Lời nói đầu.
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN THÀNH PHẨM VÀ BÁN HÀNG THÀNH PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1- Thành phẩm, bán hàng và ý nghĩa của công tác bán hàng
2- Các phương pháp xác định trị giá vốn thực tế của thành phẩm.
3- Doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng.
4- Các phương thức bán hàng và phương thức thanh toán.
5- Nhiệm vụ của kế toán thành phẩm, bán hàng và xác định kết quả kinh doanh.
6- Nguyên tắc xác định kết quả kinh doanh và nội dung kết quả kinh doanh.
7- Chứng từ kế toán và các phương pháp kế toán chi tiết thành phẩm kế toán tổng hợp thành phẩm.
8- Kế toán tổng hợp thành phẩm.
CHƯƠNG II
THỰC TẾ CÔNG TÁC
I-Đặc điểm chung của Công ty Dịch vụ Vật tư Kỹ thuật Hà Nội .
1- Quá trình hình thành và phát triển.
2- đặc điểm tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh của Công ty.
a- Đặc điểm tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh củaCông ty.
b- Đặc điểm của tổ chức bộ máy quản lý.
3- Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán.
II- Thực tế về công tác kế toán bán hàng, xác định kết quả và phân phối kết quả ở Công ty.
1- Các phương thức bán hàng.
1.1-Phương thức bán hàng trực tiếp thanh toán ngay
1.2-Phương thức bán hàng trực tiếp thanh toán sau.
1.3-Phương thức bán hàng qua cửa hàng của Công ty
2- Nội dung hạch toán
3- CácTK sử dụng của kế toán bán hàng tại Công ty.
4- Trình tự hạch toán.
5- Hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ theo các phương thức bán hàng.
5.1- Phương thức bán hàng trực tiếp thanh toán ngay
5.2- Phương thức bán hàng trực tiếp trả tiền sau.
5.3- Phương thức bán hàng qua cửa hàng Công ty
6- Hạch toán kết quả bán hàng.
6.1- Hạch toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Công ty sử dụng TK 641 và TK 642.
6.2- Hạch toán kết quả hoạt động bán hàng.
CHƯƠNG III:
NHỮNG ĐÓNG GÓP VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ VẬT TƯ KỸ THUẬT HÀ NỘI trang
2
3
3
5
9
13
21
22
23
24
28
28
28
31
31
31
32
34
34
35
35
36
36
36
37
37
37
45
51
57
57
58
65
69 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1095 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực tế công tác kế toán tại công ty dịch vụ kỹ thuật Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chủ hàng chịu bên đại lý không phải nộp thuế GTGT trên hoa hồng được hưởng, ngược lại nếu bên đại lý hưởng hoa hồng tình theo tỷ lệ trên tổng giá thanh toán giá thanh toán gồm cả thuế GTGT thì bên đại lý phải nộp thuế GTGT.
Kế toán tại đơn vị giao đại lý:
Khi giao hàng cho bên nhận đại lý:
Nợ TK 157:
Có TK 154, 155:
Khi đại lý thông báo hàng đã bán được:
Nợ TK 111, 112, 131:
Có TK 511:
Có TK 333(1):
Đồng thời phản ánh giá vốn:
Nợ TK 632:
Có TK 157:
Phản ánh hoa hồng trả cho đại lý.
+ Nếu hoa hồng trên giá bán có thuế
TK 641: - Phần hoa hồng cho đại lý trên giá bán không thuế
Nợ TK 333(1): - Ghi giảm thuế đầu gia phải nộp
Có TK liên quan:
+ Nếu hoa hồng trên giá bán không thuế
Nợ TK 641:
Có TK 111, 112, 131:
Các bút toán còn lại giống như trường hợp bán hàng trực tiếp.
Kế toán tại đơn vị nhận bán đại lý:
Khi nhận hàng đại lý, kế toán ghi đơn:
Nợ TK 003:
Khi bán hàng kế toán ghi đơn:
Có TK 003:
Đồng thời phản ánh tiền bán hàng:
Nợ TK 111, 112: - Tổng số tiền.
Có TK 511: - Phần hoa hồng được hưởng.
Có TK 331: - Phần gốc phải trả.
Các bút toán còn lại hạch toán giống như phương thức bán hàng trực tiếp nhưng không có bút toán phản ánh giá vốn.
