Thực trạng cạnh tranh của ngành may mặc nhìn nhận dưới góc độ "Mô hình năm lực lượng"

I. Phần một: Lý luận chung về mô hình năm lực lượng của Michael Porter.

1. Mức độ căng thẳng của sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành.

2. Mối đe doạ của những người gia nhập mới.

3.Mối đe doạ của các sản phẩm thay thế.

4. Sức mạnh của người mua.

5. Sức mạnh của những nhà cung ứng.

- Phần hai: Thực trạng cạnh tranh của ngành may mặc nhìn nhận dưới góc độ "mô hình năm lực lượng".

I. Tìm hiểu chung về ngành may mặc.

II. Thực trạng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành.

1. Mức độ ganh đua giữa các đối thủ đang hiện hữu trong ngành.

2. Mối đe doạ của những người gia nhập mới.

3. Sức mạnh của người cung ứng.

4. Sức mạnh của người mua.

5.Mối đe doạ thay thế của các sản phẩm thay thế.

- Phần ba: Phương hướng và biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành may mặc nước ta.

I. Những quan điểm chính.

II. Những giải pháp cụ thể.

1. Giải pháp về mối quan hệ liên kết.

2. Giải pháp về tăng khả năng cạnh tranh cho hàng may mặc xuất khẩu.

3. Các biện pháp về nâng cao khả năng cạnh tranh chung cho ngành may mặc.

4. Giải pháp về nâng cao năng lực của ngành may mặc trong tiến trình hội nhập.

 

 

 

 

 

