Thực hiện đồng bộ Dạy học & Kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở chủ đề “Giống vật nuôi” Công nghệ 7

Trong dạy học hiện nay các PPDH, KTDH truyền thống vẫn được áp dụng nhiều chiếm phần lớn trong tiết học như: Đàm thoại gợi mở, giải thích, đọc - chiếu - chép. Hoạt động nhóm thì số HS quá đông (cả dãy làm một nhóm), không được hoạt động cá nhân, thảo luận qua quýt, không được tự đánh giá kết quả. Tóm lại, sử dụng PPDH, KTDH tích cực, tổ chức HS học tập theo nhóm thì chỉ phần nhiều mang tính hình thức.

Thực hiện đồng bộ đổi mới PPDH và KTĐG theo định hướng phát triển năng lực HS hiện nay là đòi hỏi tất yếu phù hợp với quy luật phát triển chung của xã hội, làm thay đổi thói quen học tập của học sinh, từ thụ động sang chủ động lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, sự thay đổi này là rất quan trọng, vì thực tế trình độ khoa học ngày một phát triển, kiến thức, kỹ năng ngày càng đa dạng và thay đổi theo thời gian, nên DH & KTĐG là phải khai thác, tận dụng nội lực, phát huy tính tích cực, chủ động tìm tòi, sáng tạo của học sinh, để các em sẽ tự học suốt đời.

 

doc96 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 625 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực hiện đồng bộ Dạy học & Kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở chủ đề “Giống vật nuôi” Công nghệ 7, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7 vẫn căn cứ vào Khung chương trình, nội dung tài liệu SGK cũ và phân phối chương trình (có giảm tải) của Bộ GD & ĐT xong Sở GD & ĐT Hưng yên có điều chỉnh cho phù hợp với tình hình địa phương. Theo định hướng Dạy & học theo định hướng tiếp cận năng lực học sinh, nội dung môn Công nghệ 7 (Kỹ thuật nông nghiệp) bao gồm các chủ đề: - Đất trồng (gồm các Bài số 2,3,4,5,6) - Phân bón (gồm các Bài số 7,8,9) - Giống cây trồng (gồm các Bài số 10,11) - Sâu, bệnh hại cây trồng (gồm các Bài số 12,13,14) - Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong trồng trọt (gồm các Bài số 15,16,17,19,20,21) - Giống vật nuôi (gồm các Bài số 31,32,33,34,35,36) - Thức ăn vật nuôi (gồm các Bài số 37,38,39,40,42,43) - Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi (gồm các Bài số 44,45,46,47,48) - Môi trường nuôi thủy sản (gồm các Bài số 50,51) - Thức ăn nuôi động vật thủy sản (gồm các Bài số 52,53) - Chăm sóc, quản lí, bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản (gồm các Bài số 54,55,56) Đây là các chủ đề lớn, các chủ đề này có thể chia thành nhiều chủ đề cấp nhỏ hơn. Dạy học theo định hướng tiếp cận năng lực học sinh được tiến hành cụ thể theo các bước sau: Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học trong chủ đề theo hướng phát triển năng lực: Khi viết cần phải cụ thể hóa chuẩn kiến thức, kỹ năng theo cách mô tả năng lực, theo thang đo, chú ý tới các cấp độ vận dụng. Bước 2: Xác định thời gian, nội dung của bài học trong chủ đề theo định hướng phát triển năng lực: Căn cứ vào PPCT và SGK hiện hành để thực hiện. Bước 3: Thiết kế các hoạt động Dạy & Học theo định hướng tiếp cận năng lực học sinh: Căn cứ vào mục tiêu, nội dung bài học, điều kiện nhà trường, khả năng của học sinh mà giáo viên thiết kế các hoạt động học sao cho phù hợp. - Phương pháp dạy học sử dụng là phương pháp “Phát hiện và Giải quyết vấn đề” hay “ Bàn tay nặn bột ”. - Sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực kết hợp với các kỹ thuật dạy học truyền thống. - Mỗi tiết học cần phải tổ chức cho HS hoạt động học tập theo nhóm. Đặc biệt chú ý khi sử dụng kỹ thuật nào phải đảm bảo tiến hành đúng các bước của kỹ thuật đó. Đa số các KTDH tích cực tổ chức HS hoạt động theo nhóm tiến hành theo trình tự sau: Lưu ý: - Việc chia nhóm và thông báo các bước tiến hành hoạt động nhóm có thể làm trước khi vào học. - Để hoạt động tốt số lượng học sinh trong nhóm nên có từ 4 - 6 em và xác định thời gian hoạt động nhóm hợp lí nhất khoảng 10 - 15 phút để thực hiện hết theo trình tự trên. - Khi tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm, nên sử dụng nhiều cách chia nhóm khác nhau để gây hứng thú cho HS, đồng thời tạo cơ hội cho các em được học hỏi, giao lưu với nhiều bạn khác nhau trong lớp. Các cách chia nhóm như nhóm cùng trình độ, nhóm hỗn hợp, nhóm theo giới tính... Dưới đây có một số cách khác như: + Chia nhóm theo hình ghép: HS bốc ngẫu nhiên mỗi em một mảnh cắt, HS phải tìm các bạn có các mảnh cắt phù hợp để ghép lại thành một tấm hình hoàn chỉnh, những HS có mảnh cắt của cùng một bức hình sẽ tạo thành một nhóm. + Chia nhóm theo sở thích: GV có thể chia HS thành các nhóm có cùng sở thích để các em có thể cùng thực hiện một công việc yêu thích hoặc biểu đạt kết quả công việc của nhóm dưới các hình thức phù hợp với sở trường của các em. Ví dụ: Nhóm Họa sĩ, Nhóm Nhà thơ, Nhóm Hùng biện,... + Chia nhóm theo tháng sinh: Các HS có cùng tháng sinh sẽ làm thành một nhóm. Bước 4: Tiến hành tổ chức thực hiện các hoạt động Dạy & Học theo định hướng tiếp cận năng lực học sinh có kết quả cao cần: - Chuẩn bị tốt thiết bị, mô hình dụng cụ, bảng biểu, sơ đồ việc chuẩn bị này không chỉ có thầy cô, mà cần có cần sự chuẩn bị của học sinh. - Thầy cô không chỉ có kiến thức tốt, thiết kế, dự kiến các hoạt động học tốt mà đòi hỏi có kỹ năng quan sát, dẫn dắt tình huống khéo léo đặc biệt là khi tổ chức hoạt động nhóm. Bước 5: Rút kinh nghiệm sau khi thực hiện các hoạt động Dạy & Học sau mỗi tiết học để giáo viên có sự điều chỉnh sao cho phù hợp để có đạt kết quả tốt hơn. Việc này bản thân mỗi thầy cô đã tự thực hiện hoặc được sự giúp đỡ của đồng nghiệp. Dạy học theo đinh hướng tiếp cận năng lực còn có các hoạt động dạy học khác như: Tổ chức cho học sinh tham gia nghiên cứu khoa học kĩ thuật, học tập thăm quan, học tập trải nghiệm IV. THỰC HIỆN DẠY & HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở CHỦ ĐỀ “GIỐNG VẬT NUÔI” TRONG MÔN CÔNG NGHỆ 7. Bước 1: Xác định mục tiêu của dạy học trong chủ đề theo hướng phát triển năng lực: - Về chủ đề Giống vật nuôi gồm 6 chủ đề cấp nhỏ hơn. Chủ đề cấp 1 Chủ đề cấp 2 Giống vật nuôi 1. Vai trò và nhiệm vụ phát triển chăn nuôi. 2. Khái niệm về giống vật nuôi 3. Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi 4. Một số phương pháp chọn lọc và quản lí giống vật nuôi. 5. Nhân giống vật nuôi 6. Nhận biết một số giống vật nuôi gà qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều.. 7. Nhận biết một số giống vật nuôi lợn qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều. - Mục tiêu của chủ đề cấp 1“Giống vật nuôi” Chủ đề cấp 1 Mục tiêu KT, KN, TĐ dạy học theo hướng tiếp cận năng lực Giống vật nuôi Kiến thức: Biết được vai trò, nhiệm vụ của chăn nuôi; khái niệm về giống, phân loại giống; khái niệm, phương pháp chọn giống; khái niệm