Thực tập Hướng nghiệp tại công ty cổ phần chứng khoán Rồng Việt (VDSC)

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN RỒNG VIỆT (VDSC).

1.1 NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN . 3

1.2 SỨ MỆNH . 4

1.3 GIÁ TRỊ CỐT LÕI . 4

1.4 CỔ ĐÔNG SÁNG LẬP. 4

1.5 SO ÐỒ TỔ CHỨC . 7

CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU . 8

2.1 PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ . 8

2.2 KHỐI MÔI GIỚI . 11

2.3 KHỐI TƯ VẤN . 13

CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM . 15

CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT CHO NGÀNH HỌC KINH DOANH QUỐC TẾ . 17

pdf20 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3211 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực tập Hướng nghiệp tại công ty cổ phần chứng khoán Rồng Việt (VDSC), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... TIỂU LUẬN HƯỚNG NGHIỆP SVTH: VŨ NGỌC YẾN MỤC LỤC CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN RỒNG VIỆT (VDSC) ........................................................................................................................................................... 3 1.1 NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN ........................................................................................ 3 1.2 SỨ MỆNH .......................................................................................................................... 4 1.3 GIÁ TRỊ CỐT LÕI ............................................................................................................. 4 1.4 CỔ ĐÔNG SÁNG LẬP....................................................................................................... 4 1.5 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC ............................................................................................................... 7 CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................................... 8 2.1 PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ ................................................................................... 8 2.2 KHỐI MÔI GIỚI .............................................................................................................. 11 2.3 KHỐI TƢ VẤN ................................................................................................................. 13 CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM ................................................................................... 15 CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT CHO NGÀNH HỌC KINH DOANH QUỐC TẾ ............................... 17 TIỂU LUẬN HƯỚNG NGHIỆP SVTH: VŨ NGỌC YẾN CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN RỒNG VIỆT (VDSC) Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VIET DRAGON SECURITIES CORPORATION, giọi tắt là VDSC) được thành lập theo Giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán số 32/UBCK-GPĐKKD do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày 21/12/2006 và giấy phép điều chỉnh số 32/UBCK-GP ngày 15/08/2007. Với mức vốn điều lệ hiện tại là 330 tỷ đồng. VDSC được phép thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ kinh doanh bao gồm: môi giới chứng khoán, lưu ký chứng khoán, tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán và tự doanh. VDSC chính thức khai trương hoạt động từ ngày 26/04/2007 với mong muốn sẽ đóng chung góp tích cực vào sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. Với định hướng trở thành NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ hàng đầu và tốt nhất Việt Nam, VDSC lấy “trung thực, chuyên nghiệp, sáng tạo và hiệu quả” làm tôn chỉ hoạt động trên nền tảng triết lý kinh doanh “Sáng tạo không ngừng trước các cơ hội kinh doanh”. 