Sơ đồ hạch toán tiêu thụ tại đơn vị bán hàng đại lý ký gửi
TK 911 TK511 TK 111,112,
K/c doanh thu thuần Hoa hồng đại
lý được hưởng Toàn bộ
TK003 TK 331 tiền hàng
- Nhận -Bán Phải trả chủ hàng
- Trả lại
Thanh toán tiền hàng cho chủ hàng
Bán hàng trả góp:
Là phương thức bán hàng thu tiền nhiều lần, nhười mua sẽ thanh toán lần đầu ngay tại thời điểm mua, số tiền còn lại chấp nhận trả dần ở các kỳ khác nhau và phải chịu một tỷ lệ lãi xuất nhất định, thông thường số tiền trả ỏ các kỳ tiếp theo bằng nhau trong đó bao gồm một doanh thu gốc và một phần lãi xuất trả chậm.
Phương pháp hạch toán:
Khi giao hàng cho người mua:
Nợ TK 632:
Có TK 155:
Phản ánh doanh thu của hàng bán trả góp:
Nợ TK 111, 112:- Số tiền khách hàng trả lần đầu.
Nợ TK 131: - Số tiền còn lại
Có TK 511: - Giá bán thông thường
Có TK 333(1):- Thuế GTGT Phải nộp
Có TK 711: - phần chênh lệch giữa giá bán trả góp vá thông thường
Các bút toán còn lại hạch toán giống như phương thức bán hàng trực tiếp.
Sơ đồ hạch toán bán hàng trả góp
TK 911 TK511 TK 111,112,
K/cdoanh thu thuần DT theo giá
bán thu tiền Số tiền nười mua trả lần
TK333(1) đầu tại thời điểm mua
Thuế VAT phải nộp tính tiền
Giá bán thu tiền ngay
TK 711 TK 131
Lợi tức trả chậm Tổng số Thu tiền
Tiền còn ở người
phải thu ở mua các
người mua kỳ sau
5.Hạch toán tiêu thụ nội bộ:
Bán hàng nội bộlà việc mua bán sản phẩm lao vụ, dịch vụ giữa đơn vị chính và đơn vị phụ thuộc hay giữa các đơn vị phụ thuộc với nhau trong cùng một tổng công ty,một tập đoàn hay một liên hiệp xí nghiệp. Ngoài ra còn bao gồm các khoản sản phẩm, hàng hoá dịch vụ, biếu tặng, trả lương trả thưởng, xuất cho hoạt động kinh doanh doanh nghiệp.
Phương pháp hạch toán:
Bán sản phẩm hàng hoá công cụ, lao vụ dịch vụ giữa các đơn vị thành vốn
+ Khi giao hàng
Nợ TK 632:
Có TK 154,155:
+ Phản ánh doanh thu
Nợ TK 111, 112:
Nợ TK 136: - Bán chịu
Có TK 152:
Có TK 333(1):
Dùng vật tư sản phẩm, hàng hoá để biếu tặng hay phục vụ trở lại cho hoạt động sản xuất kinh doanh
a, Phản ánh giá vốn:
Nợ TK 632:
Có TK 154,155:
b, Phản ánh doanh thu :
+ Nếu vật tư, hàng hoá trở lại sản xuất
Nợ TK 641, 642:
Có TK 512:
+ Nếu dùng hàng hoá được bù đắp bằng quỹ phúc lợi:
Nợ TK 431:
Có TK 512:
Có TK 333(1):
V. Nhiệm vụ của kế toán thành phẩm, bán hàng
Nhiệm vụ của kế toán bán hàng
- Ghi chép đầy đủ, kịp khối lượng thành phẩm, hàng hoá, dịch vụ bán ra và tiêu thụ nội bộ , tính toán đúng đắn trị giá vốn của hàng đã bán, chi phí bán hàng và các khoản giảm chi phí khác nhằm xác định đúng đắn kết quả bán hàng.
- Kiểm tra giám sát tiến độ thực hiện kế hoạch bán hàng kế hoạch lợi nhuận, phân phối lợi nhuận, tỷ luật thanh toán và làm nghĩa vụ với nhà nước.
- Cung cấp thông tin chính xác, trung thực và đầy đủ về tình hình bán hàng xác định kết quả và phân phối kết quả phụ vụ cho việc lập báo cáo tài chính và quản lý doanh nghiệp.
Nhiệm vụ của kế toán thành phẩm:
VI. nguyên tác xác định kết quả kinh doanh và nội dung kết quả kinh doanh. ( tóm tắt bằng sơ đồ)
TK632 TK911 TK511
K/c trị giá vốn của sản phẩm K/c doanh thu thuần trong
hàng hoá, dịch vụ đã phát kỳ
sinh trong kỳ
TK 811,821 TK 711, 721
K/c chi phí các hoạt động K/c thu nhập các hoạt động
khác khác
TK 641, 642 TK 421
K/c chi phí bán hàng K/c lỗ
chi phí QLDN
K/c lãi
Tài khoản 911 : Xác định kết quả kinh doanh tài khoản này được sử dụng đẩ phản ánh xác định kết quảhoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán.
