CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG FDI NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM TỪ NĂM 1988 - 2008 1
I. Tổng quan tình hình thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam từ năm 1988 – 2008: 1
1. Tình hình thu hút FDI tại Việt Nam: 1
1.1 Về cấp phép đầu tư: 1
1.2 Tình hình tăng vốn đầu tư, mở rộng sản xuất: 3
2. Cơ cấu FDI tại Việt Nam: 4
2.1.Cơ cấu vốn ĐTNN phân theo ngành nghề : 4
2.2 Cơ cấu ĐTNN phân theo vùng lãnh thổ: 7
2.3. Cơ cấu ĐTNN phân theo hình thức đầu tư: 8
2.4. Cơ cấu ĐTNN phân theo đối tác đầu tư: 10
II. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào Việt Nam từ năm 1988 – 2008 : 10
1.Vài nét về quan hệ kinh tế Việt Nam và Nhật Bản : 10
1.1.Về lĩnh vực trao đổi thương mại : 10
1.2. Về viện trợ: 11
2. Thực trạng FDI của Nhật Bản tại Việt Nam 13
2.1 Quy mô vốn và dự án FDI Nhật Bản thời kỳ 1988 – 2008 : 13
2.1.1.Quy mô vốn FDI Nhật Bản : được chia làm 5 giai đoạn như sau 13
2.1.2. Quy mô dự án FDI Nhật Bản: 16
2.2 Cơ cấu vốn FDI Nhật Bản tại Việt Nam: 16
2.2.1 Cơ cấu vốn FDI Nhật Bản phân theo ngành tại Việt Nam: 16
2.2.1.1. FDI Nhật Bản trong lĩnh vực công nghiệp: 18
2.2.1.2. FDI Nhật Bản trong lĩnh vực dịch vụ: 19
2.2.1.3 FDI Nhật Bản trong lĩnh vực Nông – Lâm – Ngư nghiệp: 20
2.2.2. Cơ cấu FDI Nhật Bản theo vùng lãnh thổ: 22
2.2.3. Cơ cấu vốn đầu tư theo hình thức đầu tư: 24
3. Đánh giá chung về FDI của Nhật Bản vào Việt Nam: 28
3.1.Những hiệu quả đạt được 28
3.1.1. Hiệu quả về kinh tế: 28
3.1.1.1. Tỷ lệ thực hiện dự án FDI Nhật Bản cao: 28
3.1.1.2.FDI Nhật Bản bổ sung cho sự phát triển của đất nước: 30
3.1.1.3.FDI Nhật Bản góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cả nước: 30
3.1.1.4. FDI Nhật Bản góp phần chuyển giao công nghệ tại Việt Nam: 31
3.1.1.5 Doanh thu và kim ngạch xuất khẩu của FDI Nhật Bản cao: 32
3.1.1.6. FDI Nhật Bản góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa: 32
3.1.2. Hiệu quả xã hội 33
3.1.2.1. FDI Nhật Bản góp phần giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng xã hội: 33
3.1.2.2. Doanh nghiệp FDI Nhật Bản góp phần nâng cao đời sống tinh thần,giải quyết các vấn đề xã hội: 34
3.2. Những hạn chế trong việc thu hút FDI Nhật Bản: 35
3.2.1 Cơ cấu vốn FDI của Nhật cong nhiều bất hợp lý 35
3.2.2. Việc thu hút FDI Nhật Bản để bổ sung nguồn vốn cho phát triên chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng. 35
3.2.3 Việc CGCN từ các dự án FDI Nhật Bản còn hạn chế 36
3.2.4. Doanh nghiệp FDI Nhật Bản là đối thủ cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước: 37
3.2.5. Hạn chế trong việc tận dụng FDI Nhật Bản: 37
3.2.6 Xung đột giữa nhà đầu tư Nhật Bản và lao động Việt Nam sẽ cản trở việc thu hút FDI Nhật Bản: 37
3.3. Nguyên nhân của những hạn chế 38
3.3.1 Nguyên nhân từ phía Nhật Bản: 38
3.3.2. Nguyên nhân từ phía Việt Nam 39
3.3.2.1 Môi trường pháp lý chưa đồng bộ và thiếu nhất quán. 39
3.3.2.2. Các thủ tục hành chính ở Việt Nam còn phức tạp và rắc rối, gây nên tình trạng mất thời gian, đôi khi tạo nên những chi phí không cần thiết: 39
72 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1862 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng FDI nhật bản tại Việt Nam từ năm 1988 - 2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khiến cho các nhà đầu tư Nhật Bản an tâm hơn khi thực hiện các dự án, góp phần củng cố lòng tin của họ và giúp bổ sung nguồn vốn cho việc phát triển kinh tế.
