Thực trạng, định hướng và giải pháp phát triển ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam

Để thực hiện Hiệp định ngày 28 tháng 4 năm 2003, Bộ thương mại có văn bản số 0962/TM-XNK hướng dẫn thực hiện, theo đó các doanh nghiệp phải báo cáo chi tiết, chính xác về năng lực và quy mô sản xuất của mình để làm cơ sở đối chiếu hạn ngạch và cấp hạn ngạch hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2003. Văn bản quy định các mẫu và nội dung hồ sơ gồm các chứng từ: đơn xin cấp giấy chứng nhận xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa kỳ, hợp đồng xuất khẩu (hoặc gia công hàng xuất khẩu), hoá đơn thương mại, bảng kê đóng gói hàng Văn bản nghiêm cấm các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may sử dụng giấy chứng nhận xuất khẩu hàng dệt may để xuất khẩu sang Hoa Kỳ của Việt Nam để xuất khẩu hàng hoá của nước khác hoặc dùng visa của nước khác xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam.

Những công việc bước đầu của thực hiện Hiệp định như vậy tạo thuận lợi về quản lý trong thực hiện Hiệp định. Tuy nhiên, các doanh nghiệp lại lo lắng rằng hạn ngạch như vậy có đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu không? Và làm thế nào để sử dụng có hiệu quả hạn ngạch. Sự lo lắng của các doanh nghiệp là hoàn toàn có cơ sở, bởi qua thực tiễn thực hiện Hiệp định dệt may EU cũng luôn nổi lên hai vấn đề này. Tuy nhiên, so với mức độ thực hiện của năm 2002 và những tháng đầu năm 2003, thì hạn ngạch xuất khẩu vào Mỹ hàng dệt may năm 2003 là 1,7 tỷ USD sẽ không hạn chế nhiều việc xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ, bởi theo dự kiến của các quan chức và của nhiều nhà kinh doanh khả năng năm 2003 chỉ thực hiện được khoảng 1,5 tỷ USD.

 

doc93 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1746 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng, định hướng và giải pháp phát triển ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng, định hướng và giải pháp phát triển ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan