MỤC LỤC
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn .trang 1
Mục lục trang 2
Lời nói đầu trang 3
I) Nhật kí thực tập .trang 4
II) Giới thiệu về công trình .trang 6
III) Đặc điểm công trình trang 7
IV) Cơ cấu tổ chức .trang 8
V) Kỹ thuật thi công trang 9
1) Gia công thép .trang 9
2) Nối, buộc cốt thép .trang
3) Gia công cốt thép dầm .trang
4) Lắp đặt cốp pha dầm trang
5) Lắp đặt cốp pha sàn .trang
6) Gia công cốt thép sàn .trang
7) Gia công thép cột trang
8) Lắp đặt cốp pha cột .trang
9) Gia công cốt thép vách .trang
10) Lắp đặt cốp pha vách trang
11) Lắp đặt cốp pha cầu thang bộ . .trang
12) Gia công cốt thép cầu thang bộ .trang
13) Công tác xây tường trang
14) Công tác tô, trát .trang
15) Đi đường điện âm tường trang
VI) Các lỗi đã gặp trong quá trình thực tập .trang
1) Đổ bê tông sàn trang
2) Đổ bê tông dầm .trang
3) Đổ bê tông cột trang
4) Gia công cốt thép dầm, sàn .trang
VII) Công tác nghiệm thu trang
1) Nghiệm thu cốp pha .trang
2) Nghiệm thu cốt thép trang
VIII) Lắp dựng hàng rào bảo vệ xung quanh trang
IX) Tổng bình đồ công trình . .trang
X) Nhận xét cá nhận . .trang
48 trang |
Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 6402 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực tập tốt nghiệp tại Trụ sở viện kiểm soát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………….
MỤC LỤC
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn………………………………………...trang 1
Mục lục ……………………………………………………………………trang 2
Lời nói đầu…………………………………………………………………trang 3
Nhật kí thực tập ………………………………………………….trang 4
Giới thiệu về công trình…………………………………………..trang 6
Đặc điểm công trình………………………………………………trang 7
Cơ cấu tổ chức …………………………………………………...trang 8
Kỹ thuật thi công …………………………………………………trang 9
Gia công thép ………………………………………………….trang 9
Nối, buộc cốt thép……………………………………………...trang
Gia công cốt thép dầm………………………………………….trang
Lắp đặt cốp pha dầm……………………………………………trang
Lắp đặt cốp pha sàn…………………………………………….trang
Gia công cốt thép sàn…………………………………………...trang
Gia công thép cột ………………………………………………trang
Lắp đặt cốp pha cột……………………………………………..trang
Gia công cốt thép vách………………………………………….trang
Lắp đặt cốp pha vách……………………………………………trang
Lắp đặt cốp pha cầu thang bộ……….…………………………..trang
Gia công cốt thép cầu thang bộ………………………………….trang
Công tác xây tường………………………………………………trang
Công tác tô, trát…………………………………………………..trang
Đi đường điện âm tường…………………………………………trang
Các lỗi đã gặp trong quá trình thực tập……………………………...trang
Đổ bê tông sàn……………………………………………………trang
Đổ bê tông dầm…………………………………………………..trang
Đổ bê tông cột……………………………………………………trang
Gia công cốt thép dầm, sàn……………………………………….trang
Công tác nghiệm thu…………………………………………………trang
Nghiệm thu cốp pha……………………………………………....trang
Nghiệm thu cốt thép………………………………………………trang
Lắp dựng hàng rào bảo vệ xung quanh………………………………trang
Tổng bình đồ công trình……………………………………….……..trang
Nhận xét cá nhận…………………………………….……………….trang
LỜI NÓI ĐẦU
Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên sau khi ra trường và tiếp sau khoảng thời gian thực tập công nhân có những kinh nghiệm nhất định, vững vàng về chuyên nghành xây dưng, nhà trường đã tạo điều kiện để em tiếp tục hoàn thiện kỹ năng của người kĩ sư xây dưng và có thêm những kinh nghiệm về tổ chức thi công, thiết kế, quản lí… Qua đó có thể tự so sánh những điểm giống và khác nhau giữa lý thuyết đã học và thực tế.
