Thực trang chất lượng công nghệ kỹ thuật ngành xây dựng Hà nội

Ngoài ra, các công ty phải căn cứ vào trình độ công nghệ của công ty mình, đặc biệt đối với các công ty có trang thiết bị công nghệ hiện đại để từ đó có tuyển chọn và sắp xếp vị trí công tác phù hợp.

- Một trong những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CNKT ngành xây dựng Hà nội nữa đó là: Nâng cao ý thức đạo đức nghề nghiệp, lòng yêu ngành nghề của người lao động

Các công ty, các doanh nghiệp cần nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này vì có lòng yêu nghề thì mới say nghề, gắn bó với nghề. Từ đó công nhân mới nhanh chóng nắm bắt kỹ thuật, kỹ sảo của nghề, nâng cao tay nghề. Các công ty đã áp dụng nhiều hình thức khác nhau ví dụ tổ chức các buổi hội thảo, toạ đàm chuyên đề về lĩnh vực mà công ty đang hoạt động

Muốn thực hiện được các mục tiêu , chiến lược đã đặt ra đòi hỏi phải có nguồn lực con người đủ mạnh, có trình độ có khả năng, năng lực và được giáo dục tốt.Tuy nhiên, bên cạnh môi trường làm việc, vviệc hỗ trợ đầy đủ vè tinh thần và vật chất là yếu tố vô cùg quan trọng giúp người lao động phát huy hết khả năng để hoàn thành nhiệm vụ một cách sáng tạo và tự nguyện

 

doc30 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1253 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trang chất lượng công nghệ kỹ thuật ngành xây dựng Hà nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ang cho ta một hệ thống mục tiêu theo các nghề đào tạo; sự phân hoá theo chiều dọc cho ta về cấp trình độ đào tạo. Trước khi đi đến khái niệm nghề đào tạo, chúng ta tìm hiểu khái niệm nghề và nghề công nhân. Nghề là một khái niệm kinh tế – xã hội phức tạp có thể được nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau. Sự phân chia các nghề trong xã hội tuỳ thuộc vào hai yếu tố: Tổ chức, phân công lao động và tiến độ kế hoạch kỹ thuật. Nghề là một dạng xác định của hoạt động lao động trong hệ thống phân công lao động xã hội; là tổng hợp những kiến thức và kỹ năng trong lao động mà con người tiếp thu được cho kết quả của đào tạo chuyên môn và qúa trình tích luỹ kinh nghiệm trong lao động. Nghề công nhân là một dạng của hoạt động lao động có ích cho tổ chức và xã hội của người công nhân trong hệ thống phân công lao động xã hội; bao gồm toàn bộ các kiến thức lý thuyết, kỹ năng kỹ xảo của nghề đã tiếp thu được trong quá trình đào tạo nghề và tích luỹ kinh nghiệm trong lao động. Học nghề là quá trình tiếp thu những kiến thức về lý thuyết và thực hành của học sinh để đạt được một trình độ nghề theo quy định. Đào tạo nghề là quá trình truyền bá những kiến thức lý thuyết và thực hành của giáo viên cho học sinh theo mục tiêu, trương trình đào tạo nghề quy định. Nghề đào tạo là một tập hợp các kiến thức, kỹ năng mà người học nghề phải đạt được thông qua một quá trình đào tạo nhằm phục vụ một phạm vi lao động nhất định nào đó trong hoạt động lao động xã hội. Như vậy, tên nghề đào tạo có thể trùng với một nghề công nhân, nhân viên nghiệp vụ hoặc do nhiều nghề công nhân, nhân viên nghiệp vụ hợp thành. Nội dung chuyên môn của nghề đào tạo là khối lượng kiến thức, kỹ năng , kỹ xảo và phẩm chất cần phải đào tạo trong một thời gian nhất định. ứng với mỗi nghề đào tạo có một mục tiêu, chương trình đào tạo. Hệ thống mục tiêu nghề đào tạo phân hoá theo chiều ngang được thể hiện ở danh mục nghề đào tạo do nhà nước ban hành, đó là một