doc33 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1182 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng cạnh tranh của ngành may mặc nhìn nhận dưới góc độ "Mô hình năm lực lượng", để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g tập trung và mua dung lượng càng lớn thì sẽ có khả năng chịu nhiều hơn. 2.2. Chi phí chuyển của người mua. Nếu chi phí chuyển của người mua càng cao thì họ sẽ ít khả năng chịu hơn, vì họ sợ rằng công việc kinh doanh của họ ở nơi khác sẽ có độ tin cậy thấp hơn. 2.3. Thông tin của người mua: Người mua được thông tin tốt sẽ có nhiều khả năng chịu hơn. 2.4. Mối đe doạ của việc người mua liên kết dọc ngược trở lại nguồn nguyên liệu: Nếu người mua có khả năng đe doạ ngành bằng việc liên kết dọc nhược thì họ sẽ có khă năng chịu nhiều hơn. 2.5. Sự tồn tại của các sản phẩm thay thế: Nếu có các sản phẩm thay thế có thể được cho các sản phẩm của ngành ở mức độ cao thì người mua sẽ có khă năng chịu lớn hơn. V. Sức mạnh của người cung ứng. Lực lượng này được xác định bởi các yếu tố sau: 1. Sự khác biệt của đầu vào. Nếu các doanh nghiệp trong một ngành phụ thuộc vào những dạng khác nhau của một đầu vào do những người cung ứng riêng lẻ sản xuất ra thì những người cung ứng này sẽ tương đối mạnh. 2. Chi phí của việc chuyển sang người cung ứng khác. Nếu các chi phí này là cao thì người cung ứng có thể tương đối mạnh vì các doanh nghiệp phải chịu chi phí khi chuyển sang người cung ứng khác. 3. Sự sẵn có của các đầu vào thay thế. Nếu các đầu vào thay thế là sẵn có thì sức mạnh của người cung ứng sẽ giảm. 4. Sự tập trung của người cung ứng. Mức độ tập trung hoá cao giữa những người cung ứng sẽ có xu hướng tạo cho họ sức mạnh, đặc biệt là những người cung ứng tập trung hơn những người mua. 5. Tầm quan trọng của dung lượng đối với những người cung ứng. Nếu những người cung ứng vì lợi nhuận hoặc vì sự tồn tại của mình mà phụ thuộc vào việc duy trì dung lượng lớn sẽ có xu hướng có ít sức mạnh mặc cả hơn. 6. Chi phí tương đối so với tổng chi phí mua của ngành. Nếu chi phí của các đầu vào mua từ một người cung ứng cụ thể là một phần quan trọng của tổng chi phí của ngành htì người cung ứng sẽ thấy doanh nghiệp khó có thể mua chịu được. Ngược lại, nếu một ngành cung ứng các đầu vào chỉ là một phần nhỏ trong tổng chi phí của người sử dụng thì nó sẽ thấy là có thể đặt giá cao hơn rất nhiều. 7. ảnh hưởng của các đầu vào đến chi phí hoặc sự khác biệt sản phẩm. Sức mạnh của người cung ứng cũng phụ thuộc vào tầm quan trọng của các đầu vào trong khả năng duy trì chi phí thấp hoặc để làm cho sản phẩm khác biệt. Nếu số lượng của các đầu vào hoặc chi phí của nó là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của ngành thì những người cung ứng sẽ có sức mạnh mặc cả đáng kể. 8. Mối đe doạ của việc liên kết xuôi của những người cung ứng. Nếu việc liên kết xuôi của những người cung ứng trong một ngành là dễ dàng thì những người cung ứng sẽ có sức mạnh mặc cả đáng kể. Bất kỳ sự cố gắng nào từ các doanh nghiệp trong ngành để có được mức giá đầu vào thấp cũng có thẻe được đáp lại bằng việc những người sản xuất xây dựng các thiết bị sản xuất cho riêng họ. Kết luận rút ra từ phương pháp năm lực lượng: ứng dụng của kỹ thuật năm lực lượng này đòi hỏi một nghiên cứu đáng kể về ngành đang xem xét, đòi hỏi phân tích một loạt các yếu tố và việc sử dụng việc đánh giá để tổng hợp tất cả các yếu tố ảnh hưởng dến mỗi lực lượng. Nhưng khi việc phân tích đã hoàn thành thì có thể tập trung vào các lĩnh vực quan trọng nhất của sự cạnh tranh để nắm vững ngành đang xem xét, chú ý ít hơn đến các đặc điểm không quan trọng. Cũng có thể đánh giá " sự hấp dẫn" nói chung của mỗi ngành trên quan