DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 1
1.1 Đặc điểm chung về hoạt động xây lắp ảnh hưởng đến công tác kế toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 1
1.2 Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp. 3
1.2.1. Khái niệm chi phí sản xuất. 3
1.2.2 Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất trong DNXL. 3
1.2.3. Phân loại chi phí sản xuất trong DNXL. 4
1.2.3.1.Phân loại CPSX theo nội dung kinh tế (yếu tố chi phí). 4
1.2.3.2. Phân loại chi phí theo mục đích, công dụng của chi phí: 5
1.2.3.3. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với mức độ hoạt động, khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành 6
1.3. Giá thành và các loại giá thành sản phẩm trong DNXL. 7
1.3.1 Khái niệm giá thành sản phẩm. 7
1.3.2 Phân loại giá thành trong doanh nghiệp xây lắp. 8
1.3.2.1. Giá trị dự toán công tác xây lắp. 8
1.3.2.2. Giá thành kế hoạch. 9
1.3.2.3. Giá thành định mức: 9
1.3.2.4. Giá thành thực tế:. 9
1.3.3 Nhiệm vụ của kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm xây lắp 10
1.3.4.Sự khác nhau giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 10
1.4. Phương pháp kế toán CPSX trong doanh nghiệp xây lắp 11
1.4.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất xây lắp. 11
1.4.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất. 12
1.4.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT). 13
1.4.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp(CPNCTT) 14
1.4.2.3 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công (CPSDMTC). 15
1.4.2.4 Kế toán chi phí sản xuất chung (CPSXC) 20
1.4.3. Hạch toán CPSX theo phương thức khoán gọn 22
1.4.4. Kế toán tổng hợp CPSX và tính giá trị SPDD cuối kỳ 23
1.4.4.1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn Doanh nghiệp. 23
1.4.4.2. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang trong DNXL. 25
1.5. Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp 27
1.5.1 Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành. 27
1.5.2 Quan hệ giữa đối tượng kế toán CPSX và đối tượng tính giá thành. 27
1.5.3 Các phương pháp tính giá thành 28
1.5.3.1 Phương pháp tính giá thành giản đơn (tính giá thành trực tiếp). 28
1.5.3.2 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng. 28
1.5.3.3 Phương pháp tổng cộng chi phí. 29
1.5.3.4. Phương pháp tỷ lệ chi phí 29
1.5.3.5 Phương pháp tính giá thành theo định mức 29
1.6. Kế toán bàn giao công trình và thanh toán với chủ đầu tư 30
1.7. So sánh chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực quốc tế về hợp đồng xây lắp 31
1.7.1. Giống nhau 31
1.7.2. Khác nhau 33
1.8. Tổ chức hệ thống sổ kế toán. 34
PHẦN 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN LILAMA 69-3. 38
2.1. Tổng quan về công ty cổ phần LILAMA 69-3 38
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của đơn vị 38
2.1.1.1.Thời kỳ 1961-1979 38
2.1.1.2.Thời kỳ 1979-1988 38
2.1.1.3.Thời kỳ 1988-1996 39
2.1.1.4.Thời kỳ 1996-2007 39
2.1.1.5. Thời kỳ 2007 - nay 40
2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh 43
2.1.2.1.Ngành nghề kinh doanh của Công ty 43
2.1.2.1.1. Lắp máy 43
2.1.2.1.2. Chế tạo thiết bị. 43
2.1.2.1.3. Dịch vụ 44
2.1.2.1.4. Tư vấn thiết kế và chuyển giao công nghệ. 44
2.1.2.2.Đối tượng và địa bàn kinh doanh của Công ty 44
2.1.2.3.Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty. 46
2.1.2.3.1. Tổ chức bộ máy sản xuất: 46
2.1.2.3.2. Đặc điểm công nghệ sản xuất: 46
2.1.3. Đặc điểm bộ máy quản lý ở công ty cổ phần LILAMA 69-3 50
2.1.3.1. Mô hình quản lý của công ty 50
2.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của một số phòng ban trong công ty 52
2.1.4. Đặc điểm tổ chức kế toán ở công ty cổ phần LILAMA 69-3 55
2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán 55
2.1.4.1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán ở công ty cổ phần LILAMA 69-3 55
2.1.4.1.2. Chức năng nhiệm vụ của mỗi phần hành kế toán 56
2.1.4.2. Tổ chức hệ thống sổ kế toán 58
2.2. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần LILAMA 69-3 60
