LỜI NÓI ĐẦU 1
Những chữ viết tắt trong đồ án 2
Phần I .LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG. 3
CHƯƠNG I. MỘT VÀI KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA CƠ BẢN VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG. 3
1.1. Bảo hộ lao động. 3
1.2. Điều kiện lao động. 3
1.3. Các yếu tố nguy hiểm và có hại. 4
1.4. Tai nạn lao động(TNLĐ) 5
1.5. Bệnh nghề nghiệp(BNN). 6
CHƯƠNG II. VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT. 8
2.1. Mục đích của công tác Bảo hộ lao động. 8
2.2. ý nghĩa công tác Bảo hộ lao động. 8
2.3. Tính chất của công tác Bảo hộ lao động . 8
2.4. Nội dung của công tác Bảo hộ lao động. 10
2.4.1. Nội dung về khoa học kỹ thuật. 11
2.4.1.1. Khoa học về vệ sinh lao động. 11
2.4.1.2. Các ngành khoa học về kỹ thuật vệ sinh.(KTVS). 11
2.4.1.3. Kỹ thuật an toàn. 12
2.4.1.4. Phương tiện bảo vệ. 12
2.4.1.5. Khoa học về Ecgonomi. 12
2.4.2. Nội dung xây dựng và thực hiện các luật pháp, chế độ, chính sách về BHLĐ. 12
2.4.3. Nội dung giáo dục,huấn luyện và tuyên truyền quần chúng làm tốt công tác BHLĐ. 15
PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BHLĐ TẠI CÔNG TY BÓNG ĐÈN- PHÍCH NƯỚC RẠNG ĐÔNG 16
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY BÓNG ĐÈN -PHÍCH NUỚC RẠNG ĐÔNG 16
1.1. Những nét chung về công ty bóng đèn- phích nước Rạng Đông. 16
1.2.Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông. 18
1.3.Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty Bóng đèn - phích nước Rạng Đông. 24
1.4.Tổ chức bộ máy quản lý sản xuất và lực lượng lao động của công ty Bóng đèn - phích nước Rạng Đông. 25
1.4.1. Tổ chưc bộ máy quản lý. 25
1.4.2. Tình hình nhân sự công ty Bóng đèn - phích nước Rạng Đông. 26
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÓNG ĐÈN - PHÍCH NƯỚC RẠNG ĐÔNG. 28
2.1. Công tác kỹ thuật an toàn tại Công ty cổ phần Bóng đèn - phích nước Rạng Đông. 28
2.1.1. An toàn máy móc thiết bị 28
2.1.2. An toàn điện 29
2.1.3. Công tác phòng cháy chữa cháy của Công ty bóng đèn- phích nước Rạng Đông. 29
2.2. Công tác vệ sinh lao động của công ty . 30
2.2.1. Vi khí hậu. 30
2.2.2. Tiếng ồn và rung động. 31
2.2.3. Vấn đề bụi. 32
2.2.4. Vấn đề về hơi khí độc. 33
2.2.5. Vấn đề nước thải. 35
2.2.6. Hệ thống chiếu sáng. 35
2.2.7. Công tác vệ sinh chung của Công ty . 36
2.3. Trang bị phương tiện Bảo vệ cá nhân . 37
2.4. Tình hình sức khỏe,tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. 37
2.4.1. Tình hình sức khỏe của người lao động. 37
2.4.2. Tình hình tai nạn lao động 38
2.4.3. Tình hình BNN. 38
2.5. Một số chế độ chính sách về Bảo hộ lao động. 38
2.5.1. Huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động. 39
2.5.2. Kế hoạch BHLĐ. 39
2.5.3. Quản lý sức khỏe Người lao động và BNN. 40
2.5.4. Chế độ làm việc, nghỉ ngơi. 41
2.5.5. Chế độ bồi dưỡng độc hại, làm thêm giờ. 41
2.5.6. Chế độ lao động nữ. 41
2.5.7. Chế độ trợ cấp cho Người lao động. 42
2.7. Tổ chức bộ máy làm công tác Bảo hộ lao động tại Công ty Bóng đèn - phích nước Rạng Đông. 42
2.8. Tổ chức Công đoàn với Công tác BHLĐ. 44
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ 46
1.Ưu điểm. 46
2. Những vấn đề còn tồn tại ở Công ty Bóng đèn- phích nước Rạng Đông. 46
3. Một số đề xuất kiến nghị. 47
PHẦN III: TÍNH TOÁN KIỂM TRA THIẾT KẾ HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG TỰ NHIÊN VÀ NHÂN TẠO TẠI PHÂN XƯỞNG BÓNG ĐÈN NUNG SÁNG CÔNG TY BÓNG ĐÈN - PHÍCH NƯỚC RẠNG ĐÔNG. 48
CHƯƠNG I. NHỮNG CƠ SỞ TÍNH TOÁN, KIỂM TRA, THIẾT KẾ HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG. 48
1.1. Những đại lượng cơ bản về ánh sáng. 48
1.1.1. ánh sáng. 48
