Nội dung Trang
Mục lục 1
Lời nói đầu 3
Chương I: Lý luận chung về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp 6
1.1. Thực Chất vai trò của cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp 6
1.1.1. Quản lý 6
1.1.2. Bộ máy cơ cấu tổ chức quản lý 6
1.2. Nguyên tắt đối với việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp 9
1.2.1. Những yêu cầu 9
1.2.2. Những nguyên tắc 10
1.2.3. Mối liên hệ trong cơ cấu tổ chức bộ máy doanh nghiệp 11
1.3. Các kiểu cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp 12
1.3.1. Các kiểu cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp 12
1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp 30
1.4. Những phương pháp hình thành cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 31
1.4.1. Phương pháp tương tự 31
1.4.2. Phương pháp phân tích theo yếu tố 32
1.4.3. Phương pháp dựa trên mối liên hệ trong cơ cấu tổ chức bộ máy 35
Chương II: Thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty Kinh doanh khí hoá lỏng Miền Bắc 36
2.1. Một số đặc điểm của Công ty Kinh doanh khí hóa lỏng Miền Bắc ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 36
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 36
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh 39
2.1.3. Đặc điểm công nghệ chế tạo sản phẩm 41
2.1.4. Đặc điểm về lao động 42
2.1.5. Kết quả SXKD của Công ty năm 2004, 2005, 2006 49
2.2. Thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công Ty kinh doanh khí hoá lỏng Miền Bắc 50
2.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức 51
2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của Ban giám đốc 52
2.3. Mối quan hệ giữa các đơn vị trong Công ty Kinh doanh hoá lỏng Miền Bắc 70
2.4. Đánh giá chung về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty kinh doanh khí hoá lỏng Miền Bắc 72
2.4.1. Ưu điểm 72
2.4.2. Những nhược điểm cần khắc phục 74
2.4.3. Một số nguyên nhân dẫn đến các tồn tại 75
Chương III: Một số giải pháp góp phần xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty kinh doanh khí hoá lỏng Miền Bắc 76
3.1. Hoàn thiện cơ chế quản lý 76
3.2. Sắp xếp lại một số bộ phận phù hợp hơn với nhiệm vụ và đặc điểm sản xuất kinh doanh 76
3.3. Nâng cao trình độ của cán bộ nhân viên thông qua công tác đào tạo, tuyển dụng, tuyển chọn nhân viên 77
3.4. Xây dựng tiêu chuẩn cho cán bộ 78
3.5. Cải thiện điều kiện làm việc của lao động quản lý 80
Lời Kết 82
Tài liệu tham khảo 83
83 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1444 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty Kinh doanh khí hoá lỏng Miền Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c đơn vị hợp tác bên trong cơ cấu cũng như bên ngoài. Đây là bước có vấn đề mang tính chất định tính đối với cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.
+ Bước 2: Xây dựng và xác lập mối quan hệ các phòng ban chức năng trong cơ cấu bộ máy tổ chức doanh nghiệp thể hiện bằng việc xây dựng phân hệ trực tuyến, chức năng và chương trình mục tiêu để xác định rõ mục đích của phòng ban cũng như mục tiêu, mục đích của doanh nghiệp. Từ đó tập hợp phân tích những ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.
+ Bước 3: Phân phối cụ thể hoá các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, xác định về số nhân viên cũng như trình độ trong từng bộ phận. Từ đó, xây dựng điều lệ, quy định, quy tắc đảm bảo cho cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý có hiệu lực mang lại hoạt động có hiệu quả cao.
Trên thực tế không thể áp dụng một cách cứng nhắc, máy móc những phương pháp đó mà phải dựa vào tình hình, mục tiêu cụ thể của từng doanh nghiệp và vận dụng có chọn lọc kết hợp với sự phân tích trên cơ sở khoa học các mặt về lý luận cũng như thực tiễn cho phù hợp với doanh nghiệp mình.
1.4.3. Phương pháp dựa trên mối liên hệ trong cơ cấu tổ chức bộ máy
Đây là vấn đề quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Trong cơ cấu tổ chức bộ máy có các mối liên hệ sau:
- Liên hệ trực tuyến: Là liên hệ giữa thủ trưởng và cán bộ nhân viên trong các bộ phận, giữa cán bộ cấp trên với các cán bộ cấp dưới.
