Thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành của công ty du lịch Việt Nam - Hà Nội

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I - LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH

 DOANH DU LỊCH LỮ HÀNH 2

I-/ ĐẶC ĐIỂM CỦA DU LỊCH LỮ HÀNH VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC CÔNG TY DU LỊCH LỮ HÀNH. 2

1-/ Đặc điểm của du lịch lữ hành. 2

2-/ Vai trò của các công ty kinh doanh du lịch lữ hành. 2

II-/ HỆ THỐNG SẢN PHẨM VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH LỮ HÀNH. 5

1-/ Hệ thống sản phẩm của các công ty du lịch lữ hành. 5

2-/ Hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành của các công ty du lịch lữ hành. 10

CHƯƠNG II - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH LỮ

 HÀNH CỦA CÔNG TY DU LỊCH VIỆT NAM - HÀ NỘI 14

I-/ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY DU LỊCH VIỆT NAM - HÀ NỘI. 14

1-/ Sự hình thành và phát triển của công ty. 14

2-/ Cơ cấu tổ chức của Công ty du lịch Việt Nam - Hà Nội. 15

3-/ Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty du lịch Việt Nam - Hà Nội 18

II-/ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH LỮ HÀNH CỦA CÔNG TY DU LỊCH VIỆT NAM - HÀ NỘI 18

1-/ Tình hình hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành của công ty. 18

2-/ Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành của Công ty du lịch Việt Nam - Hà Nội 20

3-/ Sản phẩm lữ hành của công ty du lịch Việt Nam - Hà Nội 23

4-/ Công tác nghiên cứu thị trường và hoạt động Marketing. 26

5-/ Đánh giá về hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành của công ty du lịch Việt Nam - Hà Nội. 29

CHƯƠNG III - MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT

 TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH LỮ

 HÀNH CỦA CÔNG TY DU LỊCH VIỆT NAM - HÀ NỘI 31

I-/ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG DU LỊCH QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM. 31

II-/ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH LỮ HÀNH CỦA CÔNG TY DU LỊCH VIỆT NAM - HÀ NỘI. 33

1-/ Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành của Công ty du lịch Việt Nam - Hà Nội 33

2-/ Một số khuyến nghị với Nhà nước và ngành du lịch. 36

KẾT LUẬN 38

TÀI LIỆU THAM KHẢO 39

 