1.1.2. Đại lượng cơ bản dùng trong kỹ thuật ánh sáng. 48
1.1.2.1. Quang thông 48
1.1.2.2. Cường độ sáng 48
1.1.2.3. Độ trưng 49
1.1.2.4. Độ chói 49
1.1.2.5. Độ rọi 49
1.1.3. Tiện nghi nhìn 49
1.2. Nguồn sáng. 51
1.2.1. Nguồn sáng tự nhiên 51
1.2.2. Nguồn sáng nhân tạo. 53
2.1. Đèn nung sáng(tròn, sợi đốt, dâytóc) 54
1.2.2.2. Đèn huỳnh quang 55
1.2.2.3. Đèn phóng điện. 56
1.3. Tiêu chuẩn chiếu sáng. 56
1.3.1.Tiêu chuẩn chiếu sáng tự nhiên 56
1.3.2. Tiêu chuẩn chiếu sáng nhân tạo 56
1.3.3. Tiêu chuẩn chiếu sáng áp dụng cho phân xưởng bóng đèn nung sáng của Công ty Bóng đèn- phích nước Rạng Đông. 56
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHIẾU SÁNG TẠI PHÂN XƯỞNG BÓNG ĐÈN CÔNG TY BÓNG ĐÈN - PHÍCH NƯỚC RẠNG ĐÔNG. 62
2.1. Hình thức chiếu sáng tại phân xưởng bóng đèn. 62
2.1.1. Hệ thống chiếu sáng tự nhiên. 62
2.1.2. Hệ thống chiếu sáng nhân tạo. 63
2.2. Tính toán kiểm tra hệ thống chiếu sáng của phân xưởng bóng đèn nung sáng. 63
2.2.1. Tính toán kiểm tra hệ thống chiếu sáng tự nhiên. 63
2.2.1.1. Phương pháp tính toán kiểm tra chung. 63
2.2.1.2. Tính toán cụ thể cho phân xưởng bóng đèn. 67
2.2.1.3. So sánh với tiêu chuẩn. 68
2.2.2. Tính toán kiểm tra hệ thống chiếu sáng nhân tạo. 68
2.2.2.1. Phương pháp tính toán chung. 68
2.2.2.2. Tính toán cụ thể tại phân xưởng Bóng đèn. 70
2.2.2.3. So sánh với tiêu chuẩn 71
2.3. Kết luận chung 71
CHƯƠNG III: THIẾT KẾ HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG TỰ NHIÊN VÀ HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG NHÂN TẠO CHO PHÂN XƯỞNG BÓNG ĐÈN NUNG SÁNG CÔNG TY BÓNG ĐÈN - PHÍCH NƯỚC RẠNG ĐÔNG. 72
3.1. Thiết kế hệ thống chiếu sáng. 72
3.1.1. Thiết kế hệ thống chiếu sáng tự nhiên. 72
3.1.1.1. Phương pháp tính toán chung. 72
3.1.1.2. Tính toán thiết kế cho phân xưởng Bóng đèn. 72
3.1.2. Thiết kế hệ thống chiếu sáng nhân tạo. 73
3.1.2.1. Phương pháp tính toán thiết kế chung. 73
3.1.2.2. Tính toán thiết kế cho phân xưởng Bóng đèn . 74
3.2. Tính toán kiểm tra lại hệ thống chiếu sáng của phân xưởng 75
3.2.1. Tính toán kiểm tra hệ thống chiếu sáng tự nhiên. 75
3.2.1.1. Phương pháp tính toán kiểm tra. 75
3.2.1.2. Tính toán kiểm tra cụ thể cho phân xưởng Bóng đèn. 76
3.2.2. Tính toán kiểm tra cho hệ thống chiếu sáng nhân tạo. 81
3.2.2.1. Phương pháp tính toán kiểm tra chung. 81
3.2.2.2. Tính toán kiểm tra cụ thể cho phân xưởng bóng đèn nung sáng. 84
PHẦN IV: KẾT LUẬN CHUNG 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
101 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 3659 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng công tác bảo hộ lao động tại công ty Bóng đèn - Phích nước Rạng Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hạ Đình
2,0
0,08
0,06
KPHĐ
KPHĐ
_
KPHĐ
KPHĐ
3
Trước cổng Công ty Bóng đèn và phích nước Rạng Đông
2,5
0,1
0,08
KPHĐ
KPHĐ
_
KPHĐ
KPHĐ
Như vậy,nồng độ các hơi khí độc tại các vị trí đo kiểm trong Khu vực sản xuất đều nằm trong TCCP theo quy định 505 BYT/QĐ. Bên ngoài khu vực pha chế bột nồng độ Butyl axetat đã giảm nhiều so với năm 2002 do hệ thống thu hút và xử lý nước thải đã hoạt động tốt. Nồng độ các hơi khí độc tại vị trí xung quanh thuộc khu vực xung quanh nằm trong TCCP theo TCVN5937-95 và TCVN5938-95.
2.2.5. Vấn đề nước thải.
Nước thải của Công ty có 2 nguồn chính là: nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất. Nước thải sản xuất chủ yếu do công nghệ sản xuất bóng đèn và phích nước. 2 nguồn nước thải này đã được Công ty xây cống và cho thải vào cống chung của khu vực. Công ty cũng thường xuyên lấy mẫu nước thải để đánh giá mức độ ô nhiễm,kết quả cụ thể như sau:
Bảng 6: Kết quả đo kiểm tra mẫu nước thải ở Công ty năm 2003.