3.1.1.3. FDI Nhật Bản góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cả nước:
Đóng góp của các doanh nghiệp FDI Nhật Bản vào sự tăng trưởng của GDP của cả nước là điều không thể phủ nhận. Từ năm 1991 – 2008 tốc độ tăng trưởng của cả nước luôn đạt ở mức cao và cao dần theo từng thời kỳ.
Bảng 19: Đóng góp FDI của Nhật Bản trong tăng trưởng kinh tế
Giai đoạn
1991 – 1995
1996 – 2000
2001 – 2005
2006 – 2008
VTH của FDI Nhật Bản
( triệu USD )
1191.71
923.12
1963
531.4
Tốc độ tăng trường GDP
8.18
6.9
7.5
7.7
Tỷ lệ đóng góp của FDI Nhật Bản trong GDP (%)
1.4
0.8
1.3
2.1
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Như vậy có thể thấy, tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước có xu hướng tăng cùng chiều với tỷ lệ đóng góp của FDI Nhật Bản trong GDP và tỷ lệ đóng góp của FDI Nhật Bản trong GDP ngày càng tăng. Điều này thể hiện một điều rằng các dự án đầu tư của Nhật Bản có một tỷ lệ đóng góp cho GDP khá quan trọng trong tổng số các dự án đến từ 84 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn FDI tại Việt Nam.
3.1.1.4. FDI Nhật Bản góp phần chuyển giao công nghệ tại Việt Nam:
Trước hết cần biết rằng, hầu hết các dự án đầu tư FDI Nhật Bản tại Việt Nam đều là các dự án chuyển giao công nghệ. Việc chuyển giao công nghệ vừa mang lại lợi ích cho phía doanh nghiệp FDI khi họ có thể tiết kiệm được chi phí trong việc mua máy móc thiết bị mới ở các nước kém phát triển hơn, bên cạnh đó sẽ không phải bỏ đi những thiết bị tuy đã lạc hậu ở nước mình nhưng lại hữu ích mà ở những nước khác. Mặt khác việc chuyển giao công nghệ góp phần nâng cao năng lực công nghệ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nói chung và các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế nói riêng tại Việt Nam.
Thông qua hoạt động CGCN, FDI Nhật Bản dã tạo những hiệu ứng tích cực thúc đẩy việc nghiên cứu và áp dụng những thành tựu KHCN trong hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. Nhiều công nghệm mới từ Nhật Bản đã được chuyển giao thông qua các dự án FDI, tạo bước ngoặt trong việc tạo sức cạnh tranh trong các doanh nghiệp tiếp nhận. Việc CGCN mới, hiện đại tại Việt Nam không chỉ có lợi cho hoạt động kinh doanh của chính DN chuyển giao mà còn có tác dụng phổ biến những công nghệ này cho các DN thuộc mọi thành phần kinh tế khác, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng những công nghệ mới trong những DN và tại các cơ sở nghiên cức khác của Việt Nam.
Như đã đề cập ở trên, các DA FDI Nhật Bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp như công nghiệp nặng. công nghiệp nhẹ. Vì thế phần lớn các dự án chuyển giao công nghệ cũng chủ yếu tập trung vào các ngành như công nghiệp ô tô xe máy, công nghiệp điện tử. Có một số ít vào lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ. Lĩnh vực điện tử được các nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm ngay từ đầu với việc xuất hiện các TNCs và các hãng điện tử lớn của Nhật Bản như Sony, JVC, Toshiba,... Việc xuất hiện này đã thúc đẩy nhan chóng quá trình CGCN ở Việt Nam. Những dây chuyền công nghệ lắp ráp tiên tiến trên thế giới đã đước các TNCs chuyển giao vào Việt Nam. Việc này đã giúp chúng ta đã tạo ra được những sản phẩm mới, hiện đại hơn so với trước đây. Mặt khác thay vì phải nhập khẩu một số loại hàng hóa như trước kia, thì với việc CGCN này chúng ta đã có thể tự sản xuất trong nước.
3.1.1.5 Doanh thu và kim ngạch xuất khẩu của FDI Nhật Bản cao:
Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của FDI Nhật Bản tăng nhanh và đóng góp quan trọng vào việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. ĐTNN chiếm một tỷ trọng cao trong xuất khẩu một số sản phẩ về dầu khí, hàng điện tử, máy tính và linh kiện. Thông qua mạng lưới tiêu thụ của các tập đoàn xuyên quốc gia của Nhật Bản, nhiều sản phẩm sản xuất tại Việt Nam đã tiếp cận được với các thị trường trên thế giới.
