CHƯƠNG I: CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG KINH TẾ 3
I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG KINH TẾ. 3
1. Khái niệm chung về hợp đồng 3
2. Khái niệm về hợp đồng kinh tế: 4
3. Đặc điểm hợp đồng kinh tế 9
II. CHẾ ĐỘ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG KINH TẾ: 11
1. Nguyên tắc ký kết hợp đồng kinh tế. 11
2. Căn cứ để ký kết hợp đồng kinh tế 13
3. Thẩm quyền ký kết hợp đồng kinh tế. 15
4. Nội dung ký kết hợp đồng kinh tế: 18
5. Thủ tục ký kết hợp đồng kinh tế. 23
III. CHẾ ĐỘ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KINH TẾ 25
1. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng kinh tế: 25
2. Biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng: 26
3. Thay đổi đình chỉ thanh lý hợp đồng kinh tế 27
4. Hợp đồng kinh tế vô hiệu và xử lý hợp đồng kinh tế vô hiệu: 28
IV. TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT TRONG QUAN HỆ HỢP ĐỒNG
KINH TẾ 30
1. Khái niệm và ý nghĩa của trách nhiệm vật chất 30
2. Căn cứ làm phát sinh trách nhiệm vật chất 31
3. Các hình thức trách nhiệm vật chất 32
CHƯƠNG II: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ HỢP ĐỒNG
KINH TẾ TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY
THÁI BÌNH DƯƠNG 34
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY THÁI BÌNH DƯƠNG 34
1. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh: 38
2. Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của chi nhánh công ty: 39
II. QUÁ TRÌNH ĐÀM PHÁN KÝ KẾT THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KINH TẾ TẠI CHI NHÁNH CÔNG TYTHÁI BÌNH DƯƠNG 43
1. Tình hình ký kết hợp đồng kinh tế 43
2. Cơ sở thiết lập quá trình ký kết hợp đồng kinh tế tại chi nhánh
công ty Thái Bình Dương: 47
3. Quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế tại Chi nhánh
Công ty Thái Bình Dương. 50
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ QUA VIỆC ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ HỢP ĐỒNG KINH TẾ TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY THÁI BÌNH DƯƠNG 52
I. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KÝ KẾT, THỰC HIỆN
HỢP ĐỒNG KINH TẾ TẠI CHI NHÁNH. 52
1. Thuận lợi: 52
2. Khó khăn: 52
II. HƯỚNG SỬA ĐỔI BỔ XUNG PHÁP LỆNH HỢP ĐỒNG KINH TẾ 53
KẾT LUẬN 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
56 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1299 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực tiễn áp dụng chế độ hợp đồng kinh tế tại chi nhánh công ty Thái Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của toàn bộ công việc thoả thuận những nguyên tắc xác định rõ giá cả....
e. Điều khoản bảo hành:
g. Điều khoản nghiệm thu, giao nhận:
Các bên được thoả thuận đặt ra các điều kiện dể giao nhận sản phẩm hàng hoá, điều kiện để nghiệm thu đối tượng của hợp đồng.
h. Điều khoản phương thức thanh toán:
Các bên được quyền lựa chọn phương thức thanh toán cho phù hợp với hoạt động kinh doanh, nhưng không trái với những quy định của pháp luật hiện hành.
i. Điều khoản trách nhiệm do vi phạm hợp đồng kinh tế:
Các bên được thoả thuận trong khung phạt do pháp luật quy định đối với hành vi vi phạm hợp đồng kinh tế, đối với từng chủng loại hợp đồng kinh tế.
k. Điều khoản thời hạn có hiệu lực của hợp đồng:
l. Các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng:
Các bên có thể thỏa thuận các biện pháp bảo đảm thực hiện
hợp đồng như: thế chấp tài sản, cầm cố, bảo lãnh tài sản theo quy định của pháp luật.
m. Các bên có quyền xây dựng những điều khoản thể hiện sự thoả thuận về các vấn đề khác, không trái quy định của pháp luật.
Đề cập đến nội dung hợp đồng kinh tế, khi ký kết hợp đồng do không nắm vững các quy định pháp luật nên các bên thườngmắc sai lầm khi thoả thuận các điều khoản. Theo quy định của Pháp lệnh hợp đồng kinh tế để một hợp đồng hợp pháp thì ngoài các điều kiện chủ thể, hình thức hợp đồng còn phải đảm bảo yếu tố nội dung hợp đồng. Hợp đồng phải đảm bảo các điều khoản cơ bản thì mới đảm bảo tính hiệu lực.
