Mục Lục
I. Tổng quan về máy công cụ CNC
1. Lịch sử phát triển .
2. Phân loại và công dụng .
3. Những khái niệm cơ bản và phân loại hệ điều khiển .
4. Cơ sở hình học cho gia công CNC
II. Máy tiện CNC
1. Các bộ phận của máy tiện CNC
2. Nguyên lý làm việc .
3. Lập trình cho máy tiện CNC .
4. Vận hành máy tiện CNC .
III. Máy phay CNC
1. Các bộ phận của máy phay CNC
2. Nguyên lý làm việc
3. Lập trình cho máy phay CNC
4. Vận hành máy phay CNC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
44 trang |
Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 12860 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực tập tốt nghiệp tại khoa CNC của trường đại học Bách Khoa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hỏ hoặc là thành phần chính của máy tính nào đó (16 bit hoặc 32 bit) và mạch điện tích hợp. Cấu trúc của CPU bao gồm các phần tử cơ bản sau: Phần tử điều khiển, phần tử logic số học, bộ nhớ truy cập nhanh.
Hình 1.7 : Sơ đồ khối của CPU
Phần tử điều khiển làm nhiệm vụ điều khiển tất cả các phần tử của nó và các phần tử khác của CPU. Xung nhịp từ đồng hồ đưa vào điều khiển thực hiện đồng bộ hoạt động của các phần tử.
Phần tử số học làm nhiệm vụ hình thành các thuật toán mong muốn trên cơ sở số liệu đưa vào. Kiểu thuật toán số học là công trừ nhân chia, công logic và các chức năng khác theo yêu cầu của chương trình. Khối logic số thực hiện các phép so sánh, phân nhánh, lập, lựa chọn và phân vùng bộ nhớ.
Bộ nhớ truy nhập nhanh là bộ nhớ trong CPU dùng để lưu trữ tạm thời các thông tin đang được phẩn tử số học xử lý hoặc các chương trình điều khiển từ ROM và RAM gửi tới.
* Bộ nhớ
Một số bộ nhớ mở rộng từng được sử dụng:
- ROM và EPROM dùng để lưu trữ những dữ liệu ko thay đổi của hệ thống CNC, như những chu trình cứng và những vòng bất biến.
- EEPROM lưu trữ những dữ liệu phát sinh trong quá trình cài đặt hệ thống. Như những tham số máy, những chu trình đặc biệt, những chương trình con. Mặc dù nội dung của EEPROM được bảo vệ, nhưng vẫn có thể thay đổi khi cần.
- RAM mở rộng được sử dụng trong tất cả các bộ CNC để lưu giữ chương trình, dữ liệu. Chúng có dung lượng có thể mở rộng từ 16 đến 500 Kbytes.
Nếu cần những chức năng chuyên dụng thì thường có những card riêng được cắm vào các khe mở rộng của bộ điều khiển và được liên kết bằng bus.
* Hệ thống truyền dẫn( BUS)
Hệ thống CNC đòi hỏi sự liên hệ giữa CPU và các bộ phận khác trong hệ thống. Thiết bị truyền dẫn của CNC chính là BUS. Có thể hiểu BUS là hệ thống các đường giao thông làm nhiệm vụ truyền dẫn thông tin từ CPU đến các bộ phận khác và ngược lại.
Dưới đây là sơ đồ khối thể hiện vị trí vai trò của BUS trong hệ thống điều khiển CNC (hình 1.8)
Hình 1.8: Hệ thống liên lạc BUS
* Truyền dẫn Servo
Hình 1.9 : Điều khiển Servo
Hệ điều khiển máy công cụ, cần thiết biến đổi xung điều khiển được tạo ra từ cụm điều khiển thành các tính hiệu cho động cơ các trục. Nhiệm vụ này được thực hiện nhờ hai mạch: Mạch điều khiển servo và mạch phản hồi (hình 1.9).
Trên đây là các phần cứng chủ yếu của máy CNC, ngoài ra còn có các phần cứng cơ bản của một máy điều khiển số thông thường như: điều khiển tốc độ trục chính, điều khiển trình tự và các mạch biến vào – ra (input – output).
b. Phần mềm
Những bộ điều khiển CNC hiện đại giống như những chiếc máy tính chuyên dụng dùng để điều khiển máy công cụ. Cũng như những chiếc máy tính khác, NC cần một hệ điều hành, đôi khi được coi như là một phần mềm hệ thống. Chúng được thiết kế riêng cho một loại máy, và mục đích cuối cùng là để điều khiển, bởi vì đặc tính động học và điều khiển của mỗi loại mày là khác nhau. Phần mềm này điều khiển mọi chức năng hệ thống, những chương trình con, đồ hoạ giả lập hay quá trình gia công nếu có.
