Thực hiện chương trình (hành trình hàng ngày; miêu tả một số điểm đến; những thông tin về các cơ quan quản lý, kinh doanh Du lịch tại các địa phương).

Mỹ Sơn là Thánh Địa Ấn Độ giáo của Vương Chăm Pa. Nhữn dòng chữ ghi trên tấm bia sớm nhất ở Mỹ Sơn có niên đại khoảng thế kỷ thứ IV, cho biết Vua BhadresVara, đã xây dựng một ngôi đền lớn để dâng cúng thần SiVa - BhadresVara, hai thế kỷ sau ngôi đền này lại bị tàn phá bởi một trận hoả hoạn lớn. Vào đầu thế kỷ VII, Vua SambhuVarman đã d lại bằng những vật liệu bền vững hơn.

Các triều Vua sau đó đều cho tu sửa các đền tháp cũ và xây dựng các đền tháp mới để dâng tế các vị thần của họ. Với hơn 70 công trình kiến trúc bằng gạch đá được xây dựng từ thế kỷ thứ VII đến thế kỷ thứ XIII. Mỹ Sơn đã trở thành trung tâm kiến trúc quan trọng nhất của Vương Quốc Chăm Pa. Những đền thờ chính ở Mỹ Sơn thờ một bộ Linga hoặc hình tượng của thần SiVa vì thần SiVa là đấng bảo hộ của các dòng Vua Chăm Pa - Vị thần được tôn thờ ở Mỹ Sơn là BhadresVara, là vị vua đã sáng lập dòng Vua đầu tiên của vùng AmatVati vào cuối thế kỷ thứ IV kết hợp với tôn thần SiVa trở thành tín ngưỡng chính thờ thần - Vua và tổ tiên hoàng tộc.

Vào năm 1898 di tích Mỹ Sơn được phát hiện bởi một học giả người Pháp tên là MCparic. Năm 1902 một người tên là Pamentier đã hoàn thành việc kiểm kê các đền tháp ở Mỹ sơn ông đã chia các đền tháp ở đây thanfh nhiều nhóm: A, A', B, C, D, e, F thể hiện gần như tất cả các phong cách trong nghệ thuật Chăm Pa.

 

doc63 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1378 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực hiện chương trình (hành trình hàng ngày; miêu tả một số điểm đến; những thông tin về các cơ quan quản lý, kinh doanh Du lịch tại các địa phương)., để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ống, với thế mạnh của mình, người dân của mảnh đất gió Lào cát trắng này sẽ gặt hái được những thành quả xứng đáng. Quảng trị Quảng Trị không nổi tiếng bởi những danh lam thắng cảnh, nhưng mảnh đất này lại được những người biết đến là một nơi có nhiều địa danh, di tích lịch sử cách mạng nhất. Nếu bạn muốn hiểu được những mất mát đau thương mà dân tộc Việt Nam phải gánh chịu trong 2 cuộc kháng chiến cứu nước hãy đến Quảng Trị. Hãy đến với Quảng Trị nếu bạn muốn tìm kiếm những chứng tích tội ác của đế quốc, thực dân. Muốn tìm hiểu giai đoạn "Nếm mật nằm gai" của dân tộc Việt Nam. Thành cổ quảng trị Có lẽ không nơi nào trên đất nước Việt Nam phải hứng chịu nhiều bom đạn như Quảng Trị mà Thành Cổ là một chứng tích tiêu biểu nhất. Thành Cổ Quảng Trị được đắp lần đầu tiên bằng đất năm 1824, 4 năm sau thì được xây lại bằng gạch thành có cấu trúc hình vuông, được bao quanh bởi hệ thống hào. Ngày nay đến thành cổ Quảng Trị ta thấy một tượng đài chiến thắng đứng sừng sững giữa trời. Thành Cổ đã được khoác trên mình tấm áo xanh biếc của cỏ cây hoa lá. Song cái giá chiến thắng là quá đắt. Để giữ vững được khu vực chiến lược quan trọng này, các chiến sỹ giải phóng quân đã phải kiên cường chiến đấu liên tục trong 81 ngày đêm. Trong điều kiện hết sức khốc liệt với phương châm "một tấc không đi một li không rời". Thành cổ quảng trị Trên từng mét vuông đất ở thành cổ hôm nay có máu xương của các liệt sỹ đã ngã xuống. Năm 1972 để bảo vệ Quảng Trị, đã có biết bao binh đoàn vào chiến đấu tại đây, song có rất ít người được trở về lành lặn. Việc bảo vệ được Quảng