Hiện nay số DN Nhật Bản tham gia lĩnh vực xuất khẩu chiếm 78%, trong đó mức xuất khẩu của các doanh nghiệp Nhật Bản chiếm 35% tổng mức xuất khẩu (kể cả dầu thô) của khối ĐTNN và đến năm 2008 đạt 26.3%. Tuy nhiên có một thực tế rằng số công ty có tỷ lệ nội địa hóa chưa cao, thấp hơn so với tỷ lệ ở khu vực Asean.
3.1.1.6. FDI Nhật Bản góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa:
Hiện nay các doanh nghiệp Nhật Bản vẫn tập trung đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp tuy nhiên thay vì tập trung vào các thành phố lớn thì đã có sự dàn trải sang những tỉnh thành khác trong cả nước. Một xu hướng mới nữa trong đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam đó là số lượng các dự án đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ như đào tạo nguồn nhân lực, vận tải và kinh doanh bất động sản đang tăng lên với khoảng 250 dự án với tổng giá trị khoảng 2 tỷ USD. Những động thái trên cho thấy sự mở rộng hơn trong mối quan tâm của các nhà đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam trong thời gian qua.
Nửa đầu những năm 1990 các DN Nhật Bản tiến hành thâm nhập vào thị trường Việt Nam dưới hình thức liên doanh với các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước và mở rộng hoạt động kinh doanh dưới hình thức lắp ráp các sản phẩm hoàn chỉnh từ các linh kiện và phụ tùng nhập khẩu của Nhật Bản, đồng thời đầu tư theo nhu cầu của thị trường trong nước. Tuy nhiên sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu Á năm 1997, Nhật Bản đã chuyển hướng đầu tư vào những ngành theo định hướng tiêu dùng trong nước sang hướng các ngành công nghiệp đòi hỏi lao động có trình độ cao và các ngành công nghiệp gia công chế biến xuất khẩu. Trong những năm gần đây, Nhật Bản chủ yếu đầu tư vào Việt Nam những lĩnh vực thuộc công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và dầu khí; trong số các dự án cấp mới từ năm 2006 đến nay phần lớn là các dự án có quy mô vừa và nhỏ; thuộc lĩnh vực công nghệ cao đòi hỏi có tay nghề lao động cao. Như vậy đá có sự chuyển hưởng từ các ngành CN nặng sang ngành sử dụng công nghệ cao của các DN Nhật Bản khi đầu tư tại Việt Nam.
Ngoài những hiệu quả kể trên thì FDI Nhật Bản còn góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước và thúc đẩy cho nền kinh tế Việt Nam trong việc bắt kịp sự phát triển của kinh tế thế giới. Hơn nữa, FDI Nhật Bản còn đóng góp cho nguồn thu ngân sách nhà nước thông qua các công cụ thuế như thuế thu nhập cá nhận, thuế xuất nhập khẩu,....
3.1.2. Hiệu quả xã hội
3.1.2.1. FDI Nhật Bản góp phần giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng xã hội:
Bảng 20: Lực lượng lao động trong các DA FDI cả nước và FDI Nhật Bản Đơn vị: nghìn người
Giai đoạn
1996 – 2000
2001 – 2005
2006 - 2008
2006
2007
2008
LLLĐ trong dự án FDI của cả nước
1443
4020
3861
1129
1265
1467
LLLĐ trong DA FDI của Nhật Bản
99
550.74
1834
563
616
655
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Ta có thể thấy, số lượng lao động trong các dự án FDI cả nước đều tăng lên hàng năm. Chỉ từ năm 2006 – 2008 mà số lượng lao động đã gần bằng so với thời kỳ 5 năm trước đó, hơn thế nữa số lượng lao động từng năm từ năm 2006 đều tăng lên. Tính đến nay, các DN có VĐT Nhật Bản cũng đã chiếm hơn 26% tổng số lao động trong khu vực đầu tư nước ngoài. Đặc biệt là những công ty như Honda, Futjitsu, Sony,... Hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm tỷ lệ lớn nhất với hơn 74,2%, tiếp đến là các doanh nghiệp liên doanh.