Về phương diện khoa pháp lý, căn cứ vào tính chất vai trò của các điều khoản, nội dung của hợp đồng kinh tế được xác định thành ba loại với các điều khoản sau:
Thứ nhất: điều khoản chủ yếu là những điều khoản cơ bản, quan trọng nhất của một hợp đồng bắt buộc phải có trong bất cứ hợp đồng kinh tế nào, nếu không thì hợp đồng sẽ không có giá trị Pháp lý, theo Điều 12 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế các Điều khoản chủ yếu của hợp đồng kinh tế bao gồm:
- Ngày, tháng năm ký hợp đồng, tên, địa chỉ, số tài khoản, ngân hàng giao dịch của các bên, họ tên người đại diện, người đứng tên đăng ký kinh doanh.
- Điều khoản đối tượng của hợp đồng kinh tế tính bằng số lượng, khối lượng hoặc giá trị quy ước đã thoả thuận.
- Điều khoản chất lượng.
- Điều khoản giá cả.
Ngoài ra hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận của các bên về viềc thiết lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên trong hoạt động kinh doanh. Do đó nội dung của hợp đồng kinh tế trước hết là những điều khoản do các bên thoả thuận. Những điều khoản mà các bên đã thoả thuận đó là phát sinh thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của ác bên tham gia thoả thuận.
Xuất phát từ nguyên tắc tự do hợp đồng trong nền kinh tế thị trường, pháp luật không giới hạn các điều khoản mà các bên đã ký kết hợp đồng thoả thuận với nhau. Nói như vậy không có nghĩa là các bên thoả thuận như thế nào được, các bên có quyền thoả thuận nhưng những thoả thuận đó không được trái với pháp luật thì mới có hiệu lực và được pháp luật bảo vệ. Do đó yêu cầu đặt ra là nội dung của hợp đồng kinh tế phải hợp pháp, có khả năng thực hiện, các điều khoản của hợp đồng phải rõ ràng cụ thể.
Trong trường hợp cần thiết, Nhà nước vẫn có quyền can thiệp vào nội dung của quan hệ hợp đồng. Chẳng hạn buộc các bên ký kết hợp đồng phải tuân theo những quy định bắt buộc về chất lượng sản phẩm để đảm bảo an toàncho người tiêu dùng.
Như vậy, nội dung của hợp đồng kinh tế không chỉ là những điều khoản mà các bên thoả thuận mà còn có thể bao gồm cả những điều khoản mà các bên không thoả thuận nhưng theo dquy định của pháp luật các bên có nghĩa vụ thực hiện. Bởi vì quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng không chỉ phát sinh từ những điều khoản mà các bên thoả thuận mà còn có thể phát sinh từ những quy định pháp luật.
Trong Thứ hai: điều khoản thường lệ, là những điều khoản đã được pháp luật ghi nhận, nếu các bên không ghi vào các văn bản hợp đồng thì coi như các bên đã mặc nhiên công nhận và có nghĩa vụ thực hiện những quy định đó. Nếu các bên thoả thuận ghi vào văn bản hợp đồng thì không được ghi trái với những điều đã quy đinh đó, nếu thoả thuận trái pháp luật thi những thoả thuận đó không có giá trị.
Những quy định của pháp luật sẽ trở thành nội dung của hợp đồng kinh tế thay vào những điều khoản các bên đã thoả thuận trái đó. Do đó, các bên phải thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ quy phạm pháp luật có liên quan. Ví dụ: điều khoản về bối thường thiệt hại, về khung phạt vi phạm hợp đồng kinh tế, điều khoản về bảo hành. Trong hợp đồng có thể các bên không thoả thuận về điều khoản bảo hành nhưng bên bán vẫn có nghĩa vụ phải bảo hành nếu có quy định của Nhà nước về bảo hành sản phẩm đó. Bên bán không thể viện cớ là trong hợp đồng hai bên không thoả thuận về điều khoản bảo hành để trốn trách nhiệm bảo hành. Qua đây chúng ta càng thấy rõ hơn nội dung của hợp đồng kinh tế không chỉ bao gồm những điều khoản mà các bên đã thỏa thuận mà còn có thể bao gồm cả những điều khoản mà các bên không thoả thuận, nhưng theo quy định của Pháp luật, các bên có nghĩa vụ phải thực hiện.
