Thực tập tay nghề quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị một số bệnh trên gà thịt giai đoạn từ 1 đến 60 ngày tuổi

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 3

2.1 Tổng quan trại thực nghiệm chăn nuôi 3

2.2 Một số bệnh trên gà thịt 4

2.2.1 Bệnh Gumboro 4

2.2.2 Bệnh Newcastle 6

2.2.3 Bệnh cúm gia cầm 11

2.2.4 Bệnh tụ huyết trùng 13

2.2.5 Bệnh hô hấp mãn tính (CRD) 14

CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

3.1 Thời gian 19

3.2 Địa điểm 19

3.3 Đối tượng nghiên cứu 19

3.4 Các chỉ tiêu theo dõi 19

3.5 Phương tiện và phương pháp 19

3.5.1 Phương tiện 19

3.5.2 Phương pháp nghiên cứu 19

3.6 Nội dung thực hiện 21

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 23

4.1 Tỷ lệ hao hụt của đàn gà thịt 23

4.2 Tăng trọng bình quân/con/tuần 24

4.3 Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) 25

4.4 Tỷ lệ bệnh 25

4.5 Tỷ lệ điều trị khỏi bệnh 26

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN- ĐỀ NGHỊ 27

5.1 Kết luận 27

5.2 Đề nghị 27

PHỤ CHƯƠNG 28

1. Thức ăn 28

2. Thuốc thú y 29

TÀI LIỆU THAM KHẢO 32

 

doc37 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 461 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực tập tay nghề quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị một số bệnh trên gà thịt giai đoạn từ 1 đến 60 ngày tuổi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH KHOA NHÔNG NGHIỆP - THỦY SẢN THỰC TẬP TAY NGHỀ QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG TRỊ MỘT SỐ BỆNH TRÊN GÀ THỊT GIAI ĐOẠN TỪ 1 ĐẾN 60 NGÀY TUỔI Gíao viên hưóng dẫn: Nguyễn Thị Mộng Nhi Sinh viên thực tập : Trần Huỳnh Ngọc Trân MSSV : 111316128 Khóa: 2016-2021 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Nghề chăn nuôi gia cầm là một nghề phát triển lâu đời ở nước ta, chủ yếu nuôi theo hộ gia đình, thả lan để tận dụng nguồn thức ăn rơi vãi từ sản xuất nông nghiệp nhằm cải thiện đời sống cho gia đình. Những năm gần đây, do sự phát triển của xã hội, sự đổi mới của đất nước, người dân nhận thức được sự đổi mới của việc sản xuất mang tính tự cung tự cấp chuyển sang sản xuất hàng hoá. Nghề chăn nuôi cũng theo đó mà phát triển, họ đã nghĩ đến một số lượng sản phẩm như: thịt, trứng, con giống bằng phương thức nuôi công nghiệp và bán công nghiệp nhằm cung cấp ra thị trường với mục đích thu nhiều lợi nhuận. Chăn nuôi gà thịt cũng theo đó mà phát triển và hội nhập vào xu thế chung của ngành chăn nuôi. Với điều kiện tự nhiên và thuận lợi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, việc chăn nuôi gà thịt là một nhu cầu phát triển cần thiết nhằm cung cấp nguồn thịt với giá trị kinh tế cao và giá thành thấp cho người tiêu dùng. Trong đó gà ta nuôi thịt là con giống có tiềm năng phát triển cao vì chúng dễ nuôi và cho giá trị kinh tế cao. Giống gà này có một số đặc điểm nổi bật như: tỷ lệ thân thịt cao, chất lượng thịt thơm ngon, thích hợp nuôi thả vườn, phù hợp với thị hiếu người dân. Tuy nhiên, việc chăn nuôi gà còn kém phát triển vì vậy cần nghiên cứu và phát triển thêm nhiều đàn gà. Nhận thấy được tiềm năng phát triển của ngành chăn nuôi gà ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long và nhằm cung cấp cho người chăn nuôi những kiến thức cần thiết chăn nuôi gia cầm và phòng chống, điều trị một số bệnh trên gia cầm, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy đề tài nghiên cứu: “Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị một số bệnh trên gà thịt giai đoạn từ 1 đến 60 ngày tuổi” được tiến hành. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu - Theo dõi khả năng sinh trưởng của đàn gà ở giai đoạn từ 1 đến 60 ngày tuổi. - Tỷ lệ hao hụt. - Tỷ lệ bệnh và khỏi bệnh trên đàn gà thí nghiệm. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 Tổng quan trại thực nghiệm chăn nuôi 2.1.1 Điều kiện tự nhiên Được sự đồng ý của Khoa Nông Nghiệp Thủy Sản – Bộ môn Chăn nuôi thý y đề tài được thực hiện tại Trại chăn nuôi của trường Đại học Trà Vinh Vị trí trại nằm trực thuộc 126 - Đường tránh quốc lộ 5 - Khóm 1 – Phường 9 – TP Trà Vinh. 2.1.2 Vị trí địa lý Vị trí trại nằm trên vùng đất cao ráo, có độ dốc thoai thoải theo hướng Đông – Nam, vào mùa hè các dãy trại đều có thể hứng được gió Đông – Nam. Thông thoáng, có cổng ra vào, cách chợ, khu dân cư 1km. Thuận lợi trong việc xuất nhập gia súc, gia cầm, thuận lợi trong việc vận chuyển thức ăn cho gia súc, gia cầm, công nhân ra vào trại cũng được dễ dàng. Diện tích: 500 m2 có hàng rào bao quanh, cách ly với bên ngoài. 