doc41 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 6459 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành của công ty du lịch Việt Nam - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nữa. - Hệ thống dịch vụ văn hoá giải trí: Đây là hệ thống sản phẩm được quan tâm chú ý nhất: như là hệ thống các công viên, khuôn viên giải trí, điện ảnh, sân khấu, hệ thống các bảo tàng, thư viện được quan tâm, đặc biệt là viện bảo tàng dân tộc học với tầm cỡ lớn nhất Đông Nam á, sẽ được khai thác phục vụ cho khách du lịch. Nhiều điểm tham quan du lịch mới được khai thác phục vụ cho khách du lịch, các lễ hội, các Festival, các cuộc thi đấu thể thao đã được chú ý đăng cai tổ chức ở Việt Nam trong những năm gần đây. - Tổ chức du lịch đã được củng cố và hoàn thiện từ trung ương đến địa phương. * Khó khăn. Với bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào cũng có rất nhiều những thuận lợi nhưng cũng chẳng ít những khó khăn, khó khăn lớn nhất đối với ngành du lịch nói chung và các công ty du lịch lữ hành nói riêng là cơ chế quản lý của Nhà nước đối với khách du lịch từ nước ngoài vào Việt Nam, khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam họ phải làm rất nhiều các thủ tục như Visa, hộ chiếu... và đương nhiên nếu có được những thứ đó họ phải trả giá bằng một số tiền rất lớn, từ một yếu tố nhỏ đó nó đã kìm hãm sự ra vào của khách du lịch nước ngoài. Mặt khác, các công ty lữ hành kinh doanh đặc biệt là với khách nước ngoài thì họ sẽ bị giảm lợi nhuận rất nhiều vì khách nước ngoài vào Việt Nam ít. Với nguyên nhân trên, Nhà nước ta cần xem xét và có giải pháp như thế nào về cơ chế quản lý với khách nước ngoài vào Việt Nam để từ đó tạo điều kiện cho khách nước ngoài biết đến Việt Nam và tạo cơ hội cho các công ty du lịch lữ hành của Việt Nam hoạt động và góp vào một phần ngân sách cho Nhà nước. Chương II thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành của công ty du lịch Việt Nam - hà nội I-/ Quá trình hình thành và phát triển của công ty du lịch Việt Nam - Hà Nội. 1-/ Sự hình thành và phát triển của công ty. Công ty du lịch Việt Nam - Hà Nội tên giao dịch viet nam tourism - ha noi được thành lập ngày 26 - 03 - 1993 bởi quyết định số 79 của Tổng Cục du lịch Việt Nam. Để có tên như ngày nay thì công ty đã trải qua một giai đoạn lịch sử khá dài. Ngày 9 - 7 - 1960 Công ty du lịch Việt Nam được thành lập với Nghị định 36 CP của Chính Phủ, thuộc phủ thủ tướng. Thực chất công ty gồm các thành viên như Công ty du lịch Hà Nội, Khách sạn du lịch Tam Đảo, đoàn xe du lịch, công ty du lịch và cung ứng tàu điện Hải Phòng, Công ty cung ứng và du lịch Quảng Ninh, khách sạn Cửa Lò. Sau năm 1975 có thêm công ty du lịch dầu khí Việt Nam, công ty du lịch Quảng Nam Đà Nẵng, công ty du lịch Nghĩa Bình và các công ty du lịch thuộc các tỉnh khác. Tổng cục du lịch Việt Nam được thành lập ngày 27 - 6 - 1978 bởi Nghị quyết 252 - NQ - QH K6 của UBTVQH. Nó quản lý trực tiếp các đơn vị đã nêu ở trên, quản lý về mặt nhà nước các công ty du lịch còn lại thuộc các tỉnh, các ngành. Ngày 31 - 3 - 1990 Tổng cục du lịch nhập vào bộ văn hoá thông tin và gọi là Bộ văn hoá thông tin - thể thao và du lịch (Nghị quyết 244 - NQ HĐNN 8). Sau hai năm chuyển vào Bộ thương mại và Tổng công ty du lịch Việt Nam ra đời trên cơ sở Văn phòng tổng cục du lịch cũ (nghị định số 119 HĐBT ngày 9 - 4 - 1990). Ngày 26 - 10 - 1992 Tổng cục du lịch được thành lập lại bởi nghị định số 05 -CP. Kèm theo nó là quyết định giải thể Tổng công ty du lịch Việt Nam ngày 5 - 1 - 1993 bởi nghị định số 02 - CP và công ty du lịch Việt Nam - Hà Nội được thành lập trên cơ sở cơ quan của tổng công ty du lịch Việt Nam cũ. Công ty du lịch