1.1 NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN: Tên công ty: Công ty cổ phần chứng khoán Rồng Việt Viết tắt: VDSC Website: www.vdsc.com.vn Trụ sở chính: Tòa nhà Estar, tầng 3-4-5, 147-149 Võ Văn Tần, Q.3, Tp.HCM TIỂU LUẬN HƯỚNG NGHIỆP SVTH: VŨ NGỌC YẾN 1.2 SỨ MỆNH: Không ngừng suy nghĩ và hành động nhằm tạo ra giá trị cao nhất cho khách hàng, cổ đông và người lao động, đồng thời đóng góp vào sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. Bên cạnh đó, chúng tôi mong muốn chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng và xã hội trong phá trình phát triển đất nước. 1.3 GIÁ TRỊ CỐT LÕI: Tại VDSC, đội ngũ quản trị, điều hành và toàn thể cán bộ nhân viên cùng chia sẻ và cam kết tuân thủ những giá trị cốt lõi dưới đây làm nguyên tắc, định hướng cho các hoạt động của mình: 1. Lợi ích khách hàng là ưu tiên hàng đầu trong mọi hoạt động của VDSC 2. Tính liêm chính và minh bạch 3. Tính đoàn kết và tinh thần đồng đội 4. Khuyến khích và chấp nhận sự thay đổi, cải tiến trong suy nghĩ, hành động và phương pháp tổ chức, làm việc nhằm đem lại những cơ hội tạo ra giá trị cao hơn cho công ty. 5. Công ty cam kết và tạo điều kiện hỗ trợ cho sự phát triển năng lực của nhân viên nhằm đạt đến và duy trì ở mức độ cao những kỹ năng cần thiết và tính chuyên nghiệp trong công việc. Đội ngũ quản trị, điều hành và cán bộ nhân viên VDSC cam kết sẽ làm việc với niềm đam mê, tinh thần trách nhiệm và nỗ lực tối đa vì sự phát triển của công ty và mỗi cá nhân. 1.4 CỔ ĐÔNG SÁNG LẬP: Các cổ đông sáng lập của VDSC là những tổ chức, cá nhân họat động chủ yếu trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, đầu tư và thƣơng mại dịch vụ. Sự kết hợp của các TIỂU LUẬN HƯỚNG NGHIỆP SVTH: VŨ NGỌC YẾN cổ đông sáng lập bao gồm các tổ chức tài chính, kinh tế lớn, năng lực tài chính mạnh, có uy tín và kinh nghiệm hoạt động lâu năm trên thương trường và các chuyên gia tài chính giàu năng lực, kinh nghiệm và tâm huyết với sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam là cơ sở để tạo nên uy tín và sự thành công cho VDSC. a. Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam-EXIMBANK: Là cổ đông sáng lập và là cổ đông pháp nhân lớn nhất của VDSC, Eximbank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập đầu tiên ở Việt Nam và thuộc nhóm ngân hàng cổ phần hàng đầu Việt Nam về quy mô tài vốn, tổng tài sản và hiệu quả hoạt động kinh doanh. Eximbank có thế mạnh truyền thống về tài trợ xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ và đang hướng đến mục tiêu trở thành một ngân hàng tiêu chuẩn trung bình trong khu vực vào năm 2010. b. Tổng công ty thƣơng mại Sài Gòn-SATRA: Satra là một trong những tập đoàn mạnh nhất ở khu vực phía NamViệt Nam về hoạt động thƣơng mại và dịch vụ. Satra không chỉ chuyên nghiệp trong các hoạt động thƣơng mại mà còn có năng lực rất lớn trong các hoạt động đầu tư tài chính qua các hình thức góp vốn trực tiếp vào các doanh nghiệp khác. c. Công ty cổ phần Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Việt Long-VDFM: Được thành lập bởi Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn và các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, VDFM đang nổ lực để trở thành một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực quản lý quỹ đầu tư ở Việt Nam. TIỂU LUẬN HƯỚNG NGHIỆP SVTH: VŨ NGỌC YẾN Hiện nay. VDFM đang quản lý Quỹ đầu tư tăng trưởng Việt Long có quy mô vốn điều lệ là 300 tỷ đồng, với sự tham gia góp vốn của các tập đoàn tài chính, ngân hàng mạnh của Việt Nam như: Tập đoàn Bảo Việt, Eximbank, Habubank… VDFM thông qua VLF đã tham gia đầu tư vào VDSC và trở thành đối tác chiến lược của VDSC. d. Công ty cổ phần Đầu tư Tài chính Sài Gòn Á Châu: Là một tổ chức đầu tư tài chính chuyên nghiệp. Công ty cổ phần Đầu tư tài chính Sài Gòn Á Châu là cổ đông sáng lập và đối tác chiến lược của VDSC, đồng thời là cổ đông chiến lược của một số định chế tài chính khác như Eximbank, Công ty cổ phần Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Việt Long (VDFM)… e. Công ty cổ phần Thương mại Nguyễn Kim: Là chủ sở hữu của Trung tâm mua sắm Sài Gòn- Nguyễn Kim, một trong những địa chỉ mua sắm đáng tin cậy nhất đối với người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh, Công ty cổ phần thƣơng mại Nguyễn Kim đang có kế hoạch mở rộng mạng lưới trung tâm mua sắm hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực đầu tư tài chính và đầu tư bất động sản. TIỂU LUẬN HƯỚNG NGHIỆP SVTH: VŨ NGỌC YẾN 1.5 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC: TIỂU LUẬN HƯỚNG NGHIỆP SVTH: VŨ NGỌC YẾN CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2.1 PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ 01 Họ và tên TRẦN THỊ XUÂN HÀ Chức danh Trưởng phòng nhân sự Phòng ban công tác Nhân sự Trình độ học vấn Đại học Hệ đào tạo Đông Phương học-Trung văn a. Chi tiết cơng việc: Gồm 2 mảng chính: 1. Tuyển dụng nhân sự: với mục tiêu đáp ứng nhu cầu và yêu cầu cụ thể của từng phịng ban trong cơng ty. Sau khi tuyển dụng nhân viên, phòng nhân sự tiến hành tập huấn nghiệp vụ cụ thể. Để phục vụ cho việc tập huấn nghiệp vụ nhanh hơn sau khi đào tạo, chị Hà đã tiến hành cho thực hiện việc xây dựng sổ tay dành cho nhân viên với những điều cốt lõi và thƣờng gặp nhất khi nhân viên bƣớc vào làm việc tại VDSC. 2. Tổng hợp, theo dõi tiền lƣơng, thuế thu nhập cá nhân, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các chính sách liên quan đến nhân sự nhƣ nghỉ phép, thai sản… b. Những kiến thức, kỹ năng cần thiết để làm trưởng phòng nhân sự: - Về mặt chuyên môn: Cần phải có kĩ năng, phương pháp để tìm ra ứng viên phù hợp với phòng ban trong công ty. Các tính cách của ứng viên sẽ được phân TIỂU LUẬN HƯỚNG NGHIỆP SVTH: VŨ NGỌC YẾN tích thông qua quá trình kiểm tra, phỏng vấn và đòi hỏi độ nhạy bén, sự nhìn nhận thấu đáo và đưa ra những nhận xét ban đầu về tính cách, về khả năng của ứng viên. Cần phải am hiểu về hoạt động kinh doanh của VDSC cũng như các hoạt động riêng lẻ của từng phòng ban để có thể tuyển nhân viên phù hợp. - Về mặt kỹ năng cần có: Phải có khả năng quan sát, đánh giá và đưa ra nhận xét để có thể đánh giá năng lực làm việc của nhân viên Phải có kĩ năng giao tiếp tốt, cần có sự thông hiểu nguồn nhân lực để có thể hài hòa được nhu cầu của nhân viên cũng như nhu cầu về nhân sự của VDSC. Phải biết sử dụng những máy móc, phương tiện cơ bản trong văn phòng như máy tính, fax, photo,… Khả năng tiếp thu và truyền đạt thông tin để có thể nắm bắt được những phản hồi của nhân viên trong công ty và đào tạo nhân viên mới dễ dàng hơn. c. Thuận lợi trong công việc: được làm việc trong một môi trường trẻ, năng động, thời gian làm việc linh hoạt, mối quan hệ giữa các đồng nghiệp chân thành, thẳng thắn. Lãnh đạo công ty cởi mở, được phép đưa ý kiến, phản hồi và trao đổi thẳng thắn. Điều kiện làm việc tốt, những phương tiện hỗ trợ được cung cấp khi cần thiết tạo được môi trường làm việc thoải mái, chủ động trong công việc. d. Khó khăn: tình hình thị trường hiện nay không như mong muốn nên kinh phí dành cho nhân sự trong việc đào tạo có giới hạn. Khó có thể thực hiện