Thực trạng công tác hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty cổ phần Sông Đà 10.

Lời mở đầu 1

PHẦN I 2

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 10 2

I. QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY CỔ 2

1. Tên và địa chỉ công ty 2

2. Qúa trình thành lập của Công ty cổ phần Sông Đà 10 2

II Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý, chức năng, nhiệm vụ các phòng ban. 6

III. Tình hình tổ chức công tác kế toán ở Công ty cổ phần Sông Đà 10 10

IV, Các phần hành kế toán tại công ty cổ phần Sông Đà 10. 14

4.1.kế toán vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn và các nghiệp vụ thanh toán: 14

4.2: Kế toán tiền lương lương và các khoản trích theo lương. 18

4.3.Kế toán tài sản cố định : 20

4.4.Kế toán vật liệu, cụng cụ, dụng cụ . 24

4.5.Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh. 29

PHẦN II:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN NVL-CCDC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 10. 30

I- NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HẠCH TOÁN NVL-CCDC 30

1. Vai trò của NVL-CCDC trong các Doanh nghiệp sản xuất. 30

2. Đặc điểm Nguyên liệu -vật liệu và Công cụ dụng cụ. 31

3. Yêu cầu quản lý NVL trong sản xuất 31

4. Nhiệm vụ của hạch toán NVL-CCDC. 32

5. Phân loại NVL-CCDC. 32

6. Đánh giá NVL-CCDC. 33

II - KẾ TOÁN CHI TIẾT NVL-CCDC 35

1. Sự cần thiết phải hạch toán chi tiết NVL-CCDC. 35

2. Chứng từ sử dụng . 36

3. Sổ kế toán chi tiết NVL-CCDC. 36

4. Các phương pháp kế toán chi tiết NVL-CCDC. 36

III. KẾ TOÁN TỔNG HỢP NVL-CCDC 40

1. Kế toán tổng hợp NVL-CCDC theo phương pháp kê khai thường xuyên 40

2. Hạch toán tổng hợp NVL-CCDC theo phương pháp kiểm kê định kỳ(KKĐK) 48

IV. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 10. 50

1. Chứng từ, sổ sách sử dụng 51

2.Thủ tục nhập, xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 52

3. Thủ tục nhập, xuất, nguyên tắc quản lý nguyên vật liệu, CCDC tại công ty. 54

4. Kế toán chi tiết vật liệu, CCDC 55

PHẦN III: 89

MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN 89

CÔNG TÁC HẠCH TOÁN NVL-CCDC TẠI 89

I- NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN NVL-CCDC TẠI CÔNG TY 89

II - NHỮNG TỒN TẠI VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN NVL-CCDC Ở CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 10 90

KẾT LUẬN 95

 

