Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối của Việt Nam hiện nay

Từ đầu 1999, Đông Nam Á đã bước ra cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ, chính sách tỷ giá của Việt Nam có sự thay đổi cho phù hợp với tình hình kinh tế giai đoạn sau khủng hoảng trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm của các nước trong khu vực.

Từ 26/2/1999 bỏ hình thức công bố tỷ giá trước đây. Tỷ giá hàng ngày công bố là tỷ giá giao dịch bình quân liên Ngân hàng. NHTM được phép giao dịch trong biên độ cho phép của NHNN (đầu tiên là , sau đó là ). Tỷ giá này được NHNN lấy bình quân giữa các Ngân hàng và cho công bố là tỷ giá chính thức của ngày hôm sau. Tỷ giá này có căn cứ là được lấy ở khu vực giao dịch chiếm 90% lượng ngoại tệ. Đây là bước cải cách có ý nghĩa rất lớn vì nó chuyển từ cơ chế tỷ giá xác định một cách chủ quan theo ý chí của NHNN sang cơ chế tỷ giá xác định khách quan trên cơ sở cung - cầu của thị trường. Đây là việc chuyển từ cơ chế tỷ giá cố định sang cơ chế tỷ giá thả nổi có điều tiết.

 

doc82 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2206 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối của Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sức cạnh tranh thương mại quốc tế của Việt Nam vì tốc độ tăng trưởng của nhập khẩu lớn hơn tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu, nước ta lại rơi vào tình trạng thâm hụt cán cân thương mại kéo dài, nhập siêu. Năm 2006, tỷ giá thực giảm do eR<1 đã làm xói mòn sức cạnh tranh thương mại quốc tế, thể hiện ở tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu thấp hơn tốc độ tăng trưởng nhập khẩu, thâm hụt cán cân thương mại và nhập siêu. Xét đến tỷ giá thực đa phương (REER) Về mặt ý nghĩa của REER tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu cũng tương tự như tỷ giá thực song phương, nhưng REER thể hiện tương quan sức mua của nội tệ với tất cả đồng tiền trong rổ. Nó phản ánh vị thế tổng hợp về sức cạnh tranh thương mại quốc tế của một nước với tất cả các nước còn lại. Ta có, REER được tính thông qua rổ tiền tệ gồm 11 đồng tiền các nước có quan hệ thương mại với Việt Nam: Singapore, Nhật Bản, Mỹ, Anh, Úc, Trung Quốc, Liên minh Châu Âu, Malaysia, Thái Lan, Hàn Quốc và Indonexia. Sơ đồ 4.5. Diễn biến của tỉ giá thực đa phương và xuất nhập khẩu từ năm 1999 đến 2008 Nguồn: Adb.org, wordbank.org, econstat.com, epp.eurostat.ec.europa.eu và thống kê tài chính quốc tế tháng 5/2008 Qua đồ thị ta thấy trong giai đoạn 1999 – 2003, REER có xu hướng tăng, đã làm cho cán cân thương mại trong giai đoạn này được cải thiện, thậm chí là thặng dư chút ít trong một số năm. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2004 – 2007, REER có xu hướng giảm. Tỷ giá thực giảm làm cho sức mua đối ngoại của VND tăng, VND lên giá thực. VND lên giá thực làm xói mòn sức cạnh tranh thương mại quốc tế của Việt Nam, thể hiện ở cán cân thương mại trong giai đoạn này thâm hụt rất lớn. Vào năm 2004, ta thấy REER giảm, theo lý thuyết thì sẽ làm xói mòn sức cạnh tranh thương mại quốc tế của Việt Nam nhưng thực tế, tại năm này đường chỉ số xuất khẩu nằm cao hơn đường chỉ số nhập khẩu, nghĩa là sức cạnh tranh thương mại quốc tế của Việt Nam được cải thiện. Điều này có thể được xem là do độ lệch về thời gian tác động của tỷ giá lên xuất nhập khẩu (giai đoạn trước REER tăng). Như vậy, khi tỷ giá REER giảm chứng tỏ giá hàng xuất khẩu trở nên đắt hơn và giá hàng nhập khẩu trở nên rẻ hơn một cách tương đối, điều này sẽ góp phần làm giảm giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Nếu không điều chỉnh chính thức một cách hợp lý sẽ không có lợi cho cán cân thưong mại của Việt Nam. Giai đoạn 2007 – nay Năm 2007 Từ cuối năm 2006, nền kinh tế Việt Nam nổi lên với nhiều sự kiện cũng như nhiều thay đổi đầy hứa hẹn về một nền kinh tế thị trường bước đầu hội nhập. Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO và thực hiện cam kết PNTR (Permanent Normal Trade Relations - Quy chế Thương mại bình thường vĩnh viễn) với Hoa Kỳ. Gia nhập WTO mang tới những cơ hội và thách thức mới cho Việt Nam khi hội nhập kinh tế quốc tế: thị trường xuất khẩu mở rộng, các rào cản thương mại Việt Nam với các nước thành viên WTO được dỡ bỏ hoặc hạn chế. Đặc biệt trong năm 2007, lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng vọt, đạt 20,3 tỷ USD (năm 2006 là 12 tỷ USD), vốn đầu tư gián tiếp khoảng 5,3 tỷ USD, vốn ODA cam kết tài trợ 5,4 tỷ USD, và kiều hối cũng xấp xỉ 8 tỷ USD. Năm 2007 cũng là năm ảm đạm của nền kinh tế Mỹ khi đồng USD xuống giá nghiêm trọng, sự suy thoái của nền kinh tế lớn nhất thế giới này ảnh hưởng tới nhiều nền kinh tế khác, trong đó có Việt Nam. Có thể nói thực trạng tỷ giá của Việt Nam từ sau khi gia nhập WTO đã có những diễn biến phức tạp hơn so với thời gian trước. Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào nhiều sẽ gây khó khăn trong việc kiểm soát khối lượng tiền và kiềm chế lạm phát, một lượng tăng cung USD trên thị trường sẽ gia tăng áp lực nâng giá đồng nội tệ. Đối mặt với sự thay đổi của nền kinh tế, cùng với sự linh hoạt trong các chính sách tiền tệ và tài khóa, NHTW đã có những biện pháp can thiệp vào chính sách tỷ giá. Tính tới tháng 6/2007, NHNN đã tăng cung VND hơn 110% so với năm 2006, và tăng tổng cộng 135% tính từ cuối năm 2005, nhằm mua lại lượng ngoại tệ, mục đích giữ VND yếu để nâng cao năng lực cạnh tranh về giá cả của hàng xuất khẩu. Bên cạnh đó, thực hiện chính sách tỷ giá linh hoạt, nới rộng biên độ tỷ giá từ 0,25% lên 0,5% vào đầu năm, và tới 12/12/2007 tiếp tục nới rộng biên độ lên 0,75%. Tỷ giá tháng 1 là 1USD = 16.080VND và tới cuối năm tỷ giá ở mức 1USD = 16.164VND. Một trong những kết quả khả quan của các biện pháp trên là giữ cho tỷ giá danh nghĩa dao động nhẹ và có xu hướng giảm (tức VND chỉ lên giá nhẹ) trong bối cảnh lạm phát gia tăng đã góp phần tích cực trong ổn định lãi suất VND và ổn định thị trường tiền tệ. Lãi suất thị trường liên ngân hàng mặc dù có biến động mạnh trong vài ngày giữa tháng 11, song nhìn chung mặt bằng lãi suất trong năm ổn định: lãi suất huy động và cho vay của các tổ chức tín dụng vẫn giữ được ổn định và có xu hướng giảm nhẹ so với cuối năm 2006. Ước tính cả năm huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 39,6% so với năm 2006, cao hơn tốc độ tăng 33,1% của năm 2006, tín dụng cả năm ước tính tăng 37,8% cao hơn nhiều so với tốc độ tăng 22,8% của năm 2006. Mặt khác tác động của nới rộng biên độ tỷ giá cũng làm cho các ngân hàng, doanh nghiệp và nhà đầu tư có được sự chủ động và linh hoạt hơn trong tính toán hiệu quả đầu tư, làm cho tỷ giá sát với điều kiện thị trường hơn, hỗ trợ khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu, đồng thời hạn chế doanh nghiệp nhập khẩu. Bên cạnh đó, tỷ giá thực thấp