Thông thường, phần mềm máy CNC được chia ra làm các phần cơ bản sau:
* Phần mềm điều khiển
Đây là chương trình chính để thực hiện các chức năng NC. Chương trình điều khiển được lưu trữ trong ROM. Chức năng chính của phần mềm điều khiển là chấp nhận chương trình ứng dụng như là số liệu vào và sinh ra tín hiệu điều khiển, điều khiển dẫn động động cơ các trục.
* Phần mềm ghép nối
Phần mềm ghép nối giữa hệ điều khiển CNC với máy công cụ cũng được xem như một chương trình điều khiển máy. Chương trình này cho phép CPU liên hệ với máy công cụ, bàn điều khiển thông qua chương trình logic được cài đặt sẵn trong hệ điều khiển trình tự.
* Postprocessor
Postprocessor là chương trình có nhiệm vụ chuyển đổi thông tin trong chương trình NC thành cấu trúc điều khiển dụng cụ. Đó là thông tin về đường di chuyển của dụng cụ, điều kiện gia công, tốc độ trục chính, thời điểm bắt đầu và kết thúc chương trình…
* Phần mềm ứng dụng
Đây có thể coi là phần mềm để ta có thể giao tiếp được với máy CNC. Nó bao gồm chương trình mã G (G code) và chương trình tham số.
IV.Cơ sở hình học cho gia công CNC
Cơ sở hình học cho gia công CNC bao gồm các hệ toạ độ đêcac, hệ toạ độ cực ,các điểm chuẩn :0 của máy ,0 của phôi ,các dạng điều khiển CNC: điều khiển điểm, điều khiển đoạn thẳng, điều khiển Công tua, đặc điểm của vận hành DNC (Direct Numerical Control),Sự hiệu chỉnh (bù) chiều dài và bù bán kính dụng cụ cắt khi tiện, khi phay, Hệ thống đo hành trình và phương pháp đo hành trình cắt khi gia công: đo hành trình trực tiêp / gián tiếp, đo hành trình tuyệt đối/gia số.
1.Nguyên tắc xác định hệ trục toạ độ của máy CNC
Để xác định các trục toạ độ ta dựa trên quy tắc bàn tay phải, bao gồm ngón giữa, ngón trỏ và ngón cái của bàn tay phải (H1.4). Ngón cái xác định hướng của trục X, ngón trỏ chỉ trục Y, và ngón giữa chỉ trục Z.
H1.4 – Quy tắc bàn tay phải.
Trục quay được xác định theo các trục thẳng mà dao cắt quay trên đó. A là trục quay trên trục X, B là trục quay trên trục Y, C là trục quay trên trục Z (H1.5). Khi nhìn theo chiều (+) của các trục chính thì chiều kim đồng hồ là chiều (+) của các trục quay.
H1.5 – Ba trục quay A,B,C.
Xác định các trục toạ độ của máy NC thông qua nguyên tắc này, đầu tiên ta tưởng tượng ngón giữa nằm trong trục quay chính của máy, đó là trục Z của máy và chiều (+) của trục theo hướng từ trong ra ngoài. Theo đó, ngón cái và ngón trỏ sẽ chỉ phương và chiều của trục X, trục Y.
2.Các điểm chuẩn
a. Điểm gốc của máy M
Quá trình gia công trên máy điều khiển theo chương trình số được thiết lập bằng một chương trình mô tả quỹ đạo chuyển động tương đối giữa lưỡi cắt của dụng cụ và phôi. Vì thế, để đảm bảo việc gia công đạt được độ chính xác thì các dịch chuyển của dụng cụ phải được so sánh với điểm 0 (zero) của hệ thống đo lường và người ta gọi là điểm gốc của hệ tọa độ của máy hay gốc đo lường M (Machine reference zero). Các điểm M được các nhà chế tạo quy định trước.
