Phần I: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG CHÈ :
1.Đặc điểm về cầu :
-Đặc điểm nhu cầu tiêu dùng chè trong nước .
-Đặc điểm nhu cầu tiêu dùng chè thế giới .
-Mối quan hệ giữa thị trường tronn nước và thị trường quốc tế
2.Đặc điểm cung
3.Phân đoạn thị trường cho việc cung ứng chè .
4.Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêu dùng chè
-yếu tố văn hoá
-yếu tố kinh tế
-yếu tố chính trị
Phần II:GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ KIM ANH .
1.Khái quát chung về công ty .
-Quá trình ra đời và phát triển của công ty cổ phần chè Kim Anh.
-Đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần chè Kim Anh
2.Định hướng mới của công ty trong thời gian tới .
PHẦN III: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING
1.Công tác nghiên cứu thị trường .
2.Marketing Mix
-Sản phẩm
-Giá cả
-Phân phối
-Xúc tiến hỗn hợp
3.Những đánh giá chung.
40 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1664 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng hoạt động marketing của công ty cổ phần chè Kim Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ầu rất khắt khe của thị trường như vậy thì chè Việt Nam khó lòng xâm nhập mạnh được vào thị trường vì nhìn chung chè Việt Nam mặt hàng cấp cao có khối lượng rất ít .Nhất là do nền kinh tế còn lạc hậu , công nghệ chưa có hướng đầu tư đồng bộ ,sản phẩm cung cấp chất lượng chưa được cao và cũng không tạo ra những nét đặc trưng cho chè Việt Nam .
Tuy vậy chè Việt Nam vẫn có một số thị trường truyền thống .
Thị trường Nga và các nước SNG:
Thị trường này mới được khôi phục nên chiếm một tỷ trọng nhỏ trong kim ngạch của ta ,năm 2001 kim ngạch xuất khẩu vào Nga là 200 USD.Nhưng đây là thị trường tiềm năng .Đối với chè do sự sụp đổ của Nga và các nước xã hội chủ nghĩa mà lượng nhập khẩu của Nga trong những năm qua giảm sút . Trong năm 2002 chỉ đạt 3222 tấn bằng 77% so với năm 2001, mức giá trên thị trường này tăng nhẹ .thị trường này cũng nhập khẩu chè xanh nhưng số lượng thấp 85 tấn .
Thị trường Đức :
Đứng thứ 6 trong số thị trường chè Việt Nam (2908 tấn ) ,thị trường này nhập khẩu cả chè xanh và chè đen .Trong đó chè xanh chiếm khoảng 10% và tổng khối lượng nhập khẩu chè Việt Nam đang tăng đạt 152% so với năm 2001.Tuy nhiên tuy giá xuất khẩu sang thị trường này trong năm qua giảm mạnh chỉ đạt 76% so với năm 2001 .
Thị trường Ba lan :
Là thị trường xếp thứ 9 của Việt Nam tuy nhiên lại đang có xu hướng giảm từ 2774 tấn năm 2001 xuống 2127 tấn giảm 14% .Giá chè xuất sang thị trường thấp có xu hướng giảm .
Thị trường Anh :
Anh là nước tiêu dùng chè nhiều nhất trên thế giới ,tuy nhiên số lượng chè xuất khẩu sang thị trường này còn thấp với lí do Anh nhập rất nhiều chè của ấn Độ và chè Kênya .Năm 2002 chè Việt Nam xuất sang thị trường anh là 1224 tấn , tăng mạnh so với năm 2001 là 160% ,tuy giá chè lại có xu hướng giảm 6% .
Nhóm các nước tiêu dùng này yêu cầu rất cao về chất lượng sản phẩm.Tuy nhiên đây rất là rất khó khăn bởi vì phải đầu tư công nghệ nâng cao chất lượng chè xuất , đây không phải việc dễ dàng cho ngành chè .
?thị trường Châu Phi và các nước Trung Đông :
Đây là thị trường trọng điểm ,80% số lượng chè sản xuất của Việt Nam cung cấp cho thị trường này . Nhu cầu tiêu dùng chè ở khu vực thị trường này là rất lớn bởi vì phần lớn các nước trong khu vực này là theo đạo hồi không uống rượu và họ coi chè là quốc thuỷ được sử dụng rất thông dụng.Đặc trưng tiêu dùng chè ở khu vực này này là yêu cầu chất lượng thấp,giá thấp .Nhập khẩu theo chương trình “oil for food” của liên hợp quốc viện trợ cho iraq .Mặc dù yêu cầu của người tiêu dùng trên thị trường này là không cao nhưng hầu hết người nhập khẩu ở thị trường rất gặp khó khăn trong việc thực hiện thanh toán .Việc thâm nhập vào thị trường này là rất khó khăn nhưng lại rất dễ thành công .