Việt Nam - Hà Nội là một trong những công ty lữ hành lớn của cả nước, phục vụ khách du lịch quốc tế vào Việt Nam cũng như tổ chức các chuyến du lịch trong nước và ra nước ngoài cho công dân Việt Nam. Công ty có một đội ngũ cán bộ, nhân viên thành thạo trong công việc, giỏi ngoại ngữ có thể đảm bảo cho khách hàng các dịch vụ du lịch với chất lượng tốt nhất. Công ty du lịch Việt Nam - Hà Nội có trụ sở chính tại Hà Nội và hai chi nhánh ở TP Hồ Chí Minh và TP Huế. Công ty là thành viên của một số tổ chức du lịch trên thế giới như PATA (Hiệp hội du lịch châu á - thái bình dương), ASTA (Hiệp hội du lịch Mỹ), JATA (Hiệp hội du lịch Nhật Bản), công ty có mốiquan hệ, cộng tác chặt chẽ với hàng chục công ty du lịch hàng đầu ở các châu lục trên thế giới. 2-/ Cơ cấu tổ chức của Công ty du lịch Việt Nam - Hà Nội. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty du lịch Việt Nam - Hà Nội tuân theo chế độ một thủ trưởng. Quyền hạn quản lý của các phòng ban được phân công rạch ròi không bị chồng chéo, vì vậy các cán bộ, nhân viên có thể phát huy được hết khả năng về trình độ chuyên môn. Khuyến khích tinh thần trách nhiệm và ý thức làm chủ tập thể cuat từng người. Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức khá gọn nhẹ, năng động phù hợp với cơ cấu kinh doanh của công ty. Các pjòng ban chức năng có quan hệ chặt chẽ với các cấp lãnh đạo trực tiếp điều hành trợ giúp giám đốc và các phó giám đốc thực hiện các kế hoạch về kinh doanh, giúp giám đốc có các định hướng kinh doanh nhằm đạt hiệu quả cao. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty du lịch Việt Nam - Hà Nội bao gồm 6 ơhòng: phòng thị trường quốc tế 1, phòng thị trường quốc tế 2, phòng hướng dẫn, phòng điều hành, phòng hành chính - tổ chức, phòng tài chính - kế toán. Một đội xe chuyên chở khách du lịch và hai chi nhánh của công ty (ở TP Hồ Chí Minh và TP Huế) cùng phối hợp với nhau làm việc. * Phòng thị trường quốc tế 1: Có nhiệm vụ là giao dịch, tuyên truyền quảng cáo, ký kết hợp đồng và trực tiếp đón khách của riêng nước Cộng hoà Pháp sang du lịch tại Việt Nam. (Lượng khách của Cộng hoà Pháp sang du lịch Việt Nam qua dịch vụ của công ty tương đối lớn). * Phòng thị trường quốc tế 2: cũng có nhiệm vụ quảng cáo, giao dịch, tuyên truyền, ký kết hợp đồng và đón khách du lịch tại Việt Nam của tất cả các nước trên thế giới (trừ Cộng hoà Pháp). Đồng thời có nhiệm vụ hợp đồng với khách Việt Nam và các công dân nước ngoài đang làm việc và đang công tác tại Việt Nam đi du lịch nước ngoài cũng như đi du lịch trong nước. *Phòng hướng dẫn: Có nhiệm vụ cử các hướng dẫn viên du lịch, các cộng tác viên du lịch đưa khách du lịch nước ngoài tại Việt Nam, đưa khách trong nước đi du lịch ở nước ngoài. * Phòng điều hành: Có nhiệm vụ tổ chức nơi ăn, ngủ, nghỉ ngơi.... của khách nước ngoài khi họ tới du lịch tại Việt Nam hay của khách Việt Nam khi họ có nhu cầu di du lịch nước ngoài. * Phòng tài chính - kế toán: Có nhiệm vụ thực hiện các vấn đề có liên quan tới tiền như thanh toán tiền với khách, thực hiện thu chi các khoản tiền trong cơ quan, thanh toán các hợp đồng...... * Phòng hành chính - tổ chức : có nhiệm vụ giúp đỡ giám đốc thực hiện sắp xếp, bố trí đào tạo cán bộ ngành du lịch để làm việc ngay tại cơ quan cũng như làm việc tại các cơ quan bạn. Có nhiệm vụ tổ chức thực hiện tiền lương - tiền thưởng, lao động, chuẩn bị trang phục... cho tất cả cán bộ, công nhân viên đang làm việc tại công ty. Phục vụ trật tự nội vụ, vệ sinh, sinh hoạt, trang trí .....và tất cả các việc khác trong nội bộ cơ quan. * Đội xe: Có nhiệm vụ bố trí lái xe, đoàn xe đưa khách nước ngoài đi du lịch Việt Nam, đưa khách Viẹt nam ra sân bay để đi du lịch nước ngoài cũng