b. Điểm chuẩn của máy R
Hình1.25: Các điểm gốc và điểm chuẩn trên máy phay đứng và máy tiện
Để giám sát và điều chỉnh kịp thời quỹ đạo chuyển động của dụng cụ, cần thiết phải bố trí một hệ thống đo lường để xác định quãng đường thực tế (tọa độ thực) so với tọa độ lập trình. Trên các máy CNC người ta đặt các mốc để theo dõi các tọa độ thực của dụng cụ trong quá trình dịch chuyển, vị trí của dụng cụ luôn luôn được so sánh với gốc đo lường của máy M. Khi bắt đầu đóng mạch điều khiển của máy thì tất cả các trục phải được chạy về một điểm chuẩn mà giá trị tọa độ của nó so với điểm gốc M phải luôn luôn không đổi và do các nhà chế tạo máy quy định. Điểm đó gọi là điểm chuẩn của máy R (Machine Reference point). Vị trí của điểm chuẩn này được tính toán chính xác từ trước bởi một cữ chặn lắp trên bàn trượt và các công tắc giới hạn hành trình. Do độ chính xác vị trí của các máy CNC là rất cao (thường với hệ thống đo là hệ Met thì giá trị của nó là 0,001mm và hệ Inch là 0,0001 inch). Khi dịch chuyển về điểm chuẩn của các trục, lúc đầu tốc độ chạy nhanh, sau khi đến gần vị trí chuẩn thì tốc độ chậm lại để có thể định vị một cách chính xác.
b. Điểm gốc của phôi W, điểm gốc chương trình P và điểm gá đặt C
Khi bắt đầu gia công, cần phải tiến hành xác định tọa độ điểm gốc của chi tiết hay gốc của chương trình so với điểm M để xác định và hiệu chỉnh hệ thống đo lường dịch chuyển.
Hình 1.26 : Ví dụ về điểm W và điểm P trên máy tiện
Điểm gốc của phôi W: Còn gọi là điểm zero của phôi (Workpiece zero point), ký hiệu là W xác định hệ tọa độ của phôi trong quan hệ với điểm zero của máy (M). Điểm W của phôi được chọn bởi người lập trình và được đưa vào hệ điều khiển của CNC trong quá trình đặt số liệu máy trước khi gia công.
Điểm W của phôi được chọn tùy ý bởi người lập trình trong phạm vi không gian làm việc của máy và của chi tiết. Tuy vậy, nên chọn W nên chọn là một điểm nằm trên phôi để thuận tiện khi xác định các thông số giữa W và M. Giả sử với chi tiết tiện, người ta chọn điểm W đặt dọc theo trục quay (tâm trục chính máy tiện) và có thể chọn đầu mút trái hay đầu mút phải của phôi. Đối với chi tiết phay nên lấy một điểm nằm ở góc làm điểm W của phôi, góc đó thường là ở bên trái, trên mặt phôi và ở phía ngoài.
Điểm gốc chương trình P:
Tùy thuộc vào bản vẽ chi tiết gia công mà người ta sẽ có một hay một số điểm chuẩn để xác định tọa độ của các bề mặt khác. Trong trường hợp đó, điểm này được gọi là điểm gốc chương trình P (Programmed). Trong thực tế nếu P trùng với W sẽ thuận lợi hơn cho quá trình lập trình vì không phải thực hiện nhiều phép toán bổ xung.
Điểm gá đặt C:
Là điểm tiếp xúc giữa phôi và đồ gá trên máy, nó có thể trùng với điểm gốc của phôi W trên máy tiện. Thông thường khi gia công người ta phải tính đến lượng dư gia công và do vậy điểm C chính là bề mặt chuẩn để xác định kích thước của phôi.
Hình 1.27: Ví dụ chọn điểm P và W khi gia công các lỗ phân bố trên đường tròn
d. Điểm gốc của dụng cụ
Để đảm bảo quá trình gia công chi tiết với việc sử dụng nhiều dao và mỗi dao có một hình dạng và kích thước khác nhau được chính xác, cần phải có các điểm gốc của dụng cụ. Điểm gốc của dụng cụ là những điểm cố định và nó được xác định tọa độ chính xác so với các điểm M và R.
Điểm chuẩn của dao P
Hình 1.28 : Điểm chuẩn P của dao tiện (a), dao phay ngón (b), dao phay cầu (c)
Điểm chuẩn của dao là điểm mà từ đó chúng ta lập chương trình chuyển động trong quá trình gia công. Đối với dao tiện, người ta chọn điểm nhọn của mũi dao, với dao phay ngón và mũi khoan người ta chọn điểm P ở tâm trên đỉnh dao, với dao phay cầu chọn điểm P là tâm mặt cầu.