Trong mối quan hệ giữa các điều khoản chủ yếu và điều khoản thường lệ của hợp đồng kinh tế thì sự tồn tại của hợp đồng kinh tế không phụ thuộc vào các điều khoản thường lệ mà chỉ phụ thuộc vào các điều khoản chủ yếu. Hai bên không thoả thuận về những điều khoản thường lệ thì hợp đồng kinh tế vẫn cứ hình thành và làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên.
Thứ ba: điều khoản tuỳ nghi là những điều khoản do các bên tự thoả thuận với nhau khi pháp luật cho phép. Khi một quy phạm pháp luật quy định các bên có thoả thuận về vấn đề này hay vấn đề khác thì các bên có thể thoả thuận hoặc không thoả thuận. Nếu các bên thoả thuận đó là nội dung của hợp đồng các bên phải có trách nhiệm thực hiện. Còn nếu các bên không thoả thuận thì các bên không phải thực hiện. Ví dụ: điều khoản thưởngvật chất, điều khoảm áp dụng mức phạt cụ thể khi vi phạm các điều khoản của hợp đồng trogn khung phạt mà pháp luật đã quy định.
Theo pháp luật về hợp đồng kinh tế của nước ta hiện nay thì những thoả thuận về biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng (cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, bảo lãnh tài sản, thoả thuận về tiền thưởng do thực hiện tốt hợp đồng) là những điều khoản tuy nghi. Những điều khoản này chỉ trở thành nội dung hợp đồng nếu các bên trực tiếp thoả thuận với nhau.
Về điều khoản thưởng do thực hiện tốt hợp đồng cần phải xem xét them. Khái niệm, “thực hiện tốt hợp đồng” theo chúng tôi là một khái niệm không có cơ sở khoa học. Thế nào là thực hiên tốt hợp đồng? Sau khi hợp đồng được ký kết và có hiệu lực các bên phải thực hiện đúng hợp đồng và nếu thực hiện đúng hợp đồng là bình thường. Còn nếu các bên thực hiện không đúng, không đầy đủ hoặc không là nghĩa vụ của các bên, do đó nó hoàn toàn là bình thường, chẳng có lý do gì để thưởng cả, còn bên nào vi phạm hợp đồng thì phải chịu trách nhiệm vật chất (phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại nếu có).
Trong hợp đồng kinh tế, hàng hoá được trao đổi ngang giá, do đó điều khoản thưởng phạt tronh hợp đồng kinh tế là vô lý, trái với quy luật kinh tế. Bởi vì giá cả trong hợp đồng đã chịu sự tác động khách quan của quy luật giá trị và quy luật cung cầu của thị trường. Nếu cộng thêm khoản tiền thưởng nó sẽ phá vỡ quy luật trao đổi hàng hoá trên cơ sở ngang giá.
Trong quan hệ hợp đồng kinh tế giữa các chủ doanh nghiệp tư nhân với nhau hoặc giữa các doanh nghiệp ngoài khu vực kinh tế quốc doanh, nếu họ thoả thuận thưởng cho nhau thì đó là việc của họ. Điều vô lý đó không ảnh hưởng đến lợi ích của ai nên pháp luật cũng không can thiệp. Nhưng trong quan hệ hợp đồng giữa các doanh nghiệp Nhà nước với nhau hoặc giữa doanh nghiệp Nhà nước với doanh nghiệp của các thành phần kinh tế khác thì không nên có điều khoản tuỳ nghi này. Vì sự “tuỳ nghi” đó có thể dẫn đến sự “tuỳ tiện” làm thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước.
Nói tóm lại các điều khoản của hợp đồng là do các bên thoả thuận, pháp luật không hạn chế các điều khoản mà các bên thoả thuận, miễn là những thoả thuận đó không phải trái pháp luật. Pháp luật chỉ quy định những điều khoản tối thiểu phải có để chứng tỏ giữa các bên có quan hệ hợp đồng. Những điều khoản tối thiểu đó là những điều khỏan chủ yếu của hợp đồng.
Tuy nhiên, về từng khía cạnh cụ thể cần có những hiểu biết và kinh nghiệm sâu sắc đặc biệt về chủ thể hợp đồng, về hình thức, về nội dung hợp đồng như tiêu đề trình bày.
5. Thủ tục ký kết hợp đồng kinh tế.
Để xác lập một quan hệ hợp đồng kinh tế có hiệu lực pháp lý, các bên có thể lựa chọn một trong hai cách ký kết hợp đồng kinh tế như sau:
a. Ký kết hợp đồng bằng phương pháp ký trực tiếp là cách ký đơn giản. Hợp đồng kinh tế được hình thành một cách nhanh chóng. Khi ký kết bằng cách này, đại diện hợp pháp của các bên trực tiếp gặp nhau bàn bạc, thoả thuận, thống nhất ý chí để xác định các điều khoản của hợp đồng và cùng ký vào bản hợp đồng
b. Ký kết hợp đồng bằng phương pháp ký gián tiếp là cách ký kết mà trong đó các bên tiến hành gửi cho nhau các tài liệu giao dịch ( công văn, điện báo, đơn chào hàng, đơn đặt hàng ) chứa đựng nội dung cần giao dịch. Việc ký kết hợp đồng kinh tế bằng phương pháp ký gián tiếp đòi hỏi phải tuân theo trình tự nhất định, thông thường trình tự này ít nhất cũng gồm hai bước:
-Bước một: Một bên lập dự thảo ( đề nghị ) hợp đồng trong đó đưa ra những yêu cầu về nội dung giao dịch ( tên hàng hoặc công việc, số lượng, chất lượng, thời gian, địa điểm, phương thức giao nhận, thời hạn thanh toán... và gửi cho bên kia ).
-Bước hai: Bên nhận được đề nghị hợp đồng tiến hành trả lời cho bên đề nghị hợp đồng bằng văn bản, trong đó ghi rõ nội dung chấp nhận, nội dung không chấp nhận, những đề nghị bổ sung...
Trong trường hợp ký kết theo cách ký gián tiếp, hợp đồng kinh tế được coi là hình thành và có giá trị pháp lý từ khi các bên nhận được tài liệu giao dịch thể hiện sự thoả thuận xong những điều khoản chủ yếu của hợp đồng
Dù ký kết bằng phương pháp ký trực tiếp hay gián tiếp, những hợp đồng kinh tế được hình thành đều có hiệu lực pháp lý như nhau và các bên đều phải nghiêm chỉnh thực hiện các điều khoản đã cam kết. Để cho hợp đồng kinh tế có hiệu lực, việc thoả thuận của các bên phải đảm bảo những điều kiện sau:
- Nội dung thoả thuận không vi phạm pháp luật;
- Phải đảm bảo điều kiện chủ thể của hợp đồng;
- Đại diện ký kết hợp đồng phải đúng thẩm quyền
Nếu không đảm bảo một trong các điều kiện này, hợp đồng sẽ trở thành vô hiệu.
Mỗi cách ký kết đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng của nó, lựa chọn cách nào là quyền của các chủ thể ký kết, song việc lựa chọn luôn luôn phải tính đến hiệu quả kinh tế, thời cơ kinh doanh. Các chủ thể cũng có thể kết hợp cả hai phương pháp ký kết để xác lập một quan hệ hợp đồng kinh tế.
III. Chế độ thực hiện hợp đồng kinh tế
1. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng kinh tế:
Sau khi ký hợp đồng kinh tế và hợp đồng kinh tế có hiệu lực, các bên bị ràng buộc vào trách nhiệm thực hiện các cam kết trong hợp đồng. Mọi hành vi không thực hiện hợp đồng và thực hiện không đầy đủ đều được coi là vi phạm hợp đồng và chịu trách nhiệm vật chất. Để cho hợp đồng được thực hiện một cách đầy đủ và đúng đòi hỏi các bên phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
-Nguyên tắc chấp hành hiện thực: Chấp hành hiện thực hợp đồng là chấp hành đúng đói tượng hợp đồng, không được tự ý thay đổi đối tượng này bằng một đối tượng khác hoặc không được thay thế việc thực hiện nó. Nguyên tắc này đòi hỏi thoả thuận cái gì thì thực hiện đúng cái đó.
