Thực tế hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty bánh kẹo Tràng An

Tóm tắt công trình

Phần thứ nhất: Lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất 1

I. Sự cần thiết phải hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất 1

 1. Ý nghĩa của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1

 2. Yêu cầu và nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản hẩm 2

II. Bản chất và nội dung của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 3

 1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất 3

 2. Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm 7

 3. Mối quan hệ của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 8

III. Đối tượng, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 9

 1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm 9

 2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 11

 3. Phương pháp tính giá thành 12

IV. Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất 15

 1. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất 15

 2. Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên 15

 3. Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ 24

V. Vận dụng phương pháp tính giá thành sản phẩm trong một số loại hình doanh nghiệp sản xuất chủ yếu 28

 1. Doanh nghiệp sản xuất giản đơn 28

 2. Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng 28

 3. Doanh nghiệp áp dụng hệ thống hạch toán định mức 29

 4. Doanh nghiệp sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục 30

 5. Doanh nghiệp có tổ chức bộ phận sản xuất kinh doanh phụ 31

VI. Tổ chức hệ thống sổ sách hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 33

 1. Hệ thống sổ chi tiết 33

 2. Hệ thống sổ tổng hợp 35

Phần thứ hai: Thực tế hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty bánh kẹo Tràng An 39

I. Khái quát chung về Công ty bánh kẹo Tràng An 39

 1. Quá trình hình thành và phát triển 39

 2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất của Công ty bánh kẹo Tràng An 40

 3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty bánh kẹo Tràng An 42

 4. Tổ chức công tác kế toán ở Công ty bánh kẹo Tràng An 43

II. Thực tế hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty bánh kẹo Tràng An - Hà Nội 47

 1. Đặc điểm chi phí sản xuất và hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty bánh kẹo Tràng An - Hà Nội 47

 2. Đối tượng, phương pháp và kỳ tính giá thành ở Công ty bánh kẹo Tràng An 48

 3. Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty bánh kẹo Tràng An - Hà Nội 49

Phần thứ ba: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty bánh kẹo Tràng An - Hà Nội 77

I. Những nhận xét chung về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty bánh kẹo Tràng An - Hà Nội 77

 1. Những ưu điểm 77

 2. Những tồn tại 79

II. Một số ý kiến đề xuất 82

 1. Về việc hạch toán các khoản trích theo lương 82

 2. Thực hiện hạch toán các khoản chi phí phải trả 86

 3. Thực hiện hạch toán các khoản chi phí trả trước 88

 4. Hạch toán thiệt hại trong sản xuất 90

 5. Về hệ thống và hình thức sổ kế toán 92

Kết luận

 