Một số thị trường trọng điểm :
Thị trường Iraq :
Iraq một thị trường chè xuất khẩu trọng điểm của ngành chè Việt Nam.Hiên nay iraq đang bị cấm vận toàn diện của Liên Hợp Quốc , tất cả việc mua bán lương thực, thực phẩm cho Iraq đều do Liên Hợp Quốc giám sát , Liên Hợp Quốc chỉ ra hạn ngạch cho từng chương trình bán dầu hoả của Iraq và dùng nguồn tiền này để nhập lương thực , thực phẩm ,thuốc men theo thời gian 6 tháng ,1 năm ..do vậy mà năm 2002 vì tình hình chính trị không ổn định ở đất nước này mà ảnh hưởng đến lượng nhập khẩu chè .
Cụ thể :
Năm 2001 kim ngạch xuất khẩu của ta vào thị trường này là 300 triệu USD đây là thị trường lớn nhất chỉ nhập khẩu chè đen .năm 2001chiếm 36,6% trong tổng lượng xuất khẩu ,nhưng năm 2002 chỉ chiếm 23% (16612 tấn ) .Điều đó thể hiện rõ là mức độ phụ thuộc vào thị trường iraq của chè Việt Nam đã giảm hẳn .Sản lượng xuất khẩu sang thị trường iraq năm 2002 là 34%.dự kiến nhập khẩu chè của iraq năm 2005 là 54 nghìn tấn . Tuy vậy đây là mục tiêu để đạt được là rất khó khăn , trong tương lai ngành chè phải có cố gắng hơn nữa trong việc giảm giá chè thì mới có khả năng thực hiện được mục tiêu đề ra .
Thị trường Pakistan:
Là thị trường lớn thứ 3 của chè Việt Nam .Năm 2002 nhập khẩu chè của Việt Nam 11025 tấn chiếm 16% trong cả nước .Đáng chú ý là tuy nước này chỉ tiêu thụ khoảng 5% là chè xanh nhưng lượng chè Việt Nam xuất khẩu sang Pakistan chiếm tỷ trọng lớn là chè xanh ,năm 2001 chè xanh chiếm 62% và năm 2002 là 65% .Mức độ thâm nhập của chè Việt Nam vào thị trường này tăng lên rất mạnh .Năm 2002 đạt 25,8% so với năm 2001 .Đây là một trong số ít thị trường có mức giá tăng trong năm qua 15% .Khu vực Châu Phi và các nước trung Đông đang được đánh giá tiềm năng phát triển thương mại rất lớn .
Như vậy:thị trường Châu Phi và các nước Trung Đông là một thị trường đầy tiềm năng phát triển: Thứ nhất ,đây là khu vực thị trường có dân số đông,là thị trường nhập khẩu lớn nhất của chè Việt Nam .Thứ hai, phần lớn các nước thuộc khu vực này là các nước có nguồn dầu mỏ lớn nhất thế giới,nằm trong khối xuất khẩu dầu lửa OPEC cho nên thu nhập bình quân người dân ở mức trung bình khá ,họ thực hiên nhập khẩu thông qua con đường đổi dầu lấy lương thực và nông sản phẩm .Thứ ba, thị trường khu vực này không yêu cầu qúa cao về chất lượng sản phẩm ,điều kiện thanh toán khá dễ dàng ,sức mua cao.Tuy nhiên khó khăn gặp phải khi Việt Nam quan hệ với thị trường này là khả năng thanh toán của khu vực này có nhiều hạn chế,việc mở L/C chậm chạp gây tồn đọng chè ,làm giam chất lượng chè .