STT
Chỉ tiêu phân tích
Đơn vị tính
TCVN
5945-95
Mẫu1
Mẫu 2
1
pH
5,5á9
7,86
8,97
2
SS
mg/l
100
4
24
3
COD
mg/l
100
18
82
4
Tổng Nitơ
__
60
11,5
21,7
5
Dầu mỡ
__
1
0,4
0,9
Ghi chú: Mẫu 1: Nước thải sản xuất phích nước.
Mẫu 2: Nước thải sản xuất bóng đèn huỳnh quang.
Nhận xét: Hai mẫu nước thải có 5 chỉ tiêu phân tích đều nằm trong TCCP theo TCVN 5945-95 (cột B). Tuy nhiên cần kiểm soát pH của mẫu nước thải sản xuất bóng đèn huỳnh quang vì pH của mẫu nước thải này cao xấp xỉ giới hạn cho phép.
2.2.6. Hệ thống chiếu sáng.
ánh sáng là yếu tố không thể thiếu được trong ngành sản xuất đòi hỏi mức độ tập trung và độ chính xác cao. Hiện nay, Công ty sử dụng hệ thống chiếu sáng tự nhiên và hẹ thống chiếu sáng nhân tạo. Mặc dù mỗi phân xưởng được thiết kế một hệ thống cửa sổ và được lắp đặt hệ thống đèn huỳnh quang nhưng vẫn chưa đủ ánh sáng cho quá trình làm việc.
Trong điều kiện làm việc thiếu ánh sáng, người lao động phải điều tiết mắt. Sự điều tiết mắt kéo dài sẽ gây ra các bệnh cho mắt, gây căng thẳng đầu óc, đau đầuảnh hưởng tới sức khỏe người lao động, giảm năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
Do đó Công ty cần phải sửa chữa lại hệ thống chiếu sáng cho các phân xưởng nhằm đảm bảo độ chiếu sáng cho người lao động. Trong phần sau của đồ án sẽ trình bày rõ hơn nữa về thực trạng chiếu sáng và phương án thiết kế hệ thống chiếu sáng của phân xưởng bóng đèn tròn.
2.2.7. Công tác vệ sinh chung của Công ty .
Việc không ngừng cải thiện điều kiện lao động góp phần tạo ra môi trường làm việc tiện nghi luôn là vấn đề được Công ty theo dõi và tiến hành thường xuyên.
Năm 1999, Công ty đã xây dựng nhà xưởng Sản xuất đèn tròn 2600 cái/h, hoàn thiện dây chuyền pha chế phối liệu thủy tinh khép kín giảm bụi và các yếu tố độc hại cho Người lao động.
Năm 2000, Công ty đưa dây chuyền sản xuất đèn huỳnh quang tự động số 2 vào hoạt động, lắp đặt ruột phích vào hoạt động thay thế lao động thủ công nặng nhọc áp suất thấp.
Năm 2001, Công ty đã cải tạo trang bị hệ thống nước nóng cho các nhà tắm trong toàn Công ty phục vụ người lao động.
Năm 2002, Công ty cải tạo xây dựng nhà xưởng đèn compact phục vụ phát triển các sản phẩm chất lượng cao tiết kiệm năng lượng. Thay thế thiết bị hàn hơi axetylen bằng chai khí axetylen đảm bảo an toàn cao hơn. Cơ giới hóa khâu phối liệu thủy tinh thực hiện trong thiết bị kín.
Năm 2003, Công ty đã chuyển đổi hệ thống khí hóa xăng sang sử dụng gas lỏng. Lắp đặt hệ thống xử lý bụi sơn cho nhà xưởng sản xuất máng đèn.
Mặt bằng sản xuất của Công ty được quy định dọn dẹp thường xuyên nhằm đảm bảo vệ sinh công nghiệp. Hàng ngày sau giờ sản xuất, công nhân thu dọn vệ sinh quanh khu vực mình làm việc. Hàng tuần, cuối ca làm việc, các tổ bộ phận tổng vệ sinh quanh khu vực mình làm việc.
Công ty cũng đã trồng rất nhiều cây xanh quanh khu vực sản xuất tạo môi trường Xanh-Sạch- Đẹp.
Công ty cũng định kỳ 1 năm 1 lần kết hợp với trung tâm Y tế môi trường đo đạc, đánh giá kiểm tra các yếu tố trong môi trường lao động.
Các đoàn kiểm tra của Quận, Thành phố khi tiến hành kiểm tra vệ sinh lao động của Công ty đã đánh giá Công ty có nhiều thành tích trong vệ sinh lao động.
2.3. Trang bị phương tiện Bảo vệ cá nhân .
Bên cạnh việc thực hiện các công tác về kỹ thuật vệ sinh và kỹ thuật an toàn, Công ty đã rất quan tâm đến việc trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động.
Hàng năm, khi xây dựng kế hoạch Bảo hộ lao động Công ty đều dự trù và lập kế hoạch trang bị BHLĐ cho người lao động. Công ty thường xuyên thực hiện đúng kế hoạch nên người lao động làm việc trong Công ty đã được cấp phát phương tiện cá nhân đầy đủ, đúng tiêu chuẩn, mục đích bảo hộ an toàn, đúng thời gian và định hướng.
2.4. Tình hình sức khỏe,tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
2.4.1. Tình hình sức khỏe của người lao động.
Hàng năm, Công ty tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động. Hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân và hồ sơ theo dõi tổng hợp tình hình sức khỏe của người lao động trong Công ty được lập và quản lý theo đúng quy định.
