LỜI NÓI ĐẦU 1
I.1. Những khái niệm cơ bản. 3
I.1.1.Bảo hộ lao động (BHLĐ). 3
I.1.2.Điều kiện lao động. 3
I.1.3.Các yếu tố nguy hiểm và có hại. 3
I.1.4.Tai Nạn Lao Động (TNLĐ). 3
I.1.5.Bệnh Nghề Nghiệp (BNN). 4
I.2 Mục đích, ý nghĩa, tính chất của công tác BHLĐ. 4
I.2.1. Mục đích của công tác BHLĐ. 4
I.2.2. Ý nghĩa. 5
I.2.3. Tính chất. 5
I.3. Nội dung công tác BHLĐ. 6
I.3.1. Nội dung KHKT. 6
I.3.1.1. Khoa học về y học lao động (YHLĐ). 6
I.3.1.2. Kỹ thuật an toàn (KTAT). 6
I.3.1.3. Khoa học về kỹ thuật vệ sinh (KTVS). 6
I.3.1.4. Khoa học về các Phương Tiện Bảo Vệ Cá Nhân (PTBVCN). 6
I.3.1.5. Khoa học về Ecgônômi. 7
I.3.1.6. Công tác phòng chống cháy nổ (PCCN). 7
I.3.2. Xây dựng, ban hành và thực hiện pháp luật BHLĐ. 7
I.3.3. Tuyên truyền giáo dục, huấn luyện và tổ chức phong trào quần chúng làm công tác BHLĐ. 8
I.4 Tổ chức bộ máy làm công tác BHLĐ ở Nước ta. 8
CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA XÍ NGHIỆP. 10
II.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của xí nghiệp. 10
II.1.1. Sơ lược hình thành. 10
II.1.2. Quá trình phát triển. 10
63 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1343 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng công tác bảo hiểm lao động tại xí nghiệp đầu máy Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lao động phạm vi mình quản lý thực hiện đầy đủ trang bị phương tiện BHLĐ cá nhân, trang thiết bị kỹ thuật an toàn, sơ cấp cứu y tế.
Tổ chức nơi làm việc đảm bảo vệ sinh kết hợp với an toàn vệ sinh viên phát hiện kịp thời các yếu tố gây nguy hiểm trong sản xuất.
Báo cáo kịp thời với cấp trên các hiện tượng thiếu mà bản thân không giải quyết được. Báo cáo kịp thời TNLĐ xảy ra trong đơn vị.
Thường xuyên kiểm tra đánh giá tình trạng ATVSLĐ và việc chấp hành quy định về BHLĐ.
Có quyền từ chối công việc hoặc tạm thời ngừng công việc nếu thấy có nguy cơ gây đe doạ đến tính mạng người lao động và báo cáo kịp thời với cấp trên.
+ Phòng kế hoạch:
Tổng hợp các yêu cầu về nguyên vật liệu, nhân lực và kinh phí trong kế hoạch về BHLĐ và vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của xí nghiệp và tổ chức thực hiện.
Cùng với bộ phận BHLĐ theo dõi, đôn đốc và đánh giá việc thực hiện các nội dung công việc đề ra trong kế hoạch BHLĐ bảo đảm kế hoạch thực hiện đầy đủ, đúng tiến độ.
+ Phòng kỹ thuật:
Nghiên cứu cải tiến trang thiết bị hợp lý hoá sản xuất và các biện pháp về kỹ thuật an toàn, VSLĐ để đưa vào kế hoạch BHLĐ, hướng dẫn giám sát thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn, VSLĐ, cải thiện điều kiện làm việc.
Biên soạn sửa đổi bổ sung và hoàn thiện các quy trình, biện pháp làm việc an toàn đối với các máy móc thiết bị, hoá chất và từng công việc. Các phương pháp ứng cứu khẩn cấp khi có sự cố, biên soạn tài liệu giảng dạy về ATVSLĐ, phối hợp với các bộ phận BHLĐ huấn luyện cho người lao động.
Tham gia việc kiểm tra định kỳ về ATVSLĐ và tham gia điều tra TNLĐ có liên quan đến kỹ thuật an toàn.
Phối hợp với bộ phận BHLĐ, theo dõi quản lý, đăng ký kiểm định và xin giấy phép sử dụng các máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ và chế độ thử nghiệm với thiết bị an toàn, trang thiết bị BVCN theo quy định của các tiêu chuẩn quy phạm.
+ Phòng tài vụ:
Tham gia vào việc thực hiện kế hoạch BHLĐ tổng hợp và cung cấp kinh phí thực hiện kế hoạch BHLĐ đầy đủ đúng thời hạn.