Một điều dễ nhận thấy ở đây, những doanh nghiệp có số lao động cao trong các DA FDI của Nhật Bản phần lớn là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp khi chiếm tỷ lệ lượng lao động là 79%. Đây là những ngành không những góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp mà còn đóng góp vào nguồn thu ngân sách. Có thể ví dụ công ty Honda, một doanh nghiệp sản xuất thay thế hàng nhập khẩu đang góp phần tạo việc làm cho khoảng gần 6500 lao động và hàng tháng nộp ngân sách hơn 2.5 triệu USD. Mặt khác lao động trong các doanh nghiệp FDI Nhật Bản có mức lương tương đối khá, không chỉ so với mức lương trung bình trong toàn xã hội mà ngay cả với mức lương của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn FDI ở các quốc gia Asean. Điều này sẽ cải thiện và nâng cao cuộc sống của người lao động hơn. Thêm nữa, làm việc ở những doanh nghiệp Nhật Bản sẽ giúp nâng cao tay nghề cho số lao động làm việc tại đây. Người lao động được đào tạo, tiếp thu công nghệ tiên tiến, được làm việc trong môi trường an toàn, được rèn luyện tác phong lao động của người Nhật Bản : cần cù, chăm chỉ và có kỷ luật.
3.1.2.2. Doanh nghiệp FDI Nhật Bản góp phần nâng cao đời sống tinh thần, giải quyết các vấn đề xã hội:
Thông qua các hoạt động tài trợ thể thao, hỗ trợ quỹ học bổng, tài trợ cho các cuộc giao lưu văn hóa các doanh nghiệp FDI Nhật Bản đã góp phần nâng cao đời sốn tinh thần cho người dân. Bên cạnh đó, qua những việc làm này các doanh nghiệp FDI đã củng cố mối quan hệ giữa Việt Nam – Nhật Bản, giúp cho đôi bên hiểu được phong tục tập quán văn hóa của nhau. Từ đó làm việc có hiệu quả hơn, tránh những khúc mắc, những xung đợt không cần thiết xảy ra trong quá trình hoạt động đầu tư tại Việt Nam.
3.2. Những hạn chế trong việc thu hút FDI Nhật Bản:
3.2.1 Cơ cấu vốn FDI của Nhật cong nhiều bất hợp lý
Như đã bàn ở trên, FDI của Nhật Bản có sự mất cấn đối trong cơ cấu phân theo ngành. Vốn FDI quá tập trung trong ngành công nghiệp và dịch vụ trong khi đó việc đầu tư trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, thủy sản còn quá nhỏ bé so với nhu cầu và tiềm năng phát triển. Tỷ trọng vốn đầu tư tập trung vào hai lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ một phần nào đó đã cải thiện cơ sở hạ tầng của Việt Nam nhưng bên cạnh đó, những ngành dịch vụ như tài chính, ngân hàng, tín dụng, tư vấn về kỹ thuật đang là mục tiêu phát triển thì lại chưa được quan tâm đúng mức.
Đối với cơ cấu theo vùng và lãnh thổ, tuy trong những năm gần đây FDI Nhật Bản đang ngày càng mở rộng địa bàn đầu tư đến các địa phương trên cả nước, có xu hướng giảm đầu tư vào những thành phố lớn nhưng nhìn chung các dự án vẫn chủ yếu tập trung vào những thành phố lớn có điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi, cơ sở hạ tầng phát triển. Các dự án FDI Nhật Bản vẫn còn tập trung chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn ở các thành phố như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai,... còn đối với những khu vực như miền Trung, khu vực Tây Nguyên, các tỉnh miền núi phía Bắc thì lại chỉ thu hút được lượng vốn khiêm tốn. Việc chênh lệch vốn đầu tư giữa các vùng sẽ tạo nên sự phát triển không đồng đều giữa các vùng, gia tăng khoảng cách về mức sống, văn hóa giữa các thành phố lớn với nông thôn.
3.2.2. Việc thu hút FDI Nhật Bản để bổ sung nguồn vốn cho phát triên chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng.
Tính đến thời điểm 31/12/2008 FDI Nhật Bản đã có 1048 dự án với VĐK là 17.18 tỷ USD trong đó VTH đạt 5.2 tỷ USD. Như vậy tỷ lệ VTH / VĐK chỉ đạt 30.26%. Thêm vào đó, mặc dù đứng thứ ba trong số các quốc gia có VĐK FDI lớn tại Việt Nam thì các dự án FDI Nhật Bản chủ yếu là các dự án có quy mố vốn vừa và nhỏ. Hơn nữa, khi sang đầu tư tại Việt Nam, các DN Nhật Bản thường mang máy móc thiết bị sang. Do đó VĐT cho phát triển là chưa cao.
