Thực trạng chất lượng tín dụng ngắn hạn tại sở giao dịch 1- Ngân hàng công thương Việt Nam

Lời nói đầu

Chương 1. Chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại .

I. Tín dụng một hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại

II. Các hình thức tín dụng của ngân hàng thương mại

1. Các hình thức cho vay phân theo ngành nghề .

2. Các hình thức cho vay phân theo tính chất có đảm bảo và không có đảm bảo

2.1 Cho vay có đảm bảo

2.2 Cho vay không có đảm bảo

3. Hình thức cho vay theo thời gian

4. Các hình thức cho vay phân theo theo phương thức hoàn trả

III. Chất lượng tín dụng cho vay và sự cần thiết nâng cao

 chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại.

1. Chất lượng tín dụng

2. Các chỉ tiêu đánh giá chât lượng tín dụng

2.1 Nhóm chỉ tiêu định tính

2.2 Nhóm chỉ tiêu định lượng

3. Các nhân tố ảnh hưởng

3.1 Các nhân tố khách quan

a. Nhân tố môi trường

b. Môi trường pháp lý

c. Trình độ quản lý,chất lượng

3.2 Nhân tố chủ quan của ngân hàng

4. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng

a. Chất lượng tín dụng đối với ngân hàng thương mại

b. Chất lượng tín dụng đối với nhà đầu tư

c. Chất lượng tín dụng đối với xã hội

III Quy trình đảm bảo chất lượng cho vay của ngân hàng

1.Qúa trình thẩm định

1.1 Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

1.2 Phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán của doanh nghiệp

2. Quá trình giám sát

3. Quá trình thu nợ

Chương II. Thực trạng chất lượng tín dụng ngắn hạn tại sở giao dịch 1- NHCT –Việt Nam

I. Khái quát về sở giao dịch 1-NHCT VN.

1. Ngân hàng công thương Việt Nam

2. Sở giao dịch 1 ngân hàng công thương Việt Nam

2.1. Cơ cấu tổ chức

2.2. Các hoạt động nghiệp vụ

2.2.1. Huy động vốn

2.2.2 Hoạt động tín dụng

2.2.3. Các hoạt động khác.

II. Thực trạng chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Sở Giao dịch I Ngân hàng công thương

1. Tình hình huy động vốn ngắn hạn.

2. Thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn.

2.1 Đối tượng khách hàng có quan hệ với Sở Giao dịch I

2.2 Những thuận lợi và khó khăn trong cho vay ngắn hạn.

2.3 Tình hình cho vay ngắn hạn.

3. Đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Sở giao dịch 1-NHCT VN .

3.1 Doanh số cho vay

3.2 Kết quả hoạt động.

3.3 Chất lượng tín dụng

3.4 Những hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngắn hạn

Chương 3: một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tái Sở giao dịch 1-NHCT VN

I. Định hướng phát triển của Sở giao dịch 1-NHCT VN

II. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn

III. Kiến nghị

1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

2. Kiến nghị với Ngân hàng Công thương trung ương

Kết luận

Tài liệu tham khảo

 

 

doc69 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1145 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng chất lượng tín dụng ngắn hạn tại sở giao dịch 1- Ngân hàng công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăng lực đi vay. Đối với doanh nghiệp loại này ngân hàng thường không cho vay. nguồn vốn hiện có của ngân hàng Năng lực đi vay = vốn thường xuyên Khả năng thanh toán: là khả năng của doanh nghiệp trong việc đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn. Khả năng thanh toán phản ánh tình hình của doanh nghiệp tốt hay sấu. Để đánh giá chính sác khả năng thanh toán của doanh nghiệp ta cần xem xét các chỉ tiêu: số tiền sử dụng để thanh toán Khả năng thanh toán = chung của doanh nghiệp số tiền phải thanh toán (1) (1) Bao gồm vốn bằng tiền, các khoản phải thu, thành phẩm, hàng hoá tồn kho. Nếu hệ số này <1 chứng tỏ doanh nghiệp không có khả năng trả nợ trong điều kiện bình thường. Tuỳ thuộc vào mức độ để đánh giá: doanh nghiệp không dủ vốn bằng tiền để thanh toán các khoản nợ; doanh nghiệp mất khả năng thanh toán các khoản nợ ngân hàng đến hạn; doanh nghiệp không hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước vốn bằng tiền Khả năng thanh toán nhanh = các khoản nợ đến hạn Hệ số này >1 thì doanh nghiệp có khả năng thanh toán nhanh. qua thực tế thấy rằng các doanh nghiệp có hệ số này > 0,5 đều có khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ đến hạn. 2. Qúa trình giám sát : Qúa trình giám sát người cho vay sử dụng đồng tiền cho vay như thế nào có tính chất quyết định giúp ngân hàng có thể lượng định các rủi ro có thể xảy đến với mình. Khi mà món tiền cho vay đã được thực hiện thì buộc ngân hàng theo nguyên tắc quản lý tiền vay mà thực hiện việc giám sát qúa trình cho vay của ngân hàng, ngân hàng phải phân công trách nhiệm cụ thể đối với từng cán bộ tín dụng, nâng cao hơn nữa trách nhiệm của họ trong công việc được giao. Công việc giám sát mang tính chất thời kỳ nên đòi hỏi phải có chính sách hợp lý trong việc nâng cao tinh thần của cán bộ tín dụng có như vậy quá trình giám sát khách hàng mới được thực hiện một cách triệt để. Việc giám sát có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức như kiểm tra định kỳ báo cáo tài chính của doanh nghiệp, kiểm tra về tình hình sản xuất kinh doanh, kiểm tra về khả năng chi trả thanh toán của doanh nghiệp , để từ đó ngân hàng có những giải pháp kịp thời ứng phó trước khi có rũi ro xảy ra. 3. Qúa trình thu nợ. Qúa trình thu nợ và thanh lý nợ là khâu quan trọng nhất có tính chất quyết định tới sự tồn tại của ngân hàng. Trên cơ sở chu kỳ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngân hàng nên chia nhỏ kỳ hạn cho vay. Trong mổi thời kỳ người cán bộ tín dụng phải bám sát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để có biện pháp sử lý nợ một cách linh hoạt, kịp thời, hạn chế mức tối đa thiệt hại khi có rủi ro xảy ra. Ngân hàng có thể thu hồi nợ trước thời hạn nếu thấy các khoản nợ có nhiều vấn đề, có nhiều khả năng dẩn đến nhiều tổn thất cho ngân hàng. Hoặc ngân hàng phải áp dụng những định chế tài chính buộc doanh nghiệp thanh toán nợ đúng hạn. chương II Thực trạng tín dụng ngắn hạn tại Sở giao dịch 1- NHCT việt nam I. Khái quát về sở giao dịch I 1. Ngân hàng Công thương Việt nam Tiền thân của NHCT-VN xuất phát từ sự sát nhập của hai vụ: Vụ tín dụng nông nghiệp và vụ tín dụng thương nghiệp, vụ tín dụng nông nghiệp sau này phát triển thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam. NHCT-VN được thành lập theo quyết định 402/công ty ngày 14/11/1990 của Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng chính phủ) và được thống đốc NHNN ký quyết định285/QĐ-nh5 ngày 