VII. chứng từ kế toán, các phương pháp kế toán chi tiết thành phẩm.
Chứng từ sử dụng:
Việc nhập và xuất kho thành phẩm diễn ra thường xuyên liên tục do vậy mà thành phẩm trong kho doanh nghiệp luôn biến động. Để quản lý chặt chẽ thành phẩm, các hoạt động xuất nhập kho thành phẩm đều phải được lập chứng từ kế toán một cách đầ đủ, kịp thời và chính xác đúng với những quy định cụ thể trong chế độ ghi chép ban đầu. Bởi những chứng từ này là cơ sở pháp lý để tiến hành hạch toán nhập, xuất kho thành phẩm, là căn cứ để kiểm tra tính chính xác trng quá trình ghi số, đảm bảo ghi chép các nội dung cần thiết, đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý của chứng từ kế toán được sử dụng trong kế toán thành phẩm là:
Phiếu nhập kho.
Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho.
Thẻ kho, hoá đơn GTGT, sổ chi tiết thành phẩm
Kế toán chi tiết thành phẩm:
a, Phương pháp ghi thẻ song song:
Kế toán sử dụng thẻ kho hay sổ chi tiết thành phẩm để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn của từng thứ thành phẩm, cuối ngày tính số tồn kho của từng thứ thành phẩm. Cuối tháng kế toán căn cứ vào sổ chi tiết thành phẩm để đối chiếu với thẻ kho về số lượng, lập bảng kê chi tiết số phát sinh để đối chiếu với kế toán tổng hợp về số lượng giá trị.
Phương pháp này có ưu điểm là ghi chép đơn giản, rõ ràng dễ kiểm tra, đối chiếu. Về nhược điểm còn trùng lặp về chỉ tiêu số lượng, công việc kiểm tra còn bị hạn chế, khối lượng ghi chép nhiều. Phương pháp này thích hợp với các doanh nghiệp có ít loại thành phẩm.
b, Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển:
Phương pháp này kế toán ghi vào sổ đối chiếu luân chuyển, kế toán không ghi sổ hàng ngày mà ghi đến cuối tháng mới tổng hợp từ các bảng kê nhập, xuất.
Phương pháp này có ưu điểm khối lượng ghi chép được giảm bớt. Về nhược điểm việc ghi chép còn trùng lặp, công việc kiểm tra còn hạn chế. Phương pháp chỉ áp dụng với doanh nghiệp có quy mô nhỏ, khối lượng thành phẩm không nhiều.
c, Phương pháp ghi sổ số dư:
Kế toán căn cứ vào chứng từ để lập bảng kê nhập, xuất từ đó lập bảng luỹ kế nhập, xuất rồi từ các bảng này lập bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho theo từng nhóm, loại thành phẩm.
Phương pháp này khắc phục được các nhược điểm của hai phương pháp trên. Song do ghi tiền theo từng nhóm, từng loại thành phẩm nên khi đối chiếu thành phẩm với thể kho không khớp với nhau thì việc tìm nguyên nhân sẽ khó khăn. Phương pháp này áp dụng thích hợp với doanh nghiệp có nhiều loại thành phẩm, việc xuất, nhập hàng ngày.
VIII. kế toán tổng hợp thành phẩm.
Tài khoản hạch toán:
Để phản ánh giá trị hiện có tình hình biến động của các loại thành phẩm tại kho doanh nghiệp, kế toán sử dụng tài khoản 155 ”Thành phẩm ”. Tài khoản này ghi theo giá thành thực tế của thành phẩm. Thành phẩm ghi ở tài khoản này là những sản phẩm đã kết thúc quá trình chế biến do các bộ phận sản xuất chính và sản xuất phụ của doanh nghiệp sản xuất hoặc thuê ngoài gia công đã xong được kiểm nghiệm, nhập kho. Tuỳ theo yều cầu quản lý, tài khoản 155 có thể được mở chi tiết theo từng kho, từng loại, từng nhóm thứ phẩm.
Kết cấu của TK 155 như sau:
Bên Nợ ghi: Các nghiệp vụ ghi tăng giá thành thực tế thành phẩm.
Bên Có ghi: Phản ánh các nghiệp vụ làm giảm giá thành thực tế thành phẩm
Dư bên Nợ: Giá thành thực tế thành phẩm tồn kho.
Ngoài ra, trong quá trình hạch toán, kế toán còn sử dụng các tài khoản khác có liên quan như TK 632,TK 157.