Sau khoảng thời gian 6 tuần thực tập em cảm thấy mình đã tiếp thu một lương kiến thực lớn như thi công, cách quản lí ngoài công trường của một người kĩ sư, cách triển khai công việc làm sao để hợp lý nhất, cách giải quyết những lỗi làm sai với thiết kế cũng như những phát sinh ngoài dự kiến. Qua đợt thực tập này đã giúp em có thêm nhiều kiến thức thực tế để làm bài đồ án tốt nghiệp sắp tới và không còn bỡ ngỡ khi ra trường sau này.
Qua đây em xin cảm ơn thầy TRẦN VĂN THIỆN đã hướng dẫn và giới thiệu công trường để em hoàn thành xong khóa thực tập tốt nghiệp cũng như ban quản lý công trường đã tạo điều kiện thuận lợi để em tiếp xúc, thực hành tại công trường trong thời gian vừa qua.
NHẬT KÍ THỰC TẬP
Ngày 20/5/2011
Đến gặp ban quản lí công trường phổ biến giai đoạn, quá trình thực tập xin phép được thực tập tại công trường.
Ngày 21>23/5/2011
Nộp giấy xin xác nhận thực tập tại công trường tại khoa (chờ thầy trưởng khoa kí đóng dấu)
Ngày 24/5/2011
Gặp ban quản lí công trường đưa giấy giới thiệu và bắt đầu thực tập.
Ngày 25/5/2011
Đọc nội qui an toàn lao động tại công trường và bản vẽ kiến trúc , kết cấu của công trình.
Ngày 26/5/2011
Tiếp tục đọc bản vẽ kết cấu tầng 6, in bản vẽ bắt đầu lên sàn theo dõi công nhân làm thép dầm và kiểm tra đối chiếu với bản vẽ.
Ngày 27/5/2011
Lên sàn xem công nhân làm thép dầm, phát hiện lỗi sai (nối thép tại vị trí gối, công nhận làm lộn 3 cây phi 20 thành 3 cây phi 25 chạy suốt chiều dài dầm 32m), báo cáo với chỉ huy trưởng.
Ngày 28/5/2011
Quá trình buộc thép dầm đã xong, xem công nhân rải và buộc thép sàn.
Ngày 30/5/2011
Đi kiểm tra cốp pha dầm đã đóng để chuẩn bị đổ bê tông.
Tiếp tục xem công nhân buộc thép sàn.
Ngày 31/5/2011
Cả ngày xem công nhân gia công thép sàn.
Tối xem đổ bê tông từ 22h đến 4h
Ngày 2/6/2011
Đi bắn tim trục, cột để đóng cốp pha.
Kiểm tra tim trục tần g trên và tầng dưới.
Ngày 3/6/2011
Tính lại số lượng thép cột cần nối để công nhân cắt thép cho hợp lý.
Xem công nhân gia công cốt đai cột và nối thêm thép cột.
Ngày 4/6/2011
Tiếp tục xem công nhân gia công thép cột.
Ngày 6/6/2011
Quá trình gia công cốt thép cột đã xong, xem công nhân đóng cốp pha cột.
Buổi chiều xem công nhân trát trần dưới tầng hầm do tầng hầm không đóng la phông.
Ngày 7/6/2011
Đi kiểm tra cốp pha cột và trát tường tầng hầm.
Ngày 8/6/2011
Xem công nhân gia công cốp pha thang máy và thang bộ.
Tối xem đổ be tông cột và vách thang máy.
Ngày 10/6/2011
Xem công nhân đóng cốp pha dầm .
Tính số lượng thép dầm để công nhân cắt thép cho hợp lý.
Ngày 11/6/2011
Tính khối lượng cốp pha dầm sàn tầng 6 để quyết toán với bên cốp pha.
Tiếp tục lên sàn xem công nhân đóng cốp pha dầm sàn.
Ngày 13/6/2011
Xem công nhân buộc thép dầm.
Trong quá trình đổ cột có 2 cột bị cao quá so với mép dầm nên phải phá lớp bê tông dư.
Ngày 14/6/2011
Kiểm tra cốp pha dầm so với tim trục.
Kiểm tra thép dầm đã gia công.
Ngày 15/6/2011
Kiểm tra thép dầm đã buộc.
Xem công nhân xây tường tầng 3.
Ngày 16/6/2011>>>18/6/2011
Tiếp tục xem công nhân gia công thép dầm và thép sàn.
Làm bản vẽ hoàn công tại tầng 6.
Ngày 20/6/2011
Cầu tháp bị gãy nên gia công thép sàn bị trễ so với tiến độ.
