MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SỞ GIAO DỊCH I - NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 2
1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SGD I – NHCTVN. 2
2. NHIỆM VỤ VÀ BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA SGD I – NHCTVN. 3
3. MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ CỦA CHI NHÁNH SGD I. 4
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY ĐỐI VỚI DN NGOÀI QUỐC DOANH (DN VỪA VÀ NHỎ) TẠI SGD I – NHCTVN. 6
1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC DNNQD TẠI SGD I - NHCTVN. 6
2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SGD I – NHCTVN. 6
2.1/ Nghiệp vụ huy động vốn 7
2.2/ Nghiệp vụ đầu tư và cho vay nền kinh tế 8
2.3/ Nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại 9
3. THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO TIỀN VAY ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI SGD I - NHCTVN 10
3.1/ Các biện pháp đảm bảo tiền vay áp dụng tại SGD I - NHCTVN 10
3.2/ Hoạt động cho vay có bảo đảm bằng tài sản đối với các DNNQD của SGD I – NHCTVN 11
3.3/ Quy trình thực hiện đảm bảo tiền vay bằng tài sản của khách hàng tại chi nhánh SGD I 13
4. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TIỀN VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI SGD I - NHCTVN 14
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN BẢO ĐẢM TIỀN VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI NHÁNH SGD I – NHCTVN 16
1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH CỦA SGD I – NHCTVN TRONG NHỮNG NĂM TỚI 16
2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN BẢO ĐẢM TIỀN VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH CỦA SGD I 17
KẾT LUẬN
21 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1238 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng bảo đảm tiền vay đối với dn ngoài quốc doanh (doanh nghiệp vừa và nhỏ) tại sàn giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đ-HĐB –NHCT sắp xếp tổ chức hoạt động của SGD I NHCTVN. Như vậy đầu năm 1999, SGD I đã chính thức được tách ra hoạt động kinh doanh hạch toán nội bộ như một đơn vị thành viên trong hệ thống NHCTVN và có trụ sở tại số 10, phố Lê Lai, Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Đây là một bước ngoặt quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển của SGD I.
Năm 2003, SGD I là một trong năm đơn vị được Ban lãnh đạo NHCTVN tin tưởng chọn triển khai thí điểm quy trình giao dịch mới theo mô hình hiện đại hoá của NHCT (Incombank Advance System - INCAS).
Với nhận thức yếu tố con người là quan trọng trong hoạt động kinh doanh, SGD I đã đề bạt nhiều cán bộ trẻ có năng lực, nhanh nhạy về kiến thức thị trường phù hợp với điều kiện kinh doanh mới. Đội ngũ cán bộ SGD I ngày càng trưởng thành với những thay đổi căn bản về trình độ nhận thức và cách nghĩ, cách làm, không ngừng vươn lên trong học tập và công tác. Đến nay, SGD I có 13 cán bộ có học vị thạc sĩ; trên 70% có trình độ đại học và cao đẳng; số còn lại được đào tạo cơ bản về nghiệp vụ chuyên môn, nhiều cán bộ chủ chốt từ trưởng phòng trở lên được cử đi học cao cấp chính trị.
Nhờ chú trọng làm tốt việc bồi dưỡng nâng cao nguồn nhân lực hiện có , kết hợp với rà soát, sàng lọc, bố trí lao động đúng người, đúng việc, nên đã phát huy cao chất lượng công tác, trí tuệ của mỗi cá nhân ở mọi vị trí công tác. Về tiền lương và các chính sách xã hội đã giải quyết kịp thời, đầy đủ mọi chế độ, quyền lợi của người lao động theo đúng quy định của Nhà nước và của NHCTVN.
Nhiệm vụ và bộ máy tổ chức của SGD I – NHCTVN.
Nhiệm vụ:
SGD I làm nhiệm vụ huy động vốn và cho vay các thành phần kinh tế, tiến hành hoạt động kinh doanh tiền tệ tín dụng thực hiện tất cả các nghiệp vụ ngân hàng và cung ứng dịch vụ tới mọi thành phần kinh tế, đối tượng dân cư.