2.2.1. Ảnh hưởng của đặc điểm sản phẩm sản xuất tới kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty 60
2.2.1.1. Đặc điểm sản phẩm xây lắp tại công ty 60
2.2.1.2.Đối tượng kế toán chi phí 61
2.2.1.3.Đối tượng và kỳ tính giá thành 61
2.2.2. Kế toán CPSX tại công ty cổ phẩn LILAMA 69-3 62
2.2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 62
2.2.2.1.1. Đặc điểm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 62
2.2.2.1.2. Hạch toán CPNVLTT. 64
2.2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. 75
2.2.2.2.1. Đặc điểm tiền lương ở công ty 75
2.2.2.2.2. Hạch toán CPNCTT 77
2.2.2.3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công. 84
2.2.2.3.1. Đặc điểm chi phí sử dụng máy thi công trong công ty 84
2.2.2.3.2: Hạch toán CPSDMTC 84
2.2.2.4.Kế toán chi phí sản xuất chung 90
2.2.2.4.1: Đặc điểm chi phí sản xuất chung 90
2.2.2.4.2: Hạch toán CPSXC 91
2.2.2.5. Đánh giá SPDD cuối kỳ và tính giá thành sản phẩm. 95
2.2.2.5.1. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. 95
2.2.2.5.2. Tính giá thành sản phẩm. 95
PHẦN III: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 69-3 100
3.1. Đánh giá thực trạng kế toán và tính giá thành sản phẩm tại công ty lắp máy và xây dựng 69-3. 100
3.1.1 Ưu điểm: 100
3.1.2. Tồn tại. 102
3.2. Sự cần thiết và yêu cầu hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty 103
3.2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. 103
3.2.2 Yêu cầu hoàn thiện kế toán chi phí sx và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Lắp máy và Xây dựng 69-3. 104
3.3 Một số giải pháp hoàn thiện kế toán và tính giá thành sản phẩm tại công ty lắp máy và xây dựng 69-3. 106
126 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2396 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phẩn Llama 69-3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
eo đặc điểm và tình hình đơn vị. Nắm được ý tưởng này, đội ngũ cán bộ lãnh đạo Công ty cổ phần LILAMA 69-3 luôn luôn sáng tạo trong công tác quản trị, từng bước thay đổi cơ cấu tổ chức cho phù hợp với đặc điểm tình hình trong từng giai đoạn. Có thể nói mô hình quản lý của Công ty là phù hợp trong giai đoạn hiện nay. Đây là yếu tố thuận lợi và là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của Công ty trên con đường phát triển sản xuất kinh doanh. Vào thời điểm đầu quý I năm 2008, mô hình quản lý Công ty được thể hiện ở sơ đồ sau:
-Công ty cổ phần xi măng Thăng long
- Công ty CPSX bê tông chịu lửa Burwizt
............
Các Cty liên kết
Xí nghiệp hàn
(Các đơn vị trực thuộc công ty)
Xí nghiệp lắp máy
Xí nghiệp sửa chữa và bảo trì thiết bị
Cửa hàng KDVT và GTSP
Trung tâm tư vấn thiết kế và CGCN
Nhà máy CTTB và đóng tàu
Nhà máy CTTB Hải Dương
BAN KIỂM SOÁT
P. TỔNG GIÁM ĐỐC
(Phụ trách
Nhà máy)
P. TỔNG GIÁM ĐỐC
(Phụ trách
Xí nghiệp)
P. TỔNG
GIÁM ĐỐC
(Phụ trách
Dự án, đầu tư)
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
P. TỔNG GIÁM ĐỐC
(Phụ trách
thi công)
Văn phòng Đảng uỷ, công đoàn
Phòng thị trường
Phòng tài chính - kế toán
Phòng kinh tế - kỹ thuât
Phòngkế hoạch tổng hợp
Phòng vật tư
Phòng quản lý CL và xe máy thi công
(Các đơn vị hạch toán phụ thuộc)
Xí nghiệp cơ giới tập trung
P. TỔNG GIÁM ĐỐC
(Phụ trách nội chính)
Các ban dự án: Hoàng Thạch, chinfon Bình Phước
Phòng tổ chức lao động tiền lương
Phòng hành chính
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ bộ máy quản lý tại công ty cổ phần LILAMA 69-3
2.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của một số phòng ban trong công ty
Giám đốc Công ty
Là người nắm quyền điều hành, quyết định, chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh trước nhà nước và tập thể người lao động. Trong quá trình ra quyết định, Giám đốc được sự tham mưu trực tiếp của các phòng ban chức năng như phòng tổ chức lao động, phòng kế hoạch đầu tư, phòng thị trường, phòng tài chính, phòng kế toán, dự án để ra quyết định kịp thời chính xác.
Phó Giám đốc: Là người giúp việc Giám đốc công ty giải quyết các công việc thuộc quyền hạn do Giám đốc phân công.