doc97 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1217 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng công tác hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty cổ phần Sông Đà 10., để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
L-CCDC thuộc lô hàng nào thì căn cứ vào số lượng kho và đơn giá nhập kho thực tế của lô hàng đó, để tính ra giá thực tế xuất kho. b) Đánh giá NVL-CCDC theo giá hạch toán: Khi áp dụng phương pháp này, toàn bộ NVL-CCDC biến động trong kỳ được tính theo giá hạch toán (giá kế hạch hoặc một loại giá cố định trong kỳ). Cuối kỳ, kế toán sẽ tiến hành điều chỉnh từ giá hạch toán sang giá thực tế theo công thức sau: Giá thực tế của NVL- Giá hạch toán của NVL- Hệ số giá CCDC xuất dùng trong = CCDC xuất dùng trong x kỳ (hoặc tồn cuối kỳ) kỳ ( hoặc tồn cuối kỳ) CCDC Trong đó: Hệ số giá Giá thực tế của NVL-CCDC tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ của NVL- = CCDC Giá hạch toán của NVL-CCDC tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ Hệ số giá có thể tính cho từng loại, từng nhóm, từng thứ NVL-CCDC chủ yếu tuỳ thuộc vào yêu cầu và trình độ quản lý. II - Kế toán chi tiết NVL-CCDC 1. Sự cần thiết phải hạch toán chi tiết NVL-CCDC. NVL-CCDC gồm nhiều thứ, nhiều loại có kích cỡ, chất lượng khác nhau và số lượng của từng thứ NVL-CCDC được sử dụng trong kỳ để chế tạo sản phẩm cũng khác nhau. Trong tháng NVL-CCDC được thu mua từ nhiều nguồn khác nhau, chi phí thu mua vận chuyển cũng khác nhau, mặt khác NVL-CCDC xuất dùng trong tháng cho nhiều đối tượng sử dụng với những mục đích khác nhau. Trong công tác quản lý NVL-CCDC ngoài việc quản lý chung còn phải quản lý chặt chẽ về số lượng và giá cả của từng thứ, từng loại NVL-CCDC thu mua, xuất dùng và còn lại trong kho. Để đáp ứng kịp thời cho yêu cầu sản xuất, tính toán chính xác chi phí, chính xác tình hình cung cấp, sử dụng vật liệu một cách tết kiệm có hiệu quả. Do đó, tất yếu phải tổ chức hạch toán chi tiết NVL-CCDC. 2. Chứng từ sử dụng . Mọi nghiệp vụ kinh tế liên quan đến việc nhập-xuất NVL-CCDC đều phải được nhập chứng từ kế toán một cách kịp thời đầy đủ và chính xác để đáp ứng yêu cầu quản trị kinh doanh, kế toán chi tiết NVL-CCDC phải được thực hiện theo từng kho, từng loại, nhóm, thứ NVL-CCDC và phải được tiến hành đồng thời ở kho và phòng kế toán trên cơ sở chứng từ sử dụng. Trong kế toán NVL-CCDC bao gồm: Phiếu nhập kho (01-VT); phiếu xuất kho (02-VT); phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ(03-VT); biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá(08-VT); hoá đơn kiêm phiếu xuất kho(02-BH); hoá đơn cước phí vận chuyển(03-VT). Ngoài ra, DN còn có thể sử dụng thêm các chứng từ hướng dẫn như: Phiếu xuất vật tư theo hạn mức; biên bản kiểm nghiệm vật tư; phiếu báo cáo vật tư còn lại cuối kỳ, và các chứng từ khác tuỳ thuộc vào tình hình đặc điểm cụ thể của từng DN thuộc các lĩnh vực hoạt động, thành phần kinh tế, hình thức sở hữu khác nhau. Người lập chứng từ phải chịu trách nhiệm về việc ghi chép, tính chính xác về số liệu của nghiệp vụ kinh tế, mọi chứng từ kế toán NVL-CCDC phải được tổ chức luôn chuyển theo trình tự kịp thời gian do kế toán trưởng quy định phục vụ cho việc phản ánh ghi chép tổng hợp của các bộ phận cá nhân liên quan. 3. Sổ kế toán chi tiết NVL-CCDC. Tuỳ thuộc vào phương pháp kế toán chi tiết áp dụng trng DN mà sử dụng các sổ(thẻ) kế toán chi tiết sau: Sổ(thẻ) kho; sổ(thẻ) kế toán chi tiết NVL-CCDC; sổ đối chiếu luôn chuyển; sổ số dư;... Ngoài các sổ chi tiết nêu trên, còn có thể mở thêm các bảng kê nhập, bảng kê xuất, bảng kê luỹ kế tổng hợp nhập-xuất-tồn kho NVL-CCDC phục