Tuy trong thời gian gần đây giữa Nhật Bản và Việt Nam đã có những hoạt động nhằm thúc đấy hoạt động đầu tư như ký kết Hiệp định Xúc tiến và Bảo hộ đầu tư Việt – Nhật và Sáng kiến chung Việt – Nhật nhưng lượng VĐT của Nhật vào Việt Nam chưa tăng mạnh, các DA còn có tốc độ giải ngân khá chậm. Mặc dù Nhật Bản là quốc gia có số VTH lớn trong các quốc gia có vốn FDI tại Việt Nam nhưng tỷ lệ VTH / VĐK chỉ là 30.26% là quá thấp, giảm so với những năm trước khi chúng ta biết rằng nếu tính đến năm 2006 thì Nhật Bản là quốc gia có sô VTH lớn nhất tại Việt Nam với tỷ lệ VTH / VĐK là 63.44%. Thêm vào đó, một số DA giải ngân chậm, gặp vướng mắc kéo dài, chưa được xử lý dứt điểm.
3.2.3 Việc chuyển giao công nghệ từ các dự án FDI Nhật Bản còn hạn chế:
Trong những thời kỳ đầu, các doanh nghiệp FDI Nhật Bản chuyển giao công nghệ qua hình thức liên doanh với các doanh nghiệp Việt Nam. Trong những năm tiếp sau đó, việc chuyển giao công nghệ qua hình thức liên doanh vẫn tiếp tục phát triển mạnh. CGCN thực hiện qua các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và hợp đồng hợp tác kinh doanh là rất hạn chế do không có đối tác Việt Nam để chuyển giao. Phương thức chuyển giao vẫn còn những hạn chế là do một số lý do:
Thứ nhất, trong giai đoạn đầu đầu tư tại Việt Nam của các DN FDI Nhật Bản, hình thức chủ yếu là việc liên doanh thông qua các DN nhà nước và các nhà ĐTNN. Tuy nhiên những công nghệ chuyển giao lại không phải là những công nghệ tốt nhất vì một mặt do bên đối tác tại Việt Nam không có đủ điều kiện để vận hành, mặt khác để dùng những công nghệ cao đó thì bên Nhật Bản phả trả lương cao cho cán bộ kỹ thuật và quản lý bên Việt Nam.
Thứ hai, chính sách bảo hộ của Việt Nam đối với các DN sản xuất trong nước, khuyến khích sản xuất hàng thay thế hàng nhập khẩu. Điều nầy đã làm hạn chế sự tự do cạnh tranh với những mặt hàng có từ những nơi có trình độ khoa công nghệ cao nhập khẩu vào trong nước, dẫn đến công nghệ mới, hiện đại không được nhập vào trong nước.
3.2.4. Doanh nghiệp FDI Nhật Bản là đối thủ cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước:
Các DN FDI Nhật Bản nói riêng và DN FDI nói chung phần lớn có lợi thế về vốn, công nghệ và trình độ tổ chức quản lý so với các DN Việt Nam. Mà đây chính là những điều cần có để tạo dựng sự cạnh tranh cho bất kỳ các DN nào. Vì thế các DN Nhật Bản trở thành một trong những đối thủ cạnh tranh nhất so với các DN trong nước. Các DN trong nước do yếu kém hơn về vốn, công nghệ và trình độ nên quy mô sản xuất, thị trường tiêu thụ dần bị thu hẹp, dẫn đến tình trạng khó khăn trong việc duy trì sản xuất, có thể bị phá sản. Điều này làm ảnh hưởng đến nền kinh tế xã hội, gia tăng tình trạng thất nghiệp.
Mức độ liên kết giữa các DN Nhật Bản và DN trong nước trong sản xuất kinh doanh còn hạn chế. Các DN Nhật Bản hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo là chủ yếu vì vậy nhu cầu về nguyên liệu, phụ tùng cho các nhà máy là lớn. Tuy nhiên trình độ tay nghề lao động thấp, cùng với quy trình sản xuất lạc hậu chưa đáp ứng được yêu cầu của các DN Nhật Bản, từ đó làm giảm khả năng tham gia vào quá trình nội địa hóa và xuất khẩu qua các DN FDI Nhật Bản.
3.2.5. Hạn chế trong việc tận dụng FDI Nhật Bản:
Thứ nhất,bên cạnh sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế là sự đòi hỏi về cơ sở hạ tầng tại Việt Nam. Tuy nhiên hệ thống cơ sở hạ tầng lại chưa đáp ứng được yêu cầu này, bộc lộ những hạn chế trong việc tận dụng nguồn FDI Nhật Bản nói riêng và nguồn FDI nói chung.