Bộ máy tổ chức:
Căn cứ vào quyết định của Hội đồng Quản trị NHCTVN ngày 30/03/2004, quy định chức năng và nhiệm vụ của các Phòng ban tại chi nhánh triển khai dự án hiện đại hoá bao gồm :
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Tổng giám đốc
P. Kế toán giao dịch
P. Tài trợ TM
P. KH số 1
P. KH số 2
P. KH CN
P. TTĐT
P. TCHC
P. TTKQ
P. KTNB
P. THTT
P. KTTC
Giám đốc SGD I do Tổng giám đốc NHCTVN bổ nhiệm là người đứng đầu, đại diện cho cán bộ công nhân viên của SGD I chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của SGD I trước Nhà nước mà cụ thể là NHCTVN.
Ngân hàng có 4 phó giám đốc, là những người giúp việc và tham mưu cho giám đốc.
Các phòng ban và chức năng :
Phòng Kế toán giao dịch là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng.
Phòng Tài trợ thương mại là phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiện nghiệp vụ về tài trợ thương mại tại chi nhánh.
Phòng Khách hàng số 1 là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các Doanh nghiệp lớn.
Phòng Khách hàng số 2 là phòng trực tiếp giao dịch với khách hàng là các Doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Phòng Khách hàng cá nhân là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng cá nhân.
Phòng Kế toán tài chính là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác quản lý tài chính và thực hiện nhiệm vụ chi tiêu nội bộ tại chi nhánh.
Phòng Thông tin điện toán thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh.
Phòng Tiền tệ kho quỹ là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của NHNN và NHCT.
Phòng Kiểm tra nội bộ là phòng nghiệp vụ có chức năng giám sát, kiểm tra, kiểm toán các hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
Phòng Tổng hợp tiếp thị là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh .
Một số chỉ tiêu kinh tế của chi nhánh SGD I.
SGD I là đơn vị có lợi nhuận hạch toán nội bộ lớn nhất trong hệ thống NHCTVN trong suốt 5 năm (1999 - 2003), lợi nhuận bình quân hàng năm đạt 140 tỷ đồng. Đặc biệt năm 2003 lợi nhuận hạch toán nội bộ đạt 199 tỷ đồng, vượt kế hoạch NHCTVN giao 28,2%.
Kết quả kinh doanh của SGD I trong những năm gần đây:
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
Tổng thu
572.972
629.307
828.901
Thu lãi tiền gửi
22.706
42.621
64.558
Thu lãi cho vay
100.749
120.478
153.856
Thu lãi điều hoà vốn
411.960
455.165
624.312
Thu dịch vụ
8.600
8.411
8.077
Thu khác
Tổng chi
458.253
488.430
629.578
Chi trả lãi tiền gửi
453.110
432.790
590.732
Chi nhân viên
6.576
6.650
7.689
Chi khác
16.567
48.990
Lãi hạch toán nội bộ
114.719
Vượt 9,2% so KH
140.877
Vượt 17,3%so KH
199
Vượt
28,2%so KH
Chương II
Thực trạng bảo đảm tiền vay đối với DN
ngoài quốc doanh (DN vừa và nhỏ)
tại SGD I – NHCTVN.
khái quát về các dnnqd tại sgd i - nhctvn.
Nghị quyết số 16 ngày 15/07/1987 của Bộ Chính trị, lần đầu tiên đã thừa nhận khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) cũng đã xác định: “Tiếp tục cụ thể hoá chủ trương nhất quán xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN”. Sự phát triển của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đã tạo ra sự biến đổi của cơ cấu sở hữu nền kinh tế từ một nền kinh tế đơn sở hữu thành một nền kinh tế đa sở hữu, nhiều thành phần. Điều đó tạo cơ sở thực hiện chủ trương chuyển nền kinh tế nước ta sang vận hành theo cơ chế thị trường định hướng XHCN.
Với lợi thế địa bàn cùng uy tín trong hoạt động kinh doanh tín dụng, khách hàng của SGD I từ trước đến nay chủ yếu là các DNQD, các Tổng công ty như Tcty bưu chính viễn thông, Tcty đường sắt, Tcty điện lực… Trong một số năm gần đây, cơ cấu tín dụng đã dần thay đổi, không tập trung vốn cho vay vào một số doanh nghiệp lớn mà được dàn trải cho vay mọi thành phần kinh tế. Ngoài các doanh nghiệp truyền thống, SGD I đã chú trọng đầu tư và cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp tư nhân theo chủ trương của Đảng, Nhà nước và hướng chỉ đạo của NHCTVN.