Năm phó giám đốc bao gồm: 1 phó giám đốc phụ trách nội chính; 1 phó giám đốc phụ trách nhà máy chế tạo thiết bị Hải Dương; 1 phó giám đốc phụ trách xí nghiệp sửa chữa, bảo trì thiết bị công nghiệp; 1 phó giám đốc phụ trách kinh tế kỹ thuật thu hồi vốn; 1 phó giám đốc biệt phái của tổng công ty lắp máy.
Giám đốc, phó Giám đốc, kế toán trưởng do tổng giám đốc- tổng công ty bổ nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về kết quả hoạt động của đơn vị mình phụ trách.
Mô hình quản lý này là mô hình quản lý chức năng. Nhiệm vụ quản lý được phân chia cho các bộ phận riêng biệt theo chức năng quản lý và hình thành nên nhiều lao động được chuyên môn hoá. Dưới Giám đốc và kế toán trưởng là các phòng ban chuyên môn nhất định, có trách nhiệm triển khai các kế hoạch đặt ra và chịu trách nhiệm trước phó Giám đốc và kế toán trưởng. Mỗi phòng ban đều có các trưởng phòng và các nhân viên thực hiện công việc theo chức năng và nhiệm vụ được giao.
Phòng tổ chức lao động tiền lương: Quản lý lao động của công ty, điều động nhân lực khi cần thiết, tham mưu cho Giám đốc công ty về các chế độ chính sách như: tiền lương, BHXH, BHYT cho người lao động, theo dõi, quản lý và thiết lập kế hoạch đào tạo trên cơ sở phát triển định hướng của công ty để cử cán bộ, công nhân viên đi bồi dưỡng nghiệp vụ theo chế độ hiện hành của nhà nước. Định kỳ hàng tháng, phòng sẽ xem xét bảng chấm công của các xí nghiệp, đơn vị, tổ, đội gửi lên công ty trước khi chuyển xuống phòng tài chính- kế toán, .
Phòng kế hoạch đầu tư: Tham mưu cho Giám đốc về các công tác xây dựng kế hoạch, điều hành và quản lý kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng phương án kế hoạch đầu tư nhằm nâng cao năng lực cơ sở vật chất cho sản xuất kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp, đồng thời căn cứ vào các hợp đồng kinh tế, các đơn đặt hàng để giao nhiệm vụ cho các đơn vị thi công.
Phòng kinh tế kỹ thuật: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về quản lý và điều hành phòng, thực hiện theo chức năng của phòng kinh tế kỹ thuật. Lập kế hoạch tìm kiếm thị trường, triển khai các dự án, tổ chức thi công, kiểm tra chất lượng sản phẩm bàn giao và thanh toán quyết toán công trình. Cải tiến kỹ thuật trong quá trình thi công và hình thành bộ máy thi công tại công trình. Nghiên cứu lập hồ sơ dự thầu, giao khoán nội bộ, tổng hợp chi phí nhân công trong tháng của toàn công ty.
Phòng tài chính kế toán: Thực hiện chức năng giám đốc về mặt tài chính, thu thập số liệu phản ánh vào sổ sách và cung cấp thông tin kinh tế kịp thời phục vụ cho việc ra quyết định của giám đốc. Thường xuyên báo cáo kịp thời tình hình tài chính, đưa ra các biện pháp hạ giá thành sản phẩm, tiết kiệm chi phí, chi tiêu hợp lý, hợp lý hoá và làm tròn nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, quản lý kế toán các đội công trình, phân xưởng sản xuất, quyết toán các công trình.
Phòng vật tư: Quản lý và theo dõi toàn bộ vật tư hàng hoá, phương tiện, dụng cụ từ công ty đến các đơn vị sản xuất. Thống kê tình hình thu mua vật tư hàng hoá của các đơn vị sử dụng. Sau khi đã hoàn thành công trình phải tổng hợp quyết toán vật tư cùng các đơn vị sản xuất. Thường xuyên kiểm tra các mặt hàng trong kho và có kế hoạch bảo dưỡng định kỳ, sắp xếp vật tư theo từng chủng loại và vệ sinh kho thường xuyên, chuyển các giấy tờ, số liệu tổng hợp cho phòng Tài chính _ kế toán. Thực hiện chức năng cung cấp vật tư, thiết bị, công cụ đầu vào cho toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đến các đơn vị sản xuất.
Phòng thị trường: Thực hiện tìm kiếm thị trường, xem xét các yêu cầu của khách hàng, phối hợp với các phòng ban khác trong quá trình lập hồ sơ dự thầu, tham gia ký kết hợp đồng, thanh lý hợp đồng và thu hồi vốn.
Phòng hành chính: có trách nhiệm phụ trách các công việc chung của công ty như tiếp khách, quản lý dụng cụ văn phòng phẩm của toàn công ty, chuyển các giấy tờ, công văn cần thiết đến từng phòng ban.
