Thực trạng công tác huy động vốn của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Đống Đa

Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

I. Vai trò của Ngân hàng Thương mại đối với sự phát triển kinh tế 4

1. Khái niệm NH TM 4

2. Vai trò của ngân hàng đối với sự phát triển kinh tế 5

2.1. NHTM là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế 5

2.2. NHTM là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế 6

2.3. NHTM là cầu nối nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới 6

II. Khả năng huy động vốn của NHTM 7

1. Các loại nguồn vốn của NHTM 7

1.1. Vốn chủ sở hữu 7

1.1.1. Vốn ban đầu 8

1.1.2. Nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động 9

1.2. Nguồn tiền gửi 11

1.2.1. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế 11

1.2.2. Tiền gửi của dân cư 13

1.2.3. Tiền gửi của các ngân hàng khác 14

1.3. Nguồn đi vay 14

1.4. Các nguồn khác 16

1.4.1. Nguồn ủy thác 16

1.4.2. Nguồn trong thanh toán 17

1.4.3. Nguồn khác 17

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của NHTM 17

2.1.Nhóm nhân tố khách quan: 17

2.2. Nhóm nhân tố chủ quan: 19

CHƯƠNG II 23

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN ĐỐNG ĐA 23

I. Khái quát về hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quận Đống Đa 23

1.Sự hình thành chi nhánh NHNo & PTNT Quận Đống Đa 23

2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNo & PTNT Quận Đống Đa. 23

3. Hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo & PTNT Quận Đống Đa (2001-2003) 26

3.1. Hoạt động huy động vốn. 26

3.2.Hoạt động sử dụng vốn. 28

3.3. Hoạt động kinh doanh khác. 30

3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh : 36

II . Thực trạng công tác huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quận Đống Đa 37

1. Thực trạng công tác huy động vốn của chi nhánh NHNo & PTNT Quận Đống Đa những năm gần đây 37

1.1. Thực trạng huy động tiền gửi của các tổ chức kinh tế. 39

1.2. Thực trạng huy động tiền gửi tiết kiệm: 41

1.3. Thực trạng huy động qua phát hành kỳ phiếu Ngân hàng. 44

3. Đánh giá chung về hoạt động huy động vốn của chi nhánh NHNo & PTNT Quận Đống Đa. 47

3.1.Những kết quả đạt được: 47

3.2.Một số tồn tại trong công tác huy động vốn. 49

3.3. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn: 50

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN ĐỐNG ĐA 54

I. Định hướng kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quận Đống Đa những năm tới. 54

II. Giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quận Đống Đa 56

1. Nghiên cứu môi trường kinh doanh để xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý 56

2. Sử dụng hợp lý và linh hoạt công cụ lãi suất 58

3. Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn 60

4. Xây dựng chính sách huy động vốn hợp lý, gắn với sử dụng vốn 61

5. Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng 62

6. Mở rộng việc sử dụng tài khoản cá nhân, phát hành séc và thẻ thanh toán 63

7. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng 64

8. Mở rộng hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh 65

9. Phát triển thị trường vốn 66

10. Thực hiện bảo hiểm tiền gửi 67

11. Thực hiện chính sách khách hàng linh hoạt 67

12. Tăng cường thông tin quảng cáo 68

13. Mở rộng mạng lưới kinh doanh 69

14. Nâng cao trình độ cán bộ 70

III. Kiến nghị 71

1.Kiến nghị với Nhà nước 71

2. Kiến nghị với NHNN 73

3. Kiến nghị với NHNo & PTNT vn và NHNo & PTNT Hà Nội 73

 

 

 

 

