MỤC LỤC
Stt Nội dung Trang
I Lời cảm ơn 2
II Nội dung 4
Phần 1: Lời giới thiệu về làng trẻ Birla 5
Phần 2: Tiến trình làm việc và can thiệp với thân chủ 14
1 Tiểu sử về thân chủ 14
2 Tiến trình Công tác xã hội với cá nhân qua quá trình làm việc và can thiệp với em Thức 19
Phần 3: Nhìn lại đợt thực tập 27
III Một số buổi phúc trình 32
IV Phụ lục( Một số hình ảnh về làng trẻ em Birla) 70
Bài tự lượng giá thực tập của sinh viên 72
Bản đánh giá của kiểm huấn viên 76
77 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7632 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực hành Công tác xã hội tại làng trẻ Birla, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h học. Em học kém môn Toán.
- Em học kém hơn so với trước, hay trốn học, bỏ tiết.
- Em đá bóng rất giỏi, được mọi người phong là cầu thủ xuất sắc.
- Em không có bố
- Em có khả năng làm thủ lĩnh trong một nhóm.
- Hay đánh nhau với bạn, ức hiếp các em nhỏ tuổi hơn trong trung tâm.
- Em có trung tâm bảo trợ, có sự giúp đỡ từ nhiều phía.
- Em không còn mẹ và bà
Các vấn đề đó đều có những nguyên nhân phát sinh, nhưng theo tôi nguyên nhân lớn nhất là do hoàn cảnh. Từ sau khi bà mất, em dường như không còn là em nữa. Em học theo những thói hư tật xấu ở bên ngoài. Để giúp đỡ em Thức, tôi đã không quên tìm các điểm mạnh của thân chủ. Đó chính là nội lực, là nguồn lực mà chúng ta cần phải dựa vào đó để giải quyết vấn đề.
Thứ ba là thu thập dữ liệu: Trong bước này, nhân viên công tác xã hội không chỉ thu thập thông tin từ trẻ mà còn thu thập thông tin của những người xung quanh trẻ để có cách nhìn khách quan và khái quát hơn về vấn đề đó. Để biết và hiểu hơn về em Thức, ngoài việc tìm hiểu từ em, tôi đã nhờ tới sự giúp đỡ của Kiểm huấn viên và các cô trong nhà C1. Đó là hệ thống nguồn lực mà tôi cần phải khai thác. Như trên đã trình bày, từ sau khi bà mất, em đã coi như mình không có quá khứ, em không nói với ai về bản thân mình. Bởi vậy, để thu thập thông tin về em là rất khó và không đủ, tôi đã nói chuyện và tìm hiểu từ các cô nuôi dạy em, từ nhóm đồng đẳng của em. Chính các nguồn lực này đã giúp tôi rất nhiều trong quá trình hiểu biết về em.
Thứ tư là chẩn đoán: Dựa trên những thông tin thu nhận được, người nhân viên công tác xã hội có thể xác định được tính chất nghiêm trọng của vấn đề cũng như các yếu tố nảy sinh vấn đề của trẻ. Qua đó, tìm ra các mối liên hệ. Từ các bước ở trên, bản thân tôi nhận thấy vấn đề quan trọng của em Thức hiện nay cần phải tác động chính là việc giúp em giảm thiểu khả năng trốn học, học tốt hơn, không được có hành động ức hiếp các em nhỏ. Đồng thời, phát huy được nội lực của em.
Thứ năm là kế hoạch trị liệu: Ở bước này, nhân viên công tác xã hội cần phải xác định mục tiêu đạt được thông qua một bản kế hoạch sẽ được thực hiện đối với trẻ, bản kế hoạch đó có thể là các thông tin như: thời gian gặp trẻ, vai trò của bố mẹ, người thân, quá trình thực hiện…Trong thời gian tìm hiểu, tiếp xúc với em Thức, biết được hoàn cảnh của em và mong muốn giúp em, tôi đã đưa ra một kế hoạch trị liệu cụ thể và nó sẽ là bản kế hoạch để theo đó tôi tiến hành trị liệu cho em. Kế hoạch trị liệu đó tập trung vào một số việc sau đây:
Kèm em học bài, nhất là trong thời gian em ôn thi học kì.
Động viên, an ủi em, đưa ra những lời khen để em cảm thấy tự hào về bản thân mình.
Đề cập một cách nhẹ nhàng đến những vấn đề hiện tại của em và đưa ra những lời khuyên phù hợp.