+ Phòng vật tư:
Mua sắm, bảo quản và cấp phát đầy đủ kịp thời những vật liệu, dụng cụ, trang bị PTBHLĐ, phương tiện kỹ thuật khắc phục sự cố sản xuất đảm bảo an toàn có chất lượng theo đúng kế hoạch.
+ Phòng tổ chức lao động:
Phối hợp các phân xưởng các bộ phận có liên quan tổ chức, huấn luyện công nhân phòng chống tai nạn, sự cố trong sản xuất.
Cùng với bộ phận BHLĐ, các phân xưởng tổ chức thực hiện các chế độ BHLĐ, đào tạo, nâng cao tay nghề kết hợp huấn luyện ATVSLĐ, trang bị phương tiện BVCN, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, bồi dưỡng độc hại, bồi dưỡng TNLĐ bảo hiểm xã hội
đảm bảo việc cung cấp đầy đủ kịp thời nhân công để thực hiện các nội dung biện pháp đề ra trong kế hoach BHLĐ.
+ Phòng y tế:
Tổ chức huấn luyện cho người lao động về cách sơ cứu, cấp cứu, mua sắm, bảo quản thiết bị, thuốc men phục vụ sơ cứu, cấp cứu và tổ chức tốt việc thường trực để cấp cứu kịp thời các tai nạn lao động.
Theo dõi tình hình sức khoẻ, tổ chức khám sức khoẻ định kỳ, tổ chức khám bệnh nghề nghiệp.
Kiểm tra việc chấp hành điều lệ vệ sinh, phòng dịch bệnh và phối hợp với bộ phận BHLĐ tổ chức việc đo đạc kiểm tra, giám sát các yếu tố có hại trong môi trường lao động, hướng dẫn các phân xưởng, và người lao động thực hiện các biện pháp VSLĐ.
Quản lý hồ sơ VSLĐ và môi trường lao động.
Theo dõi và hướng dẫn thực hiện các thủ tục để giám định thương tật cho người lao động bị tai nạn lao động, BNN.
Tham gia điều trị các vụ TNLĐ xảy ra trong xí nghiệp.
Đăng ký với cơ quan y tế địa phương và quan hệ chặt chẽ để nhận được sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ.
Xây dựng các báo cáo về quản lý sức khoẻ BNN.
+ Cán bộ BHLĐ:
Dưới sự chỉ đạo của phòng tổ chức lao động, xây dựng nội quy, quy chế quản lý công tác BHLĐ của xí nghiệp.
Phổ biến các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, quy phạm về ATVSLĐ của nhà nước, các nội quy, quy chế chỉ thị về BHLĐ của Giám đốc xí nghiệp đến các cấp và người lao động trong xí nghiệp, đề xuất việc hoạt động tuyên truyền về ATVSLĐ, theo dõi đôn đốc việc chấp hành.
Dự thảo kế hoạch BHLĐ hàng năm, phối hợp với bộ phận kế hoạch đôn đốc các bộ phận, phân xưởng có liên quan thực hiện đúng các biện pháp đề ra trong kế hoạch BHLĐ.
Cùng với phòng kỹ thuật, quản đốc các phân xưởng xây dựng quy trình biện pháp ATVSLĐ, PCCN, quản lý theo dõi việc kiểm định, xin cấp giấy phép sử dụng các máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ.
Phối hợp với phòng tổ chức lao động, kỹ thuật, y tế, và lãnh đạo các đơn vị tổ chức huấn luyện về BHLĐ cho người lao động.
Kết hợp với phòng y tế tổ chức đo đạc các yếu tố có hại trong môi trường lao động, theo dõi tình hình bệnh tật tai nạn lao động, đề xuất với Giám đốc các biện pháp quản lý, chăm sóc sức khoẻ người lao động.
Kiểm tra việc chấp hành các chế độ thể lệ BHLĐ, tiêu chuẩn ATLĐ-VSLĐ trong phạm vi xí nghiệp và đề xuất biện pháp khắc phục.
Điều tra, thống kê các vụ tai nạn lao động trong xí nghiệp.
Tổng hợp và đề xuất với giám dốc để giải quyết kịp thời các đề xuất, kiến nghị của đoàn thanh tra, kiểm tra.
Dự thảo trình Giám đốc ký và báo cáo về BHLĐ theo quy định hiện hành.