doc75 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1764 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng công tác huy động vốn của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Đống Đa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n cư và các doanh nghiệp ,tổng thu về phí dịch vụ năm 2002: 238 triệu, năm 2003:175 triệu. - Về nghiệp vụ bảo lãnh: Nghiệp vụ bảo lãnh mà chi nhánh khai thác là bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh bảo hành Năm 2003, thực hiện: +Bảo lãnh dự thầu: 60 món, số tiền 4.500 triệuđồng và số dư 2.234 triệu đồng. +Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: 35 món, số tiền 6.000 triệu đồng, số dư 2.790 triệu đồng. +Bảo lãnh bảo hành: 5 món, số tiền 224 triệu đồng và số dư 217 triệu đồng. Số phí thu được từ nghiệp vụ bảo lãnh: 80 triệu đồng. Hoạt động bảo lãnh đạt kết quả khá tốt, các khoản bảo lãnh bảo đảm chất lượng, vừa phục vụ tốt yêu cầu của khách hàng, vừa đem lại thu nhập cho chi nhánh. - Công tác thanh toán qua Ngân hàng, kế toán ngân quỹ: Về thanh toán qua Ngân hàng: Trong chi nhánh, cán bộ công nhân viên luôn thực hiện phương châm”bảo đảm nguyên tắc tận tình, phục vụ hoà nhã, lịch sự” để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Lắng nghe ý kiến khách hàng để nghiên cứu, đơn giản và hợp lý hoá thủ tục giấy tờtạo thuận lợi cho khách hàng. Hơn nữa, chi nhánh được trang bị hệ thống thanh toán điện tử nhanh chóng, kịp thời và chính xác, rút ngắn được nhiều thời gian luân chuyển giấy tờ thanh toán giữa các đơn vị khách hàng trong thành phố cũng như ngoài thành phố. Bảng 6: Công tác thanh toán qua Ngân hàng (2002-2003). đơn vị: triệuđồng Phương thức thanh toán Năm 2002 Năm 2003 Số món Số tiền Số món Số tiền Thanh toán bù trừ +Phí 4.284 926.730 13 47.843 1.252.280 17 Thanh toán & CTDT +Đi PHí +Đến 5.040 2.268 2.772 298.193 218.550 76 79.643 47.690 324.290 225.636 91 98.654 (Nguồn số liệu: Phòng kinh doang NHNo & PTNT Quận Đống Đa ). Tổng doang số thanh toán năm 2003 tăng 28.7%(+351.647triệu) so với năm 2002. Công tác thanh toán của chi nhánh ngày càng phát triển cả về quy mô và doanh số, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng cả về chuyển khoản và tiền mặt, góp phần vào tốc độ tăng trưởng chung của đơn vị. Về kế toán ngân quỹ: Với hoạt động ngày càng mở rộng và phát triển, chất lượng phục vụ tốt, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao và chi tiêu và thu nộp tiền mặt của các đơn vị. Do đó, lượng thu-chi nhánh tiền mặt tăng lên đáng kể: Doanh số thu tiền mặt năm 2003: 585 tỷ, tăng 25.8%(+120 tỷ) so với năm2002. Doanh số chi tiền mặt năm 2003: 292 tỷ, tăng 28.6%(+65 tỷ)so với năm 2002. Cán bộ công nhân viên chi nhánh luôn được giáo dục, rèn luyện và giữ được phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm với công việc. Do đó ngày càng tạo được sự tín nhiệm với khách hàng. Cụ thể: năm 2002, chị em làm công tác thu ngân đã trả lại số tiền thừa là 29.280.000 đồng Năm 2003: trả lại tiền thừa 21.450.000 đồng. Đồng thời, còn phát hiện và thu hồi được số tiền giả trong năm 2002: 1.180.000 đồng, năm 2003 là 1.370.000 đồng. Đó thật sự là những việc làm rất đáng quý, là điểm sáng được khách hàng tin yêu. 3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh : Bảng 8: kết quả hoạt động kinh doanh 2000 - 2002 đơn vị: triệuđồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 So sánh(%) Số tiền Số tiền Số tiền 2002/2001 2003/2002 1.Tổng nguồn vốn 335.000 439.000 567.600 +31,1 +29,3 2.Tổng dư nợ 54.277 83.003 101.453 +52,9 +22,2 3.Nợ quá hạn 655 278 2.982 -57,5 +972,6 4.Lợi nhuận +1.200 +4.606 +5.706 +283,8 +23,8 ( Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả kinh doanh NHNo & PTNT Quận Đống Đa). Qua bảng số liệu ta thấy, trong 3 năm hoạt động kinh doanh đựơc sự chỉ đạo chặt chẽ và giúp đỡ của NHNo & PTNT Hà Nội, Đảng và chính quyền cơ sở ; cộng với sự phấn đấu vươn lên của tập thể cán bộ công nhân viên, kết quả đạt được về các mặt công tác là tương đối toàn diện. Cụ thể, năm 2003: Tổng nguồn vốn kinh doanh đạt:567,6 tỷ, tăng 29,3% so với năm 2002, gấp 5.06 lần năm 2000. Tổng dư nợ đặt:101,4 tỷ, tăng 22.2% so với năm 2002, gấp 6.2 lần năm 2000. Lợi nhuận ( quỹ TN) : 5.7 tỷ, tăng 23.8%. Kinh doanh ngoại tệ ( USD và EUR): Doanh số mua: 3.8 triệu USD, giảm 34.2% so với năm 2002. Doanh số bán: 3.3 triệu USD, giảm 43,9% so với năm 2002. Thanh toán quốc tế : thực hiện giao dịch trên 100 món / năm. Công tác thanh toán qua ngân hàng : thực hiện gần 10.000 món/ năm, với doanh số tăng 28.7% so với năm 2002. Doanh số thu-chi tiền mặt: khối lượng thu-chi tiền mặt ngày càng lớn. Tổng thu tiền mặt : 585 tỷ, tăng 25,8% so với năm 2002. Tổng chi tiền mặt : 292 tỷ, tăng 28.6% so với năm 2002. Điều đáng mừng là năm đầu thành lập (2000) thu nhập không đủ chi nhánh trả lãi tiền gửi, lỗ đã vươn lên bảo đảm tự trang trải được các khoản chi trả lãi tiền gửi, trả lương trở thành chi nhánh hoạt động kinh doanh có lãi và lãi năm sau cao hơn năm trước. Nét son đánh dấu sự trưởng thành, bước phát triển mới – hoạt động kinh doanh đa năng, với những sản phẩm dịch vụ mới nhiều tiện ích hơn; góp phần phục vụ ngày càng tốt các doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế và đời sống nhân dân. II . Thực trạng công tác huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quận Đống Đa 1. Thực trạng công tác huy động vốn của chi nhánh NHNo & PTNT Quận Đống Đa những năm gần đây Là một quận đông dân ( gần 40 vạn người ) chỉ sau quận Hoàn Kiếm, lại có khu công nghiệp nổi tiếng được hình thành từ rất sớm 1958-1960, nơi có các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh lớn như : công ty cơ khí Hà Nội, cao su Sao vàng, Thuốc lá Thăng Long và cùng nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ khác. Do vậy, để có thể xây dựng được quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp, chi nhánh NHNo & PTNT Quận Đống Đa đặt nghiệp vụ nguồn vốn mà chủ yếu là công tác huy động vốn là khâu đột phá mở đường. Đồng thời với việc thực hiện các hình thức huy động truyền thống, chi nhánh đã có những giải pháp đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, lãi xuất, khuyến mãi, mở rộng mạng lưới phòng giao dịch kết quả đạt được thể hiện qua bảng cơ cấu huy động vốn dưới đây: Bảng 9 : Cơ cấu huy động vốn năm 2000-2002 đơn vị: triệuđồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1.Tiền gửi TCKT 45.271 13,5 54.163 12,3 383.358 67,5 2.TG tiết kiệm 45.578 13,6 95.027 21,6 158.551 27,9 3.Kỳ phiếu NH 244.151 72,9 289.810 66,1 25.727 4,5 Tổng cộng 335.000 100 439.000 100 567.636 100 (Nguồn số liệu: Phòng kế toán NHNo & PTNT Quận Đống Đa). Bảng trên cho thấy: Tiền gửi của các tổ chức kinh tế: năm 2002 : 54.163 triệu, chiếm tỷ trọng 12.3%, đến năm 2003 tăng lên 383.358 triệu chiếm tỷ trọng 67,5% so với tổng nguồn tức là khối lượng vốn đã tăng gấp 6,4 lần năm 2001. Tiền gửi tiết kiệm: tăng liên tục và khá nhanh. Năm 2001: 45.578 triệu, chiếm tỷ trọng 13.6% so với tổng nguồn. Năm 2002: 95.027 triệu, năm 2003 tăng lên 158.551 triệu, tức là khối lượng vốn tăng gấp 3.5 lần năm 2001. Kỳ phiếu ngân hàng: Giảm nhiều do năm qua có sự cạnh tranh quyết liệt của các ngân hàng bạn trong việc huy động loại hình này.Các NHTM liên tục gia tăng lãi suất huy động của loại hình chứng chỉ tiền gửi đã làm cho lãi suất huy động loại hình này tăng lên rất cao,đã làm giảm lượng vốn huy động được từ loại hình