Tổ chức các trò chơi, cùng em vui chơi, từ đó khuyến khích em.
Cùng với hệ thống xung quanh em là những người đang trực tiếp dạy dỗ em, các bạn trong cơ sở phối hợp cùng để trị liệu cho em một cách có hiệu quả hơn.
Tất cả nội dung trên đều được tôi vạch rõ trong kế hoạch trợ giúp cho thân chủ, nó nhằm mục đích để thân chủ thay đổi theo hướng tích cực hơn.
Thứ sáu là trị liệu: Đây là bước thực hành của bước kế hoạch trị liệu. Khi nhân viên xã hội đưa ra kế hoạch trị liệu cho thân chủ của mình rồi thì cần phải tiến hành trị liệu, chữa trị cho trẻ. Trong quá trình trị liệu cho em Thức ngoài một số thuận lợi, tôi đã gặp không ít khó khăn. Mặc dù lên kế hoạch trị liệu là vậy nhưng khi tác nghiệp đã có những vấn đề đòi hỏi tôi phải thay đổi lại hoặc đưa thêm vào vì như vậy sẽ thuận lợi hơn cho tiến trình trợ giúp. Xét toàn bộ vấn đề của thân chủ, khi trị liệu tôi đã tiến hành sử dụng một số kĩ thuật và lý thuyết trong công tác xã hội với cá nhân:
Về kĩ thuật:
Đó là kĩ thuật “chiếc cốc đầy một nửa” và kĩ thuật “chuyến tàu cuộc đời”. Kỹ thuật “chiếc cốc đầy một nửa” nêu lên những mong muốn và nhận thức của thân chủ về sự thiếu hụt trong cuộc sống của em. Từ khi sinh ra Thức không biết bố mình là ai, em thiếu đi tình thương của người bố và hiện tại hai người thân duy nhất của em là mẹ và bà cũng đã qua đời. Em mong muốn có tình thương yêu từ những người ruột thịt nhưng em lại không có được. Sử dụng kĩ thuật này tôi đã biết được phần nào những mong muốn và suy nghĩ của em. Riêng đối với kĩ thuật thứ hai đó là việc cho thân chủ nhìn thấy một bức tranh vẽ đoàn tàu trong đó bao gồm nhiều toa khác nhau. Mỗi toa ứng với một thời gian mà thân chủ sống, những khó khăn mà thân chủ phải trải qua. Ở “ chuyến tàu cuộc đời”, nhân viên xã hội chỉ ra cho thân chủ vấn đề hiện tại của thân chủ đang nằm ở toa nào và nếu dần dần giải quyết từng bước thì cuối cùng con tàu đó sẽ về tới đích, tức là thân chủ sẽ có một cái kết có hậu. Khi áp dụng kĩ thuật này cho thân chủ của tôi, tôi đã thu được kết quả khả quan. Nó đã động viên và khích lệ em rất nhiều.
Về lý thuyết:
Có 2 thuyết được tôi sử dụng, đó là: thuyết nhận thức- hành vi và thuyết hệ thống.
+ Nội dung của thuyết nhận thức- hành vi nói rằng: Mọi hành vi đều xuất phát từ sự nhận thức của con người. Nhận thức đúng sẽ dẫn tới hành vi đúng và ngược lại, nhận thức chi phối hành vi. Vì vậy, để thay đổi hành vi, chúng ta đòi hỏi phải thay đổi nhận thức.
Trường hợp thân chủ là em Thức, hành vi của em hiện nay đều được xem là lệch chuẩn. Em thường hay bỏ học, đánh bạn, ức hiếp em nhỏ tuổi hơn mình…đó là những hành vi không đúng với chuẩn mực mà xã hội đưa ra. Hành vi đó được bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Vì vậy, để thay đổi những hành vi không đúng của em, tôi đã tiến hành trò chuyện, động viên dần đưa ra những lời khuyên đúng đắn cho em thấy rằng em hành động như vậy là không đúng để từ đó em thay đổi lại hành vi của mình.
+ Nội dung của thuyết hệ thống: Thuyết hệ thống tập trung đến các hệ thống đang tồn tại xung quanh thân chủ. Nó còn được coi là các nguồn lực để có thể trợ giúp cho thân chủ. Những hệ thống xung quanh đó gồm có hệ thống chính thức, hệ thống phi chính thức và hệ thống xã hội.