Tình tự hạch toán các nghiệp vụ kinh tế:
Việc hạch toán thành phẩm tại các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê thường xuyên tiến hành như sau:
- Khi phát sinh các nghiệp vụ nhập kho thành phẩm từ các bộ phận sản xuất kinh doanh chính,phụ hoặc thuê ngoài gia công chế biến, kế toán ghi theo giá thành thực tế:
Nợ TK155:
Có TK 154:
- Trường hợp hàng gửi bán bị từ chối, hàng ký gửi, giao đại lý không bán được nhận lại đều nhập kho theo giá thực tế:
Nợ TK155:
Có TK 157:
- Trường hợp hàng đã tiêu thụ bị trả lại, đem nhập kho:
+ Phản ánh giảm giá vốn
Nợ TK155:
Có TK 632:
+ Đồng thời phản ánh giảm doanh thu :
Nợ TK511:
Nợ TK 333(3): .
Có TK 111, 112, 331:
Trường hợp đánh giá tăng thành phẩm:
Nợ TK155: Phần chênh lệch tăng
Có TK 412:
Trường hợp phát hiện thừa khi kiểm kê:
Nợ TK155: - Giá trị thành phẩm thừa
Có TK 642: - Giá trị thừa trong định mức .
Có TK 338(1): - Giá trị thừa chưa rõ nguyên nhân.
- Đối với sản phẩm xuất kho đem tiêu thụ trực tiếp:
Nợ TK632:
Có TK 155:
- Nếu xuất kho tiêu thụ theo phương thức chuyển hàng (gửi bán) hoặc xuất kho cho các cơ sở nhận bán hàng đại lý ký gửi:
Nợ TK157: - Giá vốn thành phẩm xuất gửi bán, ký gửi, đại lý.
Có TK 155: - Giá vốn (giá thành công xưởng thưc tế).
- Trường hợp xuất sản phẩm để đổi vật tư, hàng hoá phản ánh trị giá vốn sản phẩm xuất kho:
Nợ TK632: - Trao đổi trực tiếp tại kho.
Nợ TK 175: - Gửi đi trao đổi.
Có TK 155:
- Trường hợp xuất thành phẩm để biếu tặng, thanh toán tiền lương, tiền thưởng cho cán bộ công nhân viên:
Nợ TK 632: - Giá vốn bán hàng.
Có TK 154: - Giá thành sản phẩm xuất kho
Trường hợp phát hiện thiếu khi kiểm kê sản phẩm:
Nợ TK 642: - Thiếu trong định mức.
Nợ TK 138(1): - Thiếu chưa rõ nguyên nhân, chờ xử lý.
Nợ TK 138(8): - Thiếu cá nhân phải bồi thường.
Nợ TK 334: - Thiếu cá nhân bồi thường(trừ vào lương)
Có TK 155:- Giá trị sản phẩm thiếu tại kho.
Trường hợp xuất thành phẩm đi góp vốn liên doanh:
Nợ TK 128: - Giá trị vốn góp liên doanh ngắn hạn.
Nợ TK 222: - Giá trị vốn góp liên doanh dài hạn.
Nợ (hoặc Có)TK412 : - Phần chênh lệch giá.
Có TK 155:- Giá thành thực tế sản phẩm.
Chương II
Thực tế công tác kế toán tại đơn vị
I-đặc điểm chung của Công ty Dịch vụ Vật tư kỹ thuật Hà Nội:
Công ty Dịch vụ Vật tư Kỹ thuật Hà Nội - tên giao dịch (HAMTEXCO) là doanh nghiệp Nhà nước, có trụ sở tại 48 Đoàn Trần Nghiệp-Hà Nội . Ngoài ra Công ty có có 2 cơ sở là 545 Nguyễn Văn Cừ-Gia Lâm-Hà Nội và Trung tâm thể thao 88 Láng Hạ-Hà Nội với tổng diện tích sử dụng là 4.700m2 . Đây là một doanh nghiệp Nhà nước, hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu các ngành hàng.
1- Quá trình hình thành và phát triển:
Công ty Dịch vụ Vật tư Kỹ thuật Hà Nội là một trong những Công ty ra đời sớm nhất ở Hà Nội, có một lịch sử phát triển đi lên không ngừng và luôn tự hoàn thiện để đạt được đỉnh cao.
-Giai đoạn 1 (1978-1980):
Tiền thân là Ban vật tư sau được chuyển thành Trạm khai thác vật tư thuộc Liên hiệp hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp Thành phố Hà Nội . Với số cán bộ ban đầu chỉ có 7 người, Trạm khai thác vật tư đã đáp ứng được nhiệm vụ cung ứng vật tư cho các hợp tác xã và tổ hợp tác của Thành phố. Vật tư cung cấp là sắt thép, xi măng... là các chỉ tiêu do Uỷ ban kế hoạch Thành phố phân cho Liên hiệp xã tiểu thủ công nghiệp. Trạm khai thác vật tư hoạt động mạnh mang tính chất phục vụ, chưa có kinh doanh.