- Liên hệ chức năng: Sự liên hệ giữa các bộ phận chức năng trong quá trình chuẩn bị việc quyết định cho thủ trưởng, giữa bộ phận chức năng cấp trên với cán bộ nhân viên chức năng cấp dưới nhằm hướng dẫn về mặt nghiệp vụ chuyên môn.
- Liên hệ tư vấn: Là loại liên hệ giữa các bộ phận, giữa cơ quan lãnh đạo chung với các bộ phận, giữa cán bộ chỉ huy với các chuyên gia theo từng loại công việc.
Việc xác định đúng đắn, hợp lý các loại liên hệ giúp cho cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý phát huy được hết tác dụng trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường với sự biến động không ngừng. Đó là các bộ phận, cá nhân trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanhnghiệp nhận rõ vị trí của mình cũng như công việc, nhiệm vụ, chức năng và quyền hạn của mình. Từ đó làm cho cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý năng động, thích ứng chủ động, linh hoạt và đạt hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY KINH DOANH KHÍ HÓA LỎNG MIỀN BẮC
2.1. Một số đặc điểm của Công ty Kinh doanh khí hóa lỏng Miền Bắc ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty
- Công ty chế biến và kinh doanh các sản phẩm khí (PV GAS) được thành lập vào tháng 10 năm 1990 là thành viên của Tổng Công Ty Dầu Khí Việt Nam (Petrovietnam) một tập đoàn dầu khí lớn nhất Việt Nam. PV GAS chuyên sản xuất, tàng chứa, vận chuyển, phân phối và thực hiện các dự án liên quan tới gas và các sản phẩm về gas.
- Trước đây là chi nhánh của PVGAS, xí nghiệp khí Miền Bắc (hay còn gọi là XN2) được thành lập ngày 29-12-2000 với hoạt động chính sau:
+ Vận chuyển, lưu kho, phân phối LPG trên toàn bộ khu vực phía Bắc (từ Đà Nẵng trở ra).
+ Thực hiện tư vấn, thiết kế, lắp đặt các hệ thống bồn, giàn.
+ Sử dụng gas và các dự án liên quan tới ngành gas.
- Ngày nay công ty mang tên : Công ty kinh doanh khí hoá lỏng Miền Bắc
2.1.1.1. Chức năng
Tổ chức vận chuyển, đóng bình, kinh doanh tiêu thụ các sản phẩm khí, bao gồm khí hoá lỏng (LPG), condensate.
- Tổ chức xây dựng mạng lưới kinh doanh tiêu thụ các sản phẩm khí
- Thực hiện các hoạt động kinh doanh dịch vụ khác có liên quan như cung cấp và lắp đặt các lại thiết bị chuyên dụng, vật tư, hoá chất trong lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm khí.
- Thực hiện các nhiêm vụ khác khi được công ty chế biến và kinh doanh sản phẩm khí uỷ quyền.
2.1.1.2. Nhiệm vụ
Nhiệm vụ chính của Công ty là thực hiện tốt chức năng chính của mình đã được nêu ở trên, bên cạnh đó hằng năm Công ty còn đề ra những những nhiệm vụ cụ thể nhằm giải quyết những vấn đề thực tế phát sinh như:
- Vận hành an toàn liên tục các kho chứa, trạm nạp, các phương tiện vận tải, tăng cường công tác an toàn an ninh, Phòng cháy chữa cháy, bảo hộ lao động và vệ sinh môi trường.
- Phát triển mạnh mạng lưới bán lẻ khí hoá lỏng, xây dựng chương trình quảng cáo khuyến mại.
- Thực hiện nghiêm túc các tiêu chuẩn, quy định, quy trình của hệ thống quản lý an toàn OHSAS và hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000.
2.1.1.3. Quyền hạn
Công ty là đơn vị hạch toán phụ thuộc, được tự chủ trong sản xuất kinh doanh theo sự phân cấp của công ty trong phạm vi số vốn do công ty giao cho Công ty quản lý sử dụng, cụ thể là:
- Trong hoạt động sản xuất kinh doanh: Công ty có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh và kinh doanh theo đúng nghành nghề đã đăng ký, chịu trách nhiệm trước công ty về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và chịu trách nhiệm trước khách hàng, trước pháp luật về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ do Công ty thực hiện.
- Việc tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ của Công ty phải tuân thủ theo kế hoạch đã giám đốc công ty phê duyệt.
- Kế hoạch sản xuất kinh doanh và dịch vụ của Công ty được xây dựng theo hàng quý, hàng năm phù hợp với cơ sở vật chất kỹ thuật và nhân lực do Công ty quản lý.
- Trong hoạt động tài chính và hạch toán kinh tế, Công ty là đơn vị hạch toán phụ thuộc và thực hiện việc hạch toán theo quy chế tài chính Công ty phù hợp với quy chế tài chính công ty.
- Trong lĩnh vực tổ chức cán bộ và lao động: Công ty có quyền đề nghị công ty xem xét quyết định thành lập, tổ chức, giải thể các bộ phận trực thuộc và phương án tổ chức bộ máy quản lý Công ty theo điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty và quy chế này.
- Trong khuôn khổ biên chế được công ty phê duyệt, Công ty được quyền sắp xếp bố trí sử dụng, khen thưởng và kỷ luật đối với người lao động làm việc trong Công ty. Việc tuyển dụng do công ty quyết định.
- Phó Giám đốc Công ty, phụ trách kế toán Công ty và các bộ phận trực thuộc Công ty do Giám đốc công ty quyết định theo đề nghị của Giám đốc Công ty.
- Công ty có trách nhiệm chăm lo nguồn lực để đảm bảo chiến lược phát triển và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chăm lo cải thiện điều kiện làm việc điều kiện sống của người lao động theo Bộ luật lao động và Luật Công đoàn.
- Công ty có quyền từ chối và tố cáo mọi yêu cấu cung cấp các nguồn lực không được công ty, pháp luật quy định của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào trừ những khoản tự nguyện đóng góp vì mục đích nhân đạo và công ích sau khi được giám đốc công ty đồng ý bằng văn bản.
- Quyết định số 826/QĐ-DKVN ngày 12/4/2006 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam về việc thành lập Công ty Kinh doanh Khí hóa lỏng Miền Bắc;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chi nhánh số: 0116000704 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà nội cấp ngày 17/5/2006.
Tên gọi : CÔNG TY KINH DOANH KHÍ HÓA LỎNG MIỀN BẮC
Tên tiếng Anh : PETROVIETNAM NORTHERN GAS COMPANY
Tên viết tắt : PV GAS – NORTH
Địa chỉ : Lầu 5, lầu 6, tòa nhà 59 Quang Trung, phường Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, TP Hà nội.
Điện thoại : 04.9445555
Fax : 04.9445334
Logo hiện nay :
- Công ty Kinh doanh Khí hóa lỏng Miền Bắc là Doanh nghiệp Nhà nước hạch toán kinh tế phụ thuộc Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam, có con dấu riêng để giao dịch và được mở tài khoản tại hệ thống ngân hàng và kho bạc nhà nước theo quy định của pháp luật.
2.1.2.Chức năng và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
2.1.2.1. Nhiệm vụ
Nhiệm vụ chính của Công ty là thực hiện tốt chức năng chính của mình đã được nêu ở trên, bên cạnh đó hằng năm Công ty còn đề ra những những nhiệm vụ cụ thể nhằm giải quyết những vấn đề thực tế phát sinh như:
- Vận hành an toàn liên tục các kho chứa, trạm nạp, các phương tiện vận tải, tăng cường công tác an toàn an ninh, Phòng cháy chữa cháy, bảo hộ lao động và vệ sinh môi trường.
- Phát triển mạnh mạng lưới bán lẻ khí hoá lỏng, xây dựng chương trình quảng cáo khuyến mại.
- Thực hiện nghiêm túc các tiêu chuẩn, quy định, quy trình của hệ thống quản lý an toàn OHSAS và hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000.
2.1.2.2. Quyền hạn
Công ty là đơn vị hạch toán phụ thuộc, được tự chủ trong sản xuất kinh doanh theo sự phân cấp của công ty trong phạm vi số vốn do công ty giao cho Công ty quản lý sử dụng, cụ thể là:
- Trong hoạt động sản xuất kinh doanh: Công ty có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh và kinh doanh theo đúng nghành nghề đã đăng ký, chịu trách nhiệm trước công ty về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và chịu trách nhiệm trước khách hàng, trước pháp luật về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ do Công ty thực hiện.
- Việc tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ của Công ty phải tuân thủ theo kế hoạch đã giám đốc công ty phê duyệt.