Áp dụng cho thân chủ tôi nhận thấy tồn tại xung quanh thân chủ là các hệ thống lớn bé khác nhau, đó là hệ thống bạn bè, hệ thống trường lớp, hệ thống của cơ sở bảo trợ xã hội….Những hệ thống này góp phần rất lớn vào cuộc sống và nhận thức của em. Có thể xem mô hình dưới đây tương đương với sơ đồ sinh thái
Thân chủ(Thức)
Trường học
Trung tâm bảo trợ xã hội
( Birla)
Bạn bè
Cộng đồng
Nhóm đồng đẳng
( Bạn bè trong trung tâm)
Nhân viên công tác xã hội
Qua thực tế tìm hiểu tôi được thấy rằng: Ngoài hệ thống trường lớp, thì ngay tại trung tâm, trong nhà C1 có hai mẹ chăm sóc và dạy dỗ Thức. Ở đây, em được hưởng mọi sự ưu đãi và giáo dục như những em cùng trang lứa, được nhận tình thương, được có một mái ấm, có anh, có chị…Không chỉ có vậy, bên cạnh bạn bè trong nhà C1 tôi chú ý thấy có em Hải và em Hợp là hai người có thể tác động đến thân chủ nhiều nhất. Em Hải là học sinh lớp 8, học lực vào loại trung bình nhưng em luôn tỏ vẻ là người anh mẫu mực trong nhà, luôn nhường nhịn các em khác. Thức thường nghe những lời khuyên của Hải. Với em Hợp- em giữ vị trí “ nhà trưởng”, là học sinh giỏi, là người chị gương mẫu trong nhà. Kế hoạch trị liệu của tôi đưa ra là sẽ tìm sự trợ giúp từ hai em nhưng do em Hợp bận ôn thi cuối cấp nên tôi chỉ dừng lại ở việc nhờ em Hải tác động tích cực đến thân chủ của mình. Qua hai tháng trị liệu cho thân chủ và kết quả mang lại rất khả quan. Thân chủ đã có những thay đổi tích cực: Em chăm học hơn, ít ức hiếp các em nhỏ trong nhà, ít bỏ học ở trường hơn…Đó cũng là mục đích mà công tác xã hội cá nhân hướng đến.
Bước cuối cùng là lượng giá: Khi đã trị liệu cho trẻ rồi nhân viên xã hội cần đánh giá lại xem quá trình thực hiện đã tốt chưa? Nếu cần thay đổi thì sẽ thay đổi như thế nào? Đồng thời có thế đưa ra kế hoạch trong tương lai gần. Sau quá trình chữa trị, nhân viên công tác xã hội cần phải chú trọng đến việc phục hồi những chức năng về thể chất, tâm lý và xã hội của trẻ.
Đối với em Thức, qua quá trình trị liệu đạt kết quả, tôi nhận thấy rằng nếu muốn đạt kết quả tốt hơn nữa cần phải nhờ đến sự phối hợp của các cô tại trung tâm, nhất là hai cô trực tiếp chăm sóc và dạy dỗ Thức, kèm theo đó là các em lớn tuổi hơn thân chủ ngay tại nơi thân chủ đang sống. Chính những nguồn lực đó đã giúp tôi có thể trợ giúp thân chủ thành công
Quá trình tôi tiến hành can thiệp với thân chủ, ngoài những phương pháp được sử dụng thường xuyên như thu thập thông tin từ các hệ thống xung quanh thân chủ, quan sát các hoạt động của thân chủ, tôi còn trực tiếp tiến hành thu thập thông tin từ chính thân chủ của mình, để em có thể bày tỏ về hoàn cảnh, về quá khứ mà em đã từng xem là không tồn tại. Cũng đã có nhiều buổi trò chuyện được diễn ra, nhiều buổi thành công và nhiều buổi không như mình mong muốn nhưng nhìn chung việc can thiệp đã có kết quả tốt đẹp. Em Thức đã chăm học hơn so với trước( thời gian học ở nhà tăng lên), em đã hạn chế việc bỏ học ở trên lớp, ít đánh nhau với bạn bè hơn và đặc biệt một điểm thấy rõ ở em là em đã đối xử tốt, hòa nhã với những em ít tuổi ở trung tâm, ít bị hai mẹ chê trách và được các em quý mến hơn.
Như đã nói ở phần trên, ngoài những phương pháp như quan sát, trò chuyện với hệ thống xung quanh thân chủ để tìm hiểu về thân chủ, tôi còn tiến hành phúc trình với thân chủ. Tôi đã tiến hành rất nhiều buổi phúc trình khác nhau. Chín trong những buổi phúc trình đó tôi sẽ nêu ra trong phần phụ lục ở cuối bài báo cáo.