Thực tế tình hình sức khỏe người lao động qua 2 lần khám sức khỏe định kỳ năm 2000 và năm 2004 được thể hiện rõ qua bảng sau
Bảng 7: Tình hình sức khỏe của người lao động năm 2000-2004.
Năm 2000
Năm 2004
Người
Chiếm%
Người
Chiếm%
Tổng số người khám
973
100%
1400
100%
Sức khỏe loại I
68
7
168
12
Sức khỏe loại II
479
49,3
739
52,8
Sức khỏe loại III
409
42
183
13,05
Sức khỏe loại IV
17
1,7
310
2,15
Sức khỏe loại V
0
0
Nhìn vào bảng tình hình sức khỏe , ta thấy sức khỏe người lao động đã có nhiều tiến bộ rõ rệt bởi Công ty luôn đặt vấn đề chăm sóc sức khỏe và cải thiện điều kiện lao động của người công nhân lên hàng đầu. .
2.4.2. Tình hình tai nạn lao động
Trong nhiều năm gần đây, các vụ tai nạn lao động xảy ra tại Công ty đều là các vụ tai nạn lao động nhẹ, không có tai nạn lao động nặng gây chết người.
Công ty thực hiện đầy đủ các yêu cầu về Báo cáo nhanh, báo cáo định kỳ theo thông tư 14/LĐLĐ TBXH -BYT- TCĐVN.
Bảng8: Thống kê tình hình TNLĐ năm 1999-2004.
STT
Năm
Tổng số vụ
Mức độ tai nạn
Nhẹ
Nặng
Chết người
1
1999
4
4
2
2000
1
1
3
2001
7
7
4
2002
3
3
5
2003
5
5
6
2004
0
0
Trong tất cả trường hợp TNLĐ xảy ra Công ty luôn khẩn trương phối hợp cùng các bộ phận chức năng tiến hành điều tra nguyên nhân TNLĐ để đề ra các biện pháp khắc phục tránh tai nạn tái diến. Công ty cũng thực hiện trợ cấp TNLĐ và thực hiện giám định để đảm bảo quyền lợi cho Người lao động.
2.4.3. Tình hình BNN.
Qua các đợt khám định kỳ, cho tới nay, Công ty chưa phát hiện trường hợp Người lao động nào mắc bệnh nghề nghiệp. Mặc dù vậy, công nghệ sản xuất bóng đèn và phích nước phải sử dụng nguồn nhiệt cao để gia công thủy tinh, công nghệ pha chế phối liệu thủy tinh là nơi phát sinh bụi silíc, hơi thiếc, hơi Hg, bụi sơn, hơi SO2, tiếng ồn sẽ dễ ảnh hưởng tới sức khỏe và gây ra bệnh nghề nghiệp như bụi phổi silic,điếc nghề nghiệp nếu phải tiếp xúc lâu dài và cường độ cao. Mong Công ty tiếp tục ngày càng cơ giới hoá, tự động hóa các khâu sản xuất để người lao động giảm bớt sự tiếp xúc với các yếu tố có hại và đồng thời cũng nâng cao sức khỏe công nhân.
2.5. Một số chế độ chính sách về Bảo hộ lao động.
2.5.1. Huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
Với mục đích tạo cho người lao động có hiểu biết cần thiết về an toàn, vệ sinh lao động, phòng tránh TNLĐ và BNN, Công ty đã tổ chức huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động cho công nhân lao động.
Tất cả các công nhân làm việc trong công ty đều được huấn luyện về an toàn máy móc thiết bị, an toàn điện trước khi tham gia lao động sản xuất. Đối với những công việc có sử dụng máy móc yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn thì hàng năm Công ty tổ chức huấn luyện định kỳ theo đúng quy định. Người lao động chưa qua các lớp huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động thì không được tham gia sản xuất.
Khi có sự thay đổi về máy móc thiết bị, Công ty tổ chức huấn luyện cho người lao động về cách làm việc an toàn với máy móc như trước khi được nhận vào làm việc.
Trong các bài huấn luyện, Công ty luôn đưa ra các nội dung phù hợp, đáp ứng nhu cầu sản xuất và công tác an toàn, vệ sinh lao động. Các buổi huấn luyện được tổ chức nghiêm túc, chặt chẽ có kiểm tra sát hạch và thực hiện đúng nguyên tắc, ai chưa đạt thì phải huấn luyện lại.
Công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động của Công ty đã góp phần không nhỏ vào việc phòng tránh TNLĐ và BNN cho người lao động ở Công ty .
2.5.2. Kế hoạch BHLĐ.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác BHLĐ, hàng năm khi lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, Công ty đồng thời lập kế hoạch BHLĐ.
Trong quá trình sản xuất luôn có sự thay đổi của máy móc, thiết bị và cách thức làm việc để đạt hiệu quả cao hơn nên kế hoạch BHLĐ cũng được đổi mới nhằm đáp ứng yêu cầu của sản xuất.
Hàng năm, Công ty lập kế hoạch BHLĐ căn cứ vào nhiệm vụ, phương hướng kế hoạch sản xuất kinh doanh, báo cáo kiểm điểm công tác BHLĐ năm trước và các kiến nghị phản ánh của người lao động, ý kiến của tổ chức công đoàn, và kiến nghị của các đoàn thanh kiểm tra.