Kiểm tra số thép sàn đã gia công.
Ngày 21/6/2011
Xem công nhân gia cắt, uốn thép chuẩn bị cho cột tầng 7.
Tiếp tục xem công nhân xây tường ngăn trong tầng hầm.
Ngày 22/6/2011
Kiểm tra cốp pha dầm biên so với tim trục.
Kiểm tra cao độ cốp pha sàn .
Ngày 23>>24/6/2011
Làm báo cáo thực tập.
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TRÌNH
Tên công trình :
Trụ sở VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỐ CHÍ MINH
Địa điểm :
120 Nam Kỳ Khởi Nghĩa phường Bến Nghé Quận 1
Chủ đầu tư :
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỐ CHÍ MINH
Tư vấn thiết kế
CÔNG TY CỒ PHẤN TƯ VẤN XÂY DƯNG TỔNG HỢP
Quản lý dự án :
TỔNG CÔNG TY TƯ VẤN XÂY DỰNG TỔNG HỢP (chi nhánh phía nam)
Đơn vị giám sát :
CÔNG TY CỔ PHẤN TƯ VẤN ĐẤU TƯ VÀ XÂY DỰNG SÀI GÒN
Đơn vị thi công :
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG INVESTCO 9
ĐẶC ĐIỂM CÔNG TRÌNH
Diện tích đất : 1378 m2
Diện tích sử dụng : 681 m2
Diện tích sàn sử dụng : 8200 m2 ( không kể tầng hầm và sân thượng )
Diện tích sàn hầm : 995 m2
Diện tích sạn thượng và mái : 801 m2
Mật độ xây dựng khối đế : 65%
Mật độ xây dựng khối trên : 63%
Cao độ công trình : 49m, Gồm 12 tầng và 1 tầng hầm
Ngày khởi công 25/08/2009 dự kiến hoàn thành vào 22/12/2012
CƠ CẤU TỔ CHỨC
Tổ chức của đơn vị thi công:
Phó giám đốc dự án : Có quyền cao nhất tại công trường, có nhiệm vụ kiểm soát, chịu trách nhiệm cũng như vạch ra kế hoạch tiến độ tại công trường.
Chỉ huy trưởng : Là người theo dõi thường xuyên mọi hoạt động vĩ mô tại công trường, người có quyền thay đổi thiết kế nếu thiết kế có sai sót hoặc khi trong thi công ngoài thực tế gặp nhiều khó khăn. Là người giỏi chuyên môn và có nhiều kinh nghiệm trong thi công có nhiệm vụ đôn đốc các tổ cốt thép và cốp pha hoàn thành đúng tiến độ.
Vật tư : Có nhiệm vụ theo dõi và quản lý vật tư tại công trường.
Cán bộ ATLĐ : Nhiệm vụ quản lý an toàn lao động, trang thiết bị phòng hộ trong thi công và phòng cháy chữa cháy.
Cán bộ kỹ thuật : Luôn có mặt trên công trường để theo dõi và hướng dẫn công nhân thi công, phát hiện sai sót và báo cáo với chỉ huy trưởng.
Bảo vệ : Nhiệm vụ kiểm soát vật tư, trang thiết bị và người ra vào công trường.
Điện : Tổ chức điện, nước cung cấp cho công trường.
Tổ sắt thép, cốp pha, công nhật : có nhiệm vụ gia công thép, lắp đặt cốp pha…
Nhiệm vụ các bên liên quan.
Chủ đầu tư :
- Tổ chức thẩm định và phê duyệt các bước thiết kế, dư toán công trình xây dựng sau khi dự án đã được phê duyệt.
- Ký kết hợp đồng với các nhà thầu.
- Thanh toán cho nhà thầu theo tiến độ hợp đồng hoặc theo biên bản nghiệm thu.
- Nghiệm thu để đưa công trình vào khai thác và sử dụng.
b. Đơn vị thiết kế:
- Thực hiện giám sát tác giả trong quá trình thi công xây dựng công trình nhằm đảo bảo việc thi công đúng như thiết kế.
c. Đơn vị tư vấn giám sát:
- Nghiệm thu xác nhận khối lượng, khi đã đảo bản đúng với chất lượng thiết kế.
- Yêu cầu thi công thực hiện đúng hợp đồng.
- Bảo lưu ý kiến của mình đối với công việc.