21/09/1996 thành lập lại theo mô hình tổng công ty nhà nước quy định tại QĐ90-TTg ngày 07/03/1994 theo uỷ quyền của Thủ Tướng Chính Phủ . Trước năm 1994, NHCT-VN được tổ chức theo ba cấp: quận (huyện), thành phố (tỉnh), và trung ương. nhưng sau đó cấp thành phố bỏ ở một số thành phố: HN, TPHCM, HP. để thuận lợi cho quản lý NHCT cấp tỉnh vẩn tồn tại theo quyết định thành lập lại NHCT-VN . Tính đến khi có quyết định thành lập lại, NHCT-VN có 93 chi nhánh trực thuộc, 63 chi nhánh phụ thuộc với số vốn điều lệ 1,1(ngàn tỷ đồng) và đứng thứ hai về số cán bộ công nhân viên sau NHNN Và PTNT 2 . Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt Nam 2.1 Cơ cấu tổ chức SGDI – NHCTVN Ban lãnh đạo của Sở giao dịch 1-NHCT VN bao gồm: 1 giám đốc và 3 phó giám đốc với tổng số cán bộ 260 người và 9 Phòng tài vụ - Phòng kinh doanh tín dụng - Phòng nguồn vốn – cân đối tổng hợp - Phòng kế toán tài chính - Phòng hành chính quản trị - Phòng tổ chức cán bộ – Quản lý tiền lương - Phòng ngân quỹ - Phòng kiểm soát - Phòng điện toán - Phòng kinh doanh đối ngoại Tổng số cán bộ 260 người 2.2 Các hoạt động nghiệp vụ của sở giao dịch I Ngân hàng công thương Việt Nam 2.2.1 Huy động vốn của SGD1-NHCTVN. Sở giao dịch 1- NHCT VN có nhiều ưu thế như cơ sở vật chất, cán bộ, địa điểm hoạt động, bề dày hoạt động... SGD1-NHCTVN luôn đứng đầu chi nhánh trong hệ thống NHCTVN. Với tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2000 đạt 9.262.841(triệu đồng), tăng so với năm1999 (7.779.000) thì cho đến 31/12/2001 là 11.587.595 (triệu đồng) Tốc độ tăng là 25% so với năm 2000. Đạt được kết quả này, Sở giao dịch 1- NHCT VN luôn là đơn vị có nguồn vốn huy động lớn nhất trong toàn hệ thống, chiếm trên 20%tổng lượng vốn giao dịch trên toàn địa bàn Thủ Đô. Đặc biệt trong những năm gần đây, Sở giao dịch 1- NHCT VN luôn đứng đầu về nguồn vốn huy động cũng như về lợi nhuận hạch toán trong toàn hệ thống NHCT VN. Để đạt được kết quả đó, Sở giao dịch 1- NHCT VN luôn bám sát định hướng và sự chỉ đạo của NHCT VN, chủ động, tích cực khai thác nguồn vốn. Để đạt được tốc độ tăng trưởng nguồn vốn trên, cùng với chính sách lải suất chủ động linh hoạt của NHCT VN, Sở giao dịch 1- NHCT VN luôn phối hợp hài hoà với các yếu tố khác như hình thức huy động vốn linh hoạt, hấp dẩn; lãi suất tiền gửi hợp lý cho từng đối tượng khách hàng; đẩy mạnh việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích song song với việc đổi mới phong cách giao tiếp văn minh, tận tình, chu đáo. triển khai ứng dụng công nghệ tin học vào công tác thanh toán nhất là áp dụng100% quy trình giao dịch tức thời đối với nghiệp vụ huy động tiền gửi dân cư đảm bảo nhanh gọn, chính xác. trong công tác huy động tiền gửi của dân cư, phong cách giao tiếp văn minh được chú trọng, đạo đức nghề nghiệp được đề cao. Sở giao dịch 1- NHCT VN thường xuyên bồi dưỡng đội ngủ cán bộ về nghiệp vụ chuyên môn, nâng cao về ý thức trách nhiệm để có thể tư vấn cho khách hàng lựa chọn các hình thức gửi tiền, loại tiền gửi, kỳ hạn gửi phù hợp trong từng thời kỳ. Đến nay, tại Sở giao dịch 1- NHCT VN đã có hơn 5580 khách hàng đến mở tài khoản giao dịch và 53 ngân hàng tin tưởng đến gửi tiền tiết kiệm VNĐ và ngoại tệ, trong đó thành tích lớn nhất thuộc về QTK số 5 có nguồn vốn huy động đạt hơn 2.900 tỷ đồng. Có hơn 30 ngàn tài khoản của khách hàng thường xuyên hoạt động. Những con số trên đã thể hiện Sở giao dịch 1- NHCT VN thực sự trở thành địa chỉ tin cậy của mọi doanh nghiệp và mọi khách hàng. Mặt khác, phát huy lợi thế đóng tại trung tâm Thủ Đô, Sở giao dịch 1- NHCT VN luôn quan tâm nắm bắt thị trường, mở thêm điểm giao dịch nhằm duy trì thị phần huy động và cho vay vốn. Qúy 2 năm 2001, sgd1 đã