văn bản pháp quy có tính hướng dẫn đối với công tác đào tạo nghề. Trình độ nghề. Các nghề ghi trong danh mục nghề đào tạo đã được ban hành năm 1992 có thể được đào tạo ban đầu ở các trình độ hay mức độ nghề khác nhau, đó là sự phân hoá mục tiêu đào tạo theo chiều sâu. Có hai trình độ nghề được đào tạo ban đầu là: + Công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ là trình độ được đào tạo nghề chuẩn, thể hiện ở mục tiêu hình thành người công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ với nhân cách toàn diện, hài hoà thông qua đào tạo ban đầu dài hạn, chính quy. Đó là trình độ nghề vẫn thường được gọi là bậc 3/7 và tương đương. Trình độ công nhân bán lành nghề là trình độ đào tạo nghề dưới chuẩn, thể hiện ở mức độ, mục tiêu hình thành người công nhân với khả năng làm được từ một vài công việc của nghề cho đến làm được tương đối nhiều công việc của nghề nhưng chưa đạt chuẩn, thông qua đào tạo ban đầu ngắn hạn, không chính quy, hướng thiên về thực hành tay nghề. Như vậy, hệ thống mục tiêu giáo dục nghề nghiệp được đặc trưng bởi sự phân hoá mục tiêu theo các nghề đào tạo theo các trình độ nghề khác nhau. Đây là một hệ thống mở, còn thay đổi theo thời gian, nó cũng đa dạng và mềm dẻo thì đào tạo nghề cũng linh hoạt và đáp ứng được nhu cầu về công nhân kỹ thuật nhân viên nghiệp vụ và công nhân bán lành nghề. Đội ngũ công nhân kỹ thuật thường có vị trí lao động chủ yếu trong các dây truyền sản xuất – dịch vụ. Họ là lực lượng lao động tồn tại lâu bền và có khả năng thích ứng cũng như phát triển dưới tác động của khoa học kỹ thuật, công nghệ và trong cơ chế thị trường. Vì vậy, việc đánh giá và nâng cao chất lượng cho họ là công việc quan trọng thường xuyên của mỗi doanh nghiệp, mỗi tổ chức. Căn cứ vào những khái niệm nêu trên chúng ta có thể đánh giá chuẩn xác và đúng mực về chất lượng công nhân kỹ thuật của doanh nghiệp hay tổ chức mà mình quản lý. CHƯƠNG II THựC TRạNG chất lượng đội ngũ công nhân kĩ thuật ngành xây dựng hà nội. 2.1. Một số đặc điểm của ngành Xây dựng Hà Nội Ngành Xây dựng Hà Nội dưới sự quản lý trực tiếp của Sở Xây dựng Hà Nội. Sở Xây dựng Hà Nội tổ chức quản lý theo chế độ Thủ trưởng, có Giám đốc Sở và các Phó giám đốc giúp việc. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Giám đốc Sở tổ chức các Phòng, Ban chuyên môn giúp việc. Sở Xây dựng là cơ quan chuyên môn giúp UBND Thành phố Hà nội thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xây dựng cơ bản trên địa bàn thành phố bao gồm các lĩnh vực: Kinh tế kỹ thuật ngành Xây dựng, tham gia quản lý thực hiện quy hoạch chi tiết xây dựng Đô thị; quản lý và trực tiếp cấp giấy phép xây dựng, quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố theo quy định và sự phân công, uỷ quyền của UBND Thành phố, các hoạt động về tư vấn xây dựng thi công xây lắp, sản xuất vật liệu. Sở Xây dựng là tổ chức hành chính Nhà nước, có tư cách pháp nhân, có tài khoản tại Ngân hàng và được sử dụng con dấu riêng, được UBND Thành phố uỷ quyền quản lý Nhà nước đối với một số doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp; Sở xây dựng đã được UBND Thành phố giao nhiệm vụ cụ thể tại quyết định số 3707/ QĐ-UB ngày 26 tháng 9 năm 1997 về xác định chức năng, nhiệm vụ tổ chức bộ máy và biên chế cán bộ của Sở xây dựng Hà nội và quyết định số 70/2000/QĐ-UB ngày3 tháng 8 năm 2000 của UBND Thành phố về việc chuyển giao nhiệm vụ quản lý cấp phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Ngành, bộ máy quản lý Sở xây dựng bao gồm một Ban Giám đốc và tám phòng ban. - Phòng kế hoạch tổng hợp - Phòng thẩm định - Phòng quản lý kinh tế - Phòng quản lý kỹ thuật- Giám định chất lượng xây dựng - Thanh tra sở xây dựng - Phòng tổ chức lao động - Phòng hành chính quản trị - Phòng quản lý và cấp giấy phép xây dựng Các phòng ban của Sở hoạt động theo chức năng tham mưu giúp việc Giám đốc, được giao nhiệm vụ cụ thể trong các lĩnh vực công tác. Hệ thống các phòng, ban được tổ chức thống nhất, chặt chẽ và đều thực hiện chức năng, nhiệm vụ cụ thể trong từng lĩnh vực công việc. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, căn cứ yêu cầu phát triển của ngành từ nay đến năm 2005 và phương hướng phát triển đến năm 2010. Số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ công nhân viên chức Sở xây dựng Hà nội bao gồm: tt Ngành/ nghề Chuyên môn Số lượng người Trong đó nữ Chia theo trình độ đào tạo Sau ĐH ĐH CĐ THCN CNKT LĐPT Các ngành/ nghề được đào tạo 1 Kỹ sư xây dựng 376 102 8 368 2 Kiến trúc sư 114 24 5 109 3 Kỹ sư đô thị 19 7 19 4 Kỹ sư kỹ thuật khác 127 47 127 5 Cử nhân + Cao đẳng 264 49 169 95 6 Trung cấp xây dựng 330 75 330 7 Công nhân kĩ thuật 2212 260 2212 8 Lao động phổ thông 2269 936 2269 Tổng số 5611 1500 13 792 95 330 2212 2269 (Bảng 1) Với số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ công nhân viên chức như trên, theo đánh giá của đồng chí Nguyễn Văn Thứ- Trưởng phòng Tổ chức Lao động là phù hợp và đáp ứng dược yêu cầu phát triển của ngành. 2.2. thực trạng đội ngũ công nhân kỹ thuật Sở xây dựng Hà nội 2.2.1. Số lượng, Chất lượng, Cơ cấu công nhân kỹ thuật của Sở. Để xác định được số lượng, chất lượng, cơ cấu công nhân chúng ta phải căn cứ vào nhiều yếu tố như: Những kết qủa đã đạt được; mục tiêu, kế hoạch mà tổ chức hay doanh nghiệp đề ra, chỉ tiêu phấn đấu, số công nhân giao động khi diều kiện sản xuất thay đổi, tổng số vốn ,số trang thiết bị... Để thực hiện thành công quá trình CNH- HĐH chúng ta không chỉ chú trọng vào phát triển đội ngũ các nhà khoa học, đầu tư mua sắm trang thiết bị hiện đại mà việc đầu tư nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân kỹ thuật, lao động sáng tạo cũng là việc làm quan trọng đối với mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp. Trên thực tế kinh nghiệm của một số nước phát triển như: Anh, Pháp, Mỹ, Đức... Lực lượng lao động có kỹ thuật và lao động sáng tạo là trên 40% tổng số công nhân của quốc gia đó. Và chính yếu tố đó đã tạo nên những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội. Trong khi đó ở nước ta số công nhân lao động giản đơn từ bậc 1 đến bậc 4 chiếm tỷ lệ khá cao gần 50% và số công nhân kỹ thuật cao từ bậc 5 đến bậc7 chỉ chiếm xấp sỉ 20% vì thế năng suất lao động của công nhân nước ta chỉ bằng 30% mức năng suất trung bình của công nhân thế giới. *Về số lượng Trên cơ sở kiểm điểm công tác năm 2002, kế hoạch triển khai nhiệm vụ năm 2003 và phân tích những nhân tố tác động. Để đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành, Sở xây dựng Hà Nội đã xác định số lượng công nhân kỹ thuật của ngành năm 2003 là 2212 công nhân (Bảng 1 ) chiếm ~ 39% tổng số công nhân viên chức của ngành và chiếm ~ 50% số công nhân lao động trực tiếp. Sở xây dựng Hà Nội có 17 doanh nghiệp trực thuộc và số công nhân kỹ thuật trên được phân bổ ở tất cả các doanh