doc71 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2680 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực tế hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty bánh kẹo Tràng An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quan đến hoạt động của các bộ phận phòng ban trong Công ty. 1.3. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất Đối tượng hạch toán CPSX là phạm vi, giới hạn mà kế toán phải tiến hành tập hợp chi phí. Xác định đối tượng hạch toán CPSX là khâu đầu tiên và quan trọng nhất trong toàn bộ công tác kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở mỗi doanh nghiệp, Công ty bánh kẹo Tràng An cũng không nằm ngoài qui luật chung đó. Mặc dù qui trình sản xuất Công ty là qui trình sản xuất phức tạp, kiểu chế biến liên tục, mỗi phân xưởng chịu trách nhiệm sản xuất ra một hoặc một số loại sản phẩm nhất định nhưng yêu cầu quản lý tới từng loại sản phẩm sản xuất nên Công ty xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng loại sản phẩm hoàn thành nhập kho. Phạm vi tập hợp CPSX được xác định bởi: + Nơi phát sinh chi phí: là các phân xưởng sản xuất bao gồm 4 phân xưởng sản xuất chính và phân xưởng sản xuất phụ trợ. + Đối tượng chịu chi phí: là sản phẩm hoàn thành nhập kho gồm 38 loại bánh kẹo. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất mà Công ty áp dụng là phương pháp hạch toán chi phí theo sản phẩm. 2. Đối tượng, phương pháp và kỳ tính giá thành ở Công ty bánh kẹo Tràng An Tuy qui trình công nghệ sản xuất là phức tạp, kiểu chế biến liên tục, nhưng Công ty không có nhu cầu bán bán thành phẩm ra bên ngoài nên đối tượng tính giá thành là sản phẩm cuối cùng, đó là từng loại bánh, kẹo. Phương pháp tính giá thành là phương pháp giản đơn do việc sản xuất mỗi loại sản phẩm sử dụng riêng các yếu tố đầu vào như: nguyên vật liệu được xuất dùng riêng cho từng sản phẩm và lao động cũng được sử dụng riêng. Đơn vị tính giá thành là kilôgam bánh, kẹo. Kỳ tính giá thành là hàng tháng. 3. Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty bánh kẹo Tràng An - Hà Nội 3.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tại Công ty bánh kẹo Tràng An, CPNVLTT chiếm tỷ trọng lớn khoảng 80% trong giá thành sản phẩm. Do vậy, việc hạch toán chính xác, đầy đủ khoản mục chi phí này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc xác định lượng tiêu hao vật chất cho quá trình sản xuất sản phẩm và đảm bảo tính chính xác của giá thành sản phẩm. Để theo dõi tổng hợp khoản CPNVLTT, kế toán sử dụng TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí. Hệ thống sổ kế toán sử dụng để tập hợp CPNVLTT bao gồm: Sổ chi tiết xuất vật tư Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Sổ theo dõi TK 621 và các sổ liên quan khác Công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho, phương pháp thẻ song song để hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Trình tự xuất dùng nguyên vật liệu được tiến hành như sau: Do thực tế đặc tính của các loại NVL sử dụng vào sản xuất sản phẩm của Công ty thường dễ hư hỏng trong điều kiện bình thường, do vậy các đối tượng sử dụng thường chỉ lĩnh vật tư cho đủ 2, 3 ngày sản xuất. Để quản lý chặt chẽ quá trình xuất kho và quá trình sử dụng vật tư - trọng điểm quản lý CPSX, quy trình xuất kho được tuân thủ khá nghiêm ngặt. Cụ thể là: * Hàng tháng, phòng kỹ thuật dựa trên thông tin do phòng thị trường cung cấp lập kế hoạch sản xuất giao xuống các phân xưởng và các phòng nghiệp vụ để theo dõi và quản lý. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất và định mức tiêu hao các loại vật tư cho từng loại sản phẩm, các phân xưởng tiến hành lập phiếu yêu cầu lĩnh vật tư gửi cho phòng kinh doanh. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất và phiếu yêu cầu lĩnh vật tư cùng lượng vật tư tồn kho, phòng kinh doanh viết phiếu xuất kho. Mỗi phiếu xuất kho được lập thành 3 liên: Liên 1: Lưu tại phòng kinh doanh. Liên 2: Giao cho thủ kho. Liên 3: Giao cho người nhận vật tư. Biểu số 01 Đơn vị: Công ty bánh kẹo Tràng An Phiếu xuất kho Địa chỉ: Ngày 04 tháng 01 năm 2002 Mẫu số : 02- VT QĐ: 1141-TC/QĐ/CĐKT Ngày 01/11/1995 của Bộ Tài Chính Số: 15 Nợ: . Có: . Họ tên người nhận hàng: Anh Cường PX III Lý do xuất kho: Sản xuất kẹo Sôcôla sữa 500g Xuất tại kho: Nguyên liệu TP: 4000kg Tên, nhãn hiệu, quy cách, Mã Đơn Số lượng Đơn Thành STT phẩm chất vật tư số vị Theo Thực giá tiền (sản phẩm, hàng hoá) tính chứng từ xuất A B C D 1 2 3 4 1 Đường RS kg 802,8 823 2 Mỡ kg 122,7 123 3 Bột mỳ rang kg 13,3 12 4 Thùng caston thùng 532 562 5 Hộp nhựa 4500 hộp 8000 8538 6 Tem KCS chiếc 532 569 7 Nha Minh Dương loại 1 kg 1148 1177 8 Nha Minh Dương loại 2 kg 1039 1102 ..................... Cộng Cộng thành tiền (bằng chữ):.............................. Xuất ngày 04 tháng 1 năm 2002 Thủ trưởng đơn vị Phụ trách bộ phận Phụ trách cung tiêu Người nhận hàng Thủ kho sử dụng Ký Ký Ký Ký Ký * Tại kho, khi nhận được Phiếu xuất kho, thủ kho sẽ kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của Phiếu xuất kho để tiến hành xuất vật tư. Sau đó, thủ kho ghi số lượng xuất vào cột thực xuất; ghi ngày, tháng, năm xuất kho và cùng người nhận vật tư ký vào phiếu xuất. Sau khi ghi vào thẻ kho, thủ kho chuyển phiếu xuất kho cho kế toán nguyên vật liệu. * Tại phòng kế toán: Sau khi nhận được phiếu xuất kho, kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ xuất, kế toán lưu lại đến cuối tháng căn cứ vào các phiếu xuất kho tiến hành ghi chép vào các sổ chi tiết xuất TK 152 : 152.1:Vật liệu chính 152.2: Vật liệu phụ 152.3: Nhiên liệu 152.4: Phụ tùng thay thế 152.5: Vật liệu xây dựng 152.6: Vật liệu khác (Biểu số 02 - Sổ chi tiết xuất TK 152.1 - Vật liệu chính) Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chỉ gồm 3 loại: vật liệu chính, vật liệu phụ và nhiên liệu. Trong đó vật liệu chính, vật liệu phụ được xuất trực tiếp cho từng loại sản phẩm, còn nhiên liệu được xuất cho phân xưởng lò hơi dùng chung cho việc sản xuất các loại bánh kẹo, cuối kỳ kế toán tiến hành phân bổ theo khối lượng sản phẩm hoàn thành. Cụ thể: than đá được phân bổ cho các loại kẹo; than cám được phân bổ cho các loại bánh thủ công; ga được phân bổ cho các loại bánh còn lại. Căn cứ vào số thực xuất trên phiếu xuất kho ghi vào cột số lượng trên sổ chi tiết xuất cho từng đối tượng sử dụng: TK 621, TK 627, xuất khác. Nếu xuất cho TK 621 thì trên phiếu xuất kho sẽ ghi rõ xuất cho sản phẩm nào (đối với vật liệu chính, vật liệu phụ). Cột đơn giá: + Nếu là vât liệu chính và vật liệu phụ thì kế toán dùng giá bình quân cả kỳ dự trữ để tính giá vật liệu xuất kho. Giá bình quân này được kế toán vật tư tính ra vào cuối tháng dựa trên sổ chi tiết nhập nguyên vật liệu theo công thức sau: Đơn giá bình quân (của từng mã vật tư) Giá thực tế vật tư tồn đầu tháng Giá thực tế vật tư nhập trong tháng Số lượng vật tư tồn đầu tháng Số lượng vật tư nhập trong tháng + = + + Nếu là nhiên liệu thì kế toán sử dụng giá thực tế đích danh để tính giá vật liệu xuất kho. Từ đó, kế toán tính ra giá thực tế vật liệu xuất kho (từng mã vật tư) theo công thức : Giá thực tế vật liệu xuất kho = Số lượng thực xuất x Đơn giá VL xuất kho Như vậy, sổ chi tiết xuất vật liệu dùng để phản ánh số lượng và giá trị từng loại nguyên vật liệu xuất dùng cho các đối tượng sử dụng, cụ thể