Phần 3: Nhìn lại đợt thực tập
Chúng ta cũng biết rằng, kiến thức học được từ sách vở chỉ là một phần, là công cụ để mình tiến hành các hoạt động, điều quan trọng ở đây là phải áp dụng những công cụ, kiến thức đó như thế nào vào hoạt động thực tiễn. Để chuẩn bị cho quá trình thực tập này, tôi đã được tìm hiểu, cung cấp rất nhiều các kiến thức ở trên lớp, đã có những sự chuẩn bị kĩ càng khi mình đi xuống cơ sở. Tuy vậy, những thách thức và mối lo âu không phải là không có:
Trước hết, đây là lần đầu tiên đi thực tập nên còn rất nhiều bỡ ngỡ và mới lạ. Tôi tò mò hơn là sợ những người sẽ cùng làm việc với mình, họ như thế nào? Liệu họ, đặc biệt là thân chủ có giống như những gì mình đã được học và trang bị ở trên lớp?
Thứ hai, tôi sợ mắc phải những khuyết điểm không đáng có nên đã chuẩn bị mọi tình huống để có thể giải quyết được.
Thứ ba, vì các em ở cơ sở phải đi học cả ngày nên tôi cũng e ngại việc tiếp xúc và trị liệu cho thân chủ của mình sẽ gặp nhiều hạn chế.
Và như tôi đã nói ở phần báo cáo, trong quá trình thực tập, ngoài những thuận lợi tôi đã gặp, được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô, các chú ở trung tâm, của cô giáo chủ nhiệm, tôi cũng đã không tránh khỏi những khó khăn nhất định, những khó khăn đó là:
Trước hết, tôi đã tốn khá nhiều thời gian cho việc liên hệ với cơ sở thực tập.
Thứ hai, phương tiện đi lại không được thuận lợi, phải đi xe buýt nên nhiều khi đến trung tâm không đúng hẹn.
Thứ ba, đây là lần thực tập môn học đầu tiên nên còn nhiều bỡ ngỡ và gặp phải khó khăn trong một số hoạt động ở cơ sở.
Thứ tư, đối tượng mà tôi muốn tiếp cận là các em tại trung tâm, tuy nhiên thời gian sinh hoạt và làm việc của tôi và các em hoàn toàn lệch nhau, cả tuần các em đi học nên muốn gặp các em chỉ có đến vào thứ bảy, chủ nhật hoặc vào các buổi tối trong tuần. Bên cạnh đó, các em ở trung tâm, nhất là thân chủ tôi muốn tác nghiệp đã có một bạn sinh viên tình nguyện ở trường khác đến dạy kèm nên tôi phải bố trí thời gian sao cho phù hợp để tránh việc đến trung tâm vào lúc em đang có người dạy.
Tuy nhiên, tôi cũng nhận thấy một điều rằng: Nếu không có đợt thực tập này thì những kiến thức của tôi được trang bị từ trước sẽ khó có thể được áp dụng và từ đó không có được một cái nhìn khách quan về khả năng của bản thân mình. Chính đợt thực tập này đã đưa lại cho tôi nhiều điều bổ ích và lý thú. Tôi tự cảm thấy mình lớn lên rất nhiều sau hai tháng thực tập, được học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, được thể hiện khả năng của mình với tư cách là một nhân viên công tác xã hội tương lai. Cụ thể hơn là:
Tôi được trực tiếp làm trưởng nhóm của nhóm sinh viên thực tập tại trung tâm. Được gặp gỡ, trao đổi với những người có kinh nghiệm chuyên ngành công tác xã hội. Từ đó, bồi đắp thêm những kiến thức còn thiếu của mình.
Tôi được biết và tìm hiểu thêm về các chính sách, cách quản lý của một trung tâm nữa bên cạnh những trung tâm tôi đã biết.
Tôi hoàn toàn thấy tự tin hơn khi giao tiếp và trò chuyện với mọi người.
Tôi được áp dụng các kiến thức lý thuyết đã học ở trên lớp vào thực tế, vào tiến trình giúp đỡ cá nhân từ việc tiếp cận thân chủ đến can thiệp và đạt kết quả.