nghiệp. Tuỳ thuộc vào quy mô, tính chất và điều kiện sản xuất ở từng doanh nghiệp mà số công nhân được phân bổ ở mỗi doang nghiệp là khác nhau. *Về chất lượng Nói đến chất lượng công nhân nói chung, chất lượng công nhân kỹ thuật nói riêng, chúng ta thường đề cập đến trình độ tay nghề được đào tạo của người công nhân. Trình độ công nhân kỹ thuật là trình độ được đào tạo nghề chuẩn, thể hiện ở mức độ mục tiêu hình thành người CNKT với nhân cách phát triển toàn diện hài hoà thông qua đào tạo ban đầu dài hạn, chính quy. Đó chính là trình độ nghề vẫn thường được gọi là “ bậc 3/7 và tương đương”. Khi chúng ta xem xét chất lượng CNKT ngoài trình độ tay nghề được đào tạo và thể hiện ở bậc mà ngươì công nhân có như: Công nhân bậc 3/7, 4/7, 5/7 ... thiết nghĩ trình độ nhận thức tư tưởng, định hướng giá trị, trình độ hiểu biết xã hội, giá trị đạo đức... Cũng là những nhân tố hết sức quan trọng chúng ta cần quan tâm khi đánh giá về chất lượng CNKT. CNKT sẽ là lực lượng lao động nòng cốt đối với mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp, CNKT ngành xây dựng Hà Nội với số lượng là 2212 người chiếm ~ 50% số công nhân lao động trực tiếp của ngành. Căn cứ yêu cầu phát triển của ngành trong thời kỳ mới, tính chất công việc ngày càng phức tạp đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, lành nghề. Vì thế, việc nâng cao chất lượng CNKT đã được các cấp lãnh đạo quản lý ngành xây dựng Hà Nội quan tâm đúng mức. Từ sự quan tâm đầu tư đúng mức. Ngành xây dựng Hà Nội đội ngũ công nhân kỹ thuật có chất lượng đáp ứng được yêu cầu công việc. Chất lượng đó thể hiện ở quá trình điều tra đánh giá của ngành như sau: -Thâm niên công tác Thâm niên 1-5 năm 6-10 năm 11-15 năm 16-20 năm 21-25 năm trên 25 năm Số CNKT 83 101 109 402 231 186 -Sự nâng cao trình độ công nhân kỹ thuật Trình độ Bậc7 Bậc6 Bậc5 Bậc4 Bậc3 Bậc2 đội trưởng Tổ trưởng Số CNKT 1 30 239 355 148 85 0 37 - Trình độ ngoại ngữ Trình độ BằngA BằngB BằngC 3 ngoại ngữ 2 ngoại ngữ 1ngoại ngữ Chưa biết SốC NKT 8 0 1 0 0 8 1104 - Cơ sở dào tạo Cơ sở đào tạo CNXD Hà Nội CNXD Thành phố HCM CNXD Miền trung Nước ngoài Đào tạo trước 1975 Các cơ sở khác Số CNKT 872 24 240 - Đánh giá về năng lực của lãnh đạo cơ quan sử dụng Trình độ Giỏi Khá Trung bình Yếu SốCNKT 253 602 275 0 - Công tác đảm nhiệm Chuyên môn Thiết kế Thi công Giảng dạy Hành chính Lãnh đạo Công tác khác Số CNKT 1092 20 ( Bảng 2) Tổng số CNKT điều tra là 1112 Trong đó Nam: 852, Nữ: 260 Nghiên cứu phiếu điều tra trên phần nào chúng phần nào chúng ta đã có thể đánh giá chất lượng CNKT xây dựng của ngành xây dựng Hà Nội. Nội dung 1 của phiếu điều tra thể hiện thâm niên công tác của người công nhân. Nhìn chung số công nhân có thâm niên công tác từ 11 đến25 năm và trên 25 năm chiếm tỷ lệ rất cao trên tổng số: 928/1112 đạt~ 83%. Số công nhân có thâm niên công tác cao điều đó phản ánh trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của công nhân sẽ đủ điều kiện để đảm nhiệm công việc. Và đó là một lợi thế rất lớn của mỗi tổ chức trong quá trình quản lý và sử dụng công nhân. Bên cạnh đó, trước sự phát triển liên tục của trình độ khoa học và công nghệ và được ứng dụng rất sâu rộng vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và trong lĩnh vực xây dựng thì càng cần có sự ứng dụng mạnh mẽ hơn. Điều này đặt ra yêu cầu đối với đội ngũ CNKT những người sẽ trực tiếp đón nhận những giá trị khoa học- kỹ thuật