Thứ hai, chúng ta không tận dụng được việc học hỏi kinh nghiệm quản lý của chính các doanh nghiệp FDI Nhật Bản hoạt động trong nước. Việc ngày càng giảm đi các doanh nghiệp liên doanh Việt – Nhật, trong khi đó các DN 100% vốn Nhật Bản ngày càng tăng lên một mặt làm giảm cơ hội học hỏi của chúng ta, mặt khác sẽ dẫn đến tình trạng kinh tế nước ta sẽ bị chi phối bởi các doanh nghiệp Nhật Bản nói riêng và DN nước ngoài nói chung. Từ đó những yếu kém về quản lý sản xuất sẽ không được khắc phục và cải thiện, làm tay nghề của người lao động không được cải thiện. Điều này gây khó khăn trong việc thu hút các DN Nhật Bản tại Việt Nam
3.2.6 Xung đột giữa nhà đầu tư Nhật Bản và lao động Việt Nam sẽ cản trở việc thu hút FDI Nhật Bản:
Xung đột giữa các nhà đầu tư và người lao động không chỉ xảy ra trong các DN Nhật Bản mà còn trong các DN nước ngoài tại Việt Nam nói chung. Các xung đột có thể do một số nguyên nhân như chưa tìm hiểu kỹ nền văn hóa của Việt Nam, không nắm bắt được nhu cầu tiêu dùng của thị trường bản địa dẫn đến những tình trạng xây dựng các nhà máy không đúng quy hoạch hoặc không có đầu ra cho sản phẩm ở thị trường trong nước, tình trạng mâu thuẫn trong việc góp vốn chia cổ phần trong các công ty liên doanh...
Những mâu thuẫn này nếu không được giải quyết sớm sẽ dẫn đến tình trạng đình trệ sản xuất gây tốn kém về mặt chi phí không chỉ cho bên phía Nhật Bản mà còn bên đối tác Việt Nam. Những xung đột sẽ là bức tường cản trở các DN Nhật Bản khác khi đầu tư tại Việt Nam, tạo tâm lý lo ngại khi họ đầu tư tại Việt Nam.
3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Những hạn chế kể trên sẽ có những tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam. Vì vậy, để đề ra phương pháp giải quyết chúng ta cần tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến hạn chế này. Nguyên nha gây nên đến từ cả hai phía Nhật Bản và Việt Nam:
3.3.1 Nguyên nhân từ phía Nhật Bản:
Thứ nhất, các nhà đầu tư Nhật Bản là những người đặc biệt thận trọng và rất khắt khe trong quá trình ra quyết định đầu tư. Họ là người rất coi trọng chữ tín trong kinh doanh. Tuy nhiên với một môi trường đầu tư tuy đã cải thiện nhưng vẫn còn rất nhiều hạn chế, các thủ tục hành chính rườm rà, nhiều tiêu cực thì các nhà đầu tư Nhật Bản không dám mạo hiểm đầu tư với số vốn và dự án lớn. Những vụ án tiêu cực như PMU18 đã gây cho họ những tâm lý không tin tưởng khi đầu tư tại Việt Nam.
Thứ hai, việc cơ cấu vốn FDI Nhật Bản bất hợp lý khi tập trung quá nhiều vào lĩnh vực công nghiệp là do bản thân Nhật Bản là một nước hạn chế về tài nguyên thiên nhiên, lực lượng lao động không dồi dào. Trong khi đó Việt Nam lại sẵn có những thứ này. Mặt khác, thế mạnh của các DN Nhật Bản luôn là trong lĩnh vực công nghiệp. Chính vì thế khi đầu tư ở Việt Nam, các DN Nhật Bản luôn tập trung vào lĩnh vực công nghiệp là chủ yếu.
Thứ ba, nguồn FDI Nhật Bản vào Việt Nam còn ít là do bên phía Nhật Bản có nhiều sự lựa chọn đầu tư tốt hơn ở nước ta. Thực tế, các DN Nhật Bản luôn có lợi thế về vốn, công nghệ và kinh nghiệm hơn hẳn các DN ở các nước khác. Do đó họ có nhiều lựa chọn đầu tư vào các nước trong khu vực có môi trường đầu tư tốt hơn với nhiều ưu đãi cho họ như Thái Lan, Trung Quốc,... Và đương nhiên nhà đầu tư nào cũng chọn những nơi có lợi nhuận cao, độ rủi ro thấp.
Thứ tư, sự suy thoái kinh tế trong năm qua cùng với ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực đã làm cho nền kinh tế Nhật khó khăn, cản trở tới quá trình đầu tư ra nước ngoài của Nhật bản ra nước ngoài nói chung và vào Việt Nam nói riêng.