Trị đã góp phần cùng với thắng lợi trên các chiến trường cả nước buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán và ký kết hiệp định Pari. Năm 1972 Chủ tịch nước Cuba Phiden Castro đã đến thăm Việt Nam và bất chấp bom đạn người đã chọn thành cổ Quảng Trị để đến thăm lần đầu tiên trong lịch sử, một vị nguyên thủ Quốc gia đến thăm nước bạn mà ra tận chiến trường để động viên tinh thần chiến đấu của các chiến sỹ Việt Nam. Địa đạo vĩnh mốc Rời Thành Cổ, chúng ta đến thăm địa đạo Vĩnh Mốc - một công trình độc đáo, điển hình cho các công trình địa đạo ở Quảng Trị được hình thành từ những năm 65 - 66 trong những năm tháng chiến tranh ác liệt chống đế quốc Mỹ. Địa đảo Vĩnh Mốc Với hàng ngàn mét đường hầm và các tiểu đạo xuyên lòng đất (nay chỉ còn 1701m) cùng hàng ngàn mét giao thông chiến đấu, địa đạo Vĩnh Mốc là một hệ thống liên hoàn được kết nối với nhau bằng 13 cửa ra vào (7 cửa thông ra biển và 6 cửa thông lên đồi) cấu trúc địa đạo chia thành 3 tầng, cao 1,6m - 1,8m, rộng từ 1,2 - 1,5m. Peter - một du khách người Mỹ sau khi thăm địa đạo đã phải thốt lên: "Địa đạo Vĩnh Mốc một thực thể không thể tin được". Có tận mắt chứng kiến ta mới thấy hết cái phi thường của người dân Vĩnh Linh. Phải có lòng yêu nước thiết tha, lòng căm thù giặc sâu sắc và ý chí quật cường để chiến thắng kẻ thù thì người dân nơi đây mới có thể kiến tạo được cả một làng quê thu nhỏ trong lòng đất. Địa đạo không chỉ là nơi phòng tránh bom đạn cho nhân dân mà còn là nơi đóng trụ sở của chính quyền, kho hậu cần cất giữ lương thực viện trợ cho tiền tuyến lớn miền Nam. Địa đạo còn có cả một hội trường lớn, với sức chứa 50- 80 người. Tại nơi đây đã diễn ra tất cả những hoạt động như: hội họp, chiếu phim, biểu diễn văn nghệ, có trạm phẫu thuật, có nhà hộ sinh (17 cháu bé đã ra đời tại đây)... Tuy sống trong điều kiện vô cùng gian khó nhưng người dân Quảng Trị vẫn sống hiên ngang và kiên cường đấu tranh chống lại quân thù. nghĩa trang liệt sĩ trường sơn và đường 9 nam lào Nếu đến địa đạo Vĩnh Mốc, bạn sẽ hiểu được cuộc sống của con người trong thời chiến tranh loạn lạc thì đến với Nghĩa trang đường 9 bạn sẽ hiểu được những đau thương mất mát mà người dân quê tôi phải gánh chịu. Cái giá của độc lập tự do sao mà đắt quá vậy. Chiến tranh đã lùi vào dĩ vãng nhưng di chứng của nó vẫn còn nguyên đó. Nghĩa trang Đường 9 Trong một địa bàn nhỏ như tỉnh Quảng Trị nhưng có tới 2 nghĩa trang lớn nhất cả nước đó là nghĩa trang Trường Sơn và nghĩa trang Đường 9. Nghĩa trang Đường 9 là nơi an nghỉ của hơn 9.500 liệt sỹ, trong số đó có rất nhiều liệt sỹ vô danh. Nghĩa Trang Trường Sơn thuộc xã Vĩnh Trường - Giơ Linh, toạ lạc trên một ngọn đồi giữa 8 ngọn đồi khác, bao quanh như một bông hoa 8 cánh. Với tổng diện tích khu nghĩa trang là 106 ha, trong đó diện tích chính đặt 10327 ngôi mộ liệt sỹ và 46 ha chia làm 5 khu: Khu trung tâm có tượng đài chính và bốn khu đặt mộ liệt sỹ theo địa chỉ từng tỉnh. Giữa khu 4 và 5 có quần thể tượng đài biểu trưng cho tinh thần chiến đấu anh dũng của đoàn 559 và tinh thần đoàn kết Việt - Lào. Nghĩa trang Trường Sơn là nơi quy tụ các liệt sỹ của 61 tỉnh thành trong cả nước với 68 ngôi mộ vô danh. Đứng ở nơi này giữa nghi ngút khói hương, đọc những tấm bia trên mộ trí của các anh ta thấy mình vô cùng nhỏ bé so với các anh. Những chiến sỹ đã hy sinh nghĩa trang trường sơn về sự nghiệp độc lập và thống nhất của nước nhà. Các anh