hơn tỷ giá danh nghĩa trên thị trường cũng khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu. Một tỷ giá thực thấp hơn kết hợp với sự đa dạng của các sản phẩm tín dụng đã giúp cho vay đầu tư mở rộng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có điều kiện thuận lợi tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp góp phần ổn định xã hội, cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn, hỗ trợ hộ sản xuất kinh doanh khó khăn cũng được mở rộng góp phần tích cực thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, trong năm 2007, nền kinh tế toàn cầu chịu nhiều ảnh hưởng bởi những biến động lớn về giá hàng hoá, chủ yếu là do giá nguyên, nhiên liệu, nông sản, thực phẩm tăng cao liên tục. Những biến động thất thường của giá dầu thô, giá vàng cùng với dấu hiệu suy thoái kinh tế Hoa Kỳ, đồng USD mất giá nhanh so với các ngoại tệ mạnh khác đã tác động không tốt và lan tỏa tới nhiều nền kinh tế. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá trong năm 2007 đạt 111,2 tỷ USD, tăng 31,3% so với năm 2006, trong đó xuất  khẩu đạt 48,56 tỷ USD, tăng 21,9% so với năm 2006, vượt 3,8% kế hoạch năm và nhập khẩu là 62,7 tỷ USD, tăng xấp xỉ 40%, cao gấp gần 2 lần tốc độ tăng xuất khẩu. Khoảng cách rất lớn về tốc độ tăng của nhập khẩu so với xuất khẩu đã đẩy nhập siêu lên một mức cao nhất từ trước đến nay (14,12 tỷ USD), gấp 2,8 lần của  nhập siêu năm 2006 (là 5,06 tỷ USD) và gấp 12,4 lần của nhập siêu năm 2001 (là 1,12 tỷ USD). Bên cạnh đó, mặt trái của chính sách thị trường mở của NHNN cũng đã đem lại nhiều thách thức. Về nguyên tắc, do lượng tiền trong lưu thông tăng, nên để tránh hậu quả lạm phát, NHNN phải tiến hành một giao dịch trên thị trường mở bằng cách bán các chứng khoán để hút bớt tiền từ lưu thông tương đương với lượng VND bơm vào. Tuy nhiên, điều này chỉ khả thi nếu như nền kinh tế trong nước hấp thụ được lượng vốn ngoại đưa vào đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tạo ra thêm của cải cho xã hội, khi dòng vốn được lưu thông thì NHNN sẽ dễ dàng hút tiền đồng về. Thế nhưng trên thực tế, lượng FDI giải ngân trong năm 2007 chỉ hơn 40%. Bên cạnh đó, cuối năm 2006 tới cuối năm 2007, USD mất giá mạnh trên thị trường thế giới, lãi suất của nó liên tục giảm, Việt Nam lại liên tục theo chính sách duy trì VND yếu, cùng với việc gia nhập WTO đầu năm 2007 thì đây là cơ hội tuyệt vời cho các quỹ đầu cơ tài chính huy động vốn với lãi suất thấp để đầu cơ vào Việt Nam. Thực tế đã cho thấy năm 2007 thị trường chứng khoán Việt Nam nóng lên nhanh chóng, dòng vốn đầu tư của các nhà đầu tư không được đưa vào đầu tư thực sự mà chạy lòng vòng từ túi người này sang người khác rồi quay trở lại túi nhà đầu cơ với giá trị tăng lên gấp nhiều lần. Điều này gây cản trở cho quá trình hút VND về của NHNN. Doanh nghiệp sau khi huy động vốn lại tiếp tục đầu tư vào thị trường chứng khoán, do đó số tiền đầu tư vào sản xuất kinh doanh tạo ra thêm của cải cho xã hội cũng giảm đáng kể. Kết quả là con số lạm phát năm 2007 lên tới 12.63%, với chỉ số tăng GDP là 8,9% - nghĩa là về thực chất chúng ta tăng trưởng âm. Năm 2008. Năm 2008, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sụt giảm đáng kể, các nền kinh tế phát triển đều rơi vào suy thoái. Diễn biến phức tạp của kinh tế thế giới khiến cho kinh tế Việt Nam gặp nhiều thách thức. Có thể nói chưa bao giờ tình hình tỷ giá Việt Nam lại biến động “nóng – lạnh” với cường độ mạnh mẽ như trong năm 2008. Giai đoạn 1 (1/1/2008 – 25/3/2008): Tỷ giá VND/USD giảm Đầu năm 2008, tỷ giá dao dộng quanh mức 16.000 – 16.200 VND/USD, đến giữa tháng 3/2008, tỷ giá giảm xuống còn 15.400 VND/USD. Vậy nguyên nhân là do đâu? Từ cuối năm 2007, lạm phát đã ở mức 12,63%, chỉ số giá tiêu dùng tháng 1/2008 tăng 2,38% so với tháng 12/2007 và tăng 14,11% so với tháng 1/2007. NHNN phải gấp rút thực hiện một loạt các biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát. Ngày 30/1/2008, NHNN thông báo điều chỉnh các lãi suất: lãi suất cơ bản từ 8,25%/năm lên 8,75%/năm, lãi suất tái chiết khấu từ 4,5%/năm tăng lên 6%/năm… Ngày 13/2/2008, NHNN thông báo phát hành tín phiếu bằng VND, và ngày 17/3/2008 thực hiện dưới hình thức bắt buộc đối với các NHTM với tổng giá trị tín phiếu phát hành là 20.300 tỷ đồng, kỳ hạn 364 ngày, lãi suất 7,8%/năm. Đồng thời NHNN cũng không thực hiện việc mua USD vô nhằm hạn chế bơm tiền ra lưu thông. Cùng thời điểm trên thị trường thế giới giá USD vẫn tiếp tục sụt giảm, Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) vẫn tiếp tục cắt giảm lãi suất cơ bản. Người dân không còn giữ USD như trước mà chuyển qua nắm giữ vàng hoặc VND để gửi tiết kiệm hưởng lãi suất cao. Hoạt động carry trade (kinh doanh chênh lệch tỷ giá và lãi suất) của giới đầu tư và đầu cơ nước ngoài đã đưa vào Việt Nam một lượng ngoại tệ lớn. Số tiền này được đổi ra VND để hưởng chênh lệch lãi suất thông qua gửi tiết kiệm hoặc đầu tư vào trái phiếu chính phủ. Một lượng kiều hối cũng được chuyển về Việt Nam nhằm hưởng chênh lệch lãi suất và chuyển cho người thân nhân dịp Tết. Các NHTM phải cầu cứu NHNN mua bớt ngoại tệ để khai thông dòng chảy USD, đồng thời chạy đua lãi suất gay gắt nhằm thu hút lượng VND để đủ tiền mua tín phiếu bắt buộc của NHNN. Các doanh nghiệp nhập khẩu thì không thể bán USD vì lỗ nặng. Hậu quả của các biện pháp trên là dòng VND bị chặn lại, gây ra hiện tượng khan hiếm tiền mặt, thừa USD giữa các ngân hàng, giá USD giảm liên tục, mức giảm tới 1,8%. Mặc dù giảm giá USD là phù hợp trong điều kiện lạm phát trong nước và thế giới tăng cao, thế nhưng trước tình hình này, để hệ thống ngân hàng không rơi vào tình trạng mất thanh khoản, nhưng vẫn theo chủ trương tăng giá VND và kiềm chế lạm phát, ngày 10/3/2008, NHNN đã quyết định nới rộng biên độ tỷ giá từ lên . Bên cạnh đó, NHNN cũng tung ra thị trường 33.000 tỷ đồng vay ngắn hạn, gấp 1,5 lần số lượng tiền định rút về qua tín phiếu bắt buộc, làm cho lạm phát tăng nhanh hơn ở những tháng sau ảnh hưởng tới tỷ giá. Giai đoạn 2 (26/3/2008 – 16/7/2008): Tỷ giá tăng với tốc độ chóng mặt tạo cơn sốt USD trên cả thị trường liên ngân hàng lẫn thị trường tự do Trong giai đoạn này tỷ giá tăng dần đều: Giá USD/VND tăng kịch trần cuối tháng 3, tính đến cuối tháng 5 giá USD/VND đã tăng 1,02% so với tháng trước đó; và đặc biệt trung tuần giữa tháng 6, cơn sốt USD bùng nổ lên 19.400VND/USD, trên thị trường chợ đen lên tới 19.800VND/USD. Lạm phát tăng cao có thể coi là nguyên nhân khởi đầu cho sự đảo chiều đột ngột của tỷ giá giai đoạn này. Chỉ số CPI tháng 3 lên tới 9,16%, lạm phát tháng 5 tiếp tục tăng 3,91%, cao nhất kể từ đầu năm, đẩy chỉ số giá tiêu dùng CPI lên tới 15,96%. Tâm lý lo sợ VND mất giá bắt đầu xuất hiện. Mặc dù NHNN đã nâng lãi suất cơ bản lên 12%/năm vào tháng 5 nhưng việc áp dụng trần