này của chi nhánh. Năm 2002: 289.810 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 66.1% so với tổng nguồn và tăng 18.7% so với năm 2001; năm 2003: 25.727 triệu đồng,chiếm tỷ trọng 4,5% so với tổng nguồn và giảm 91,1% so với năm 2002. Dưới đây đi sâu nhằm phân tích các hình thức huy động vốn để tìm ra những chiến lược thích hợp, nhằm phát huy tối đa khả năng huy động vốn của chi nhánh đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phầnn kinh tế cũng như của dân cư trong xã hội. 1.1. Thực trạng huy động tiền gửi của các tổ chức kinh tế. Hình thức tiền gửi của các tổ chức kinh tế: gồm hai tài khoản là tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn. Loại vốn này chiếm tỷ trọng không lớn nhưng tương đối ổn định trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. do đó, các ngân hàng rất quan tâm khai thác loại tiền gửi này. Nguồn vốn tiền gửi của các tổ chức kinh tế chẳng những giúp ngân hàng tăng nguồn vốn huy động , mà còn tạo điều kiện giúp doanh nghiệp mở rộng các giao dịch kinh tế qua ngân hàng với các sản phẩm, dịch vụ có tiện ích cao, nhanh chóng, chính xác và an toàn. Qua đó, giúp ngân hàng nắm chắc hơn những biến động về tình hình tài chính của doanh nghiệp, kịp thời đưa ra những quyết định đúng đắn với các dự án đầu tư nhằm làm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng có hiệu quả. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng còn góp phần làm giảm lãi suất huy động bình quân của ngân hàng vì hình thức tiền gửi không kỳ hạn chỉ được hưởng lãi suất thấp hơn các loại tiền gửi khác. Bảng 10: Cơ cấu tiền gửi của các tổ chức kinh tế 2001 – 2003. đơn vị: triệuđồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 So sánh(%) Số tiền Số tiền Số tiền 2002/2001 2003/2002 Tiền gửi không kỳ hạn 25.471 22.317 35.250 -12,38 +57,9 Tiền gửi có kỳ hạn 19.800 31.846 348.288 +60,84 +993,6 Tổng cộng 45.271 54.163 383.538 +19,64 +608,1 (Nguồn số liệu: Phòng kế toán NHNo & PTNT Quận Đống Đa). Qua bảng ta thấy: tiền gửi của tổ chức kinh tế tăng tương đối nhanh. Năm 2002: 54.136 triệu, tăng 19.64%(+8.892 triệu) so với năm 2001 Năm 2003: 383.538 triệu, tăng 608,1%(+329.375 triệu)so với năm 2002 Do doanh nghiệp đã bán được hàng và thu được tiền nhưng chưa đến chu kỳ mua vật tư, hàng hoá để sản xuất; do người bán thực hiện phương thức bán hàng trả chậm đối với các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp gửi các khoản tiền tạm tời nhàn rỗi chờ thanh toán vào Ngân hàng để hưởng lãi và đảm bảo an toàn tài sản.Cơ cấu tiền gửi tổ chức kinh tế: Tiền gửi không kỳ hạn năm 2001: 25.471 triệu, tỷ lệ 56%. Năm 2002: 22.317 triệu, tỷ lệ 41%.Năm 2003:348.288 triệu, tỷ lệ 90,8%. 1.2. Thực trạng huy động tiền gửi tiết kiệm: Là hình thức huy động vốn được sử dụng rộng rãi, phổ biến và có số lượng khách hàng lớn nhất ở nước ta, do thủ tục đơn giản, thuận tiện, với nhiều loại kỳ hạn phù hợp với tính chất là những khoản tiền tạm thời nhàn rỗi, để dành của dân cư. Được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây: Bảng 11: Cơ cấu tiền gửi tiết kiệm năm 2000-2002. Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 So sánh(%) Số tiền Số tiền Số tiền 2002/2001 2003/2002 1.Tkiệm không KH 3.354 4.310 7.520 +28,5 +74,5 VND 1.399 2.394 5.377 +71,1 +124,6 USD 1.955 1.916 2.143 -2,0 +11,8 2.Tgửi Tkiệm <12 tháng 22.385 50.540 84.654 +125,7 +67,5 VND 7.336 33.668 58.278 +358,9 +73,1 USD 15.049 16.872 26.367 +12,1 +56,3 2.1Tkiệm 3 tháng - 10.500 15.450 - +47,1 VND - 10.500 14.220 - +35,4 USD - - 1.230 - - 2.2Tkiệm 6 tháng 22.385 40.040 42.828 +78,8 +6,9 VND 7.36 23.168 17.692 +215,8 -23,6 USD 15.049 16.872 25.136 +12.1 +49,0 2.3Tkiệm > 12 tháng 19.838 40.177 66.377 +102.5 +65,2 VND 3.000 6.816 45.998 +127.2 +574,8 USD 16.838 33.361 20.379 +98.1 -38,9 Tổng cộng 45.578 95.027 158.551 +108.5 +66,8 Tr.