- Kế hoạch sản xuất kinh doanh và dịch vụ của Công ty được xây dựng theo hàng quý, hàng năm phù hợp với cơ sở vật chất kỹ thuật và nhân lực do Công ty quản lý.
- Trong hoạt động tài chính và hạch toán kinh tế, Công ty là đơn vị hạch toán phụ thuộc và thực hiện việc hạch toán theo quy chế tài chính Công ty phù hợp với quy chế tài chính công ty.
- Trong lĩnh vực tổ chức cán bộ và lao động: Công ty có quyền đề nghị công ty xem xét quyết định thành lập, tổ chức, giải thể các bộ phận trực thuộc và phương án tổ chức bộ máy quản lý Công ty theo điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty và quy chế này.
- Trong khuôn khổ biên chế được công ty phê duyệt, Công ty được quyền sắp xếp bố trí sử dụng, khen thưởng và kỷ luật đối với người lao động làm việc trong Công ty. Việc tuyển dụng do công ty quyết định.
- Phó Giám đốc Công ty, phụ trách kế toán Công ty và các bộ phận trực thuộc Công ty do Giám đốc công ty quyết định theo đề nghị của Giám đốc Công ty.
- Công ty có trách nhiệm chăm lo nguồn lực để đảm bảo chiến lược phát triển và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chăm lo cải thiện điều kiện làm việc điều kiện sống của người lao động theo Bộ luật lao động và Luật Công đoàn.
- Công ty có quyền từ chối và tố cáo mọi yêu cấu cung cấp các nguồn lực không được công ty, pháp luật quy định của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào trừ những khoản tự nguyện đóng góp vì mục đích nhân đạo và công ích sau khi được giám đốc công ty đồng ý bằng văn bản.
2.1.3. Đặc điểm công nghệ chế tạo sản phẩm
2.1.3.1. Quy trình nhập, tồn chứa, xuất LPG tại tổng kho Hải Phòng
- Nguyên công 1: Nhập LPG từ tàu thuỷ có trọng tải đến 2000 tấn neo đậu tại cầu cảng qua hệ thống bơm tại tàu 250m3/giờ. Xác định khối lượng LPG nhập thông qua việc tính toán các thông số đo tại tàu.
- Nguyên công 2: Tồn chứa LPG trong 4 bồn chứa có dung tích tổng cộng là 2400 m3 (khoảng 1200 tấn).
- Nguyên công 3: Xuất LPG từ bồn chứa cho xe bồn bằng 2 cụm cần xuất qua 2 bơm, mỗi bơm 30 m3/h. Xác định khối lượng xuất bằng phương pháp cân.
- Nguyên công 4: Vận chuyển và bơm LPG vào bồn chứa nơi tiêu dùng. Xác định khối lượng giao nhận bằng phương pháp cân hoặc tính toán các thông số bồn chứa.
2.1.3.2. Quy trình nạp LPG vào bình loại 12 kg, 45 kg tại trạm nạp Yên Viên
- Nguyên công 1: Nhập vỏ bình từ khách hàng đã dùng hết gas hay từ nhà sản xuất, bảo dưỡng.
- Nguyên công 2: Kiểm tra bình trước khi nạp. Việc kiểm tra được thực hiện bằng mắt thường thông qua đối chiếu với các yêu cầu kỹ thuật. Các bình đạt yêu cầu chuyển sang nguyên công 3.
- Nguyên công 3: Vệ sinh vỏ bình.Các bình bẩn, không đạt yêu cầu được công nhân rửa sạch sẽ trước khi nạp LPG.
- Nguyên công 4: Nạp LPG vào bình. Công nhân vận hành lắp đầu nạp vào van bình, đặt khối lượng LPG cần nạp, mở đóng van để bắt đầu và kết thúc nạp. Sau khi nạp bình đầy được đẩy ra băng tải chuyển bước tiếp theo.
- Nguyên công 5: Kiểm tra bình sau khi nạp. Bình được kiểm tra rò rỉ bằng thiết bị rò gas, khối lượng bằng cân kiểm tra. Các bình không rò rỉ và khối lượng sai số không quá ± 0.15 kg (bình 12 kg), ± 0.3 kg ( bình 45 kg) thì đạt. Các bình không đạt phải thực hiện nguyên công 6.