Một bản kế hoạch BHLĐ của Công ty thường bao gồm 5 nội dung chính sau:
+Các biện pháp về kỹ thuật an toàn và phònh chống cháy nổ.
+Các biện pháp về vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện làm việc.
+Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho nguời lao động làm các công việc nguy hiểm, có hại.
+Chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng bệnh nghề nghiệp.
+Tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về BHLĐ .
Công ty đưa kinh phí trong kế hoạch BHLĐ hạch toán vào giá thành sản phẩm. Cán bộ chuyên trách BHLĐ phối hợp với các phòng, bộ phận chức năng đôn đốc kiểm tra việc thực hiện và thường xuyên báo cáo với Tổng giám đốc công ty, bảo đảm kế hoạch BHLĐ được thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn.
Bảng 9: Kế hoạch BHLĐ năm 1990-2004.
TT
Năm
Biện pháp
KTAT
PCCN
Biện pháp Kỹ thuật VSLĐ cải thiện ĐKLV
Chăm sóc sức khỏe NLĐ
Trang thiết bị BHLĐ
Tuyên truyền Giáo dục về BHLĐ
Kinh phí
Số việc
Số việc
Số việc
Số việc
Số việc
x1000đ
1
1990
11
8
2
35
5
928190
2
2000
11
6
2
36
3
1063074
3
2001
11
5
6
39
3
1055000
4
2002
11
5
6
37
3
1075810
5
2003
12
7
6
37
3
1444145
6
2004
12
7
6
36
3
1776125
2.5.3. Quản lý sức khỏe Người lao động và BNN.
Người lao động trước khi tuyển vào Công ty được khám sức khỏe. Căn cứ vào kết quả khám sức khỏe, người lao động sẽ được phân công làm công việc phù hợp.
Hàng năm, Công ty tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động nhằm phát hiện BNN cũng như các bệnh thông thường để kịp thời chữa trị bảo đảm sức khỏe cho người lao động.
Công ty lập hồ sơ quản lý sức khỏe và bệnh tật người lao động. Khi phát hiện những người lao động có sức khỏe loại IV hoặc V và bị bệnh mãn tính, Công ty sẽ sắp xếp công việc phù hợp và tổ chức theo dõi, điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng cho người lao động.
Trong việc quản lý sức khỏe người lao động, Công ty rất chú trọng tới việc cấp cứu khi có TNLĐ xảy ra. Phòng y tế của Công ty được trang bị đầy đủ các phương tiện, dụng cụ, thuốc men để cấp cứu kịp thời. Công ty huy động lực lượng cấp cứu hiểu biết, nhanh nhẹn để ngay sau khi người bị nạn được cấp cứu tại chỗ sẽ được chuyển tới cơ sở y tế gần nhất. Công ty lập hồ sơ cấp cứu ghi đầy đủ và đúng quy định, người lao động sau khi được điều trị sẽ được phân công công việc phù hợp với sức khỏe.
2.5.4. Chế độ làm việc, nghỉ ngơi.
Hiện nay, Công ty áp dụng chế độ làm việc hành chính cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty. Mỗi ngày làm việc 8 giờ và 48 giờ mỗi tuần. Thời gian nghỉ trong một ngày lao động làm 30 phút.
Trong trường hợp công việc cần phải hoàn thành gấp, đảm bảo tiến độ, người lao động làm thêm 2-4 giờ một ngày và thời gian nghỉ tăng lên 1 giờ/ngày.
Mỗi năm, người lao động được nghỉ 12 ngày phép và số ngày nghỉ tăng theo thâm niên. Trong nhiều trường hợp, số ngày nghỉ phép có thể được thanh toán bằng tiền.
Công ty cho người lao động được hưởng nguyên lương khi nghỉ kết hôn (3 ngày), con kết hôn (1 ngày), bố , mẹ, vợ, chồng, con mất (3 ngày)
Với chế độ làm việc, nghỉ ngơi như hiện nay, công nhân lao động trong Công ty rất yên tâm công tác đồng thời sức khỏe cũng được cải thiện.
2.5.5. Chế độ bồi dưỡng độc hại, làm thêm giờ.
Do chưa khắc phục được hết các yếu tố độc hại nên Công ty đã tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật để ngăn ngừa bệnh tật và bảo vệ sức khỏe cho người lao động.
Trong trường hợp người lao động phải làm thêm giờ, ngoài tiền phụ cấp làm thêm giờ, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cũng được tăng tương ứng với số giờ làm thêm.Công ty quy định cơ cấu hiện vật dùng để bồi dưỡng phù hợp với việc thải độc và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể như: đường, sữa, trứng, chè, hoa qủa, bánhdo xí nghiệp đời sống của Công ty đảm nhận.
2.5.6. Chế độ lao động nữ.
Hiện nay, số lao động nữ trong công ty chiếm tổng số cán bộ công nhân viên nên các chính sách đối với lao động nữ rất được quan tâm. Công ty luôn tạo điều kiện thuận lợi cho chị em phụ nữ tham gia lao động sản xuất.
Lao động nữ khi mang thai được cán bộ y tế của Công ty theo dõi và khám thai định kỳ hàng tháng. Lao động nữ có thai đến tháng thứ bảy thì không phải làm thêm giờ.
Khi sinh con, lao động nữ được nghỉ 3 tháng và trong thời gian con nhỏ dưới 12 tháng tuổi mỗi ngày được nghỉ 60 phút cho con bú nhưng vẫn hưởng nguyên lương.