như đưa khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài bằng ôtô... và rất nhiều các công việc khác. * Hai chi nhánh : (Chi nhánh của công ty tại TP Hồ Chí Minh và TP Huế) cả hai chi nhánh đều có nhiệm vụnhư tổ chức đón tiếp khách nước ngoài đi du lịch vào khu vực miền trung và miền nam (đặc biệt là khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long). Hai chi nhánh đồng thời có nhiệm vụ lo thực hiện tất cả các dịch vụ khác về du lịch như tổ chức nơi ăn ngủ, nghỉ ngơi, sinh hoạt, cử hướng dẫn viên, cộng tác viên hướng dẫn khách đi du lịch .... Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty là cơ cấu chức năng tuân theo chế độ một thủ trưởng. Giám đốc có toàn quyền quyết định những công việc trong công ty, hai phó giám đốc có nhiệm vụ làm cố vấn tham mưu giúp đỡcho giám đốc những công việc khó khăn. Các phòng, các ban trong công ty có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong công việc và trực tiếp báo cáo công việc lên giám đốc. Mỗi cán bộ nhân viên trong công ty có thể báo cáo trực tiếp lên giám đốc những vấn đề cần bổ sung sửa đổi trong công tác nhằm giúp công ty đạt hiệu quả cao trong kinh doanh. giám đốc phó giám đốc phó giám đốc Phòng Quốc tế (1) Phòng Quốc tế (2) Phòng hướng dẫn Phòng Điều hành Phòng TC - KT Phòng HC -TC Đội Xe Chi nhánh TP HCM Chi nhánh Huế Biểu số 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chứcbộmáy quản lý của Công ty du lịch Việt Nam - Hà Nội. 3-/ Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty du lịch Việt Nam - Hà Nội Biểu 2: Chỉ tiêu doanh thu đạt được trong 3 năm 1997, 1998, 1999. Chỉ tiêu 1997 1998 1999 Tổng doanh thu (triệu đồng) 51.870 60.500 67.800 Tổng số ngày khách quốc tế 53.335 53.386 62.800 Khách du lịch nội địa 370 476 500 Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh thu của công ty liên tục tăng từ năm 1997 - 1999 chủ yếu do lượng khách quốc tế vào Việt Nam. Thật vậy, có được những kết quả như hiện nay ta không thể không nói đến mảng kinh doanh lữ hành quốc tế. Mặc dù chỉ hoạt động trong vài năm trở lại đây nhưng nó đã nghiễm nhiên trở thành nguồn doanh thu chủ yếu của toàn công ty, đặc biệt là thị trường Pháp. Trong năm 1999, Công ty đã mạnh dạn tổ chức và đã thành công một loại hình du lịch mới - du lịch kết hợp hội nghị cho trên 300 khách là các quan chức trong ngành y tế nước Pháp. Thành công về Tour du lịch này không những chỉ mang lại hiệu quả cao về kinh tế mà còn gây một ấn tượng tốt đối với hàng trăm du khách, một hứa hẹn tốt cho công tác kinh doanh của công ty. Công ty thường xuyên chú trọng đảm bảo chất lượng các dịch vụ, các sản phẩm du lịch với phương châm: “Khách sạn tốt nhất, xe tốt nhất, hướng dẫn viên tốt nhất và giá Tour hợp lý nhất”. Công ty coi đây là cách quảng cáo tại chỗ mang lại hiệu quả thiết thực nhất cho kinh doanh. II-/ Thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành của Công ty du lịch Việt Nam - Hà Nội 1-/ Tình hình hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành của công ty. * Hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành quốc tế bị động: Hoạt động chủ yếu của mảng kinh doanh này là tổ chức và bán các chương trình du lịch ở nước ngoài cho công dân Việt Nam. Thị trường du lịch lữ hành quốc tế bị động ở Việt Nam được phát triển cách đây một vài năm nhưng từ năm 1995 trở lại đây, do mức sống của người dân ngày càng cao cộng thêm thủ tục nhập cảnh được đơn giản hoá nên càng có nhiều người Việt Nam muốn đi du lịch quốc tế với nhiều lý do: thăm thân nhân, đi du lịch kết hợp mua bán hàng hoá.... Nắm được nhu cầu đó,Công ty du lịch Việt Nam - Hà Nội đã chủ động đặt quan hệ làm ăn với một số hãng du lịch nước ngoài (Thái