-Nguyên tắc chấp hành đúng: Thực hiện hợp đồng một cách đầy đủ và chính xác tất cả các điều khoản đã thoả thuận trong hợp đồng. Theo nghĩa này, đây là nguyên tắc bao trùm, rộng hơn nguyên tắc hiện thực. Nguyên tắc chấp hành đúng đòi hỏi các bên thực hiện nghĩa vụ của mình một cách đầy đủ đúng đắn, chính xác cam kết không phân biệt điều khoản chủ yếu, điều khoản thường lệ hay tuỳ nghi. Nếu vi phạm bất cứ cam kết nào trong hợp đồng đều phải chịu trách nhiệm vật chất cho hành vi đó.
-Nguyên tác hợp tác, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Nguyên tắc này đòi hỏi các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế phải hợp tác chặt chẽ, thường xuyên theo dõi giúp đỡ lẫn nhau để khắc phục khó khăn nhằm thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ đã cam kết và ngay cả khi có tranh chấp, các bên cũng phải áp dụng phương pháp này thông qua việc hiệp thương giải quyết hậu quả của việc vi phạm hợp đồng kinh tế. Nguyên tắc này có ý nghĩa quan trọng trog việc phòng ngừa và giải quyết kịp thời các tranh chấp hợp đồng kinh tế nhằm bảo đảm lợi ích các bên.
2. Biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng:
Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/09/1989 Nghị định số 17/HĐBT ngày 16/01/1990 của Hội đồng Bộ trưởng quy đinh chi tiết thi hành Pháp lệnh về hợp đồng kinh tế có nêu ra các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng. Thế chấp tài sản, cầm cố tài sản, bảo lãnh tài sản. Đây là những biện pháp bảo đảm mang tính chất kinh tế thường được chủ thể áp dụng.
- Thế chấp tài sản:
Thế chấp tài sản là dùng số động sản, bất động sản hoặc giá trị tài sản khác thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm tài sản cho việc thực hiện hợp đồng kinh tế đã ký kết.
Việc thế chấp tài sản phải được lập thành văn bản (văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính) và phải có sự xác nhận của cơ quan công chứng Nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh (trường hợp không có cơ quan công chứng)
Người thế chấp tài sản có nghĩa vụ bảo đảm nguyên giá trị của tài sản thế chấp, không được chuyển dịch sở hữu hoặc chuyển giao tài sản đó cho người khác trong văn bản thế chấp còn hiệu lực.
- Cầm cố tài sản:
Cầm cố tài sản là trao đổi tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho người cùng quan hệ hợp đồng kinh tế để làm tin và đảm bảo tài sản trong trường hợp vi phạm hợp đồng kinh tế đã ký kết. Việc cầm cố phải đượclập thành văn bản riêng có chữ ký của các bên, có sự xác nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền như trường hợp thế chấp tài sản. Người giữ vật cầm cố có nghĩa vụ bảo đảm nguyên giá trị của vật cầm cố và không được chuyển giao vật cầm cố cho người khác trong thời gian văn bản cầm cố còn có hiệu lực.
- Bảo lãnh tài sản
Là sự đảm bảo bằng tài sản thuộc quyền sở hữu của người nhận bảo lãnhđể chịu trách nhiệm tài sản thay cho người được bảo lãnh khi người này vi phạm hợp đồng kinh tế đã ký kết. Người nhận bảo lãnh phải có số tài sản không ít hơn số tài sản mà người đó nhận bảo lãnh. Việc bảo lãnh tài sản phải được làm thành văn bản, có sự xác nhận về tài sản của ngân hàng nơi người bảo lãnh giao dịch của cơ quan công chứng Nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh (trường hợp không có cơ quan công chứng Nhà nước).
Việc xử lý các tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh khi có vi phạm hợp đồng kinh tế được thực hiện cùng với việc giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế tại cơ quan có thẩm quyền. Đó là Toà án kinh tế hoặc các trung tâm Trọng tài kinh tế phi Chính phủ.
So với pháp luật về hợp đồng kinh tế trước đây, Bộ luật dân sự quy định về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự một cách chặt chẽ và đầy đủ hơn. Các biện pháp đảm bảo trong Bộ luật dân sự phong phú hơn.