2.1.3 Chuồng trại Chuồng được xây dựng theo hướng Đông – Nam, chuồng được xây dựng dạng nền xi măng để tiện cho việc vệ sinh chuồng, và phần sân dùng trồng cây che chắn tạo bóng mát, phía ngoài rào lưới, có che chắn bằng bạc, đảm bảo thông thoáng trong chuồng nuôi và mưa tạt gió lùa vào mùa mưa. Kích thước chuồng gà: dài 33m x ngang 10m = 330m2. Nền được phủ một lớp trấu, xung quanh phủ bạc cao su, có thể điều chỉnh lên xuống, có hố sát trùng đặt trước cổng ra vào và một phòng nghĩ dành cho sinh viên thực tập, xung quanh rãi vôi và phu xịt thuốc sát trùng để tránh lây lan dịch bệnh. 2.1.4 Cơ sở vật chất Tủ bảo quản thuốc thú y Bàn làm việc Tủ lạnh để bảo quản vaccin Dụng cụ, thiết bị vệ sinh Nhà kho 2.2 Một số bệnh trên gà thịt 2.2.1 Bệnh Gumboro a. Nguyên nhân Do virus thuộc họ Birnaviridae. Virus có khả năng phá hủy một phần bộ máy miễn dịch của gà. b. Triệu chứng - Gà thường xuyên cắn mổ nhau nhất là xung quanh lỗ huyệt, hay bay nhảy lung tung. Sau đó bỏ ăn, uống nước nhiều, xù lông đi phân lỏng màu trắng và chuyển sang nâu hoặc vàng. (Nguyễn Thị Đấu, 2012). Hình 2.7 : Tiêu chảy phân loãng trắng (Nguồn: - Gà ủ rũ, sã cánh, bị mất nước và cuối cùng nhiệt độ hạ thấp rồi chết, gà thường bắt đầu chết vào ngày thứ 3 sau khi nhiễm và kéo dài 5 – 7 ngày. (Nguyễn Đức Hiền, 2012). Hình 2.8: Gà ủ rũ, suy nhược, lông xù (Nguồn: c. Bệnh tích - Xuất huyết cơ ngực, đùi, cánh. (Nguyễn Thị Đấu, 2012) Hình 2.9 : Cơ đùi xuất huyết thành từng vệt (Nguồn: - Xuất huyết niêm mạc giữa dạ dày tuyến và dạ dày cơ. - Đặc biệt túi fabricius 2 – 3 ngày đầu sưng lớn gấp 2 lần bình thường, chứa nhiều dịch nhày, thành túi xuất huyết thủy thủng, đến ngày thứ 5 kích thước bình thường, đến ngày thứ 8 kích thước túi nhỏ chỉ còn 1/3 ban đầu. (Nguyễn Thị Đấu, 2012). Hình 2.10: Túi Fabricius sưng to (Nguồn: - Lách sưng có những đốm xám rải rác trên bề mặt. Thận sưng, biến đổi màu, ống niệu quản đầy muối urat. Da chân khô tóp lại (cơ thể mất nước do tiêu chảy). Dịch niêm mạc tăng, đôi khi quan sát thấy xuất huyết trên màng nhầy chỗ nối giữa dạ dày tuyến và diều. (Nguyễn Đức Hiền, 2012). 2.2.2 Bệnh Newcastle a. Nguyên nhân Do virus thuộc họ Paramyxoviridae. Virus gây bệnh Newcastle chia ra làm 3 nhóm nhỏ, căn cứ vào độc lực: Nhóm lentogen độc lực thấp, không gây bệnh cho gà con, sản xuất vaccin hệ 2. Nhóm mesogen độc lực trung bình, gây bệnh cho gà con, gà trên 2 tháng có khả năng chống đỡ được với nhóm này, các chủng virus của nhóm này dùng sản xuất vaccin hệ 1. Nhóm velogene có độc lực cao nhất, gọi là virus đường phố, gây bệnh cho mọi hạng gà. (Nguyễn Thị Đấu, 2012) b. Triệu chứng Thời gian ủ bệnh từ 2 – 15 ngày (trung bình 5 – 6 ngày). Thời gian xuất hiện các biểu hiện lâm sàng khác nhau tùy thuộc vào virus gây bệnh, loài vật chủ, tuổi vật chủ và tình trạng miễn dịch, điều kiện môi trường, đường phơi nhiễm và liều lượng virus. (Nguyễn Đức Hiền, 2012) * Thể quá cấp: Xảy ra nhanh, gà ủ rủ và chết sau vài giờ. * Thể cấp tính: Xảy ra trên gà giò, gà lớn. - Gà bệnh ủ rũ, bỏ ăn, đầu rút vào cánh, mắt lim dim, giác mạc đục, chảy nhiều nước mắt, sốt 42 – 430C. - Gà hắt hơi hoặc rãi đầu vừa la “hoác hoác”. Gà thở khó phải vươn dài cổ cho dễ thở. Khi chúc đầu gà xuống sẽ thấy mỏ gà chảy ra dịch đục, nhớt rất hôi chua. - Sau vài ngày gà đi phân lỏng màu xanh đôi khi có máu. Niêm mạc lỗ huyệt xuất huyết thành vệt. Mồng, tích càng ngày càng bầm. (Nguyễn Thị Đấu, 2012). Hình 2.11: Gà chảy nhiều nước mũi (Nguồn: JICA – SNIVR) * Thể mãn tính: Xảy ra ở cuối ổ dịch, xảy ra trên gà lớn. Gà có triệu chứng thần kinh như đầu ngữa ra sau hoặc cuối xuống đất, đi vòng tròn, vẹo cổ, đi giật lùi, mổ không trúng thức ăn. Bệnh kéo