đó USD quy đổi 33.843 52.149 48.889 +54.1 -6.2 (Nguồn số liệu :Phòng kế toán NHNo & PTNT Quận Đống Đa ). Qua bảng số liệu ta thấy: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn năm 2002: 4.310 triệu, tăng 28.5% so với năm 2001; năm 2003 đạt :7520 triệu, tăng74,5% so với năm 2002. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn<12 tháng :năm 2002: 50.540 triệu, tăng 125.7% so với năm 2001; năm 2003 đạt :84.654 triệu, tăng 67,5% so với năm 2002. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn>12 tháng :năm 2002: 40.177 triệu, tăng 102.5% so với năm 2001; năm 2003 đạt: 42.828 triệu tăng 6,9% so với năm 2002. Tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ tuy có giảm so với năm trước nhưng vẫn còn khá cao và chiếm tỷ trọng không nhỏ; năm 2002(USD quy đổi): 52.1 tỷ, tăng 54.1% so với năm 2001, chiếm tỷ trọng 54.9% nguồn vốn huy động tiết kiệm; năm 2003 đạt 48,9 tỷ giảm 6,2% so với năm 2002, chiếm tỷ trọng 30,8% nguồn vốn huy động tiết kiệm. Cơ cấu tiền gửi tiết kiệm: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: năm 2001chiếm tỷ lệ: 7,3%; năm 2002: 4,5%;năm 2003: 4,7%. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn < 12T năm 2001 chiếm tỷ lệ: 49,2%; năm 2002: 53%; năm 2003: 53,4% . Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn > 12T: năm 2001 chiếm tỷ lệ 43,5%; năm 2002: 42,3%;năm 2003: 42,9%. Biểu đồ minh hoạ Biểu đồ 1. Tỷ lệ các loại tiền gửi tiết kiệm năm 2001 Biểu đồ 2.Tỷ lệ cácloại tiền gửi tiết kiệm năm 2002 Biểu đồ 3: Tỷ lệ các loại tiền gửi tiết kiệm năm 2003. Điều đó thể hiện: Cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống và thu nhập của các tầng lớp dân cư được nâng lên rõ rệt. Người gửi có thể dễ dàng thay đổi kỳ hạn sao cho có lợi nhất đối với những khoảng tiền tạm thời nhàn rỗi khi người dân chưa đủ điều kiện mua sắm tiện nghi đắt tiền, có giá trị. Tiền gửi tiết kiệm trên 12 tháng có khối lượng vốn khá và cũng chiếm tỷ lệ tương đối lớn là cơ sở để Ngân hàng thực hiện cho vay các dự án dài hạn hơn, đáp ứng nhu cầu vay vốn trung – dài hạn của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn. Qua đó cho thấy khả năng huy động vốn từ tầng lớp dân cư của chi nhánh còn rất tiềm tàng nhất là đối với địa bàn đông dân cư như quận Đống Đa Đạt được như trên là do có các phương thức huy động vốn nội tệ và ngoại tệ , kỳ hạn thích hợp và cơ chế lãi suất hợp lý, thường xuyên bám sát thi trường và điều chỉnh kịp thời, linh hoạt; vừa có tính cạnh tranh vừa đảm bảo hoạt động có hiệu quả. 1.3. Thực trạng huy động qua phát hành kỳ phiếu Ngân hàng. Kỳ phiếu ngân hàng được sử dụng để giải quyết khi có yêu cầu đầu tư vào các dự án lớn, các dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi, phát triển làng nghề truyền thống. Thông qua bảng số liệu dưới đây: Bảng 12: Kỳ phiếu ngân hàng so với nguồn vốn huy động năm 2001 –2003. đơn vị: triệuđồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 So sánh(%) Số tiền Số tiền Số tiền 2002/2001 2003/2002 Kỳ phiếu Ngân hàng 244.151 289.810 25.727 +18,7 -91,1 Nguồn vốn huy động 335.000 439.000 567.636 +31,1 +29,3 (Nguồn số liệu: Phòng kế toán NHNo & PTNT Quận Đống Đa). Kỳ phiếu ngân hàng là hình thức huy động vốn luôn có khối lượng lớn, do lãi suất huy động kỳ phiếu có sức hấp dẫn khá cao, lại được tuyên truyền quảng cáo khá rầm rộ trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nhờ vậy đã thu hút được nhiều khách hàng đến với ngân hàng. Tuy nhiên cũng chính vì vậy mà các NHTM cũng cạnh tranh với nhau gay gắt để có được nguồn vốn này.Các NHTM lớn sẽ có nhiều lợi thế trong việc huy động nguồn vốn này.Cũng chính vì lí do này mà lượng vốn chi nhánh huy động được qua hình thức này trong năm 2003 đã giảm rất nhiều. Năm 2002: 289.810 triệu tăng 18,7% so với năm2001 và chiếm tỷ lệ 66%; năm 2003 giảm xuống còn 25.727 triệu và chiếm tỷ lệ 4,5% . Biểu đồ minh hoạ: Biểu đồ 4: Kỳ phiếu ngân hàng so với nguồn vốn huy động 2000 – 2002. 