còn rất trẻ chỉ bằng độ tuổi của chúng ta bây giờ ấy vậy mà các anh đã làm được những điều thật phi thường. "Anh chẳng để lại gì trước lúc ra đi Một tấm hình hay một dòng địa chỉ Và tôi biết khi bất thần chúng đạn Anh đã ra đi với nụ cười thanh thản Bởi biết mình có mặt ở tương lai" Các anh sống giản dị và hy sinh thầm lặng. Họ đã ra đi vào độ tuổi đẹp nhất của cuộc đời," Chiến tranh đã đốt cháy đời trai trẻ, các anh ngã xuống để quốc kỳ của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tung bay trong gió. Không! Các anh không chết, các anh sẽ sống mãi trong các thế hệ người Việt Nam. tổ quốc đời đời ghi nhớ công ơn các anh. Nhắc tới Quảng Trị ta không thể không nhắc tới dòng sông Bến Hải và cây cầu Hiền Lương lịch sử. cầu hiền lương Cầu Hiền Lương được người Pháp xây dựng vào năm 1950 cầu dài 178m bắc qua sông Bến Hải. Theo hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Việt Nam sông Bến Hải và Vĩ Tuyến 17 được chọn là giới tuyến 17 được chọn là giới tuyến quân sự tạm thời và cầu Hiền Lương bắc qua sông cũng chia làm 2 nửa, sau 2 năm việc thống nhất Việt Nam sẽ được tiến hành bằng tổng tuyển cử trong cả nước. Nhưng gianh giới trên cầu Hiền Lương và sự chia cắt đôi bờ sông bến Hải đã kéo dài hơn 20 năm, cho đến đại thắng mùa xuân năm 1975, đất nước hoàn toàn thống nhất, giới tuyến này mới được xoá bỏ chính thức. Cầu Hiền Lương Chia tay Quảng Trị, chia tay với mảnh đất đau thương nhất mà kiên cường bất khuất nhất, chúng ta đặt chân tới xứ Huế. di sản văn hóa huế Đã từ lâu, Thừa Thiên Huế đã nổi tiếng không chỉ là một trung tâm du lịch của miền Trung mà còn là một trung tâm du lịch của cả nước. Thiên nhiên cộng với yếu tố nhân tạo cho Húê một nét đẹp hài hoà, phản ánh đầy đủ những thắng cảnh của một nước Việt Nam thu nhỏ. Con sông Hương hiền hoà chảy giữa lòng thành phố tạo cho Huế nét thơ mộng không nơi nào có được. Du khách đi thăm Hoàng Thành, thăm chùa Thiên Mụ, thăm lăng Minh Mạng hay tới chợ Đông Ba Bạn đều bắt gặp hình ảnh dòng sông Hương Giang. Và không biết bao nhiêu nhà hàng khách sạn, cửa hàng đều mang tên Hương Giang và ta hiểu vì sao Sông Hương, núi ngự trở thành biểu tượng niềm tự hào của miền đất cố đô. Cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta dường như gắn liền với xe máy, ô tô. Nhưng đến với Huế ta thấy một loại phương tiện vận chuyển đặc trưng của miền sông nước đó là thuyền, xuồng. Bạn có thể ngồi thuyền xuôi dòng Hương Giang đến các địa danh du lịch Cầu Tràng Tiền- Sông Hương vừa đi vừa ngắm cảnh vật thơ mộng ở đôi bờ. Văn hoá Huế là sự kết hợp hài hoà giữa văn hoá dân gian và văn hoá cung đình. Những điệu hò, điệu lý dân gian đã được cải biên thành ca, múa cung đình. Du khách đến Huế không ai có thể bỏ qua thú vui nghe hò Huế trên sông Hương. Nếu như Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh, ngày cũng như đêm lúc nào nhịp sống cũng náo nhiệt, sôi động, nhưng khi đến với Cố Đô Huế ta sẽ có những cảm nhận khác hẳn. Cuộc sống ở đây thanh bình hơn, yên ả hơn. Và trong một đêm trăng thanh gió mát, ngồi trên thuyền rồng lắng nghe hò Huế ta cảm nhận được hết "Nét dịu dàng pha lẫn nét trầm tư" của Huế. Nếu có ai hỏi giọng nói của vùng nào hay nhất? Có lẽ người ta sẽ không ngần ngại trả lời đó là Huế. Giọng nói của người Huế mới nhẹ nhàng làm sao. Và vì thế khi họ ca lên càng làm say đắm lòng người. Sông Hương đẹp là thế! Vậy mà nó còn được điểm tô bằng những