Các ban quản lý dự án: hiện tại ban quản lý dự án của công ty bao gồm ban quản lý dự án xi măng Sông Thao, dự án tuyển than Cửa Ông, dự án xi măng Cẩm Phả.
Phòng an toàn lao động và đảm bảo chất lượng: Quản lý công tác an toàn vệ sinh lao động, quản lý cấp phát trang thiết bị, bảo hộ lao động cho các các bộ công nhân viên trong công ty. Kiểm tra giám sát chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001-2000
Phòng quản lý máy: Quản lý công tác an toàn lao động quản, lý cấp phát trang thiết bị, bảo hộ lao động cho cán bộ nhân viên trong công ty, kiểm tra, giám sát chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000. Tham mưu giúp Giám đốc thực hiện chức năng chủ sở hữu toàn bộ xe, máy, thiết bị thi công. Đầu tư mua sắm trang thiết bị, đồng thời phải xác định rõ đối tượng quản lý, sử dụng tài sản của công ty. Phối hợp cùng phòng kế hoạch đầu tư lập kế hoạch dự trù mua sắm bổ sung xe, máy, thiết bị thi công, mua sắm phụ tùng, thiết bị thay thế phục vụ cho công tác sửa chữa lớn, nhỏ, thường xuyên.
* Mối quan hệ giữa phòng kế toán với các phòng khác trong công ty
Tổ chức, tổng hợp, xác minh, cung cấp các số liệu thực hiện trong công ty cho các phòng ban khác để thực hiện công tác kế hoạch quản lý. Tham gia ý kiến với các phòng ban khác trong việc lập kế hoạch từng mặt và lập kế hoạch tổng hợp. Hướng dẫn, kiểm tra thủ tục tạm ứng, thanh toán của các phòng ban liên quan. Đồng thời các phòng ban khác có nhiệm vụ thu thập ghi chép, tổng hợp các số liệu thuộc phạm vi của mình, lập báo cáo thi công và báo cáo thống kê gửi đơn vị cấp trên và các đơn vị liên quan.
2.1.4. Đặc điểm tổ chức kế toán ở công ty cổ phần LILAMA 69-3
2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán
2.1.4.1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán ở công ty cổ phần LILAMA 69-3
Để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ theo sự lãnh đạo và chỉ đạo tập trung thống nhất trực tiếp của Kế toán trưởng, đảm bảo nguồn thông tin phục vụ cho công tác quản lý lãnh đạo, thuận tiện cho việc ghi chép cơ giới hoá công tác kế toán, tiết kiệm được chi phí trong hạch toán., tổ chức bộ máy kế toán của Công ty được sắp xếp theo sơ đồ sau:
Kế toán trưởng
Sơ đồ 2.5:Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty cổ phần LILAMA 69-3
Phó phòng kế toán tổng hợp
Kế toán TGNH
Kế toán vật tư
Kế toán thuế
Kế toán TSCĐ
Kế toán tiền mặt
Kế toán lương
Kế toán công nợ
Thủ quỹ
Kế toán thanh toán nội bộ
Kế toán doanh thu và XĐKQQ
Kế toán ở các xí nghiệp, đội, công trình
Chức năng chủ yếu của phòng kế toán là quản lý vốn, tài sản, công nợ; nghiệp vụ tài chính kế toán, ngân hàng theo quy định của nhà nước. Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, thanh toán các chứng từ chi phí của các đơn vị thi công, kiểm soát việc chi tiêu tài chính, sử dụng vật tư và các yếu tố đầu vào của sản xuất các đơn vị thi công theo đúng quy định hiện hành của nhà nước
Hiện tại phòng Tài chính – kế toán gồm 16 nhân viên kế toán, trong đó trình độ đại học 10 nhân viên, trung cấp 6 nhân viên.
2.1.4.1.2. Chức năng nhiệm vụ của mỗi phần hành kế toán
- Kế toán trưởng: Do hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Tổng giám đốc, tổ chức thực hiện công tác kế toán tài chính thống kê theo đúng các quy định của pháp luật về tài chính. Tiêu chuẩn kế toán trưởng do hội đồng quản trị quy định. Thực hiện theo Pháp lệnh, kế toán trưởng là người trực tiếp thông báo, cung cấp các thông tin kế toán cho ban Giám đốc công ty, chịu trách nhiệm chung về các thông tin do Phòng cung cấp, là người thay mặt Giám đốc công ty tổ chức công tác kế toán của Công ty thực hiện các khoản đóng góp với Ngân sách nhà nước
- Kế toán tổng hợp: Là người tổng hợp các số liệu, đưa ra các thông tin cuối cùng trên cơ sở số liệu, sổ sách do kế toán các phần hành khác cung cấp. Kế toán tổng hợp ở Công ty đảm nhận công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Đến kỳ báo cáo lập báo cáo quyết toán quý, năm trình cấp trên duyệt, làm các báo cáo cần thiết theo yêu cầu của Cục thuế, theo các chế độ báo cáo tài chính khác.