2.Mối quan hệ giữa nguồn vốn huy động và sử dụng vốn: Hoạt động kinh doanh của ngân hàng không chỉ đơn giản là huy động vốn mà cái đích phải đạt tới là sử dụng nguồn vốn huy động ngày càng lớn vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Đảng – Nhà nước trong sự nghiệp CNH – HĐH, thông qua các kế hoạch hàng năm và 5 năm. Điều đó nói lên yêu cầu vốn của các doanh nghiệp là rất lớn, chẳng những vốn cho sản xuất được thưòng xuyên, liên tục mà còn cần vốn trung – dài hạn để mua sắm thêm máy móc, thiết bị, trang bị thêm dây chuyền công nghệ mới, mở rộng sản xuất Ngân hàng huy động vốn nhàn rỗi của xã hội không chỉ vì lợi ích của ban thân ngân hàng mà quan trọng hơn là thông qua công tác tín dụng, thực hiện vai trò “bà đỡ” đối với các doanh nghiệp, góp phần đắc lực trong việc phát triển kinh tế – xã hội. Hơn nữa, cũng như bất kỳ một doanh nghiệp nào khác trong nền kinh tế, hoạt động kinh doanh là phải đảm bảo bù đắp được chi phí và có lãi. Do đó, huy động vốn phải gắn kết được với sử dụng vốn một cách chặt chẽ và hiệu quả nhất. Bởi vì nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng chính là nguồn vốn huy động được nên ngân hàng phải trả lãi cho nguồn vốn đó cho dù có cho vay được hay không. Huy động vốn mà không cho vay được hoặc cho vay quá ít sẽ dẫn đến ứ động, lãng phí vốn, ảnh hưởng đến thu nhập và lợi nhuận của bản thân ngân hàng. Bảng số liệu huy động vốn và sử dụng vốn dưới đây thể hiện rõ: Bảng 13: Nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2000 – 2002. đơn vị: triệuđồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 So sánh(%) Số tiền Số tiền Số tiền 2002/2001 2003/2002 Tổng nguồn vốn 335.000 439.000 567.636 +31,1 +29,3 Sử dụng vốn 54.277 83.003 101.453 +52,9 +22.2 (Nguồn số liệu: Phòng kinh doanh NHNo & PTNT Quận Đống Đa). Qua bảng số liệu trên thấy, chi nhánh đã rất cố gắng mở rộng cho vay các doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế, tốc độ tăng dư nợ và tốc độ tăng nguồn vốn vẫn giữ ổn định . Cụ thể: Tốc độ tăng dư nợ năm 2002/2001: +52.9%; 2003/2002 đạt +22,2% Tốc độ tăng nguồn vốn năm 2002/2001: +31.1%; 2003/2002 đạt +29,3% So với năm 2001, tổng dư nợ tín dụng năm 2003 đã tăng gấp 1,87 lần; trong khi nguồn vốn chỉ tăng 1.7 lần. Song dư nợ tín dụng có điểm xuất phát thấp, nên dù tổng dư nợ tăng 1,87 lần nhưng năm 2001 mới chiếm tỷ lệ: 16.2% , năm 2002: 18.9%. và năm 2003: 17,9% Biểu đồ sau minh hoạ mối quan hệ giữa nguồn vốn huy động và sử dụng vốn. Biểu đồ 5: Quan hệ giữa nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2000 – 2002. Tuy nhiên, số liệu trên không có nghĩa chi nhánh đã đáp ứng được yêu cầu vốn cho phát triển sản xuất của các doanh nghiệp, vì chi nhánh mới thực hiện cho vay ngắn hạn, còn trung – dài hạn hầu như chưa được triển khai. Hơn nữa, thực hiện sự chỉ đạo của NHNo & PTNT Hà Nội là tăng cường lợi thế huy động vốn ở các thành phố lớn để chuyển vốn lên hỗ trợ , chi nhánh viện cho các Quận – Huyện thiếu vốn phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn, và điều hoà chung trong hệ thống. Vì vậy để tăng nguồn thu từ việc điều chuyển vốn lên NHNo & PTNT Hà Nội và mở rộng tín dụng, chi nhánh cần nghiên cứu đưa thêm nhiều nhình thức huy động, kỳ hạn huy động và lãi suất huy động sao cho thoả đáng và hợp lý để thu hút khách hàng nhiều hơn. 3. Đánh giá chung về hoạt