lãi suất lại làm cho các NHTM không thể đẩy lãi suất lên. Chỉ số giá tiêu dùng 15,96% gấp gần 2,5 lần lãi suất tiết kiệm (1,2%/tháng) làm cho lãi suất thực âm. Do đó không thể thu hút tiền từ trong lưu thông về trong bối cảnh lạm phát cao, người dân muốn nắm giữ tiền để mua hàng hóa hơn là gửi tiết kiệm ngân hàng. Bên cạnh đó, nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu rút vốn khỏi Việt Nam khi lo ngại về tình hình kinh tế Việt Nam và do tình hình thanh khoản yếu trên thị trường thế giới đẩy nhu cầu USD chuyển vốn về nước lên cao. Cung ngoại tệ thấp do NHNN không cho phép vay ngoại tệ đối với doanh nghiệp xuất khẩu, dưới áp lực thâm hụt cán cân thương mại (7,2 tỷ USD trong 3 tháng từ tháng 4 đến tháng 6), nhu cầu mua ngoại tệ để trả nợ của doanh nghiệp tăng cao lại càng đẩy tỷ giá tăng vọt. Đặc biệt trong thời gian này tỷ giá chênh lệch giữa thị trường chính thức và thị trường tự do tăng rất cao, có lúc lên đến 2.500VND/USD chứng rỏ sự quản lý việc thu đổi ngoại tệ và sự phối hợp giữa NHNN với các ngành chưa được tốt, điều này lại càng làm cho việc điều hành chính sách tỷ giá của NHNN phức tạp thêm gấp bội. Ngày 27/6, NHNN tiếp tục nới rộng biên độ dao động tỷ giá lên 2%. Giai đoạn 3 (17/7/2008 – 15/10/2008): Tỷ giá giảm mạnh và dần đi vào bình ổn Trong tháng 7, chênh lệch lãi suất giữa thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và thị trường tự do không quá cách biệt, giá USD trên thị trường tự do đã lùi xuống dưới 17.000 đồng. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng tháng 8 ổn định quanh mức 16.490VND/USD, tỷ giá thị trường tự do cũng ổn định quanh mức 16.580 – 16.610VND/USD. Nguyên nhân là do nhận thấy tình trạng sốt USD đang ở mức báo động, lần đầu tiên trong lịch sử NHNN công bố dự trữ ngoại hối quốc gia 20,7 tỷ USD khi các thông tin trên thị trường cho rằng USD đang trở nên khan hiếm. Đồng thời giai đoạn này NHNN thực hiện kiểm soát chặt các đại lý thu đổi ngoại tệ (cấm mua bán ngoại tệ trên thị trường tự do không đăng ký với các NHTM), cấm mua bán USD thông qua ngoại tệ khác để lách biên độ, cấm nhập khẩu vàng và cho phép xuất khẩu vàng, bán ngoại tệ can thiệp thị trường thông qua các NHTM lớn. Tỷ giá VND/USD trong tháng 9/2008 không có sự biến động nhiều, chỉ có gia tăng mạnh từ 16.620 lên 16.740 (ngày 15/9 đến ngày 19/9), sau đó giảm xuống chỉ còn 16.630 VND/USD trong ngày 24/9. Nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ: ngày 15/9, tập đoàn tài chính Lehman Brothers lớn thứ tư nước Mỹ, có thời gian hoạt động 158 năm, đã chính thức tuyên bố phá sản; và tối 16/9, khi FED được sự ủng hộ của Bộ Tài chính nước này đã đồng ý để Ngân hàng New York chi 85 tỷ USD cứu AIG, một trong những tập đoàn bảo hiểm lớn nhất thế giới có giá trị tài sản khoảng một nghìn tỷ USD và có 116.000 nhân viên tại hơn 100 quốc gia. Sơ đồ 4.6. Diễn biến tỷ giá USD/VND năm 2008 Nguồn: BIDV Giai đoạn 4 (16/10/2008 – 30/12/2008): Tỷ giá USD tăng trở lại Tỷ giá USD/VDN tăng đột ngột trở lại từ mức 16.600 lên mức cao nhất là 16.998 sau đó giảm nhẹ. Giao dịch nằm trong biên độ tỷ giá. Sau khi NHNN tăng biên độ tỷ giá từ lên vào ngày 7/11/2008 thì tỷ giá tăng lên mức 17.440VNDUSD. Sự tăng tỷ giá giai đoạn này do ảnh hưởng của nhiều yếu tố: Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu tác động đối với nước ta làm cho xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng, ảnh