là TK 621 (chi tiết theo từng sản phẩm), TK627, TK 641, TK 642. Cuối tháng, căn cứ vào số liệu trên các sổ chi tiết xuất TK 152 (06 sổ), kế toán lập Bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ (đối với tập hợp chi phí công cụ, dụng cụ sẽ nói rõ hơn ở phần tập hợp chi phí sản xuất chung). Bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ (Biểu số 03) được lập hàng tháng, dùng để phản ánh giá trị vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng cho các đối tượng sử dụng . Số liệu trên bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ là cơ sở để kế toán ghi vào cột chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trên Báo cáo giá thành thực tế. Biểu số 03 DN: Công ty bánh kẹo Tràng An Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Tháng 01/2002 STT Ghi Có TK TK 152 TK 153 Ghi Nợ TK HT TT HT TT (1) (2) (3) (4) (5) (6) 1 TK627 25.391.124 11.082.009 2 TK641 23.717.151 3 TK642 2.415.000 13.124.674 4 TK621 4.570.158.585 Chi tiết TK 621 Kẹo hoa quả 500 x 10 10.337.493 Kẹo hoa quả 750 x 10 60.305.383 Kẹo cốm 450 x 20 83.020.672 Kẹo cốm 215 x 30 13.319.548 Kẹo sôcôla sữa 500 x 15 106.359.494 Bánh quế hộp 350 x 12 164.190.036 Bánh quế 50 x100 9.906.605 Bánh vừng 500 x 8 25.403.380 ................. .......... .......... .......... .......... Tổng cộng 4.621.681.860 24.206.683 Cuối tháng, kế toán tổng hợp kiêm kế toán giá thành căn cứ vào Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ lập Báo cáo giá thành; ngoài ra còn phải căn cứ vào sổ tổng hợp xuất TK 152 (theo dõi số tổng cộng của 6 loại nguyên vật liệu xuất dùng cho từng đối tượng) để ghi định khoản sau vào sổ theo dõi TK 621: Nợ TK 621 4.570.158.585 Có TK 152 4.570.158.585 – TK 152.1 2.144.815.772 – TK 152.2 2.330.754.475 – TK 152.3 94.588.338 Sổ theo dõi TK 621 được mở cho cả năm và mỗi tháng được ghi trên một trang sổ (Biểu số 04). 3.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Tại Công ty bánh kẹo Tràng An, chi phí nhân công trực tiếp là những khoản phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm như công nhân nấu kẹo, công nhân gói kẹo, công nhân vận hành máy móc thiết bị Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm 03 khoản: Tiền lương: Bao gồm lương chính (lương sản phẩm, lương thời gian), ngừng việc, nghỉ việc hưởng 100% lương (ngày lễ, nghỉ phép). Phụ cấp: Bao gồm phụ cấp bù bậc, phụ cấp làm đêm, phụ cấp độc hại, phụ cấp chức vụ. + Phụ cấp bù bậc: áp dụng cho những người có bậc công nhân cao hơn cấp bậc hiện đang làm. + Phụ cấp làm đêm: áp dụng cho công nhân làm ca 3 (từ 22h đến 06h). + Phụ cấp độc hại hoặc nóng: áp dụng cho công nhân làm việc trong điều kiện có hại cho sức khoẻ như công nhân nấu kẹo, phụ trách nồi hơi + Phụ cấp chức vụ: áp dụng đối với các trưởng ca, tổ trưởng các tổ sản xuất, đóng gói, đóng túi. Các khoản trích theo lương: Bao gồm BHXH, KPCĐ tính vào chi phí sản xuất trong kỳ. Để hạch toán CPNCTT, kế toán sử dụng TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp. Cũng như TK 621, tài khoản này cuối kỳ không có số dư và được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí . Hệ thống sổ kế toán được sử dụng để tập hợp CPNCTT bao gồm: Bảng lương Bảng tổng hợp lương Bảng phân bổ tiền lương và BHXH Sổ theo dõi TK 622 và các sổ liên quan khác Trình tự hạch toán chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty diễn ra như sau: * Tại phân xưởng, hàng ngày tổ trưởng tổ sản xuất theo dõi số công nhân làm việc của từng ca, số công nhân nghỉ phép rồi ghi vào Bảng chấm công; theo dõi số sản phẩm hoàn thành, số sản phẩm hoàn thành đảm bảo tiêu chuẩn của mỗi công nhân trong tổ (đối với