điểm của những doanh nghiệp nằm trong đó. Phần hai. Thực trạng cạnh tranh của ngành may mặc nhìn nhận dưới góc độ " mô hình năm lực lượng ". I. Tìm hiểu chung về ngành may mặc Việt Nam hiện nay. Đất nước đang trên con đường đổi mới, nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển do đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước cũng như những nỗ lực không ngừng của mọi tần lớp nhân dân, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao rõ rệt. Chính vì thế nhu cầu may mặc cũng ngày càng tăng lên cư về số lượng và chất lượng. Công nghiệp may mặc cũng đã góp phần đáng kể vào việc cung cấp các sản phẩm phục vụ đông mọi tầng lớp nhân dân với nhiều chủng loại phong phú, mẫu mã, giá cả khác nhau phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng. Trong lúc đó, chính sách mở cửa nền kinh tế, đa dạng hoá các thành phần kinh tế đã cho phép các cá nhân, doanh nghiệp đầu tư phát triển mọi ngành nghề trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Với nhu cầu phong phú của thị trường, chính sách khuyến khích phát triển của Nhà nước cũng như tiềm năng lớn của thị trường nhân công dồi dào và nhiều điều kiện thuận lợi khácc, ngành may mặc nước ta đang trên con đường phát triển đầy hứa hẹn. Nghành may mặc Việt Nam hiện nay thu hút gần một triệu lao động, tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tính từ năm 1988 đến tháng sáu năm 2001 là trên 2.7 tỷ USD, có một tổng công ty với tổng giá trị tài sản trên 5200 tỷ đồng, hơn 200 công ty, xí nghiệp, 01 viện nghiên cứu thời trang, 03 trường đào tạo công nhân kỹ thuật chuyên ngành....Nếu so sánh về tổng kim ngạch xuất khẩu và só lượng công nhân thì ngành dệt may nói chung và ngành may mặc nói riêng quả thật là một trong số ít ngành dẫn đầu về kim ngạch và giải quyết việc làm cho người lao động. May mặc chiếm gần 20% tổng số lao động công nghiệp của cả nước và là ngành kinh tế xã hội phát triển để giải quyết việc làm là chủ yếu. Tốm lại, may mặc là ngành không đòi hỏi vốn lớn lại thu hồi vốn nhanh và sử dụng nhiều lao động nên nó là ngành được nhiều nước tham gia. II. Thực trạng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành. Mười năm vừa qua, ngành may mặc Việt Nam phát triển khá nhanh. Mức tăng trưởng bình quân đạt 23,8%/ năm, trở thành ngành xuất khẩu chiếm vị thế thứ hai sau dầu thô, đến năm 2001 đã giải quyết việc làm cho gần một triệu người lao động. Chính phủ đã xác định dây là một thế mạnh của Việt Nam cần phải đầu tư tập trung sản xuất. Do vậy, trong những năm gần đây quy mô của ngành may mặc nước ta ngày càng gia tăng với sự ra đời của hàng loạt các doanh nghiệp, các cơ sở dệt may, may mặc với đủu mọi thành phần. Hơn nữa, do sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế, các doanh nghiệp may mặc hiện nay đang cùng hoạt động trong môi trường nền kinh tế thị trường thường xuyên biến động. Chính vì vậy , các cơ sở, các doanh nghiệp may mặc tất yếu khó tránh khỏi sự cạnh tranh nhằm giành giật thi trường của nhau để thúc đẩy tiêu thụ và tăng thu lợi nhuận. Vận dụng "mô hình năm lực lượng cạnh tranh" của giáo sư Michael Porter để phân tích tình hình cạnh tranh nói trên có thể lý giải phần nào taị sao mức lợi nhuận đối với các dơn vị sản xuất may mặc vẫn còn thấp. 1. Mức độ ganh đua giữa các đơn vị đang hiện hữu trong ngành. Những năm ggần đây, ngành may đã trở thành một trong những ngành công nghiệp quan trọng trong nền kinh té quốc dân và hiện nay là một ngành xuất khẩu mũi nhọn của nước ta. Đặc biệt năm 1999 là năm thành công nhất của ngành may với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 2tỷ USD đuứng thứ hai chỉ sau ngành dầu khí với mức tăng trưởng 28%. Như vậy, ngành