phương pháp chọn phối, nhân giống thuần chủng. - Biết được khái niệm về sự sinh trưởng, phát dục và các yếu tố ảnh hưởng. Kĩ năng: Nhận dạng được một số giống gà, lợn qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều. Thái độ: Có ý thức bảo vệ một số giống vật nuôi ở địa phương. - Mục tiêu dạy học của từng chủ đề cấp2: Chủ đề cấp 2 Mục tiêu KT, KN dạy học theo hướng tiếp cận năng lực 1.1 Vai trò và nhiệm vụ phát triển chăn nuôi. - Kiến thức: Biết được vai trò, nhiệm vụ của chăn nuôi. 1.2 Khái niệm về giống vật nuôi - Kiến thức: Biết được khái niệm về giống, phân loại giống. 1.3 Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi - Kiến thức: Biết được khái niệm về sự sinh trưởng, phát dục và các yếu tố ảnh hưởng. 1.4 Một số phương pháp chọn lọc và quản lí giống vật nuôi. - Kiến thức: Biết được khái niệm và các phương pháp chọn lọc giống. Mục đích quản lí giống vật nuôi. 1.5 Nhân giống vật nuôi - Kiến thức: Biết được khái niệm về phương pháp chọn phối, nhân giống thuần chủng. 1.6 Nhận biết một số giống gà qua quan sát ngoại hình. - Kĩ năng: Nhận dạng được một số giống gà, qua quan sát ngoại hình 1.7 Nhận biết một số giống gà qua quan sát ngoại hình. - Kĩ năng: Nhận dạng được một số giống lợn qua quan sát ngoại hình Bước 2: Xác định thời gian, nội dung của bài học trong chủ đề theo định hướng phát triển năng lực. Vẫn căn cứ vào PPCT và SGK hiện hành để thực hiện cụ thể. - Thời gian dạy học dành cho chủ đề “Giống vật nuôi” theo PPCT ta có thời lượng 7 tiết học dành cho 7 chủ đề cấp 2 như sau: Tiết số Bài Nội dung chủ đề cấp 2 Giảm tải 21 Bài 30 Vai trò và nhiệm vụ phát triển chăn nuôi. 22 Bài 31 Giống vật nuôi (I.3.Điều kiện để được công nhận là một giống vật nuôi; Không bắt buộc dạy) 23 Bài 32 Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi (II.Đặc điểm sinh trưởng, phát dục của vật nuôi: Không dạy) 24 Bài 33 Một số phương pháp chọn lọc và quản lí giống vật nuôi (III.Quản lí giống vật nuôi: Không dạy sơ đồ 9 và bài tập ứng dụng. chỉ giới thiệu cho học sinh nội dung và mục đích quản lí giống vật nuôi) 25 Bài 34 Nhân giống vật nuôi 28 Bài 35 Thực hành: Nhận biết và chọn một số giống gà qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều (Bước 2: Đo một số chiều đo để chọn gà mái: Không bắt buộc dạy) 29 Bài 36 Thực hành: Nhận biết và chọn một số giống lợn (heo) qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều (I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết: Phần chuẩn bị vật nuôi không bắt buộc. II. Bước 2: Đo một số chiều đo : không bắt buộc) - Nội dung dạy học ở các chủ đề cấp 2 dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng và hướng dẫn trong PPCT có thực hiện giảm tải, để xác định các mức độ khai thác nội dung dạy học cần đạt. Mục tiêu kiến thức, kĩ năng Các mức độ khai thác nội dung dạy học cần đạt - Kiến thức - Biết được vai trò, nhiệm vụ của chăn nuôi. - Xác định được vai trò của chăn nuôi đối với đời sống nhân dân, đối với phát triển trồng trọt, đối với phát triển nền kinh tế của đất nước. Nêu được ví dụ minh họa (Qua nội dung mục I, bài 30) - Nêu được các nhiệm vụ cơ bản của ngành chăn nuôi ở nước ta trong giai đoạn hiện nay nhằm hướng tới tăng về khối lượng, chủng loại, nâng cao chất lượng sản phẩm, để cải thiện đời sống nhân dân và phát triển kinh tế. (Qua nội dung mục II, bài 30) - Kiến thức: Biết được khái niệm về giống, phân loại giống. - Xác định được các dấu hiệu bản chất của khái niệm giống vật nuôi và nêu được ví dụ minh hoạ. (+ Là sản phẩm do con người tạo ra; + Có đặc điểm chung về ngoại hình, năng suất và chất lượng; + Có tính di truyền ổn định; + thích nghi với điều kiện sống nhất định). (Qua nội dung của mục I.1, bài 31) - Trình bày được cơ sở phân loại giống vật nuôi và trên các loại giống vật nuôi theo mỗi tiêu chuẩn phân loại. (Qua nội dung mục I.2, bài 31) - Nêu và lấy ví dụ chứng minh giống là yếu tố quyết định thay đổi năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi . (Qua nội dung mục II, bài 31) - Kiến thức: Biết được khái niệm về sự sinh trưởng, phát dục và các yếu tố ảnh hưởng. - Xác định được các dấu hiệu chung, bản chất của khái niệm sinh trưởng, phát dục của vật nuôi, phân biệt được khái niệm sinh trưởng, phát dục, lấy được ví dụ minh hoạ. (Qua nội dung mục I.1, I.2 bài 32) - Nêu được các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục của vật nuôi, làm cơ sở cho việc đề xuất biện pháp kỹ thuật trong chăn nuôi. (Qua nội dung mục III, bài 32) - Kiến thức: Biết được khái niệm và các phương pháp chọn lọc giống. Mục đích quản lí giống vật nuôi. - Chỉ ra được khái niệm chọn giống vật nuôi và lấy được ví dụ minh hoạ (+ Dựa vào mục đích chăn nuôi, chọn con đực, cái đạt tiêu chuẩn, giữ lại làm giống) (Qua nội dung mục I, bài 33) - Trình bày được phương pháp chọn giống vật nuôi (chọn con đực, con cái đạt tiêu chuẩn) và phân biệt phương pháp chọn lọc hàng loạt và phương pháp kiểm tra cá thể về bản chất của phương pháp, vai trò của phương pháp. (Qua nội dung mục II, bài 33) - Nêu được mục đích quản lý giống vật nuôi. (Qua nội dung bài mục III, bài 33) - Kiến thức: Biết được khái niệm về phương pháp chọn phối, nhân giống thuần chủng. - Xác định được dấu hiệu bản chất của khái niệm chọn phối (trong số những con bố, mẹ đã được chọn lọc, xác định được cặp bố mẹ, tạo được đời con có những đặc điểm tốt nhất theo mục đích sản xuất). Phân biệt chọn phối và chọn giống vật nuôi. Nhân giống vật nuôi và chọn giống vật nuôi. (Qua nội dung mục I.1, bài 34 và mục I, bài 33). - Phân biệt chọn phối cùng giống và chọn phối khác giống về mục đích và về phương pháp. Lấy được ví dụ minh hoạ (Qua nội dung mục I.2, bài 34) - Xác định được dấu hiệu bản chất của khái niệm nhân giống thuần chủng, phân biệt nhân giống thuần chủng và chọn phối cùng giống. Chú ý: Chọn phối cùng giống và nhân giống thuần chủng về cách làm như nhau nhưng lại khác nhau về mục đích. - Nêu được các điều kiện để nhân giống thuần chủng đạt kết quả. (Qua nội dung bài II.2, bài 34) - Kĩ năng: Nhận dạng được một số giống gà qua quan sát ngoại hình - Nhận biết được một số giống gà qua những đặc điểm đặc trưng của ngoại hình. - Kĩ năng: Nhận dạng được một số giống lợn qua quan sát ngoại hình - Nhận biết được một số giống lợn qua những đặc điểm đặc trưng của ngoại hình. Bước 3: Thiết kế các hoạt động Dạy & Học theo định hướng tiếp cận năng lực học sinh, được thể hiện qua giáo án của giáo viên. Sau đây tôi xin trình bày việc thực hiện thiết kế, tổ chức hoạt động dạy & học qua một số giáo án của một số bài học ở chủ đề cấp 2 trong chủ đề “ Giống vật nuôi ” là . + Một số phương pháp chọn lọc và quản lí giống vật nuôi. + Nhân giống vật nuôi. Giáo án 01 Tiết 24 Bài 33 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC VÀ QUẢN LÍ GIỐNG VẬT NUÔI I. Mục tiêu của bài học. - Hiểu được khái niệm về chọn giống vật nuôi. - Biết được khái niệm và các phương pháp chọn lọc giống, mục đích quản lí giống vật nuôi. II. Chuẩn bị thiết bị, đồ dùng dạy học. Giáo viên - Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, màn chiếu. - Đồ dùng: + SGK, Giáo án. + Giấy A4 (20 tờ) dành cho HS hoạt động cá nhân (theo kĩ thuật phòng tranh) + Giá treo tranh (treo đủ 20 tờ giấy A4) + Giấy A4 có in bài tập bảng biểu (10 tờ) dành cho HS hoạt động thảo luận cặp đôi. + Giấy A1 có bài tập (5 tờ) dành cho HS hoạt động nhóm (theo kĩ thuật khăn phủ bàn) + Bút các màu (20 chiếc). 2. Học sinh. - Vở ghi, giấy nháp, SGK III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học. - Phương pháp: Giải quyết vấn đề. - Kỹ thuật dạy học tích cực: + Sơ đồ tư duy (khi trình bày nội dung trên bảng) + Kỹ thuật phòng tranh. + Khăn phủ bàn. + Thảo luận cặp đôi. + Viết tích cực + Đọc tích cực + Đàm thoại, giải thích IV. Các hoạt động dạy và học 1. Ổn định lớp. - Ổn định tổ chức. - Lớp 7a sĩ số 20 Vắng: 0 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu câu hỏi trên màn chiếu. Gọi HS trả lời. - HS trả lời - Chiếu đáp áp câu hỏi 2, nhận xét, cho điểm. 3. Bài mới. a). Hoạt động mở đầu. - Giới thiệu câu chuyện của hai mẹ con nhà bạn Bình về đàn gà chọi của gia đình. - Yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời 2 câu hỏi trên giấy A4 và đại diện nhóm thu, treo giá tại vị trí của nhóm. - Kết luận: Câu hỏi 1 các em đều trả lời đúng, câu hỏi 2 một số bạn trả lời khá tốt như: Phải dựa vào dáng đẹp, nhanh nhẹn, cân nặng - Giới thiệu bài: Để hiểu rõ hơn bạn Bình đã sử sụng phương pháp nào để chọn gà giống, chúng ta sẽ tìm ở hiểu bài học hôm nay. - Viết đầu bài trên bảng. b). Các hoạt động tìm hiểu bài mới. Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về chọn giống vật nuôi. Hoạt động của Thầy và Hoạt động của trò. Nội dung - Trước tiên chúng ta tìm hiểu khái niệm. - Giới thiệu cho HS tìm hiểu nội dung về 3 giống gà và yêu cầu trả lời câu hỏi. I. Khái niệm về chọn giống vật nuôi. Với mục đích chăn nuôi để lấy trứng em sẽ chọn giống gà nào và chăn nuôi lấy thịt em chọn giống gà nào? Vì sao? - HS tìm hiểu nội dung suy nghĩ, một vài HS trả lời. - Kết luận: Thực tế đôi khi mục đích chăn nuôi có thể thay đổi và chăn nuôi với nhiều mục đích khác nhau. (VD: Ban đầu với mục đích lấy trứng, sau chuyển sang bán thịt) Thế nào là chọn giống vật nuôi? - HS tìm hiểu SGK suy nghĩ, trả lời. - Kết luận: Căn cứ vào mục đích chăn nuôi để chọn những vật nuôi đực và cái giữ lại làm giống gọi là chọn giống vật nuôi. - Tìm hiểu ví dụ trong SGK em hãy trả lời 2 câu hỏi sau: 1. Mục đích chọn gà trống và gà mái giống ri để làm gì ? 2. Chọn gà trống, gà mái giống ri đã dựa vào tiêu chuẩn nào? - HS trả lời: 1. Để có giống gà Ri ngày càng tốt hơn. 2. Chọn gà trống mau lớn, gà mái mau lớn, đẻ nhiều trứng, ấp trứng và nuôi con khéo. Em có thể lấy thêm ví dụ về chọn giống vật nuôi? - HS liên hệ thực tế, suy nghĩ và trả lời. (lấy ví dụ chọn lọc giống cá, ngan, vịt, bò, lợn, mèo) - Giới thiệu về chọn giống gà Đông tảo của địa phương trên màn chiếu. - Khái niệm (SGK) - Ví dụ khác: - Kết luận: Chọn giống vật nuôi căn cứ vào: + Mục đích chăn nuôi. + Ngoại hình bên ngoài mang các đặc trưng của giống vật nuôi. + Mặt sinh lí, chất lượng