Phải thường xuyên đi sát các đơn vị sản xuất, nhất là những nơi làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm dễ xảy ra tai nạn lao động để kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các biện pháp ngăn ngừa TNLĐ, BNN,
Tham dự các cuộc họp sơ kết, tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh và kiểm điểm việc thực hiện kế hoạch BHLĐ.
Tham gia các cuộc họp về lập và duyệt các đề án thiết kế, thi công, nghiệm thu và tiếp nhận đưa vào sử dụng nhà xưởng, thiết bị mới xây dựng, lắp đặt hoặc sau cải tạo, mở rộng để tham gia ý kiến về mặt ATVSLĐ.
Trong khi kiểm tra các bộ phận, đơn vị sản xuất nếu phát hiện thấy các vi phạm hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động có quyền ra lệnh tạm thời đình chỉ, đồng thời báo cáo với Giám đốc xí nghiệp.
III.3. Tổ chức công đoàn với công tác BHLĐ.
Cùng với bộ máy sản xuất, các tổ chức đoàn thể cũng được tổ chức theo bộ phận công tác. Hiện nay, công đoàn xí nghiệp có 7 công đoàn bộ phận với 100% cán bộ công nhân viên là đoàn viên. Ban lãnh đạo của xí nghiệp luôn đánh giá cao vai trò công đoàn và luôn tạo điều kiện cho tổ chức công đoàn hoạt động có hiệu quả. Hệ thống tổ chức công đoàn được thể hiện theo sơ đồ sau:
Ban chấp hành công đoàn xí nghiệp (Chủ tịch công đoàn xí nghiệp)
BCH công đoàn phân đoạn vận dụng HN
BCH công đoàn phân xưởng vận dụng YV
BCH công đoàn phân xưởng Diezel
BCH công đoàn phân xưởng TY
BCH công đoàn phân xưởng hơi nước
BCH công đoàn phân xưởng cơ điện nước
BCH công đoàn phân xưởng cơ khí phụ tùng
Tổ sản xuất
Tổ công đoàn
AT - VSV
Cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo sức khoẻ cho người lao động góp phần nâng cao chất lượng vận tải và công tác sửa chữa. Để làm được điều đó tổ công đoàn trong mấy năm gần đây đã có rất nhiều những việc làm thiết thực và hiệu quả như:
Tổ chức vận động giáo dục người lao động thực hiện tốt các nội dung, quy định của pháp luật về BHLĐ, quy phạm kỹ thuật an toàn. Đấu tranh ngăn chặn các hiện tượng làm bừa, làm ẩu vi phạm kỹ thuật an toàn.
Công đoàn đã tham gia vào việc xây dựng kế hoạch BHLĐ, các biện pháp làm việc đảm bảo ATVSLĐ, tiêu chuẩn ATVSLĐ với ban giám đốc xí nghiệp. Tham gia xây dựng quy chế thưởng phạt về thực hiện các nội quy về ATVSLĐ cụ thể như chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có các yếu tố nguy hiểm và có hại theo quy định tại thông tư 10/1999/TTLT/BLĐTBXH-BYT, còn đối với những công nhân không thực hiện mang phương tiện BVCN khi làm việc sẽ bị sử phạt 3000đ/lần.
Tổ chức màng lưới an toàn vệ sinh viên, xây dựng kế hoạch huấn luyện bồi dưỡng an toàn vệ sinh viên, kết hợp với chuyên môn, biên soạn ban hành bảng quy định nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm an toàn vệ sinh viên. Hàng năm đề nghị với giám đốc động viên khen thưởng kịp thời các ATVSV hoạt động tích cực.
Công đoàn đã tham gia vào các đoàn điều tra, xử lý các vụ tai nạn lao động theo dõi tình hình tai nạn lao động và BNN của cán bộ công nhân xí nghiệp, nghiêm chỉnh chấp hành báo cáo về tai nạn lao động và BNN, sự cố cháy nổ, vệ sinh môi trường lao động với công đoàn cấp trên.
Phối hợp cùng Giám đốc xây dựng các quy chế, nội quy về công tác BHLĐ, ATVSV đề suất các biện pháp khắc phục các thiếu sót còn tồn tại, bảo đảm an toàn, sức khoẻ cho người lao động trong sản xuất.
Công đoàn thay mặt người lao động ký thoả ước lao động tập thể đối với giám đốc xí nghiệp trong đó có nội dung BHLĐ, kiến nghị với giám đốc và các cơ quan cấp trên đối với những yêu cầu chính đáng của người lao đôngj.
Công đoàn tham gia tổ chức tuyên truyền phổ biến kiến thức về ATLĐ, VSLĐ chế độ chính sách về BHLĐ, quyền và nghĩa vụ BHLĐ đối với người lao động. Công đoàn tổ chức phong trào “xanh, sạch, đẹp đảm bảo an toàn vệ sinh viên” cụ thể phát huy phong trào này môi trường xí nghiệp đã trở nên xanh đẹp các hệ thống đường đi lại trong xí nghiệp được bê tông hoá hoàn toàn, từng đơn vị có nhà vệ sinh đảm bảo yếu tố vệ sinh chung cho toàn bộ xí nghiệp, đưa xí nghiệp trở nên văn minh lịch sự hơn.
Công đoàn thực hiện quyền kiểm tra giám sát việc thi hành pháp luật chế độ chính sách, tiêu chuẩn, quy định về BHLĐ việc thực hiện các điều khoản trong thoả ước lao động tập thể đã ký.
Tổ chức các phong trào quần chúng về BHLĐ, phát huy sáng kiến cải thiện điều kiện làm việc, tổ chức quản lý mạng lưới ATVSV và những đoàn viên hoạt động tích cực về BHLĐ. Tham gia tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, đề nghị bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ người lao động, cụ thể xí nghiệp đã huấn luyện cho 159 ATVSV ở các đơn vị nghiệp vụ BHLĐ và thực hiện trả phụ cấp cho các ATVSV.
Hàng năm tạo điều kiện cho người lao động, cán bộ công chức được tham quan nghỉ mát, tổ chức các cuộc thi hát theo băng hình: thể thao, bóng chuyền, cầu lông, bóng đáTạo điều kiện nâng cao sức khoẻ, sinh hoạt văn hoá lành mạnh văn minh, hàng quý trợ cấp cho những cán bộ công nhân viên có hoàn cảnh khó khăn, bị tai nạn lao động, ốm đau nằm viện điều trị.
Màng lưới ATVSV:
Công tác BHLĐ của xí nghiệp trong những năm gần đây có kết quả rất cao trong đó có sự đóng góp không nhỏ của màng lưới ATVSV, với nhiệm vụ và mục tiêu chính là chăm lo sức khoẻ, phòng chống tai nạn lao động, BNN cho người lao động. Màng lưới ATVSV được bố trí ở tất cả các phân xưởng, tổ sản xuất.
An toàn vệ sinh viên là tổ chức quần chúng làm công tác BHLĐ bao gồm những người lao động trực tiếp có am hiểu về nghiệp vụ có nhiệt tình và gương mẫu về BHLĐ, là người có tay nghề cao, có uy tín trong tổ chức được bầu ra.
An toàn vệ sinh viên trong mỗi tổ sản xuất chịu sự chỉ đạo trực tiếp của tổ trưởng công đoàn và chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ chuyên viên BHLĐ và y tế cơ sở.
An toàn vệ sinh viên có chế độ sinh hoạt, bồi dưỡng nghiệp vụ và được động
viên về vật chất và tinh thần để hoạt động có hiệu qủa cụ thể là được hưởng trợ cấp với mức 10000đ/ tháng và 14000đ/tháng.
Hiện tại xí nghiệp có 159 ATVSV đang hoạt động rất tích cực và hiệu qủa trong việc đôn đốc, kiểm tra giám sát mọi người trong tổ chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về an toàn và vệ sinh trong sản xuất, bảo quản các thiết bị an toàn và sử dụng các trang thiết bị cá nhân, nhắc nhở tổ trưởng sản xuất chấp hành các chế độ về BHLĐ hướng dẫn an toàn đối với công nhân mới tuyển dụng hoặc mới chuyển đến làm việc tại tổ đó.
An toàn vệ sinh viên tham gia đóng góp ý kiến với tổ trưởng sản xuất trong việc đề xuất kế hoạch BHLĐ, các biện pháp đảm bảo AT-VSLĐ và cải thiện điều kiện làm việc, kiến nghị với tổ trưởng cấp trên thực hiện đầy đủ các chế độ BHLĐ, biện pháp bảo đảm AT-VSLĐ và khắc phục kịp thời những hiện tượng thiếu an toàn vệ sinh của máy thiết bị nơi làm việc.
Sáu tháng và cuối năm công đoàn xí nghiệp đều tiến hành họp màng lưới ATVSV để kiểm điểm và đề ra phương hướng nhiệm vụ để công tác BHLĐ của xí nghiệp ngày càng đạt kết quả tốt hơn.