may là một ngành đang có sự tăng trưởng nhanh do đó các doanh nghiệp có thể tăng trưởng mà không cần chiếm lĩnh thi trường của đối thủ. Các doanh nghiệp trong ngành may mặc quan tâm đến việc duy trì sự tăng trưởng cùng với sự tăng trưởng nhanh của ngành chứ không giàng để tấn công đối thủ của mình. Vì vậy, trên khía cạnh tăng trưởng của ngành thì cạnh tranh trong ngành sẽ ít căng thẳng hơn. Theo thống kê chung cho ngành dệt-may cho tới ngày 31/12/2001 cả nước có 822 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và hàng ngàn hợp tác xã và hộ cá thể có qui mô lớn, trong đó có 187 doanh nghiệp Nhà nước, 178 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngaòi với tổng vốn đăng kí là 1804 triệu USD. Tính riêng cho ngành may mặc của Việt Nam, có khoảng trên 1/2 trong số các doanh nghiệp thuộc ngành dệt- may thuộc các thành phần quốc doanh, tư nhân, liên doanh,...cùng may xuất khẩu tạo nên sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau. Trong tổng số đó chỉ có 5% trong tổng số các doanh nghiệp có đủ sức cạnh tranh ở khu vực và thế giới. Với quy mô chưa hẳn là lớn như trên nhưng cũng đủ để tạo ra sự cạnh tranh trong ngành. Ngoài ra các doanh nghiệp trong ngành còn phải cạnh tranh quyết liệt với hàng nhập khẩu, hàng giả, hàng trốn thuế, hàng đã qua sử dụng tràn vào nước ta bằng nhiều con đường. Có thể so sánh quy mô của ngành may Việt Nam với một số nước trong khu vực: STT Tên nước Sản phẩm may/triệu sản phẩm 1. 2. 3. 4. Trung Quốc Thái Lan Indonexia Việt Nam 17.000 6500 5000 1400 Thêm nữa, ngành may mặc là ngành không đòi hỏi công nghệ phức tạp nhưng chi phí cố định cũng không phải là thấp. Mặt khác, số lượng lao động nhiều, trình độ lao động không cao, nếu chuyển sang lĩnh vực kinh doanh khác thì sẽ tốn chi phí đào tạo lại từ đầu. Ngành may có đặc thù là giải quyết công ăn việc làm là chủ yếu, cho một số lượng lao động lớn. Do vậy, buộc các doanh nghiệp phải cố gắng tồn tại để cạnh tranh với nhau. Sản phẩm may mặc tiêu thụ ở nước ta phần lớn dựa vào mẫu mốt và nhãn hiệu nước ngoài. Lý giải chuyện này có thể là một phần do người tiêu dùng còn sính hàng ngoại mặc dù chất lượng không thua kém hàng ngoại, một phần quan trọng là do các nhà sản xuất chưa tin vào chính những sản phẩm do mình làm ra, chưa xây dựng được nhãn hiệu thương phẩm có uy tín và thuyết phục trên thị trường. Hoạt động thời trang của chúng ta còn yếu, chưa có nhiếu sản phẩm đặc trưng, cơ cấu sản phẩm cũng rất nghèo nàn, mới chỉ dừng lại ở các sản phẩm truyền thống như: sơ mi, jắckét, quần, sản phẩm dệt kim...Có những lĩnh vực còn ít được quan tâm như: thời trang công sở, quần áo nữ giới, trang phục học sinh, quần áo thể thao... Tất cả các doanh nghiệp chưa tạo nên sự khác biệt về sản phẩm của mình, chưa tạo ra cho mỗi sản phẩm nhãn mác riêng trong mỗi khách hàng, các sản phẩm là tương đối giống nhau. Mạng lưới tiêu thụ của các doanh nghiệp mới chỉ tập trung ở các thành phố lớn, thiéu sự liên kết chặt chẽ với nhau, còn chồng chéo gây lãng phí, cạnh tranh bán phá giá nhau. Hơn nữa, đại bộ phạn người dân Việt Nam là những người có thu nhập thấp nên khi mua bất kì một sản phẩm cái mà họ quan tâm đầu tiên là giá cả sau đó mới là các đặc điểm khác của sản phẩm: chất lượng, kiểu dáng, màu sắc... Các sản phẩm may sẵn trong ngành là tương đối giống nhau, chi phí chuyển đổi từ hãng này sang hãng khác hầu như không có ( trừ trường hợp giữa hãng và người mua có những ràng buộc về hợp đòng). Do vậy, sự tác động về giá tác động tới sự quan tâm của khách hàng. Điều này làm tăng cạnh tranh giữa các hãng trong ngành may mặc ở nước ta. Ví dụ : Công ty may 10- một doanh nghiệp hoạt động hiẹu quả trên thi trường luôn xác