- Nguyên công 6: Rút LPG từ bình rò rỉ hay vượt quá khối lượng. Bơm thêm nếu khối lượng chưa đủ. Các bình đạt yêu cầu sẽ thực hiện nguyên công 7.
- Nguyên công 7: Niêm phong, dán nhãn bình. Việc niêm phong dán nhãn bình nhằm đảm bảo chất lượng và chất lượng LPG trong bình còn nguyên vẹn từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng và giúp nhà quản lý xác định được nguồn gốc sản phẩm.
- Nguyên công 8: Lưu kho và vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Bình LPG luôn được dự trữ với khối lượng lớn đảm bảo sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Khi có yêu cầu, bình LPG được vận chuyển bằng xe tải đến kho bãi, cửa hàng của khách hàng.
2.1.4. Đặc điểm về lao động
Để lập kế hoạch số lượng lao động cần phải tìm hiểu hoạt động kinh doanh cũng như cơ cấu tổ chức của Công ty.
2.1.4.1. Phân loại lao động trong Công ty
Lao động được chia thành lao động trực tiếp và lao động gián tiếp
- Lao động trực tiếp: gồm công nhân lái xe bồn, công nhân lái xe bình, công nhân vận hành chiết nạp
- Lao động gián tiếp: Gồm nhân viên văn phòng, nhân viên kỹ thuật, nhân viên kinh doanh v.vHằng năm số lao động gián tiếp không có sự thay đổi lớn, nếu có người về hưu hay xin chưyển đi nơi khác thì phòng lao động tiền lương sẽ tuyển người thay thế.
Vì vậy ta chỉ tập trung lập kế hoạch số lượng lao động trực tiếp để đảm bảo thực hiện kế hoạch sản xuất.
Sau đây là bảng giới thiệu cơ cấu tổ chức và sơ đồ hoạt động kinh doanh của công ty:
2.1.4.2. Xác định số lượng công nhân viên trực tiếp
Lao động có đến thời điểm lập phương án cổ phần hóa: có 168 người. Trong đó:
- Phân theo trình độ:
Cán bộ có trình độ trên đại học, đại học: 68 người
Cán bộ có trình độ cao đẳng và trung cấp: 19 người
Công nhân kỹ thuật: 46 người
Lao động phổ thông: 35 người
- Phân theo hợp đồng lao động:
Lao động hợp đồng dài hạn (không xác định thời hạn): 79 người
Lao động hợp đồng ngắn hạn (từ 01 đến 03 năm): 65 người
Lao động khác (hợp đồng mùa vụ, dưới 01 năm): 24 người
- Công nhân vận hành chiết nạp:
Qkh
Nct =
Msl *T
Trong đó :
Nct : Số lượng công nhân cần thiết
Qkh : Khối lượng sản phẩm trong kỳ kế hoạch
Msl : Mức sản lượng ( tấn /người - ca)
T : Thời gian công tác bình quân năm kế hoạch
Biết sản lượng của công nhân vận hành chiết nạp gas là 3tấn/người - ca
Vậy số công nhân vận hành chiết nạp năm 2006 là:
21842
Nct = = 31 người
3*237
- Công nhân lái xe bồn:
Định mức của công nhân lái xe bồn là: 2500 T×km/ca
Định mức của công nhân lái xe bình là: 1600T×km/CA
Vậy số công nhân lái xe bồn là:
Nct = 43684*150km = 11 người
2500* 237
Vậy số công nhân lái xe bình là:
Nct = 43684*100km = 12 người
1500*237
Ngoài số lượng công nhân có mặt tại vị trí công tác,khi lập kế hoạch số lượng lao động cần tính cả số lượng công nhân nghỉ với lý do khác nhau so đó cần tính số lượng lao động theo danh sách:
Nds = Nct × kds
Tcđ
kds =
Tlvtt
Tcđ: Thời gian công tác theo chế độ
Tlvtt: Thời gian làm việc thực tế
kds = 253 = 1.06
237
Vậy số lao động trưc tiếp theo danh sách là:
Công nhân vận hành chiết nạp : 31×1.06 ≈ 33 người
Công nhân lái xe bồn : 11×1.06 ≈ 12 người
Công nhân lái xe bình : 12×1.06 ≈ 13 người
Vậy tổng số người lao động trực tiếp theo danh sách là: 58 người
2.1.4.3. Xác định số lao động gián tiếp
Về lao động gián tiếp làm nhiêm vụ quản lý điều hành hoạt động của Công ty thường không có sự biến đổi lớn. Do đó ta lập kế hoạch cho số lao động này dựa vào số liệu thực tế năm 2005 và kế hoạch sản lượng đề ra trong năm.