dài 2 -3 tuần, một số gà lành bệnh nhưng có di chứng và thải virus ra ngoài. (Nguyễn Thị Đấu, 2012). Hình 2.12 : Gà có triệu chứng thần kinh (Nguồn: JICA – SNIVR) Ngoài ra còn có triệu chứng sưng mí mắt và viêm kết mạc mắt, xuất huyết. (Nguyễn Đức Hiền, 2012). Hình 2.13: Viêm kết mạc mắt, xuất huyết. (Nguồn: c. Bệnh tích - Miệng, xoang mũi có nhiều dịch nhớt đục. - Niêm mạc miệng, hầu, khí quản, thực quản bị xuất huyết và có đám viêm như phủ màng giả màu trắng. - Tổ chức liên kết dưới da đầu bị phù thủng. - Thành ruột non có những nốt sưng, hoại tử, màu đỏ bầm. (Nguyễn Thị Đấu, 2012). Hình 2.14: Thành ruột non có những nốt sưng (Nguồn: Hình 2.15: Ruột hoại tử, màu đỏ bầm (Nguồn: - Lách sưng với những nốt hoại tử trắng. (Nguyễn Đức Hiền, 2012) Hình 2.16: Lách sưng với những nốt hoại tử trắng. (Nguồn: - Xuất huyết điểm ở dạ dày tuyến, xuất huyết trầm trọng nơi tiếp giáp giữa dạ dày tuyến và dạ dày cơ. (Nguyễn Đức Hiền, 2012) Hình 2.17: Xuất huyết điểm ở dạ dày tuyến (Nguồn: - Gà đẻ khi nhiễm virus độc tính cao thường có lòng đỏ trứng ở trong xoang bụng. Các nang trứng thường mềm nhũn và thoái hóa. (Nguyễn Đức Hiền, 2012) Hình 2.18: Trứng non sung huyết (Nguồn: Hình 2.19: Trứng non biến dạng, các mạch máu nổi rõ. (Nguồn: 2.2.3 Bệnh cúm gia cầm a. Nguyên nhân - Bệnh cúm gia cầm do Orthomyxo virus hay influenza gây nên, khả năng lây bệnh cũng như độc lực của các virus trong nhóm này biến động rất lớn. Một số dòng (đặc biệt là serotyp H5 và H7) có độc lực cực kỳ cao và lây lan nhanh, có thể gây chết trên 90% hoặc toàn bộ đàn gà. Trong khi một số dòng khác chỉ gây bệnh nhẹ hoặc không gây bệnh. - Ở Việt Nam do chủng H5N1 gây ra và gây chết hàng loạt trên gà. (Nguyễn Thị Đấu, 2012). b. Triệu chứng - Thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 2 – 5 ngày kể từ khi nhiễm virus đến khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên. - Triệu chứng lâm sàng gồm: sốt cao, ho, thở nhanh, khó thở, chảy nước mắt, chảy nước dãi ở mỏ, phù đầu và mặt, xuất huyết ở vùng da không có lông, đặc biệt ở chân, da tím bầm, lông xù, đứng tụm một chỗ, khát nước, bỏ ăn và chết. (Nguyễn Đức Hiền, 2012) Hình 2.20: Gà sưng phù đầu, mặt (Nguồn: Hình 2.21: Chân xuất huyết (Nguồn: - Biểu hiện về thần kinh như đi lại không bình thường, loạng choạng, run rẩy, ngoẹo đầu, quay vòng. - Gà tiêu chảy mạnh, phân loãng màu trắng hoặc trắng xanh, ở gà đẻ năng suất trứng giảm rõ rệt, thậm chí gà đẻ trứng không có vỏ. - Trong một số trường hợp, bệnh bùng phát nhanh, trước khi gia cầm chết không có biểu hiện lâm sàng. (Nguyễn Đức Hiền, 2012) c. Bệnh tích Gà mắc bệnh cúm có 2 bệnh tích: * Bệnh tích bên ngoài gồm: - Mào và yếm sưng to, phù nề quanh mắt. - Chỗ da không có lông bị tím bầm. - Chân bị xuất huyết. - Xuất huyết vùng đầu và thâm tím. * Bệnh tích bên trong gồm: - Niêm mạc phế quản phù nề có chứa chất nhầy. - Xoang bụng tích nước hoặc viêm dính. - Xuất huyết lốm đốm ở bề mặt niêm mạc. - Xuất huyết toàn bộ đường tiêu hóa. Những con chết đột ngột thường không có bệnh tích gì rõ rệt. (Nguyễn Đức Hiền, 2012) Hình 2.22: Viêm và hoại tử cơ tim (Nguồn: Hình 2.23: Xuất huyết màng treo ruột (Nguồn: 2.2.4 Bệnh tụ huyết trùng a. Nguyên nhân Do vi khuẩn Pasteurella gây ra. b. Triệu chứng - Gà ủ rũ, kém hoặc bỏ ăn, mồng tím tái, miệng chảy nhiều dịch nhờn, thức ăn không tiêu, tiêu chảy phân trắng đôi khi có lẫn máu, thở khò khè, bại liệt rồi chết. - Bệnh kéo dài mào và yếm sưng, tiêu chảy, sưng khớp. (Nguyễn Thị Đấu, 2012). Hình 2.24: Mào tích sưng phù và hoại tử (Nguồn: JICA – SNIVR) c. Bệnh tích Mổ gà bệnh thấy: - Tim xuất huyết, bao tim tích nước vàng, viêm cơ tim, xuất huyết mỡ vành tim. - Gan viêm, sưng và có những nốt hoại tử màu trắng như bụi phấn. - Lách sưng, tụ máu. - Phổi tụ máu, xuất huyết đỏ thẫm. (Nguyễn Thị Đấu, 2012) Hình 2.25: Gan hoại tử Hình 2.26: Xuất huyết mỡ vành tim (Nguồn: 2.2.5 Bệnh hô hấp mãn tính (CRD) a. Nguyên nhân Do vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum gây ra. b. Triệu chứng * Gà giò: Bệnh thường xảy ra ở gà 3- 6 tuần tuổi, triệu chứng thường gặp là chuyển hóa thức ăn kém, sụt cân, tăng trưởng chậm, có sự bất thường về chân. Số bệnh khá nhưng số chết không nhiều. Chất lượng quầy thịt kém, cơ mỏng. Bệnh nặng trên gà giò thường do kết hợp với các bệnh khác. (Nguyễn Đức Hiền, 2012) * Gà trưởng thành: Có âm ran khí quản, chảy nước mắt, nước mũi, viêm sưng xoang mũi, ho, thở khò khè (thường xuất hiện vào ban đêm), tiêu thụ thức ăn giảm, giảm trọng lượng cơ thể. * Gà đẻ: Ở gà đẻ, sản lượng trứng giảm nhưng vẫn duy trì ở mức độ thấp. Gà đẻ bị viêm kết mạc - giác mạc, sưng da mặt, sưng mí mắt, tăng chảy nước mắt, những mạch máu ở kết mạc xung huyết và thở có âm ran. Tùy thuộc vào cơ quan bị kích thích, có 1 – 2% gà có triệu chứng rối loạn thần kinh trung ương như đi siêu vẹo, có bệnh tích ở tuyến Fabricius và ở mắt. Niêm mạc mắt đỏ, sung huyết, chảy nước mắt, nước mắt đặc đóng đầy khóe mắt. Viêm từ mũi ra xoang, đặc biệt là xoang dưới mắt làm mặt gà biến dạng. Trong một số trường hợp, gà có thể bị viêm khớp, viêm bao hoạt dịch. (Nguyễn Đức Hiền, 2012). Hình 2.27: Gà viêm kết mạc, Sưng xung quanh ổ mắt, Phù mí mắt (Nguồn: Hình 2.28: Gà nhiễm M.gallisepticum biểu hiện sưng mặt, mắt nhắm hoàn toàn (Nguồn: c. Bệnh tích Thành các xoang dưới mắt phù, chứa nhiều dịch nhớt màu vàng xám. Viêm cata các niêm mạc đường hô hấp, xoang mũi, khí quản tích đầy chất nhầy như keo dính chặt vào niêm mạc. Phổi phù thủng, bề mặt phủ fibrin, có những vùng viêm hoại tử (trong trường hợp này thường phân lập được E.coli). Các túi khí dầy đục, bên trong có chứa dịch màu sữa, nếu bệnh kéo dài, các chất này sẽ khô lại có màu vàng, bở. Bệnh tích này thường xảy ra ở túi hơi ở vùng ngực và vùng bụng. Viêm ngoại tâm mạc, viêm quanh gan, viêm phúc mạc, lách có thể hơi sưng. Nếu gan gia cầm chết ở giai đoạn đầu thì bệnh tích không đặc trưng. (Nguyễn Đức Hiền, 2012). Hình 2.29: Tim gà không mắc bệnh (trái) Gà nhiễm M.gallisepticum (phải), viêm màng bao tim có tơ huyết (Nguồn: Hình 2.30: Viêm màng bao tim và màngbao gan trên phôi gà (phải) nhiễm M.gallisepticum (Nguồn: Hình 2.31: Túi khí viêm có tơ huyết, tích tụ nhiều dịch tiết (Nguồn: Hình 2.32 : Viêm màng bao tim và màng bao gan có tơ huyết nặng (Nguồn: CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian Từ 25 tháng 8 năm 2020 đến 27 tháng 9 năm 2020. 3.2 Địa điểm Vị trí trại nằm trực thuộc 126 - Đường tránh quốc lộ 5 - Khóm 1 – Phường 9 – TP Trà Vinh. 3.3 Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện trên 500 con gà ta nuôi thịt từ 1 ngày tuổi đến 60 ngày tuổi. 3.4 Các chỉ tiêu theo dõi - Tỷ lệ hao hụt - Tăng trọng bình quân/con/tuần - Hệ số chuyển hoá thức ăn FCR - Tỷ lệ bệnh và điều trị khỏi 3.5 Phương tiện và phương pháp 3.5.1 Phương tiện - Cân, Kim tiêm, máy cắt mỏ - Thức ăn - Thuốc thú y - Dụng cụ chăn nuôi như máng ăn, máng uống. 3.5.2 Phương pháp nghiên cứu Ghi chép hàng ngày số gà chết để cuối kỳ tổng kết và cộng lại từ đó tính được tỷ lệ hao hụt. - Tỷ lệ hao hụt (%) Tỷ lệ hao hụt được tính theo công thức sau: Tổng gà chết 2 tuần