-Giai đoạn 2 (1980-1992):
Cùng với sự phát triển không ngừng của các Hợp tác xã và Tổ chức hợp tác thủ công nghiệp Hà Nội, Trạm khai thác vật tư thủ công nghiệp cũng không ngừng tăng trưởng các ngành hàng, chủng loại vật tư phục vụ tăng thêm.. Số cán bộ nhân viên của Trạm khai thác vật tư thủ công nghiệp được tăng thêm. đòi hỏi phải chuyển đổi mô hình mới. Được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm Liên hiệp xã tiểu thủ công nghiệp Hà Nội và UBND Thành phố Hà Nội trên cơ sở Trạm khai thác vật tư, Công ty vật tư thủ công nghiệp đã tổ chức khai thác các nguồn vật tư trong nước như sắt thép, gỗ, xi măng, hoá chất, vải sợi . .. để đáp ứng nhu cầu của ngành tiểu thủ công nghiệp Hà Nội. Mặt khác, Công ty vật tư thủ công nghiệp Hà Nội cũng là đầu mối tiếp nhận và phân phối vật tư từ Uỷ ban kế hoạch Thành phố Hà Nội cho các cơ sở sản xuất, một số cơ quan, xí nghiệp Nhà nước trong Thành phố.
Công ty vật tư thủ công nghiệp hoạt động theo cơ chế hoá, kế hoạch hoá tập trung. Nguồn vốn còn nhỏ, nhà cửa, kho tàng còn thô sơ, mô hình tổ chức của Công ty còn mang tính bao cấp. Năm 1987, Nhà nước xoá bỏ cơ chếbao cấpd thay vào đó là cơ chế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính sách mở rộng của Nhà nước đã làm cho các đơn vị sản xuất cũng như kinh doanh có những chuyển biến mạnh do nhận thức được thị trường trong nước về vật tư, nguyên vật liệu không còn đáp ứng được với cơ chế thị trường, Công ty đã chuyển hướng kinh doanh. Công ty vật tư thủ công nghiệp Hà Nội đổi tên thành Công ty Dịch vụ Vật tư Kỹ thuật Hà Nội với những nhiệm vụ và trách nhiệm cao hơn.
-Giai đoạn 3 (1992-đến nay):
Sau Nghị định 388 của Thủ tướng Chính phủ qui định về giải thể doanh nghiệp Nhà nước. Công ty Dịch vụ Vật tư Kỹ thuật Hà Nội đã được UBND Thành phố Hà Nội ra quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước và ngày 19/12/1992 Công ty được Trọng tài kinh tế Thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Thời kỳ này được sự chỉ đạo của Liên hiệp sản xuất dịch vụ và xuất nhập khẩu tiểu thủ công nghiệp Hà Nội cũng như hướng mở rộng thị trường của Ban giám đốc Công ty, hướng hoạt động kinh doanh phải chuyển mạnh sang hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Ban giám đốc Công ty đã xin bổ sung đăng ký kinh doanh cho phù hợp với tình hình kinh doanh của cơ chế thị trường. Ngày 30/6/1994, Công ty đã được Trọng tài kinh tế cùng UBND Thành phố Hà Nội cấp giấy phép bổ sung đăng ký kinh doanh. Công ty chính thức đi vào hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
Tuy là một doanh nghiệp NHà nước kinh doanh xuất nhập khẩu còn nhiều hạn chế, song Công ty đã đạt được một số thành tích đáng kể trong năm qua.
Đơn vị: 1000VNĐ
Các chỉ tiêu
1999
2000
So sánh 2000/1999
Số tiền
Chênh lệch(%)
Tổng doanh thu
135.560.000
148.660.000
+13.100.400
109,66
Giá vốn hàng bán
117.740.000
128.928.000
+11.188.000
109,5
Lợi nhuận
6.026.000
8.680.400
+2.654.400
144,04
Vốn cố định
28.448.000
29.642.000
+1.194.000
4,2
Vốn lưu động
26.389.000
30.317.000
+3.928.000
14,88
Số công nhân
50
55
Lương bình quân
650
700
Với qui mô hoạt động của Công ty luôn bám sát thị trường, vì vậy mặt hàng của Công ty luôn thay đổi để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Thực hiện triệt để giá cả thị trường giữa đầu vào và đầu ra, tính toán hợp lý, đảm bảo quay vòng vốn. Công ty luôn duy trì mối quan hệ lâu dài với những khách hàng truyền thống là các doanh nghiệp sản xuất nhằm phát huy khả năng sẵn có về cung ứng vật tư. Chính vì cậy mà các mặt hàng của Công ty luôn tiêu thụ nhanh chóng không để ứ đọng. Nhờ vậy, nâng cao vòng quay của vốn, đạt được hiệu quả kinh doanh.