được Tổng giám đốc NHCT VN cho phép mở thêm phòng giao sịch số1, chỉ sau một thời gian hoạt động đã đạt được kết quả rất đáng khích lệ với nguồn vốn huy động từ dân cư và doanh nghiệp là 83,5 tỷ đồng, dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 14,3 tỷ đồng, mua được gần 50 USD phục vụ cho doanh nghiệp nhập khẩu. Tổ dịch vụ bảo hiểm tuy mới thành lập và đi vào hoạt động được 7 tháng đã ký được 62 hợp đồng với tổng giá trị là 1 tỷ 260 triệu, phí thu từ nghiệp vụ bảo hiểm là 10,4 triệu đồng. Con số trên đã chứng minh dịch vụ mới của Sở giao dịch 1- NHCT VN trong chiến lược phát triển kinh doanh đang trên đà phát triển. Là Ngân hàng có thế mạnh về nguồn vốn huy động với cơ cấu nguồn vốn hợp lý và ổn định. Nguồn vốn huy động chiếm 20% trên tổng nguồn vốn huy động toàn hệ thống NHCT VN, có thời điểm số dư tiền gửi đã lên tới 12 nghìn tỷ đồng. Nguồn vốn của SGD1 NHCT VN không những đã đáp ứng kịp thời đầy đủ nhu cầu vay vốn và thanh toán của mọi đối tượng khách hàng mà còn thường xuyên điều chuyển về NHCT VN một lượng vốn lớn, góp phần cho vay phát triển kinh tế của đất nước Bảng 1 Tình hình huy động vốn của Sở giao dịch 1- NHCT VN Đơn vị triệu đồng Chỉ tiêu Năm1999 Năm 2000 Năm 2001 Tổng nguồn vốn huy động 7.779.000 9.262.841 11.587.595 1. Phân theo vốn huy động - Tiền gửi doanh nghiệp - Tiền gửi dân cư 4.979.311 2.356.646 6.256.381 2.976.769 8.113.413 3.409.334 2. Phân theo thời gian - Không kỳ hạn - Có kỳ hạn 4.165.478 3.613.522 5.236.811 4.026.030 6.902.827 4.684.768 (nguồn báo cáo tổng kết của SGDI – NHCTVN) 2.2.2 Hoạt động tín dụng Cho vay nền kinh tế là hoạt động cơ bản, quan trọng, tạo ra lợi nhuận của ngân hàng. Sở giao dịch 1- NHCT VN đã chủ trương mở rộng cho vay đối với mọi đối tượng khách hàng thuộc tất cả các thành phần kinh tế, không có sự phân biệt. Mọi đối tượng khách hàng đến với Sở giao dịch 1- NHCT VN đều được trân trọng và được cung cấp những sản phẩm dịch vụ tốt nhất. Nhận thức này được quán triệt thông suốt trong quá trình chỉ đạo và thực hiện của các phòng ban tại Sở giao dịch 1- NHCT VN. Đến 31/12/2001, tổng dư nợ cho vay và đầu tư vốn của Sở giao dịch 1- NHCT VN đạt 1.479 tỷ đồng. Tăng 254 tỷ đồng tốc độ tăng 20% so với cùng kỳ trong đó dư nợ ngắn hạn đạt 475 tỷ đồng tăng 120 tỷ, tốc độ tăng 33,8% dư nợ trung và dài hạn đạt 971 tỷ đồng, tăng 134 tỷ đồng tốc độ tăng 16% chiếm tỷ trọng 64,9%Zcsdf trên tổng dư nợ ; Dư nợ cho vay thành phần kinh tế quốc doanh đạt1.355 tỷ đồng, tăng 215 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng 90% tổng dư nợll dư nợ cho vay kinh tế ngoài quốc doanh đạt142 tỷ đồng tăng 36 tỷ đồng tốc độ tăng 34%; cho vay tái hoà nhập cộng đồng theo chương trình tài trợ Việt Đức tập trung vào các dự án vận tải, du lịch, máy mặc, sản xuất bia. Số dư đến 31/12/2001 là 1 tỷ 432 triệu đồng, tăng 35% so với cùng kỳ . Đạt được tốc độ tăng trưởng như trên, đã thể hiện sgd1 đang mở rộng cho vay đối với các thành phần kinh kế, đặc biệt là kinh tế ngoài quốc doanh, một lĩnh vực rộng lớn, có nhiều tiềm năng phát triển, đang được chú ý thích đáng đã thể hiện được sự đổi mới cơ bản về nhận thức trong công tác tín dụng của sgd1. Trong năm 2001, Sở giao dịch 1- NHCT VN đã chú trọng đầu tư vào các chương trình kinh tế trọng điểm như: - Cho vay hiện đại hoá hệ thống bưu chính viển thông, mở rộng vùng phủ sóngVINAPHONE 330 tỷ đồng. - Xây dựng đường dây trạm điện khu vực Miền bắc, Miền trung 55,5 tỷ đồng - Nhà máy sản xuất dây cáp điện 14 tỷ đồng. Để giữ vững và mở rộng thị phần cho vay vốn, sgd1 luôn quan tâm củng cố mối quan hệ với những khách hàng truyền thống; thực hiện nhiều chính sách ưu đãi hợp lý, cùng khách hàng tìm biện pháp tháo gở khó