các hoạt động, sinh hoạt đội nhóm cho nhân viên trong VDSC với nguồn ngân sách hiện có. TIỂU LUẬN HƯỚNG NGHIỆP SVTH: VŨ NGỌC YẾN Việc tuyển dụng không thường xuyên và tập trung cũng gây khó khăn cho việc huấn luyện nhân viên mới. e. Điều tâm đắc: Nắm bắt được tâm lý của nhân viên để khuyến khích nhân viên đi làm trong thời gian khó khăn của thị trường. Dung hòa được mức lương trung bình của thị trường và công ty. Nắm bắt được tính cách của nhân viên để phân bổ công việc phù hợp cho từng người. f. Lời khuyên cho sinh viên mới ra trường: - Sinh viên mới tốt nghiệp cần phải nắm được luật lao động vì sinh viên đã phải chuẩn bị để ký một hợp đồng lao động nhưng lại không nắm rõ luật. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của sinh viên khi đi làm. - Cần rèn luyện khả năng quan sát, nhận xét và phán đoán tình huống. Bên cạnh đó sinh viên cần chủ động làm quen và học hỏi kinh nghiệm từ những anh chị đồng nghiệp. - Chủ động tìm hiểu thêm các lĩnh vực có liên quan đến công việc của mình. TIỂU LUẬN HƯỚNG NGHIỆP SVTH: VŨ NGỌC YẾN 2.2 KHỐI MÔI GIỚI: 02 Họ và tên NGUYỄN ANH TUẤN Chức danh Phó phòng môi giới Phòng ban công tác Môi giới Trình độ học vấn Đại học Hệ đào tạo Tài chính tín dụng và kinh doanh tiền tệ. a. Chi tiết công việc: anh Tuấn đảm nhận về việc tìm kiếm và chăm sóc khách hàng bao gồm cả cá nhân và tổ chức. Bên cạnh đó anh cũng chịu trách việc tư vấn cho các nhà đầu tư. b. Những kiến thức, kỹ năng cần thiết để làm phó phòng môi giới: - Về mặt kỹ năng cần có: Kỹ năng giao tiếp để tìm kiếm và chăm sóc khách hàng. Phải có tính quyết đoán để tư vấn cho khách hàng khi cần thiết. Tự trau dồi thêm kiến thức của nhiều ngành nghề trên các phương tiện truyền thông như báo, tạp chí, internet và những kiến thức liên quan đến vĩ mô. Bên cạnh đó, đạo đức nghề nghiệp cũng là một điều rất quan trọng đối với một chuyên viên môi giới. c. Thuận lợi trong công việc: những nhân viên dưới quyền, đồng nghiệp và cấp trên ủng hộ và hỗ trợ trong công việc. d. Khó khăn: tình hình thị trường khắc nghiệt làm cho việc tìm kiếm khách hàng ngày càng khó hơn. TIỂU LUẬN HƯỚNG NGHIỆP SVTH: VŨ NGỌC YẾN e. Điều tâm đắc: Được tư vấn cho khách hàng. f. Lời khuyên cho sinh viên mới ra trường: Sinh viên cần xác định rõ nghề nghiệp yêu thích, mức độ phù hợp của bản thân về măt khả năng, đạo đức đốùi với công việc đó. Phải rèn luyện khả năng tìm kiếm và nắm bắt thông tin trên các phương tiện truyền thông, cá nhân … Cần kiên nhẫn nghiên cứu sách vở, tìm hiểu kinh nghiệm của người đi trước về mọi lĩnh vực như văn hóa, xã hội, pháp luật, và các ngành nghề kinh tế liên quan. Không nên học những khóa học ngắn hạn vì các kiến thức được giảng đều là những kinh nghiệm lạc hậu từ 3 đến 4 năm trước. Cách học hay nhất là nên để bản thân trở thành một nhà đầu tư hoặc làm trong một công ty chứng khoán. TIỂU LUẬN HƯỚNG NGHIỆP SVTH: VŨ NGỌC YẾN 2.3 KHỐI TƯ VẤN: 03 Họ và tên HỒ TẤN ĐẠT Chức danh Trưởng phòng tư vấn 1 Phòng ban công tác Tư vấn và tài chính doanh nghiệp Trình độ học vấn Cao học Hệ đào tạo Tài chính-tín dụng a. Chi tiết cơng việc: Lên kế hoạch cho phòng và phân công nhiệm vụ cho nhân viên. Kiểm tra, giám sát quá trình triển khai kế hoạch và những hồ sơ của khách hàng mà nhân viên phòng đã thực hiện. Tiếp xúc và tìm kiếm khách hàng. b. Những kiến thức, kỹ năng cần thiết để làm trưởng phòng tư vấn: - Về mặt chuyên môn: trang bị thêm các kiến thức chuyên sâu liên quan đến tài chính như kế toán tài chính, kế toán quản trị. Ngoài ra còn học thêm các công cụ phân tích, phương pháp đánh giá tình hình tài chính của một công ty. - Về mặt kỹ năng cần có: Khả năng giao tiếp để