hưởng tới việc tiêu thụ sản phẩm trong nước làm cho kinh tế suy giảm. Tính chung cả năm 2008, kim ngạch hàng hoá xuất khẩu ước tính đạt 62,9 tỷ USD, tăng 29,5% so với năm 2007, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 34,9 tỷ USD, tăng 25,7%, chiếm 49,7% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực kinh tế trong nước đạt 28 tỷ USD, tăng 34,7%, chiếm 50,3%. Trong tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu năm 2008, nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản chiếm tỷ trọng 31%, nhóm hàng nông sản chiếm 16,3%. Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu năm 2008 của các loại hàng hoá đều tăng so với năm 2007, chủ yếu do giá trên thị trường thế giới tăng. Sơ đồ 4.7. Tình hình 8 mặt hàng xuất khẩu trên 2 tỷ USD năm 2008 Nguồn: cafef.vn Riêng về kim ngạch hàng hoá nhập khẩu ước tính đạt 80,4 tỷ USD, tăng 28,3% so với năm 2007, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 51,8 tỷ USD, tăng 26,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 28,6 tỷ USD, tăng 31,7%. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá của một số mặt hàng thì kim ngạch nhập khẩu năm 2008 chỉ tăng 21,4% so với năm 2007. Sơ đồ 4.8. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu Nguồn: cafef.vn Nhìn chung, các mặt hàng nhập khẩu chủ lực nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất trong nước đều tăng so với năm 2007. Ngoài ra, dòng tiền ra của khối ngoại tệ tăng lên do các nhà đầu tư đẩy mạnh bán ròng chứng khoán vào khoảng giữa tháng 10 – tháng 11, trong đó bán trái phiếu 700 triệu USD, cổ phiếu 100 triệu USD. Trong khi đó, cầu USD trên thị trường tự do tăng cao bởi khi NHNN không cho phép nhập khẩu vàng thì hiện tượng nhập lậu vàng tăng, làm tăng cầu USD. Hơn nữa, trên thế giới lúc này USD đã lên giá sau khi Chính phủ Mỹ can thiệp vào thị trường tài chính ngăn chặn khủng hoảng, do đó VND cũng phải được điều chỉnh cho phù hợp. Vào cuối năm, NHNN đã bán hơn 1 tỷ USD cho các NHTM nhằm đáp ứng nhu cầu nhập khẩu một số mặt hàng thiết yếu. Nhìn chung chính sách tỷ giá của Việt Nam trong năm 2008 khá hợp lý và kịp thời. Trong năm 2008 có nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam sẽ phá giá nội tệ và kịch bản khủng hoảng kinh tế 1997 – 1998 Thái Lan sẽ lặp lại ở Việt Nam. Tuy nhiên kết thúc năm 2008 Việt Nam vẫn kiểm soát được tỷ giá VND/USD không quá cao và không biến động nhiều. NHNN đã điều chỉnh tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng ngày 25/12/2008 là 16.989VND/USD, không cao như dự báo trước đó. Tuy nhiên chính sách giảm giá VND cũng không tránh khỏi một số rủi ro nhất định: Thứ nhất, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã vay USD từ các ngân hàng trong và ngoài nước, gánh nặng tỷ giá lên khoản nợ tăng lên, rủi ro không trả được nợ và ngân hàng phải chịu thêm các khoản nợ xấu. Thứ hai, giá nội tệ giảm làm hàng nhập khẩu trở nên đắt hơn, mà trong khi có nhiều sản phẩm trong nước không thể sản xuất do đó phải nhập khẩu, kết quả là nền kinh tế sẽ nhập khẩu lạm phát từ bên ngoài khi VND giảm giá. Thứ ba, tỷ giá VND/USD có thể bị tăng quá mức khi người trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài mất niềm tin vào khả năng quản lý cung tiền của cơ quan điều hành chính sách tiền tệ. Khi đó người dân và các doanh nghiệp đua nhau mua vàng và ngoại tệ khi đồng nội tệ mất