- Từ chối những yêu cầu bất hợp lý khác.
d. Đơn vị thi công:
- Thực hiện đúng hợp đồng : thi công đúng thiết kế, tiến độ, an toàn, môi trường.
- Quản lí nhân công xây dựng.
- Lập bản vẽ hoàn công, tham gia nghiệm thu, bảo hành.
- Bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng.
- Chịu trách nhiệm về chất lượng thi công.
KỸ THUẬT THI CÔNG.
Gia công cốt thép.
Trước khi gia công thép công nhân phải cắt thép theo đúng yêu cầu thiết kế trong bản vẽ ( thép dầm, sàn, cột, cầu thang…) từ thép chịu lực, gia cường, thép đai, cốt giá….
Máy duỗi thép
Công nhân đang uốn thép
Máy cắt thép
Viện cắt thép phải cẩn thận và tỷ mỹ, tính toán cắt sao cho hợp lý (không thừa quá mà cũng không thiếu qua, phải đủ đoạn neo nối và đúng yêu cầu trong bản vẽ).
Ngoài yêu cầu đủ đoạn neo, nối thì điều quan trọng công nhân phải cắt sao để 1 cây thép dài 11,7m cắt ra đủ dùng mà không thừa hay thiếu quá nhiều.
Nối, buộc cốt thép
Buộc cốt thép dùng để nối thép hoặc đan sàn, lưới.. được sử dụng tại hiện trường.
Có nhiều kiểu buộc thép : buộc đơn giản, buộc hình nơ hoặc số 8, thường ở công trường thường dùng hình thức buộc nơ hay số 8 để đảm bảo cốt thép không bị xê dịch.
Để tránh những thanh thép dài hay tận dụng những thanh thép ngắn người ta thường nối chúng.
Có 2 cách nối : nối buộc bằng dây kẽm hoặc nối hàn.
Theo như quan sát ngoài công trường ta thấy vị trí nối chỉ là nối thẳng chứ không nối cong, không được phép nối tại vị trí bụng (đối với thép dưới) và vị trí gối (đối với thép trên).
Tùy thuộc vào vị trí mà chiều dài neo, nối khác nhau .
Buộc thép dầm
Nối cốt thép cột Nối cốt thép sàn
Gia công cốt thép dầm.
Nếu dầm nhỏ thì nên gia công dầm cốt thép hoàn chỉnh ở bên ngoài rồi mới đưa vào trong hộp cốp pha dầm.
Nếu dầm lớn việc gia công bên ngoài sẽ rất bất tiện do dầm nặng và kích thướt lớn, nên lúc này ta nên đóng cốp pha xong rồi mới thi công thép sau.
Sau khi đóng cốp pha dầm xong, ta tiến hành đặt cốt thép, dùng những thanh 5 vuông (5 phân) để đỡ các thanh thép chính của dầm lên cao so với cốp pha để việc thi công dễ dàng hơn (buộc thép, vào thép đai ), sau đó mới hạ cốt thép xuống dầm.
Lồng cốt đai váo đúng vị trí thiết kế, sắp xếp cốt thép đúng vị trí trong bản vẽ, đâu là thép chịu lực, đâu là gia cường, sau đó tiến hành buộc thép tạo thành khung vững chắc.
Ngoài công trường để việc thi công được dễ dàng sau khi đã cố định thép dầm bằng cốt đai (dùng đai 2 nhánh đối với dầm có tiết diện lớn), ta sẽ đưa thép gia cường vào sau.
Công nhân đang gia công thép dầm
Thép dầm sau khi gia công xong (chưa hạ dầm)
Sau khi hạ thép dầm
Đóng cốp pha dầm.
- Vị trí cột, vách cứng : trên mặt bằng đã có sẵn các đường trục thiết lập bằng máy kinh vĩ , ta kiểm tra bằng cách đo xem đường trục trên có nằm giữa tấm cốp pha không (đối với những cột giữa), mép cốp pha (đối với những cột biên ).
- Việc đóng cốp pha dầm phải làm trước khi gia công cốp thép. Từ code 1m vạch sẵn trên cột công nhân đo lên đến cao trình tầng trên và lắp dựng cốp pha đáy dầm, rồi đến 2 thành bên. Việc đóng cốp pha yêu cầu phải cẩn thận đúng kích thướt dầm, đúng khoảng cách thông thủy giữa 2 tầng… Việc sai lệch làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến khối lượng bê tông cần đổ.