công nhân sản xuất sản phẩm cá nhân) rồi ghi vào Sổ sản phẩm cá nhân. Cuối tháng, các tổ trưởng gửi các Bảng chấm công, Sổ sản phẩm cá nhân và Bảng kê sản phẩm hoàn thành của tổ lên phòng tổ chức. Sau khi đối chiếu, khớp đúng số liệu giữa Sổ sản phẩm cá nhân, Bảng kê sản phẩm hoàn thành của mỗi tổ và các Phiếu nhập kho sản phẩm hoàn thành, phòng tổ chức gửi các chứng từ, sổ sách này cho phòng kế toán để tiến hành tính lương phải trả cho công nhân sản xuất. * Tại phòng kế toán, kế toán tiền lương tính ra tiền lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất : Công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm cá nhân và theo sản phẩm tập thể. Lương theo sản phẩm cá nhân chỉ áp dụng đối với tổ đóng gói vì có thể tách bạch được sản phẩm hoàn thành của từng cá nhân. Tuy nhiên không phải tất cả các tổ gói đều tính lương theo sản phẩm cá nhân mà cũng có thể hưởng lương theo sản phẩm tập thể cùng với các tổ sản xuất khác. Để tính được các định mức tiền lương (sản phẩm cá nhân và sản phẩm tập thể) Công ty quy định 06 mức tiền lương đối với 06 loại công nhân tương ứng với 06 mã công việc. Để sản xuất mỗi loại bánh hoặc kẹo cần sử dụng một số loại công nhân trong 06 loại này. Công nhân Định mức lương tháng K1 506.100đ K2 452.550đ Sản xuất K3 399.000đ K4 378.000đ K5 357.000đ Đóng gói K6 340.200đ Trên cơ sở đó phòng kỹ thuật sẽ tính toán đơn giá tiền lương đối với từng loại sản phẩm. Tính lương theo sản phẩm cá nhân áp dụng công thức: = x x Lương SP Số SP hoàn thành Đơn giá Hệ số mỗi công nhân (đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật) lương SP công ty Trong đó: Hệ số công ty là một hệ số lớn hơn hoặc bằng một, được xác định theo từng tháng và thay đổi tỉ lệ thuận với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, nhưng nó lại không thay đổi đối với mọi cán bộ công nhân viên trong Công ty. Cụ thể tháng 01/2002, Hệ số công ty = 2. Ví dụ về tính lương theo sản phẩm tập thể: Tại tổ sản xuất của chị Ngọc sản xuất loại kẹo cà phê sữa với: - Định mức 110kg/công - Đơn giá chung: 146,5775 đ/kg K1: 176,96 đ/kg K2: 158,23 đ/kg K4: 132,17 đ/kg K6: 118,95 đ/kg Bảng công tháng 01 năm 2002 Tổ sản xuất Ngọc Họ tên Mã cán bộ K.L Mã CV Ngày công Ngày cuối Nguyễn Công Cường 0044 1 4 4 31/12/02 1 6 4 31/12/02 2 1 31/12/02 ... ... ... ... ... ... - Sản lượng: 20756,45 kg - Ngày công K1: 8 - Ngày công K2: 46 - Ngày công K4: 37 - Ngày công K6: 53 Chú thích: K.L là kiểu lương. Có 5 kiểu lương: 1: Lương sản phẩm chung 2: Lương thời gian có hệ số (lương văn phòng và lương cho những công việc ngoài đơn giá) 3: Lương thời gian không có hệ số (nghỉ phép, lễ, ngừng việc) 4: Lương ca 3 - trực đêm theo giờ 5: Lương sản phẩm trực tiếp Trên cơ sở đơn giá từng loại lao động và sản lượng hoàn thành nhập kho, tính ra tổng lương hệ số của từng loại lao động: Tổng lương HS từng loại lao động = Sản lượng hoàn thành x Đơn giá từng loại Sau đó tính được đơn giá bình quân một ngày công hệ số của từng loại lao động: = Đơn giá bình quân một Tổng lương HS từng loại ngày công HS từng loại Tổng ngày công từng loại Cuối cùng tính ra: = S x Lương hệ số Đơn giá bình quân Số ngày công từng loại của mỗi công nhân một ngày công từng loại của mỗi công nhân Lương SP của mỗi công nhân = Lương HS của mỗi công nhân x Hệ số công ty Ngoài tiền lương sản phẩm, công nhân sản xuất trực tiếp còn hưởng lương thời gian. Lương thời gian có hai loại là lương thời gian có hệ số và lương thời gian không hệ số. Lương thời gian có hệ số áp dụng đối với những công việc phục vụ trực tiếp cho việc sản xuất nhưng không nằm trong đơn giá (Ví dụ như lương về giám sát công việc của tổ trưởng tổ sản xuất, lương của công nhân phục vụ tổ sản xuất, ). Lương thời gian không hệ số trong trường hợp nghỉ phép, lễ, nghỉ ngừng việc vì lý do khách quan. = x x Lương thời Lương cơ bản Số ngày làm việc Hệ số gian có Số ngày làm việc theo qui thực tế hưởng công ty hệ số định trong tháng (26 ngày) lương thời gian = x Lương thời gian Lương cơ bản Số ngày thực tế không hệ số Số ngày làm việc theo qui hưởng lương thời định trong tháng (26 ngày) gian không hệ số Cụ thể, tính ra tiền lương phải trả anh Nguyễn Công Cường như sau: + Lương sản phẩm: Đơn giá bình quân 1 ngày công hệ số K4: = 74.145,4 đ/công 132,17 x 20.756,45 37 Đơn giá một ngày công hệ số K6: = 46.584,5 đ/công 118,95 x 20.756,45 53 Lương sản phẩm = {(74.145,4 x 4) + (46.584,5 x 4)} x 2 = 965.839 đ + Lương thời gian có hệ số: Lương cơ bản: 478.800 đ/tháng Số ngày hưởng lương thời gian có hệ số: 1 ngày Lương thời gian = (478.800 : 26) x 2 = 36.831 đ Toàn bộ công việc tính toán như trên đều do máy tính thực hiện trên cơ sở số liệu về ngày công của mỗi công nhân, về số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho của các nhân cũng như tập thể. Sau khi tính toán tiền lương và các khoản phải trả cho công nhân viên, máy tính sẽ in ra Bảng công (như trên), Bảng lương của từng tổ, đội, phân xưởng sản xuất (Biểu số 05) và Bảng tổng hợp lương. Đối với các khoản trích theo lương, Công ty tiến hành trích BHXH, KPCĐ theo quy định: BHXH trích 15 % trên lương cơ bản KPCĐ trích 2% trên lương thực tế Riêng BHYT mỗi năm Công ty mua một lần của cơ quan y tế và trích 2 lần vào tháng cuối qúi 2, qúi 4 theo tỉ lệ: 66% tổng số tiền đó hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp Ghi Nợ TK 642 Có TK 338.4 34% tính trừ vào lương người lao động. Cách tính và hạch toán như vậy của Công ty là chưa hợp lý, vấn đề này sẽ được đề cập chi tiết ở Phần III. Cuối mỗi tháng, căn cứ vào số liệu tập hợp trên Bảng tổng hợp lương và các sổ liên quan, kế toán lập Bảng phân bổ tiền lương và BHXH (Biểu số 06). Kế toán tổng hợp kiêm kế toán giá thành lấy số liệu trên Bảng phân bổ lương và BHXH để lập Báo cáo giá thành thực tế, tiến hành định khoản và ghi vào sổ theo dõi TK 622 như sau: Nợ TK 622 386.914.985 Có TK 334 360.526.181 Có TK 338 26.388.804 – TK 338.2 7.210.524 – TK 338.3 19.178.280 Sổ theo dõi TK 622 được mở cho cả năm và mỗi tháng được theo dõi trên một trang sổ (Biểu số 07). 3.3. Hạch toán và phân bổ chi phí sản xuất chung ở Công ty bánh kẹo Tràng An, chi phí sản xuất chung là những chi phí dùng cho quản lý các phân xưởng sản xuất và chi phí phát sinh ở phân xưởng lò hơi. Toàn bộ các chi phí này được tập hợp theo các khoản mục chi phí cơ bản như sau: Chi phí nhân viên phân xưởng. Chi phí nguyên vật liệu. Chi phí dụng cụ sản xuất. Chi phí khấu hao TCSĐ. Chi phí dịch vụ mua ngoài. Chi phí khác bằng tiền. Để theo dõi các khoản chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng tài khoản 627 - Chi phí sản xuất chung. TK này được sử dụng để tập hợp toàn bộ các khoản chi phí sản xuất chung của tất cả các phân xưởng. 3.3.1. Hạch toán chi phí nhân viên phân xưởng Nhân viên phân xưởng bao gồm: quản đốc, phó quản đốc phân xưởng, công nhân viên vận hành máy phát điện, trưởng nhóm sửa chữa điện, tổ trưởng, nhóm trưởng sửa chữa cơ điện, thợ điện, thợ hàn Trên Bảng tổng hợp lương, khoản chi phí nhân viên phân xưởng bao gồm tổng số tiền lương phải trả của văn phòng các phân xưởng I, II, III, IV và tiền lương của toàn bộ nhân viên tổ lò hơi, bộ phận cơ điện. Việc tập hợp và hạch toán chi phí nhân viên phân xưởng được thực hiện như đối với chi phí nhân công trực tiếp ở TK 622, chỉ khác một điểm là