Tại LHP Cannes 2008, mặc dù chưa hoàn thành phần hậu kỳ nhưng bộ phim vẫn được ưu ái đưa vào danh sách đề cử. Kết quả là Del Toro đã đoạt giải Cành Cọ Vàng cho Nam diễn viên xuất sắc nhất. 3. Lawrence xứ A-rập Đam mê và niềm tin mãnh liệt là những yếu tố tạo ra sức hút vô hình của những nhà lãnh đạo vĩ đại. Đại tá T. E. Lawrence chính là người như thế. Là một người Anh chính gốc, nhưng Lawrence lại có một niềm đam mê đến mức điên rồ với vùng sa mạc và niềm tin mãnh liệt rằng sứ mệnh của mình là thống nhất các bộ lạc A-rập. Từ một sĩ quan nhỏ bé thuộc quân đội Anh, ông đã tập hợp các bộ lạc và xây dựng một binh đoàn A- rập thiện chiến với những kỳ tích như chiến thắng tại Aqaba và Damascus. Bộ phim Lawrence xứ A-rập (tựa gốc: Lawrence of Arabia) dựa vào cuộc đời có nhiều tranh cãi của nhân vật lịch sử T. E. Lawrence tại A- rập thời Thế chiến thứ nhất. Năm 1963, phim đoạt 7 trong số 10 đề cử Oscar, trong đó có: Phim xuất sắc nhất và Đạo diễn xuất sắc nhất. 4. Milk Năm 2008, sự kiện lớn nhất trong năm chính là việc Barack Obama, một người da đen đắc cử tổng thống Mỹ. Thế nhưng, ngược dòng thời gian về những năm 70 của thế kỷ trước, một sự kiện thậm chí còn gây chấn động hơn, đó là một người đồng tính nam tên là Harvey Milk giành được một ghế trong quốc hội Mỹ. Con đường trở thành nghị sĩ của Harvey Milk rất giống với những chính trị gia nổi tiếng khác trong lịch sử. Đó là đứng lên đòi sự công bằng, sự thừa nhận cho cộng đồng của mình. Nhưng con đường của Milk thậm chí còn khó khăn hơn bởi cộng đồng mà ông đại diện là những người đồng tính. Kêu gọi sự ủng hộ của họ đồng nghĩa với việc buộc họ phải công khai giới tính, một điều thậm chí không dễ dàng cho đến ngày nay. Bên cạnh đó, Milk còn phải thay đổi cách nhìn của người bình thường với cộng đồng của mình, một chuyện chẳng khác nào đội đá vá trời vào thời điểm năm 70. Phim Milk đoạt 2 trong số 8 đề cử Oscar năm 2009, gồm Nam diễn viên chính xuất sắc nhất, Kịch bản gốc xuất sắc nhất. 5. Những Nhà Hùng Biện Vĩ Đại Hùng biện là công cụ và kỹ năng cực kỳ quan trọng của một nhà lãnh đạo vĩ đại. Nó vừa là thỏi nam châm thu hút nhân tâm vừa là vũ khí sắc bén đánh bại đối thủ. Đúng với tên gọi, phim Những nhà hùng biện vĩ đại (tựa gốc: The Great Debaters) xứng đáng là cẩm nang hết sức sống động về lĩnh vực này. Bộ phim dựa trên cuộc đời của giáo sư - nhà thơ da đen nổi tiếng Melvin Tolson, người thành lập đội hùng biện đầu tiên vào năm 1935 tại Trường Wiley, bang Texas - Một trường cao đẳng nhỏ dành cho các sinh viên Mỹ gốc Phi. Phim xoay quanh cuộc hành trình của ông cùng các học trò da màu vượt qua những khó khăn về mặt xã hội (nạn phân biệt chủng tộc) và giành chiến thắng trong những cuộc thi với các trường khác (trong đó có ngôi trường danh tiếng nhất nước Mỹ - Harvard, dù trên thực tế là trường …) để trở thành đội hùng biện xuất sắc nhất nước Mỹ. Phim đặc biệt gây ấn tượng với những hình ảnh rất chân thực, xúc động về những bất công mà người da đen tại Texas phải gánh chịu. Sau khi bộ phim hoàn