Cốp pha dầm nhìn từ trên
Cốp pha dầm (nhìn từ bên dưới)
Đóng cốp pha sàn.
Dựa vào mốc trắc đạt đã đánh dấu trên cột ta tiến hành đo đến đáy cốp pha tần trên , tiến hành lắp dàn giáo, cây chống.
Đặt cốp pha dầm và sàn sát nhau, liên kết bằng chốt hoặc đường hàn tại những vị trí quan trọng.
Điều chỉnh cốp pha bằng dàn giáo hoặc con kê .
Lắp xong cốp pha thì tiến hành gia công cốp thép.
Lắp dựng các thanh xà đỡ cốp pha sàn
Đặt cốp pha sàn lên xà
Cốp pha sàn bằng gỗ ( nhìn từ bên dưới )
Cốp pha sàn bằng thép ( nhìn từ bên dưới )
Gia công cốt thép sàn.
Đặt cốt thép dầm chính trước, dầm phụ sau và cốt thép sàn sau cùng.
Cốt thép sàn phải luồn dưới cốt thép trên của dầm, cho nên sau khi hoàn thành thép dầm mới bắt đầu rải thép sàn. Để khoảng cách các bước thép chính xác công nhân nên vạch trước khoảng cách xuống cốp pha sàn bằng phấn trắng.
Nếu sàn có 2 lớp thì buộc lưới cốt thép bên dưới trước rồi sau đó rải và buộc cốt thép bên trên , sau đó đưa các cục kê vào giữa để thỏa mãn abv.
Ở đây việc thi công đường điện và ống dẫn nước được làm sau nên tại vị trí đó công nhân phải đặt các cục gạch, sau này đục sàn tại vị trí viên gạch để thi công điện nước sau.
Sau khi gia công xong cốt thép sàn công việc tiếp theo là cho công nhân đặt các cục kê và chân chó vào dưới lớp thép sàn để thỏa abv.
Tiếp theo cho công nhân dùng các miếng mút hoặc xốp trám lại những lỗ hở trên sàn, tại mối nối sàn và dầm.
Công việc cuối cùng là dùng vòi áp suất cao xịt vệ sinh sàn, dầm chuẩn bị cho công tác đổ bê tông.
Rải thép sàn
Rải thép sàn
Thép sàn sau khi gia công xong
Cục kê và chân chó
Dùng mút trám các lổ thủng trên sàn
Công nhân đang vệ sinh dầm, sàn bằng vòi nước áp suất cao
Đặt các viên gạch sẵn sau này đục để đi đường điện, nước sau
Trước khi đổ bê tông cần có kĩ sư trắc đạt lên đo lại cao độ sàn để điều chỉnh độ dày sàn, dầm cho đúng.
Kỹ sư đang đo đạc lại chiều cao sàn, dầm
Công việc đổ bê tông phải thực hiện vào ban đêm do công trường nằm ngay quận 1, xe bê tông chỉ được vào ban đêm.
Khi đổ bê tông phải có 1 tốp công nhân chuyên cào, ban bê tông ra sàn, 1 tốp chuyên đầm chặt để bê tông không bị rỗ mặt, đạt độ chặt yêu cầu.
Trong quá trình đổ bê tông luôn phải có kĩ sư theo dõi không cho dầm quá lâu gây phân tầng trong bê tông, kiểm tra cao độ sàn phải đạt yêu cầu bằng máy kinh vĩ, tính toán lượng bê tông còn thiếu để gọi xe bê tông.
Công tác chuẩn bị đổ bê tông sàn
Công nhân đang đổ bê tông
Sau khi đổ bê tông sàn xong ngày hôm sau phải bão dưỡng bằng bao bố thấm nước hoặc phun nước lên bề mặt bê tông…
Quá trình bảo dưỡng giúp bê tông đạt chất lượng tốt, không xuất hiện khe nứt …
Sàn sau khi đổ bê tông
Gia công thép cột:
Sau khi hoàn thành việc đổ bê tông sàn chờ 1 ngày sau tiến hành gia công thép cột, nối thép vào các thanh thép chờ sẵn (cao khoảng 1500mm), việc nối phải đảm bảo sau khi đổ bê tông cột thì số lượng thép chờ phải đủ dài để nối cho đoạn sau và số lượng thép tại một vị trí không được quá 50%.