thuyết phục khách hàng, nhân viên, đồng nghiệp và cả các cấp lãnh đạo. Khả năng viết, trình bày, diễn đạt ý tưởng để viết bài báo cáo, phân tích. Khả năng tìm kiếm những thông tin có liên quan đến các ngành nghề kinh tế. TIỂU LUẬN HƯỚNG NGHIỆP SVTH: VŨ NGỌC YẾN c. Thuận lợi trong công việc: được làm việc trong một môi trường trẻ, năng động, thời gian làm việc linh hoạt, mối quan hệ giữa các đồng nghiệp chân thành, thẳng thắn. Lãnh đạo công ty cởi mở, được phép đưa ý kiến, phản hồi và trao đổi thẳng thắn. Phương tiện làm việc đầy đủ tạo được môi trường làm việc thoải mái, chủ động trong công việc. d. Khó khăn: tình hình thị trường hiện nay không như mong muốn nên việc tìm kiếm khách hàng cũng khó khăn. Bên cạnh đó kiến thức bản thân cũng chưa sâu và bao quát toàn bộ, mối quan hệ còn ít để có thể sử dụng hữu hiệu khi tìm kiếm khách hàng và do công ty quy mô còn nhỏ nên các nghiệp vụ phục vụ cho khách hàng cũng còn hạn chế. e. Điều tâm đắc: Có thể hoàn thiện được bản thân, phát triển tư duy cả về trình độ chuyên môn và kỹ năng. f. Lời khuyên cho sinh viên mới ra trường: Phải xác định được những mặt còn thiếu, và yếu của mình rồi đưa ra những biện pháp để khách phục những mặt đó. Học hỏi phong cách làm việc và đánh giá tùy theo từng môi trường để học hỏi vì trong môi trường làm việc lợi ích và quyền lợi đi kèm với nhau, phải đánh giá được tình huống để học hỏi mà không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của những nhân viên khác. Không được nóng vội mà phải biết nhẫn nại, hòa đồng với đồng nghiệp. TIỂU LUẬN HƯỚNG NGHIỆP SVTH: VŨ NGỌC YẾN CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM Trong thời gian gần 1 tháng thực tập tại công ty cổ phần chứng khoán Rồng Việt (VDSC) tại phòng quan hệ công chúng. Tôi đã học hỏi đuọc nhiều điều trong một môi trường làm việc thực tế. Đầu tiên là phải hòa đồng, giữa tôi và các bạn cùng thực tập. Tuy là khác bộ phận nhưng khi những kiến thức của các bạn hỗ trợ cho tôi nhiều về sự hiểu biết của các nghiệp vụ của một công ty chứng khoán, cách nhìn nhận và đánh giá tình hình hoạt động của một công ty được niêm yết. Kế đó là sự hòa đồng của sinh viên thực tập và các nhân viên chính thức của công ty. Tôi phải chủ động làm quen, hỏi hang để có thể biết thêm được những thông tin mà mình cần. Thứ hai, cách quan sát và học hỏi. Sinh viên thực tập thì điều gì cũng thấy mới lạ khi bước chân vào môi trường làm việc của một công ty. Học hỏi là điều tất yếu nhưng phải biết lựa chọn thời điểm để hỏi. Tránh trường hợp để giải đáp thắc mắc của mình mà các nhân viên chính thức phải tạm dừng công việc của họ. Khi mọi người trong công ty đang bận rộn, mình phải biết linh động chuyển từ hỏi sang quan sát. Sau khi quan sát có thể hiểu được một số điều mà mình định hỏi và khi đó chỉ can hỏi những điều chưa hiểu hoặc để xác nhận lại xem mình đã hiểu chính xác chưa. Thứ ba, tôi học được những công việc của phòng Quan hệ công chúng (PR). Quản lý thông tin đăng tải trên website, các phương tiện thông tin đại chúng; hợp tác với đơn vị (trươ øng đại học, báo chí, …) để quảng bá thương hiệu của VDSC. TIỂU LUẬN HƯỚNG NGHIỆP SVTH: VŨ NGỌC YẾN Cuối cùng, đó là những kỹ năng sử dụng các dụng cụ văn phòng: máy fax, photocopy, điện thoại nội bộ, … TIỂU LUẬN HƯỚNG NGHIỆP SVTH: VŨ NGỌC YẾN CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT CHO NGÀNH HỌC KINH DOANH QUỐC TẾ Qua thời gian hai năm chuyên ngành vừa qua, bản thân tôi cũng như các bạn khác trong chuyên ngành phần nào đã thỏa mãn được nguyện vọng của bản thân khi chọn đăng kí chuyên ngành này vào cuối giai đoạn đại cương. Tuy nhiên, bên cạnh đó, tôi cũng