định đối thủ cạnh tranh cho mình cả ở thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu. - Trên thi trường quốc tế ( thị trường xuất khẩu) tiêu biểu là EU và Mĩ, Nhật Bản, đối thủ của may 10 là các doanh nghiệp của Trung Quốc, Pakistan, các nước ASEAN đang phục hồi sau cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu á vừa qua. Thực tế so với các nước này thực trạng cạnh tranh của ta so với họ kém rất nhiều. -ở thịtrường trong nước các đối thủ là các doanh nghiệp may của Việt Nam, những doanh nghiệp có kinh nghiệm, có năng lực và cũng sản xuất các mặt hàng tương tự như may 10 như công ty may Thăng Long, công ty may Việt Tiến, cộng ty may Nhà Bè...Ngoài ra công ty còn phải đương đầu với một số đối thủ khác như: + Hàng may mặc nhập khẩu, đặc biệt là của Trung Quốc, hàng của họ rẻ hơn, mẫu mã phong phú hơn, phù hợp hơn với mức thu nhập trung bình của người dân Việt Nam. + Hàng may đo: Hiện nay, dịch vụ may đo rất phong phú với sự góp mặt của các cá nhân, các cơ sở may tư nhân thu hút một bộ phận khách hàng bởi các sản phẩm may đo đẹp, vừa ý khách. + Hàng quần áo cũ: Là những sản phẩm đã qua sử dụng nhưng vẫn còn tốt với nhiều kiểu dáng độc đáo hấp dẫn người tiêu dùng đặc biệt là những người có thu nhập thấp. 2. Mói đe doạ của những người gia nhập mới. Việt Nam có nguồn lao động dồi dào, cần mẫn, sáng tạo, phù hợp với ngành may mặc. Giá nhân công rẻ là những nhân tố hấp dẫn thu hút dược nhiều hợp đồng gia công may mặc cũng như tiếp nhận sự dịch chuyển của ngành may từ các nước phát triển và các nước NICS, trình độ tay nghề người lao động đòi hỏi không cao. Mặt khác, ngành maymặc với đặc điểm có hàm lượng lao động lớn, yêu cầu công nghệ không quá hiện đại và phức tạp và có tỷ lệ hàng xuất khẩu lớn, được đánh giá là có tính phù hợp cao trong nền kinh tế thi trường. Đồng thời nền kinh tế nước ta đã chuyển sang cơ chế thị trường, Nhà nước đã có ccs diều chỉnh chính sách cho phù hợp vơí thời kì mới, do vậy đã khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh ở mọi ngành nghề trong đó có ngành may mặc. Ngành may mặc gồm phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ít có doanh nghiệp nổi trội lên vềqui mô nên khó tậ dụng được ưu thế về quy mô lớn để tạo ra lợi thế về chi phí thấp ( giá thành ) cho riêng mình. Như chúng ta đã biết, nhiều doanh nghiệp may mặc ở nước ta có cơ sở vật chất kỹ thuậ nghèo nàn, lạc hậu, các máy móc thiết bị đa phần nhập của các nước Đông Âu có độ tuổi hàng chục năm, diều này ảnh hưởng trực tiếp đến điều kiện làm việc cũng như năng suất và chất lượng sản phẩm nên không đáp ứng được nhu cầu trong tình hình mới. Đồng thời các doanh nghiệp nước ta chưa có những biện pháp khuyến khích khả năng sáng tạo của người lao động vào trong sản xuất kinh doanh nên ít có những phát minh, cải tiến kỹ thuật làm tăng năng suất, chất lượng, mẫu mã của sản phẩm. Các doanh nghiệp chỉ sản xuất mặt hàng đơn thuần giống nhau mà không có sự khác biệt giữa các sản phẩm giữa các doanh nghiệp. Vì thế, các doanh nghiệp có ưu việt hơn về công nghệ sẽ có những điều kiện thuận lợi hơn để gia nhập ngành. Các doanh nghiệp may mặc Viêt Nam chưa xây dựng được hình ảnh, tên hiệu của riêng mình trên thị trường thế giới. Có tới 90% doanh nghiệp may mặc hiện nay vẫn thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu cho nước ngoaì do các doanh nghiệp Việt Nam chưa có tên tuổi, danh tiếng để tự mình xâm nhập vào những thị trường khổng lồ, xa lạ. Mức độ trung thành với sản phẩm của khách hàng do sự khác biệt hoá sản phẩm cao độ tạo ra là thấp. Sản phẩm cơ bản của các doanh nghiệp trong ngành là tương đối giống nhau, chủ yếu là các sản phẩm dễ làm như: áo sơ mi, quần âu, áo