- Kế toán vật tư: Theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho NVL. Căn cứ vào các phiếu nhập, xuất kho, bảng thống kê sử dụng NVL từ phòng vật tư và kế toán tại các công trình, tổ, đội chuyển lên, kế toán vật liệu vào thẻ kho, lên các bảng phân bổ, theo dõi sự biến động của NVL, vật liệu luân chuyển, tình hình sử dụng NVL tại công trình.
- Kế toán TSCĐ: Có nhiệm vụ phản ánh tình hình tăng, giảm TSCĐ trong toàn Công ty và tính toán phân bổ khấu hao hàng tháng TSCĐ. Đồng thời phối hợp với các bộ phận quản lý, sử dụng TSCĐ, định kỳ đánh giá giá trị còn lại thực tế của TSCĐ, mức độ hữu ích của tài sản để đưa ra kế hoạch mua sắm hay sửa chữa TSCĐ một cách kịp thời.
- Kế toán ngân hàng: Thực hiện các phần việc liên quan đến các nghiệp vụ ngân hàng cùng thủ quỹ đi rút tiền, chuyển tiền, vay vốn tín dụng ở ngân hàng, phụ trách các nhiệm vụ liên quan đến tiền mặt tạm ứng cho công nhân viên, viết phiếu chi thanh toán cho cán bộ hợp lý, kịp thời.
- Thủ quỹ: là người có nhiệm vụ bảo quản tiền mặt, thu tiền và chi tiền hàng ngày đều phải nắm bắt được tổng số tiền còn lại tại quỹ để xác định thời điểm đi rút tiền, giúp công ty có kế hoạch chi tiền mặt hợp lý.
- Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Tính toán tiền lương phải trả cho CBCNV. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, tính phần trăm bảo hiểm cho công nhân viên, theo dõi tình hình tăng giảm số người đóng BHXH hàng tháng, lập bảng phân bổ số 1 “Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội”.
- Kế toán phụ trách công nợ: Theo dõi tình hình các khoản nợ với nhà cung cấp của công ty, xác định các khoản nợ cần phải thanh toán căn cứ vào quy mô, thời hạn thanh toán, và tình hình tiền mặt, TGNH của công ty.
- Kế toán thuế: Phụ trách theo dõi các khoản phải trả, phải nộp ngân sách nhà nước, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
- Kế toán thanh toán nội bộ: theo dõi việc thanh toán với người lao động trong công ty, thanh toán hoặc tạm ứng.
- Kế toán doanh thu và xác định kết quả: Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến doanh thu, kết chuyển, thanh lý hợp đồng với khách hàng, xác định kết quả kinh doanh
- Kế toán Nhà máy, xí nghiệp: Có nhiệm vụ thu thập thông tin, số liệu chuyển lên phòng kế toán của Công ty, làm công tác kế toán hạch toán ban đầu. Vì vậy được xem như là một khâu trong quy trình công tác kế toán của Công ty.
- Nhân viên kế toán thuộc các Đội công trình: Chịu trách nhiệm theo dõi từ khi xuất vật liệu đưa vào sản xuất đến khi bàn giao công trình đi vào hoạt động. Hàng ngày tập hợp chấm công và thống kê các phiếu, lệnh sản xuất phát ra cho công nhân thực hiện. Cuối tháng tập hợp các phiếu giao khoán do Công ty đưa xuống, đồng thời thu thập chứng từ theo từng mục đích, nội dung kinh tế, định kỳ gửi về Phòng kế toán, phòng tổ chức lao động tiền lương của Công ty để tập hợp và theo dõi.
2.1.4.2. Tổ chức hệ thống sổ kế toán
Do nhu cầu quản lý, đảm bảo chặt chẽ, kịp thời đối với các đơn vị trực thuộc, cung cấp thông tin, số liệu kịp thời, chính xác cho Ban Giám đốc. Bộ máy kế toán hiện nay được tổ chức theo hình thức kế toán vừa tập trung vừa phân tán, Công ty đã áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung, là loại sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo trình tự thời gian, giúp cho Công ty trong công tác kế toán về quan hệ đối chiếu và để phục vụ ghi sổ cái.