Tình hình hoạt động kinh doanh của SGD I – NHCTVN.
Năm 2003, năm bản lề của kế hoạch 5 năm (1999 - 2003), nền kinh tế Việt Nam nói chung và kinh tế – xã hội Thủ đô nói riêng tiếp tục đạt được nhiều kết quả khá toàn diện, hầu hết các mục tiêu quan trọng đều đạt và vượt so với kế hoạch. Trong lĩnh vực Ngân hàng đã có nhiều thay đổi về chính sách và môi trường kinh doanh như chính sách đảm bảo tiền vay, lãi suất, quy trình nghiệp vụ hiện đại hoá ngân hàng… đã tăng tính chủ động của Ngân hàng trong hoạt động tín dụng. Tình hình trên đã ảnh hưởng tích cực đến hoạt động Ngân hàng nói chung và SGD I nói riêng.
Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, SGD I cũng gặp khó khăn, sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng ngày càng gay gắt trên tất cả các lĩnh vực từ huy động vốn, cho vay đến các loại hình dịch vụ, an ninh và an toàn trong hoạt động Ngân hàng đang trở thành vấn đề thời sự được đặc biệt quan tâm… đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển và kết quả kinh doanh của SGD I – NHCTVN.
Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo NHCTVN; NHNN Thành phố Hà Nội; Cấp uỷ; chính quyền và các cơ quan chức năng địa phương; sự hợp tác có hiệu quả của khách hàng, đã tạo điều kiện thuận lợi cho SGD I hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh doanh mà NHCTVN đã giao.
2.1/ Nghiệp vụ huy động vốn
Năm 2001 2002 2003
Huy động vốn 12 095 746 13 927 663 15 158 191
Trong đó:
VND 10 910 215 11 729 612 12 957 876
Ngoại tệ 1 185 531 2 198 051 2 200 315
Tiền gửi dân cư 2 438 953 2 946 327 3 628 320
Trong đó:
TGTK 1 862 056 2 278 915 3 077 612
P/h các công cụ nợ 576 897 667 412 550 708
Tiền gửi TCTD khác 491 562 525 834 548 954
Tg doanh nghiệp 9 165 231 10 455 502 10 980 917
Đơn vị: Triệu đồng
Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2003 đạt 15.158 tỷ đồng, tăng 553 tỷ đồng so với đầu năm, tốc độ tăng 5%. Trong đó, nguồn vốn VND đạt 12.958 tỷ đồng, tăng 1.024 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 8.6% chiếm tỷ trọng 85,5% tổng nguồn vốn huy động. Nguồn vốn ngoại tệ quy VND đạt 2.200 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 14,5%.
Nguồn vốn huy động của SGD I tăng trưởng vững chắc, chiếm gần
20% trong tổng nguồn vốn huy động của toàn hệ thống NHCTVN, luôn đáp ứng đầy đủ nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất của mọi đối tượng khách hàng và góp phần điều hoà một lượng vốn lớn trong hệ thống NHCTVN để cho vay phát triển kinh tế tại các Tỉnh, Thành phố cả nước.
Về cơ cấu nguồn vốn:
Phân theo kỳ hạn: Tiền gửi không kỳ hạn đạt 9.396 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 60%. Tiền gửi có kỳ hạn đạt 5.762 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 40% tổng nguồn vốn huy động.
Phân theo đối tượng: Tiền gửi doanh nghiệp đạt 11.530 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 76%. Tiền gửi dân cư đạt 3.628 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 24%.
2.2/ Nghiệp vụ đầu tư và cho vay nền kinh tế
Đến 31/12/2003, dư nợ cho vay và đầu tư đạt 3.936 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 2.346 tỷ đồng so với đầu năm, tốc độ tăng 14%, đạt mục tiêu tăng trưởng NHCTVN giao.