Trẻ em là đối tượng trong đợt thực tập lần này, tiếp xúc và trao đổi với chúng, tôi đã học hỏi và bổ sung thêm nhiều kiến thức về tâm lý, lối sinh hoạt của trẻ. Biết được mình nên làm gì và không nên hứa điều gì với thân chủ. Đa số khi làm việc với trẻ em, nhất là những trẻ em mồ côi phải chịu nhiều thiệt thòi, các em thường tỏ ra tò mò và muốn tìm hiểu mọi thứ mới lạ. Muốn mình làm giúp một số việc mà nếu với tư cách là nhân viên công tác xã hội, chúng ta không được phép làm cho thân chủ. Một ví dụ mà tôi muốn nêu ra ở đây là có một em đã nhờ tôi lập giùm nick chat. Nhưng với bản thân là sinh viên thực tập ngành công tác xã hội, chúng ta không được phép thực hiện điều mà thân chủ nhờ bởi như thế chúng ta sẽ vi phạm một trong những quy điều đạo đức của ngành.
Qua đợt thực tập này, tôi đã có thêm nhiều người bạn, những người bạn nhỏ mà tôi cảm thấy yêu quý. Mặc dù sinh ra các em phải chịu nhiều thiệt thòi so với các bạn cùng trang lứa nhưng chính sự ngây thơ, chân thành của các em đã khiến tôi không thể nào quên được.
Đợt thực tập cũng là bước tập duyệt ban đầu, là nền tảng để tôi chuẩn bị hành trang trở thành một nhân viên công tác xã hội trong tương lai.
Và cuối cùng, thành quả lớn nhất mà tôi cảm thấy tâm đắc sau hai tháng thực tập là đã trực tiếp giúp đỡ được rất nhiều em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn (dạy các em học, vui chơi với các em…). Đặc biệt là đã tiến hành trợ giúp thành công thân chủ của mình, thay đổi em theo chiều hướng tích cực hơn, giúp em có trách nhiệm hơn với cuộc sống của mình. Tuy nhiên, nếu được phép làm nhiều hơn so với yêu cầu của đợt thực tập, tôi sẽ:
Một là, tiến hành các buổi đến cơ sở một cách thường xuyên hơn. Với yêu cầu tối thiểu một tuần hai lần, mỗi lần hai giờ thực tập tôi cảm thấy thời gian đó quá ít để một sinh viên có thể can thiệp với thân chủ một cách cụ thể và sâu sắc. Mặc dù đó là yêu cầu tối thiểu nhưng bởi những lý do khách quan nên thời gian của tôi đến cơ sở vẫn còn hạn chế nhiều.
Hai là, tôi sẽ không chỉ tiếp cận với thân chủ mà sẽ tiếp cận các hệ thống xung quanh thân chủ một cách thường xuyên hơn nữa. Đó là cơ sở để tôi trợ giúp thân chủ có hiệu quả hơn nữa.
Ba là, tôi sẽ tổ chức cho các em ở trung tâm các trò chơi, dạy các em học một cách thường xuyên hơn.
Bốn là, sẽ trợ giúp nhiều em hơn nữa bởi như ta biết thì các em ở cơ sở đều có những hoàn cảnh khác nhau, mỗi em bên cạnh những ưu điểm của mình vẫn còn tồn tại những hạn chế. Có em học lực yếu, có em hay ức hiếp các em khác…Giúp đỡ nhiều em hơn nữa đó là mong muốn của bản thân tôi. Và nếu như đợt thực tập kết thúc, nếu được sự cho phép của cơ sở thì tôi sẽ vẫn tiếp tục đến trung tâm với tư cách là sinh viên tình nguyện để dạy các em học, vui chơi với các em.
Đợt thực tập này tuy chỉ vẻn vẹn hai tháng- một khoảng thời gian quá ngắn để tiến hành trợ giúp một cá nhân nhưng nó là điều kiện cần thiết, là khoảng thời gian quý giá để tôi học hỏi những kinh nghiệm. Đợt thực tập kết thúc là tiền đề cho tôi vạch ra những kế hoạch cho bản thân, cho quá trình phát triển chuyên môn của mình sau này. Tôi đã từng tiếp xúc và giao lưu với nhiều đối tượng qua một số dự án như: dự án CEPHAD với đối tượng là trẻ em lang thang từ Thanh Hóa ra Hà Nội kiếm sống, đối tượng là người già cô đơn tại trung tâm bảo trợ của tỉnh Hà Tĩnh, dự án của Thành đoàn Hà Nội…nhưng qua quá trình làm việc với đối tượng trẻ em mồ côi, tôi nhận thấy đây là điểm mạnh để tôi có thể phát triển được chuyên môn của mình. Tôi đã được bổ sung thêm nhiều kiến thức về nhóm đối tượng này. Và tôi cảm thấy nó thực sự phù hợp với trình độ của mình. Sau này, khi theo đuổi một chuyên ngành thì trẻ em theo tôi đó sẽ là chuyên ngành chính của mình. Bởi vậy, ngay sau đợt thực tập này, tôi dự định sẽ tìm hiểu sâu hơn về nhóm đối tượng này. Sẽ xin phép cơ sở thực tập được tiếp tục đến trung tâm với vai trò mới là sinh viên tình nguyện. Có như vậy, tôi mới có điều kiện để tìm hiểu sâu hơn về các em, sưu tầm kinh nghiệm mới cho mình.