TLHH (%) = x 100 Tổng số gà 2 tuần - Tăng trọng bình quân/con/tuần (g/con) Trong thời gian nuôi 2 tuần cân gà một lần để tính trọng lượng. Phương thức cân gà thực hiện như sau: chọn năm vị trí cân khác nhau. Mỗi lần cân 10 con. Sau đó tính ra mức trung bình. Mức tăng trọng bình quân của gà qua 2 tuần tuổi được tính theo công thức sau: Tổng trọng lượng cuối – Tổng trọng lượng đầu P = Tổng số con - Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) Cân lượng thức ăn 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều. Lượng thức ăn thừa được cân vào sáng hôm sau để lấy số liệu. Qua 2 tuần cộng lại được tổng trọng lượng thức ăn. Hệ số chuyển hoá thức ăn được tính theo công thức sau: FCR = Tổng tăng trọng qua 2 tuần Tổng trọng lượng thức ăn 2 tuần - Tỷ lệ bệnh (%) Tổng số con bệnh Tỷ lệ bệnh (%) = x 100 Tổng số trong đàn 3.6 Nội dung thực hiện - Theo dõi sức khỏe đàn gà: sáng 7 giờ 30 phút, chiều 3 giờ quan sát toàn đàn gà để phát hiện có bệnh không, tăng trọng. Sau đó cho gà ăn, kiểm tra nước uống. Hình 3.1: Gà con khi mới về chuồng - Cân gà định kỳ để tính trọng lượng: 1 tuần cân một lần. Cân lúc 5 giờ chiều. - Cho uống vacxin: Vacxin Marek lúc 1 ngày tuổi, ND – IB nhỏ mắt lúc gà 4 ngày tuổi, vacxin Gumboro lọ 500 liều pha với nước pha, nhỏ vào miệng mỗi con 1 giọt và chủng vacxin đậu vào 7 ngày tuổi - Cho uống cầu trùng vào lúc 10 ngày tuổi - Cắt mỏ: khi gà 21 ngày tuổi. Hình 3.2: Gà trong sân chơi - Tiêm phòng Cúm H5N1: tiêm lúc gà 28 ngày tuổi, vị trí tiêm dưới da ức, mỗi con 0.3ml. - Tiêm vacxin dịch tả: lúc gà 35 ngày tuổi, tiêm dưới da ức, mỗi con 0.5ml. CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN Trong quá trình thực tập ở trại thực nghiệm trường Đại học Trà Vinh chúng tôi thu được kết quả như sau: 4.1 Tỷ lệ hao hụt của đàn gà thịt Tỷ lệ hao hụt của đàn gà qua 6 tuần theo doi được trình bày ở Bảng 4.1 Bảng 4.1: Tỷ lệ hao hụt của đàn gà thịt Tuần tuổi Tỷ lệ hao hụt(%) 1 ngày tuổi / Tuần 2 4.2 Tuần 4 0.84 Tuần 6 0.85 Tuần 8 0 Tổng Cộng 5.89 Thời gian theo dõi 6 tuần thì tỷ lệ hao hụt là 5.89% không cao do kỹ thuật và quy trình chăm sóc tốt để giảm tối đa số gà chết. Tuần thứ 1 - 2: Gà chết 21 con trong đó loại 10 con chiếm 2%. Chết tự nhiên 11 con chiếm 2.2% do gà lúc mới bắt về chưa thích ứng với điều kiện khí hậu, do một số con lúc vận chuyển xa dẫn đến stress cho gà, nên gà yếu và chết trong giai đoạn này. Tuần thứ 3 - 4: Gà chết 4 con do cắn mổ nhau yếu nên chết. Tuần thứ 5 - 6: Gà chết 4 con trong đó 2 con chết do CRD, 2 con do chuột cắn. Hình 4.1: Tỷ lệ hao hụt của đàn gà Kết quả hình 4.1 cho thấy, Tuần 1- 2 gà chết chiếm 4.2% trong nghiên cứu của Nguyễn Tiến Dũng (2012) trên giống gà Nòi ở huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre cho thấy 2 tuần đầu gà chết chiếm 6.3%. So với kết quả nghiên cứu tại Thốt Nốt của Trần Thị Tường Vi (2013) chiếm 4.0%. 4.2 Tăng trọng bình quân/con/tuần Tăng trọng bình quân/con/tuần được trình bày ở Bảng 4.2 Bảng 4.2: Tăng trọng bình quân/con/tuần Tuần tuổi Tăng trọng tuần/con (g/tuần) 1 ngày tuổi / Tuần 2 36.96 Tuần 4 111.88 Tuần 6 128.42 Tuần 8 130.5 Tổng Cộng 407.76 Dựa vào bảng 4.2 ta thấy gà tăng trọng bình quân/con/ngày là 6.80g, gà tăng trọng chậm hơn so với nghiên cứu của Trần Thị Kim Anh và ctv. (2008) khảo sát tại Hà Tây và Bắc Ninh 10.13g do gà mắc bệnh CRD, cầu trùng. 