Lan, Trung Quốc, các nước trong khối ASEAN). Công ty đã xây dựng một số chương trình du lịch quốc tế cho hoạt động kinh doanh du lịch quốc tế bị động như: - Chương trình du lịch Trung Quốc : 3 ngày, 5 ngày, 19 ngày. - Chương trình du lịch Thái Lan : 4 ngày, 5 ngày, 7 ngày. - Chương trình du lịch Malaysia : 5 ngày. - Chương trình du lịch Singapore : 5 ngày. Ngoài ra, hiện nay Công ty đang thực hiện chiến lược kéo thu hút khách hàng bằng chính sách giá và chính sách sản phẩm để một lần nữa khẳng định vị trí của công ty trên thị trường trong nước và quốc tế. * Hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành quốc tế chủ động: Hoạt động chính của công ty về mảng kinh doanh du lịch quốc tế chủ động là tổ chức bán và thực hiện chương trình du lịch trong nước cho khách du lịch quốc tế và khách trong nước đi du lịch Việt Nam. Nhưng vào những năm 1997, 1998 số lượng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam đột nhiên bị giảm nguyên nhân chính là do nền kinh tế của một số nước trong khu vực bị suy thoái do cơn lốc khủng hoảng tài chính tiền tệ tàn phá nặng nề. Điểm nổi bật là chỉ số GDP giảm sút, đồng tiền bản địa bị mất giá, đời sống người dân gặp khó khăn, tình hình xã hội có những diễn biến phức tạp, sự suy thoái đó không những ảnh hưởng đến một số nước lân cận mà còn ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều nước trên thế giới. Điều đó đã ảnh hưởng xấu tới công ty là nguồn khách bị phân tán giá bán Tour bị giảm sút cho phù hợp với một số nước lan cận, trong khi chất lượng dịch vụ phải nâng cao hơn, tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng đô la Mỹ tăng nhanh và dừng lại ở mức cao. Tuy nhiên, mặt trái của một số khó khăn lại là sự thuận lợi. Đó là tỷ giá đô la Mỹ tăng cao, doanh thu và lãi được đẩy lên, khách sạn có biểu hiện dư thừa do đó công ty có điều kiện để chăm sóc cho khách được chu đáo hơn và giá dịch vụ được hạ hơn so với những năm trước. Trải qua năm 1999 khi cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực cơ bản đã chấm dứt, nền kinh tế đã từng bước được khôi phục, thị trường khách du lịch đã sôi động trở lại. Do vậy, nguồn khách quốc tế vào Việt Nam đã tăng trưởng đáng kể, điều này được thể hiện là tổng doanh thu của công ty đã tăng lên rất cao. Bước vào năm 2000 năm cuối cùng của thế kỷ 20, năm bản lề để bước vào thiên niên kỷ mới, nước ta có rất nhiều sự kiện và cũng là yếu tố thuận lợi để phát triển nguồn khách du lịch quốc tế vào Việt Nam. Điều này đã ảnh hưởng rất tốt tới công ty và hơn bao giờ hết công ty phải thực hiện bằng được phương châm lấy “chất lượng dịch vụ, hiệu quả kinh doanh” làm điều kiện tồn tại của doanh nghiệp. 2-/ Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành của Công ty du lịch Việt Nam - Hà Nội Hoạt động kinh doanh của Công ty du lịch Việt Nam - Hà Nội bao gồm hầu hết các hoạt động điển hình của một công ty du lịch lữ hành. Điều đó được thể hiện thông qua kết quả kinh doanh của công ty năm 1997 - 1998; 1998 - 1999. Biểu số 3: tình hình thực hiện một số chỉ tiêu năm 1997 - 1998. Chỉ tiêu Đơn vị tính 1997 1998 So sánh (%) A - Khách quốc tế I- Tổng số khách quốc tế đi tour Khách 4.800 5.882 122,54 1 - Thị trường I - 2.500 3.120 124,8 2 - Thị trường II - 2.300 2.762 120,00 II - Tổng số ngày khách Ng khách 45.000 53.335 118,52 1 - Thị trường I - 23.000 33.555 145,90 2 - Thị trường II - 22.000 19.780 89,91 B - Khách DLVN đi DLNN Khách 200 220 110 C - Khách du lịch nội địa Khách 400 510 127,5 D - Tổng doanh thu bằng ngoại tệ USD 3.636.500 4.483.875 123,3 I - Khách quốc tế - 3.407.000 4.009.758 117,69 II - Khách VN đi DLNN - 115.000 339.066 294,89 III - Khách du lịch nội địa - 114.500 135.051 117,94 E - Tổng doanh thu quy đổi Triệu 40.000 59.190 147,97 G - Tổng lãi thực hiện - 1.250 3.750 300 H - Tổng nộp ngân sách - 1.683 3.198 190 Qua số liệu trên ta thấy hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành của công ty tăng một cách đáng kể: - Về khách quốc tế đi tour: Tổng số khách quốc tế đi tour năm 1998 đạt 5.882 khách tương ứng với 53.335 ngày khách và 4.009.758 USD doanh thu. So với năm 1997 bằng 122,54% về khách, 118,52% về ngày khách và 117,69% về doanh thu. Như vậy, chỉ tiêu khách và ngày khách công ty đạt được năm 1998 cao hơn nhiều so với năm 1997. - Về người Việt Nam đi du lịch nước ngoài. Chỉ tiêu người Việt Nam đi du lịch nước goài năm 1998 công ty đạt mức khá cao với 220 khách tương ứng 339.066 USD doanh thu. So với năm 1997 tăng 20 khách tương ứng với 110% về khách. - Khách du lịch nội địa: Tổng số khách du lịch nội địa năm 1998 đạt 510 khách so với năm 1997 tăng 110 khách tương ứng với 127,5%. - Về tổng doanh thu năm 1998 công ty đạt được 59.190 triệu VND tăng hơn nhiều so với năm 1997 là 19.190 triệu VND tương ứng với 147,97%. - Tổng nộp ngân sách Nhà nước năm 1998 là 3.198 triệu VNĐ tăng hơn so với năm 1997 là 1.515 triệu VND tương ứng với 190%. - Tổng lãi thực năm 1998 công ty đạt được 3.750 triệu VND tăng hơn so với năm 1997 là 2.500 triệu VND tương ứng với 300%. Những con số trên tuy nhiên cao nhưng đây chính là kết quả làm việc của công ty với mục tiêu và phương châm kinh doanh là du lịch sạch, cao cấp, hoạt động theo đúng thể chế pháp luật Nhà nước ban hành. Cùng với sự trưởng thành của ngành du lịch Việt Nam, Công ty du lịch Việt Nam - Hà Nội hoạt động khá hiệu quả và góp một phần không nhỏ vào nộp ngân sách cho Nhà nước. biểu số 4 - Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu năm 1998 - 1999 Chỉ tiêu Đơn vị tính 1998 1999 So sánh (%) A - Khách quốc tế I- Tổng số khách quốc tế đi tour Khách 5.882 6.300 107,1 1 - Thị trường I - 3.120 4.075 130,6 2 - Thị trường II - 2.762 2.225 80,55 II - Tổng số ngày khách Ng khách 53.335 62.870 117,87 1 - Thị trường I - 33.555 41.650 124,12 2 - Thị trường II - 19.780 21.220 107,28 B - Khách DLVN đi DLNN Khách 220 500 227,27 C - Khách du lịch nội địa Khách 510 572 112,15 D - Tổng doanh thu bằng ngoại tệ USD 4.483.875 4.840.300 107,94 I - Khách quốc tế - 4.009.758 4.442.700 110,79 II - Khách VN đi DLNN - 339.066 323.000 95,26 III - Khách du lịch nội địa - 135.051 74.600 55,23 E - Tổng doanh thu quy đổi Triệu 59.190 67.800 114,54 G - Tổng lãi thực hiện - 3.750 5.500 146,66 H - Tổng nộp ngân sách - 3.198 5.335 166,82 Qua số liệu trên ta thấy hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành của công ty ngày càng có hiệu quả hơn. - Về khách quốc tế đi tour: Tổng số khách quốc tế đi tour năm 1999 đạt 6.300 khách tương ứng với 62.870 ngày khách và 4.840.300 USD doanh thu. So với năm 1998 bằng 107,1% về khách, 117,87% về ngày khách và 107,94% về doanh thu. - Về người Việt Nam đi du lịch nước ngoài: Chỉ tiêu người Việt Nam đi du lịch nước ngoài năm 1999 công ty đạt được mức kỷ lục là 500 khách tương ứng 323.000 USD doanh thu. - Khách du lịch nội địa: Tổng số khách du lịch nội địa năm 1999 đạt 572 khách so với năm 1998 tăng 62 khách. - Về tổng doanh thu năm 1999 công ty đạt được 67.800 triệu VND tăng hơn nhiều so với năm 1999 là 8.610 triệu VND tương ứng với 114,54%. - Tổng nộp ngân sách Nhà nước năm 1999 là 5.335 triệu VND tăng hơn so với năm 1998 là 2.137 triệu VND tương ứng với 166,82%. - Tổng lãi thực hiện năm 1999 công ty đạt được 5.500 triệu VND tăng hơn so với năm 1998 là 1.550 triệu VND tương ứng 146,66%. Có được những kết quả như trên, toàn công ty đã có những nỗ lực rất lớn, những biện pháp rất tích