jắckét.... Khả năng tiếp cận các kênh phân phối được kiểm soát chặt chẽ bởi những đối thủ đang tồn tại trong ngành kém vì hai lý do: - Thứ nhất, ở thị trường trong nước, là thị trường đầy tiềm năng cho tiêu thụ hàng hoá nói chung và hàng may mặc nói riêng thì phải cạnh tranh gay gắt với hàng nhập lậu và nhập khẩu, đặc biệt là hàng Trung Quốc giá rẻ hơn và mẫu mã phong phú hơn, phù hợp với mức thu nhập của đại đa số người dân ở nông thôn Việt Nam. Còn hàng may mặc của ta một số khá lớn không bán được ở thi trường thành phố vì lỗi mốt hoặc châts lượng không cao nhưng cũng không bán được ở nông thôn vì giá đắt. - Thứ hai, ở thi trường nước ngoài. Ngành may chưa chủ động tiếp cận được trực tiếp với khách hàng tiêu thủan phẩm ở thị trường thế giới, vẫn phải xuất khẩu sản phẩm thông qua đối tác trung gian. Vì những lý do đó mà nhân tố này ít có ảnh hưởng đối với việc gia nhập ngành và vì thế cũng ít ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của ngành. Một khía cạnh nữa là các doanh nghiệp hiện có trong ngành may có lợi thế hơn nhiều so với nhũng người gia nhập mới. Do hoạt động lâu năm trong ngành nên họ có một đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, có các cán bộ quản lý có kinh nghiệm, có thể hạ thấp chi phí nhờ " ảnh hưởng rút kinh nghiệm ". Họ có mối quan hệ lâu năm với người cung ứng và hầu hết đã chọn cho mình những địa điểm kinh doanh thuận lợi, dễ dàng thu hút khách hàng và thuận lợi cho việc giao dịch của công ty. Đó là các lợi thế mà các doanh nghiệp mới thành lập hoặc mới gia nhập không có. Sự khó khăn trong khi gia nhập này có thể làm tăng giá của sản phẩm dẫn tới giảm sức cạnh tranh. Tuy nhiên, các doanh nghiệp mới cũng có lợi thế là họ có thể rút ra được kinh nghiệm từ sai lầm của những người đi trước. Trên đây là ảnh hưởng của những người gia nhập mới đến tình hình cạnh tranh nội bộ ngành may mặc. Ngoài ra tình hình cạnh tranh còn chịu nhiều ảnh hưởng của một số nhân tố khác trong đó phải kể đến sức mạnh của người cung ứng. 3. Sức mạnh của người cung ứng. Trong ngành may mặc, đầu vào luôn là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tién hành một cách liên tục, đảm bảo chất lượng và năng suất của sản phẩm. Đầu vào chủ yếu của ngành may là các nguyên vật liệu, phụ liệu như: vải, khoá, chỉ màu, mếc... với nhiều mẫu mã, chủng loại, số lượng khác nhau tuỳ theo yêu cầu của sản phẩm. Như vậy, các doanh nghiệp may phụ thuộc vào nhiều nhà cung ứng riêng lẻ khác nhau liên quan tới ngành may cho nênkhi một nhà cung ứng gặp bất kì khó khăn cũng như một phản ứng nào cũng ảnh hưởng trực tiêps tới hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. ở nước ta hiện nay, sự phát triển khập khiễng giữa ngành dệt và ngành may kìm hãm sự phát triển của ngành may nói riêng và ngành dệt may nói chung.Hàng năm, để đảm bảo hoạt động xuất khẩu, ngành may phải nhập khẩu khoảng 80% nguyên phụ liệu mà chủ yếu là nvải vóc. Nguyên nhân do máy móc thiết bị của ngành dệt nước ta đã cũ kĩ, lạc hậu mà tiềm lực trong nước chưa có điều kiện để hiện đại hoá một cách đồng bộ. Hơn nữa, nếu dùng các nguyên liệu do ngành dệt cung cấp sẽ không đáp ứng được yêu cầu về thông số kĩ thuật của bên đặt hàng xuất khẩu. Chưa có sự gắn kết, mối liên hệ giữa dệt và may, chưa có sự gắn kết giữa các khâu và thiếu sự hợp tác chung. Sản xuất phụ liệu trong nước chưa được chú ý phát triển đúng mức nên ngành may mặc đang gặp khó khăn do phải nhập khẩu nhiều nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu, dẫn đến làm tăng giá thành sản phẩm may và làm suy yếu sức cạnh tranh của sản phẩm trên thi trường thế giới . Tuy nhiên, vài năm trở lại đây do mạnh dạn đầu tư đổi mới trang thiết