3. Thay đổi đình chỉ thanh lý hợp đồng kinh tế
-Thay đổi hợp đồng kinh tế là việc sửa đổi, bổ sung một số điểm của nội dung của hợp đồng kinh tế ch o phù hợp với nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh của các bên hoặc là sự thay đổi chủ thể hợp đồng. Khi có sự chuyển giao một phần hoặc toàn bộ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh từ một chủ thể hợp đồng kinh tế sang một pháp nhân hay cá nhân có đăng ký kinh doanh. Việc sửa đổi hợp đồng kinh tế có mục đích giúp các bên khắc phục các thiếu sót trong ký kết hợp đồng các bên gặp phải hoặc nhằm khắc phục hậu quả của nguyên nhân khách quan. hợp đồng kinh tế chỉ thay đổi khi các bên thống nhất ý chí bằng văn bản.
-Đình chỉ thực hiện hợp đồng kinh tế là sự chấm dứt nửa chừng việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia trong hợp đồng kinh tế. Khi một bên vi phạm hợp đồng kinh tế và đã thừa nhận sự vi phạm đó hoặc đã được cơ quan, tổ chức, toà án có thẩm quyền kết luận là có vi phạm, bên bị vi phạm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng kinh tế đó, nếu việc tiếp tục thực hiện hợp đồng kinh tế không có lợi cho mình. Bên đương phương đình chỉ phải thông báo cho bên vi phạm biết bằng văn bản và văn bản đó phải gửi cho bên vi phạm biết trong thời gian 10 ngày, kể từ ngày bên vi phạm thừa nhận vi phạm hoặc có kết luận của cơ quan toà án có thẩm quyền. Hợp đồng kinh tế có thể bị huỷ bỏ khi các bên thoả thuận với nhau bằng văn bản. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng hợp đồng kinh tế có thể bị huỷ bỏ không phải có sự thống nhất ý chí của các bên mà do ý chí của cơ quan toà án có thẩm quyền bắt buộc.
-Thanh lý hợp đồng kinh tế là hành vi của chủ thể hợp đồng kinh tế nhằm kết thúc quan hệ hợp đồng kinh tế. Đê r đạt được mục đích đó, trong quá trình thanh lý hợp đồng kinh tế các bên phải gặp nhau giải quyết những tồn đọng, đánh giá những kết quả đạt được hoặc chưa đạt được để xác định quyền và và nghĩa vụ của các bên, thanh lý hợp đồng vừa là nghĩa vụ vừa là quyền của các bên.
4. Hợp đồng kinh tế vô hiệu và xử lý hợp đồng kinh tế vô hiệu:
Một hợp đồng kinh tế bị coi là vô hiệu khi hợp đồng kinh tế đó ký kết trái với những quy định của pháp luật. Những nội dung về quyền và nghĩa vụ của các bên được xác lập trái với những quy định của pháp luật thì không có hiệu lực thực hiện. Có 2 loại hợp đồng kinh tế vô hiệu là hợp đồng kinh tế vô hiệu toàn bộ và hợp đồng kinh tế vô hiệu từng phần. Việc kết luận hợp đồng kinh tế vô hiệu toàn bộ hay từng phần thuộc thẩm quyền của toà án kinh tế.
a. Hợp đồng kinh tế vô hiệu toàn bộ:
Những hợp đồng kinh tế nào có một trong các nội dung sau đây thì bị coi là vô hiệu toàn bộ ngay từ khi ký hợp đồng kinh tế được hình thành.
- Nội dung của hợp đồng kinh tế vi phạm điều cấm của pháp luật. Ví dụ các bên thoả thuận sản xuất, tiêu thụ hàng giả, mua bán vận chuyển hàng cấm.
- Không đảm bảo tư cách chủ thể của quan hệ hợp đồng, một trong các bên đã ký kết hợp đồng không có giấy phép đăng ký kinh doanh, theo quy định của pháp luật để thực hiện công việc đã thoả thuận trong hợp đồng. Nếu pháp luật quy định để thực hiện công việc đó đòi hỏi cả hai bên phải có đăng ký kinh doanh mà một trong các bên không có đăng ký kinh doanh thì hợp đồng kinh tế đó bị coi là vô hiệu toàn bộ. Nếu pháp luật chỉ cần có một bên có đăng ký kinh doanh (ví dụ: bên bán, bên làm dịch vụ, bên nhận thầu, bên chủ phương tiện vận tải...) mà bên đó không có đăng ký kinh doanh thì hợp đồng đó cũng bị coi là vô hiệu toàn bộ.