Các điểm gốc của dao (điểm gá đặt dao)
Các dao được sử dụng thông thường có hai loại cán dao (Tool holder) là loại chuôi trụ và loại chuôi côn theo tiêu chuẩn.
Đối với chuôi dao có điểm đặt dụng cụ E, trên lỗ gá dao có điểm gá dụng cụ N. Khi chuôi dao lắp vào lỗ dao thì hai điểm N và E trùng nhau.
Hình1.29 : Các điểm gốc của dụng cụ
Trên cơ sở điểm chuẩn này người ta có thể xác định các kích thước để đưa vào bộ nhớ lượng bù dao. Các kích thước này có thể bao gồm chiều dài của dao tiện theo phương X và Z (điểm mũi dao) hay chiều dài của dao phay và bán kính của nó. Các kích thước này có thể được xác định từ trước bằng cách đo trên các thiết bị đo chuyên dùng hay xác định ngay trên máy rồi đưa vào hệ điều khiển của máy CNC để thực hiện việc bù dao.
Điểm thay dao
Trong quá trình gia công thường phải sử dụng một số loại dao và số lượng dao khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu của bề mặt gia công, vì thế phải thực hiện việc thay dao. Trên các máy CNC có cơ cấu thay dao tự động, khi thay dao yêu cầu không được để chạm vào phôi hoặc máy. Vì vậy cần phải có điểm thay dao. Đối với máy phay hoặc các trung tâm gia công thì thường bàn máy phải chạy về điểm chuẩn, còn với máy tiện, thường các dao nằm trên đầu Rơ vôn ve nên không cần phải chạy đến điểm chuẩn để thay dao mà có thể đến một vị trí nào đó đảm bảo an toàn để quay đầu Rơ vôn ve là có thể thay dao nhằm giảm thời gian phụ.
3.Các dạng điều khiển CNC
Điều khiển điểm - điểm
Với các loại máy điều khiển điểm – điểm. Trong quá trình gia công dụng cụ được định vị nhanh đến tọa độ yêu cầu và trong quá trình dịch chuyển nhanh dụng cụ, máy không thực hiện chuyển động cắt gọt. Chỉ khi đến vị trí yêu cầu nó mới thực hiện các chuyển động cắt gọt. Ví dụ như khoan lỗ, khoét, doa, đột dập, hàn điểm.
Điều khiển điểm - điểm (theo vị trí) được dùng để gia công các lỗ bằng các phương pháp khoan, khoét, doa và cắt ren lỗ. Chi tiết gia công được gá cố định trên bàn máy, dụng cụ cắt thực hiện chạy dao nhanh đến các vị trí đã lập trình (hoặc chạy bàn máy). Khi đạt tới các điểm đích thì dao bắt đầu cắt (hình vẽ).
Vị trí của các lỗ có thể được điều khiển đồng thời hoặc kế tiếp theo 2 trục toạ độ (hình vẽ ).
Hình 1.30. Điều khiển điểm – điểm
Hình 1.30 : Các dạng chạy dao trong điều khiển điểm--điểm.
Điều khiển đồng thời theo 2 trục
Điều khiển kế tiếp.
Điều khiển đường thẳng
Hình 1.31 :Điều khiển theo đường thẳng
Là điều khiển mà khi gia công dụng cụ cắt thực hiện lượng chạy dao theo 1 đường thẳng nào đó. Trên máy tiện dụng cụ cắt chuyển động song song hoặc vuông góc với trục của chi tiết (trục Z) (hình vẽ). Trên máy phay dụng cụ cắt chuyển động song song với trục Y hoặc trục X (hình vẽ). dụng cụ cắt chuyển động độc lập theo từng trục.
Điều khiển theo biên dạng (contour)
Hình 1.32 : Điều khiển contour trên máy tiện (a) và máy phay (b).
Điều khiển theo biên dạng cho phép thực hiện chạy dao trên nhiều trục cùng lúc. Các chuyển động theo các trục có sự quan hệ hàm số ràng buộc với nhau. Dạng điều khiển này được áp dụng trên máy tiện, máy phay và các trung tâm gia công.
Có 3 dạng điều khiển : điều khiển contour 2D, 21/2D và điều khiển 3D (D là chiều).