Màng lưới ATVSV với nhiều hoạt động thực tế và liên tục đóng góp nhiều ý kiến có tính thực tế cao nên công tác BHLĐ đã đạt được những mục tiêu và nhiệm vụ mà ban Giám đốc và công đoàn đề ra như giảm tối đa số vụ tai nạn lao động và những trường hợp nghi là mắc BNN nâng cao sự hiểu biết cho người lao động về sử dụng các loại PTBVCN. Các phong trào xanh, sạch, đẹp, vệ sinh môi trường, vệ sinh công nghiệp, xín nghiệp liên tục duy trì ở các đơn vị trong toàn xí nghiệp, mọi địa điểm trong toàn xí nghiệp đều khang trang sạch sẽ và góp phần không nhỏ vào cácphong trào mà xí nghiệp:
Phong trào thi đua lao động giỏi.
Phong trào máy 50 điểm
Phong trào đơn vị chính quy văn hoá an toàn.
Phong trào nâng cao chất lượng rút ngắn thời giờ dừng sửa chữa.
Phong trào ôn lý thuyết luyện tay nghề
Tuy nhiên để công tác BHLĐ tốt hơn nữa thì với khả năng của mình màng lưới ATVSV phải hoạt động tích cức hơn nữa phải đi sâu đi sát hơn có nhiều việc làm cụ thể hơn phối hợp các bộ phận chức năng cùng hướng dẫn chỉ đạo công nhân trong xí nghiệp chấp hành tốt các quy định, nội quy về an toàn để giữ gìn ATVSLĐ mang lại chỗ dựa và niềm tin vững chắc cho người lao động nhằm nâng cao năng suất chấy lượng trong công việc cũng như đảm bảo đời sống bản thân và gia đình của cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp.
III.4. Thực trạng công tác BHLĐ ở xí nghiệp.
III.4.1. Kế hoạch BHLĐ của xí nghiệp.
Kế hoạch BHLĐ của xí nghiệp hàng năm được lập theo kế hoạch sản xuất kinh doanh, các bản báo cáo về tình hình môi trường lao động, điều kiện lao động, thông tư số 14/1998-TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN với các nội dung cụ thể sau:
Các biện pháp kỹ thuật an toàn PCCN.
Các biện pháp về kỹ thuật VSLĐ, cải thiện điều kiện làm việc.
Trang bị phương tiện BVCN cho người lao động.
Chăm sóc sức khoẻ cho người lao động, phòng ngừa BNN.
Tuyên truyền giáo dục huấn luyện về BHLĐ.
Kế hoạch BHLĐ bao gồm cả nội dung, biện pháp, kinh phí, thời gian hoàn thành và công tác phân công tổ chức thực hiện sâu khi lập xong được lãnh đạo xí nghiệp xét duyệt và phân công đến các bộ phận có liên quan triển khai thực hiện. Hàng năm kinh phí cho kế hoạch BHLĐ của xí nghiệp xét duyệt nhằm đảm bảo thực hiện tốt nhất nhưng quy đinh cụ thể của nhà nước về BHLĐ phù hợp với điều kiện thực tế tình hình sản xuất kinh doanh và công việc sửa chữa của xí nghiệp. Cụ thể kế hoạch BHLĐ của xí nghiệp được thống kê theo bảng sau:
Bảng 7
TT
Nội dung
Đơn vị
Số lượng
Kinh phí
Nguồn vốn
1
Tuyên truyền giáo dục
Việc
09
131
Giá thành
2
Kỹ thuật an toàn PCCN
Việc
09
505.0
Giá thành
3
Vệ sinh lao động
Việc
11
245.7
Giá thành
4
Trang bị cá nhân
Trang bị BHLĐ
Đồng phục
Mặt hàng
27
03
296.247
23.505
Giá thành
50% cá nhân
5
Chăm sóc sức khoẻ
Bồi dưỡng hiện vật
Khám sức khoẻ điều dưỡng
Chức danh
Việc
05
03
901.866
61.750
Giá thành
Giá thành
Giá thành
III.4.1.1. Các biện pháp kỹ thuật an toàn.