Ngoài 3 thị trường chính còn một số thị trường tiềm năng thị trường Mỹ,ấn độ
Thị trường Mỹ Chè Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này năm 2002 đạt 2154 tấn .Lượng chè Việt Nam xuất khẩu sang mỹ tăng mạnh 178% so với năm trước .Tuy nhiên chè xuất khẩu sang thị trường mỹ là chè đen với mức giá thấp là 760 –770 USD/tấn
3.Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêu dùng chè
3.1 Các yếu tố thuộc về văn hoá:
Đây là yếu tố cơ bản nhất quyết định đến những mong muốn và hành vi của một người .Đối với sản phẩm chè yếu tố văn hoá chi phối sâu rộng nhất đến mức độ ưa thích và tiêu dùng chè .Tiềm năng thị trường đôứi với các sản phẩm chè ở các khu vực thị trương khác nhau và những nền văn hoá khác nhau là khác nhau .
Đối với người Châu Âu thì sở thích tiêu dùng chè của họ là các loại chè đen , uống với đường, chè là thứ đồ uống ưa dùng nhất ở nước Anh.Đa phần người dân châu Âu là thích uống chè đen .
Còn đối với người Châu á lại thích uống chè xanh. Ngay cả việc tiêu dùng chè và cách thưởng thức chè cũng mang những nét văn hoá riêng biệt ,với nhiều phong cách nhiều trường phái khác nhau.
Phần lớn nền văn hoá á Đông , là nền văn hoá kín ,người dân nơi đây đã nâng việc uống trà trở thành nghệ thuật thư thái , cách thức pha trà càng tỷ mỉ thì càng có được chén ngon.Ví thử như người Trung hoa có trà Kinh, người Nhật Bản đã nâng việc uống trà trở thành “đạo trà”, Một số nước đạo hồi còn coi chè là quốc thuỷ ,và được tiêu dùng rất nhiều trong các dịp lễ hội đặc biệt là lễ hội Ramanda của người hồi giáo .
Vì phần lớn chè Việt Nam sản xuất phục vụ cho xuất khẩu ,cho nên nhân thấy sự ảnh hưởng của những đặc trưng văn hoá của mỗi khu vực mà trong những năm Tổng công ty chè Việt Nam luôn trú trọng công tác nghiên cứu ,tìm hiểu khám phá những nét độc đáo riêng trên mỗi thị trường để được ra được những mặt hàng phù hợp.Tuy đã cố gắng nỗ lực nhưng kết quả của công tác này chưa cao ,bởi vì Tổng công ty chè Việt Nam vẫn còn chịu chi phối bởi cách kinh doanh truyền thống ,đó là xuất khẩu nguyên liệu ,bán qua trung gian ,chủ yếu dựa vào các bạn hàng truyền thống ,chưa trú trọng tới việc phát triển một nhãn hiệu riêng cho sản phẩm của mình .
Văn hoá chè cũng có nét khác nhau ở các nhánh văn hoá trên thị trường Việt Nam .Nhìn chung chè là loại đồ uống được ưa chuộng đối với người dân vịt ,văn hoá chè là một nhánh trong văn hopá ẩm thực Việt Nam .Từ rất lâu chè đã đi vào các vần thơ ,đã có ở trong kí ức dân tộc,trong văn xuôi hiện đại .Trong cuộc sống có những lúc cao cao tại thượng chè đã trỏ thành thần dược và việc thưởng thức nó đã đạt tới tầm triết lí tôn giáo ,còn thường thì chè vẫn đóng vai một thứ nước uống bình dân,thông dụng ,một thực phẩm có ích .Chè tặng phẩm cao quí của đất trời .Người ta ưa cái tính nó sạch ,cái hương nó thơm ,cái vị nó chát có hậu đậm đà ,uống chè trở thành cái sinh thú của con người , bất kì mọi tầng lớp ,mại cảm nhận nông sâu mà mỗi người nhận ra các tác dụng của tỉnh được mộng trần , rửa được lòng tục hay thêm hồ hửi khi vui , diệt trừ căn bệnh phiền não khi buồn .Chính nhờ chén chè mà dẫu ở giai tầng nào cũng có thể trở nên sang trọng ,quí phái về phương diện thẩm mỹ .Tuy nhiên cách uống chè và cách thưởng thức chè trong văn hoá ẩm thực của người Việt Nam lại mang những nét khác biệt .
+Đối với người miền Nam , phong cách sống của họ mang tính tự do , quan hệ xã hội rộng cho nên sở thích trung của họ là thích những loại chè có ướp thêm hoa nhài , hoa sói ,hoa sen ..đẻ tăng thêm hương vị .Do khí hậu ở vùng này mà chén trà đá được ưa chuộng hơn cả .Đây là vùng thị trường triển vọng để phát triển một số loại sản phẩm chè ướp hương ,nhưng trên thị trường này chè của Tổng công ty chịu cạnh tranh rất mạnh mẽ của các loại nước giải khát ,của đồ uống đặc sản của vùng ,cafê, nước hoa quả ,sữa ..