Công ty bố trí phòng thay quần áo, nhà tắm, nhà vệ sinh cho nữ công nhân tại mỗi xí nghiệp sản xuất. Đồng thời, Công ty luôn tạo điều kiện cho chị em học tập, rèn luyện và sinh hoạt hội phụ nữ.
2.5.7. Chế độ trợ cấp cho Người lao động.
Trong nhiều năm trở lại đây,các vụ TNLĐ xảy ra tại Công ty đều là TNLĐ nhẹ nên Công ty có nhiệm vụ tự tổ chức điều tra. Công ty đã thành lập đoàn điều tra và tiến hành điều tra theo đúng quy định. Biên bản điều tra TNLĐ được Công ty lưu trữ và gửi đến cơ quan lao động Thương binh xã hội, y tế, công đoàn các cấp, cơ quan Bảo hiểm xã hội và những người bị nạn.
Người lao động bị tai nạn lao động được kịp thời cấp cứu và chữa trị tại trung tâm y tế và kinh phí chữa trị, tiền thuốc men do Công ty trả. Người lao động sau khi được chữa trị và phục hồi sức khỏe hoàn toàn, nếu không bị mất sức khỏe thì Công ty không phải chi trả trợ cấp hàng tháng.
2.7. Tổ chức bộ máy làm công tác Bảo hộ lao động tại Công ty Bóng đèn - phích nước Rạng Đông.
Để đảm bảo công tác an toàn và vệ sinh lao động được thực hiện tốt Công ty đã thành lập hội đồng Bảo hộ lao động. Hội đồng Bảo hộ lao động của Công ty gồm có:
+Phó tổng giám đốc điều hành sản xuất làm chủ tịch hội đồng.
+Chủ tịch công đoàn làm phó chủ tịch hội đồng.
+Các thành viên có trìnhh độ Đại học với các chuyên ngành khác nhau như cơ, điện, hóa chất, bác sỹ,.trong đó có 4 đồng chí là ủy viên Ban chấp hành công đoàn Công ty .
+Cán bộ chuyên trách An toàn Bảo hộ lao động của Công ty bao gồm 1 đồng chí, tiểu ban An toàn ở các đơn vị và mạng lưới An toàn vệ sinh viên ở các tổ sản xuất gồm 118 đồng chí. Trong số các trưởng tiểu ban có 6 đồng chí là ủy viên Ban chấp hành công đoàn Công ty và các đồng chí này đều có khả năng đóng góp cho nội dung hoạt động về công tác Bảo hộ lao động của Công ty.
Hội đồng BHLĐ tại Công ty có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
Nhiệm vụ:
Tham gia và tư vấn với người sử dụng lao động và phối hợp các hoạt động trong việc xây dựng quy chế quản lý, chương trình hành động, kế hoạch BHLĐ và các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động nhằm cải thiện điều kiện lao động phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trong Công ty. Công ty định kỳ 6 tháng 1 lần kiểm tra tình hình thực hiện công tác BHLĐ ở các phân xưởng sản xuất làm cơ sở đánh giá tình hình công tác BHLĐ ở Công ty. Khi kiểm tra, nếu phát hiện nguy cơ mất an toàn thì hội đồng BHLĐ có quyền yêu cầu người quản lý sản xuất thực hiện các biện pháp nhằm loại trừ nguy cơ đó.
Công ty đã phân định rõ trách nhiệm cụ thể về công tác BHLĐ cho cán bộ quản lý và các phòng, bộ phận chức năng trong Công ty.
Cán bộ chuyên trách BHLĐ có trách nhiệm và quyền hạn như sau:
Trách nhiệm:
Phối hợp với các phòng, bộ phận chức năng xây dựng nội quy, quy chế quản lý công tác BHLĐ ở Công ty, lập dự thảo và đôn đốc việc thực hiện kế hoạch BHLĐ hàng năm. Huấn luyện về BHLĐ cho người lao động, theo dõi tình hình sức khỏe, TNLĐ, BNN, đề xuất với người sử dụng lao động các biện pháp quản lý chăm sóc sức khỏe người lao động.
Phổ biến các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn quy phạm về an toàn và vệ sinh lao động của Nhà nước và các quy chế về BHLĐ của Công ty. Đề xuất việc tổ chức hoạt động tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động và theo dõi đôn đốc việc chấp hành các chế độ thể lệ BHLĐ, tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh lao động trong Công ty và đề xuất các biện pháp khắc phục.
Điều tra và thống kê các vụ TNLĐ xảy ra trong Công ty .
Tổng hợp và đề xuất với người sử dụng lao động giải quyết kịp thời các đề xuất kiến nghị của đoàn thanh tra, kiểm tra.
Dự thảo trình lãnh đạo Công ty ký các báo cáo về BHLĐ theo quy định hiện hành.
Quyền hạn:
Tham dự các cuộc họp về xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, lập và duyệt các đề án thiết kế, thi công, nghiệm thu và tiếp nhận đưa vào sử dụng nhà xưởng, máy móc thiết bị xây dựng mới lắp đặt hoặc sau cải tạo, mở rộng để tham gia ý kiến về mặt an toàn, vệ sinh lao động.
Tham dự các cuộc họp về giao ban sản xuất, tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh, kiểm điểm việc thực hiện công tác BHLĐ.