Việc đề xuất và thực hiện các biện pháp về kỹ thuật an toàn trong những năm gần đây được xí nghiệp quan tâm hàng đầu, cụ thể xí nghiệp đã cho sửa sang nâng cấp các phân xưởng đảm bảo theo đúng kiểu cách công nghiệp, cao rộng, thông thoáng, trang bị hệ thống cầu trục và Pălăng điện ở các phân xưởng cơ khí phụ tùng, phân xưởng đóng máy TY, Diezel nhằm hạn chế việc sử dụng sức lực của người lao động, nâng cao năng suất chất lượng. Trang bị thay thế toàn bộ hệ thống cầu dao điện đá bằng cầu dao sắt, đầu tư trang bị máy móc thiết bị mới, hiện đại hạn chế sức lực của con người và giảm ô nhiễm môi trường lao động như thiết bị hàn Pălăng đa bánh xe đầu máy tự động, hệ thống phun rửa két nước phụ tùng đầu máy Diezel bằng dòng cao tần, hệ thống phun rửa két nước phụ tùng đầu máy bằng áp lực cao, cải tiến hệ thống chiếu sáng cho máy móc công cụ, các thiết bị cầm tay đều dùng bằng điện áp 24V đảm bảo ATLĐ. Xí nghiệp đang loại bỏ dần các đầu máy hơi nước đã cũ, sử dụng các đầu máy Diezel cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân lái tàu. Không ngừng khuyến khích cải tiến các máy móc thiết bị của công nhân trong xí nghiệp nhằm nâng cao nămg suất chất lượng, hiệu quả sản xuất. Cụ thể trong những năm gần đây hàng năm xí nghiệp thường có khoảng 100 sáng kiến kỹ thuật làm lơị cho xí nghiệp vài trăm triệu đồng, rút ngắn thời gian chạy tàu và đảm bảo đúng tiến độ chạy tàu.
Nhìn chung công tác KHKT và các sáng kiến nhằm cải thiện điều kiện lao động đều đạt hiệu quả cao và ứng dụng tốt. Được ngành công nhận là đơn vị xuất sắc.
III.4.1.1.1. Kỹ thuật an toàn thiết bị áp lực.
Thiết bị áp lực được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân với quy mô ngày càng tăng cả về số lượng lẫn chất lượng, chủng loại và thông số làm việc của thiết bị. Hiện nay xí nghiệp đang quản lý và vận hành hơn 80 đầu máy trong đó mỗi đầu máy đều được trang bị 2 thùng chứa gió, tại phân xưởng hơi nước có 2 lò đứng được sử dụng thay phiên nhau với công suất mỗi lò là 500kg hơi/giờ, tại tổ hàn và tổ than có 5 bình áp lực.
Theo thống kê tình hình sự cố nồi hơi thiết bị áp lực thì hiện tại xí nghiệp chưa để xảy ra sự cố nào về cháy nổ. Kết quả này đạt được là do xí nghiệp đã có nhiều biện pháp kỹ thuật như:
Lập hồ sơ theo dõi nghiêm ngặt về vận hành và bảo dưỡng định kỳ các loại thiết bị chịu áp lực.
Định kỳ kiểm tra khả năng làm việc và xin cấp giấy phép hoạt động cho các thiết bị chịu áp lực.
Tất cả các công nhân vận hành máy móc có liên quan đến thiết bị chịu áp lực đều được huấn luyện và sát hạch về chuyên môn kỹ thuật an toàn.
Các tài liệu có liên quan như các tiêu chuẩn, quy phạm và các hướng dẫn luôn được bổ sung kịp thời cho công nhân vận hành thiết bị áp lực.
Xí nghiệp phân công 1 người chịu trách nhiệm riêng về quản lý các thiết bị chịu áp lực.
Do 2 lò hơi đã cũ nên xí nghiệp đã giảm áp suất làm việc từ 15at xuống còn 12at để đảm bảo an toàn.
Các thùng gió hàng năm đều được thử kiểm tra bằng áp lực nước, được dò băng siêu âm để phát hiện vết nứt.
Nhìn chung công tác quản lý và sử dụng các thiết bị chịu áp lực ở xí nghiệp đều rất tốt không để xảy ra các hiện tượng như nhầm lẫn, thao tác sai quy trình quy phạm, vi phạm chế độ vận hành, công nhân được trang bị các kiến thức cần thiết để xử lý những hư hỏng trục trặc hoặc trong quá trình dẫn đến sự cố.
III.4.1.1.2. An toàn thiết bị nâng.
Cùng với việc sử dụng các thiết bị áp lực, thiết bị nâng cũng được sử dụng nhiều trong xí nghiệp để nâng chuyển các thiết bị máy móc có khối lượng lớn mà sức người không làm được. Điều này đã góp phần đáng kể vào việc nâng cao năng suất lao động cho công nhân và tăng doanh thu của doanh nghiệp.