Ngoài hệ thống sổ sách kế toán ở trên, tại Văn phòng Công ty còn trang bị hệ thống phần mềm kế toán FAST ACCOUNTING 2002 được viết riêng cho phù hợp với tình hình chung của Công ty. Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định TK Nợ, TK ghi Có để nhập dữ liệu vào máy tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm. Theo quy trình của phần mềm, các thông tin được tự động vào sổ kế toán tổng hợp và các sổ chi tiết có liên quan
Cuối tháng (hoặc vào bất kỳ thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác cộng sổ, khoá sổ và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp và chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy theo quy định
Sơ đồ 2.6: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung
Sổ Cái
Báo cáo tài chính
Nhật ký chung
Sổ (thẻ) kế toán chi tiết
Bảng cân đối số phát sinh
Nhật ký đặc biệt
Bảng tổng hợp chi tiết
Chứng từ gốc
Máy vi tính
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
- Chế độ kế toán mà Công ty áp dụng là chế độ kế toán áp dụng theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và luật kế toán Doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và thông tư số 161/2007/TT-BTC ngày 31/12/2007 về hướng dẫn thực hiện 16 chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001, Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 và Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 và các thông tư hướng dẫn, sửa đổi của Bộ Tài chính ban hành.
- Kỳ kế toán của Công ty được tính theo quý.
- Phương pháp hạch toán và kế toán chi tiết hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Phương pháp tính trị giá vốn hàng xuất kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ.
- Phương pháp khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng.
- Phương pháp chuyển đổi ngoại tệ là theo tỷ giá thực tế bình quân của ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế.
Với hình thức Nhật ký chung công ty sử dụng hệ thống sổ sách về lao động, tiền lương, hàng tồn kho, bán hàng, tiền tệ, hàng hoá, tài sản cố định,theo đúng quy định của Nhà nước. Có thể kể đến các sổ kế toán tổng hợp là sổ Nhật ký chung, sổ cái các TK và một số sổ nhật ký đặc biệt. Ngoài ra còn sử dụng các sổ chi tiết bao gồm sổ chi tiết các TK, sổ quỹ tiền mặt, sổ theo dõi thuế GTGT, sổ chi phí đầu tư xây dựng...
2.2. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần LILAMA 69-3
2.2.1. Ảnh hưởng của đặc điểm sản phẩm sản xuất tới kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty
2.2.1.1. Đặc điểm sản phẩm xây lắp tại công ty
Đặc trưng riêng có của sản phẩm lắp máy là được sản xuất theo đơn đặt hàng. Sản phẩm của ngành là các công trình, hạng mục công trình có tính chất kỹ thuật không giống nhau. Sản phẩm của công ty là sản phẩm kết cấu bằng kim loại, sửa chữa, lắp đặt các dây chuyền công nghệ cho các nhà máy công trình công nghiệp. Đây là các sản phẩm có giá trị lớn, phần lớn các sản phẩm đều có thời hạn hoàn thành dài trên 1 năm, có những công trình kéo dài trong vài năm mới hoàn thành. Mỗi công trình đòi hỏi rất nhiều NVL khác nhau, số lượng lao động tham gia thi công lớn và có rất nhiều chi phí phát sinh, do đó việc hạch toán không hề đơn giản.
Những năm gần đây, để đa dạng hoá hoạt động và mở rộng quy mô của công ty, LILAMA 69-3 đã tham gia nhiều lĩnh vực khác nhau và đặc biệt chuyển sang làm chủ các dự án đầu tư lớn. Chính vì thế, trước khi tiến hành thi công một công trình hay hạng mục công trình, công ty cần tiến hành thiết kế xem xét bản vẽ, lập dự toán một cách đầy đủ chi tiết tránh sai sót có thể có. Hơn nữa tiến độ thi công còn chịu tác động của yếu tố thời tiết, biến động giá NVL có thể có. Do đó việc kiểm soát chi phí tốt là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của các doanh nghiệp xây lắp nói chung và của công ty cổ phần LILAMA nói riêng.
Đối tượng kế toán chi phí
Sản xuất xây lắp là một ngành sản xuất có tính chất công nghiệp đặc biệt. Là một ngành sản xuất xây dựng cơ bản nên cũng có tính chất dây chuyền, giữa các khâu của hoạt động sản xuất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, vì vậy khi đối diện với một công trình xây dựng mới, công ty đã phải nghiên cứu kỹ để tránh tình trạng ngừng trệ ảnh hưởng tới tiến độ sản xuất của toàn doanh nghiệp. Bất kỳ một công trình nào trước khi bắt đầu thi công cũng phải tiến hành từ khâu thăm dò, điều tra khảo sát đến thiết kế thi công, lập dự toán thiết kế để các cấp xét duyệt làm hợp đồng kinh tế. Các dự toán công trình được lập theo từng khoản mục chi phí. Sản phẩm chủ yếu của công ty là các công trình và hạng mục công trình do đó đối tượng tập hợp chi phí không được xác định rõ, cũng có thể là toàn bộ công trình hay từng giai đoạn, từng quy trình công nghệ riêng biệt. Do vậy công ty sẽ phải tập hợp chi phí sản xuất theo từng đơn đặt hàng xác định.