Trong đó:
Dư nợ cho vayVND: 1568 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 80% tổng dư nợ.
Dư nợ cho vay USD: 778 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 20% tổng dư nợ.
Dư nợ ngắn hạn: 822 tỷ đồng, tăng 50 tỷ đồng, tốc độ tăng 6,5% so với đầu năm.
Dư nợ trung và dài hạn: 1.524 tỷ đồng, tăng 236 tỷ đồng, tốc độ tăng 19% so với đầu năm.
Dư nợ cho vay thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng 17%.
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
2001
2002
2003
Các khoản đầu tư và cho vay
Các khoản đầu tư
Trong đó:- vnd
- Ngoại tệ
Tiền gửi tại các TCTD
Đầu tư vào CK
Cho vay nền kinh tế
Trong đó: - vnd
- Ngoại tệ
Cho vay ngắn hạn
Cho vay trung hạn
Cho vay dài hạn
Tài khoản điều chuyển vốn
Nợ quá hạn
Lợi nhuận
3 294 768
1 237 845
1 207 845
0 000
756 082
451 763
2 056 923
1 458 230
598 693
466 284
81 535
910 411
7 558 965
45 926
114 719
3 624 640
1 438 097
1 438 097
0 000
802 898
635 199
2 186 543
1 517 407
669 136
503 945
82 896
930 566
8 762 452
39 705
140 877
3 935 755
1 590 034
1 586 067
3 967
911 000
675 067
2 345 722
1 567 656
778 066
553 958
83 589
930 109
10 090 992
31 020
199 000
Có một điều cần chú ý trong công tác cho vay của Ngân hàng là cơ cấu cho vay khách hàng và cho vay theo thời hạn:
Doanh số cho vay trung và dài hạn đối với khách hàng chủ yếu là các DNQD chiếm tỷ trọng lớn: 83%trên tổng dư nợ (2003). Doanh nghiệp ngoài quốc doanh hầu như chỉ có mặt trong cho vay ngắn hạn và tỷ trọng cũng rất thấp chiếm 17%trên tổng dư nợ (năm 2003).
Điều này dẫn đến sự phụ thuộc khá lớn vào các doanh nghiệp quốc doanh. Tín dụng trung và dài hạn có khả năng tăng trưởng hay không phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp quốc doanh.
2.3/ Nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại
Năm 2003 đã mở được 636 L/C trị giá 60 triệu USD ; Thanh toán 767 L/C trị giá 56,5 triệu USD. Kim ngạch thanh toán hàng nhập khẩu đạt 117 triệu USD tăng 10,4%, hàng xuất đạt 2 triệu USD. Thanh toán nhờ thu 274 món trị giá 6,8 triệu USD, tăng 30% so với năm 2002. Thanh toán TTR gần 40 triệu USD, tăng 40%. Đặc biệt, dịch vụ chuyển tiền kiều hối với ChinFonBank đạt 8 triệu USD, tăng 200%, chuyển tiền nhanh với Western Union đạt 353 ngàn USD, tăng 462%. Thanh toán séc du lịch, thẻ VISA, giải ngân các dự án ODA… đều tăng trưởng khá. Năm 2003, tỷ giá USD và VND tương đối ổn định, SGD I đã nắm bắt kịp thời diễn biến tỉ giá ngoại tệ trên thị trường Quốc tế và thị trường trong nước, áp dụng nhiều biện pháp kinh doanh ngoại tệ, tăng cường khai thác nhiều loại ngoại tệ… kết quả doanh số mua bán đạt hơn 300 triệu USD. Tổng số phí thu được từ hoạt động đối ngoại bao gồm cả lãi kinh doanh ngoại tệ đạt gần 6,5 tỷ đồng, tăng 8,3% so với năm 2002.
3. Thực trạng đảm bảo tiền vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại SGD I - NHCTVN
3.1/ Các biện pháp đảm bảo tiền vay áp dụng tại SGD I - NHCTVN
Căn cứ vào năng lực tài chính của khách hàng vay, tính khả thi và hiệu quả của khoản vay, tình hình thực tế, Ngân hàng có thể lựa chọn áp dụng một hoặc một số biện pháp bảo đảm tiền vay.Đồng thời Nghị định 178/1999/NĐ - CP cũng quy định các hình thức bảo đảm tiền vay mà Ngân hàng có thể áp dung:
Biện pháp đảm bảo bằng tài sản:
Cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay.
Bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba (bảo lãnh).
Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay.
Biện pháp đảm bảo trong trường hợp cho vay không có TSBĐ:
Tổ chức tín dụng chủ động lựa chọn khách hàng để cho vay không có bảo đảm bằng tài sản.
Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản theo quy định của Chính phủ, Bộ Tài chính.
Cho vay với cá nhân, hộ gia đình nghèo có bảo lãnh bằng Tín chấp của Tổ chức đoàn thể chính trị – xã hội.
3.2/ Hoạt động cho vay có bảo đảm bằng tài sản đối với các DNNQD của SGD I – NHCTVN
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
2001
2002
2003
Vốn huy động
12 095 746
13 927 663
15 158 191
Cho vay
Trong đó:
Dn quốc doanh
Dn ngoài quốc doanh
Dân cư
2 056 923
1 752 845
301 069
3 009
2 186 543
1 824 157
359 165
3 221
2 345 722
1 943 863
397 650
4 209
Qua bảng số liệu trên chúng ta có thể nhận thấy mặc dù Ngân hàng đã tích cực đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh nhưng tỷ lệ cho vay của SGD I đối với khu vực này vẫn rất thấp chỉ chiếm tỷ trọng 14%(2001), 16%(2002) và 17%(2003). Vậy tại sao lại có tình trạng này?
Ví dụ sau có thể giúp hiểu rõ nguyên nhân tại sao hoạt động cho vay đối với các DNNQD của SGD I lại chiếm tỷ trọng thấp:
Công ty TNHH Ngọc Khánh trình dự án vay vốn lên SGD I để vay 1.800 triệu đồng trong thời gian 06 tháng (từ 13/02/2004 đến 13/08/2004) với TSBĐ tiền vay là một căn hộ trị giá 2. 598 triệu đồng. Tại SGD I lập bộ hồ sơ gồm các giấy sau:
Đơn yêu cầu đăng ký bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
Biên bản định giá tài sản bảo lãnh vay vốn Ngân hàng.
Hợp đồng bảo lãnh bằng giá trị quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
Tờ trình thẩm định và đề nghị giải quyết cho vay.
Biên bản hợp đồng tín dụng.
Giấy nhận nợ.
Trước khi giám đốc SGD I ký quyết định cho vay, công ty Ngọc Khánh cần phải nộp cho Ngân hàng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty TNHH Ngọc Khánh, giấy quyết định bầu giám đốc công ty, biên bản họp sáng lập viên, bảng cân đối kế toán và bảng kết quả sản xuất kinh doanh trong hai năm 2002, 2003 đồng thời công ty Ngọc Khánh phải trình Ngân hàng giấy đề nghị vay vốn, phương án vay vốn lưu động, và các hợp đồng mua nguyên vật liệu, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, hợp đồng kinh tế của công ty với các đối tác khác, hợp đồng bảo lãnh thế chấp tài sản đã có sự xác nhận của phòng công chứng.
Cán bộ tín dụng có nhiệm vụ định giá tài sản bảo lãnh đồng thời yêu cầu công ty Ngọc Khánh nộp cho Ngân hàng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và giấy tờ về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất từ đó lập tờ trình thẩm định và kết luận của mình gửi lên trưởng phòng tín dụng. Giám đốc SGD I sau khi nhận được tờ trình thẩm định từ trưởng phòng tín dụng và ký quyết định đồng ý cho công ty Ngọc Khánh vay vốn thì hai bên sẽ lập hợp đồng tín dụng. Trên cơ sở hợp đồng tín dụng, Ngân hàng sẽ lập giấy nhận nợ (chủ yếu là xác nhận lại các thông tin trong hợp đồng tín dụng). Quan trọng trong giấy nhận nợ phải có đầy đủ chữ ký của bên nhận nợ, của cán bộ tín dụng ngân hàng, của trưởng phòng tín dụng và chữ ký của giám đốc SGD I.
Việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản cầm cố là máy móc, thiết bị cũng được SGD I áp dụng nhưng không nhiều (tỷ trọng 24,1%).Bởi vì những tài sản cầm cố loại này ở nước ta còn lạc hậu, có tính hao mòn nhanh đặc biệt là hao mòn vô hình. Nếu có máy móc hiện đại thì giá trị của nó lại có xu hướng biến động lớn, khó dự đoán trước, phụ thuộc rất lớn vào sự ra đời của công nghệ mới. Hơn nữa với trình độ của các cán bộ tín dụng hiện nay thì việc xác định giá trị của loại tài sản này rất khó có thể thực hiện được.
3.3/ Quy trình thực hiện đảm bảo tiền vay bằng tài sản của khách hàng tại chi nhánh SGD I
Bằng nhiều biện pháp đảm bảo tài sản cho khoản tiền vay và có rất nhiều loại tài sản được dùng để đảm bảo tiền vay ở SGD I – NHCTVN nhưng với bất kỳ biện pháp bảo đảm nào thì khi cho vay có đảm bảo, chi nhánh SGD I đều thực hiện theo các bước sau:
3.3.1/ Nhận và kiểm tra hồ sơ tài sản bảo đảm.
Khi nhận hồ sơ TSBĐ, cán bộ tín dụng cần kiểm tra các yếu tố:
Đủ loại và đủ số lượng theo yêu cầu.
Có chữ ký và dấu xác nhận của cơ quan liên quan.
Phù hợp về mặt nội dung giữa các loại tài liệu trong hồ sơ.
3.3.2/ Thẩm định tài sản bảo đảm.
Cán bộ tín dụng cần làm rõ những vấn đề sau:
Tính pháp lý của giấy chứng nhận quyền sở hữu và các giấy tờ có liên quan tới TSBĐ.
Nguồn gốc của TSBĐ, đặc điểm của TSBĐ.
Quyền sở hữu tài sản/quyền sử dụng đất của bên bảo đảm.
Tài sản được phép giao dịch và hiện không có tranh chấp.
Tài sản dễ bán/dễ chuyển nhượng.
3.3.3/ Xác định giá trị tài sản bảo đảm tiền vay.
Việc xác định giá trị TSBĐ nhằm làm cơ sở xác định mức cho vay tối đa và tính toán khả năng thu hồi nợ vay.
3.3.4/ Lập hợp đồng bảo đảm.
3.3.5/ Công chứng, chứng thực hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh và đăng ký, xoá đăng ký giao dịch bảo đảm.
3.3.6/ Bàn giao tài sản bảo đảm và hồ sơ tài sản bảo đảm.
3.3.7/ Quản lý tài sản bảo đảm và các loại giấy tờ liên quan.
3.3.8/ Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay.
4. Đánh giá hoạt động công tác bảo đảm tiền vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại sgd i - nhctvn
Như đã biết, bảo đảm tiền vay là một trong những biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro cho Ngân hàng. Chi nhánh SGD I yêu cầu khách hàng tín dụng thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay nhằm mục đích:
Nâng cao trách nhiệm thực hiện cam kết trả nợ của Bên vay.
Phòng ngừa rủi ro khi phương án trả nợ dự kiến của Bên vay không thực hiện được, hoặc xảy ra các rủi ro không lường trước.
Phòng ngừa gian lận.
Thực tế đã chứng minh được những biện pháp bảo đảm tiền vay mà SGD I áp dụng đã phát huy được hiệu quả rõ rệt. Năm 2003 là một năm rất thành công của chi nhánh SGD I khi mà mọi chỉ tiêu kinh doanh đều vượt so với kế hoạch, nợ tồn đọng của Ngân hàng đã giảm so với năm 2002. Các biện pháp này thu được kết quả như vậy là do những chính sách rất hợp lý của Ngân hàng.
Bên cạnh những thành công do việc áp dụng tốt các biện pháp phòng ngưà rủi ro, quá trình thực hiện đảm bảo tiền vay còn có nhiều hạn chế:
Thời gian, thủ tục còn phiền hà.