- Điều khiển contour 2D: Cho phép thực hiện chạy dao theo 2 trục đồng thời trong 1 mặt phẳng gia công (ví dụ mặt phẳng XZ, XY). Trục thứ 3 được điều khiển hoàn toàn độc lập với các trục kia.
Hình 1.33 : Điều khiển contour 3D
- Điều khiển contour 21/2D: điều khiển contour 21/2D cho phép ăn dao đồng thời theo 2 trục nào đó để gia công bề mặt trong 1 mặt phẳng nhất định. Trên máy CNC có 3 trục X, Y, Z ta sẽ điều khiển được đồng thời X và Y, X và Z, hoặc Y và Z. Trên các máy phay thì điều này có nghĩa là chiều sâu cắt có thể được thực hiện bất kỳ 1 trục nào đó trong 3 trục, còn 2 trục kia để phay contour (hình vẽ).
- Điều khiển contour 3D: điều khiển contour 3D cho phép đồng thời chạy dao theo cả 3 trục X, Y, Z (hình vẽ). Điều khiển contour 3D được áp dụng để gia công các khuôn mẫu, gia công các chi tiết có bề mặt không gian phức tạp.
Phần II: NGHIÊN CỨU MÁY TIỆN CNC
I.Các bộ phận của máy tiện CNC
Máy tiện CNC xuất hiện đã nhanh chóng thay đổi việc sản xuất công nghiệp. Việc tiến hành tiện các đường cong, hình phức tạp được thực hiện dễ dàng như đường thẳng, các cấu trúc phức tạp 3 chiều cũng dễ dàng thực hiện, và một lượng lớn các thao tác do con người thực hiện được giảm thiểu.
Đặc điểm gia công trên máy tiện CNC.
- Mức độ tự động hoá rất cao:
+ Tự động thay dao
+ Tự động điều chỉnh quá trình cắt gọt.
+ Tự động bôi trơn vùng cắt gọt và hệ thống máy
+ Tự động bảo vệ an toàn khi máy làm việc
+ Tự động hiển thị vị trí gia công, toạ độ gia công (x, y, z)
+ Tự động báo lỗi
- Tốc độ cắt rất lớn ( Từ 1000 – trên 8000 vg/ph)
+ Độ chính xác kích thước gia công đạt tới 0,001mm
+ Năng suất gia công gấp 3 lần so với máy thông thường.
+ Tính linh hoạt cao, thích nghi với nhiều loại sản xuất.
CÁC BỘ PHẬN CHÍNH TRÊN MÁY CNC.
+ Ụ tĩnh hay hộp tốc độ trục chính
+Ổ tích dao
+Gía đỡ ổ tích dao
+Bảng điều khiển
+Cửa đóng mở khu vực gia công
+Ụ động
+Mâm cặp
1.Ụ tĩnh (Hộp tốc độ trục chính): Tạo ra các tốc độ cắt gọt khác nhau
- Kết cấu: Gồm trục chính, đầu trục chính lắp với mâm cặp được dẫn động bởi động cơ Secvo.
- Được điều chỉnh và thay đổi tốc độ, chiều quay tuỳ theo yêu cầu, phía sau trục chính là hệ thống truyền động thuỷ lực để đóng mở hoặc kẹp chi tiết.
2.Ổ tích dao: Có hai loại:
Đầu Rơvônve:
Là một bộ phận được tiêu chuẩn hoá,
có thể gá được 12 con dao khác nhau.
- Trên đầu Rơvônve có lắp với
các khối mang dao và trực tiếp lắp với
các dụng cụ cắt tương ứng.
- Đầu Rơvônve thay đổi dao bằng cách thay đổi vị trí của dao theo chương trình đã được lập sẵn.
Ổ chứa dao:
kết hợp với đồ gá tháo lắp dao tự động
3. Giá đỡ ổ tích dao:
- Nhiệm vụ: Để lắp với ổ tích dao, thực hiện các chuyển động tịnh tiến ra, vào, vuông góc với trục chính của máy, những chuyển động này được lập trình sẵn.
Dao cắt
Nắp trên khối mang dao
Nắp trên ổ tích dao
Nắp trên giá đỡ ổ tích dao
+, Cửa đóng mở khu vực gia công.
Hệ thống máy chỉ hoạt động khi cửa được đóng đúng quy định.