khăn, vướng mắc; đồng thời tích cực tìm kiếm thêm những khách hàng mới có hoạt động SXKD có hiệu quả, có tiềm năng . Nhờ vậy, trong năm qua, Sở giao dịch 1- NHCT VN không những giữ vững được những khách hàng truyền thống mà còn thu hút thêm 19 khách hàng vay vốn mới với dư nợ tăng thêm 70 tỷ đồng. Tiêu biểu như: - Công ty du lịch lâm nghiệp và dịch vụ : 18 tỷ đồng - Công ty TNHH Kỳ anh : 2,1 tỷ đồng - Công ty TNHH Quang minh : 2,6 tỷ đồng ... Bên cạnh việc cung cấp tín dụng dưới hình thức cho vay là chủ yếu, Sở giao dịch 1- NHCT VN thông qua hình thức tài trợ ủy thác và dịch vụ bảo lảnh, góp phần tạo điều kịên thuận lợi cho khách hàng trong hoạt động SXKD, doanh số bảo lãnh trong năm là 23 tỷ 318 triệu, tăng 59% so với cùng kỳ. Năm 2001, hoạt động cho vay từ quỹ tín dụng đào tạo ( cho vay sinh viên tại các trường đại học lớn). Tính đến31/12/2001, sở đã cho174 sinh viên vay vốn với tổng số tiền là 367 triệu đồng, tăng 121 triệu so với năm 2000. Bảng 2 : Tình hình cho vay của SGDI – NHCTVN Đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 1. Phân tích theo thời gian - ngắn hạn -trung và dài hạn 347.966 695.447 355.207 836.901 475.010 971.000 2. Theo thành phần kinh tế - Quốc doanh - ngoài quốc doanh 983.323 124.284 1.140.518 106.043 1.355.224 141.780 ( Nguồn báo cáo tổng kết SGDI NHCTVN ) 2.2.3 Các hoạt động khác Theo su hướng hoạt động của các ngân hàng thế giới hiện nay thì nguồn lợi nhuận thu được từ các dịch vụ ngân hàng ngày càng tăng và chiếm tỷ lệ đáng kể. Việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng không chỉ là hình thức đa dạng hoá các hoạt động của ngân hàng thương mại mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc đáp ứng các yêu cầu của khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới. điều này cũng có ý nghĩa là nó có tác động lớn đến vị thế của ngân hàng trên thị trường cạnh tranh. ý thức đuợc tầm quan trọng đó, Sở giao dịch 1- NHCT VN đã triển khai khá nhiều nghiệp vụ mới, đa dạng hoá và từng bước đổi mới các hình thức thanh toán để hoà nhập với xu thế ngân hàng hiên đại trong thời kỳ mới nhằm phục vụ khách hàng tốt nhất, đồng thời tạo thêm nguồn lợi đáng kể trong dịch vụ ngân hàng. a. Hoạt động kinh doanh đối ngoại1. 1.a Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ Trong năm 2001 thị trường ngoại tệ có nhiều biến động, tỷ giá liên tục tăng cuối năm 2001 tỷ giá tăng 566 đồng/USD so với đầu năm . sgd1 đã chủ động khai thác ngoại tệ đặc biệt mua bán ngoại tệ có kỳ hạn. năm 2001 đã mua hơn 117 triệu USD và các loại ngoại tệ khác như DEM,JPY,EUR. 2.a Nghiệp vụ thanh toán quốc tế Hoạt động kinh doanh ngoại tệ phát triển đã tạo điều kiện mở rộng các nghiệp vụ thanh toán quốc tế như L/C nhập khẩu, thanh toán nhờ thu ... - L/C nhập khẩu đạt doanh số 83 triệu USD - Thông báo L/C hơn 1 triệu USD - Thanh toán nhờ thu tăng 30% so cùng kỳ Doanh số chi trả kiều hối đạt 6 triệu USD, tăng 50% so năm 2000. Các dịch vụ khác như thanh toán sec du lịch, thẻ visa, Masterecad... đều có tốc độ tăng đáng kể. II. Thực trạng chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Sở giao dịch 1- NHCT VN 1. Tình hình huy động vốn ngắn hạn Để có thể đáp ứng nhu cầu kinh tế xã hội trong giai đoạn mới, Sở giao dịch 1- NHCT VN đã xác định huy động vốn là nhiệm vụ quan trọng. Sở giao dịch 1- NHCT VN đã ngày càng mở rộng mạng lưới huy động vốn của mình bằng việc lập thêm nhiều chi nhánh với nhiều hình thức huy động khác nhau như: Tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu... bằng cả ngoại tệ và nội tệ. Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2001 đạt 11.588 tỷ đồng, tăng 2.325 tỷ đồng, tốc độ tăng 25% so với năm 2000, trong đó: - Tiền gửi dân cư đạt 3.409 tỷ đồng, tăng 433 tỷ đồng, tốc độ tăng 14% và chiếm tỷ trọng 29,4% - Tiền gửi doanh nghiệp đạt 8.113 tỷ đồng, tăng 1.892 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng 70,5% tổng nguồn vốn huy động - Ngắn hạn 4.685 Tỷ đồng đồng , tăng 659 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng40%. - Trung và dài hạn 6.903 tỷ đồng, tăng 1.665 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 60%. Nguồn vốn chuyển dịch theo hướng có lợi cho hoạt động kinh doanh. Nguồn tiền gửi tổ chức kinh tế lại giử tỷ trọng chủ yếu chiếm 70,5% tổng nguồn vốn huy động. tỷ trọng tiền gửi tổ chức kinh tế cao cho thấy các doanh nghiệp ngày càng tin tưởng vào hoạt động của sở giao dịch 1. Điều này rất có lợi cho sở giao dịch1 vì các doanh nghiệp sẻ sử dụng các dịch vụ của sở nhiều hơn trên cơ sở tiền gửi ngày càng nhiều góp phần làm tăng lợi nhuận cũng như uy tín của Sở giao dịch 1- NHCT VN Bảng 3. Tình hình huy động vốn ngắn hạn tại Sở giao dịch 1 Đơn vị triệu đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng 7.779.000 100% 9.262.841 100% 11.587.595 100% Ngắn hạn 4.001.000 51.43% 4.026.030 43,5% 4.684.768 40,4 % Trung dài hạn 3.778.000 48,56% 5.236.811 56,53 % 6.902.827 59,6% ( Nguồn báo cáo Sở giao dịch 1 -NHCT VN) Trong năm 1999 nguồn vốn huy động ngắn hạn của Sở giao dịch 1 đạt được con số đáng kể tương ứng 51,43% Trong tổng nguồn vốn huy động. Sang năm 2001, lượng vốn huy động trung và dài hạn tăng đáng kể so với nhưng năm trước làm cho tỷ trọng huy động vốn ngắn hạn trở nên nhỏ hơn (40,4%) so tổng vốn . Tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng quốc doanh cũng như những ngân hàng thương mại cổ phần và liên doanh với các chính sách ưu đải về lãi suất, chăm sóc khách hàng, rút thăm trúng thưởng... áp dụng cho các loại tiền gửi ngắn hạn là một nguyên nhân làm cho tỷ trọng huy động vốn ngắn hạn của Sở giao dịch 1 giảm đáng kể. Phần nữa do biến động của thị trường nhà đất gần đây. 2. Tình hình cho vay ngắn hạn 2.1 Đối tượng khách hàng có quan hệ với Sở giao dịch 1- NHCTVN Trước đây ngân hàng công thương hoạt động như một ngân hàng chính sách, một ngân hàng công nghiệp và thương mại, vì thế khách hàng truyền thống của ngân hàng thương mại là các doanh nghiệp nhà nước. Khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, mở cửa nền kinh tế nhu cầu kinh doanh mở rộng làm ăn, phát triển kinh tế ngày càng cấp thiết. Như một kết quả tất yếu, các doanh nghiệp trong lĩnh vực công thương nghiệp là những đơn vị đáp ứng nhu cầu đó. Song song với các công trình xây dựng mới, nhu cầu vốn của doanh nghiệp ngày càng tăng lên và ngân hàng chính là nơi họ tìm đến. Nhờ các khoản vay trung và dài hạn của ngân hàng, các doanh nghiệp có thể đầu tư mua sắm và đổi mới máy móc thiết bị, mở rộng cơ sở sản xuất, đào tạo và tuyển chọn đội ngũ cán bộ, công nhân... nhằm nâng cao năng lực sản xuất. Nhưng có một thực tế là nhiều doanh nghiệp sau khi nhận được các khoản vay đó lại không còn hay còn rất ít vốn lưu động để tiến hành sản xuất, quay vòng vốn thu lợi nhuận. Do vậy từ vay trung và dài hạn ,Sở giao dịch 1- NHCT VN tiếp đó đã cho vay cả phần vốn lưu động ngắn hạn để giúp các dự án hoàn thành đúng tiến độ. Đây không chỉ là cách thức để ngân hàng mở rộng các nghiệp vụ của mình mà còn là cách để đảm bảo thu hồi các khoản vay của ngân hàng, hổ trợ doanh nghiệp như vậy giữa hai bên cùng có lợisd. Sau này, khi đối tượng khách hàng của SGD1 được mở rộng ra cả các doanh nghiệp ngoài các lĩnh vực truyền thống, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh thì hoạt động tín dụng vẫn được phát triển theo cách này, và giúp duy trì mối quan hệ thường xuyên với các khách hàng cũ, và thu