thành, diễn viên Denzel Washington đã tài trợ 1 triệu USD để trường Wiley College xây dựng lại đội hùng biện. 6. Vinh Quang Một nhà lãnh đạo xuất sắc không nhất thiết cần đến cá tính mạnh, phong thái uy nghi hay bản lĩnh được trui rèn qua gian khó. Với Robert Gould Shaw trong bộ phim lịch sử Vinh Quang (tựa gốc: Glory), điều duy nhất anh có là sự đồng cảm. Là con trai của gia đình giàu có, thế lực; tham gia chiến đấu và trở về với minh chứng hùng hồn là vết thương (thật ra là vết xước) ở cổ. Với bản lý lịch này, chiếc ghế nghị sĩ trong quốc hội hoặc chí ít là chính quyền bang hoàn toàn trong tầm tay của Robert. Nhưng Robert đã chọn con đường khác, con đường đã ghi tên anh vào lịch sử. Đó chính là chỉ huy trung đoàn lính da đen đầu tiên trong lịch sử quân đội Mỹ chiến đấu trong cuộc nội chiến thế kỷ 19. Từ một đơn vị chỉ được giao những nhiệm vụ chân tay ở tuyến sau, trung đoàn số hiệu 54 của Robert đã trở thành lực lượng tiên phong trong cuộc tấn công vào pháo đài “bất khả xâm phạm” Wagner. Cuộc tấn công thất bại. Hơn một nửa trung đoàn 54 hi sinh, trong đó có Robert. Sự dũng cảm của họ là lý do để rất, rất nhiều trung đoàn da đen khác được thành lập. Lực lượng này đã góp phần lật ngược tình thế và mang về thắng lợi cho phe ủng hộ chính sách xóa bỏ nô lệ. Và lịch sử sẽ mãi mãi ghi nhớ người đi những bước đầu tiên: một chỉ huy da trắng - Robert Gould Shaw. 7. Hiệu Lệnh Tập Kết Điều gì khiến các thành viên trong tổ chức hết lòng vì người lãnh đạo? Chỉ có một lý do duy nhất: Họ biết rằng khi hoàn thành nhiệm vụ, mọi lợi ích của bản thân sẽ được lãnh đạo đảm bảo. Trung Quốc, cuộc chiến đẫm máu giữa Đảng Cộng Sản (ĐCS) và Quốc Dân Đảng (QDĐ). Một đại đội ĐCS nhận nhiệm vụ phải bằng mọi giá cầm chân quân QDĐ cho đến khi nghe tiếng kèn báo hiệu lệnh rút lui. 46 chiến sĩ của đại đội ấy đã không nghe thấy tiềng kèn tập kết cho đến khi ngã xuống. Chỉ còn đại đội trưởng Cốc Tử Địa sống sót. Chiến tranh cướp đi nhiều thứ, nhưng đau lòng nhất là những tài liệu liên quan đến nhiệm vụ của đại đội 9 năm xưa. Là người chỉ huy, hơn ai hết Cốc Tử Địa hiểu rằng trách nhiệm của mình là tìm lại được thi thể cũng như chứng minh được sự hi sinh khi làm nhiệm vụ của các đồng chí, đồng đội. Nhiệm vụ không hề dễ dàng bởi chính bản thân anh cũng không hề tồn tại trên giấy tờ và hơn thế nữa: anh đã để lại một con mắt ở chiến trường. Hiệu lệnh tập kết (tựa gốc: Assembly), như thường lệ, mang đầy đủ những đặc trưng của điện ảnh Trung Quốc: triết lý, nhân văn và hào hùng. Phim đã đoạt 2 giải quan trọng tại LHP Kim Kê (giải thưởng cao quý nhất của điện ảnh Trung Quốc) năm 2007: Phim hay nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất. 8. Bay Trên Tổ Chim Cúc Cu Chuyện phim diễn ra tại một trại tâm thần nhỏ bé tách biệt với bên ngoài. Không chính trị, không thể thao, không chiến tranh. Dường như chẳng có yếu tố nào liên quan đến lãnh đạo. Vậy tại sao bộ phim này lại ở đây?! Thế nào gọi là người có tầm nhìn? Phải chăng là người thấy những gì người khác không