Thép chờ cột
Sau khi gia công thép chịu lực chính sẽ gia công tiếp cốt đai và cốt chữ C, gia công bằng cách luồn từ trên xuống và dùng kẽm buộc lại (phải đảm bảo khoảng cách trong thiết kế).
Sau khi gia công xong cốt thép phải dùng dọi để ngắm thép cột tương đối thẳng để việc thi công cốp pha được dễ dàng.
Công nhân đang vào đai cột
Cột sau khi gia công xong cốt thép
Đóng cốp pha cột.
Vị trí cột và vách cứng trên mặt bằng đã có sẵn được thiết lập bằng máy kinh vĩ, ta kiểm tra vị trí cột bằng cách xem đường trục có nằm giữa tấm cốp pha không, từ đường trục đo ra ngoài mép cốp pha xem có đúng kích thướt trong bản vẽ không?
Cố định chân cột, vách cứng : ở công trường dùng 2 loại cốp pha ( cốp pha thép, cốp pha gỗ ván ép). Cố định cốp pha cột và vách cứng bằng các thanh chống vào các que sắt ( cao khoảng 10cm ) được cấy sẵn dưới sàn và gông xung quanh cột.
Trước khi đóng cốp pha cột nhớ vệ sinh chân cột kĩ càng, buộc các cục kê vào thép cột để thõa mãn đoạn abv, việc đóng cốp pha dựa vào các đường trục được bắn bằng máy kinh vĩ sau khi đổ xong sàn.
Cốp pha cột
Chi tiết gông cột
Sau khi đóng xong cốp pha cột dùng các con dọi để kiểm tra xem cột có đứng thẳng hay nghiêng, nếu nghiêng yêu cầu đội cốp pha sửa ngay vì nó ảnh hưởng đến các cột sau này (ngoài thực tế gọi là cháy cột là cột bị lệch so với tim trục ).
Kiểm tra vị trí chân cột và sàn có khít không. Nếu hở khi đổ bê tông sẽ tràn ra ngoài như hình dưới.
Lỗi do đóng cốp pha không kĩ
Dùng dọi kiểm tra độ thẳng đứng của cột
Sau khi đổ cột 24 tiếng sau đã có thể tháo cốp pha để thi công dầm, sàn tiếp theo.
Tháo cốp pha cột
Gia công cốt thép vách.
Công trình có 2 vách cứng (vách thang máy, vách thang bộ) dày 300mm, chiều cao bằng chiều cao mỗi tầng.
Trình tự thi công giống với thép cột nhưng việc thực hiện yêu cầu cẩn thận và khó khăn hơn, phải để thép chờ trước để sau này thi công thép cầu thang (đối với vách thang bộ)…
Đối với vách thang máy cần chừa ra những khoảng trống để làm hộp chữa cháy và điện.
Tường trên ô cửa thang cần gia cường bằng các thanh thép xiên.
Hộp chữa cháy, điện
Thép gia cường trên các ô cửa thang máy
Cốt thép vách cứng
Lắp đặt cốp pha vách
Cốp pha vách phải gia công chính xác để lắp đặt không bị thiếu hụt, đủ lớp abv.
Đối với vách cứng thang máy người ta thường gia công sẵn cốp pha từ bên ngoài thành những tấm cốp pha lớn, khi lắp đặt chỉ cần dùng cẩu tháp cẩu lên đưa vào vị trí dùng thanh chống cố định lại.
Việc gia công sẵn như vậy giúp việc thi công cốp pha vách nhanh hơn, sử dụng lại được nhiều lần.
Vách thang máy, thang bộ
Lắp đặt cốp pha cầu thang bộ
Dựa vào cao độ trong bản vẽ để tiến hành lắp đặt cốp pha cầu thang.
Lắp đặt cốp pha phải cẩn thận vì chênh lệch làm ảnh hưởng đến việc thi công thép sau này và kiến trúc của cầu thang (độ dốc, cao độ, bề rộng…)
Gia công cốt thép cầu thang bộ
Đầu tiên nối thép theo phương cạnh dài vào những thanh thép chờ sẵn.
Tiếp theo rải thép theo phương cạnh ngắn lên trên và dùng kẽm buộc cố định thép theo 2 phương lại.
Cuối cùng bẻ các thanh thép mũ chờ sẵn lên trên lớp thép 2 phương , sau đó đưa cục kê vào bên dưới để hoàn thành việc gia công thép cầu thang.