động huy động vốn của chi nhánh NHNo & PTNT Quận Đống Đa. 3.1.Những kết quả đạt được: Qua 3 năm hoạt động kinh doanh, bằng sự phấn đấu vươn lên của tập thể cán bộ nhân viên, sự chỉ đạo chặt chẽ, kịp thời của NHNo & PTNT Hà Nội, Đảng – chính quyền cơ sở, kết quả đạt đượcvề các mặt công tác là tương đối toàn diện: Tổng nguồn vốn huy động tăng khá nhanh đạt 567,6 tỷ, vượt mức kế hoạch NHNo & PTNT Hà Nội giao, gấp 1,7 lần so với năm 2001, chiếm khoảng 10% tổng nguồn vốn hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Hà Nội và tăng đồng đều ở tất cả các hình thức huy động, kỳ hạn gửi tiềnTổng nguồn vốn huy động tiền gửi tiết kiệm năm 2003 chiếm tỷ trọng 27.9% tổng nguồn vốn huy động. Hình thức kỳ phiếu ngân hàng bị giảm khối lượng lớn chỉ còn 25.727 triệu đồng. Tiết kiệm ngoại tệ có giảm chỉ đạt 48.9 tỷ ( đã quy đổi ra VND), chiếm tỷ trọng 30.8% nguồn vốn huy động tiết kiệm. Tiền gửi tổ chức kinh tế cũng tăng cao, đạt 383 tỷ, chiếm tỷ trọng 67% tổng nguồn vốn huy động. Chi nhánh đã chủ động, linh hoạt trong việc thực hiện các mức lãi suất và thời gian huy động đối với tiền gửi của mọi thành phần kinh tế; tìm mọi biện pháp để tăng nhanh tiền gửi của các tổ chức kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp có nguồn vốn lớn; thực hiện chính sách khách hàng đúng đắn nên ngày càng thu hút được nhiều vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế . Thực hiện đa dạng hoá các nghiệp vụ kinh doanh và dịch vụ ngân hàng như: phát triển các hình thức thanh toán, chuyển tiền, kinh doanh mua – bán ngoại tệ, thu đổi ngoại tệ; phát triển và mở rộng nhanh tín dụng, thực hiện bảo lãnh ..nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn vốn và kinh doanh có lãi. Trong tương lai không xa sẽ thực hiện được mục tiêu của NHNo & PTNT Hà Nội là chuyển vốn lên hỗ trợ, chi viện cho các Quận – Huyện thiếu vốn phát triển kinh tế Thủ đô xứng đáng là động lực của vùng kinh tế trọng điểm, thúc đẩy kinh tế phát triển. Chi nhánh đã tranh thủ mọi thời cơ, thông qua các cuộc họp của Quận giới thiệu sự hiện diện của chi nhánh, thực hiện phát tờ rơi, chủ động tìm đến khách hàngvà không gì thuyết phục hơn bằng chính sự làm việc nhiệt tình, chu đáo; coi sự thành công của khách hàng cũng chính là sự thành công của mình, hoặc từ những vịêc làm tưởng chừng rất nhỏ bé như trả lại tiền thừa đã tạo được sự tín nhiệm và niềm tin yêu của khách hàng. Qua đó, thu hút khách hàng đến với chi nhánh ngày một nhiều hơn. 3.2.Một số tồn tại trong công tác huy động vốn. Những năm qua tuy đã đạt được kết quả rất đáng khích lệ song mới chỉ là bước đầu, công tác huy động vốn của chi nhánh còn bộc lộ một số tồn tại, yếu kém cần khắc phục, đó là: Nguồn vốn huy động của chi nhánh đáp ứng được chỉ tiêu của NHNo & PTNT Hà Nội giao để phát triển kinh tế trên địa bàn, nhưng vốn đầu tư trung – dài hạncòn thấp, hầu như không đáng kể, nguồn vốn huy động chủ yếu là vốn ngắn hạn. Do đó, ngân hàng chỉ có thể dành một tỷ lệ nhỏ để cho vay trung – dài hạn. Các chính sách, biện pháp và hình thức huy động vốn vẫn còn mang tính chất truyền thống như tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu ngân hàng, với các kỳ hạn là 3 tháng, 6 tháng, 1 nămHình thức gửi tiết kiệm ở một nơi lấy ở nhiều nơi, gửi tiết kiệm hưởng lãi bậc thangtuy đã có đề án nhưng chưa được triển khai. Việc mở rộng và phất triển tài khoản tiền gửi cá nhân, sử dụng séc và các hình thức thanh toán với công nghệ hiện đại như thẻ tín dụng, máy rút tiền tự động( ATM ) cũng chưa triển khai nhanh được bởi nguồn vốn đầu tư rất lớn và không hẳn đã thu hút ngay được đông đảo khách hàng tham gia nên khi nền kinh tế chưa thật phát triển, nhất là vấn đề an toàn tài sản. Cơ cấu vốn