Khi kiểm tra, nếu phát hiện những vi phạm hoặc những nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, có quyền ra lệnh tạm thời đình chỉ hoặc yêu cầu người phụ trách bộ phận sản xuất ra lệnh tạm thời đình chỉ công việc để thi hành các biện pháp cần thiết bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đồng thời báo cáo cho ngưởi sử dụng lao động.
2.8. Tổ chức Công đoàn với Công tác BHLĐ.
Ban chấp hành công đoàn Công ty gồm có:
Chủ tịch công đoàn phụ trách chung chịu trách nhiệm công tác tuyên truyền giáo dục trong Công ty và có 9 ủy viên ban chấp hành công đoàn phụ trách các mảng công việc khác nhau.
Ngay từ khi được thành lập, tổ chức công đoàn của Công ty đã tham gia nhiều hoạt động góp phần đẩy mạnh công tác BHLĐ ở Công ty .
Công đoàn Công ty thay mặt người lao động ký thoả ước lao động tập thể trong đó có nội dung về BHLĐ.
Công đoàn vận động, giáo dục và khuyến khích người lao động làm tốt quy định về BHLĐ, phát huy sáng kiến cải thiện môi trường làm việc. Mặ khác, tổ chức Công đoàn của Công ty tham gia vào các đoàn tự kiểm tra công tác BHLĐ, tham gia điều tra tai nạn lao động , nắm vững bệnh nghề nghiệp.
Công đoàn Công ty đã xây dựng được mạng lưới an toàn, vệ sinh viên rộng khắp, đông đảo góp phần đưa công tác BHLĐ thực sự là vấn đề thiết yếu của mỗi người lao động.
PGĐ điều hành sản xuất
Các phòng,bộ phận chức năng
Cán bộ chuyên trách BHLĐ
Tổ trưởng tổ sản xuất
Tiểu ban An toàn
An toàn vệ sinh viên
Chủ tịch Công đoàn
Bí thư đoàn thanh niên
Ban chấp hành Công đoàn
Hình 4: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý công tác BHLĐ của Công ty.
Chương III: Kết luận và một số đề xuất kiến nghị
Qua thời gian thực tập tại Công ty, được sự giúp đỡ của ban lãnh đạo Công ty và cán bộ hướng dẫn thực tập, được đi thực tế, tìm hiểu tại phân xưởng, tôi thấy công tác BHLĐ tại Công ty đã đạt được một số thành quả nhất định và còn tồn tại một số hạn chế sau:
1.Ưu điểm.
Công ty đã xây dựng được hệ thống tổ chức bộ máy hoạt động trong công tác BHLĐ hoàn chỉnh với sự phối hợp của Công đoàn Công ty .
Tất cả các công nhân đều có trang phục BHLĐ theo yêu cầu, thực hiện cung cấp đầy đủ trang bị bảo hộ cá nhân trong Công ty theo đúng chức danh, chủng loại Nhà nước và ngành quy định.
Thực hiện công tác khám chữa bệnh thường xuyên và định kù cho công nhân.
Xây dựng được nội quy, quy phạm an toàn máy móc thiết bị, mỗi máy móc thiết bị đều được lắp đặt cầu dao đóng cắt bảo vệ riêng, có hộp bao che, hộp cách điện.
Thực hiện thường xuyên việc kiểm tra đột xuất, xử lý nghiêm túc những trường hợp vi phạm nội quy an toàn, quy trình an toàn.
Công tác PCCN luôn được chú trọng đề cao.
Các vấn đề về chế độ chính sách được thực hiện tốt.
2. Những vấn đề còn tồn tại ở Công ty Bóng đèn- phích nước Rạng Đông.
Một số máy móc thiết bị của Công ty hiện nay đã cũ, công nghệ lạc hậu, lao động thủ công nặng nhọc cho nên điều kiện lao động của người lao động vẫn chưa được đảm bảo, vẫn còn tồn tại một số ít yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất.
Vấn đề tiếng ồn vẫn còn tồn tại nhiều trong khu vực phân xưởng thuỷ tinh.
Hệ thống chiếu sáng tại phân xưởng bóng đèn nung sáng chưa đạt yêu cầu.
Người lao động chưa thực sự coi trọng công tác BHLĐ.
Cán bộ làm công tác BHLĐ còn kiêm nhiệm hoặc từ bộ phận khác chuyển sang( kỹ sư điện) nên hoạt động của công tác BHLĐ vẫn chưa phát huy được hết thế mạnh.
3. Một số đề xuất kiến nghị.
Để công tác BHLĐ của Công ty đạt hiệu quả cao hơn nữa, góp phần đẩy mạnh sản xuất, tăng năng suất lao động, giảm TNLĐ và BNN tôi xin có một số ý kiến đề xuất sau:
+Cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa hoạt động của Công đoàn với công tác BHLĐ trong việc đôn đốc, kiểm tra người lao động thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình mà Bộ Luật Lao động quy định, phát huy tốt vai trò của mạng lưới an toàn vệ sinh viên và đẩy mạnh các phong trào thi đua.
+Bộ phận đời sống của Công ty nên xem xét và lập thực đơn phù hợp với yêu cầu cần bổ sung dinh dưỡng, năng lượng và thị hiếu người lao động để nhà ăn của Công ty có thể thu hút đông đảo anh chị em công nhân hơn.