có một số đề xuất đối với ngành học của mình: - Thứ nhất, về bản thân “thương hiệu” của ngành, cho đến nay trong đại bộ phận sinh viên vẫn chưa có cái nhìn rõ rệt về sự khác biệt giữa Kinh Doanh Quốc Tế và Ngoại Thương, chính vì thế làm giảm đi sức hút của ngành. Tôi đề nghị trên các website của khoa cũng như trường, và trong các buổi giới thiệu chuyên ngành cho sinh viên đại cương, các thầy cô nên làm rõ cho sinh viên thấy sự khác biệt này, và giới thiệu về ngành Kinh Doanh Quốc Tế một cách cụ thể hơn. - Thứ hai, trong bản thân những sinh viên đã học ngành đến giờ này, vẫn còn một số không nhỏ không xác định chính xác được sự khác biệt cũng như mục tiêu của ngành mình. Điều này đến từ hai phía, về phía sinh viên, có lẽ do các bạn hơi hời hợt và ít chú tâm vào ngành, nhưng về phía thầy cô, cũng có khá nhiều người khi đến với sinh viên vẫn còn nói theo kiểu, “Kinh Doanh Quốc Tế là không thèm kinh doanh với trong nước đâu nha”, vẫn biết đôi khi đó là câu nói đùa của thầy cô, nhưng theo tôi nghĩ, chính trong giáo viên còn có một số thầy cô chưa đánh giá hết vai trò của ngành Kinh Doanh Quốc Tế và vẫn đánh đồng nó về với Ngoại Thương. Tôi hy TIỂU LUẬN HƯỚNG NGHIỆP SVTH: VŨ NGỌC YẾN vọng trong thời gian tới, cả thầy cô lẫn sinh viên chuyên ngành Kinh Doanh Quốc Tế đều đánh giá đúng vai trò và mục tiêu của chuyên ngành, mà cần nhất là từ phía thầy cô, những người ảnh hưởng rất lớn đối với thế hệ sinh viên. - Về các môn học của ngành, đối với các môn chuyên ngành tôi thấy việc học là đều rất hợp lý, tuy nhiên tôi cũng xin có ý kiến là với mỗi môn học chuyên ngành như thế này, thầy cô nên nêu chi tiết cụ thể ra mục đích giảng dạy. Mặc dù môn học nào cũng có một bài nhập môn giới thiệu về môn học, nhưng hầu hết đều mang nặng tính lý thuyết, trong khi đó ở những môn chuyên ngành (rất quan trọng này), sinh viên rất muốn thực sự kiến thức trong môn này sẽ được áp dụng cho thực tế như thế nào, hay là bước đệm cho môn học nào v.v… - Đặc biệt với các môn như Mô Phỏng Kinh Doanh Quốc Tế và Thiết Lập và Thẩm Định Dự Án Đầu Tư Quốc Tế, cá nhân tôi rất thích hai môn này, vì tính thực tiễn cao, đòi hỏi sinh viên phải nỗ lực làm việc hết sức. Tiếc là thời gian học môn Mô Phòng Kinh Doanh Quốc Tế khá ngắn, còn khá nhiều vấn đề có thể đào sâu tìm tòi và học hỏi thêm, nếu có thêm cơ hội, tôi vẫn tiếp tục muốn học sâu thêm các môn này. Tuy nhiên, tôi có kiến nghị với môn Thiết Lập và Thẩm Định Dự Án Đầu Tư Quốc Tế, chỉ có 45 tiết là hơi ngắn, đồng thời việc xếp học hai môn này song song với nhau theo tôi là không nên. Vì ở cả hai môn này, đều cần sinh viên làm việc hết sức và nghiêm túc và cố gắng rất nhiều, việc học hai môn này song song cùng một lúc khiến sinh viên khá stress và làm việc quá nhiều. Nếu có thể TIỂU LUẬN HƯỚNG NGHIỆP SVTH: VŨ NGỌC YẾN xếp hai môn ra hai giai đoạn khác nhau thì sẽ tạo điều kiện cho sinh viên nghiên cứu và học hỏi được nhiều hơn. - Về môn Anh văn, thật lòng tôi cảm thấy mình không học được gì nhiều với hai học kì học Anh văn chuyên ngành cả. Tôi cảm thấy phương pháp dạy Anh văn hiện nay là chưa hiệu quả. Bản thân là một sinh viên học Anh văn khá, nhưng tôi cảm thấy tiếng Anh mình mai một dần khi học tại giảng đường Đại Học. Thêm vào đó, giáo trình Anh văn đại học không đồng đều đối với sinh viên. Đối với một số sinh viên khá giỏi, việc hiểu và theo kịp giáo trình không quá khó khăn, nhưng với các bạn sinh viên còn lại thì không được như thế. Với môn Anh văn chuyên ngành, chủ yếu được ho

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTiểu luận hướng nghiệp công ty cổ phần chứng khoán rồng việt (vdsc).pdf
Tài liệu liên quan