- Người ký kết hợp đồng không đúng thẩm quyền hoặc có hành vi lừa đảo. Người ký kết hợp đồng đúng thẩm quyền tức là người đó không phải là đại diện hợp pháp; không phải là người được uỷ quyền hoặc được uỷ quyền nhưng vượt quá phạm vi uỷ quyền đó. Khi người ký kết hợp đồng có hành vi lừa đảo như giả danh, giả mạo giấy tờ, chữ ký, con dấu, thì hợp đồng đó được coi là vô hiệu toàn bộ.
b. Hợp đồng kinh tế vô hiệu từng phần:
Những hợp đồng kinh tế có nội dung vi phạm một phần điều cấm của pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng thì bị coi là vô hiệu từng phần tức là chỉ vô hiệu những phần thoả thuận trái pháp luật, còn những phần khác vẫn có hiệu lực pháp luật.
Theo khoản 2 Điều 8 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế quy định: “Hợp đồng kinh tế bị coi là vô hiệu từng phần khi nội dung của phần đó vi phạm điều cấm của luật, nhưng không ảnh hưởng đến nội dung các phần cònlại của hợp đồng”
Trong trường hợp, hợp đồng kinh tế bị coi là vô hiệu từng phần thì các bên phải sửa đổi điều khoản trái pháp luật, khôi phục các quyền và lợi ích ban đầu, đồng thời có thể bị xử lý theo các quy định của pháp luật đối với phần vô hiệu đó.
* Nguyên tắc xử lý hợp đồng kinh tế vô hiệu.
Hợp đồng kinh tế bị coi là vô hiệu khi hợp đồng đó ký kết trái với quy định của pháp luật. Đối với các hợp đồng kinh tế vô hiệu toàn bộ, dù các bên chưa thực hiện, đang thực hiện hoặc đã thực hiện xong đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.
- Nếu nội dung của hợp đồng chưa thực hiện thì các bên không được thực hiện nữa.
- Nếu nội dung của hợp đồng đang thực hiện hoặc đã thực hiện xong thì bị xử lý tài sản như sau; các bên phải hoàn trả cho nhau tất cả tài sản đã nhận được từ việc thực hiện hợp đồng; thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng thì phải nộp vào ngân sách nhà nước, thiệt hại phát sinh thì các bên phải gánh chịu.
- Người ký kết hợp đồng kinh tế vô hiệu toàn bộ, người cố ý thực hiện hợp đồng kinh tế vô hiệu toàn bộ thì tuỳ theo mức độ vi phạm và bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Trường hợp hợp đồng kinh tế bị coi là vô hiệu từng phần thì các bên phải sửa đổi các điều khoản trái pháp luật, khôi phục các quyền và lợi ích ban đầu và bị xử lý theo pháp luật đối với phần vô hiệu đó.
IV. Trách nhiệm vật chất trong quan hệ hợp đồng kinh tế
1. Khái niệm và ý nghĩa của trách nhiệm vật chất
Trách nhiệm vật chất là biện pháp pháp lý áp dụng cho các vi phạm hợp đồng kinh tế đã được quy định sẵn trong pháp lệnh hợp đồng kinh tế quy định và các văn bản khác. Điều 29 pháp lệnh hợp đồng kinh tế quy định: Các bên phải chịu trách nhiệm tài sản với nhau về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ hợp đồng kinh tế. Bên vi phạm phải trả cho bên bị vi phạm tiền phạt vi phạm hợp đồng và trong trường hợp có thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp lệnh. Qua quy định trên người ta hiểu rõ trách nhiệm vật chất ở hai góc độ:
+Dưới góc độ khách quan:
Trách nhiệm vật chất trong quan hệ hợp đồng kinh tế là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội giữa các chủ thể trong hợp đồng kinh tế phát sinh do vi phạm chế độ hợp đồng kinh tế. Theo nghĩa này, trách nhiệm vật chất chứa đựng nội dung kinh tế thể hiện ở khoản tiền phạt và tiền bồi thường thiệt hại. Đó là hậu quả vật chất bất lợi mà bên vi phạm hợp đồng phải gánh chịu.