cây cầu rất đẹp như cầu Phúc Xuân, Bạch Hổ Đặc biệt là cầu Tràng Tiền. Nhịp cầu nối đôi bờ sông Hương càng tôn thêm vẻ đẹp quyến rũ, mềm mại của Thành phố Huế. cầu tràng tiền Chỉ cách Sông Hương 3 km về phía Nam, với chiều cao 105m, đó là dãy núi Ngự Bình. Dáng núi bằng phẳng uy nghi, cân đối như hình con chim Đại Bàng đang vỗ cánh lên gọi Ngự Bình (Bằng Sơn). Ngự Bình như bình phong che chở cho kinh thành Huế. Cùng với Sông Hương, núi Ngự Bình là quà tặng vô giá thứ hai của tạo hoá, quyện vào nhau tạo nên vẻ sơn thuỷ hữu tình của Huế vào những ngày đẹp trời, đứng trên đỉnh núi Ngự Bình có thể ngắm nhìn toàn cảnh thành phố. Thiên nhiên đã ưu ái dành cho Huế những tặng phẩm trác tuyệt, để trên các nền đó con người với khối óc và bàn tay tài hoa của mình tạo dựng nên những công trình độc đáo, có giá trị. Vào thế kỷ 13, sau đám cưới lịch sử của Huyền Trân công chúa, vùng đất thơ mộng này chính là quà tặng của Vua Chiêm dành cho Đại Việt. Với phong cách tươi đẹp và vị trí hiểm trở, nơi đây đã được các triều đại nhà Nguyễn chọn làm kinh đô. Trong hơn 400 năm (từ 1558 - 1945) thừa thiên Huế đã là trung tâm văn hoá chính trị của Nhà nước phong kiến. Chính vì vậy nơi đây còn lưu giữ hàng trăm di tích lịch sử văn hoá mà nổi bật là hệ thống các cung điện, lăng tẩm của các vua chúa Nguyễn. Trước tiên chúng ta đến thăm kinh thành Huế! Kinh thành được xây dựng từ 1805 và hoàn thành 1832 trên khoảng diện tích 5,2km2. Kinh thành được xây dựng theo kiến trúc phương Tây kết hợp một cách tài tình với kiến trúc thành quách phương Đông. Kinh thành gồm ba vòng thành: Phòng Thành, Hoàng Thành và Tử Cấm Thành. Mỗi du khách thập phương khi đến với Huế, đều thấy được sự tĩnh lặng đến mê hồn của sông Hương núi Ngự. Đến với những lăng tẩm của Triều Nguyễn mà chứa đựng không chỉ công lao, bàn tay của nghệ thuật, mà cùng với trí tuệ tài hoa và sự sáng tạo tới mức rất tinh tế của con người- nơi mảnh đất kinh đô này. Huế là trung tâm văn hoá của xứ đàng Trong, rồi trở thành kinh đô khi đất nước thống nhất. Những tinh hoa văn hoá từ những thế kỷ trước đó, đã hội tụ, phát triển và được lưu giữ cho đến ngày nay. Huế biết gạn đục khơi trong, biết giữ gìn bản sắc văn hoá, thuần phong mỹ tục biết tiếp thu những tinh hoa văn hoá của nền văn hoá của nền văn hoá bốn phương Với phong cách riêng, tổng thể kiến trúc nhà Nguyễn được chia làm hai quần thể: thành quách và cung điện, sự kết hợp nhuần nhuyễn hài hoà giữa kỹ thuật- mỹ thuật Đông Phương- Tây Phương Đó là những thành tựu mới lạ, thể hiện được sự phát triển liên tục trong dòng mỹ cảm của dân tộc. Phù hợp với hoàn cảnh lịch sử, địa lý và tâm lý tình cảm của con người xứ Huế. Hay nói như tổng giám đốc UNESCO, M'BOW: "Giữa lòng Huế, đô thị lịch sử ấy là một mẫu mực về cấu trúc cân đối, mà sự hài hoà tự nhiên đến nỗi người ta quên bàn tay con người đã tạo ra nó". Chính vì những giá trị lịch sử và nghệ thuật đó mà Cố Đô Huế được uỷ ban di sản Thế Giới (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa Thế Giới (ngày 11.2.1993). Đại Nội (Hoàng Thành và Tử Cấm Thành) Khu vực của Đại Nội ngày nay mà Du khách nhìn thấy là nơi mà chúa Nguyễn Phúc Thái(1687-1691) đã chọn xây dựng thủ phủ của xứ đàng Trong, vào năm 1687. Khi đó thủ phủ phú xuân được rời đi nơi khác Đến thời Vua Gia Long (1802-1819). Sau khi chọn Phú Xuân làm kinh đô cho cả nước thống nhất vào năm 1802, nhà vua lại dùng đúng vị trí