bên trong cơ thể vật nuôi. Hoạt động 2: Tìm hiểu một số phương pháp chọn giống vật nuôi. Hoạt động của Thầy và Hoạt động của trò. Nội dung - Yêu cầu HS toàn lớp tìm hiểu nội dung mục II trong SGK/ tr - 89 - HS làm việc cá nhân tự đọc nội dung mục II. II. Một số phương pháp chọn giống vật nuôi. - Quan sát các hình ảnh trong 2 quy trình. Quy trình nào thể hiện phương pháp chọn lọc hàng loạt? Quy trình nào thể hiện phương pháp chọn giống kiểm tra năng suất? - Cá nhân một vài HS suy nghĩ trả lời. - Kết luận: + Quy trình 1: PP Chọn lọc hàng loạt. + Quy trình 2: PP Kiểm tra năng suất. 1. Chọn lọc hàng loạt. - Từ khái niệm em cho biết phương pháp chọn lọc hàng loạt được thực hiện như thế nào? - Một vài HS trả lời, cá nhân khác bổ sung. - Khái niệm (SGK) - Kết luận bổ sung các câu trả lời , chiếu quy trình thực hiện và giảng: Bản chất PP chọn lọc hàng loạt, chọn lọc thiên về ngoại hình, số lượng, chỉ quan tâm tới các cá thể tốt nhất trong đàn chọn để làm giống. - Chiếu trên màn chiếu ví dụ minh họa cụ thể: - Ưu điểm: (SGK) - Nhược điểm: (SGK) - Các em hãy lấy ví dụ về áp dụng chọn lọc hàng loạt đối với một số giống vật nuôi? - Một vài HS phát biểu lấy ví dụ: - Kết luận: nhận xét, bổ sung cho các ví dụ của học sinh. - Cho HS quan sát tiếp các hình ảnh trong quy trình số 2. 2. Kiểm tra năng suất. - Qua khái niệm em cho biết phương pháp kiểm tra năng suất được thực hiện như thế nào? - Một vài HS trả lời, cá nhân khác bổ sung. - Khái niệm (SGK) - Kết luận các câu trả lời , chiếu quy trình thực hiện và giảng: - Bản chất PP chọn lọc kiểm tra năng suất khi chọn lọc kết hợp khá đầy đủ về ngoại hình, sinh lí và số lượng sức sản xuất của vật nuôi, chọn tất cả các cá thể đạt “chuẩn” trong đàn chọn để làm giống. - Ưu điểm:(SGK) - Nhược điểm:(SGK) - Yêu cầu các nhóm làm việc cá nhân, sau đó thảo luận nhóm hoàn thành nội dung yêu cầu trên khổ giấy A1. - Quan sát, hướng dẫn các nhóm làm việc. - Hướng dẫn các nhóm tự đánh giá chéo kết quả. + Yêu cầu nhóm 1 chuyển kết quả cho nhóm 2, tương tự nhóm 2 chuyển cho nhóm 3, nhóm 3 chuyển cho nhóm 4, nhóm 4 chuyển cho nhóm 5, nhóm 5 chuyển cho nhóm 1. + Chiếu đáp án. + Các nhóm căn cứ vào đó đánh giá (sai, đúng) không cho điểm. + Quan sát kiểm tra các nhóm đánh giá. - Nhận xét hoạt động của các nhóm. - Giới thiệu mục đích quản lí giống vật nuôi. + Nhằm giữ cho các giống vật nuôi không bị pha tạp về mặt di truyền. + Tạo thuận lợi cho việc chọn lọc giống thuần chủng hoặc lai tạo giống vật nuôi. III. Quản lí giống vật nuôi. - Mục đích (SGK) 4. Bài tập củng cố. - Hệ thống lại kiến thức cơ bản của bài bằng sơ đồ tư duy trên bảng. Bài tập 1: Chiếu nội dung trên màn chiếu. Em hãy cho biết Bình đã sử dụng phương pháp chọn giống nào? - Một vài HS trả lời. - Kết luận: Bình đã sử dụng phương pháp chọn giống hàng loạt. Bài tập 2: - Chiếu nội dung bài tập 2 trên màn chiếu. - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi hoàn thành bài tập 1. - Chiếu đáp án: - Yêu cầu các nhóm tự đánh giá chéo lẫn nhau và nộp bài tập cho giáo viên. Bài tập 3: - Chiếu nội dung bài tập 1 trên màn chiếu. - Gọi một vài HS trả lời và lần lượt chiếu kết quả. 1 2 3 4 5 6 X X O X O O 5. Hướng dẫn về nhà ôn tập. - Đọc nội dung phần ghi nhớ (SGK) - Tìm hiểu lại nội dung của bài. - Trả lời các câu hỏi ở cuối bài. ---------- ***** --------- Giáo án 02 Tiết 25 Bài 34 NHÂN GIỐNG VẬT