tất cả nhân viên phân xưởng đều hưởng lương theo thời gian có hệ số đối với những ngày đi làm và hưởng lương thời gian không hệ số đối với những ngày nghỉ phép, lễ, Cuối tháng, chi phí nhân viên phân xưởng được tập hợp vào Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội (xem dòng 02 biểu số 06 - Bảng phân bổ lương và BHXH). Kế toán tổng hợp kiêm kế toán giá thành căn cứ vào số liệu đó ghi vào sổ theo dõi TK 627 theo định khoản: Nợ TK 627 62.744.375 Có TK 334 58.465.015 Có TK 338 4.279.360 - TK 338.2 1.169.300 - TK 338.3 3.110.060 3.3.2. Chi phí nguyên vật liệu, dụng cụ phục vụ sản xuất chung * Chi phí nguyên vật liệu – Thủ tục xuất dùng vật liệu cho quản lý phân xưởng cũng giống như trường hợp xuất vật liệu cho sản xuất. – Tính giá thực tế vật liệu xuất kho: + Sử dụng giá bình quân gia quyền đối với vật liệu chính (152.1) và vật liệu phụ (152.2). + Sử dụng giá thực tế đích danh đối với nhiên liệu (152.3), phụ tùng (152.4), vật liệu xây dựng (152.5), vật liệu khác (152.6). Cuối tháng, kế toán căn cứ vào các sổ chi tiết xuất TK 152 để lập Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. * Chi phí dụng cụ sản xuất Chi phí dụng cụ sản xuất bao gồm toàn bộ chi phí về đồ dùng cho nhân viên, công nhân như quần áo bảo hộ lao động, khăn mặt, găng tay, ủng cao su, giày lao động và dụng cụ sản xuất, sửa chữa như rổ, sàng hứng kẹo, tôvít Kế toán áp dụng giá thực tế đích danh để tính giá thực tế công cụ dụng cụ xuất kho. Tình hình nhập - xuất - tồn kho công cụ dụng cụ được kế toán vật liệu theo dõi trên Sổ chi tiết CCDC. Cuối tháng, kế toán căn cứ vào số ‘xuất trong kỳ’, cột ‘thành tiền’ tương ứng với các đối tượng sử dụng (TK 627, TK 641, TK 642), ghi vào Bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ ở cột TK 153. Do công cụ, dụng cụ sử dụng đều có giá trị nhỏ nên tất cả CCDC xuất trong kỳ đều được phân bổ hết một lần vào chi phí sản xuất của kỳ đó. Vì vậy, kế toán không sử dụng TK 142 - Chi phí trả trước. Cuối tháng căn cứ vào Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ (Biểu số 3), kế toán tiến hành ghi sổ theo dõi TK 627 theo định khoản: Nợ TK 627 36.473.133 Có TK 152 25.391.124 – TK 152.1 487.000 – TK 152.3 923.756 – TK 152.4 23.508.618 – TK 152.5 45.000 – TK 152.6 426.750 Có TK 153 11.082.009 3.3.3.Chi phí khấu hao tài sản cố định Tài sản cố định ở Công ty bánh kẹo Tràng An bao gồm : – Nhà xưởng. – Máy móc thiết bị: máy định hình, máy gói kẹo, máy phát điện, nồi hơi, – Phương tiện vận tải: xe tải, xe khách – Dụng cụ quản lý: máy điều hoà, máy vi tính Để theo dõi tình hình trang bị, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định, kế toán sử dụng Sổ chi tiết tài sản cố định. Sổ này dùng để theo dõi riêng TSCĐ của từng phân xưởng, bộ phận sử dụng. Trong quá trình sử dụng TSCĐ, dưới tác động của môi trường tự nhiên và điều kiện làm việc cũng như tiến bộ khoa học kỹ thuật, TSCĐ bị hao mòn. Để thu hồi giá trị hao mòn của TSCĐ, kế toán tiến hành trích khấu hao bằng cách chuyển dần giá trị hao mòn vào giá trị sản phẩm làm ra. Hiện nay, Công ty áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng như sau: Mức khấu hao bình quân hàng năm – Mức trích khấu hao hàng tháng = 12 tháng Nguyên giá TSCĐ – Mức trích khấu hao bình quân hàng năm = Số năm sử dụng TSCĐ Khấu hao TSCĐ thuộc chi phí sản xuất chung bao gồm hai bộ phận được theo dõi riêng, đó là: Khấu hao tại các phân xưởng sản xuất và Khấu hao tại phân xưởng lò hơi. Cuối tháng, kế toán tiến hành phân bổ khấu hao của từng phân xưởng sản xuất cho các sản phẩm thuộc phân xưởng theo sản lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho như sau: Chi phí