vụ cho việc ghi sổ kế toán chi tiết được đơn giản, nhanh chóng kịp thời. 4. Các phương pháp kế toán chi tiết NVL-CCDC. a) Phương pháp ghi thẻ song song. * Nguyên tắc hạch toán : ở kho ghi chép về mặt số lượng, phòng kế toán ghi chép cả về số lượng và giá trị từng thứ NVL-CCDC. * Trình tự ghi chép tại kho: Hàng ngày thủ kho căn cứ vào chứng từ nhập -xuất -tồn kho NVL-CCDCghi số lượng NVL-CCDC thực nhập, thực xuất vào thẻ kho hoặc sổ kho có liên quan. Thủ kho phải thường xuyên đối chiếu số tồn trên sổ kho với số tồn NVL-CCDC thực tế còn ở kho. Hàng ngày hoặc định kỳ từ 3 đến 5 ngày 1 lần sau khi ghi thẻ kho, thủ kho phải chuyển toàn bộ chứng từ nhập xuất kho về phòng kế toán. * Trình tự ghi chép tại phòng kế toán: Phòng kế toán mở sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết NVL-CCDC cho từng danh điểm vật liệu tương ứng với thẻ kho để theo dõi về mặt số lượng và giá trị. Hàng ngày hoặc định kỳ từ 3 -5 ngày một lần ghi nhận được các chứng từ nhập xuất kho của thủ kho chuyển đến, Kế toán NVL-CCDC phải kiểm tra từng chứng từ, ghi đơn giá và tính thành tiền, sau đó ghi vào sổ hoặc thẻ chi tiết NVL-CCDC có liên quan. Cuối tháng, kế toán cộng thẻ hoặc thẻ tính ra tổng số nhập, tổng số suất và số tồn của từng thứ NVL-CCDC rồi đối chiếu với thẻ kho của thủ kho, lập báo cáo tổng hợp nhập- xuất - tồn - kho về giá trị để đối chiếu với bộ phận kế toán tổng hợp NVL- CCDC. * Ưu - nhược điểm và phạm vi áp dụng: - Ưu điểm: ghi chép đơn giản, dễ kiểm tra đối chiếu. - Nhược điểm: Việc ghi chép còn trùng lặp giữa kho và phòng kế toán, khối lượng ghi chép lớn. Ngoài ra việc kiểm tra, đối chiếu chủ yếu tiến hành vào cuối tháng do đó hạn chế chức năng kiểm tra kịp thời của kế toán. - Phạm vi áp dụng: áp dụng thích hợp với các DN có ít chủng loại NVL - CCDC, khối lượng các nghiệp vụ (Chứng từ) nhập xuất ít không thường xuyên và nghiệp vụ trình độ chuyên môn của cán bộ kế toán còn hạn chế. b- Phương pháp sổ số dư: * Nguyên tắc hạch toán: ở kho theo dõi số lượng từng thứ Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ, phòng kế toán chỉ theo dõi giá trị từng nhóm NVL - CCDC. * Trình tự ghi chép tại kho: hàng ngày hoặc định kỳ từ 3 - 5 ngày sau khi ghi thẻ song, thủ kho tập hợp toàn bộ các chứng từ nhập xuất kho phát sinh trong ngày, trong kỳ và phân loại theo từng nhóm NVL-CCDC theo qui định. Căn cứ vào kết quả phân loại chứng từ, lập phiếu giao nhận chứng từ trong đó ghi số lượng, số hiệu chứng từ của từng nhóm NVL- CCDC (lập một bản chứng từ nhập, một bản chứng từ xuất), sau khi lập xong giao cho kế toán kiểm tra ghi số lượng NVL-CCDC tồn khi cuối tháng của từng danh điểm NVL-CCDC vào sổ số dư. Sổ số dư do kế toán mở cho từng kho, dùng cho phòng kế toán kiểm tra và tính thành tiền. * Trình tự ghi chép tại phòng kế toán: Khi nhận chứng từ nhập xuất NVL-CCDC ở kho, kế toán kiểm tra chứng từ và đối chiếu với các chứng từ có liên quan, kiểm tra việc phân loại chứng từ của thủ kho, ghi giá hạch toán và tính ra thành tiền cho từng loại chứng từ. Tổng cộng số tiền của các chứng từ nhập xuất theo từng nhóm NVL-CCDC và ghi vào cột số tiền trên phiếu giao nhận chứng từ. Căn cứ vào phiếu giao nhận chứng từ ghi số tiền vào sổ luỹ kế nhập - Xuất - Tồn kho NVL-CCDC. Bảng luỹ kế nhập - Xuất - Tồn kho NVL-CCDC mở cho từng kho, cơ sở ghi vào sổ luỹ kế ở phần nhập là các phiếu giao nhận chứng từ nhập, luỹ kế ở phần xuất là các phiếu giao nhận chứng từ xuất. Cuối tháng tính ra số tồn kho bằng tiền trên bảng luỹ kế nhập - xuất - tồn kho. Số lượng tồn kho cuối tháng của từng nhóm NVL-CCDC trên bảng luỹ kế chủ yếu để đối chiếu với sổ số dư và đối chiếu với kế