3.3.2. Nguyên nhân từ phía Việt Nam
3.3.2.1 Môi trường pháp lý chưa đồng bộ và thiếu nhất quán.
Nhiều văn bản dưới luật đã được ban hành để hướng dẫn thực hiện Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp 2005, nhưng nội dung của chúng còn thiếu rõ rang và đôi khi có điều khoản mâu thuẫn, chồng chéo nhau trong phạm vi văn bản và giữa các văn bản khác nhau, nhiều văn bản dưới luật ban hành chậm so với quy định, tính nhất quán còn thấp. Ví dụ như cùng một văn bản nhưng mỗi địa phương lại tiếp nhận dưới nhiều góc độ khác nhau, do đó được thực thi khác nhau.
Bên cạnh đó, khi xảy ra tranh chấp trong kinh doanh thì ở Việt Nam chưa có một hệ thống cơ quan nào giải quyết tranh chấp có hiệu quả. Các tòa án kinh tế ở Việt Nam không có nhiều uy tín trên thế giới vì thế khó đứng ra để giải quyết tranh châp. Không những thế, Việt Nam chưa có danh mục hoàn chỉnh các ngành nghề, lĩnh vực ưu tiên thu hút FDI, do đó nhiều DN Nhật Bản khi mới đầu tư vẫn còn bối rối khi tìm hiểu về môi trường đầu tư tại Việt Nam.
3.3.2.2. Các thủ tục hành chính ở Việt Nam còn phức tạp và rắc rối, gây nên tình trạng mất thời gian, đôi khi tạo nên những chi phí không cần thiết:
Các thủ tục phức tạp này diễn ra trong tất cả các giai đoạn của quá trình đầu tư, làm nản lòng các nhà đầu tư, thậm chí làm mất cơ hội kinh doanh của họ và làm tăng chi phí đầu tư, còn có quá nhiều cơ qua, tổ chức Nhà nước liên quan đến việc xúc tiến và cấp phép đầu tư nước ngoài. Tình trạng tham nhũng, lợi dụng chức quyền của các cơ quan chức năng để ăn hối lộ, vòi vĩnh các nhà đầu tư là một vấn đề rất nhức nhối. Ông Shunzo thuộc công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thép Vinakyoci Steel, một liên doanh sản xuất thép đã phải chờ gần 3 năm mới được chính phủ Việt Nam cáp giấy phép để thành lập công ty, cho biết để bắt đầu một dự án mới, một công ty nước ngoài buộc phải gửi đơn đi rất nhiều bộ chủ quản, sau đó các bộ này đưa ra ý kiến rất khác nhau và thường xuyên thay đổi quyết định của họ.
3.3.2.3. Cơ sở hạ tầng công nghiệp và xã hội trong tình trạng yếu kém.
Nhà nước chưa đảm bảo được cơ sở hạ tầng bên ngoài hàng rào cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các khu công nghiệp. Các DN Nhật Bản khi đến đầu tư tại Việt Nam chỉ tập trung vào các thành phố lớn, trọng điểm vì đây là nơi có điều kiện thuận lợi, cơ sở hạ tầng hơn hẳn các địa phương khác. Mặt khác, ngay tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh phát sinh nhiều vấn đề như đướng xá chồng chéo, tắc nghẽn giao thông,... Hạ tầng cơ sở kinh tế xã hội tuy được quan tâm nâng cấp nhưng vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh như: điện nước không ổn định, thiếu lao động có tay nghề,...
Cũng trong văn bản điều tra do các nhà tổ chức thuộc uỷ ban kinh tế Nhật - Việt và Keitanren thực hiện nêu : cần phải phát triển và ổn định nguồn cung cấp điện nhằm đáp ứng nhhu cầu ngày càng tăng trong tương lại, xoá bỏ hệ thống hai giá do nhà nước thực hiện. Sự thật vấn đề này khi triển khai làm thủ tục rất phiền hà, phức tạp. Chủ đầu tư phải đi lại làm việc nhiều lần nhưng không được trả lới rõ. Phần lớn các doanh nghiệp muốn có điện nước dùng tiến độ đều phải ứng vốn trước đề làm hạ tầng.
3.3.2.3 Chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất cao:
Mặc dù Việt Nam có lượng nhân công dồi dào và giá thuê nhân công rẻ nhưng một số chi phí khác cho việc sản xuất kinh doanh lại cao hơn nhiều so với các nước khác.
Thứ nhất, giá thuê đất và văn phòng cao là một vần đề mà các nhà đầu tư Nhật Bản cũng như các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm trong hoạt động của họ ở Việt Nam. Theo ngài Shingi Kubota, một nhà tư vấn Nhật Bản phải mất 8000 USD để thuê 100m2 chung cư ở Hà Nội. Giá đất và giá nhà ở Việt Nam bị đánh giá là cao hơn nhiều so với ở Singapore, Đài Bắc, New York. Thủ tục cấp đất còn phức tạp, kéo dài, nhiều khi vài ba năm, thậm chí có dự án đến 5 năm ; thời điểm tính giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn liên doanh chưa hợp lý.