+Dưới góc độ chủ quan:
Trách nhiệm vật chất được biểu hiện là sự gánh chịu những hậu quả vật chất bất lợi của bên vi phạm hợp đồng mà đã đươcj pháp luật quy định, thể hiện dưới 2 hình thức phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại. Hai hình thức này còn gọi là chế tài Trách nhiệm vật chất, bộ phận không thể thiếu được của một quy phạm pháp luật hợp đồng kinh tế.
2. Căn cứ làm phát sinh trách nhiệm vật chất
Bên bị vi phạm hợp đồng kinh tế và cơ quan tài phán kinh tế chỉ có thể áp dụng trách nhiệm vật chất đối với bên vi phạm hợp đồng kinh tế khi có các căn cứ sau đây:
-Có hành vi vi phạm hợp đồng kinh tế
-Có thiệt hại thực tế xảy ra
-Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế
-Có lỗi của bên vi phạm
Hành vi vi phạm hợp đồng kinh tế là các hành vi vi phạm các cam kết trong hợp đồng kinh tế. Chúng thường thể hiện dưới dạng là không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các cam kết trong hợp đồng kinh tế. Để đòi bồi thường thiệt hại, bên bị vi phạm phải chứng minh được bên vi phạm đã gây ra thiệt hại cho mình. Những thiệt hại đó là thiệt hại về vật chất và thực tế tính toán được. Thiệt hại này phải chính do sự vi phạm hợp đồng gây nên hay nói cách khác nó là hậu quả của hành vi vi phạm hợp đồng kinh tế của bên vi phạm gây ra. Trong quan hệ hợp đồng kinh tế lỗi để áp dụng trách nhiệm vật chất là lỗi suy đoán nghĩa là có hành vi vi phạm hợp đồng kinh tế mà không có yếu tố khách quan tác động vào thì coi là có lỗi. Nếu hành vi vi phạm hợp đồng kinh tế đo do nguyên nhân khách quan gây ra thì ben vi phạm được miễn trách nhiệm vật chất
3. Các hình thức trách nhiệm vật chất
Từ khái niệm trách nhiệm vật chất trong quan hệ hợp đồng kinh tế có thấy hình thức trách nhiệm vật chất gồm: Phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại.
-Phạt vi phạm hợp đồng kinh tế là chế tài tiền lệ được xác định trước áp dụng đối với bên vi phạm hợp đồng kinh tế nhằm củng cố quan hệ hợp đồng kinh tế, nâng cao ý thức tôn trọng hợp đồng kinh tế. Phạt vi phạm hợp đồng kinh tế mang tính trừng ph ạt về mặt vật chất đối với bên vi phạm, nó là một chế tài phổ biến được áp dụng rộng rãi đối với tất cả các hành vi vi phạm hợp đồng kinh tế mà không cần phải chứng minh có hoặc chưa có thiệt hại xảy ra.
Tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế là một số tiền mà do bên vi phạm hợp đồng kinh tế bỏ ra cho bên bị vi phạm nằm trong khung hình phạt đã quy định cho từng loauị vi phạm hợp đồng kinh tế. Theo điều 29 pháp lệnh hợp đồng kinh tế mức phạt chung đối với các loại vi phạm hợp đồng kinh tế là từ 2% đến 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm. Ngoài ra điều 13 nghị định 17HĐBT ngày 16.1.1990 quy định khung phạt riêng cho từng loại vi phạm hợp đồng. Riêng vi phạm nghĩa vụ thanh toán không áp dụng các khung hình phạt trên mà áp dụng mức lãi suất tín dụng quá hạn của ngân hangf mà không hạn chế mức độ tối đa.
-Bồi thường thiệt hại là chế tài tài sản dùng để bù đắp những thiệt hại thực tế về tài sản cho bên bị thiệt hại.
+Căn cứ để phát sinh bồi thường thiệt hại phải có đủ 4 căn cứ trong đó thiệt hại thực tế xảy ra không thể thiếu.
+Mức bồi thường thiệt hại không được quy định sẵn, mà theo nguyên tắc thiệt hại bao nhiêu thì bồi thường bấy nhiêu.
Những thiệt hại thực tế mà bên vi phạm hopự đồng phải bồi thư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- I0048.doc