+Đối với người miền Bắc ,thì cách thưởng thức trà có nhiều khác biệt,mọi người đều thích hương vị tinh chất của chè .Chén chè nóng đã trở thành thứ nước uống hàng đầu vào buổi sáng , uống chè hay thưởng thức chè tươi là nếp sống quen thuộc của người dân các tỉnh phía Bắc
+Miền Trung ,do nằm ở giữa ,nối liền hai miền Bắc Nam thì cách thưởng thức chè cũng mang cả phong cách của người miền Nam và người miền Bắc.Tuy nhiên phong cách thưởng thức chè của người dân miền Trung có nét mang đặc văn hoá miền Bắc .
Như vậy yếu tố vùng văn hoá là rất quan trọng để từ đó Tổng công ty có chiến lược phát triển sản phẩm chè của mình trên mỗi thị trường như đa dạng hoá sản phẩm ,đưa ra những loại chè mới ,với những nhãn hiệu quen thuộc phù hợp với sở thích từng vùng .Một yếu tố tích cực tạo nên sức tiêu thụ chè đó là Tổng công ty có chiến lược phát triển các đại lí hay khuyến khích hỗ trợ các quán mang phong cách trà Việt ở mỗi vùng ,yếu tố đó giúp cho công ty thành công hơn nữa trong việc chiếm lĩnh thị trường nội địa .
3.2. yếu tố kinh tế :
Trong marketing thị trường tiềm năng là sự kết hợp 3 yếu tố đó là :có nhu cầu ,mong muốn mua ,và có khả năng thanh toán .Kinh tế là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng đối với sản phẩm hàng hoá.Đối với chè ,tuy là một loại nước uống bình dân nhưng cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ của yếu tố kinh tế đến sức tiêu thụ chè .Trước đây khi đời sống của người dân còn khó khăn thì nhu cầu sử dụng chè là các loại chè cân sản xuất theo phương pháp thủ công .Ngày nay khi thị trường đã phát triển, nhu cầu tiêu dùng chè cũng có xu hướng thay đổi .Các sản phẩm chè cấp cao nhu cầu này càng tăng ,chè không còn chỉ đơn giản là một thứ nước uống phổ biến trong mỗi gia đình ,mà nó còn là những món quà biếu trong dịp lễ tết,rất sang .Khi đời sống ngày càng nâng cao người dân ngoài quan tâm đến chất lượng chè còn rất coi trọng hình thức bao bì hình thức sản phẩm ..Nhận thức tầm ảnh hưởng quan trọng này mà trong những năm qua và trong năm tới Tổng công ty chè luôn có chiến lược phát triển sản phẩm mới ,cao cấp đáp ứng nhu câu của người dân ,và có thể cạnh tranh với chè ngoại nhập .
3.3.Yếu tố chính trị:
Chính trị là yếu tố tối quan trọng trong việc xem xét ảnh hưởng của yếu tố này đến sức tiêu thụ chè ,bởi lẽ 80% chè Việt Nam sản xuất là phục vụ cho thị trường xuất khẩu nhưng có thể xâm nhập hay tăng khối lượng chè trên thị trường xuất khẩu thì sự ổn định về chính trị cũng quyết định điều này .Chính trị không ổn định sẽ làm cho các chi phí về bảo hiểm hàng hoá ,vận chuyển hàng hoá tăng lên , ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của chè trên thị trường này.Một thí dụ điển hình là năm 1990 khi Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu sụp đổ làm cho thị trường chè Việt Nam giảm tới 60% thị phần thị trường ở khu vực này .
Trong năm 2002 hợp đồng kí với Iraq mã đến tháng 10 mới mở L/C dẫn đến hơn 20000 tấn chè của Tổng công ty mua nằm ứ đọng , thậm chí không đủ kho để chứa phải đi thuê ngoài nên phất sinh chi phí rất lớn lên hàng chục tỷ đồng bởi lãi vay vốn ngân hàng và phí thuê kho ,phí bảo quản chè .