ngắn hạn và trung – dài hạn còn chưa hợp lý, giữa nguồn vốn huy động và sử dụng vốn còn có khoảng cách. Chi phí để huy động vốn còn cao so với mức chung của NHNo & PTNT Hà Nội ảnh hưởng đến lãi suất đầu ra Mạng lưới hoạt động kinh doanh để thu hút nguồn vốn, mở rộng cho vay và phát triển các sản phẩm, dịch vụ hiện đại với nhiều tiện ích còn ít; quãng đường đi lại từ khu dân cư đến các điểm, phòng giao dịch của chi nhánh còn xanhất là các gia đình ở các ngõ, nghách và hẻm sâu. Từ những nhược điểm và hạn chế đó cho thấy khả năng tiềm tàng của nguồn vốn trong xã hội và dân cư là khá lớn. Vì vậy, có được các giải pháp đúng đắn và hợp lý chắc chắn sẽ giúp chi nhánh có khả năng huy động nguồn vốn ngày càng lớn để phát triển kinh tế Thủ đô trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. 3.3. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn: Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của chi nhánh NHNo & PTNT Quận Đống Đa:nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp. Nguyên nhân trực tiếp: Chi nhánh đã thực hiện tốt sự chỉ đạo của NHNo & PTNT Hà Nội nhằm đa dạng hóa các biện pháp, hình thức huy động vốn như khuyến mại, quà tặng nhưng thực sự xem xét thì chính sách, biện pháp huy động vốn về cơ bản còn mang tính truyền thống, những thay đổi và cải tiến đó chưa phong phú, chưa đủ hấp dẫn để thu hút khách hàng. Trình độ công nghệ và phương tiện kỹ thuật còn hạn chế, hoạt động giao dịch còn thủ công, chưa phát triển mạnh các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng cũng hạn chế đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh nói chung và công tác huy động vốn nói riêng. Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng và tổ chức tài chính ngay trên địa bàn cũng ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của chi nhánh. Hơn nữa, còn có các loại hình tiết kiệm bưu điện, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm an sinh giáo dụcTrong khi đời sống của người dân chưa phải là cao, loại hình này phát triển sẽ dẫn tới loại hình khác giảm hơn. Do đó, khâu tuyên truyền vận động và tiếp thị như phát tờ rơi đối với khách hàng cần được quan tâm thường xuyên hơn. Mạng lưới tổ chức của chi nhánh – phòng giao dịch cũng là một vấn đề cần được nghiên cứu cụ thể, làm sao để quãng đường từ khu vực dân cư ở đến địa điểm giao dịch với ngân hàng không quá xa, nhất là khi độ tuổi bình quân người cao tuổi ở nước ta ngày càng tăng và đang là chủ gia đình. Hình thức của sổ tiết kiệm cũng nên thay đổi để sao cho bền đẹp hơn. Nguyên nhân gián tiếp: Môi trường kinh tế xã hội chưa thật ổn định - được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của ngân hàng nói chung và chi nhánh nói riêng. Thật vậy, kinh tế xã hội ổn định sẽ khuyến khích người dân yên tâm gửi tiền vào ngân hàng. ngược lại, kinh tế không ổn định , lạm phát cao người dân sẽ chuyển sang dự trữ vàng, ngoại tệ hoặc những tài sản có giá trị khác an toàn hơn. Sự hạn chế về chính sách vĩ mô: Ngoài sự ổn định về kinh tế xã hội, nhà nước còn phải sử dụng hợp lý các công cụ kinh tế vĩ mô, vì những công cụ đó ảnh hưởng đến việc huy động vốn của ngân hàng. Chẳng hạn, hạn chế trong chính sách tỷ giá: năm 2000 trở về trước, nhà nước thực hiện chế độ tỷ giá điều chỉnh có kiểm soát bằng cách quy định một biên độ dao động so với tỷ giá chính thức là 0.1%. Hiện nay, được ấn định bằng tỷ giá giao dịch trên thị trường liên ngân hàng. Như vậy tỷ giá được phản ánh khách quan hơn – tức là dựa trên sự cân bằng cung - cầu ngoại tệ. Kinh tế chậm phát triển, đời sống – thu nhập thấp, giao lưu kinh tế hẹp nên ngwời dân chưa quen các dịc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3742.doc
Tài liệu liên quan