Ví dụ trên phần nào đã cho thấy việc vay vốn Ngân hàng mất nhiều thời gian và gặp nhiều thủ tục phiền hà. Để vay được vốn của Ngân hàng, doanh nghiệp phải lên Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, lên Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội để xin dấu cho quyết định bầu giám đốc công ty và biên bản họp sáng lập viên, lên phòng công chứng để chứng thực các giấy tờ liên quan đến TSBĐ…
Việc định giá còn mang tính chủ quan.
Việc định giá TSBĐ tiền vay của SGD I chủ yếu dựa trên sự đánh giá của cán bộ phòng tín dụng mà chưa có một bộ phận nào chuyên chịu trách nhiệm thẩm định TSBĐ.
Việc xử lý các TSBĐ còn gặp nhiều khó khăn.
Trên thực tế nhiều doanh nghiệp khi thế chấp tài sản để vay vốn đều không có đủ giấy tờ hợp lệ (vì nếu Ngân hàng thực hiện theo đúng các tiêu chuẩn để cho vay có bảo đảm bằng tài sản thì hầu hết các DNNQD sẽ không có đủ điều kiện để vay vốn và như thế Ngân hàng sẽ không thể cho vay được). Vì vậy, khi các doanh nghiệp này không còn đủ khả năng trả nợ và Ngân hàng buộc phải xử lý TSBĐ thường gặp nhiều khó khăn do không đủ giấy tờ.
Thủ tục công chứng TSBĐ chưa được thuận tiện.
Những tồn tại nói trên không chỉ xuất phát từ bản thân Ngân hàng mà còn chịu nhiều ảnh hưởng của khách hàng vay vốn, của môi trường pháp lý trong quá trình bảo đảm tiền vay.
Chương III
Một số giải pháp hoàn thiện bảo đảm tiền vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh SGD I – nhctvn
phương hướng phát triển hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh của SGD I – NHCTVN trong những năm tới
Chi nhánh SGD I cần tập trung giải quyết nợ tồn đọng bằng mọi biện pháp. Đối với nợ quá hạn có TSBĐ, có đầy đủ giấy tờ pháp lý do Ngân hàng nắm giữ thì có thể xử lý bằng cách bán, cho thuê để thu hồi nợ hoặc chuyển cho các doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhận tài sản trả nợ dần. Đối với TSBĐ chưa đủ giấy tờ pháp lý thì cần làm việc với cơ quan chức năng để nhanh chóng hoàn thiện thủ tục pháp lý trình NHNN thực hiện việc xử lý TSBĐ thu hồi vốn cho Ngân hàng. Đối với nợ quá hạn do nguyên nhân khách quan được đồng ý cho giảm nợ thì cần xin ý kiến của NHNN về nguồn bù đắp để giải quyết cụ thể.
Tích cực đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh vì đây là một khu vực đầy tiềm năng hơn nữa lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp thuộc khu vực này cao hơn đối với các doanh nghiệp quốc doanh. Ngân hàng có thể thu được lợi nhuận lớn hơn khi cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Thực hiện cho vay có bảo đảm bằng tài sản, xử lý các TSBĐ theo các văn bản do Chính phủ ban hành như: Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của TCTD, Nghị định 165/ 1999/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm, Nghị định 08/2000/NĐ-CP về đăng ký giao dịch bảo đảm, Quyết định 149/2001/QĐ-TTG ra ngày 05/10/2001 về việc bán TSBĐ, Nghị định 85/2002/NĐ-CP ngày 25/10/2002 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 178/1999.
Trong quá trình cho vay có bảo đảm bằng tài sản và xử lý TSBĐ, chi nhánh SGD I vừa thực hiện theo các quy định của NHCTVN vừa áp dụng các giải pháp của chi nhánh sao cho phù hợp với từng đối tượng, từng loại cho vay.
một số giải pháp nhằm hoàn thiện bảo đảm tiền vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh của SGD I
Nhóm giải pháp thực hiện bảo đảm tiền vay không có TSBĐ
SGD I – NHCTVN chỉ thực hiện cho vay không có TSBĐ đối với những trường hợp có quyết định của Chính phủ, Bộ Tài chính và của giám đốc NHCTVN.
Nhóm giải pháp hoàn thiện và mở rộng bảo đảm tiền vay bằng tài sản.