bị, các ngành cung ứng nguyên vật liệu cho ngành may của nước ta đã dần dần đáp ứng đượcnhu cầu của ngành may mặc nước ta. Ngành dệt đã cung cấp phần lớn khối lượng vải vóc với màu sắc đa dạng, chất lượng phong phú đã dần dần trở thanh người cung ứng chính cho ngành may nước ta. Các đơn vị sản xuất trong ngành biết tận dụng triệt để nguồn lao động dồi dào với giá rẻ, không nhừng đầu tư công nghệ đổi mới, cải tiến kĩ thuật kết hợp với thay thế dần nguồn nguyên liệu trước đây nhập của nước ngoài bằng các nguyên liệu cuả nhà cung ứng trong nước có chất lượng tương đương với giá thành rẻ. Từ đó làm hạ giá thành sản phẩm phần nào đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước. Như vậy, cá doanh nghiệp may nước ta có quyền lựa chọn những nhà cung ứng phù hợp với khả năng của mình. Đồng thời, các nhà cung ứng của ngành may cung cấp cás sản phẩm khác nhau, chúng chỉ là một khâu trong ngành may mặc mà hầu như ít có sự liên quan tới nhau cho nên khả năng những nhà cung cấp liên kết với nhau tạo thành một nhà cung ứng độc quyền để tăng giá là thấp. Vì thế họ khá phụ thuộc vào nhà may để tồn tại, họ phải không ngừng nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm thu hútnhững doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực may mặc. Tóm lại, những nhà cung ứng nguyên vật liệu của ngành may nước ta đang dần khẳng định vị trí của mìnhtrên thị trường nội địa, là chỗ dựa vững chắc của ngành may nước ta. Đồng thời, nhà cung ứng có phần lệ thuộc vào người mua hàng do đó họ phải cạnh tranh với nhau giành vị trí của mình trên thị trường. Từ đó họ luôn tìm tòi phát hiện ra những sản phẩm mới, không ngừng nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm nhằm thu hút khách hàng về phía mình. 4. Sức mạnh của người mua. Nền kinh tế nước ta chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường. Vị thế của khách do đó cũng chuyển từ " người được ban ơn " trở thành "thượng đế " . Đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế cơ chế thị trường, khách hàng đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Số lượng và sự ủng hộ của khách hàng sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của công ty. Đối vớingành may mặc, người mua có nhiều sự lựa chọn do số lượng doanh nghiệp nhiều và có thể dễ dàng chuyển sang ngươì mua khác vì sản phẩm gần như tương đồng, không có sự khác biệt hoá sản phẩm, điều mà khách hàng quan tâm là giá cả. Nếu doanh nghiệp nào đáp ứng đượcgiá thấp thì có thể thành công trong việc thu hút khách hàng. Người mua có thể khảo giá ở nhiều nơi và chọn mua ở những nơi nào giá thấp nhất hoặc những điều kiện kèm theo hấp dẫn nhất. Sức mua của người dân Việt Nam hiện nay chưa cao, nhưng với gần 80 triệu dân thị trường may Việt Nam không chỉ đáp ứng thị trường trong nước mà còn có cả doanh nghiệp nước ngoài. Với khả năng và tiềm lực còn hạn chế các doanh nghiệp trong nước không thể cùng một lúc đáp ứng đồng thời mọi nhu cầu của khách hàng. Do vậy, mỗi doanh nghiệp chỉ có thể lựa chọn cho mình một nhóm khách hàng nhất định để tập trung mọi tiềm lực vào thoả mãn nhu cầu của nhóm khách hàng đó. Các nhóm khách hàng có thể chia thành: * Những người có thu nhập cao ( chiếm số ít ): quần áo của họ được nhập từ các hãng trên thế giới hoặc được may ở các hiệu may có uy tỉntên thị trường Việt Nam. Các sản phẩm này có chất lượng cao, kiểu dáng đẹp, lich sự ....và tất nhiên là giá cao hơn. Nhưng đối với tầng lớp này giá cả không phải là vấn đề quan trọng. * Những người có thu nhập khá, đây đang là đối tượng của các doanh nghiệp may nước ta. Vấn đề giá cả của sản phẩm ảnh hưởngkhá lớn đến quyết định mua của họ. Vì vậy nhu cầu về quần áo của họ là không