+Đôn đốc hơn nữa việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân đã được cấp phát cho người lao động.
+Cải tạo hệ thống chiếu sáng ở phân xưởng Bóng đèn nung sáng cho phù hợp với tiêu chuẩn.
+Có chế độ khen thưởng khuyến khích,động viên công nhân tham gia các sáng kiến cải tiến kỹ thuật ngay tại nơi làm việc để sản xuất ngày càng an toàn.
+Cần lắp đặt hệ thống xử lý bụi và hơi khí độc ngay tại nguồn phát sinh.
+Cải tạo môi trường vệ sinh nhà xưởng , hành lang tránh tình trạng ẩm ướt sẽ gây những tác hại xấu tới sức khỏe người lao động.
Phần III: Tính toán kiểm tra thiết kế hệ thống chiếu sáng tự nhiên và nhân tạo tại phân xưởng bóng đèn nung sáng công ty Bóng đèn - phích nước Rạng Đông.
Chương I. Những cơ sở tính toán, kiểm tra, thiết kế hệ thống chiếu sáng.
1.1. Những đại lượng cơ bản về ánh sáng.
1.1.1. ánh sáng.
ánh sáng là một phần bức xạ sóng điện từ có bước sóng l=3000-7800A0 mà ta có thể cảm nhận được nó.nhận thức được nó nhờ cơ quan thị giác.
ánh sáng còn là một tập hợp các bức xạ đơn sắc được hòa trộn lẫn nhau.
ánh sáng mang đặc thù 2 tính chất là sóng và hạt.Sự lan truyền ánh sáng có quy luật khác nhau.
1.1.2. Đại lượng cơ bản dùng trong kỹ thuật ánh sáng.
1.1.2.1. Quang thông
Với mỗi nguồn sáng, khả năng bức xạ là khác nhau. Để đánh giá khả năng bức xạ của nguồn sáng, người ta sử dụng đại lượng quang thông. Quang thông thực chất là cơ sở năng lượng bức xạ của một nguồn nào đó mà mắt người cảm nhận được .
Ký hiệu : F
Đơn vị: Lm (Lumen)
1.1.2.2. Cường độ sáng
Để đánh giá quang thông trên một nguồn nhất định của không gian, người ta sử dụng đại lượng cường độ sáng.Các nguồn sáng ta gặp trong thực tế thường có cường độ sáng khác nhau theo các hướng nên thường dùng đường cong phân bố cường độ sáng để xác định cường độ sáng theo một hướng nào đó.
Cường độ sáng là mật độ quang thông theo một hướng nào đó gây ra bao trùm lên một khối không gian .
Ký hiệu: I
Đơn vị: Cd (Candela)
1.1.2.3. Độ trưng
Mật độ quang thông hay bức xạ ánh sáng phát ra từ một diện tích vô cùng nhỏ bé của bề mặt phát sáng.
Ký hiệu: M
Đơn vị: Lm/m2
1.1.2.4. Độ chói
Độ chói là đại lượng vô cùng quan trọng trong Kỹ thuật ánh sáng ,xác định bằng mật độ cường độ áng sáng (chiếu theo 1 hướng a)
Ký hiệu: L
Đơn vị: Nt(Nhit)
1.1.2.5. Độ rọi
Độ rọi là mật độ quang thông rơi trên bề mặt nhận bức xạ ánh sáng. Nguồn sáng càng xa thì độ rọi càng thấp.
Ký hiệu: E
Đơn vi: Lx(Lux)
1.1.3. Tiện nghi nhìn
Trong quá trình hoạt động, con người nhận biết được sự vật, hiện tượng xảy ra xung quanh chủ yếu nhờ vào cơ quan thị giác. Mắt nhận biết được hình dạng, kích thước, màu sắc của sự vật, hiện tượng khi và chỉ khi giữa vật phân biệt và nền có sự sai khác nhất định về độ sáng. Sự sai khác này được đánh giá bằng giá trị của độ tương phản về độ chói K
Độ tương phản (K)
|Lv - Ln.|
Ln
K =
Trong đó”
Lv: Độ chói của vật
Ln: Độ chói của nền đặt vật càn phân biệt
DL=Lv-Ln: Sự sai khác về độ chói.
ở một giá trị K nào đó mà mắt người bắt đầu phát hiện được vật thì gọi là giá trị tương phản ngưỡng.
Để nhận rõ được vật thì độ tương phản về độ chói giữa vật và nền thực tế Ktt phải lớn hơn độ tương phản ngưỡng Kng nhiều lần (Ktt > Kng).Vì vậy, để đặc trưng cho mức độ nhìn rõ vật,người ta sử dụng khái niệm độ nhìn rõ V:
V=
Độ nhìn rõ lớn nhất Vmax chỉ đạt được trong điều kiện chiếu sáng tốt nhất đảm bảo cho độ tương phản Kng là nhỏ nhất (thực tế vô cùng khó). Vì vậy,để đánh giá độ chiếu sáng thực tế so với điều kiện chiếu sáng tốt nhất về mặt sinh lý, người ta sử dụng khái niệm độ nhìn rõ tương đối Vo.
Vo= Ê 1
Khi độ nhìn rõ tương đối Vo=1 thì chiếu sáng thực tế tương đương với điều kiện chiếu sáng tốt nhất. Đây là điều kiện lý tưở
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- N0001.doc