Kế hoạch số lượng lao động của Công ty năm 2006
Chỉ tiêu
2005
2006
Tỷ trọng (%)
Thừa,thiếu
(+,-)
I Lao động trực tiếp
56
58
33.14
-2
1Công nhân vận hành
33
33
18.86
0
2Công nhân lái xe bồn
11
12
6.86
-1
3Công nhân lái xe bình
12
13
7.42
II Lao động gián tiếp
100
117
66.86
1 Phòng hành chính tổ chức
10
11
6.29
-1
2 Phòng kỹ thuật
7
10
5.71
-5
3 Phòng kinh doanh
28
34
19.44
-4
4 Phòng tài chính kế toán
7
9
5.14
-2
5 Trạm nạp Hà Nội
16
17
9.71
-1
6 Trạm nạp Nam Định
14
16
9.14
-2
7 Kho Hải Phòng
18
20
11.43
-2
Tổng cộng
156
175
100
-19
Cân đối số lao động kế hoạch năm 2006
STT
Chỉ tiêu
Số có mặt
đến31/12/05
LĐKH 2006
Cân đối
I
Lao động trực tiếp
56
58
2
1
Công nhân vận hành
33
33
0
2
Công nhân lái xe bồn
11
12
1
3
Công nhân lái xe bình
12
13
1
II
Lao động gián tiếp
100
117
17
1
Phòng HC –TC
10
11
1
2
Phòng kỹ thuật
7
10
3
3
Phòng kinh doanh
28
34
6
4
Phòng tài chính kế toán
7
9
2
5
Trạm nạp Hà Nội
16
17
1
6
Trạm nạp Nam Định
14
16
2
7
Kho Hải Phòng
18
20
2
Tổng cộng
156
175
19
Nhìn vào bảng trên ta thấy số công nhân trực tiếp tăng lên 2 người nhằm vận chuyển hàng đầy đủ kịp thời tới khách hàng.
Bên cạnh đó số lao động gián tiếp cũng tăng lên do kế hoạch sản lượng tăng lên đặc biệt là phòng kinh doanh nhằm phát triển thị trường, tăng sức cạnh tranh hơn nữa.
Bộ máy vận hành tại các trạm còn thiếu theo định biên do Công ty chưa có quyết định tuyển dụng, vì vậy trong năm 2007 cũng sẽ tăng thêm.
2.1.4.4. Lập kế hoạch về năng suất lao động:
Năng suất lao động (NSLĐ) là chỉ tiêu thể hiện hiệu quả lao động có ích của con người. Nó được tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc thời gian hao phí hao phí lao động để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
NSLĐ phụ thuộc vào nhiều yếu trong đó ảnh hưởng lớn nhất là các yếu tố sau:
- Công nghệ
- Trình độ
- Điều kiện làm việc
Đối với Công ty thì hoạt động kinh doanh LPG là chủ yếu. Vì vậy ta chỉ đánh giá NSLĐ của hoạt động chiết nạp và vận chuyển khí hoá lỏng.