NUÔI I. Mục tiêu của bài học. - Hiểu được khái niệm về chọn phối vật nuôi. - Biết được các phương pháp chọn phối, và khái niệm mục đích, yêu cầu nhân giống thuần chủng ở vật nuôi. II. Chuẩn bị thiết bị, đồ dùng dạy học. 1. Học sinh. - Vở ghi, giấy nháp, SGK 2. Giáo viên - Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, màn chiếu. - Đồ dùng: + SGK, Giáo án. + Bút các màu (20 chiếc). + Giấy A1 có bài tập (5 tờ) dành cho HS hoạt động nhóm ở kỹ thuật khăn phủ bàn. + Giấy A2 có in bài tập sơ đồ (10 tờ) dành cho HS hoạt động thảo luận cặp đôi. + Giấy A1 có in bài tập sơ đồ (1 tờ) dành cho HS hoạt động nhóm ở kỹ thuật bể cá. III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học. - Phương pháp: Giải quyết vấn đề. - Kỹ thuật dạy học tích cực: + Sơ đồ tư duy (khi trình bày nội dung trên bảng) + Kỹ thuật bể cá. + Khăn phủ bàn. + Thảo luận cặp đôi. + Viết tích cực + Đọc tích cực. + Đàm thoại, giải thích IV. Các hoạt động dạy và học 1. Ổn định lớp. - Ổn định tổ chức. - Lớp: 7a Sĩ số: 20 Vắng: 0 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu câu hỏi trên màn chiếu. Gọi HS trả lời. - HS trả lời - Nhận xét, cho điểm. 3. Bài mới. a). Hoạt động mở đầu. - Giới thiệu câu chuyện của hai bạn Bình và An chiếu trên nàm chiếu. - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi - Bình và An thực hiện ghép đôi giữa gà trống tre với gà mái tre có mục đích gì? - HS suy nghĩ, một vài em trả lời. - Kết luận: Tạo ra nhiều vật nuôi con cùng giống với bố, mẹ. - Giới thiệu bài: Bình và An đã thực hiện phương pháp chọn phối nào? Để trả lời câu hỏi đó chúng ta tìm hiểu bài học ngày hôm nay. b). Các hoạt động tìm hiểu bài mới. Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về chọn phối. Hoạt động của Thầy và Hoạt động của trò. Nội dung - Chiếu sơ đồ hình ảnh mô tả khái niệm về chọn phối? I. Chọn phối. 1. Thế nào là chọn phối. - Quan sát sơ đồ hình ảnh em hãy cho biết thế nào là chọn phối? - Tìm hiểu thêm nội dung SGK và trả lời. - Kết luận: Chọn phối là chọn con đực ghép đôi với con cái cho sinh sản theo mục đích chăn nuôi. - Đàn gà con tốt chúng ta đánh giá được điều gì ? - Một vài học sinh trả lời. - Nhận xét câu trả lời. - Khái niệm. (SGK) - Chiếu sơ đồ hình ảnh và kết luận: Sẽ đánh giá được việc chọn lọc giống đúng (chọn con đực, con cái giống tốt) và việc chọn phối (cho ghép con đực với con cái) là đúng. - Chiếu và nêu yêu cầu, nội dung bài tập nhóm. - Cho các con vật nuôi sau, các nhóm hãy chọn các con đực và cái để chọn phối cho phù hợp (vẽ mũi tên có hai đầu)? - Các em hãy lấy bút màu và mở tờ giấy A1 (có kẻ sẵn bài tập). - Yêu cầu các nhóm làm việc cá nhân, sau đó thảo luận nhóm hoàn thành nội dung yêu cầu trên khổ giấy A1. - Quan sát, hướng dẫn các nhóm làm việc. - Hướng dẫn các nhóm tự đánh giá chéo kết quả. + Yêu cầu nhóm 1 chuyển kết quả cho nhóm 2, tương tự nhóm 2 chuyển cho nhóm 3, nhóm 3 chuyển cho nhóm 4, nhóm 4 chuyển cho nhóm 5, nhóm 5 chuyển cho nhóm 1. + Chiếu đáp án. + Các nhóm căn cứ vào đó đánh giá (sai, đúng) không cho điểm. + Quan sát kiểm tra các nhóm đánh giá. - Nhận xét hoạt động của các nhóm. - Qua bài tập nhóm chúng ta đã thực hiện 2 phương pháp chọn phối đó là các phương pháp nào, ta chuyển sang mục 2. - Yêu cầu HS làm việc cá nhân đọc nội mục I.2 trong SGK/tr-91. - Thế nào là chọn phối cùng giống, chọn phối khác giống? - Cho HS phát biểu, một