cực, kịp thời, đó là: + Thường xuyên chú trọng công tác tiếp thị và tuyên truyền quảng cáo để duy trì hình ảnh và tên tuổi của du lịch Việt Nam trên thị trường quốc tế. + Đầu tư nhiều kinh phí, công sức để mở thêm tour, tuyến mới và tăng cường một số dịch vụ để tăng thêm sức hấp dẫn với bạn hàng. + Thường xuyên quan tâm chăm lo đến quyền lợi của khách bảo đảm cho khách ăn thật ngon, ngủ thật tốt, đi lại thuận tiện. + Thực hiện chế độ khuyến mại trong những trường hợp đặc biệt cần thiết để khắc phục nguy cơ bị phân tán, giảm sút nguồn khách. + Tích cực đàm phán để giảm giá một số dịch vụ ở trong nước như phòng ngủ, xe ô tô... để chào bán với giá thấp, tạo nên sức cạnh tranh thu hút khách. + Mạnh dạn điều chỉnh lại bộ máy tổ chức, động viên đúng mức và kịp thời các bộ phận, cá nhân, trên cơ sở đó đã khai thác được tốt tiềm năng sẵn có, thu hút được nhiều khách đi du lịch nước ngoài và du lịch nội địa. 3-/ Sản phẩm lữ hành của công ty du lịch Việt Nam - Hà Nội a, Phân loại các chương trình du lịch. Khách có nhu cầu đi du lịch đến với công ty hiện nay có thể chọn một trong nhiều chương trình du lịch sao cho phù hợp với khả năng của mình. Ngoài chương trình du lịch trong nước, công ty còn chia các chương trình ra làm hai loại: * Các chương trình du lịch đưa khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài. Các chương trình du lịch của công ty du lịch Việt Nam - Hà Nội. TT Tên chương trình Thời gian 1 BangKok 4 ngày/ 3 đêm 2 BangKok - Pattaya 5 ngày/ 4 đêm, 7 ngày/ 6 đêm 3 BangKok - Chiangmai 7 ngày/ 6 đêm 4 Phnompenh - Siemriep 3 ngày/ 2 đêm, 5 ngày/ 4 đêm 5 Các chương trình du lịch Trung Quốc 3 ngày/ 2 đêm, 10 ngày/ 9 đêm 6 Singapore 4 ngày/ 3 đêm, 5 ngày/ 4 đêm 7 Malaysia 4 ngày/ 3 đêm 8 Trung Quốc - Hong Kong 6 ngày/ 5 đêm Ngoài những chương trình trên do nắm bắt được nhu cầu của người Việt gốc Hoa muốn thăm lại thân nhân của mình, công ty đã ký hợp đồng với một số hãng lữ hành bên Trung Quốc để tổ chức những chuyến du lịch hành hương bằng tàu hoả với giá rất rẻ. - Chương trình du lịch: Hà Nội - Nam Ninh - Quảng Châu - Thượng Hải - Tô Châu - Nam Kinh - Bắc Kinh - Hà Nội (14 ngày/ 13 đêm bằng tàu hoả với giá trọn gói 8.500.000 đ/người). - Hà Nội - Nam Ninh - Thượng Hải (13 ngày/ 12 đêm với giá trọn gói 8.200.000 đ/người). * Các chương trình du lịch dành riêng cho người nước ngoài vào Việt Nam. Với khả năng sẵn có của công ty và cung cầu du lịch về các chương trình du lịch này mà công ty có thể đưa ra một hệ thống tương đối hoàn chỉnh các chương trình du lịch loại dành cho người nước ngoài vào du lịch Việt Nam. Đó là: - Chương trình du lịch City Tour: là chương trình du lịch tham quan thành phố Hà Nội (khu phố cổ, khu di tích lịch sử văn hoá). Tùy theo nhu cầu và khả năng thanh toán của du khách sẽ có mức giá khác nhau cho chương trình này. - Chương trình du lịch Đồng Bằng Sông Cửu Long - Thành phố Hồ Chí Minh. - Các chương trình du lịch ngắn ngày khác (Hà Nội - Cổ Loa, Hà Nội - Nai Châu; Hà Nội - Ninh Bình...). - Đặc biệt là chương trình du lịch dài ngày: Hà Nội - Hạ Long - Huế - Hội An - Nha Trang - Đà Lạt - Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài những chương trình du lịch trên, công ty còn có rất nhiều chương trình du lịch phong phú chất lượng cao, giá cả lại rẻ có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường. Thời gian tới công ty cố gắng xây dựng thêm một số chương trình du lịch mới hấp dẫn hơn nữa để thu hút thêm khách quốc tế vào Việt Nam như du lịch Phong Nha, du lịch làng nghề truyền thống, du lịch sinh thái... b, Chiến lược kinh doanh của công ty đối với du khách quốc tế. * Các chương trình du lịch nước ngoài. Thực hiện chính sách đa dạng hoá sản phẩm để có thể đáp ứng mọi nhu cầu khác nhau của khách du lịch, công ty đã xây dựng thêm một số chương trình du lịch ở các nước trong khu vực, đồng thời để nâng cao uy tín của công ty trên thị trường. Hiện nay chương trình du lịch đang thu hút được nhiều khách nhất là chương trình du lịch Thái Lan (5 ngày/ 4 đêm) và chương trình du lịch Trung Quốc bằng máy bay hoặc tàu hoả. Còn một số chương trình du lịch khác như chương trình đi Malaysia, Singapore, Seoul... là chưa thu hút được nhiều khách. Trước mắt công ty cần kết hợp giới thiệu sản phẩm với các khác du lịch có khả năng đi du lịch nước ngoài, cố gắng tạo lập lòng tin về công ty cho khách du lịch tiềm năng, biến các nhu cầu du lịch tiềm năng thành các nhu cầu du lịch thực tế. Với mục tiêu mở rộng thị trường khuếch trương và bán các sản phẩm thì trong tương lai công ty cần trích ra một phần lợi nhuận để phục vụ cho công tác quảng cáo tiếp thị nhằm đem lại kết quả kinh doanh cao hơn. Việc dành kinh phí cho quảng cáo chắc chắn sẽ đem lại nguồn khách tương xứng cho tiềm năng của công ty. * Chiến lược kinh doanh của công ty đối với khách du lịch là người nước ngoài vào Việt Nam. Việc thực hiện các chương trình du lịch dành có người nước ngoài vào Việt Nam đem lại cả lợi nhuận và uy tín của công ty trên thị trường. Vì vậy, mục tiêu này luôn được công ty quan tâm và nghiên cứu. Xuất phát từ yêu cầu phát triển, công ty đã quyết định mở rộng nguồn khách này bằng cách đi nghiên cứu thực tế ở thị trường nước ngoài và ký hợp đồng trực tiếp với các hãng lữ hành gửi khách có uy tín, đảm bảo nguồn khách cho công ty trong tương lai. Để xây dựng các chương trình du lịch với mức giá rẻ hơn và đạt chất lượng cao hơn, công ty đã dựa trên các thông tin có sẵn của đơn vị bạn. Các chương trình này phải có sự cạnh tranh với những chương trình cùng loại của công ty khác về số lượng cũng như về giá cả. Tất cả sự cố gắng trên sẽ đem lại những chuyển biến mới tích cực cho công ty vào thời điểm hiện tại và tương lai. 4-/ Công tác nghiên cứu thị trường và hoạt động Marketing. a, Công tác nghiên cứu thị trường. Trong hoạt động nghiên cứu thị trường, công ty du lịch Việt Nam - Hà Nội xác định nội dung chủ yếu là tìm hiểu khả năng thâm nhập thị trường và mở rộng thị trường hoạt động của mình. Đối với hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế được phân ra làm hai loại cơ bản là thị trường quốc tế chủ động và thị trường quốc tế bị động. - Về thị trường quốc tế chủ động: Công ty xác định đây là thị trường có ý nghĩa sống còn đối với hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế của công ty. Đặc biệt là thị trường khách của Pháp, đây chính là thị trường mục tiêu của công ty. - Về thị trường quốc tế bị động: Công ty xác định thị trường ở đây là các thành phố lớn, những trung tâm phát triển kinh tế của miền Bắc. ở thị trường này thu nhập của người dân cao, do đó họ có nhu cầu muốn được đi tham quan một số nước khác để mở mang hiểu biết đồng thời học tập cách làm ăn. b, Các hoạt động Marketing. Đối với nền kinh tế thị trường, mỗi một hoạt động kinh doanh đều phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của các thành phần kinh tế, các đơn vị kinh doanh khác. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá nói chung, việc nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu thị hiếu của khách hàng để từ đó đưa ra được một chính sách Marketing thích hợp đã được các doanh nghiệp vận dụng từ rất lâu và đem lại kết quả tốt. Còn trong hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch thì lĩnh vực Marketing lại rất mới mẻ, nếu có cũng chỉ dừng lại ở việc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docH0067.doc
Tài liệu liên quan