2-Đặc điểm tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh của công ty:
a- Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh :
Hiện nay Công ty có 6 phòng:
Ban giám đốc.
Phòng tổ chức hành chính + bảo vệ.
Phòng Tài vụ
Phòng Nghiệp vụ kinh doanh.
Phòng xuất nhập khẩu.
Phòng thị trường.
b- Đặc điểm của tổ chức bộ máy quản lý:
Công ty Dịch vụ Vật tư Kỹ thuật Hà Nội là đơn vị hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, trực thuộc UBND Thành phố Hà Nội. Vấn đề tổ chức quản lý luôn là một vấn đề được sự quan tâm của lãnh đạo Công ty nhằm tìm ra và hoàn thiện bộ máy quản lý dựa trên chế độ một thủ trưởng, nghĩa là Giám đốc là người trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt động kinh doanh của Công ty.
Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty được hình thành các phòng ban và các chuyên viên giúp việc trực tiếp trên tinh thần gọn nhẹ có hiệu quả.
Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý:
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng tổ chức hành chính
Phòng nghiệp vụ kinh doanh
Phòng tài vụ
Phòng xuất nhập khẩu
Phòng thị trường
3-Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán:
Công ty tiến hành tổ chức kế toán tập trung, có nhiệm vụ thu thập, lập và xử lý các chứng từ ban đầu như hạch toán nhập, xuất hàng hoá, tính trả tiền lương, phân bổ tiền lương, tập hợp chi phí, ghi chép và theo dõi một số sổ như sổ chi tiết vật tư, sổ chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Việc tổ chức tài chính của Công ty, quyết toán kết quả sản xuất kinh doanh, lập báo cáo tài chính để báo cáo với Lãnh đạo Công ty và cấp trên.
* Bộ phận kế toán Công ty gồm 4 người:
+ Kế toán vốn bằng tiền: Phản ánh kịp thời, chính xác đầy đủ số hiện có, tình hình biến động và sử dụng tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, ngoại tệ . . . Đồng thời làm nhiệm vụ giao dịch với ngân hàng, theo dõi các khoản vay, nộp ngân hàng của Công ty.
+ Kế toán vật tư, hàng hoá: Tổ chức sổ sách kế toán phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho áp dụng cho Công ty. Căn cứ vào các chứng từ hợp lệ, phân loại vật tư hàng hoá để ghi chép phân loại tổng hợp số liệu, tình hình hiện có và biến động tăng giảm hàng hoá, vật tư trong quá trình kinh doanh.
+ Kế toán tài sản cố định, tiền lương, BHXH và bán hàng: Phản ánh đầy đủ, chính xác thời gian và kết quả lao động của cán bộ công nhân viên, tính toán phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương cho cán bộ công nhân viên, theo dõi đánh giá tài sản cố định, viết hoá đơn bán hàng.
+ Thủ quỹ: Quản lý tiền mặt hợp lệ. Căn cứ vào chứng từ hợp pháp, hợp lệ để tiến hàng xuất, nhập quỹ và ghi sổ quỹ.
* Hình thức kế toán ở Công ty Dịch vụ Vật tư Kỹ thuật Hà Nội là hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. Các tài khoản kế toán sử dụng theo hệ thống tài khoản áp dụng chính thức cho tất cả các doanh nghiệp.
Đặc điểm chủ yếu của hình thức này là chứng từ gốc phản ánh các nhiệm vụ kinh tế phát sinh đều được phân loại theo các chứng từ có cùng nội dung, cùng tính chất, nghiệp vụ để lập chứng từ ghi sổ trước khi ghi vào sổ kế toán tổng hợp.
* Hệ thống sổ sách, kế toán bao gồm:
- Chứng từ ghi sổ và sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
- Sổ cái các tài khoản.
- Các sổ thẻ chi tiết như sổ chi tiết vật tư hàng hoá, sổ tài sản cố định.
* Trình tự ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ của Công ty Dịch vụ Vật tư Kỹ thuật Hà Nội .
Chứng từ gốc
Sổ, thẻ
chi tiết
Chứng từ ghi sổ
Sổ quỹ
Sổ đăng ký CTGS
Sổ cái
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo kế toán
II- Thực tế về công tác kế toán bán hàng, xác định kết quả và phân phối kết quả ở Công ty Dịch vụ Vật tư Kỹ thuật Hà Nội .