4. Mâm cặp:
Quá trình đóng mở và hãm mâm cặp để tháo lắp chi tiết bằng hệ thống thuỷ lực, lực phát động nhỏ và an toàn. Đối với máy tiện CNC thường được gia công với tốc độ rất cao. Số vòng quay của trục chính lớn ( có thể lên tới 8000 vg/ph – khi gia công kim loại màu). Do đó lực ly tâm là rất lớn nên các mâm cặp thường được kẹp chặt bằng hệ thống thuỷ lực ( hoặc khí nén) tự động thông qua chương trình.
Hình vẽ : Mâm cặp thủy lực
5. Ụ động: Được thiết kế với vai trò là trục thứ hai đầu ngoài trục có mâm cặp thứ hai để kẹp chi tiết gia công. Trục này có cùng tốc độ với trục chính và trục có thể tịnh tiến theo trục Z
Hình 5.2.5: Ụ chống tâm thủy lực
Thân máy:
Để đỡ toàn bộ các bộ phận khác lên trên nó.Thân máy có kết cấu và hệ thống truyền động kép hai phía. Do thân máy có độ cân bằng tốt, phản hồi truyền động chính xác và cắt rất êm ở mọi thời điểm.
7. Bảng điều khiển:
Là nơi thực hiện sự giao diện (thao tác) giữa người với máy.
Bảng điều khiển máy gồm có hai phần:
- Bảng điều khiển màn hình (CRT).
- Bảng điều khiển máy.
8. Bảng điều khiển màn hình ( CRT- control Panel):
Bảng điều khiển này để điều khiển màn hình CRT. Trên bảng có các nút, các ký tự, các nút chữ số, các nút chức năng để soạn thảo chương trình.(Hình 5.2.8)
Gồm hai bộ phận nhỏ:
- Màn hình.
- Các loại nút bấm.
-Màn hình: CRT
Đây là màn hình giống với màn hình ti vi, máy tính, để hiển thị các tín hiệu điều khiển số: toạ độ (x, y, z), các quá trình mô phỏng gia công chi tiết, chế độ cắt gọt.
CRT- Cathode Ray Tube: Đèn chân không
- Các loại nút nhấn:
Nút khởi động lại: RESET Nút này để khởi động lại chương trình NC khi máy bị treo không hoạt động được hoặc khi máy phải tắt khẩn cấp.
Nút trợ giúp: HELP Nhấn vào nút này hướng dẫn màn hình sẽ hiện lên màn hình.
. Nút chuyển: SHIFT Khi nhấn vào nút chuyển Shift cho phép các ký tự bên dưới phía bên phải của các nút địa chỉ được đưa vào máy.
. Các nút mềm ( Soft key) Các nút này để lựa chọn các chức năng soạn thảo, xoá, ghi nhớ chương trình.. Các nút này ở hàng phía dưới của màn hình CRT.
. Nút địa chỉ ( Address key) Các nút này nạp các chữ cái tiếng Anh và các ký hiệu vào máy.
. Nút các con số và giá trị ( Numeric value key) Các nút này nạp các ký hiệu âm và dương và các giá trị bằng số vào máy.
. Nút thay đổi: ALTER Muốn thay đổi một giá trị nào đó trong chương trình, di chuyển con trỏ tới vị trí đó, đánh giá trị cần thay đổi sau đó nhấn vào nút ALTER thì giá trị cần thay đổi sẽ được đưa vào.
. Nút chèn: INSERT Chèn thêm dữ liệu vào sau con trỏ khi ấn vào nút INSERT. Tương đương nút ENTER trên bàn phím của máy tính.
. Nút xoá: DELETE
Nhấn vào nút này dữ liệu ở vị trí con trỏ sẽ bị xoá.
Nút nạp vào: INPUT Nút này đưa các chữ cái, ký hiệu, các giá trị bằng các con số… được đưa vào chương trình NC.
9. Bảng điều khiển máy.( Hình :5.2.9)
Bảng điều khiển này để điều kiển máy. trên bảng có các nút chức năng để điều khiển máy:
CÁC VÙNG LỰA CHỌN CHẾ ĐỘ HOẠT ĐỘNG
MODE
MEM
H
JOG
RPD
ZRN
MDI
TAPE
EDIT
Chế độ ghi nhớ: MEM
Chế độ này gọi và chạy chương trình đã được lựa chọn từ bộ nhớ của máy, chương trình này sẽ được thực hiện ở trên máy.