Trên đây là tất cả phần nội dung báo cáo thực tập của tôi được tiến hành trong hai tháng vừa qua tại trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi Birla. Chắc chắn báo cáo sẽ còn nhiều thiếu sót, mong cô giáo góp ý để bài báo cáo lần sau đạt kết quả tốt hơn nữa. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo, kiểm huấn viên và các cô, các chú tại trung tâm Birla đã giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đợt thực tập để có một sản phẩm như hiện nay. Xin chân thành cảm ơn!
____________HẾT___________
Một số buổi phúc trình
* Buổi phúc trình thứ nhất
Người được phỏng vấn: Anh Đức
Chức vụ: Kiểm huấn viên
Địa điểm phỏng vấn: Làng trẻ em Birla
Thời gian: 9h00’ ngày 27- 3- 2009
Mục tiêu: Thu thập thông tin về thân chủ
----------------
Nhận xét của kiểm huấn viên/GVHD
Nội dung vấn đàm
Nhận xét, cảm nghĩ của sinh viên
- Sinh viên thực tập( Svtt): Thưa anh. Qua hai tuần thực tập vừa qua em đã tiếp xúc và giao lưu với các em ở nhà C1, em có để ý đến em Thức và em muốn hỏi ý kiến anh về trường hợp này ạ?
- Khv: Em Thức à? Được đấy. Vậy em đã có thông tin gì về thân chủ của em chưa?
- Svtt: Dạ chưa anh ạ! Em để ý thấy em ấy hay bắt nạt các em trong nhà.
- Khv: Ừ! Em chọn đúng đối tượng rồi đấy. Thức là một em có hoàn cảnh rất đặc biệt. Tên em đầy đủ là Cao văn Thức, 18 tuổi, học sinh lớp 9.
- Svtt: Dạ. Em muốn biết một số thông tin về em ấy. Anh có thể cung cấp cho em được không ạ?
- Khv: Thông tin về em Thức em nên tìm hiểu từ các mẹ ở nhà C1. Họ nắm rất rõ những thông tin này.
- Svtt: Dạ. Em không biết là em nên tiếp cận với em ấy thế nào ạ? Những trường hợp đặc biệt này em thấy rất khó tiếp cận anh ạ!
- Khv: Thức học không kém nhưng rất lười học. Em ấy đá bóng giỏi lắm, là cậu thủ xuất sắc trong đội bóng của trung tâm.
- Svtt: Vậy ạ! Em thấy Thức thường không hay chơi hòa đồng với các bạn gái trong nhà và rất hay sai khiến người khác.
- Khv: Đấy cũng chính là điểm mạnh của Thức đấy. Thức có khả năng làm thủ lĩnh trong nhóm. Em nên lợi dụng điểm mạnh này để can thiệp với thân chủ một cách tốt hơn. Có thể là tổ chức các trò chơi trong đó Thức làm thủ lĩnh của nhóm.
- Svtt: Vâng ạ! Em cảm ơn anh nhiều. Có gì em sẽ thông báo với anh sau. Em chào anh!
Bắt đầu có những hình dung về thân chủ. Thấy trước mắt mình là những khó khăn cần phải vượt qua.
Buổi phúc trình thứ hai
Người được phỏng vấn: Cô Nhung
Chức vụ: Người nuôi dạy em Thức ở trung tâm
Địa điểm phỏng vấn: Làng trẻ em Birla
Thời gian: 10h15’ ngày 01- 04- 2009
Mục tiêu: Thu thập thông tin về thân chủ
---------------------
Nhận xét của kiểm huấn viên/GVHD
Nội dung vấn đàm
Nhận xét, cảm nghĩ của sinh viên
- Svtt: Thưa cô! Qua gần hai tuần cháu thực tập ở nhà mình, tiếp cận và giao lưu với các em, cháu có ý định chọn em Thức làm thân chủ của mình. Cháu Cháu được biết cô đã làm việc ở đây gần 10 năm, chắc cô cũng nắm khá rõ về hoàn cảnh của em Thức. Xin cô cho cháu biết một vài điều về em ấy được không ạ?