Hiện nay xí nghiệp đang sử dụng nhiều loại thiết bị nâng như Pălăng, cần trục, cổng trục, tời điện cụ thể các loại thiết bị nâng được thống kê theo bảng sau:
Bảng 8
TT
Tên gọi
Số lượng
Trọng tải
Nước sản xuất
Năm sản xuất
1
Pălăng 3,2T + xà
07
3,2T
Bungari
1971
2
Pălăng 1T + xà
05
1T
Bungari
1966
3
Cổng trục 15T
01
15T
Việt Nam
1992
4
Cổng trục 5T
02
5T
Việt Nam
1997
5
Pălăng 0,5T
02
0,5T
Bungari
1970
6
Pălăng 2T
02
2T
Bungari
1972
7
Ki đầu máy hơi nước
02
80T
Tiệp
1964
8
Ki đầu máy Tiệp
04
60T
Việt Nam
1991
9
Ki đầu máy TY
05
60T
Việt Nam
1986
10
Ki bánh xe đầu máy
03
15T
Pháp
1957
11
Cầu trục 2,7T
01
2,7T
Việt Nam
1990
Qua bảng liệt kê trên ta thấy hầu hết các thiết bị đều đã có thời hạn sử dụng rất lâu ít nhất là 5 năm.
Về mặt an toàn thì các thiết bị nâng là các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ cho nên việc sử dụng vận hành cũng phải theo tiêu chuẩn, quy phạm. Đối với các thiết bị nâng này thì nguy cơ xảy ra tai nạn lao động là rất cao thường là do đứt cáp, rơi vật nặng và chủ quan của người lao động. Do đó xí nghiệp đã có nhiều biện pháp cụ thể để hạn chế và loại trừ tai nạn lao động do thiết bị gây ra.
Xí nghiệp đã ban hành và phổ biến các nội dung quy trình, quy phạm về vận hành sửa chữa.
Thường xuyên kiểm tra các cơ cấu an toàn, theo dõi tình trạng các bộ phận của cơ cấu nâng trước khi vận hành.
Những nơi vận hành đều có bảng nội quy, quy định an toàn treo ở nơi dễ đọc và nhìn rõ nhất.
Sau khi vận hành xong các máy móc thiết bị nâng đều được tắt máy và chốt chặt và đảm bảo an toàn.
Xí nghiệp tiến hành lắp đặt hệ thống chuông báo khi vận hành thiết bị, bộ phận khống chế quá tải, lắp đặt hệ thống điện cho cầu trục khi vận hành.
Các cán bộ phòng kỹ thuật hàng năm đều kiểm tra việc nối đất, nối không phòng ngừa sự cố tai nạn điện.
Hàng năm đều thực hiện các chế độ về đăng kiểm với cơ quan nhà nước về an toàn lao động.
Cải tiến 1 cầu trục 15 tấn treo thêm 1 Palăng 1 tấn để đảm bảo an toàn hơn khi treo vật nặng 15 tấn.
Việc chấp hành nghiêm chỉnh các tiêu chuẩn quy phạm an toàn và quy định mà xí nghiệp đã đề ra nên từ nhiều năm nay xí nghiệp đã không để xảy ra vụ tai nạn lao động nào do thiết bị nâng gây ra. Tuy nhiên do không gian nhà xưởng chật hẹp các thiết bị nâng hầu hết lại vận hành trong nhà xưởng, do nhiều công việc phụ trong phân xưởng, thiết bị lại quá cũ nên đã hạn chế về năng suất chất lượng nguy cơ gây tai nạn lao động còn tiềm ẩn có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
III.4.1.1.3. An toàn cơ khí.
Phân xưởng cơ khí phụ tùng của xí nghiệp là một trong những phân xưởng quan trọng của xí nghiệp với nhiệm vụ gia công các chi tiết lớn nhỏ phục vụ cho việc sửa chữa như: tiện bánh xe, trục tầu hoả phục vụ cho công tác sửa chữa. Phân xưởng cơ khí phụ tùng với các máy móc thiết bị hầu hết các thiết bị đều đã có thời hạn sử dụng trên dưới 30 năm, do vậy thực tế các cơ cấu an toàn, bộ phận báo tín hiệu đã bị hỏng và một số không phát huy tác dụng. Cụ thể toàn bộ hệ thống ống chắn phoi, bẻ phoi đã bị tháo dỡ hoặc không còn sử dụng được nữa, các đèn báo đều bị hỏng hầu hết các máy đều không có tấm chắn an toàn. Điều này hết sức nguy hiểm vì các mảnh phoi vụn có cạnh rất sắc và nóng khi bắn vào người có thể gây bỏng da.