Chế độ hoạt động: MDI
MDI là chữ cái viết tắt của các từ: MANUAL DATA INPUT ( nạp các dữ liệu vào bằng tay).
Trong chế độ hoạt động MDI máy có thể chạy trong khi ta lập trình từ bàn phím.
Chế độ nhập chương trình: TAPE
Ở chế độ này chương trình được chuẩn bị ở đĩa mềm từ máy ngoài và được chuyển vào máy theo hệ thống cáp.
Chế độ xuất bản: EDIT (EDITON)
Chế độ này cho phép soạn thảo, kiểm tra, sửa đổi chương trình.
Chế độ soạn thảo bằng tay: H ( HANDLE)
Chế độ này cho phép điều khiển bàn dao bằng tay.
RAPID OVERRIDE
OVERRDE
W
25%
100%
0
150
50
100
Chế độ nhấp: JOG
Chế độ này cho phép điều khiển di chuyển bàn dao chậm không liên tục bằng tay. Nếu ấn vào các nút: -X, +X, -Z, +Z, thì bàn dao sẽ di chuyển theo hướng ấy, bỏ tay ra thì bàn dao sẽ dừng lại.
Chế độ di chuyển nhanh: RPD (RAPID)
Chế độ này cho phép di chuyển bàn dao nhanh bằng tay. Nếu ấn vào các nút: -X, +X, -Z, +Z, thì bàn dao sẽ di chuyển theo hướng ấy, bỏ tay ra thì bàn dao sẽ dừng lại. Có thể thay đổi tốc độ di chuyển nhanh chậm bằng các nút RAPID OVERRIDE.
Chế độ trở về điểm gốc: ZRN
FUNCTION
SBK
PSH
PST
DRN
OSP
BDT
Máy ở chế độ này ấn vào nút +X và +Z bàn dao sẽ trở về điểm gốc R.
Vùng các chức năng:
Nút chạy từng câu lệnh: SBK (Single Block)
Nút này dùng để mở chế độ từng câu lệnh trong chương trình.
HANDLE
X1
X10
X100
MORI SEIKI
Nút dừng bước công nghệ: OSP (Optional Stop )
Nút này tạm dừng chương trình sau một bước côgn nghệ. Muốn chạy tiếp chương trình ta nhấn nút START.
Nút bỏ qua câu lệnh: BDT ( Block Delete)
Câu lệnh tiếp theo sẽ được bỏ qua nếu nhấn vào nút này.
Nút cài đặt gốc O của phôi: PSM và PST
Hai nút này dùng để cài đặt gốc O của phôi.
Nút chạy không cắt gọt: DRN ( Dry Run)
Nút này chạy không cắt gọt để kiểm tra chương trình.
Vùng các nút điều khiển lượng dịch chuyển bàn bằng tay.
Các nút này lựa chọn lượng dịch chuyển của bàn theo trục X và trục Z, lượng dịch chuyển nhỏ nhất điều khiển bằng tay là 1mm.
Núm xoay điều khiển bằng tay dịch chuyển theo các trục X và Z. Giá trị của mỗi vạch đựơc cố định bởi các nút điều khiển lượng dịch chuyển bàn bằng tay.
Vùng nút tắt, mở nước tưới nguội, tắt và mở đèn.
Vùng nút này có các nút để tắt, mở dung dịch tưới nguội, tắt mở đèn.
COOLANT LIGHT
ON
OFF
ï
SPINDLE
%
NOR
SPJ
REV
STOP
Vùng nút điều khiển trục chính:
Các nút này điều khiển trục chính quay thuận hay quay ngược chiều kim đồng hồ ( theo hướng nhìn vào mặt đầu trục chính) hoặc dừng trục chính.
- Nút NOR trục chính quay ngược chiều kim đồng hồ.
- Nút REV trục chính quay cùng chiều kim đồng hồ.
- Nút SPJ nhấp trục chính.
- Nút STOP dừng truc chính.
Vùng nút chọn dao: TURRET
Vùng này có màn hình nhỏ hiện lên số thứ tự của dao đang lằm ở vị trí làm việc.
Nếu ấn vào nút (+) thì dao có số thứ tự tiếp theo được đưa vào vị trí làm việc.
Nếu ấn vào nút (-) thì dao có số thứ tự trước nó sẽ được đưa vào vị trí làm việc.
