Thực tập tốt nghiệp tại công ty cổ phần xây dựng – tư vấn – đầu tư Bình Dương
Thi công nền đường -Bước đầu để đi vào thi công nền đường thì ta phải kiểm tra lại các cọc mốc sau đó gửi cộc mốc vào trụ điện hoặc vào nhà dân vàphải ghi rõ trên giấy tờ. Tiếp đó là phảikhôi phục các cọc đã mất để ta xác định phạm vi thi công cũng như khu vực cần giải toả trước tiên để công việc thi công đảm bảo đúng tiến độ và theo yêu cầu. Các loại máy móc chủ yếu dùng cho thi công nền là máy đào, ủi san gạt, các loại lu rung và lu bánh thép. - Sau khi các cọc mốc được định vị xong thì tiến hành dùng máy đào đầt nền đường đến lớp bùn, vét làm sạch hữu cơ có chiều dày 0.5m để gia cố nền đất yếu. Khi công việc vét bùn, bốc hữu cơ xong thì bắt đầu rải vải địa kỹ thuật có cường độ chịu kéo đứt tối thiểu từ 25kN/m trở lên để chống thấm. Vải địa kỹ thuật phải được rải trực tiếp lên trên lớp đất yếu. Vải phải rải ngang ( thẳng gócvới hướng tuyến ) và phủ chồng lên nhau ít nhất 0.5m hoặc khâu chồng lên nhau 10cm. - Khi vải địa đã đựoc rải xong thì tiến hành đắp trả cát nền đường theo qui định của bản thiết kế lập ra. Cát đắp được vận chuyển từ nơi cung cấp vật tư đến công trường theo đường sông và được bơm vào vị trí cần san lấp bằng thiết bị cơ giới. - Cát đắp phải có độ ẩm thích hợp nếu khôthì phải tưới nước để đảm bảo cho việc lu lèn đạt độ chặt theo yêu cầu. - Tiếp đến dùng máy san bằng từng lớp, mỗi lớp dày trung bình 0.3 – 0.5m, sau đó dùng lu rung để lu lèn để đạt độ chặt K = 0.90. Sau khi đạt yêu cầu thì mới tiến hành đắp lớp tiếp theo. - Trong quá trình lu lèn phải thường xuyên kiểm tra cao độ xem có bằng với cao độ trong trắc ngang của bản thiết kế đưa ra hay không để kịp thời bù phụ cho đúng với thiết kế. Cuối cùng là kiểm tra độ chặt hoàn công và chuẩn bị thi công phần mặt đường phía trên.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực tập tại Công ty cổ phần xây dựng – tư vấn – đầu tư bình dương (biconsi).pdf