Nhận thức được mức độ nguy hiểm có thể xảy ra cho công nhân và thực trạng máy móc của xí nghiệp ban lãnh đạo của xí nghiệp đã phối hợp với phòng kỹ thuật, công doàn tổ chức khắc phục những nơi không đảm bảo an toàn như lắp đặt toàn bộ hệ thống che chắn các thiết bị chuyền động như tránh văng, dây cu roa của máy tiện, bào, bố trí lịch làm việc của các máy móc hợp lý. ở các máy cũ thường xuyên loại bỏ những chi tiết bị hư hỏng không còn tác dụng, các bộ phận an toàn tiến hành lắp đặt các chi tiết mới đảm bảo nâng cao hiệu quả sản xuất an toàn hơn. Hầu hết các tổ máy đều treo bảng an toàn nội quy vận hành an toàn giúp nâng cao ý thức trách nhiệm và vận hành đúng quy trình. Các công nhân khi làm việc đều được trang bị PTBVCN như mũ, kính, giầy, găng tay
Hàng năm xí nghiệp có kế hoạch sửa chữa các máy cũ, kịp thời sửa chữa sự cố dù là nhỏ nhất do công nhân phát hiện ra hoặc các cán bộ phòng kỹ thuật kiểm tra thấy có nguy cơ mất an toàn. Tuy nhiên do sự sửa chữa vẫn chưa đồng bộ nên khi vận hành các yếu tố nguy hiểm vẫn còn tiềm ẩn mặc dù trong những năm gần đây xí nghiệp không để xảy ra vụ tai nạn nào nghiêm trọng.
III.4.1.1.4. Kỹ thuật an toàn điện.
Trong tất cả mọi hoạt động của xí nghiệp từ vận hành máy móc đến công tác sửa chữa, sinh hoạt đều sử dụng đến điện. Xí nghiệp lấy điện từ 3 nguồn 1 nguồn cao áp của điện lực Đống Đa, 1 nguồn cao áp của xí nghiệp toa xe và một nguồn từ máy phát điện của xí nghiệp.
Điện từ trạm biến áp phân phối đến các phân xưởng sửa chữa và đến các máy móc thiết bị bằng hệ thống 3 pha 4 dây.
Trạm biến áp đặt tại xí nghiệp gồm có 1 phòng để thiết bị cao thế, cầu dao cao thế 6 KV, 1 phòng để máy biến áp, một phòng để tủ hạ thế.
Điện được sử dụng nhiều nhất ở phân xưởng cơ khí phụ tùng và phân xưởng D12E với công suất máy lớn nhất lên đến 50KVA. Tại đây các hệ thống dây dẫn điện đã cũ không đảm bảo tuyệt đối an toàn, các cầu dao và thiết bị điện ở các máy móc thiết bị đã có tình trạng mất nắp, hệ thống dây dẫn điện ở phía các máy tiện bị trích ra nhiều để nối thêm các phụ tải, điều này rất nguy hiểm vì các dây chính tính toán cho các máy cố đinh sẵn. Tại phân xưởng D12E sử dụng năng lượng điện để ép nóng bánh xe vào trục do vậy ở đây đã được trang bị tủ điện riêng, hệ thống điện ở phân xưởng này đã được cải tiến.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác an toàn điện và mức độ nguy hiểm của tai nạn điện xảy ra. Cho nên lãnh đạo xí nghiệp và những người có liên quan đã đề ra nhiều biện pháp đảm bảo an toàn về điện cho cả người và máy móc thiết bị như:
Các máy móc thiết bị khi lắp đặt có sử dụng điện đều được bọc cách điện phần mang điện.
Thay thế gần hết hộp điện, cầu dao mới ở các phân xưởng lắp đặt thêm các thiết bị an toàn như áptômát, cầu chì.
Xí nghiệp đã cho nối đất tất cả các máy có vỏ bằng sắt, hệ thống nối đất được đặt ngầm dưới đất, đồng thời nối không cho các vỏ máy.
Trang cấp găng tay, ủng cách điện cho công nhân sử dụng thiết bị điện.
Cử các cán bộ đi kiểm tra giám sát thực hiện an toàn, phát hiện những chỗ hư hỏng để đề ra biện pháp khắc phục.
Lập và treo các biển báo tại nơi có nguy hiểm về điện.
Tất cả công nhân viên đều được huấn luyện và phổ biến phương pháp cấp cứu người khi có tai nạn điện xảy ra.
Việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật về an toàn điện một cách nghiêm túc mà xí nghiệp đã có những kết quả rất tốt là không để xảy r
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- N0091.doc