toán tổng hợp theo từng NVL-CCDC. * Ưu - nhược điểm và phạm vi áp dụng: - Ưu điểm: tránh được sự ghi chép trùng lặp giữa kho và phòng kế toán, giảm bớt khối lượng ghi chép kế toán, công việc được tiến hành đều trong tháng. - Nhược điểm: do kế toán chỉ theo dõi về mặt giá trị, nên khi muốn biết số hiện có và tình hình tăng giảm của từng thứ NVL-CCDC về mặt hiện vật nhiều khi phải xem số liệu trên thẻ kho. Hơn nữa việc kiểm tra đối chiếu, phát hiện sai sót nhầm lẫn giữa kho và phòng kế toán gặp rất nhiều khó khăn. - Phạm vi áp dụng: thích hợp với các DNSX có khối lượng các nghiệp vụ xuất nhập (chứng từ nhập -xuất) nhiều, thường xuyên, nhiều chủng loại NVL-CCDC với điều kiện DN sử dụng giá hạch toán để hạch toán nhập xuất đã xây dựng danh điểm NVL-CCDC, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ kế toán vững vàng. c- phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển: Theo phương pháp này, ở kho vẫn mở thẻ kho hoặc sổ chi tiết để theo dõi số lượng danh điểm NVL-CCDC giống như hai phương pháp trên. ở phòng kế toán "Sổ đối chiếu luân chuyển" để hạch toán số lượng vào số tiền theo từng kho, từng thứ NVL-CCDC. Sổ đối chiếu luân chuyển chỉ ghi một lần vào cuối tháng trên cơ sở tổng hợp những chứng từ nhập-xuất kho phát sinh trong tháng của từng thứ NVL-CCDC mỗi thứ ghi một dòng. Cuối tháng đối chiếu số lượng NVL-CCDC trên sổ đối chiếu luân chuyển đối chiếu với kế toán tổng hợp. Phương pháp này có ưu điểm là khối lượng ghi chép của kế toán được giảm bớt do chỉ ghi chép một lần vào cuối tháng, nhưng lại có nhược điểm là: việc ghi sổ vẫn trùng lặp giữa kho và phòng kế toán về chỉ tiêu hiện vật, việc tiến hành kiểm tra và đối chiếu giữa kho và phòng kế toán cũng chỉ tiến hành vào cuối tháng mà hạn chế tác dụng kiểm tra. Phương pháp này áp dụng thích hợp trong các DN sản xuất không có nhiều nghiệp vụ kinh tế nhập xuất phát sinh, không bố trí riêng nhân viên kế toán NVL-CCDC. Do vậy, không có điều kiện ghi chép theo dõi tình hình nhập - xuất hàng ngày. Sau đây là sơ đồ kế toán chi tiết NVL-CCDC theo các phương pháp đã nêu trên: 1. Sơ đồ kế toán chi tiết NVL-CCDC theo phương pháp ghi thẻ song song: Phiếu nhập kho Thẻ (sổ) chi tiết NVL-CCDC Thẻ (sổ) chi tiết NVL-CCDC Thẻ kho Phiếu xuất kho Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn kho NVL-CCDC Kế toán tổng hợp 2. Sơ đồ kế toán chi tiết NVL-CCDC theo phương pháp sổ số dư: Chứng từ nhập Phiếu giao nhận chứng từ nhập Thẻ kho Sổ số dư Bảng luỹ kế nhập -xuất tồn kho NVL-CCDC Kế toán tổng hợp Chứng từ xuất Phiếu giao nhận chứng từ xuất 3. Sơ đồ kế toán chi tiết NVL - CCDC theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển: Thẻ kho Chứng từ nhập Bảng kê nhập Chứng từ xuất Bảng kê xuất Sổ đối chiếu luân chuyển Ghi chú chung cho cả 3 sơ đồ trên: : Ghi hàng ngày. : Ghi cuối tháng. : Đối chiếu kiểm tra. III. Kế toán tổng hợp NVL-CCDC NVL-CCDC là tài sản lưu đông, thuộc nhóm hàng tồn kho của doanh nghiệp, việc mở tài khoản tổng hợp ghi chép sổ kế toán và xác định hàng tồn kho, giá trị bán ra và hàng xuất dùng tuỳ thuộc vào doanh nghiệp tổ chức kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên hay phương pháp kiểm kê định kỳ. 1. Kế toán tổng hợp NVL-CCDC theo phương pháp kê khai thường xuyên Phương pháp kê khai thường xuyên hàng tồn kho: Là phương pháp ghi chép, phản ánh thường xuyên, liên tục và có hệ thống tình hình nhập - xuất - tồn kho các loại NVL-CCDC, thành phẩm, hàng hoá trên các tài khoản và sổ kế toán tổng hợp trên cơ sở các chứng từ nhập - xuất. Việc xác định giá trị NVL-CCDC xuất kho được căn cứ trực tiếp vào các chứng từ xuất kho sau khi đã được tập