Sự kiện 11/9 xảy ra tại mỹ đã dẫn đến cuộc chiến tranh tại Afganistan làm cho chi phí vận tải biển , chi phí bảo hểm chiến tranh tăng bình quân tới 450.000đ /tấn chè xuất khẩu .Khi chiến tranh xảy ra ở thị trường này làm cho một số hợp đồng bị phá bỏ , làm cho ít nhất 3000- 5000 tấn chè không bán được ,đó là một tổn thất không nhỏ .
Với hàng loạt những vấn đề nảy sinh từ việc không ổn định về chính trị nó sẽ ảnh hưởng rất lớn thị trường chè của ngành chè ,đây là yếu tố mà ngành không kiểm soát được ,một cách khắc phục tình hình này chỉ có thể là trú trọng đầu tư công nghệ nâng cao năng suất hạ giá bán sản phẩm.Duy chì mối quan hệ hợp tác bền vững với các bạn hàng quen thuộc đẻ tạo uy tín trong kinh doanh ,đồng thời có giải pháp tìm kiếm các bạn hàng mới .
Phần II
Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần chè Kim Anh:
Qua nghiên cứu chung về thị trường chè trong cả nước và thị trường chè thế giới .Một câu hỏi đặt ra cho ngành chè Việt Nam đó là xác định chỗ đứng vững chắc trên thị trường nội địa , giữ vững thị trường xuất khẩu truyền thống, xâm nhập thị trường mới .Là thành viên của Tổng công ty chè Việt Nam ,tuy hiện nay nhà máy chè Kim anh đã thực hiện cổ phần hoá ,nhưng cùng với ngành chè công ty cổ phần chẻ Kim Anh bước những bước vững chắc khẳng định chỗ đứng cho sản phẩm của mình trên thị trường nội địa và thực hiện công tác xuất khẩu mà Tổng công ty giao phó .
1.Khái quát chung về công ty :
a.Quá trình ra đời và phát triển của công ty cổ phần chè Kim Anh :
Công ty cổ phần chè Kim Anh có tên giao dịch quốc tế là Kim Anh Tea stock holding company là thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty chè Việt Nam .Có trụ sở đóng tại xã Mai Đình -Sóc Sơn -Thành phố Hà Nội. Địa chỉ km số 2 đường Phủ Lỗ -Nội Bài .
Công ty cổ phần chè Kim Anh tiền thân là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập trên cơ sở hai nhà máy chè sát nhập : Nhà máy chè Kim Anh và Nhà máy chè Vĩnh Long trước đây .
Nhà máy chè Vĩnh Long trước đây là xưởng chè Phà Đen –Hà Nội được thành lập năm 1959 chuyên sản xuất chè hương liệu nội địa .Trong những năm có chiến tranh phá hoại của giặc mỹ , xưởng chè phải sơ tán lên Vĩnh Phú (Vĩnh phúc ) đối tên thành nhà máy chè Vĩnh Long .
Nhà máy chè Kim Anh tiền thân là trạm mây tre đan xuất khẩu thành lập năm 1960 ở Việt Trì -Vĩnh Phú (thuộc tỉnh Phú Thọ ) chuyên sản xuất khẩu và chè hương tiêu dùng nội địa thuộc công ty lâm thổ sản bộ lương thực ,thực phẩm chè .Sau ngày miền Nam giải phóng 1975 ,trước yêu cầu nhanh chóng khôi phục cơ sở sản xuất do chiến tranh tàn phá ,xây dựng cơ sở hạ tầng , đẩy mạnh nhịp độ sản xuất trên tất cả các lĩnh vực kinh tế trong đó có ngành chè.Do yêu cầu sản xuất tập chung của ngành chè Nhà máy chè Kim Anh chuyển về địa điểm xã Mai Đình -Sóc Sơn -Hà Nội .
Ngày 15-5-1980 do yêu cầu quản lí của ngành chè ,Bộ lương thực - thực phẩm ra quyết định sát nhập nhà máy chè Vĩnh Long và nhà máy chè Kim
Anh thành nhà máy chè xuất khẩu Kim Anh .Tháng 2-1990 nhà máy chè xuất khẩu Kim Anh đổi tên thành nhà máy chè Kim Anh .Đây là thời kì nhà máy chè Kim Anh phải đối mặt với nhiều khó khăn ,do sự thay đổi của cơ chế thị trường mang lại .