TURRET
7
II.Nguyên lý làm việc của máy tiện CNC
-Để thực hiện nhiệm vụ gia công thì cũng như các máy cắt kim loại khác thì máy tiện cũng sử dụng hai chuyển động cát chính là chuyển động cắt chính là chuyển động chạy dao và chuyển động cắt ,ở đây thì chuyển động cắt chính là chuyển động của chi tiết quay quanh trục -Chuyển động cắt chính của máy tiện đuợc thể hiện bằng vận tốc cắt và lượng chạy daoIII.Lập trình cho máy tiện CNC
Cấu trúc một chương trình : gồm 3 phần chính
- Đầu chương trình : Khai báo tên chương trình,gọi dao,nhập địa chỉ lưu chữ gốc phôi,bật các chế độ làm mát………
- Thân chương trình :gồm các khối lệnh gia công và các chế độ gia công
- Kết thúc chương trình :Đưa dụng cụ về vị trí an toàn ,dừng chương trình và tắt các chế độ làm mát………..
* Các lệnh gia công/ dịch chuyển G (G-Code).
- Các lệnh dùng chung cho máy phay và máy tiện CNC – DENFORD.
G00: Lệnh dịch chuyển nhanh không cắt vật liệu phôi (Positioning/Rapid Traverse).
G01: Nội suy theo đường thẳng/chuyển động cắt theo đường thẳng (Linear Interpolation/Feed).
G02: Nội suy theo đường tròn (chuyển động cắt cong, tròn) theo chiều kim đồng hồ (Cicular Interpolation Clockwise).
G03: Nội suy theo đường tròn ngược chiều kim đồng hồ (Cirular Interpolation Counter Clockwise).
G04: Dừng chuyển động cắt với thời gian nhất định (Dwell).
G20: Dữ kiệu đầu vào tính theo hệ Anh (inches), Inch Data Input.
G21: Dữ liệu đầu vào tính theo hệ Mét (mm), Metric Data Input.
G27: Kiểm tra thực hiện ỎTrở về điểm gốcÕ (Reference Point Returm Check).
G28: Trở về điểm gốc (Reference Point Return).
G29: Xuất phát từ điểm gốc (Return From Reference Point).
G30: Về điểm gốc thứ hai (Return to 2nd Reference Point).
G31: Lệnh nhảy. (Skip Function).
G40: Huỷ bỏ hiệu chỉnh lưỡi cắt (Tool Nose Radius Compensation Cancel).
G41: Hiệu chỉnh lưỡi cắt về phía trái quỹ đạo dao (Tool Nose Radius Compensation Left).
G42: Hiệu chỉnh lưỡi cắt về phía phải quỹ đạo dao (Tool Nose Radius Compensation Right).
G65: Gọi chu trình Macro (Macro Call).
G66: Gọi chu trình chuẩn (Macro Modal Call).
G67: Huỷ bỏ lệnh dùng chu trình chuẩn (Macro Modal Call Cancel).
Các lệnh dùng riêng cho máy tiện
G10: Cài đặt giá trị được xác định theo chương trình (offset value setting by program).
G22: Phát lệnh kiểm tra ổ tích dao (Stored Stroke Check On).
G24: Ngừng lệng kiểm tra ổ tích dao (Stored Stroke Check Off).
G31: Lệng nhảy (Skip function).
G32: Cắt ren (Thread Cutting).
G34: Cắt ren có bước thay đổi (Variable Lead Thread Cutting).
G36: Tự động hiểu chỉnh dao theo phương X (Automatic Tool Campensation X).
G37: Tự động hiểu chỉnh dao theo phương Z (Automatic Tool Campensation Z).
G50: Thay đổi hệ toạ độ làm việc/Đặt tốc độ trục chính lớn nhất (Work Co-ordinate system change/Max.Spindle Speed Setting).
G70: Chu trình tiện tinh (Finishing Cycle).
G71: Tiện bóc vỏ/Tiện thô ngoài (Stock Removal in Turning).
G72: Tiện mặt đầu (Stock Removal in Facing).
G73: Pattem Repeating.
G74: Khoan, khoét lỗ theo trục Z (Peck Drilling in Zaxis).
G75: Tiện rãnh theo trục X/tiện rãnh mặt đầu (Groo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1vidu_mau_bao_cao_thuc_tap_0414.doc