hơp, phân loại theo các đối tượng sử dụng để ghi vào tài khoản và sổ kế toán. Ưu điểm cuả phương pháp này là tại bất kỳ thời điểm nào cũng có thể biết được giá trị NVL-CCDC tồn kho. Nhược điểm của phương pháp này là: Đòi hỏi kế toán phải ghi chép thường xuyên ghi chép phản ánh lên tài khoản, khối lượng công việc kế toán rất nhiều.. Do vậy, phương pháp này áp dụng thích hợp với các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn, đặc tính kỹ thuật riêng biệt. Kế toán tổng hợp các trường hợp tăng NVL-CCDC Tài khoản kế toán sử dụng: Kế toán sử dụng các tài khoản sau: - Tài khoản 152: nguyên liệu - vật liệu: Tài khoản này dùng để theo dõi giá trị hiện có, tình hình tăng giảm tồn kho các loại nguyên vật liệu theo giá thực tế. Kết cấu: +) Bên Nợ: Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm giảm NVL-CCDC tại kho trong kỳ (mua ngoài, tự sản xuất, nhận góp vốn, phát hiện thừa, đ ánh giá tăng...). +) Bên Có: Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm giảm NVL-CCDC tại kho trong kỳ (xuất dùng, xuất bán, xuất góp vốn liên doanh, thiếu hụt, chiết khấu được hưởng...). +) Số dư bên nợ: Phản ánh giá thực tế của nguyên vật liệu tồn kho (đầu kỳ hoặc cuối kỳ). Tài khoản 152: Được mở chi tiết theo từng loại, nhóm, thứ vật tư tuỳ theo yêu cầu quản lý và phương tiện tính toán. - Tài khoản 153: Công cụ dụng cụ: Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình hiện có và sự biến động tăng giảm các loại công cụ dụng cụ theo giá thực tế. Kết cấu tài khoản 153: Cũng giống như kết cấu của TK 152 tài khoản này được chia làm 3 tiểu khoản như sau: +) Tài khoản 153.1: Công cụ dụng cụ. +) Tài khoản 153.2: Bao bì luân chuyển. +) Tài khoản 153.3: Đồ dùng cho thuê. - Tài khoản 151: Hàng mua đang đi trên đường. Tài khoản này dùng để theo dõi các loại NVL-CCDC, hàng hoá... mà doanh nghiệp đã mua hay chấp nhận mua, đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng cuối tháng chưa về nhập kho (kể cả số đang gửi cho người bán). Kết cấu: +) Bên Nợ: Phản ánh giá trị vật tư, hàng hoá đang đi đường, cuối tháng chưa về hoặc đã về tới doanh nghiệp nhưng đang chờ làm thủ tục nhập kho. +) Bên Có: Phản ánh giá trị hàng đang đi đường kỳ trước đã nhập kho hay chuyển giao cho các bộ phận sử dụng hoặc giao cho khách hàng. +) Số dư bên nợ: Phản ánh giá trị hàng đang đi đường (đầu kỳ hoặc cuối kỳ). - Tài khoản 331: Phải trả cho người bán. Tài khoản này được sử dụng để phản ánh toàn bộ các khoản thanh toán với người cung cấp vật tư, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ, người nhận thầu xây dựng cơ bản, nhận thầu sửa chữa lớn...ngoài ra, tài khoản 331 còn dùng để phản ánh số tiền đặt trước, ứng trước cho người bán nhưng doanh nghiệp chưa nhận hàng hoá, dịch vụ...Khi sử dụng tài khoản 331, kế toán phải mở sổ chi tiết cho từng chủ nợ, khách nợ và không được bù trừ khi lên bảng cân đối kế toán. Kết cấu: +) Bên nợ: Phản ánh số tiền đã trả cho người cung cấp (kể cả ứng trước); chiết khấu mua hàng, giảm giá hàng mua, trị giá hàng mua trả lại. +) Bên Có: Phản ánh số tiền phải trả cho người cung cấp; số tiền thừa được người bán trả lại. +) Số dư bên nợ: Phản ánh số tiền trả thừa hoặc ứng trước cho người bán. +) Số dư bên có: Phản ánh số tiền còn nợ người bán. - Tài khoản 133: Thuế giá trị gia tăng (GTGT) đầu vào: Tài khoản dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ ,đã khấu trừ, và còn được khấu trừ. Tài khoản 133 chỉ áp dụng cho các DN nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, không áp dụng với các DN nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và cơ sở kinh doanh không thuộc diện chịu thuế GTGT. Kết cấu: +) Bên nợ: phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. +) Bên có: phản ánh số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ.Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ. Thuế GTGT của hàng mua phải trả lại. Số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại. +) Số dư bên nợ: phản ánh số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ, số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại nhưng ngân sách nhà nước chưa hoàn trả. Tài khoản 133 có hai tài khoản cấp 2: Tài khoản 133.1: Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ. Tài khoản 133.2: Thuế GTGT được khấu trừ của Tài sản cố định. Ngoài ra, các tài khoản trên, kế toán tổng hợp tăng NVL-CCDC còn sử dụng nhiều tài khoản liên quan khác như: TK111, TK112, TK141, TK311,TK128, TK222, TK411,... Hạch toán tình hình biến động tăng NVL-CCDC . NVL-CCDC của DN tăng do rất nhiều nguyên nhân. Bở vậy, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể, kế toán sẽ phản ánh vào sổ sách cho phù hợp. * Tăng NVL-CCDC do mua ngoài: + Trường hợp hàng và hoá đơn cùng về: Kế toán căn cứ vào hoá đơn, phiếu nhập kho để tiến hành ghi sổ. - Khi mua NVL-CCDC dùng vào hoạt động SX kinh doanh hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán ghi sổ như sau: Nợ TK152 : Nếu mua NVL Nợ TK153 : Nếu mua CCDC Nợ TK133 : Phần thuế GTGT dược khấu trừ. Có TK (331,111,112,141...) - Khi mua NVL-CCDC dùng vào hoạt động SX kinh doanh trong trường hợp DN tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không chịu thuế GTGT, kế toán phản ánh giá trị NVL-CCDC mua ngoài bao gồm tổng số tiền phải thanh toán cho người bán (bao gồm cả thuế GTGT đầu vào), kế toán ghi sổ như sau: Nợ TK 152,153. Có TK (liên quan). - Khi nhập khẩu NVL-CCDC , kế toán phản ánh giá trị hàng nhập khẩu bao gồm tổng số tiền phải thanh toán cho người bán thuế nhập khẩu phải nộp, chi phí vận chuyển, kế toán ghi sổ như sau: Nợ TK 152,153. Có TK 333.3 (thuế xuất-nhập khẩu). Có TK(111,112,331...) - Đối với thuế GTGT hàng nhập khẩu: Nếu hàng nhập khẩu dùng vào hoạt động SX kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế thì thuế GTGT của hàng nhập khẩu sẽ được khâú trừ, kế toán ghi sổ như sau: Nợ TK133 (thuế GTGT được khấu trừ) Có TK333.1,333.(thuế GTGT phải nộp,GTGT hàng nhập khẩu) Nếu hàng nhập khẩu dùng vào hoạt động SX kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc dùng vào hoạt động sự nghiệp, chương trình dự án, hoạt động văn hoá phúc lợi... được trang trải bằng nguồn kinh phí khác thì thuế GTGT của hàng nhập khẩu được tính vào giá trị hàng mua vào, kế toán ghi sổ như sau: Nợ TK152,153. Có TK333.1 - Đối với NVL-CCDC mua về dùng đồng thời cho SX kinh doanh, hàng hoá dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT nhưng không thể tách riêng được, kế toán ghi : Nợ TK152,153.1(Giá mua chưa có thuế GTGT). Có TK 133 ( Thuế GTGT được khấu trừ) Có TK liên quan - Cuối kỳ, kế toán tính và xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ , không được khấu trừ trên cơ sở phân bổ theo tỷ lệ doanh thu chịu thuế so với tổng doanh thu trong kỳ, Kế toán ghi : Số thuế GTGT được khấu trừ trong kỳ : Nợ TK 3331 Có TK 133 Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ trong kỳ: Trường hợp số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ, kế toán ghi như sau : Nợ TK 632 Có TK 133 Trường hợp số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán sau , kế toán ghi sổ như sau : Nợ TK 142 (Chi phí trả trước) Có TK 133 Khi tính số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán sau, kế toán ghi như sau: Nợ TK 632 (Gía vốn hàng bán) Có TK 142 ( Chi phí trả