Ngày 18-2-1995 đổi tên thành Công ty chè Kim Anh .Năm 1999 sau những tháng chuẩn bị các bước tiến hành , ngày 3-7-1999 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra quyết định số 99 /QĐBNN-tccb chính thức chuyển chè kim anh thành công ty cổ phần chè Kim anh.
Công ty cổ phần chè Kim Anh thành lập với số vốn điều lệlà 9,2 tỷ đồng,được chia thành 9200 cổ phần .Trong đó cổ phần nhà nước chiếm 30% , tỷ lệ cổ phần bán cho người trong công ty là 48% ,đối tượng ngoài là 22% .
Qua quá trình hoạt động và phát triển hiện nay công ty đưa ra thị trường trong nước và quốc tế 32 sản phẩm các loại .Nhiều sản phẩm được tặng huy chương vàng , bông lúa vàng tại hội chợ triển lãm Hà Nội ,Cần Thơ và được bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao . Thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng với 40 đại lí trong nước ,thị trường quốc tế truyền thống và còn tiếp tục mở rộng thị trường các nước Pháp ,Hồng Kông ,Angreri ..sắp tới để đẩy mạnh tiêu thụ công ty còn hình thành củng cố lại hệ thống bao bì mẫu mã ,chất lượng sản phẩm , đầu tư nâng cao dây chuyền sản xuất , trên phương thức công thức công đoạn sau kiểm tra chất lượng công đoạn trước làm ra. Đồng thời trên mỗi công đoạn các cán bộ kĩ thuật kiểm tra gián tem chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường .
Một số chỉ tiêu quan trọng mà công ty cổ phần chè Kim Anh đã đạt được trong những năm qua .
Stt
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
1
Doanh thu
33.376
34.917
35529
2
Lợi nhuận(tr)
528,8
1178
1600
3
Nộp ngân sách(tr.đ)
1240
1156
1556
4
Tổng số lao động
425
422
422
5
Thu nhập bình quân một công nhân(đ)
550.000
650.000
690.000
Bổ sung
Doanh thu 2002 : 29.642(tr.đ)
Lợi nhuận 2002 : 1080 (tr.đ)
Lợi nhuận
1000-
500 -
1999 2000 2001 2002 năm
Như vậy sau khi thực hiện cổ phần hoá .Qua kết quả đạt được các năm Ta thấy sự phấn đấu nỗ lực chung của toàn công ty khắc phục những khó khăn vươn lên khẳng định mình .Điều đó được thể hiện , doanh thu và lợi nhuận tăng đều qua các năm .Năm 2000 doanh thu tăng so với năm 1999 là 4.6%, năm 2002 doanh thu tăng so với năm 2001 là 1.7% , tuy nhiên năm 2002 giảm so với năm 2001 là 0.17%.Nguyên nhân của tình trạng này là do khó khăn chung của ngành chè khi thị trường thế giới có nhiều phức tạp trong năm ảnh hưởng đến lượng chè xuất khẩu nói chung của ngành chè Việt Nam.Chính yếu tố này gây tác động xấu đến kết quả lợi nhuận thu được của công ty ,Năm 2002 lợi nhuận giảm 32.5 % so với năm 2001 . Đây là khó khăn trước mắt đối với công ty cổ phần chè Kim Anh đòi hỏi những nố lực không mệt mỏi của cán bộ công nhân viên toàn công ty .
Nhìn chung trong những năm qua ,về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty rất tốt ,cơ sở hạ tầng ,công nghệ máy móc trang thiết bị được cải thiện .Điều đáng mừng là đời sống công nhân viên toàn công ty đã có những bước tiến rõ rệt .Bình quân thu nhập là 690.000 (đ )đây là tỷ lệ thu nhập khá cao so với người dân trong vùng .
*Đặc điểm lao động và tổ chức quản lí :
Khi chuyển sang công ty cổ phần ,công ty đã tổ chức lại bộ mày tổ chức quản lí trên cơ sở tiết kiệm hiệu quả .Nhiều phòng ban được sát nhập vào nhau và có phòng ban kiêm nhiệm nhiều chức năng .