1- Các phương thức bán hàng:
Tại Công ty có những phương thức bán hàng chủ yếu sau:
Phương thức bàn hàng trực tiếp thanh toán ngay.
Phương thức bán hàng trực tiếp thanh toán sau.
Phương thức bán hàng qua cửa hàng của công ty.
Phương thức bán hàng trực tiếp thanh toán ngay:
Hình thức này thường được áp dụng với khách hàng mua có ký hợp đồng với Công ty. Khi mua hàng, khách trực tiếp đến Công ty, kế toán lập hoá đơn giá trị gia tăng thành 3 liên (kê giấy than viết 1 lần): Liên đen, liên đỏ, liên xanh có đầy đủ chữ ký của kế toán trưởng, giám đốc. Liên đen lưu lại nơi lập chứng từ, 2 liên còn lại giao cho khách lấy hàng. Kế toán lập phiếu thu (đã nộp tiền: tiền mặt hoặc chuyển khoản). Căn cứ vào hoá đơn giá trị gia tăng, thủ kho xuất hàng theo đúng số lượng, chủng loại và cùng người mua ký nhận vào hoá đơn sau đó thủ kho giao liên đỏ cho khách. Định kỳ 5 đến 10 ngày, thủ kho mang hoá đơn (liên 3)đã xuất hàng cho khách về nộp cho kế toán phụ trách kho.
Phương thức bán hàng trực tiếp thanh toán sau:
Phương thức này cũng được áp dụng cho đối tượng khách hàng giống như thanh toán ngay nhưng trong trường hợp này khách hàng phải có tài sản thế chấp.
Trình tự bán hàng cũng giống thanh toán ngay nhưng phải được sự đồng ý của Giám đốc trong đơn xin thanh toán sau của khách. Liên đen lưu lại nơi lập chứng từ, 2 liên còn lại được chuyển cho kế toán công nợ ghi vào sổ kế toán công nợ (sổ theo dõi công nợ được lập chi tiết cho từng khách hàng).
Sau đó khách hàng cầm hoá đơn giá trị gia tăng xuống kho để lấy hàng, thủ kho xuất hàng và ký nhận vào hoá đơn. Sau đó thủ kho phải gửi toàn bộ hoá đơn lên kế toán công nợ ghi sổ.
Trường hợp khách hàng không lấy hàng ngay một lần mà lấy làm nhiều lần thì sau mỗi lần lấy, kế toán công nợ tạm thời ghi vào sổ theo dõi công nợ cho đến khi thủ kho gửi hoá đơn lên thì mới tiến hành ghi sổ.
1.3-Phương thức bán hàng qua cửa hàng của Công ty:
Khi phát sinh nghiệp vụ bán hàng, kế toán cửa hàng lập 3 liên hoá đơn giá trị gia tăng. Lưu liên 1 tại cửa hàng, liên 2 giao cho khách hàng, liên 3 gửi về phòng kế toán.
2- Nội dung hạch toán:
Về cơ chế hạch toán doanh thu bán hàng.
- Bán hàng trực tiếp là số thực thu tiền theo hoá đơn.
- Bán thu ngoại tệ = số ngoại tệ x tỷ giá ( theo qui định của bộ Tài chính từng thời kỳ) tại thời điểm xuất hàng.
Về cơ chế giá:
- Giá bán do Công ty qui định và được thay đổi phù hợp với cơ chế thị trường.
3- Các tài khoản sử dụng trong kế toán bán hàng tại Công ty:
- TK 111 : Tiền mặt Việt Nam.
- TK 112 : Tiền gửi Việt Nam.
- TK1121 : Tiền gửi ngoại tệ.
- TK 156 : Hàng hoá.
- TK 131 : Phải thu của khách hàng.
- TK 1311 : Phải thu của khách hàng.
- TK 1312 : Khách hàng ứng trước tiền hàng.
(TK này được mã hoá theo từng đối tượng khách hàng).
- TK 333 : Thuế GTGT phải nộp đầu ra.
- TK 511 : Doanh thu bán hàng.
- TK 531 : Hàng bán bị trả lại.
- TK 532 : Giảm giá hàng bán.
4. Trình tự hạch toán:
Khi phát sinh nghiệp vụ bán hàng, kế toán làm phiếu thu tiền, thu séc và viết hoá đơn GTGT. Sau khi khách hàng đã nhận hàng và ký nhận vào hoá đơn, liên 3 hoá đơn GTGT được chuyển cho kế toán tiêu thụ để hạch toán.
Kế toán có nhiệm vụ kiểm tra, đối chiếu giữa hoá đơn và thẻ chi tiết của thủ kho xem có đúng hay không.