Thứ hai, phí dịch vụ công cộng, vận tải và phí viễn thông cao. Thêm vào đó, tại những ngành công nghệ cao, lao động tại nước ta không đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn vì thế họ lạ phải thuê công nhân ở nước ngoài với chi phí cao. Vì thế làm giảm doanh thu và lợi nhuận của họ.
Thứ ba, giá điện ở Việt Nam cao hơn so với các nước trong khu vực
Thành phố
Việt Nam
Malaysia
Indonesia
Thái Lan
Singapore
Trung Quốc
Giá USD/kWh
0.062
0.056
0.056
0.053
0.062
0.12
Nguồn: Số liệu thống kê của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA)
Như vậy có thể thấy trong một số nước khu vực thì Việt Nam là nơi có giá điện cao nhất với 0,062 USD/kWh. Điều này cũng giống như phản ánh của các DN Nhật Bản về giá điện ở Việt Nam là cao, có trường hợp chi phí điện còn cao ngang với chi phí nhân công. Mặt khác độ ổn định về điện ở Việt Nam còn chưa cao.
3.3.2.4. Trình độ tổ chức của đội ngũ cán bộ quản lý còn yếu, đội ngũ công nhân kỹ thuật, các chuyên gia có trình độ cao, giỏi ngoại ngữ còn mỏng:
Mặc dù lực lượng lao động của nước ta dồi dào và có đức tính cần cù, ham học tuy nhiên chưa đáp ứng được nhu cầu cao của nền kinh tế hiện nay. Các DA FDI Nhật tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế tạo,những ngành hiện đại đòi hỏi nguồn nhân lực trình độ cao. Tuy nhiên trình độ cán bộ nghiên cứu và đội ngũ kỹ sư của Việt Nam chưa đồng đều, cán bộ quản lý không những hạn chế về chuyên môn mà còn về ý thức khi không nhận thức được trách nhiệm của mình, kém phẩm chất thoái hóa, ngoại ngữ không tốt bất tiện trong việc giao tiếp
Công tác đào tạo cán bộ quản lý FDI từ trung ương đến địa phương còn yếu kém. Công tác đào tạo công nhân kỹ thuật chưa được quan tâm đúng mức, công tác quản lý buông lỏng và thiếu trách nhiệm. Những bằng cấp giả là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng yếu kém như hiện nay.
3.3.2.5. Chúng ta chưa tạo được một mạng lưới xúc tiến đầu tư tại nước ngoài:
Hầu hết các hoạt động xúc tiến đầu tư ở nước ngoài hiện nay ở Việt Nam thường được kết hợp thông qua các cuộc viếng thăm của lãnh đạo các nước và đầu mối tổ chức dựa vào sự giúp đỡ của Đại sứ quán, Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài vì chúng ta chưa hình thành được một mạng lưới xúc tiến đầu tư tại nước ngoài.
Thực tê trong thời gian qua, đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam chủ yếu thông qua con đường giới thiệu của các tổ chức, Hiệp hội DN, công ty tư vấn nước ngoài nhu JETRO, hoặc thông qua Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam. Trong khi đó hầu hết các nước trên thế giới đều có cơ quan đại diện xúc tiến đầu tư tại các địa bàn trọng điểm và hoạt động với tư cách là một cơ quan Chính phủ.
3.3.2.6. Ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam còn yếu:
Nhật Bản là một quốc gia phát triển nhưng lại không có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú để phục vụ cho việc sản xuất. Vì thế để phục vụ cho hoạt động sản xuất các DN Nhật Bản phải đầu tư ra nước ngoài để tìm kiếm nguyên liệu cho việc sản xuất. Bên cạnh đó, thế mạnh và lĩnh vực ưa thích của các nhà đầu tư Nhật Bản khi đầu tư ra nước ngoài là lĩnh vực công nghiệp chế tạo, công nghiệp điện tử như sản xuất ô tô, xe máy, máy tính... Những ngành này một mặt đòi hỏi đội ngũ lao động lành nghề mặt khác để phát triển những ngành này đòi hỏi phải có sự phát triển của các ngành công nghiệp liên quan, đặc biệt là ngành công nghiệp phụ trợ. Tuy nhiên công nghiệp phụ trợ của Việt Nam cho các ngành công nghiệp chế tạo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1925.doc