để xây dựng tạm thời một số cung điện đơn giản giành cho Hoàng Gia ăn, ở và triều đình làm việc. Năm 1803 mặt bằng hệ thống kiến trúc được quy hoạch tổng thể và một năm sau đó 1804 thì đích thân vua Gia Long cho xây dựng. Đại Nội bao gồm Hoàng Thành và Cung Thành. Vào năm 1882 dưới triều đại vua Minh Mạng(1820-1840) Cung Thành được gọi là Tử Cấm Thành: Đến 1833 Vua Minh Mạng đã cho quy hoạch nâng cấp và hoàn chỉnh hầu hết các công trình kiến trúc tại đây: Mặt bằng Đại Nội được xây theo hình gần vuông, mỗi cạnh khoảng 600m, khoảng 37,5 ha. Tường thành xung quanh xây bằng gạch (cao 4m, dày1m) phần thành ở chính giữa dày 21m và 24 pháo đài, với hơn 100 công trình kiến trúc. Bên ngoài thành có hệ thống hào gọi là kim Thuỷ Hổ để bảo vệ thành. Mỗi mặt thành trổ 1 cửa để ra vào. Có 10 cầu đá bắc qua hào để thông thương trong - ngoài . Đại Nội Qua khu vực Hoàng thành du khách bắt gặp một vòng thành phía trong nữa gọi là Tử Cấm Thành. Nơi đó chỉ có vua, các cung tần mỹ nữ và các quan thái giám mới được ăn, ở, làm việc. Tử Cấm Thành có mặt bằng cũng gần vuông, mỗi cạnh trên dưới 300m. Vòng tường chung quanh cao 3,50m, ngăn cách nơi sinh hoạt của nhà vua và hoàng gia với bên ngoài. Trong khu vực này có gần 50 công trình kiến trúc các loại, bao gồm nhiều cung điện vàng son lộng lẫy. Bố cục mặt bằng của hệ thống kiến trúc rất chặt chẽ, đăng đối. Phần lớn các công trình kiến trúc đều đối xứng từng cặp qua đường trục chính và ở vào những vị trí tiền, hậu, tả, hữu, thượng, hạ nhất quán. Các con số 9 và số 5 trong kinh dịch đã được sử dụng nhiều trong kiến trúc vì nó ứng với mạng thiên tử. Nhìn chung, trải qua 13 đời vua từ Gia Long đến Bảo Đại (1802-1945) tất cả mọi công trình kiến trúc trong Đaị Nội đều đã thêm bớt, cải biến, thay đổi vị trí và tính chất nghệ thuật 1 phần nào đó trong từng đời vua. Nhưng cái cốt cách chính của nó vẫn là của thời Gia Long và Minh Mạng. Với vật chính là gỗ, trang trí nội thất rất phong phú về hình ảnh, mầu sắc rất thanh thoát. Chạm trổ tỉ mỉ rất công phu, tinh tế dưới bàn tay tài ba của người dân áo vải. Đã tạo cho cung điện có một "thức" kiến trúc độc đáo, một thần thái đặc biệt. Ngọ Môn Trên vòm cổng là lầu Ngũ Phụng lầu được dùng làm khán đài trong các buổi đại lễ. Đây là nơi cử hành lễ xướng danh các sỹ tử trúng trong các khoa thi hội, thi đình lầu tả Ngọ Môn được thay dưới thời Thành Thái. Toàn bộ số gạch này được đưa từ Pháp về năm 1990 và vẫn còn nguyên. Có thể nói Ngọ Môn là một trong những nơi trang trọng nhất. Nơi chứng kiến mọi thăng trầm của các vị vua triều Nguyễn. Lúc lên ngôi cũng như khi thoái vị, cũng tại Ngọ Môn khi cách mạng tháng 8- 1945 thành công Bảo Đại đã thoái vị chấm dứt 143 năm cai trị của nhà Nguyễn và cũng từ đấy lá cờ đỏ vàng ở tung bay ở Kỳ Đài. Đi qua cửa Ngọ Môn, Hồ Thái dịch, sau Đại Triều Nghi, chúng ta đến điện Thái Hoà, điện được xây dựng năm 1805 mặt bằng kiến trúc của điện khoảng 13.00 m 2 . Điện Thái Hoà Phía trước điện Thái Hoà có hàng chữ " Chính trực đại bình" trích trong kinh dịch của Khổng Tử và" Chính đại quang minh" được khắc ở trên cổng vào. Bộ cột trước điện được đúc bằng đồng đặc. Những dòng chữ trên nhắc nhở các vị vua phải làm những việc chính nghĩa. Đi qua cầu Trung Đạo bắc qua hồ Thái Dịch là trên sân đại Triều Nghi. Hai bên sân có hai con nghê bằng sắt. Như chúng ta đã biết Nghê là một con vật trung thành nên nó có tác dụng răn đe mọi