4.3 Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) Hệ số chuyển hoá thức ăn (g/con/tuần) được thể hiện ở Bảng 4.3 Bảng 4.3: Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) Tuần tuổi Hệ số chuyển hoá thức ăn (g/con/tuần) 1 ngày tuổi / Tuần 2 2.389 Tuần 4 2.424 Tuần 6 2.622 Tuần 8 2.841 Trung bình 2.569 Qua bảng 4.3 ta thấy sử dụng thức ăn hỗn hợp cho gà thịt của công ty Cargill sẽ có hệ số chuyển hóa thức ăn là 2.569 so với nghiên cứu của Trần Thanh Vân, Nguyễn Thị Thuý Mỵ, Nông Quý Tú, (2007) là 2.45 4.4 Tỷ lệ bệnh Tỷ lệ bệnh của đàn gà được trình bày ở Bảng 4.4 Bảng 4.4: Tỷ lệ bệnh Tên bệnh Tổng số con theo dõi (con) Tổng số con bệnh (con) Tỷ lệ bệnh (%) CRD 500 90 18 Cầu trùng 500 35 7 Tổng: 500 125 25 Tỷ lệ bệnh thấp do phát hiện bệnh sớm, điều trị thời gian ngắn so với nghiên cứu Trần Thị Kim Anh và ctv. (2008) tỷ lệ trong đàn gà Nòi ở Bến Tre 28%. Theo Trần Thùy Trinh (2012) tỷ lệ bệnh trong đàn gà Nòi ở Cầu Ngang – Trà Vinh 30%. Kết quả này cho thấy trong quá trình nuôi có nhiều bệnh xảy ra. 4.5 Tỷ lệ điều trị khỏi bệnh Tỷ lệ điều trị khỏi bệnh được trình bày ở Bảng 4.5 và từ đó đưa ra phác đồ điều trị: Bảng 4.5: Tỷ lệ điều trị khỏi bệnh Tên bệnh Tổng số con theo dõi (con) Tổng số con bệnh (con) Tổng số con điều trị khỏi bệnh (con) Tỷ lệ điều trị khỏi bệnh (%) CRD 500 90 88 97,78 Cầu trùng 500 35 35 100 Tổng: 500 125 123 98,89 Do phát hiện bệnh sớm nên tỷ lệ điều trị khỏi bệnh cao. *Phác đồ điều trị bệnh CRD như sau: Sáng uống: BIO – C.R.D liều 3g/ lít nước uống. Trưa uống: Permasol + Vit C liều 100g/100 lít nước uống. Chiều uống: nước mát Dùng liên tục 5 ngày *Phác đồ điều trị bệnh cầu trùng như sau: Sáng uống: VIA.SBA 30% liều 3 - 4g/ lít nước uống. Trưa uống: Permasol liều 100g/100 lít nước uống. Chiều uống: nước mát Dùng liên tục 3 ngày. CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN- ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận Qua thời gian trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại trại, chúng tôi có kết luận như sau: Tỷ lệ hao hụt 5.89%. Tăng trọng bình quân/con/ngày là 6.16g. Trong thời gian theo dõi gà mắc bệnh CRD, cầu trùng nhưng điều trị khỏi 98,89%. Hệ số chuyển hoá thức ăn là 2.6 Quy trình sử dụng thuốc và vaccin nghiêm ngặt, định kỳ phun sát trùng hàng tuần. 5.2 Đề nghị Nên sử dụng phác đồ điều trị trên trong trường hợp gà bệnh CRD, cầu trùng. Tiếp tục sử dụng thức ăn cho gà thịt của công ty Cargill PHỤ CHƯƠNG Thức ăn Trong suốt thời gian theo dõi ở trại thức ăn được sử dụng chủ yếu là: thức ăn hỗn hợp cho gà thịt của công ty Cargill. THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CHỦ YẾU Thành phần Cargill Đạm(%) 19 Calci(%) 0.5 – 1.8 Methionine + Cystine (%) 0.7 Phospho tổng số(%) 0.5 – 1.5 Xơ thô(%) 6 Lysine tổng số (%) 0.9 Độ ẩm (%) 14 Năng lượng trao đổi (Kcal/kg) 3150 Thuốc thú y Enrofloxacin: chống bệnh CRD, tụ huết trùng, tiêu chảy do E.coli Coli – Ampi: đặc trị tụ huyết trùng, tiêu chảy. Permasol - 500: kích thích tăng trọng, ăn nhiều và tăng sức đề kháng. Vitamin C: tăng sức đề kháng, chống stress. Solbitol + B12: Bổ gan, tăng độ ngon miệng, tăng khả năng tiêu hóa, giúp ăn nhiều, mau lớn, tăng sức đề kháng. Giúp phục hồi cơ thể sau các bệnh nhiễm trùng. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt Nguyễn Đức Hiền, 2011, Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật thú y & chăn nuôi Gà. Nguyễn Thị Kim Quyên, 2010, Tài liệu hướng dẫn môn Chăn nuôi gia cầm. Nguyễn Thị Đấu, 2012, Tài liệu hướng dẫn môn Bệnh truyền nhiễm. Nguyễn Đức Hiền, 2007, Giáo trình vi sinh vật bệnh truyền nhiễm vật nuôi, Nhà Xuất Bản Hà Nội. Nguyễn Đức Hiền, 2012, Bệnh truyền nhiễm gia cầm, Nhà Xuất Bản Đại Học Cần Thơ. Lã Thị Thu Minh, 2000, Giáo trình chăn nuôi gia cầm, Trường Đại học Cần Thơ. Bùi Xuân Mến, 2007. Giáo trình chăn nuôi gia cầm. Khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ. Trần Thanh Vân, Nguyễn Thị Thuý Mỵ, Nông Quý Tú, 2007. Một số đặc điểm sinh học và khả năng sinh trưởng của gà địa phương “Lục Trảo - Đán Khao”. Cao Lộc, Lạng Sơn, Tập 1 Số 4. Nguyễn Thị Mai, Bùi Hữu Đoàn, Hoàng Thanh, 2009. Giáo trình chăn nuôi gia cầm, NXB Nông Nghiệp Hà Nội. Nguyễn Thị Hồng Nhân, 2001. Bài giảng dinh dưỡng gia súc, Khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ. Trần Thùy Trinh, 2012. Điều tra tình hình chăn nuôi gà Nòi tại huyện Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh, Khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ. Trần Thị Kim Anh, Nguyễn Phương Uyên, Trần Thị Dung và Lê Thị Thúy, 2008. Một số đặc điểm và khả năng sinh trưởng của gà Nòi. Phòng khoa học kế hoạch và HTQT – Viện chăn nuôi. Kim Quốc Phong, 2014, Quy trình phòng bệnh của công ty Cargill. Tiếng Anh Chatchawan Singhapol, 2007. Genetic characterization by microsatellite polymorphism in thai native chicken compare with broiler nad layer fowls. A Thesis Submitted in Partial Fulfillment of the Requirements for the Degree of Master of Science in Biotechnology , Suranaree University of Technology, ISBN 974-533-292-5. R. Tadano, M. Sekino, M. Nishibori, and M. Tsudzuki, 2007. Microsatellite Marker Analysis for the Genetic Relationships Among Japanese Long-Tailed Chicken Breeds. Poultry Science 86:460–469. MỤC LỤC Trang MỤC LỤC HÌNH Trang Hình 2.7 : Tiêu chảy phân loãng trắng 4 Hình 2.8: Gà ủ rũ, suy nhược, lông xù 5 Hình 2.9 : Cơ đùi xuất huyết thành từng vệt 5 Hình 2.10: Túi Fabricius sưng to 6 Hình 2.11: Gà chảy nhiều nước mũi 7 Hình 2.12 : Gà có triệu chứng thần kinh 8 Hình 2.13: Viêm kết mạc mắt, xuất huyết. 8 Hình 2.14: Thành ruột non có những nốt sưng 9 Hình 2.15: Ruột hoại tử, màu đỏ bầm 9 Hình 2.16: Lách sưng với những nốt hoại tử trắng. 9 Hình 2.17: Xuất huyết điểm ở dạ dày tuyến 10 Hình 2.18: Trứng non sung huyết 10 Hình 2.19: Trứng non biến dạng, các mạch máu nổi rõ. 10 Hình 2.20: Gà sưng phù đầu, mặt 11 Hình 2.21: Chân xuất huyết 12 Hình 2.22: Viêm và hoại tử cơ tim 13 Hình 2.23: Xuất huyết màng treo ruột 13 Hình 2.24: Mào tích sưng phù và hoại tử 14 Hình 2.25: Gan hoại tử 14 Hình 2.26: Xuất huyết mỡ vành tim...............................................................................14 Hình 2.27: Gà viêm kết mạc, 15 Hình 2.28: Gà nhiễm M.gallisepticum 16 Hình 2.29: Tim gà không mắc bệnh (trái) 17 Hình 2.30: Viêm màng bao tim và màngbao gan trên phôi gà (phải) nhiễm M.gallisepticum 17 Hình 2.31: Túi khí viêm có tơ huyết, tích tụ nhiều dịch tiết 17 Hình 2.32 : Viêm màng bao tim và màng bao gan có tơ huyết nặng 18 Hình 3.1: Gà con khi mới về chuồng 21 Hình 3.2: Gà trong sân chơi 22 Hình 4.1: Tỷ lệ hao hụt của đàn gà 24 Hình coli – Ampi: đặc trị tụ huyết trùng, tiêu chảy. 29 Hình Permasol - 500: kích thích tăng trọng, ăn nhiều và tăng sức đề kháng. 30 Hình Vitamin C: tăng sức đề kháng, chống stress. 30 Hình Solbitol + B12: Bổ gan, tăng độ ngon miệng, tăng khả năng tiêu hóa, giúp ăn nhiều, mau lớn, tăng sức đề kháng. Giúp phục hồi cơ thể sau các bệnh nhiễm trùng. 31 MỤC LỤC BẢNG Trang Bảng 4.2: Tăng trọng bình quân/con/tuần 24 Bảng 4.3: Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) 25 Bảng 4.4: Tỷ lệ bệnh 25 Bảng 4.5: Tỷ lệ điều trị khỏi bệnh 26

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docthuc_tap_tay_nghe_quy_trinh_cham_soc_nuoi_duong_va_phong_tri.doc