Gia công thép cầu thang
Thép mũ chụp lên trên
Công tác xây tường
Vệ sinh sàn thật sạch, ghen cao độ 2 đầu, trát hồ dầu tại vị trí tiếp giáp giữa tường gạch và bê tông.
Đối với tường ngoài khi xây cần bẻ các thanh thép chờ được cấy sẵn trong cột vào tường xây để tăng độ cứng, vững chắc cho tường.
Thép chờ cấy sẵn trong cột
Tưới gạch đủ ẩm trước khi xây 12h.
Mạch vữa phải đều và thẳng, đúng kích thước theo qui phạm.
Tại các vị trí có bổ trụ đặt râu, tại các vị trí giữa 2 cột người ta phải có 1 cây thép luồn qua các lỗ gạch cấy vào cột để tăng độ cứng giữa cột và tường.
Lớp gạch tiếp giáp giữa tường và trần xây nghiêng 45 – 60, trám vữa kín gạch.
Tường xây phải đảm bảo đúng vị trí trắc đạc và trong bản vẽ kiến trúc, thẳng đứng, không được trùng mạch.
Vệ sinh 2 mặt tường thật sạch không để hồ bám.
Xây tường thì cứ 5 lớp gạch ống, 1 lớp gạch đinh giúp tường vững chắc hơn.
Công tác xây gạch
Khi xây tường ngoài cần chừa các ô nhỏ, hoặc xây gạch chờ để sau này xây các tường ngăn bên trong, việc xây cùng một lúc sẽ gây cản trở, khó khăn trong việc di chuyển và vận chuyển vật liệu .
Phía trên các ô cửa phải đặt các lanh tô đỡ những hàng gạch phía trên.
Lanh tô phải đổ trước công tác xây tường để khi xây lên là sử dụng luôn tránh tình trạng phải chờ gây chậm tiến độ.
Ván khuôn lanh tô
Lanh tô sau khi đúc
Công tác tô, trát
Phải dọn dẹp vệ sinh trước khi tô.
Tạo ghém thật kỹ, đãm bảo độ phẳng, thẳng đứng và vuông góc vào tường. Khoản cách các viên ghém không quá 1,5m và không ít hơn 4 viên (cột và các bức tường nhỏ).
Sau khi ghép ít nhất 12h mới bắt đầu trát.
Tưới nước tường xây 12h và phải lót ván phía dưới để thu hồi hồ rơi.
Sau khi kết thúc công việc cần vệ sinh thật kĩ vị trí thi công và máy thi công (máy trộn bê tông, máy đục, đầm dùi…)
Dọn sạch xà bần chuyển gạch thừa đến vị trí xây tường tiếp theo.
Đi đường điện âm tường
Do công tác chạy đường điện được làm sau nên sau khi xây tường xong thì đục tại những vị trí có đường điện trong bản vẽ kiến trúc.
Đục tường phải làm cẩn thận tránh gây nứt tường, đục tại những vị trí không cần thiết…
CÁC LỖI ĐÃ GẶP TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
Đổ bê tông sàn
Trong quá trình đổ bê tông sàn do giám sát không kỹ, công nhân vẫn đổ bê tông khi có 1 tấm cốp pha thừa nằm trên lớp cốt thép sàn, gây tình trạng bề mặt sàn phía dưới bị rỗ không thõa mãn chiều dày sàn.(xem hình dưới)
Đổ bê tông dầm
Quá trình đổ bê tông quan trong nhất là việc đầm chặt, đủ và đảm bảo độ chặt trong bê tông.
Ở đây do công nhân đầm chữa kỹ dẫn đến tình trạng bề mặt dầm bị rỗ lòi cả cốt thép bên trong. Cũng có thể do cốp pha bị lỏng nên bê tông ở vị trí này bị rơi ra ngoài.
Đổ bê tông cột
Khi đổ cột phải nhắc nhở công nhân đổ vừa đủ cao độ cột yêu cầu, tuy nhiên đôi khi việc đổ bê tông quá tay dẫn đến tình trạng chiều cao cột vượt quá chiều cao mép dưới dầm.
Có thể khắc phục bằng cách dùng máy đục hết số bê tông dư để dầm không bị kê lên đoạn bê tông dư đó.