người, nhắc nhở mọi người hãy trung thành với vua và sống hướng thiện hơn. Trong sân có hai hàng bia ghi rõ chức vụ của các vị quan. Điện Thái Hoà gồm 7 gian 2 trái, chính điện có 5 gian 2 trái, trần làm bằng gỗ, vách ngăn cũng bằng gỗ, các cột đều sơn son thiếp bàng. Mái điện được lợp bằng ngói Hoàng lưu ly màu vàng trên nóc mái có hình ảnh "Lưỡng long Chầu Bầu Thái Cực" thể hiện quan niệm vạn vật sinh sôi nảy nở. điện Thái Hoà chỉ làm việc vào ngày mùng 1 và ngày 15 âm lịch. Trong điện có chiếc ngai vàng mà 13 vị vua đời Nguyễn đã ngự ở đó. ở chính giữa điện có đôi rùa đội bạc biểu dương cuộc sống trường thọ và cốt c ách thanh cao của các vị vua. Đây là món quà mừng ngày sinh lần thứ 40 của Tự Đức do một viên quan ở Quảng Ngãi tặng. Điện Thái Hoà là trung tâm quan trọng nhất của kinh thành, nơi tổ chức các buổi lễ thiết triều. Vòng thành trong cùng là Tử Cấm Thành có chu vi 12.25m, tường cao 3m, dày 0,70m. Trong Tử Cấm Thành có khoảng 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ là những cung điện huy hoàng tráng lệ nhất. Đây là nơi ở của Vua và gia đình xung quanh thành có 7 cửa ra vào. Đại Cung Môn ở cửa chính là mặt tiền dành cho vua đi. Bước qua đại cung Môn là vào ngay điện cần Tránh - nơi làm việc hàng ngày của Vua. Hai bên điện cần Tránh là điện Văn Minh, điện Võ Hiển, đông Các Sau đó là điện Càn thành nơi ở. Cách một cái sân, cũng trên trục chính là cung khôn Thái - nơi ở của Hoàng Hậu, Cung điện Thọ dành cho mẹ vua Đáng tiếc là khu vực quan trọng này đã bị phá huỷ gần hết. hiện chỉ còn lại cung Điện Thọ và Cung Trưởng Sinh là khá nguyên dạng và đang được trùng tu. Đến thăm kinh thành Huế, ta không thể không dừng chân ở thế Miếu - Hiển Lâm Các. Thế Miếu được xây dựng năm 1921 để thờ 10 vị vua Triều Nguyễn, Thế Miếu dài 55m, rộng 28m, mỗi gian trong nội thất bày mọt sập chân quỳ Sơn Son thiếp vàng, khán thờ, bài vị một số đồ tế khí quý giá. Tại đây vào ngày mất của các vị vua đời trước, triều đình tổ chức lễ tế rất to. Phía trước Thế Miếu là sân tế, ở sân tế này chia làm các sân bậc, 3 khu chính và 2 khu phụ. Trên các bậc tam cấp làm các con sư tử bằng đá, xung quanh trồng Tùng, Bách ở đây có bày 9 đỉnh đồng hay còn gọi là Cửu đỉnh: Cao đỉnh, Nhân đỉnh, Trương đỉnh, An đỉnh, Nghi đỉnh, Dụ đỉnh, Huyền đỉnh, Cẩn đỉnh, Tuyên đỉnh. Trong đó lớn nhất là Cao đỉnh nặng 2755 kg, bé nhất là Huyền đỉnh nặng 1935kg , 9 đỉnh này được đúc trong 3 năm từ 1835 đến 1837 và phải sử dụng tới trên 20 tấn đồng thau. Đây chính là những thành tựu xuất sắc về kỹ thuật và nghệ thuật đúc đồng Việt Nam thế kỷ 19. Cửu đỉnh tượng trưng cho sự bền vững của triều đại. Tiền thân mọi đỉnh có 18 hoạ tiết và các đúc tiết nổi theo các chủ đề phong cảnh, chim muông, hoa lá tổng cộng là 162 hình. Cửu Đỉnh - Hiển Lâm Các Hiển Lâm Các, Tả Từ Tự, Hữu Tùng Tự là nơi thờ các Công thần thuộc thế miếu. Hiển Lâm Các cao 15m tầng dưới gần 3 gian 2 chái, tầng trên là một gian lầu, tầng giữ 3 gian tạo thành một hình thang. Đây là công trình kiến trúc cao nhất trong Hoàng Thành. Trong một lần tới thăm Huế, Nguyễn Khoa Điềm đã nói: "Thời gian đã chứng minh tầm vóc một di sản văn hoá, thời gian cũng chứng minh khả năng giữ gìn của con người". Tới thăm kinh thành Huế, ta thật cảm thụ bàn tay tài hoa và óc sáng tạo của con người. Thật khó có thể tưởng tượng như vậy mà con người có thể xây dựng được một kinh thành nguy nga, tráng lệ đến vậy. Chùa