Công ty có đầy đủ tư cách pháp nhân và con dấu riêng ,hạch toán độc lập , cơ cấu bộ máy được tổ chức theo kiểu trực tuyến tham mưu .công ty đang hoạt động theo luật doanh nghiệp mới dưới hình thức là công ty cổ phần do đó cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty :
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí của công ty
Giám đốc điều hành
Hội đồng quản trị
Phó giám đốc KD
Phó giám đốc SX
Ban kiểm soát
P
Kinh tế
Thị trường
XN
Định
Hoá
XN
Đại
Từ
Xưởng
Ngọc
Thanh
P
Tài chính
Kế
Toán
P
HC
Tổ chức
P
Kỹ thuật CN
P
Cơ điện
Phân xưởng chế biến
Phân xưởng thành phẩm
*Công tác quản lí :
Trong công ty có quyền quyết định cao nhất là Đại hội đồng cổ đông,có 216 cổ đông có quyền biểu quyết , có quyền bầu ra Hội đồng quản trị và ban kiểm soát để quản lí mọi hoạt động của công ty .
-Hội đồng quản trị gồm 5 người :Gồm chủ tịch hội đồng quản trị ,phó chủ tịch HĐQT và các thành viên khác có quyền quản lí chung về mọi hoạt động
Sản xuất kinh doanh của công ty bằng cách đưa ra phương hướng hoạt động của công ty .
-Ban kiểm soát gồm 3 người.
-Giám đốc điều hành: Do HĐQT bầu ra có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày theo quyết đinh của HĐQT.
dưới giám đốc là bộ máy giúp việc gồm 2 phó giám đốc và các phòng ban trực thuộc:
Phòng hành chính kế toán: thực hiện ghi chép số liệu tổng hợp, thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Phòng kỹ thuật công nghệ: thực hiện đảm bảo kỹ thuật cho quá trình sản xuất ,xây dựng định mức nguyên liệu .
Phòng kinh tế - thị trường: thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu thị trường ,giới thiệu sản phẩm mới, lập kế hoạch cung ứng vật tư ,kế hoạch tiêu thụ .
Hai xí nghiệp thành viên và xưởng Ngọc Thanh có bộ phận quản lí trực tiếp
Phân xưởng chế biến ,phân xưởng thành phẩm
Phòng cơ điện :có nhiệm vụ đảm bảo điều kiện máy móc thiết bị cho quá trình vận hành .
*Đặc điểm về lao động :
Cơ cấu lao động :tính đến thời điểm năm 2002
Tổng số lao động của công ty là 422 người ,riêng Công ty cổ phần chè kim Anh là 262 người .
Cơ cấu lao động của chè Kim Anh
+Khối văn phòng đoàn thể : 35 người chiếm 13.4%
+Khối lao động trực tiếp : 190 người chiếm 72.5%
+ Lao động phục vụ cơ khí điện : 17 người chiếm 6.5%
+Các nhân viên khác : 20 người chiếm 7.6%
Số lượng lao động định biên các xí nghiệp thành viên
Xí nghiệp chè Đại Từ là 90 người .
Xí nghiệp chè định Hoá là 70 người
Bảng kết cấu lao động
stt
Đơn vị
Đại học
Trung
Cấp
Nhân viên
CNCN
CN
CKĐ
Lái xe
Tổng số lđ
1
Công ty chè Kim Anh
20
24
18
175
16
9
262
2
XN chè Định Hoá
3
6
3
45
10
4
70
3
XN chè Đại Từ
7
18
7
48
5
5
90
Tổng
30
48
28
268
31
18
422
Nhìn vào bảng kết cấu lao động cho ta thấy tỷ lệ cán bộ quản lí và hành chính của công ty là khá cao ,trình độ người có bằng đại học chiếm 7,6%
Trong tổng số cán bộ công nhân viên của công ty điều đó thể hiện số lượng này còn thấp ,do vậy mà công ty luôn coi trọng công tác đào tạo, thường xuyên mở các lớp huấn luyên kỹ thuật trong công tác thu mua ,phân loại thành phẩm, tham gia tích cực vào các chương trình đào tạo do Tổng công ty tổ chức hàng năm .Nhờ vậy mà trong năm qua trình độ tay nghề của công nhân ngày càng tăng lên ,trong đó công nhân công nghệ chiếm 66,8% .Năng suất lao động tăng lên một cách hiệu quả.
Cụ thể :
+Số nhân viên có trình độ đại học 7.6%
+Số nhân viên có trình độ trung cấp 9.2%
+Công nhân công nghệ 66.8%
+công nhân cơ khí 6.1%
+Nhân viên khác 10.3%
*Đặc điểm tổ chức sản xuất - qui trình công nghệ :
Đặc điểm tổ chức sản xuất:
Từ năm 1999 ,công ty thực hiện tổ chức lại bộ máy sản xuất cũ ,2 xí nghiệp thành viên ,phân xưởng chế biến và phân xưởng thành phẩm .Cho đến nay công ty có thêm xưởng Ngọc Thanh với mục tiêu chỉ sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao, đa dạng chủng loại ,mẫu mã đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế ..