khấu hao của Tổng chi phí khấu hao Sản lượng = x phân xưởng sản xuất của phân xưởng nhập kho trong phân bổ cho từng loại Tổng sản lượng nhập kho trong tháng của từng sản phẩm nhập kho tháng của phân xưởng loại sản phẩm Ví dụ tại phân xưởng 3 sản xuất các loại kẹo viên: kẹo lôly, kẹo me, kẹo hoa quả 500 x 10, kẹo hoa quả 750 x 100, – Số khấu hao phải trích tháng 01/2002 là 38.383.695 đ. – Tổng sản phẩm hoàn thành nhập kho là: 60.143,675 kg. – Sản lượng nhập kho kẹo hoa quả 500 x 10 là: 1.155 kg. Vậy số khấu hao TSCĐ phân xưởng phân bổ cho kẹo hoa quả 500 x10 là: x 1.155 = 737.121 đ 38.383.695 60.143,675 Sau khi phân bổ xong, kế toán lập Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định (Biểu số 08). Đồng thời căn cứ vào bảng phân bổ này kế toán ghi bút toán tập hợp chi phí khấu hao TSCĐ vào sổ theo dõi TK 627 như sau: Nợ TK 627 188.438.800 Có TK 214 188.438.800 Kế toán không tiến hành trích trước hay phân bổ dần chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Khi chi phí sửa chữa phát sinh, kế toán tập hợp vào TK 241 như sau: Nợ TK 241- XDCB dở dang Có TK 111, 112, 152, 214, 331 Khi công việc sửa chữa lớn hoàn thành kế toán ghi tăng chi phí của bộ phận sử dụng tương ứng (trong trường hợp sửa chữa không mang tính nâng cấp, hiện đại hoá hoặc kéo dài tuổi thọ của TSCĐ): Nợ TK 627 - CPSX chung Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng Nợ TK 642 - Chi phí QLDN Có TK 241 3.3.4. Hạch toán chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác ở Công ty bánh kẹo Tràng An, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền gồm các khoản như: chi phí thuê ngoài sửa chữa thường xuyên máy móc thiết bị, kiểm định an toàn thiết bị, chi phí dịch vụ điện thoại, chi phí tiền điện, tiền nước, chi phí máy phục vụ sửa chữa, chi phí văn phòng phẩm Căn cứ vào từng chứng từ, hoá đơn ghi rõ mục đích sử dụng vào sổ theo dõi TK 627. Cụ thể tháng 01/2002, kế toán tổng hợp căn cứ vào các chứng từ chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, séc định khoản tổng hợp vào sổ theo dõi TK 627 như sau: Nợ TK 627 67.065.993 Có TK 111 39.156.000 Có TK 112 27.909.993 Tất cả chi phí sản xuất chung của tháng 01/2002 tại Công ty bánh kẹo Tràng An được tập hợp và phản ánh trên sổ theo dõi TK 627 theo định khoản sau: Nợ TK 627 354.722.302 Có TK 111 39.156.000 Có TK 112 27.909.994 Có TK 152 25.391.124 Có TK 153 11.082.009 Có TK 214 188.438.800 Có TK 334 58.465.015 Có TK 338 4.279.360 Sổ theo dõi TK 627 dùng để tập hợp các chi phí sản xuất chung cho tất cả các phân xưởng. Sổ được mở cho cả năm, mỗi tháng được theo dõi trên một trang sổ (Biểu số 09). 3.3.5. Phân bổ chi phí sản xuất chung Do chi phí sản xuất chung có liên quan đến nhiều loại sản phẩm của nhiều phân xưởng khác nhau nên cân phải phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng (từng loại sản phẩm) theo tiêu thức phù hợp. Tại Công ty bánh kẹo Tràng An, khoản chi phí này được chia thành 2 nhóm là: chi phí khấu hao tại phân xưởng và chi phí chung khác. Chi phí khấu hao tại phân xưởng được phân bổ cho từng loại sản phẩm thuộc phân xưởng theo sản lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho (đã trình bày ở mục 3.3.3). Chi phí chung khác: là phần còn lại của chi phí sản xuất chung sau khi trừ đi khoản khấu hao tài sản cố định tại các phân xưởng sản xuất. Chi phí này được phân bổ cho từng loại sản phẩm theo tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất theo công thức sau: = x Tổng tiền lương CNSX từng loại SP Tổng chi phí chung khác Chi phí chung khác cần phân cần phân bổ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3135.doc
Tài liệu liên quan