đó và ứng dụng vào quá trình lao động. Vậy những người công nhân chỉ có thâm niên công tác mà không có đủ trình độ để tiếp nhận thì họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong công việc. Vì thế, việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho người công nhân là một trong những yêu cầu quan trọng đối với ngành xây dựng Hà Nội. Xuất phát từ yêu cầu đó, sự nâng cao trình độ CNKT xây dựng đã được các cấp lãnh đạo quản lý ngành xây dựng Hà Nội quan tâm và đầu tư về mọi mặt và đã đạt được những kết quả cao. Điều đó thể hiện ở nội dung 2 và5 của phiếu điều tra. Số công nhân lao động có kỹ thuật và lao động sáng tạo từ bậc 5 đến bậc7 là 270 công nhân / 858 công nhân đạt ~ 31%. Trong nội dung 5 của phiếu chúng ta thấy số công nhân giỏi và khá là 837 công nhân/1112 công nhân chiếm ~75%. * Về cơ cấu: Cơ cấu ngành nghề CNKT của toàn Sở cũng như từng đơn vị phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Cơ cấu sản phẩm, mức độ cơ khí hoá, tự động hoá trong sản xuất; Trình độ tay nghề của công nhân . Mục tiêu phát triển của tổ chức ... Vì vậy, việc xác định và sắp xếp cơ cấu ngành nghề đòi hỏi phải nghiên cứu nhiều yếu tố tác động. Cơ cấu ngành nghề CNKT ngàng xây dựng Hà Nội thể hiện như sau. Sở xây dựng Hà Nội có 17 doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc, tổng số công nhân viên công nhânức của 17 doangh nghiệp là 5500 công nhân. Trong đó, số công nhân lao động trực tiếp là 4481 công nhân riêng lực lượng CNKT là 2212 công nhân chiếm ~50% số công nhân trực tiếp của ngành. Cơ cấu ngành nghề trong tổng số 2212 CNKT thể hiện như sau: STT Ngành/ Nghề chuyên môn Tổng số Ghi chú Số người % so với tổng số 1 Thợ nề 344 15.5 2 Thợ mộc 120 5.4 3 Thợ sắt, hàn 167 7.5 4 Máy xây dựng 114 5.2 5 Thợ điện 165 7.5 6 Thợ nước 104 4.7 7 Lắp máy 41 1.9 8 Sản xuất gạch, ngói nung 652 29.5 9 Sản xuất bê tông 278 12.6 10 Thợ khác 227 10.2 Tổng số 2.212 100% (Bảng 3) Thông qua Bảng 3 chúng ta có thể đưa ra một số nhận xét về cơ cấu CNKT của ngành nghề so với tổng số lực lượng CNKT của Sở như sau: Trong lĩnh vực sản xuất VLXD, Sở xây dựng Hà Nội có 8 doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc hoạt động và kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất VLXD với tổng số CNKT là 930 công nhân chiếm 43% trên tổng số CNKT của ngành trong đó: Nhóm CNKT sản xuất Bê tông = 278 công nhân chiếm 13%; CNKT sản xuất gạch ngói nung = 652 công nhân chiếm 30%. Trong lĩnh vực xây dựng, có 7 doanh nghiệp hoạt động và kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng với tổng số công nhân kỹ thuật = 1052 công nhân, chiếm 47.5%. trong đó, nhóm CNKT nhóm nghề nề, mộc, xây dựng =575 công nhân chiém26%; nhóm nghề nề, sắt, hàn =167% chiếm7.5%; Nhóm điện, nước, lắp máy= 310 công nhân chiếm14%; Còn lại là các ngành nghề khác chiếm230công nhân =9.5%. Trên cơ sở nghiên cứu nhiều yếu tố tác động, về cơ bản ngành xây dựng Hà Nội đã tạo nên được một cơ cấu đội ngũ CNKT. 2.2.2. Thực trạng việc sử dụng đội ngũ CNKT Với số lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ CNKT nêu trên về cơ bản là phù hợp với nhu cầu của từng doanh nghiệp và toàn Sở. Lực lượng CNKT được phân bổ ở 17 doanh nghiệp nhà nước trực thuộc và đã góp phần cùng với toàn bộ công nhân viên toàn ngành đạt được những thành tựu quan trọng trong những năm qua. Để đạt được những thành tựu quan trọng, đó là kết quả của quá