Công thức chung tính NSLĐ:
Whv = Qkh (Tấn /người năm)
Tlđ
Trong đó :
Whv : NSLĐ tính bằng hiện vật của một lao động
Qkh : Sản lượng kế hoạch (tấn km)
Tlđ :Tổng số lao động
Wgt = Gtsl (tr. đ/người năm )
Tlđ
Trong đó :
Whv: NSLĐ tính theo giá trị
Gtsl : Giá trị tổng sản lượng
Tlđ : Tổng số lao động
Từ các giá trị năm 2006 và giá trị kế hoạch năm 2007 thay vào các công thức trên ta có:
56.991,56
Whv04 = = 365.33tấn /người- năm
156
Whv05 = 65526
175 = 374.43 tấn /người- năm
Wgt04 = 569.91 = 3.6 tỷ
156
Wgt05 = 655.26 = 3.7 tỷ
175
Từ kết quả tính toán trên ta có bảng sau:
Chỉ tiêu
ĐVT
TH06
KH07
Chênh lệch
±
%
Tổng sản lượng
Tấn
56991.56
65526
8534.44
114
Giá trị tổng sản lượng
Tỷ đ
569.91
655.26
85.35
114
Số lao động
người
156
175
19
112
Số ngày LVBQ trong năm
Ngày
235
237
2
100.8
Số giờ LVBQ trong 1 ngày
giờ
7.5
7.75
0.25
103.3
NSLĐ hiện vật
Tấn/ng-năm
365.33
374.43
9.1
102
NSLĐ giá trị
Tỷđ/năm
3.6
3.7
0.1
102.7
Qua tính toán trên ta thấy NSLĐ của Công ty theo cả hiện vật và giá trị đều tăng. Bên cạnh đó, việc nâng cao tinh thần trách nhiệm, nâng cao kỹ thuật lao động, bố trí công việc một cách hợp lý từ đó sử dụng thời gian lao động của nhân viên cao hơn từ 7.5 giờ lên 7.75 giờ trong 1 ngày làm việc. Nâng cao số ngày làm việc bình quân trong năm cũng thúc đẩy việc tăng năng suất của chính họ
Lập kế hoạch về số lượng lao động, kế hoạch sắp xếp công việc cho người lao động và kế hoạch sử dụng thời gian lao động 1 cách hợp lý nhằm tăng năng suất lao động, hoàn thành kế hoạch về sản lượng mà công ty đề ra, đem lại hiệu quả kinh tế một cách cao nhất.
2.1.5. Kết quả sản xuất kinh doanh (SXKD) của Công ty năm 2004, 2005, 2006
Báo cáo kết quả hoạt động SXKD:
ĐVT : 1000 đồng
Chỉ tiêu
2006
2007
Chênh lệch
+ / -
%
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
264,752,037
305,540,214
40,788,177
15.41
2. Giá vốn hàng bán
232,598,372
264,210,262
31,611,890
13.59
3. Lợi nhuận gộp hàng bán (3 = 1 - 2 )
32,153,665
41,329,952
9,176,287
28.54
4. Chi phí bán hang
15,825,930
19,376,850
3,550,920
22.44
5. Chi phí quản lý doanh nghiệp
10,751,780
13,273,530
2,521,750
23.45
6. Lợi nhuận thuần (6 = 3 - 4 - 5 )
5,575,955
8,679,572
3,103,617
55.66
7. Thu nhập từ hoạt động tài chính
145,365
289,725
144,360
99.31
8. Chi phí từ hoạt động tài chính
1,243,678
2,465,378
1,221,700
98.23
9. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
( 9 = 7 - 8 )
-1,098,313
-2,175,653
-1,077,340
10. Các khoản thu nhập bất thường
356,148
256,120
-100,028
11. Chi phí bất thường
557,325
145,180
-412,145
12. Lợi nhuận bất thường ( 12 = 10 - 11 )
-201,177
110,940
312,117
13. Tổng lợi nhuận trước thuế
(13 = 6+9 +12 )
4,276,465
6,614,859
2,338,394
54.68
14. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
1,138,989.32
1,790,006.12
651,017
57.16
15. Lợi nhuận sau thuế (15 = 13 - 14 )
2,928,829.68
4,602,872.88
1,674,043
57.16
Qua bảng trên ta thấy lợi nhuận gộp của năm 2005 tăng 9,176,287 nghìn đồng tăng 28.54% so với năm 2006. Tốc độ tăng giá vốn hàng bán giữ ở mức thấp hơn tốc độ tăng doanh thu.
Chi phí quản lý và chi phí bán hàng đều tăng do nhu cầu phát triển quy mô của Công ty như là tăng thêm trạm nạp Nam Định, phát triển thêm các kênh phân phối
Chi phí từ hoạt động tài chính lớn hơn các khoản thu nhập từ hoạt động tài chính nên lợi nhuận hoạt động tài chính không hiệu quả luôn bị âm, cần phải khắc phục.
Tuy vậy lợi nhuân sau thuế của doanh nghiệp vẫn tăng cao so với năm 2005 cụ thể là 57,16%.