Bê tông cột cao hơn dầm
Khắc phục bằng cách đục bỏ bê tông dư
Cốt thép dầm, sàn
Trong quá trình chạy thép dầm không chú ý nên khi hoàn thành dầm bị kê lên cao 1 đoạn 12cm, dẫn đến thép sàn cũng bị cao lên so với cao độ yêu cầu.
Khắc phục bằng cách dùng búa đập bẹp thép xuống hoặc gỡ ra làm lại (ít sử dụng do tốn thời gian và nhân công).
CÔNG TÁC NGHIỆM THU
Nghiệm thu cốp pha
Để đảm bảo các cấu kiện được đúc bằng bê tông ta phải tiến hành công tác nghiệm thu như sau :
Độ chặt, kín giữa các mạch ghép phải kín ( nếu không phải bịt lại bằng mút hoặc xốp ).
Sự vững chắc của dàn giáo, ván khuôn.
Cột chống luôn thẳng đứng và phải thật chắc chắn
Sai lệch của dàn giáo và ván khuôn phải nằm trong phạm vi cho phép
Trong quá trình đổ bê tông phải thường xuyên kiểm tra hình dạng và vị trí của ván khuôn, nếu có biến dạng phải xử lí kịp thời.
Không tháo dỡ ván khuông, cột chống quá sớm.
Nghiệm thu cốt thép
Cốt thép đúng yêu cầu phải thõa mãn các điều kiện sau
Đúng số lượng và kích thướt trong bản vẽ
Chiều dài các đoạn neo, nối phải đủ
Tuyệt đối không được nối tại bụng (với những thanh thép chịu lực phía dưới), và tại gối (đối với những thanh thép chịu lực phía trên)
Khoảng cách giữa các thanh thép chịu lực với cốp pha phải đủ yêu cầu. Ngoài ra khoảng cách của thép chịu lực và thép gia cường chỉ 3cm là đủ, không được quá xa làm mất khả năng chịu lực của thép gia cường.
Lắp dựng hàng rào bảo vệ xung quanh
Song song với việc thi công cốp pha, cốt thép (dầm, sàn, cột ), xây tô tường … thì phải có 1 nhóm công nhân chuyên lắp dựng hàng rào bảo vệ xung quanh công trường, tránh làm vật liệu rơi ra xung quanh, an toàn cho công nhân thi công trên các tầng trên cao …
Hàng rào dàn giáo xung quanh công trường
Hàng rào xung quanh phải liên kết với các thanh thép chờ trên sàn để luôn vững vàng, ổn định .
TỔNG BÌNH ĐỒ CÔNG TRÌNH
BÌNH ĐỒ CÔNG TRÌNH
NHẬN XÉT CÁ NHÂN
Công trình thi công trong một khoảng thời gian tương đối dài, đòi hỏi cách triển khai công việc một cách hợp lí, có tổ chức để công trình thi công kịp tiến độ, khối lượng đề ra.
Thi công luôn phải bám sát bản vẽ, cần phát hiện sớm các thay đổi để đề ra cách xử lý thích hợp đạt chất lượng và kinh tế nhất.
Khoản thời gian thực tập tuy tuy ngắn nhưng cũng đủ trang bị cho em 1 số kiến thức thực tế bổ ích (kiểm tra thép, thử độ sụt, đo tim trục, xây tô,tổ chức thi công, quản lí…, qua đợt thực tập em tự mình làm rõ được những vấn đề còn khúc mắc khi còn học lý thuyết.
Thực tế ngoài công trường và lý thuyết học cũng không khác nhau nhiều, chủ yếu khi đi làm ngoài công trường em đã học được một số cách giải quyết các lỗi hay gặp phải trong thi công.
Khoảng thời gian 4 năm nhà trường không thể dạy hết những kĩ năng trong xây dựng, ngoài công trường có rất nhiều công việc mà nhà trường không dạy hay đề cặp đến, điều này mỗi sinh viên đi thực tập phải tự ý thức và học hỏi ở công trường. Vì vậy em nghĩ nhà trường nên có những chương trình đi thực tế trong toàn khóa học để sinh viên có thể liên hệ giữa lý thuyết và thực tế .
Ngoài việc tự thực hành những kĩ năng của người kỹ sư em còn nhận ra tầm quan trọng, vai trò, trách nhiệm của mỗi kĩ sư, phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy Th.s TRẦN VĂN THIỆN và ban quản lí CÔNG TRÌNH IVESTCO 9 đã giúp em h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao cao thuc tap.docx