trình lao động của toàn bộ cán bộ, công nhân viên Sở xây dựng Hà Nội. Trong đó, có phần đóng góp không nhỏ bởi việc quản lý và sử dụng có hiệu quả đội ngũ CNKT toàn ngành. Trên phương diện quản lý, Phòng tổ chức Lao động với chức năng: Thực hiện công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và quản lý lực lượng CNKT của ngành xây dựng địa phương theo phân cấp. Gắn với chức năng trên là nhiệm vụ cụ thể: căn cứ vào phươg hướng, nhiệm vụ của ngành xây dựng địa phương; lập và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng và quản lý, sử dụng đội ngũ lãnh đạo, cán bộ quản lý và đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của thành phố trong từng thời kỳ kế hoạch. Với chức năng và nghĩa vụ nêu trên, Phòng tổ chức lao động có vai trò quan trọng trong việc quản lý và sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động công nhân kĩ thuật của ngành. Kết quả của quá trình quản lý và sử dụng đó được thể hiện ở: * Giá trị sản lượng sản xuất kinh doanh các đơn vị trực thuộc thực hiện năm 2002 đạt 1041,5 tỷ đồng, bằng 119% kế hoạch, tăng 57% so với thực hiện năm 2001. Trong đó Giá trị sản lượng tư vấn thiết kế thực hiện 29 tỷ đồng, băng 116% kế hoạch năm, tăng 37% so với thực hiện năm 2001. Giá trị sản lượng thi công xây lắp thực hiện 523,9 tỷ đồng, bằng 120% kế hoạch, tăng 60% so với thực hiện năm 2001. Giá trị sản lượng vật liệu xây dựng thực hiện 488,6 tỷ đồng, bằng 113% kế hoạch, tăng 52% so với thực hiện năm 2001. ( Chi tiết xem phụ lục 1) + Ước nộp ngân sách đạt 31,56 tỷ đồng tăng 32% so với thực hiện năm 2001. ( Chi tiết xem phụ lục 2) + Thu nhập bình quân cán bộ công nhân viên đạt 989.000 đồng/ người/ tháng, tăng 15% so với thực hiện năm 2001. ( Chi tiết xem phụ lục 3) + Các sản phẩm vật liệu sây dựng chủ yếu đều có mức tăng trưởng - Gạch xây dựng thực hiện 124,5 triệu viên, tăng 11% so với thực hiện năm 2001. - Bê tông thực hiện 104.500,tăng 56% so với thực hiện năm 2001. - Dây và cáp đồng thực hiện 6.500 tấn, tăng 18% so với thực hiện năm 2001. - Dây và cáp nhôm thực hiện 1.500 tấn, tăng 18% so với thực hiện năm 2001. - Dây đồng mềm bọc PVC thực hiện 60 triệu tấn, tăng 39% so với thực hiện năm 2001. ( Chi tiết xem phụ lục 4) Công nghiệp vật liệu xây dưng được quản lý và triển khai theo quy hoạch phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng trên địa bàn Hà nội đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng của Hà nội và các địa phương lân cận, tạo điều kiện để từng bước tham gia hội nhập kinh tế khu vực. Bên cạnh những thành tựu nêu trên chúng ta cũng cần phải nói đến những hạn chế của ngành XDHN trong quá trình quản lý và sử dụng đội ngũ công nhân kĩ thuật. Tuy mức tăng trưởng của các đơn vị trong ngành đạt khá cao nhưng hiệu quả sản xuất kinh doanh, sức cạnh tranh ở một số đơn vị còn hạn chế. Đội ngũ công nhân lành nghề của các đơn vị còn thiếu và yếu. Việc chỉ đạo sản xuất kinh doanh chưa năng động, chưa phát huy được các nguồn lực của đơn vị. Việc triển khai các sự án đầu tư mở rộng sản xuất triển khai còn chậm, thiếu chủ động sáng tạo. Các đơn vị sử dung công nhân kĩ thuật chưa chủ động trong việc đào tạo bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho đôị ngũ công nhân; giáo dục ý thức đạo đức, tư tưởng lập trường chính trị của các đơn vị đối với công nhân còn chưa được đầu tư và quan tâm đúng mức. Từ những thành tựu và hạn chế nêu trên, để phát