trước) + Trường hợp NVL-CCDC mua vào được dùng hoá đơn , chứng từ đặc thu ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT, kế toán căn cứ vào NVL-CCDC mua vào đã có thuế để xác định giá không có thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, kế toán ghi sổ như sau : Nợ TK 4152, 153 ( Giá chưa có thuế GTGT) Nợ TK 133 ( Thuế GTGT được khấu trừ) Có TK liên quan Giá chưa Giá thanh toán = có thuế GTGT 1 + (%) thuế suất của hàng hoá đó Thuế GTGT = Giá chưa có thuế GTGT x Thuế suất GTGT + Trường hợp cơ sở sản xuất, chế biến NVL là nông sản, lâm, thuỷ sản chưa qua chế biến của người trực tiếp bán ra không có hoá đơn, kế toán căn cứ vào bảng kê thu mua hàng hoá nông, lâm, thuỷ sản tính ra số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, kế toán ghi sổ như sau: Nợ TK 152, 153 (giá chưa có thuế) Nợ TK 133 (Thuế GTGT được khấu trừ) Có các TK (liên quan) + Trường hợp hàng về nhưng hoá đơn chưa về: Kế toán lưu phiếu nhập kho vào tập hồ sơ (hàng chưa có hoá đơn). Nếu trong thánh có hoá đơn về thì ghi sổ bình thường, còn nếu cuối tháng hoá đơn vẫn chưa về thì ghi sổ theo giá tạm tính bằng bút toán như sau: Nợ TK 152,153 Nợ TK 133 Có các TK (liên quan) Có TK 241: Nhận kho thiết bị XDCB hoặc thu hồi phế liệu từ XDCB, từ sửa chữa lớn TSCĐ. Có TK 336: Vay lẫn nhau giữa các đơn vị nội bộ. b) Kế toán tổng hợp các trường hợp giảm NVL-CCDC : NVL-CCDC trong các DN giảm chủ yếu do xuất sử dụng cho SXKD... trên cơ sở các chứng từ xuất kho, kế toán tiến hành phân loại theo các đối tượng sử dụng và tính ra giá thực tế xuất kho để ghi chép phản ánh trên các TK, sổ kế toán tổng hợp. Cuối tháng cũng phải tổng hợp số liệu để đối chiếu, kiểm tra số liệu với kế toán chi tiết. Để phản ánh các nghiệp vụ xuất kho NVL-CCDC , kế toán sử dụng nhiều TK khác nhau như: TK 152,153,241,621,627,641,642,.,... Tuy NVL-CCDC đều là hàng tồn kho thuộc nhóm TSLĐ của DN, nhưng do có sự khác nhau về đặc điểm khi tham gia vào quá trình hoạt động SXKD. Do vậy phương pháp kế toán tổng hợp xuất dùng NVL-CCDC có sự khác nhau nhất định. Hạch toán tình hình biến động giảm vật liệu: - Xuất kho dùng trực tiếp cho SX chế tạo sản phẩm, cho công tác XDCB, cho nhu cầu SXKD khác. Căn cứ vào giá thực tế xuất kho tính cho từng đối tượng sử dụng, kế toán ghi sổ như sau: Nợ TK 621: Xuất chế tạo sản phẩm. Nợ TK 627.2 : Xuất dùng cho phân xưởng SX Nợ TK 641.2 : Xuất phục vụ cho bán hàng Nợ TK 642.2 : Xuất cho nhu cầu quản lý DN NợTK 241 : Xuất cho XDCB hoặc sửa chữa TSCĐ Có TK 152 - Xuất góp vốn liên doanh: phần chênh lệch giữa giá trị thực tế và giá trị vốn góp sẽ được phản ánh vào TK412 (chênh lệch đánh giá lại tài sản). Nợ TK 222 Nợ TK 228 Nợ TK 412 (phần chênh lệch giảm), hoặc Có TK 412 (phần chênh lệch tăng) Có TK 152 (giá thực tế vật liệu xuất kho) - Xuất thuê ngoài gia công chế biến, kế toán ghi sổ như sau: Nợ TK 154 Có TK 152 : Giá thực tế vật liệu xuất kho. Có TK 331,111,112 : Các chi phí liên quan đến gia công - Giảm do vay tạm thời, kế toán ghi: Nợ TK 138.8, 136.8 Có TK 152 - Giảm do các nguyên nhân khác, như: nhượng bán, phát hiện thiếu ...; kế toán ghi như sau: Nợ TK 632: Nhượng bán Nợ TK 642: Thiếu trong các định mức Nợ TK 138.1: Thiếu không rõ nguyên nhân chờ xử lý Nợ TK 138.8, 334: Thiếu cá nhân phải bồi thường Nợ TK 142: Chênh lệch đánh giá lại tài sản Có TK 152: Giá thực tế vật liệu giảm * Hạch toán tình hình biến động giảm CCDC +/ Đối với CCDC: - Trường hợp xuất dùng với giá trị nhỏ, số lượng không nhiều, với mục đích thay thế, bổ xung một phần CCDC cho SX thì toàn bộ giá trị xuất dùng tính hết vào chi phí trong kỳ (còn gọi là phân bổ một lần hay 100% giá trị), kế