2.2. Thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công Ty kinh doanh khí hoá lỏng Miền Bắc
2.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC
CÔNG TY KINH DOANH KHÍ HOÁ LỎNG MIỀN BẮC NĂM 2006
2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của Ban giám đốc
2.2.2.1. Giám đốc
Ông Phan Đình Đức, Giám đốc, phụ trách chung và phụ trách trực tiếp các công việc sau:
- Tổ chức nhân sự và lao động tiền lương
- Tài chính kế toán
- Chủ trương ký kết các hợp đồng kinh tế, phát triển thị trường
2.2.2.2. Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật
Ông Đoàn Quang Vinh, Phó Giám đốc kỹ thuật, thay mặt Giám đốc giải quyết các công việc chung khi được Giám đốc ủy quyền; giúp Giám đốc phụ trách trực tiếp các công việc sau:
- Sản xuất bao gồm vận hành, bảo dưỡng, công tác bảo hộ lao động – An toàn vệ sinh công nghiệp và Phòng cháy chữa cháy.
- Các vấn đề về công nghệ và kỹ thuật bao gồm cả đường lối, chính sách chung và các giải pháp kỹ thuật trong các dự án (đề án)
- Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng trong toàn Công ty.
- Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các quy trình kỹ thuật của tất cả các bộ phận
- Ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế theo ủy quyền.
2.2.2.3. Phó giám đốc phụ trách Kinh doanh.
Ông Trần Trọng Hữu, Phó Giám đốc Kinh doanh, thay mặt Giám đốc giải quyết các công việc chung khi Giám đốc vắng mặt; giúp Giám đốc phụ trách trực tiếp các công việc sau:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh tháng, quý, năm cho cả Công ty.
- Tổ chức việc nghiên cứu và xác định giá bán buôn, bán lẻ, chính sách bán hàng, quảng cáo, khuyến mại.
- Tổ chức bán lẻ, lập quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới các Đại lý, khách hàng công nghiệp, cửa hàng phân phối sản phẩm của Công ty.
- Ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế theo ủy quyền
2.2.2.4 - Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, đơn vị trực thuộc Công ty
i.1. Phòng tổ chức hành chính ( HC – TC )
a. Chức năng
Phòng HC-TC là bộ phận tổng hợp trực thuộc Công ty, có chức năng trợ giúp Giám đốc Công ty:
- Quản lý và thực hiện các chế độ chính sách lương, bảo hiểm xã hội, nhân sự theo chỉ đạo của Công ty;
- Quản lý điều hành công tác văn phòng và đảm bảo cần thiết cho hoạt động của bộ máy điều hành Công ty,
- Thực hiện công tác tiếp khách, lễ tân;
- Duy trì và cải thiện điều kiện sinh hoạt, làm việc của cán bộ công nhân viên trong Công ty;
b. Nhiệm vụ
- Quản lý điều hành công tác văn thư, lưu trữ, hành chính tổng hợp, thư viện và công tác bảo mật theo quy định của Tổng Công ty, Công ty, và Nhà nước;
- Là đầu mối truyền đạt các công văn, quyết định, chỉ thị của Công ty, lãnh đạo Công ty đến các bộ phận trực thuộc Công ty;
- Đảm bảo các cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc, văn phòng phẩm cho bộ máy điều hành của Công ty, quản lý và bảo vệ trụ sở làm việc;
- Quản lý các phương tiện thông tin liên lạc và đảm bảo thông tin thông suốt giữa các bộ phận chức năng, giữa Công ty với Công ty và với các cơ quan, đối tác của Công ty;
- Quản lý phương tiện xe, máy của lãnh đạo Công ty và bộ máy điều hành Công ty, phục vụ yêu cầu đi lại của lãnh đạo và cán bộ công nhân viên trong bộ máy điều hành Công ty theo quy định của Công ty;
- Thực hiện công tác lễ tân, đón tiếp khách của công ty;
- Xây dựng kế hoạch phát triển nhân lực toàn Công ty theo phương án tổ chức của từng giai đoạn;
- Triển khai các chế độ lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ khác theo quy định của Công ty;
- Quản lý hồ sơ liên quan đến nhân sự, bộ máy của Công ty;
- Phối hợp với Công đoàn tổ chức, cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên, kiểm tra sức khoẻ định kỳ và các hoạt động khác nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ của Công ty.
c. Quyền hạn
- Tham gia xây dựng, đóng góp quy chế trả lương/thưởng và các chế dộ liên quan khác đến người lao động trong Công ty theo quy chế, chế độ hiện hành của Công ty cũng như của Nhà nước.
- Được quyền thay mặt lãnh đạo Công ty khi lãnh đạo Công ty vắng mặt hoặc uỷ quyền để đón tiếp đại diện
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5356.doc