Đối tượng và kỳ tính giá thành
Tại công ty Lắp máy và Xây dựng 69-3, khi xây dựng lắp đặt một công trình hay hạng mục công trình thì Phòng Kinh tế - Kỹ thuật làm dự toán khoán và giao cho từng đơn vị nhận khoán thực hiện, vì vậy giá thành sản phẩm chính là giá theo dự toán khoán. Sản phẩm hoàn thành là Công trình bàn giao khi hoàn thành toàn bộ
Xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên của công tác tính giá thành sản phẩm. Tại công ty Lắp máy và Xây dựng 69-3, sản phẩm có tính đơn chiếc, đối tượng tính giá thành là từng công trình, hạng mục công trình đã xây dựng hoàn thành. Ngoài ra đối tượng tính giá thành có thể là từng giai đoạn công trình.
Kỳ tính giá thành.
Do sản phẩm XDCB, Xây lắp được sản xuất theo từng đơn đặt hàng, chu kỳ sản xuất dài, công trình, hạng mục công trình chỉ hoàn thành khi kết thúc một chu kỳ sản xuất sản phẩm cho nên kỳ tính giá thành thường được chọn là thời điểm mà công trình hạng mục công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng.
Hàng tháng kế toán tiến hành tập hợp các chi phí sản xuất theo các đối tượng tính giá thành (Công trình, hạng mục công trình). Khi nhận biên bản nghiệm thu bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng mới sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp theo từng đối tượng từ khi bắt đầu thi công cho đến khi hoàn thành để tính giá thành.
Như vậy kỳ tính giá thành có thể sẽ không phù hợp với kỳ báo cáo kế toán mà phù hợp với chu kỳ sản xuất sản phẩm. Do đó, việc phản ánh và giám sát kiểm tra của kế toán đối với tình hình thực hiện kế hoạch chỉ thực sự phát huy đầy đủ tác dụng khi chu kỳ sản xuất sản phẩm đã kết thúc.
2.2.2. Kế toán CPSX tại công ty cổ phẩn LILAMA 69-3
2.2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
2.2.2.1.1. Đặc điểm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí NVLTT là chi phí cơ bản để cấu thành nên sản phẩm xây dựng, nó chiếm một phần rất lớn trong tổng chi phí mà công ty phải bỏ ra. CPNVLTT được sử dụng vào thi công các công trình bao gồm:
- Nguyên vật liệu chính: sắt thép, các loại xi măng, cát, đá, sỏi...
- Nhiên liệu: xăng, dầu Điezen, dầu DH50...
- Vật liệu khác: vật kết cấu, keo dán, nhựa thông, axit
Đối với NVL xuất kho: Công ty sử dụng phương pháp đơn giá bình quân để tính giá NVL xuất kho. Cách tính được thể hiện như sau:
Khối
lượng
*
Đơn giá thực tế bình quân
Giá thực tế vật liệu xuất kho
Giá thực tế Tồn đầu kỳ+ Giá thực tế Nhập trong kỳ
Số lượng Tồn đầu kỳ + Số lượng Nhập trong kỳ
Đơn giá thực tế b/q
===
=
Việc tính toán này được thể hiện ở bảng Nhập - Xuất – Tồn
Trường hợp NVL mua về không qua nhập kho mà xuất dùng ngay cho sản xuất thì kế toán căn cứ trên hoá đơn cộng với chi phí vận chuyển (nếu có) để tính ra đơn giá thực tế NVL xuất dùng.
Chi phí vận chuyển (nếu có)
Giá mua trên hoá đơn
=
Đơn giá NVL xuất dùng ngay
+
Số lượng NVL xuất dùng thực tế trong kỳ
Số lượng NVL xuất dùng thực tế trong kỳ
*
=
Đơn giá xuất dùng trong kỳ
Giá trị NVL xuất dùng thực tế trong kỳ
VD: Ngày 01/9/2008 ông Phạm Văn Giảng mua thép tấm PL10 nhập kho bà Tý số lượng 10.781Kg đơn giá 9.700đ/kg. chi phí vận chuyển bốc dỡ lô hàng 500.000đ.
Ngày 10/9/2008 xuất kho phục vụ CT phễu nhận than từ băng cấp liệu máy nghiền - (HM M20) DA Uông Bí Cửa Ông: 10.781kg.
Ngày 26/9/2008 Ông Phạm Mạnh Hùng mua thép tấm PL10 nhập kho bà Mai 9.987Kg, đơn giá 9.900đkg. chi phí vận chuyển 400.000đ.