- Cô Nhung: Cháu muốn viết về em Thức à?
- Svtt: Dạ, vâng. Cháu muốn giúp đỡ em ấy. Cô có thể cho cháu biết về hoàn cảnh của em Thức được không ạ? Gia đình? Người thân? Em còn bố hay mẹ gì không ạ?
- Cô Nhung: Thức là một đứa cá biệt ở trong nhà. Nó rất nghịch nhưng cô rất quý nó.
- Svtt: Cháu cũng có nghe kiểm huấn viên nhắc đến em Thức và nghe qua một vài em nhỏ khác, cháu được biết em ấy học khá nhưng hay bắt nạt các em nhỏ trong nhà.
- Cô Nhung: Ừ! Nó nghịch lắm. Nó ít nghe người khác nói lắm.
- Svtt: Cháu được biết trung tâm mình khi nhận nuôi dạy các em đều có những hoàn cảnh khác nhau, còn bố, mẹ hoặc không còn ai thân thích nữa. Vậy em Thức vào đây là hoàn cảnh như thế nào ạ?
- Cô Nhung: Nó không còn ai thân thích nữa đâu cháu ạ!. Nó sinh ra không biết bố nó là ai. Mẹ là một người phụ nữ tha phương cầu thực đến Sóc Sơn sinh sống. Ngày ngày đi mò cua bắt ốc, bị một gã say rượu cưỡng hiếp và mang thai em. Về sống với một bà lão mù trong một túp lều ở giữa đồng. Ba sinh mạng trông vào sức lao động của mẹ nó. Mẹ nó làm việc cật lực quá mà qụy chết. Nó sống với bà trong túp lều chỉ có một cái chỏng tre là tài sản duy nhất nhưng bà nó vẫn cho nó học. Lúc đấy nó học giỏi lắm. Mọi người thấy thương làm đơn cho nó vào đây. Mặc dù sống sung túc ở đây nhưng nó vẫn không quên đi người bà không chung dòng máu với mình. Cứ mỗi hôm trời mưa nó lại ra ôm cột nhà đứng khóc. Hỏi ra mới biết vì thương bà ở quê sợ trời mưa gió lạnh.
- Svtt: Cháu nghe cô kể cháu rất thông cảm cho hoàn cảnh của em. Thế bây giờ bà em còn không ạ?
- Cô Nhung: Bà nó mất sau đó không lâu vì già yếu. Nhưng cũng từ sau khi bà mất, nó xem như không có quá khứ, nó không bao giờ nhắc tới hai người đó nữa.
- Svtt: Chắc đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới những thay đổi của em bây giờ.
- Cô Nhung: Ừ! Trước đây nó ngoan nhưng bây giờ nó nghịch lắm. Mặc dù tuổi không còn nhỏ nhưng suy nghĩ của em ấy còn trẻ con lắm cháu ạ!
- Svtt: Dạ, vâng. Nghe cô kể cháu rất muốn giúp đỡ em, ít nhất là trong việc học tập và thay đổi lại những hành vi không đúng của em.
- Cô Nhung: Ừ! Cô rất quý nó. Những ai chưa tiếp xúc với nó, chưa biết câu chuyện về nó thì đều thấy nó là đứa đáng chê nhưng tiếp xúc với nó nhiều, nó là đứa sống tình cảm lắm cháu ạ!
- Svtt: Cháu cảm ơn cô đã kể cho cháu nghe một câu chuyện cảm động. Cháu rất vui vì hôm nay đã biết thêm được một phần về hoàn cảnh của thân chủ mình.
- Cô Nhung: Không có gì. Cô chỉ mong cháu có thể giúp đỡ nó thay đổi là cô mừng lắm. Nó lười học, cứ mỗi lần vào bàn học lại lấy sách truyện ra ngồi đọc. Nó vậy nhưng cô vẫn quý nó và nó cũng rất quý cô. Nó vẫn nghe lời cô đấy cháu a!
- Svtt: Vâng. Cháu muốn giúp đỡ em nhưng cháu cũng rất cần sự giúp đỡ của cô đấy ạ! Co có thể giúp cháu tác động em ấy được không ạ?
- Cô Nhung: Được. Cô sẽ nói với nó.