Thiên Mụ Nói đến Huế, ngoài những đền đài, cung điện, lăng tẩm của các ông vua nhà Nguyễn thì chùa Thiên Mụ nằm bên bờ sông Hương là một ngôi chùa tiêu biểu cho hệ thống kiến trúc chùa chiền của mảnh đất cố đô. Khi đến Huế, du khách được tận mắt chứng kiến, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của chùa Thiên Mụ - tháp Phước Duyên. Kiến trúc ngôi chùa được lồng vào trong một ngoại cảnh thiên nhiên nên thơ, tĩnh mịch. Sự kết hợp hài hoà giữa ngọn tháp Phước Duyên uy nghi với dòng sông Hương thanh khiết uốn khúc, ôm ấp trước chùa như để rửa sạch bụi đời cho tâm hồn và thể xác những nưgời hướng đến và tìm về cõi phật. Vì lẽ đó mà chùa Thiên Mụ xứng đáng trở thành ngôi chùa cổ kính tiêu biểu nhất trong toàn bộ hệ thống chùa chiền của mảnh đất Cố Đô. Điều đó thể hiện người chọn vị trí xây dựng chùa là một phật tử có cái nhìn rất tinh tường với độ thẩm mỹ rất cao. Ngôi chùa được khởi công xây dựng vào năm 1601 do đoàn Quận công Nguyễn Hoàng xây dựng. Sau khi vào trấn hưng đất Thuận Hoá trong một lần đi ngao du qua ngọn đồi Hà Khê (huyện Hưng Trà) và nghe người dân ở đây kể lại một câu chuyện. Rằng ngày xưa ở trên ngọn đồi này vào ban đêm có bà già mặc áo đỏ, quần lục xuất hiện trên ngọn đồi mà chùa toạ lạc ngày nay, và nói: "Rồi sẽ có vị chân chúa đến lập chùa ở đây để tụ long khí cho bền long mạch". Từ đó ngọn đồi được đặt tên là Thiên Mụ sơn (núi Bà Trời) và chùa được đổi thành Thiên Mụ tự. Mặc dù ngôi chùa này được xây dựng cách ngày nay hơn 400 năm nhưng toàn bộ tổng thể kiến trúc của chùa Thiên Mụ được hoàn chỉnh dưới 3 đời vua nhà Nguyễn là Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị. Toàn bộ các công trình kiến trúc đều nằm trên 1 ngọn đồi có bề mặt hình chữ nhật (280m x 100m) chạy theo hướng Bắc Nam. Chùa lại được bao bọc bởi khuôn tường thành xây dựng bằng đá mang dáng hình một con rùa thò đầu xuống bến để uống nước sông Hương. Chùa Thiên Mụ ấn tượng đầu tiên thu hút cặp mắt của du khách khi đến thăm chùa Thiên Mụ là tháp có hình bát giác cao 7 tầng có tên là tháp Phước Duyên. Tháp này được xây dựng vào năm 184 dưới đời vua Thiệu Trị, cao 21m, dưới lớn, phía trên thu nhỏ lại. Con số 7 này là con số linh thiêng của Đạo Phật. Ông tổ của đạo Phật Thích ca Mu Ni tương truyền rằng: "Thiên thượng, địa hạ, duy ngã, độc tôn" nghĩa là trên trời, dưới đất ở giữa chỉ có một mình đạo Phật mà thôi. Nhưng thực chất 7 tầng còn thể hiện là 7 cấp quá đi tu hành trong đạo Phật ngày xưa. Hệ thống bậc cấp trước chùa cũng tính theo con số 7. Trong tháp có hệ thống bậc thang xây theo hình xoắn ốc, chỉ trừ giữa tầng 6 và tầng 7 là phải dùng thang di động bằng gốc và cái cửa với chìa khoá đặc biệt. Vì ngày xưa ở tầng cao nhất có thờ tượng phật bằng vàng. Hai bên ngọn tháp Phước Duyên có 2 nhà bia đều của vua Thiệu Trị. Một nhà ghi lại lịch sử xây dựng đình Hương Nguyện. Một trong những công trình kiến trúc bằng gỗ rất đặc biệt của thời vua Thiệu Trị (1841-1847). Mà hiện nay còn bảo lưu được ở chùa Thiên Mụ và bộ sườn của đình Hương Nguyện. Bị đổ bởi trận bão năm Thìn (1904) và ngôi đình được dựng lại tại nền Di lặc xưa để thờ Đức Địa Tạng. Nhà bia thứ 2 vua Thiệu Trị đã xếp cảnh đẹp của chùa là 1 trong 20 thắng cảnh ở đất thần kinh xứ Huế. Sau tấm bia của vua Thiệu Trị là hình ảnh Đại Hồng Chung: chuông cao 2,5m, đường kính 1,4m, nặng 2052kg là tác phẩm bằng đồng đầu thế kỷ 18. Mặt trên của chuông có 8 chữ "Thọ" theo lối chứ triện; ở giữa thân chuông chia làm 4 khoảnh khắc bài minh của chúa Nguyễn Phúc Chu, chạm nổi những hình ảnh long, vân, nhật, linh; ở phần dưới khắc hình bát quái và thuỷ ba. ở chính giữa chùa là Điện Đại Hùng - một công trình kiến trúc nguy nga, tráng lệ, ngôi chùa đẹp nhất trong tổng thể kiến trúc chùa Thiên Mụ gồm 3 gian 2 trái. Tiền đương 5 gian cả Chính đường và Tiền đường hợp lại thành một toà kiến trúc bề thế và uy nghi. Trong điện, ngoài những tượng phật bằng đồng sáng chói, còn treo một cái khánh đồng khá lớn chạm hình nhật nguyệt, tinh tế đúc năm 1677. Và treo 1 bức hoành phi câu đối gỗ sơn son thiếp vàng do tự tay chúa Nguyễn Phúc Chua ngự đề năm 1714. Có thể nói chùa Thiên Mụ là di tích không thể thiếu được trong quần thể kiến trúc của xứ Huế. Chùa Thiên Mụ bảo lưu được một số văn vật quý báu của Phật Giáo. Tách biệt với những sinh hoạt tuỵ lục của thế nhân, nhưng lại vừa gần gũi với con người. Với kiến trúc uy nghiêm cổ kính, sự kết hợp hài hoà giữa thiên nhiên và kiến trúc đã tạo nên cảnh trí rất nên thơ. Điện Hòn Chén Từ trung tâm cầu Tràng Tiền, du khách xuôi thuyền dọc sông Hương. Sau khi tham quan vãn cảnh, chiêm ngưỡng chùa Thiên Mụ. Kế theo dòng chảy của con sông Hương êm đềm đó là Điện Hòn Chén. Sở dĩ có tên là Điện Hòn Chén là có một dãy núi thấp ăn từ chân dãy Trường Sơn chạy về phía đồng bằng của Huế, bị một đoạn của sông Hương chặn đầu lại ở tả ngạn. Tạo thành một ngọn núi có vẻ biệt lập, cây cối mọc xanh um, đứng cheo leo trên bờ vực thẳm, đó là chỗ sâu nhất của sông Hương. Người xưa đã chọn hòn núi Ngọc Trản ấy để dựng đền thờ. Trên đỉnh núi có một chỗ đất trũng xuống, chung quanh có vòng đá dựng như bờ giếng, hễ gặp mưa thì nước đọng lại trông giống như cái chén đựng nước trong. Do vậy mà từ xưa hòn núi được cọi tên là Ngọc Trản Sơn (núi Chén Ngọc) và người dân xứ Huế quen gọi là Hòn Chén. Điện Hòn Chén là nơi ngày xưa người Chăm thờ nữ thần Po Nagar và người Việt ta thờ Thánh Mẫu Thiên Y.A.Na. Ngoài ra trong Điện còn thờ Phật, thờ Thánh Quan Công và hơn 100 vị thần khác trong đó vua Đồng Khánh cũng được thờ ở đây. Theo sử sách triều Nguyễn ghi lại thì vào tháng 3 năm 1832 vua Minh Mạng đã cho tu sửa và mở rộng điện Hòn Chén. Sau khi tức vị năm 1886 vua Đồng Khánh lại cho xây dựng lại Điện này một cách khang trang và đổi tên ngôi đền thành Huệ Nam Điện. Hiện nay trong đền vẫn còn thờ vài bức ảnh của chính nhà vua. Trong một tờ thần sắc ban cho đền này vào năm 1886, vua Đồng Khánh đã ví toàn cảnh thiên nhiên ở đó như hình thế một con sư tử đang nằm thò đầu xuống sông uống nước. Những công trình kiến trúc của Điện Hòn Chén đều năm ở lưng chừng sườn đông nam thoai thoải của ngọn núi. ẩn mình dưới bóng râm của một khóm rừng cổ thụ cành lá sum suê. Những hệ thống bậc cấp dựng từ đền cao xuống tận bến nước trong xanh. Mặt sông phẳng lặng như gương, được dùng cho toàn cảnh thiên nhiên và kiến trúc nghiêng mình soi bóng. Đứng từ phía bến thuyền nhìn lên du khách dễ tưởng mình đang lạc vào chốn thần tiên. Một quần thể kiến trúc cũng rất nổi tiếng ở Huế là hệ thống lăng tẩm. Lăng tẩm là nơi an nghỉ ngàn thu của các vua nhà Nguyễn. Đại đa số lăng tẩm được xây dựng chủ yếu ở 2 bên bờ sông hương, tạo sự êm đềm, yên tĩnh cho các di tích. Mộ của vua tạ ở phía tây thành phố vì quan niệm mặt trời lặn ở đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH2990.doc
Tài liệu liên quan