vài HS khác nhận xét. - Khi nào thực hiện chọn phối cùng giống và chọn phối khác giống? - Cho HS phát biểu, một vài HS khác nhận xét. - Kết luận: + Khi muốn nhân lên một giống tốt, chọn ghép con đực với con cái cùng giống (chọn phối cùng giống). + Khi muốn lai tạo, chọn ghép con đực với con cái khác giống (là chọn phối khác giống). - Chiếu VD trong SGK. 2. Các phương pháp chọn phối. - Chọn phối cùng giống. (SGK) - Chọn phối khác giống. (SGK) - Giống gà Rốt - Ri có cùng giống với bố, mẹ không? - Cho một vài HS trả lời. - Kết luận: Gà Rốt - Ri khác giống với bố,mẹ nhưng mang đặc điểm tốt của cả bố, mẹ. - Cả lớp suy nghĩ lấy thêm ví dụ về chọn phối cùng giống, chọn phối khác giống? - Cho vài HS phát biểu. - Giới thiệu thêm một số ví dụ trên màn chiếu. Hoạt động 2: Tìm hiểu về nhân giống vật nuôi. Hoạt động của Thầy và Hoạt động của trò. Nội dung - Toàn lớp làm việc cá nhân đọc nội dung mục II.1 trang 91, và ví dụ trang 92 trong SGK. - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, điền nội dung trên phiếu bài tập. - HS nhận phiếu bài tập và thảo luận. - Quan sát, hướng dẫn cặp đôi làm việc. - Thông báo các nhóm thực hiện việc đảo chéo giữa các nhóm. (Nhóm chẵn, chuyển cho nhóm lẻ). - Chiếu đáp án trên màn chiếu yêu cầu các cặp đôi tự chấm, rồi thu phiếu bài tập nộp cho giáo viên. II. Nhân giống thuần chủng. 1. Nhân giống thuần chủng là gì? - Khái niệm.(SGK) - Mục đích. (SGK) - Yêu cầu. (SGK) - Nhận xét hoạt động, kết quả của các nhóm. - Kết luận: Nội dung khái niệm, mục đích, yêu cầu nhân giống thuần chủng. - Em hãy đánh dấu (X) vào các phương pháp nhân giống, đời con theo mẫu bảng sau sao cho phù hợp với các phương pháp chọn phối. - Chiếu nội dung bài tập trên màn chiếu, yêu cầu học sinh trả lời nhanh và kết luận đáp án. - Yêu cầu HS đọc tìm hiểu nội dung mục II.2 trang 92 (SGK). - Nhóm gồm 3 em lên bảng thảo luận, điền nội dung (tóm tắt ngắn gọn, đủ ý) cho sơ đồ ở bài tập sau. - Nhóm nhận giấy A1 gắn trên bảng, thảo luận, điền nội dung. - Các em còn lại quan sát, tìm hiểu nội dung bạn điền trên bảng. - Cho một vài HS nhận xét nội dung. - Chiếu đáp án và kết luận nội dung mục II.2 2. Làm thế nào để nhân giống thuần chủng đạt kết quả. - Nội dung (SGK) 4. Bài tập củng cố. - Hệ thống lại kiến thức cơ bản của bài bằng sơ đồ tư duy trên bảng. Bài tập 1: - Chiếu nội dung bài tập 1 trên màn chiếu. Gọi HS phát biểu và chiếu nhanh đáp án. Bài tập 2: - Chiếu nội dung bài tập 2 trên màn chiếu. - Gọi HS phát biểu và chiếu và kết luận đáp án. Bài tập 3: - Chiếu nội dung bài tập 3 trên màn chiếu. - Gọi HS phát biểu và chiếu nhanh đáp án. Bài tập 4: - Chiếu nội dung bài tập 4 trên màn chiếu. - Gọi HS phát biểu và chiếu nhanh đáp án. Bài tập 5: - Chiếu nội dung bài tập 5 trên màn chiếu. - Gọi HS phát biểu và chiếu đáp án. Bài tập 6: - Chiếu nội dung bài tập 6 trên màn chiếu. Gọi HS phát biểu và chiếu đáp án. 5. Hướng dẫn về nhà ôn tập. - Đọc nội dung phần ghi nhớ (SGK) - Tìm hiểu lại nội dung của bài. - Trả lời các câu hỏi ở cuối bài. ---------- ***** --------- Bước 4: Tiến hành tổ chức thực hiện các hoạt động Dạy & Học theo định hướng tiếp cận năng lực học sinh. - Các hoạt động Dạy & Học được thực hiện

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThuc hien dong bo Day hoc Kiem tra danh gia theo huong tiep can nang luc hoc sinh o chu de Giong vat.doc
Tài liệu liên quan