- Svtt: Vâng. Được thế thì tốt quá. Cháu cảm ơn cô nhiều.
Cháu chào cô!
Sau khi nghe kể về thân chủ, tôi nhận thấy đây là trường hợp mình cần phải can thiệp. Tôi hoàn toàn cảm thương cho hoàn cảnh của Thức.
* Buổi phúc trình thứ ba
Người được phỏng vấn: Em Thức
Vai trò: Thân chủ
Địa điểm phỏng vấn: Làng trẻ em Birla
Thời gian: 10h00’ ngày 03- 04- 2009
Mục tiêu: Tiếp cận và làm quen thân chủ
---------------------
Nhận xét của kiểm huấn viên/GVHD
Nội dung vấn đàm
Nhận xét, cảm nghĩ của sinh viên
- Svtt: Chào em. Chị có thể ngồi đây được không?
- Thân chủ: Em chào chị.
- Svtt: Em đang chơi trò chơi gì vậy? Trò này có vẻ thú vị nhỉ?
- Thân chủ: Cũng bình thường thôi! Nhưng chị là ai vậy?
- Svtt: Chị là Liên. Chị là sinh viên thực tập. Chị cũng rất thích trò chơi này. Cho chị ngồi chơi với nhé?
- Thân chủ: Được. Chị chờ cho chút.
- Svtt: Nghe bảo Thức đá bóng giỏi lắm à?
- Thân chủ: Chị nghe ai nói vậy?
- Svtt: Chị nghe nhiều lời khuyên về em lắm. Khi nào có trận đấu nhớ cho chị xem với nhé!
- Thân chủ: Chị thích xem thật à? Vậy hôm nào em đá chị cổ vũ cho em nhé?
- Svtt: Ừ! Tất nhiên là chị sẽ cổ vũ cho em rồi.
- Thân chủ: Cảm ơn chị!
Cảm nghĩ ban đầu về thân chủ là người khá dễ gần, dễ tiếp cận làm quen.
* Buổi phúc trình thứ tư
Người được phỏng vấn: Em Hải
Vai trò: Bạn cùng nhà với Thức
Địa điểm phỏng vấn: Làng trẻ em Birla
Thời gian: 10h30’ ngày 07- 04- 2009
Mục tiêu: Thu thập thêm thông tin về em thân chủ
-------------------
Nhận xét của kiểm huấn viên/GVHD
Nội dung vấn đàm
Nhận xét, cảm nghĩ của sinh viên
- Svtt: Chào em. Chị là sinh viên thực tập. Chị có thể nói chuyện với em được chứ?
- Hải: Vâng. Có chuyện gì vậy ạ?
- Svtt: Chị có nghe các mẹ kể về em và khen em rất nhiều.
- Hải: Dạ. Khen gì ạ? Sao lại khen em ạ?
- Svtt: Khen em vì em luôn đối xử tốt với các bạn và các em trong nhà, khen em là người chin chắn.
- Hải: Không có đâu chị ạ.
- Svtt: Chị có chuyện muốn nhờ Hải. Hải giúp chị được chứ?
- Hải: Giúp chị ạ? Có chuyện gì thế ạ?
- Svtt: Chị đang thực tập và đối tượng chị muốn tiếp cận là Thức. Em biết Thức chứ? Chị muốn giúp cậu ấy.
- Hải: Vâng. Nhưng em giúp gì được ạ?
- Svtt: Chị nghe nói Thức dạo này học kém hơn trước lại hay đánh nhau, hay bắt nạt các em trong nhà. Điều đó có đúng không vậy?
- Hải: Dạ. Đúng chị ạ.
- Svtt: Chị được biết là trong nhà ngoài Hải ra Thức ít nghe lời người khác lắm.
- Hải: Cũng thỉnh thoảng thôi chị ạ! Thức ít nghe người khác nói lắm.
- Svtt: Ừ! Chị muốn giúp đỡ Thức thay đổi lại một cách tích cực hơn nhưng chị cũng chưa biết làm thế nào để nói chuyện được với cậu ấy. Cậu ấy có khó tính không em?
- Hải: Thức cũng dễ gần lắm chị ạ. Thức hay trêu đùa người khác.
- Svtt: Bọn em học cả ngày, vậy làm sao chị gặp được Thức nhỉ?
- Hải: Chị đến buổi tối đi nhưng phải xem xem tối đó Thức có ai dạy kém không đã.
- Svtt: Ừ! Em có biết gì về sở thích
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực hành Công tác xã hội với cá nhân.doc