huy hơn nữa vai trò của ngành xây dựng Hà nội đối với sự nghiệp CNH- HĐH Thủ đô và đất nước thì việc tìm ra các giả pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân kĩ thuật đang là vấn đề đáng được quan tâm và đầu tư của mọi cấp, mọi ngành và mọi đơn vị thuộc Sở xây dựng Hà nội. Chương 3 giải pháp và kiến nghị 3.1: Một số định hướng phát triển ngành xây dựng Thủ đô đến 2010 3.1.1 Quy hoạch Thủ đô Hà nội đến năm 2020. Hà nội trong tương lai, sông Hồng sẽ được trị thuỷ và chảy giữa Thành phố. Phát triển chùm Đô thị Hà nội- Tổng quy mô dân số chùm Đô thị Hà nội gồm Thủ đô Hà nội và các đô thị lân cận thuộc các tỉnh Hà tây, Vĩnh phúc, Bắc Ninh và Hưng yên với số dân khoảng 4,5- 5 triệu người, diện tích khoảng 40.000 ha. 3.1.2 Một số định hướng của ngành xây dựng Thủ đô. * Thực hiện nhiệm vụ theo chức năng quản lý ngành Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về xây dựng cơ bản trên địa bàn; giúp UBND Thành phố hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác xây dựng cơ bản và tổ chức thực hiện.Tập trung hoàn chỉnh trình UBND ban hành các văn bản đã soạn năm 2002 và soạn thảo bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý mới do thực tế đòi hỏi. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn các văn bản của Chính phủ, các bộ, ngành và UBND Thành phố tới các ngành, các cấp và các đơn vị kinh tế có liên quan Phối hợp với các ngành, các cấp tiếp tục củng cố, kiện toàn hệ thống quản lý ngành xây dựng, quản lý lực lượng xây dựng trên địa bàn. Quan tâm chỉ đạo nâng cao nghiệp vụ của các phòng địa chính- nhà đất và đô thị Quận, Huyện; thực hiện nhiệm vụ theo phân cấp. Phối hợp với các ngành các cấp tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức và nhân sự của lực lượng thanh tra chuyên ngành xây dựng; Đầu tư bổ sung cơ sở vật chất, tạo điều kiện để lực lượng này có đủ sức mạnh cần thiết thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao theo chỉ đạo của UBND thành phố. Tiếp tục triển khai thực hiện 10 chương trình công tác lớn của thành uỷ khoá VIII, mở rộng quan hệ hợp tác giữa sở xây dựng Hà Nội với các sở xây dựng các tỉnh, thành phố khác. Triển khai kế hoạch hội nhập kinh tế xủa sở từ 2002 – 2005, kế hoạch xúc tiến đầu tư của sở, phối hợp với các ngành, các cấp và UBND các huyện thực hiện lộ trình xoá bỏ các lô gạch thủ công trên địa bàn theo kế hoạch của UBND thành phố từ 2001 – 2005. Tiếp tục củng cố, kiện toàn hệ thống quản lý chất lượng trên địa bàn, chú trọng hưỡng dẫn và tăng cường kiêmt tra nhà nước về chất lượng kỹ thuật tại 9 cụm công trình trọng điểm, các công trình phục vụ SEAGAMES 22, các công trình nhà cao tầng. Chỉ đạo 100% các đơn vị trực thuộc được cấp chứmg chỉ áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000, Triển khai 9 đề tài nghiên cứu kế hoạch 5 dự án sản xuất thử, thử nghiệm. Chỉ đạo viện kỹ thuật xây dựng đầu tư giai đoạn hai nâng cao năng lực kiểm định và thí nghiệm phục vụ cho công tác quản lý nhà nước của sở. Triển khai thực hiện đồng bộ 5 yêu cầu và 6 giải pháp để ăng cường quản lý trật tự xây dựng theo nghị quyết24-NQ/TƯ của Thành uỷ, đề án và kế hoạch của UBND Thành phố. Trong đó tập trung triển khai các nhiệm vụ kế hoạch khác Tăng cường quản lý Nhà nước về kinh tế xây dựng, nâng cao hiệu quả đầu tư, chống thất thoát, lãng phí trong xây dựng cơ bản và sản xuất kinh doanh. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách quản lý kỹ thuật tại các doanh nghiệp ngành xây dựng theo pháp luật. Nghiên cứu ban hành một số định mức đơn giá còn thiếu. Tiếp tục nâng cao chất lượng tư vấn, công tác thẩm định, chủ động hướng dẫn, nâng cao trách nhiệm của các ban quản lý các dự án, tổ chức tư vấn cho các chủ đầu tư * Chuyên ngành sản xuất vật liệu xây dựng. Để đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng cho các ngành kĩ thuật, xã hội phát triển đạt các mục tiêu của các đại hội VIII và IX đề ra, ngành vật liệu xây dựng phải phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân từ 20 đến 25% trong năm tới. Sản phẩm ngành xây dựng trong cả nước đạt: Xi măng đạt trên 20 triệu tấn, gạch ốp lát 12-13 tỷ viên, tấm lợp 22 triệu m2, đá xây dựng 20 triệu m3, sứ xây dựng 32 triệu m2 , gạch men ốp tường, lát nền 19-20 triệu m2, sứ vệ sinh đạt 2,2 triệu sản phẩm... và các vật liệu trang trí hoàn thiện như bột màu, sơn, vật liệu cách ẩm, cách nhiệt, vật liệu chống thấm, vật liệu kim khí, phi kim loại. Vật liệu tổng hợp đòi hỏi không ngừng ngày càng tăng về số lượng, chủng loại, kiểu dáng và chất lượng mặt hàng theo thị hiếu người tiêu dùng và yêu cầu kỹ thuật xây dựng kiến trúc ngày càng cao. Riêng ở Hà Nội, với các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng: Thạch Bàn, Thanh Trì cầu Đuống, Đại La... thì các vật liệu như gạch, ngói, gạch men, sứ vệ sinh, đá ốp lát, đá hoa cương, bê tông chiếm tỷ lệ 25-30% tổng sản phẩm toàn ngành. Để đáp ứng nhu cầu to lớn đó, ngành sản xuất vật liệu xây dựng phải được ưu tiên phát triển với tốc độ cao, kết hợp đầu tư chiều sâu để đổi mới công nghệ tiên tiến với việc đầu tư xây dựng các nhà máy mới. Phát triển ngành vật liệu xây dựng trở thành một ngành công nghiệp hiện đại, hoàn chỉnh, đồng bộ, đưa ngành công nghiệp vật liệu xây dựng đi trước một bước, thuộc ngành công nghiệp sản xuất hàng hoá thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của toàn xã hội và một phần dành cho xuất khẩu. Ưu tiên đầu tư phát triển vật liệu xây dựng cao cấp, thay thế sản phẩm nhập khẩu nước ngoài như: xi măng, gốm sứ xây dựng, thuỷ tinh xây dựng, vật liệu xây dựng tổng hợp... Trong đó năm 2003 mục tiêu phấn đấu về sản xuất kinh doanh như sau: - Giá trị sản lượng sản xuất kinh doanh toàn sở đạt 1250 tỷ đồng, tăng 21% so với thực hiện năm 2002. - Hoàn thành chỉ tiêu nộp ngân sách theo kế hoạch thành phố giao. - Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật khác có mức tăng trưởng tương ứng. - không có đơn vị sản xuất kinh doanh bị thua lỗ. - Triển khai chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư 14 dự án đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ, xây dựng các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng mới với tổng số vốn đầu tư khoảng 145 tỷ đồng. - Triển khai chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư 7 dự án xây ốp trung cư, 7 khu đô thị mới, 4 trung cư cao tầng cao cấp và 4 dự án phát triển nhà kế hoạchác, phấn đấu hoàn thành 70.000m2 nhà ở, tăng 40% so với thực hiện năm 2002. Khởi công xây dựng 2 chung cư cao tầng tiêu chuẩn cao tại 25 Láng Hạ và số 5 Nguyễn Chí Thanh. (Chi tiết xem phụ lục số 1,2,3,4) * Chuyên ngành xây lắp công trình. Cùng với sự phát triển nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Trong xây lắp các công trình có

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC212.doc
Tài liệu liên quan