Thành lập hệ thống thu thập, lưu trữ thông tin trong nội bộ Ngân hàng.
Cơ cấu lại bộ phận tín dụng ngoài quốc doanh theo hướng đa dạng hoá chuyên ngành của các cán bộ tín dụng.
Đổi mới và hoàn thiện quy trình nghiệp vụ tín dụng tại chi nhánh .
Đa dạng hoá danh mục TSBĐ.
Thành lập bộ phận chuyên đánh giá TSBĐ
Cần phân định quyền tự quyết và trách nhiệm của các cán bộ tín dụng hợp lý hơn.
Kết luận
Trong thời gian qua, bảo đảm tiền vay đã chứng tỏ vai trò quan trọng của mình là một trong những công cụ hàng đầu để phòng chống rủi ro cho các TCTD khi cho vay nhất là cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Ngoài ra, bảo đảm tiền vay còn là một công cụ quan trọng trong việc bảo đảm cũng như nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh SGD I – NHCTVN nói riêng và đối với toàn hệ thống ngân hàng nói chung. ở nước ta hiện nay, cách tiếp cận về bảo đảm tiền vay cũng thay đổi qua nhiều giai đoạn, nó ảnh hưởng trực tiếp đến phương thức mà các cán bộ tín dụng cho vay. Qua quan sát thực tiễn về tình hình thực hiện công tác bảo đảm tiền vay tại phòng tín dụng của SGD I – NHCTVN, em đã phần nào hiểu được thực trạng công tác bảm đảm tiền vay tại chi nhánh. Trên cơ sở đó, em đã mạnh dạn đề xuất những giải pháp với mong muốn trong những năm tới chi nhánh có thể hoàn thiện hơn nữa công tác bảo đảm tiền vay để có thể phát triển tương xứng với tiềm năng hiện có của mình. Có thể nói, đây là một đề tài tương đối phức tạp, đòi hỏi quá trình nghiên cứu và sự xâm nhập thực tế lâu dài. Tuy nhiên, do được hoàn thành trong thời gian ngắn nên đề tài này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận được sự góp ý từ phía các thầy cô và những ai quan tâm đến đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị cán bộ trong phòng Tín dụng (phòng Khách hàng 1) và phòng Tổng hợp tiếp thị của SGD I – NHCTVN đã giúp em rất nhiều trong quá trình thực tập. Đồng thời em cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo Hoàng Thị Ngọc Thuỷ đã tận tình giúp đỡ để em có thể hoàn thành tốt báo cáo thực tập của mình.
Mục lục
Lời mở đầu 1
Chương I: Khái quát chung về sở giao dịch i - Ngân hàng công thương Việt Nam 2
1. Quá trình hình thành và phát triển của SGD I – NHCTVN. 2
2. Nhiệm vụ và bộ máy tổ chức của SGD I – NHCTVN. 3
3. Một số chỉ tiêu kinh tế của chi nhánh SGD I. 4
Chương II: Thực trạng bảo đảm tiền vay đối với DN ngoài quốc doanh (DN vừa và nhỏ) tại SGD I – NHCTVN. 6
1. khái quát về các dnnqd tại sgd i - nhctvn. 6
2. Tình hình hoạt động kinh doanh của SGD I – NHCTVN. 6
2.1/ Nghiệp vụ huy động vốn 7
2.2/ Nghiệp vụ đầu tư và cho vay nền kinh tế 8
2.3/ Nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại 9
3. Thực trạng đảm bảo tiền vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại SGD I - NHCTVN 10
3.1/ Các biện pháp đảm bảo tiền vay áp dụng tại SGD I - NHCTVN 10
3.2/ Hoạt động cho vay có bảo đảm bằng tài sản đối với các DNNQD của SGD I – NHCTVN 11
3.3/ Quy trình thực hiện đảm bảo tiền vay bằng tài sản của khách hàng tại chi nhánh SGD I 13
4. Đánh giá hoạt động công tác bảo đảm tiền vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại sgd i - nhctvn 14
Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện bảo đảm tiền vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh SGD I – nhctvn 16
1. phương hướng phát triển hoạt động cho vay đối v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC349.doc