quá đắt nhưng phải lịch sự, gọn gàng và đẹp. Tâm lý của họ là thích hàng nội hơn hàng ngoại vì giá cả nhìn chung thích hợp và chất lượng và kiểu dáng là chấp nhận được. * Những người có thu nhập thấp ( những người nghèo ) . Nhu cầu về may mặc của họ tập trung vào mặc bền và mặc đủ. Do vậy, họ thường quan tâm đến quần áo rẻ tiền nhưng chất lượng cao như hàng sida, hàng may tư nhân rẻ tiền hoặc hàng Trung Quốc nhập lậu. Sự phân nhóm khách hàng như vậy giúp doanh nghiệp có thể đặt giá phù hợp với chất lượng cũng như thu nhập của khách hàng. Đồng thờicác doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm của mình trong khi giá cả ít thay đổi và tăng các đại lý tiêu thụ nhằm tiếp cận trực tiếp với khách hàng. Như vậy, một mặt không những doanh nghiệp giữ được khách hàng của mình mà còn thu hút được khách hàng của đối thủ. Giá cả và chất lượng phù hợp luôn là yếu tố quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng. Trong mấy năm gần đây, sản phẩm may mặc của các nhãn hiệ tên tuổi hoặc chỉ mới nnổi lên như: may10, may Việt Tiến, may Thành Công, may Nhà Bè... dã dần thay thế hàng nhập khẩu Hồng Kông, Trung Quốc, Hàn Quốc...Người tiêu dùng đã nhận thấy hàng may mặc nội địa có mẫu mã ngày càng phong phú và chất lượng không thua hàng ngoại. Đơn cử một chiếc quần kaki với thương hiệu quen thuộc giá từ 70.000Đ đến 130.000Đ ( có công ty bảo hành cho sản phẩm của mình từ 6 đến 12 tháng) đã thi trường chấp nhận tiêu dùng so với hàng nhập có giá trên 200.000Đ và không rõ xuất xứ. Hình ảnh người tiêu dùng chen chúc nhau trong một cửa hiệu thời trang Việt Nam với hàng trăm mẫu mã hợp thời trang, phù hợp theo mùa và giá cả cũng thật phù hợp, trong khi các shop quần áo thời trang ngoại nhập thì rất vắng khách...vì giá ""trên trời " và mẫu mã thì lhông còn xa lạ nữa. Có được các thành quả trên là do các doanh nghiệp nước ta đã xác định được nhu cầu của khách hàng và ngày càng đáp ứng tốt hơn các nhu cầu đó. Tạo thuận lợi đáng kể cho các quyết định mua của người tiêu dùng. Đồng thời, để thu hút nhiều khách hàng hơn về phía mình các doang nghiệp đã có các hình thức thanh toán linh hoạt như thanh toán bằng séc, thanh toán bằng chuyển khoản, trả chậm...hay thực hiện chiết khấu, giảm giá hoặc tặng thưởng cho những người mua với số lượng lớn hoặc trả tiền ngay. Với nhiều hình thức và chính sách phù hợp để thu hút khách hàng của các công ty may, khách hàng ngày càng có vị thế cao hơn và được thoả mãn ngày càng tốt hơn các nhu cầu, mong muốn của mình. Mối đe doạ thay thế của các sản phẩm thay thế. Đây là nhân tố cuối cùng ảnh hưởng đén sự cạnh tranh trong nội bộ ngành theo phương pháp năn lực lượng của giáo sư Michael Porter. Trong xã hội nhu cầu may sắm của con người luôn luôn tồn tại và phát triển. Đó là nhu cầu bậc một thiết yếu và quan trọng nhất đối với con người ( theo học thuyết Marshall). Không giống như các ngành khác, nếu thiếu sản phẩm này thì có thể dùng sản phẩm khác thay thế mà không ảnh hưởng nhiều đến lợi ích của người sử dụng, ví dụ cà phê và chè là hai sản phẩm thay thế... của ngành nông nghiệp, các sản phẩm thay thế nluôn tạo ra sự cạnh tranh mãnh liệt với các sản phẩm trong ngành. Ngành may mặc gần như không có ngành sản xuất các sản phẩm thay thế. Xã hội phát triển, nhu cầu may sắm thay đổi, hình thúc và chất lượng của hàng may mặc có sự thay đổi nhưng chỉ là thay đổi qui mô và cách thức hoạt động và vẫn không có sản phẩm thay thế. Sản phẩm thay thế không có sẵn vì thế mối đe doạ của các sản phẩm không cao và do vậy sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành sẽ bị giảm đi. Phần ba

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docJ0122.doc
Tài liệu liên quan