toán ghi: Nợ TK 627.3: Xuất dùng trong phân xưởng Nợ TK641: Xuất dùng cho tiêu thụ Nợ TK 642: Xuất phục vụ cho quản lý DN Có TK 153.1: Toàn bộ giá trị xuất dùng - Trường hợp xuất dùng CCDC có giá trị tương đối cao, quy mô tương đối lớn mà nếu áp dụng phương pháp phân bổ một lần thì sẽ làm cho chi phí kinh doanh đột biến tăng lên thì kế toán áp dụng phương pháp phân bổ hai lần (gọi là phân bổ 50% giá trị), kế toán ghi như sau: Bút toán 1: phản ánh toàn bộ giá trị xuất dùng, kế toán ghi sổ như sau: Nợ TK 142.1 Có TK 153.1 Bút toán 2: phân bổ 50% giá trị xuất dùng cho các đối tượng sử dụng CCDC Nợ TK liên quan Có TK 142 Khi báo hỏng, báo mất, kế toán tính và phân bổ nốt theo công thức sau: Số phân bổ nốt 50% giá trị Giá trị phế Số bắt giá trị còn lại của = thực tế của - liệu thu - bồi CCDC (hỏng, mất) CCDC hồi thường kế toán ghi sổ như sau: Nợ TK 138, 334 (cá nhân bồi thường hoặc chờ xử lý) Nợ TK 152, 111 (phế liệu thu hồi) Nợ TK 627.3, 641.3, 642.3 (phân bổ nốt giá trị còn lại) Có TK 142.1 (giá trị còn lại chưa thu hồi là 50%) - Trường hợp xuất dùng với quy mô lớn, giá trị cao với mục đích thay thế, trang bị mới hàng loạt, có tác dụng phục vụ cho nhiều kỳ thì toàn bộ giá trị xuất dùng được phân bổ dần vào chi phí sản xuất (còn gọi là phương pháp phân bổ nhiều lần). Khi xuất dùng kế toán dùng các bút toán sau: Bút toán 1: phản ánh 100% giá trị xuất dùng, kế toán ghi sổ như sau: Nợ TK 142.1 Có TK 153.1 Bút toán 2: phản ánh giá trị phân bổ một lần, kế toán ghi sổ như sau: Nợ TK 627.3, 641.3, 642.3 Có TK 142.1 Các kỳ tiếp theo, kế toán chỉ phản ánh mỗi bút toán phân bổ giá trị hao mòn (như bút toán 2 ở trên). Khi báo hỏng, mất hay hết thời gian sử dụng, sau khi trừ phế liệu thu hồi hay số bồi thường cả người làm mất, hỏng...giá trị còn lại sẽ được phân bổ vào chi phí kinh doanh (tương tự như phương pháp phân bổ 2 lần). + Đối với bao bì luôn chuyển: - Khi xuất dùng bao bì luôn chuyển, kế toán ghi sổ như sau: Nợ TK 142.1: Giá thực tế Có TK 153.2: Giá thực tế - Phân bổ giá trị hao mòn vào chi phí của từng kỳ sử dụng, kế toán ghi: Nợ TK 152: Tính vào giá trị NVL m ua ngoài Nợ TK 641.3: Giá trị còn lại Có TK 142.1: Giá trị còn lại + Đối với đồ dùng cho thuê: - Bút toán 1: Khi chuyển CCDC thành đồ dùng cho thuê, kế toán ghi như sau: Nợ TK 921: Nếu hoạt động cho thuê không thường xuyên Nợ TK 627.3: Nếu hoạt động cho thuê thường xuyên Có TK 142: Giá trị hao mòn - Bút toán 2: Số thu về cho thuê, kế toán ghi như sau: Nợ TK 111, 112, 131... Có TK 721: Không thường xuyên Có TK 511: Thường xuyên Có TK 333.1: Thuế GTGT phải nộp (theo phương pháp khấu trừ) - Bút toán 3: Khi thu hồi đồ dùng cho thuê, kế toán ghi sổ như sau: Nợ TK 153.3 Có TK 142.1 2. Hạch toán tổng hợp NVL-CCDC theo phương pháp kiểm kê định kỳ(KKĐK) Phương pháp kiểm kê định kỳ(KKĐK):là phương pháp không theo dõi một cách thường xuyên, liên tục về tình hình biến động của các loại vật tư, hàng hoá, sản phẩm mà chỉ phản ánh giá trị tồn kho đầu kỳ của chúng trên cơ sở kiểm kê cuối kỳ, xác định lượng tồn kho thực tế, chưa xuất dùng cho sản xuất, kinh doanh và các mục đích khác.Phương pháp này chỉ thích hợp với các DN kinh doanh những chủng loại hàng hoá, vật tư khác nhau, giá trị thấp, thường xuyên xuất bán, quy mô nhỏ. a) Tài khoản sử dụng: Khi áp dụng phương pháp KKĐK, kế toán sử dụng TK611: Mua hàng, để theo dõi tình hình thu mua NVL-CCDC theo giá thực tế (giá mua và chi phí thu mua) Kết cấu TK 611: + Bên Nợ: phản ánh giá thực tế NVL-CCDC tồn kho đầu kỳ, mua vào trong kỳ. + Bên Có : phản ánh giá thực tế NVL-

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0738.doc
Tài liệu liên quan