Cuối kỳ, kế toán tiêu thụ căn cứ số liệu, kiểm tra đối chiếu với số phát sinh nợ, phát sinh có và số dư cuối tháng của từng tài khoản để lập bảng cân đối số phát sinh. Từ đó làm cơ sở lập các báo cáo tài chính.
5- Hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ theo các phương thức bán hàng:
5.1- Phương thức bán hàng trực tiếp thanh toán ngay:
Kế toán căn cứ vào hoá đơn GTGT, phiếu thu hạch toán nghiệp vụ bán hàng như sau:
- Phản ánh doanh thu bán hàng:
Nợ TK 111: Tổng giá thanh toán
Có TK 511 (Tổng doanh thu bán hàng) : Đơn giá x số lượng
Có TK 3331 (Thuế GTGT phải nộp) : Thuế suất x doanh số bán.
- Phản ánh giá vốn hàng bán:
Nợ TK 156: Giá vốn hàng bán.
Có TK 511: Doanh thu bán hàng .
Phản ánh giá vốn của hàng hoá: ở Công ty Dịch vụ Vật tư Kỹ thuật Hà Nội là đơn vị kinh doanh dịch vụ mua bán hàng hoá không sản xuất kinh doanh nên không có thành phẩm nhập kho thì giá vốn hàng hoá dùng TK 156 “hàng hoá”. TK này phản ánh số hiện có hạch toán, kế toán tập trung ở Công ty Dịch vụ Vật tư Kỹ thuật Hà Nội là rất hợp lý và phù hợp với đặc điểm hoạt động của Công ty.
Việc kiểm tra, xử lý thông tin kế toán được tiến hành kịp thời, chặt chẽ. Lãnh đạo Công ty có thể nắm được kịp thời toàn bộ thông tin kế toán, từ đó thực hiện việc kiểm tra và chỉ đạo sát sao hoạt động của Công ty.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty:
Kế toán trưởng công ty
Kế toán vật tư, tiền mặt
THủ quỹ
Kế toán ngân hàng
Kế toán TSCĐ, tiền lương và bán hàng
- Kế toán trưởng:
Phụ trách chung, chịu trách nhiệm chỉ đạo kiểm tra các công vịec và các báo cáo do nhân viên kế toán báo cáo. Đồng thời chịu trách nhiệm trước Giám đốc và Nhà nước về các thông tin kế toán cung cấp. Đồng thời dự kiến và lập kế hoạch thu chi và tình hình tăng giảm hàng hoá trong doanh nghiệp thương mại, dịch vụ có tổ chức kinh doanh hàng hoá.
+ Trị giá vốn của vật tư hàng hoá tại thời điểm mua hàng là số tiền thực tế phải trả cho người bán.
+ Trị giá vốn của hàng mua nhập kho là trị giá mua thực tế của hàng hoá mua nhập kho + với các khoản CF phát sinh trong quá trình mua hàng như CF vận chuyển và thuế NK (nếu có).
+ Trị giá vốn của hàng tiêu thụ bao gồm trị giá vốn thực tế của hàng xuất kho + CF bảo quản, phân loại, CF bán hàng, CF quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng đã tiêu thụ.
Các thương vụ kinh doanh của Công ty Dịch vụ Vật tư Kỹ thuật Hà Nội được thực hiện trên cơ sở kinh doanh có lãi, thu hồi vốn nhanh.
Ví dụ: Ngày 10/12, cán bộ phòng nghiệp vụ kinh doanh của Công ty trình Giám đốc phương án mua bán hàng. Sau khi được duyệt, cán bộ làm thủ tục mua hàng máy xúc đào của Công ty xuất nhập khẩu Bắc Ninh bằng tiền mặt. Sau khi lấy hàng, cán bộ phòng nghiệp vụ mang liên 2 hoá đơn GTGT của người bán về phòng kế toán làm thủ tục (xem biểu 1).
Biểu 1
Hoá đơn (GTGT)
Liên 2 (giao cho khách hàng)
Ngày 10 tháng 12 năm 2000
No 1434
Đơn vị bán hàng: Công ty Xuất nhập khẩu Bắc Ninh
Địa chỉ : 20 Nguyễn Du – Bắc Ninh
Điện thoại : MS: 2300104324-1
Họ tên người mua hàng: Công ty Dịch vụ Vật tư Kỹ thuật Hà Nội
Địa chỉ : 48 Đoàn Trần Nghiệp, Hà Nội.
Điện thoại:
Hình thức thanh toán : Tiền mặt MS: 0100101354-1
TT
Tên hàng hoá
Đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3412.doc