thấy? Phải chăng là người khiến cho người khác tin vào những gì mình thấy? Và tầm nhìn có phải là yếu tố quan trọng của một nhà lãnh đạo vĩ đại? Nếu bạn trả lời Có với những câu hỏi trên thì đó là lý do vì sao các lãnh đạo nên xem Bay trên tổ chim cúc cu (tựa gốc: One Flew over the Cuckoo's Nest). Dưới sự quản lý của y tá trưởng Ratched, một bệnh viện tâm thần ở Oregon, Mỹ trở thành nhà tù với những quy định, cấm đoán hà khắc. Những bệnh nhân (hay tù nhân) vật vờ, thụ động, răm rắp làm theo lệnh cho đến có sự xuất hiện của McMurphy. Cá tính, lại có một cuộc sống phóng túng, nổi loạn bên ngoài nên khi vào bệnh viện, McMurphy trở thành cái gai trong mắt y tá Ratched. Ngược lại, những hành động của McMurphy đã khơi dậy nhận thức về giá trị cuộc sống, con người của những bệnh nhân. Họ bắt đầu nhận ra rằng mình hoàn toàn khỏe mạnh, xứng đáng có cuộc sống bình thường. Và họ bắt đầu phản kháng để tự giải phóng. Oscar năm 1975, phim đoạt 5 quan trọng nhất: Phim hay nhất, Đạo diễn, Nam chính, Nữ chính và Kịch bản xuất sắc nhất. 9. Forrest Gump Không thể không nhắc đến Forrest Gump, bởi đơn giản vì nó xứng đáng có mặt trong bất kỳ danh sách nào liên quan đến phim ảnh! Forrest là một anh chàng lơ lửng giữa mức bình thường và thiểu năng, chỉ biết làm theo chính xác những gì người khác bảo. May mắn thay, đó lại là những gì tốt nhất với anh. Sự trong sáng, ngây thơ, đơn giản là vũ khí duy nhất và mạnh nhất giúp Forrest có những trải nghiệm mà bất kỳ ai trong chúng ta cũng mơ ước. Thật khó để chỉ ra điều gì trong bộ phim này là cần thiết cho một lãnh đạo. Vì gần như mỗi hình ảnh, mỗi câu thoại đều chứa đựng những triết lý sống đầy tính nhân văn. Dường như điều quý giá nhất lại nằm ở câu hỏi: làm sao để tạo ra một bộ phim mà luôn có thể truyền cảm hứng cho khán giả bất kể họ đã xem nó đến lần thứ n! Phim đoạt 6 trong số 13 đề cử Oscar năm 1995, trong đó có: Phim hay nhất, Đạo diễn, Nam chính, Nam phụ. Câu thoại: “Mẹ nói cuộc đời như hộp sôcôla. Bạn không biết trước mình sẽ chọn phải cái gì.” đứng thứ 40 trong 100 câu thoại hay nhất mọi thời đại. 10. Apollo 13 Không kịch tính và hào hùng như Armageddon, một phim nổi tiếng khác về thám hiểm không gian, Apollo 13 là bài học thực tế hơn cho nhà lãnh đạo. Tính thực tế không chỉ ở nền tảng lịch sử mà còn từ sự phối hợp ăn ý, chính xác dưới áp lực khủng khiếp của hai đội ngũ (tại trung tâm điều khiển Houston và trên tàu Apollo). Phim không hề có ai nổi lên với vai trò là người hùng cứu cả thế giới. Ngay cả hai nhân vật được coi là vai chính là Gene Kranz, người trực tiếp điều phối ở Houston và Jim Lovell, chỉ huy tàu Apollo cũng không hề được miêu tả một cách đao to búa lớn. Họ chỉ là những người hướng dẫn đội ngũ của mình làm sao để thoát ra khỏi một cuộc khủng hoảng bằng những yêu cầu chính xác, ngắn gọn nhưng đầy sức mạnh. Phải chăng đó là quá đủ với một nhà lãnh đạo xuất sắc? Nguồn: phimlanh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuat_lanh_dao_tu_nhung_tac_pham_dien_anh_3277.pdf
Tài liệu liên quan