giá, trong nỗ lực bảo toàn tài sản, người ta có thể chấp nhận bất kỳ mức giá nào miễn là mua được ngoại tệ. Năm 2009 Cuối năm 2008 – đầu 2009, kinh tế thế giới vẫn trong thời kỳ suy thoái mạnh đã tác động tới cung – cầu ngoại tệ của Việt Nam. Nếu như năm 2007 – 2008 tỷ giá USD/VND biến động gắn với tỷ lệ lạm phát, thì năm 2009 tỷ giá này tăng mạnh do tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán. Bảng 4.6. Cán cân thanh toán của Việt Nam giai đoạn 2007 – 2009 Đơn vị: triệu USD Năm 2007 2008 2009 Quý 1 Quý 2 Quý 3 Cán cân tài khoản vãng lai (không kể vàng) Thương mại Kiều hối Khác -5.692 -7.966 121 -2.442 -3.544 -9.000 -10.042 -208 -2.597 -3.528 6.180 6.804 1.488 1.469 1.243 -2.812 -4.728 -1.159 -1.314 -1.259 Cán cân tài khoản tài chính (kể cả vàng) “Cơ bản” Chính thức Tư nhân (FDI, FPI, tín dụng thương mại) “Không cơ bản” Tài sản nước ngoài ròng của ngân hàng thương mại Vàng “Sai số và thiếu sót” 15.891 8.439 -964 -306 1.446 14.917 11.449 1.211 1.840 3.013 2.045 993 322 470 484 12.872 10.456 889 1.370 2.529 974 -3.010 -2.175 -2.146 -1.567 2.623 677 -688 -265 1.500 -1.300 -2.740 2.530 70 0 -349 -947 -4.017 -1.951 -3.067 Cán cân tổng thể 10.199 473 -843 2.748 -2.098 Nguồn: Ngân hàng Nhà nước và Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Nhìn vào Bảng 4.6. cho thấy: Cán cân thương mại liên tục âm, trong bối cảnh suy thoái kinh tế lượng kiều hối và FDI, FPI vào Việt Nam năm 2009 giảm mạnh. Điều này làm giảm mạnh nguồn cung ngoại tệ trên thị trường. Chính sách kích cầu của Chính phủ đi kèm nới lỏng chính sách tiền tệ làm yếu đồng VND một cách tương đối so với USD do cung tiền đồng tăng lên, bên cạnh đó nguồn vốn để kích cầu có sử dụng nguồn dự trữ ngoại hối trong bối cảnh nguồn thu giảm mạnh có thể làm tăng tỷ giá. Bên cạnh đó, giá trị xuất khẩu hiện chiếm tới 70% GDP của Việt Nam, do đó tỷ giá là công cụ quan trọng cho mục đích hỗ trợ xuất khẩu để kích thích tăng trưởng. Ngoài ra, so với các đồng tiền khác trong khu vực cũng có xu hướng mất giá so với USD (chẳng hạn Rupee của Ấn Độ mất giá 18%, Rupiah của Indonesia mất giá 14%, Peso của Philipinnes mất giá 13%), việc tăng tỷ giá sẽ giúp Việt Nam tiếp tục duy trì sức cạnh tranh với những nước này. Cùng với gói kích cầu của Chính phủ, ngày 24/3/2009, NHNN đã nới rộng biên độ tỷ giá từ lên khởi đầu cho sự tăng tỷ giá cả năm 2009. Yếu tố tâm lý kỳ vọng bắt đầu xuất hiện: lo sợ lạm phát tăng cao từ việc kích thích kinh tế tăng trưởng và sự mất giá VND trong thời gian tới dẫn đến tình trạng găm giữ USD làm căng thẳng thêm cung cầu ngoại tệ. Trong 3 quý đầu năm 2009, sự thiếu hụt USD cùng với nạn đầu cơ tích trữ làm cho thị trường ngoại tệ có những diễn biến căng thẳng, tỷ giá chênh lệch giữa thị trường chính thức và phi chính thức có lúc lên tới 2.000 đồng. Sơ đồ 4.7. Tình hình tỷ giá USD/VND 2008 - 2009 Nguồn: Global Financial Data, Ngân hàng Nhà nước và tổng hợp của Trường Fulbright. Ngày 25/11/2009, cùng với quyết định tăng lãi suất cơ bản từ 7% lên 8% của NHNN, tỷ giá liên ngân hàng được nới rộng lên 5,5%, đồng thời biên độ tỷ giá mới cho giao dịch mua bán giao ngay cũng được thu hẹp về 3% so với 5% như trước. Sự điều chỉnh lần này là cần thiết đã kéo tỷ giá thị trường chính thức gần hơn với thị trường tự do làm giảm các giao dịch ngoài luồng, giải tỏa bớt các yếu tố kỳ vọng, giảm bớt tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế, giúp giảm áp lực tăng giá hàng nhập khẩu khi tỷ giá ở mức hợp lý hơn, và đưa tỷ giá VND/USD bám sát hơn với các động thái của tỷ giá chung trên thế giới. Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu cả năm lên 57,1 tỷ USD, giảm 8,9% so với năm 2008 và nhập khẩu là 69,95 tỷ USD, giảm 13,3%. Như vậy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước năm 2009 là 127,05 tỷ USD, giảm 11,4% so với năm 2008, cán cân thương mại hàng hoá thâm hụt 12,85 tỷ USD, bằng 22,6% xuất khẩu. Trong đó, xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 24,18 tỷ USD, chiếm 42,3% kim ngạch xuất khẩu của cả nước và nhập khẩu là 26,07 tỷ USD, giảm 6,5% so với năm 2008. Sơ đồ 4.8. Kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thương mại năm 2009 Nguồn: Nhìn chung thực trạng điều hành chính sách tỷ giá năm 2009 khá thành công, đảm bảo sự ổn định thị trường ngoại hối. Tuy nhiên vẫn còn một số bất cập nhất định: Đợt điều chỉnh tỷ giá tháng 11/2009 cũng làm xói mòn niềm tin vào chính sách vì trước đó NHNN tuyên bố rằng nhất thiết sẽ không phá giá đồng tiền, trong khi thực chất bình quân 9 tháng đầu năm 2009, tỷ giá USD/VND tăng 9,08% so với cùng kỳ năm 2008. Sự bất nhất trong điều chỉnh chính sách, sự thiếu minh bạch thông tin (dự trữ, cán cân thanh toán…) tạo ra những kỳ vọng méo mó, tạo cơ hội cho đầu cơ găm giữ ngoại tệ làm cho tình hình thêm căng thẳng. Bên cạnh đó, vẫn thiếu những công cụ phòng ngừa rủi ro dẫn đến quản lí thị trường ngoại hối có những hạn chế nhất định trong việc chuyển đổi tiền tệ, kiểm soát chênh lệch kỳ hạn. Mặt khác, việc hạ giá đồng nội tệ cũng làm chi phí vốn của các doanh nghiệp vay vốn bằng ngoại tệ sẽ tăng cao, về tổng thể nợ nước ngoài cũng sẽ bị ảnh hưởng. Do đó ổn định tỷ giá ở mức phù hợp là rất quan trọng để điều chỉnh cân bằng cán cân thanh toán. Năm 2010. Từ đầu năm, tỷ giá VND/USD giảm nhẹ và tiếp tục dao động quanh mức 18.479 VND/USD cho đến giữa tháng 2/2010. Nguyên nhân là do nguồn cung USD thời kỳ này tăng. Trong đó FDI thực hiện tháng 1 tăng 33,3%, vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA do năm trước ký kết đạt mức kỷ lục, vốn đầu tư gián tiếp FPI tăng mạnh khi các nhà đầu tư nước ngoài liên tục mua ròng trên thị trường chứng khoán (FPI trong 2 quý đầu năm đạt 350 triệu USD), kiều hối và nguồn thu từ khách quốc tế đến Việt Nam gia tăng trở lại (tháng 1 tăng 20,4%), kim ngạch xuất khẩu chuyển từ tăng trưởng âm sang tăng trưởng dương. Ngày 11/02, NHNN điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng lên 3%, từ mức 17.941 VND/USD lên mức 18.544 VND/USD. Sang tới quý 3, NHNN lại tiếp tục một đợt điều chỉnh tỷ giá nữa vào ngày 18/8, tỷ giá được điều chỉnh từ mức 18.544 VND/USD lên mức 18.932 VND/USD, tăng gần 2,1%, biên độ tỷ giá giữ nguyên mức 3%. Sau cả 2 đợt điều chỉnh, USD đã tăng 5,46% so với VND trong khi ngưỡng an toàn là 6% (là mức chênh lệch lãi suất USD và VND). Điều chỉnh tỷ giá lần này là hành động kịp thời của NHNN trước các điều kiện vĩ mô hiện tại: Nhập siêu 4 tháng đầu năm ở mức cao (4,7 tỷ USD) trong bối cảnh cán cân thanh toán tổng thể năm 2009 đã thâm hụt 8,8 tỷ USD đang tiếp tục gây sức ép đến thị trường ngoại hối và tỷ giá. Tính đến hết tháng 8/2010, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng điều hành chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối của việt nam hiện nay (83 trang).doc