Công ty cổ phần chè Kim Anh thực hiện khoán gọn đến tận phân xưởng nhằm nâng cao năng xuất lao động và gắn trách nhiệm của người lao động với sản phẩm .
Qui trình tổ chức sản xuất bao gồm .
+ Hai xí nghiệp thành viên và xưởng chế biến Ngọc Thanh có nhiệm vụ thu mua chè tươi của dân và sơ chế thành chè búp khô làm nguyên liệu chính cho sản xuất .
+ phân xưởng chế biến :thực hiện quá trình tinh chế chè búp khô thành chè thành phẩm .
+ Phân xưởng thành phẩm có nhiệm vụ đóng gói chè và vận chuyển về các kho thành phẩm .
Qua bộ máy tổ chức sản xuất của công ty ,cho thấy công ty đã tổ chức rất tốt các hoạt động sản xuất, bố trí các phân xưởn một cách hợp lí ,phân bổ trách cho các đơn vị và toàn công tythực hiện mục tiêu chung để tạo ra sản phẩm tốt phục vụ cho nhu cầu của khách hàng .
Công ty kịp thời mở Xưởng Ngọc Thanh nhằm đảm bảo công tác thu mua một cách hiệu quả ,đáp ứng đủ nguyên liệu cho quá trình sản xuất .
Công ty
XN thành viên
PX chế biến
PX thành phẩm
XNchè Đại từ
XN
Định
Hoá
Xưởng
Ngọc
Thanh
Tổ
đóng
gói
Tổ
vận chuyển
Tổ sàng
Tổ
đấu trộn
Tổ
sao
Tổ ướp chè
Tổ phục vụ sản xuất
Sơ đồ bộ máy cơ cấu sản xuất
Qui trình công nghệ của công ty cổ phần chè Kim Anh :
Công ty luôn trú trọng đến công nghệ sản xuất ,luôn đảm bảo thực hiện đúng qui trình công nghệ , nâng cao chất lượng sản phẩm .
+Sấy lại :Chè sơ chế cho vào lò sấy lại ở nhiệt độ 700 ,800
+Sàng rung :chè sau khi sấy lại chuyển sang sàng rung để lấy chè cỡ lớn đi cắt lại ,cỡ nhỏ đưa sang sàng phân loại .
+Quạt :Loại chè có cánh nhẹ đưa vào quạt để tách bớt cánh nhẹ ra theo đúng chủng loại chè .
+Tách râu sơ :chè quạt chuyển sang tách râu sơ ,râu sơ bớt dích vào con lăn được đốt nóng ,cánh chè theo băng chuyền ra ngoài thành chè bán thành phẩm .
+Đấu trộn :từng loại chè được sàng song ở các bộ phận khác nhau , để đảm bảo đều cho cho các mặt hàng đem trộn loại nào vào loại đó theo tỉ lệ nhất định sau đó đem chè đen đóng gói nhập kho .
+nếu là chè xanh thực hiện sao tẩm hương .
+Sàng tách hương :Sau khi sao tảam hương ,nếu ủ chè nhài thì ướp hoa nhài tươi từ 1 đến 3 ngày ,còn nếu ủ các hương khô thì ủ từ 1 đến 3 tháng rồi đưa sang sàng tách hương ,sau đó chuyển sang phân xưởng đóng gói .
+Phân xưởng đóng gói :chè được đóng gói theo hộp hoặc theo túi.
Chè búp
Chè sơ chế
Sấyyyyy
Sàng rung
Cắt
Quạt
Tách râu sơ
đấu trộn
đóng gói
Sao ướp hương
Tách hương liệu
đóng gói
Nhập kho thành phẩm
Sản xuất chè đen
Sản xuất chè hương
Phần III
Thực trạng hoạt động Marketing của công ty cổ phần chè Kim Anh .
Trong điều kiện nền kinh tế mở và hội nhập với khu vực và thế giới , một công ty muốn giành được lợi thế cạnh tranh trên thị trường ngoài việc thực hiện tốt các chức năng :sản xuất
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC402.doc