hút khách hàng mới. Năm 1999 Sở giao dịch 1- NHCT VN có quan hệ tín dụng với 62 doanh nghiệp nhà nước trong tổng số 295 tổ chức kinh doanh, năm 2000 là 53 trong tổng số 287, năn 2001 là 57 trong tổng số 275 doanh nghiệp. Có thể thấy lượng khách hàng có quan hệ tín dụng với SGD 1 tương đối lớn nhưng quy mô doanh nghiệp quyết định đến chiến lược khách hàng của ngân hàng. SGD 1 phải tìm đến một cơ cấu khách hàng hợp lý. Phần lớn khách hàng của SGD1 là doanh nghiệp quốc doanh, trong đó có một số doanh nghiệp có quy mô lớn. điển hình công ty Bưu Chính Viễn thông chiếm hơn 50% dư nợ, các công ty quốc doanh khác: Tổng công ty điện Lực, tổng công ty Đường Sắt, công ty dầu khí Nam Côn Sơn, công ty thực phẩm miền bắc, tổng công ty than Việt Nam, công ty xuất nhập khẩu hoá chất... đây hầu hết là tổng công ty 90-91. Nhìn chung, đây là những tổ chức kinh tế lớn có nhiều lợi thế về quy mô về ưu tiên của chính phủ... nhưng họ lại là khách hàng lớn của vay trung và dài hạn. Đối với những khách hàng này, dễ dàng có sự chuyển đổi từ cho vay ngắn hạn sang tương đương cho vay dài hạn, vì họ có thể kéo dài và thay thế hợp đồng tín dụng ngắn hạn với chi phí thấp. Đối với tín dụng ngắn hạn, ban đầu đối tượng khách hàng của SGD1 là những doanh nghiệp nhà nước mà Sở đã cho vay trung dài hạn theo kế hoạch Nhà Nước và chỉ được vay trong một số lượng nhất định theo quy định của Nhà Nước. Trải qua một thời gian dài với nhiều thay đổi trong quy định, chính sách, đến nay đối tượng vay ngắn hạn SGD1 đã tăng lên cả về số lượng và quy mô khoản vay. SGD1 đã cho vay đối với mọi thành phần kinh tế cả doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh, cả doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại, công nghiệp, sản xuất kinh doanh tổng hợp, chế biến nông , lâm, thuỷ sản lẫn doanh nghiệp hoạt động trong thi công xây lắp. Với số lượng khách hàng đa dạng như vậy, tuỳ theo từng loại hình và tính chất hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp mà Sở giao dịch 1- NHCT VN sẽ đáp ứng các khoản tín dụng ngắn hạn cho họ. Đối với khách hàng truyền thống, những doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại công nghiệp. Đặc điểm của các doanh nghiệp này trong thời kỳ mới là phải đấu thầu để nhận công trình và tự lo vốn thực hiện trước khi nhận được khối lượng thanh toán của chủ đầu tư nên các doanh nghiệp này có nhu cầu vốn ngắn hạn rất lớn cần được các ngân hàng đáp ứng. Trên cơ sở dự toán và các dự án đệ trình của doanh nghiệp, SGD1 sẽ tính toán và xem xét nhu cầu vay của doanh nghiệp, sau đó cân đối nguồn để cho vay. Sau khi công trình hoàn thành và được nghiệm thu, các chủ đầu tư mới thanh toán toàn bộ công trình cho bên thi công theo các phiếu giá được lập. và khi đó, doanh nghiệp sẽ hoàn trả khoản vay cho ngân hàng. Với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cần vốn lưu động lớn như tổng công ty chè, may mặc, các công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại, du lịch... quan hệ chủ yếu đối với Sở giao dịch 1- NHCT VN là tín dụng ngắn hạn. Đây là những đối tượng khách hàng sở cần quan tâm và giữ mối quan hệ tốt để đẩy mạnh hoạt động tín dụng ngắn hạn trong tương lai. Với những khách hàng là các doanh nghiệp hoạt động trong những lỉnh vực cần vốn đầu tư trung và dài hạn là chủ yếu thì bên cạnh việc đáp ứng trung và dài hạn, Sở giao dịch 1- NHCT VN đáp ứng cả các khoản vay ngắn hạn trong trường hợp cần thiết để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này được liên tục . Các đối đượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện Sở giao dịch 1 quan hệ tín dụng thường xuên còn ít hầu hết các doanh nghiệp này chỉ mở tài khoản để tiện cho việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng, nhất là dịch vụ bảo lảnh. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước thì các thành kinh tế này có tiềm năng phát triển trong tương lai, vì thế sở cần chú trọng dến đối tượng khách hàng này, nhằm mở quan hệ tín dụng thường xuyên. Đối tượng vay ngắn hạn là dân cư: từ năm1995 trở lại đây sở mới phát triển loại đối tượng này. Đây thường là cá nhân có tiền gửi tiết kiệm hoạc trái phiếu, kỳ phiếu của các ngân hàng thương mại và trái phiếu của Kho bạc nhà nước. khi nhu cầu đời ssống phát sinh như làm nhà, mua xe , cưới vợ... mà sổ tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu của họ chưa đến hàn rút ngay thì không hưởng lải xuất hoặc chỉ nhận được phần nhỏ, khi đó Sở giao dịch 1- NHCT VN sẽ cho các đối tượng này vay và giữ sổ tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu của họ như vật thế chấp. Khi đến hạn thanh toán, khách hàng sẽ rút tiền trả nợ ngân hàng mà không bị thiệt do rút trước thời hạn. 2.2 Những thuận lợi và khó khăn trong cho vay ngắn hạn của Sở giao dịch Thuận lợi : + luôn có môi trường hoạt độngổn định, rộng lớn có dủ điều kiện tiềm năng khai thác nguòn vốn. + Phương hướng , mục tiêu và các giải pháp trong hoạt động dược ban lảnh đạo chỉ đạo sát sao + Hệ thống trang thiết bị hiện đại, áp dụng công nghệ tin học hiện đại + đội ngũ cán bộ không ngừng , học hỏi , trau dồi kiến thức nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng ... Khókhăn: + Có sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng trên địa bàn + Môi trường pháp lý cho hoạt ngân hàng còn gặp nhiều bất cập, chưa sát thực tế. + Tình hình khó khăn về nguồn vốn + Diển biến nền kinh tế thế giới có nhiều biến động + Thị trường ngoại tệ thiếu ôn định + Lải suất cho vay có su hướng giảm nhanh hơn lải suất huy động. .3 Tình hình cho vay ngắn hạn Bảng 4 Hoạt động tín dụng của sở giao dịch1-NHCT - Vn đơn vị: triệu đồng chỉ tiêu 1999 2002 2001 Tổng dư nợ 1.107.607 1.246.563 1.497.004 1. phân theo thời gian - Ngắn hạn 347.966 355.207 475.010 - Trung hạn 695.447 836.901 971.000 2. Phân theo thành phần kinh tế - Kinh tế quốc doanh 983.323 1.140.556 1.355.224 - Kinh tế ngoài quốc doanh 124.284 106.112 141.780 (nguồn báo cáo của Sở giao dịch 1- NHCT VN ) Thế mạnh của sở giao dịch là cho vay trung và dài hạn những dự án thuộc các lĩnh vực hoạt động chủ yếu là công nghiệp và thương mại nhưng tín dụng ngắn hạn vẫn giữ vai trò quan trọng Có thể thấy, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn so với tổng dư nợ còn ở mức thấp: năm 1999, dư nợ ngắn hạn chiếm 31,16% trên tổng dư nợ, năm 2000 là 30,95%, đến 31/12/2001 dư nợ ngắn hạn đạt 475 tỷ đồng, tăng 120 tỷ đồng, tốc độ tăng 33,8%, tỷ trọng tín dụng ngắn hạn trên tổng dư nợ giảm vào năm 2000. Phải chăng có sự chênh lệch này là do một số nguyên nhân sau trước hết là chủ trương của nhà nước về đẩy mạnh công nghiệp hoá nên Sở giao dịch 1- NHCT VN đã triển khai mạnh mẽ cho vay trung và dài hạn để phục vụ cho sự đổi mới chung, hai là do quy định của chính phủ, ngân hàng nhà nước về sự bảo lảnh cho các công ty, các doanh nghiệp trong việc thế chấp, giảm bớt được một khâu mà nhiều doanh nghiệp nhà nước do nhân tố nào đó, ngân hàng không giải ngân; nguyên nhân tiếp theo là việc tách nhập và tiến trình cổ phần hoá của các doanh nghiệp nhà nước được thúc đẩy mạnh mẽ; Xuất phát từ lịch sử hoạt động của ngân hàng công thương với đặc điểm là ngân hàng cho vay công nghiệp, do vậy khách hàng thuyền thống vay trung và dài hạn là chủ yếu, hơn nữa đặc điểm khoản vay trung dài hạn là khoản vay lớn . Được thành lập vào năm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0342.doc
Tài liệu liên quan