Tồn ngày 30/9/2008 là 1785Kg, đơn giá 9.500đ/kg
Như vậy giá nhập kho thép tấm PL10 trong tháng 9/2008 là:
10.781x9.700 + 500.000 + 9.987x9.900 + 400.000 = 204.347.000đ
Đơn giá Vật liệu xuất kho
=
1.785x9.500+204.347.000
=
9.812,6đ/kg
1.785 + 20.768
Chứng từ sử dụng: +Phiếu xuất kho
+Hóa đơn GTGT và hoá đơn thông thường
+Bảng kê xuất vật tư
+Bảng phân bổ vật liệu
Kế toán sử dụng TK 621 được chi tiết theo công trình, hạng mục công trình, đơn đặt hàng. Đối với từng công trình TK này còn chi tiết cho từng loại NVL xuất kho.
Ví dụ TK 621.20: CPNVLTT hạng mục M20 công trình than Uông Bí
TK 621.20.Băng tải B165
TK 621.20.Reclaimer
TK 621.20.Stacker
Khi phát sinh các chi phí NVL xuất dùng cho công trình xây lắp thì toàn bộ chi phí này sẽ được tập hợp sang bên Nợ TK 621 và đến cuối kỳ được kết chuyển sang TK 154 để tính giá thành xây lắp. Đối với các CCDC, máy thi công không đủ tiêu chuẩn là TSCĐ được mở sổ theo dõi quản lý như đối với TSCĐ và tiến hành phân bổ dần (50% hoặc nhiều lần) vào chi phí sản xuất kinh doanh tuỳ theo tần xuất sử dụng. Khi hỏng không thể sử dụng được nữa thì phải lập giấy báo hỏng.
Khi phát sinh công trình, dự trù vật tư được lập dựa vào việc bóc tách, tiên lượng dự toán cụ thể cho từng chủng loại vật tư, hàng hoá cần dùng. Vật liệu sử dụng cho công trình được hạch toán theo giá thực tế.
2.2.2.1.2. Hạch toán CPNVLTT.
Khi phát sinh một công trình, căn cứ vào Bảng phân tích định mức vật tư sử dụng cho từng công trình, do phòng Quản lý thi công, phòng Kế hoạch đầu tư, phòng kinh tế kỹ thuật lập, phòng kế hoạch tiến hành lập dự toán, xây dựng danh điểm vật tư cần thiết cho từng công trình, hạng mục công trình. Sau đó viết đơn đặt hàng yêu cầu công ty cung cấp một số vật tư, dụng cụ cần thiết cho thi công. Việc làm này không chỉ với NVL mà còn đối với cả các TSCĐ, nhân công, máy móc thi công... Đơn đặt hàng này có giá trị như phiếu yêu cầu mua vật tư. Đơn đặt hàng này được chuyển cho phòng Kinh tế kỹ thuật. Cán bộ phòng kỹ thuật sẽ xem xét mức độ phù hợp và trình Tổng giám đốc thông qua
Biểu 2.7 : Đơn đặt hàng
Công ty Cổ Phần LILAMA 69-3
Nhà máy CTTB & Đóng tàu LILAMA 69-3.
ĐƠN ĐẶT HÀNG
Đơn vị đặt hàng: Nhà máy CTTB và Đóng tàu LILAMA 69-3.
Kính gửi : Ông giám đôc Công ty và các phòng ban liên quan.
Căn cứ vào thiết kế, dự toán của hạng mục công trình : CT phễu nhận than từ băng cấp liệu máy nghiền - hạng mục M20 DA Uông Bí
Căn cứ vào Hợp đồng khoán (hoặc giấy giao nhiệm vụ) số :...... ngày...... tháng....năm 2008.
Kính đề nghị Ông Giám đốc cùng các phòng ban liên quan duyệt cấp một số phương tiện, dụng cụ, vật tư phục vụ thi công hạng mục công trình trên theo bảng kê dưới đây. Thời gian cấp từ ngày 01 tháng 09 năm 2008.
STT
Tên, quy cách hàng hoá
Đơn vị tính
Số lượng theo thiết kế
Trong đó
Đơn giá khoán
Ghi chú
ĐVNK Tự cấp
Công ty cấp
1
Thép tấm PL10
Kg
28.260
0
28.260
2
Thép tấm PL12
Kg
21.666
0
21.666
3
Thép tấm PL16
Kg
8.792
0
8.792
4
Thép L75x75x6
Kg
2.067
0
2.067
5
Thép L90x90x8
Kg
1.199
0
1.199
Hải Dương, ngày 01tháng 09 năm 2008
Phòng kinh tế kỹ thuật
(ký, ghi rõ họ tên)
đơn vị nhận khoán
(ký, ghi rõ họ tên)
Tại công ty lắp máy và xây dựng 69-3, đối với một số công trình ở xa c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1902.doc