2.1 Tổng quan tình hình sản xuất lúa gạo của Việt Nam trong thời gian qua
Sản xuất lúa gạo đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn Việt Nam. Khoảng 80% trong tổng số 11 triệu hộ nông dân
tham gia sản xuất lúa gạo, chủ yếu dựa vào phuơng thức canh tác thủ công truyền thống. Trong gần ba thập kỷ qua nhờ có đổi mới cơ chế quản lý, Việt Nam đã đạt đuợc những thành tựu lớn trong sản xuất lúa gạo, không những đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nuớc mà hàng năm còn xuất khẩu đuợc 3-4 triệu tấn gạo.
Trong sản xuất nông nghiệp, chiếm gần 50% GDP nông nghiệp (không bao gồm lâm và ngu nghiệp) năm 2003. Trong giai đoạn 1990-2002 sản luợng lúa tăng bình quân khoảng 4,9% năm. Đó là kết quả của việc tăng năng suất lúa (3.0% năm) và do tăng diện tích gieo trồng (1,8% năm). Mức tăng truởng của sản xuất lúa giữa các vùng khác biệt đáng kể. Tốc độ tăng sản luợng cao nhất là ở vùng Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Năng suất lúa tăng mạnh nhất là ở vùng Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Diện tích gieo trồng lúa ở Tây Bắc và Duyên hải Nam Trung Bộ trong giai đoạn 1990- 2002 giảm, trong khi đó ở các vùng khác trong cùng thời kỳ lại tăng.
Sự thay đổi về diện tích và năng suất lúa là hai nhân tố chính tác động tới tốc độ tăng sản luợng, song vai trò của chúng giữa các vùng khác nhau và thay đổi theo thời gian. Diện tích gieo trồng lúa của Việt Nam năm 2002 đạt xấp xỉ 7,5 triệu ha, trong đó ĐBSCL chiếm tỉ lệ cao nhất (51,3%) sau đó là ĐBSH (19,6%). Hiện nay, năng suất lúa trung bình cả nuớc đạt 4,6 tấn/ha và sản luợng thóc đạt 34,064 triệu tấn. Tăng năng suất lúa không chỉ nhờ có giống tốt, mà còn do phát triển thuỷ lợi, cải thiện dinh duỡng cây trồng, và cải tiến công tác quản lý. Tốc độ tăng năng suất lúa (tuỳ theo điều kiện tự nhiên, chủ yếu là dinh duỡng, bức xạ và khả năng tuới tiêu) khác biệt đáng kể giữa các vùng sinh thái, đặc biệt là giữa ĐBSCL và các vùng còn lại trong cả nuớc. Trong khi tốc độ tăng năng suất lúa ở ĐBSCL giảm từ 2,1% xuống còn 0,4%, thì các vùng khác lại tăng trung bình từ 4 lên 5%. ĐBSCL chiếm trên 50% tổng sản luợng lúa cả nuớc và là nguồn cung cấp gạo xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam, trong khi các vùng khác chỉ sản xuất vừa đủ hoặc thiếu. Năng suất lúa của ĐBSCL trong vòng 5 năm gần đây (1998-2002) ổn định trong khoảng 4,1 - 4,6 tấn/ha, trong khi đó tại ĐBSH năng suất lúa đã tăng từ 4,5 lên đến 5,6 tấn/ha. Sản lượng lúa của ĐBSCL trong thập kỷ 90 tăng mạnh nhưng chủ yếu là nhờ tăng diện tích hơn là do tăng năng suất. Các vùng khác (ngoại trừ Đông Nam Bộ) thì ngược lại.
25 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 11/09/2024 | Lượt xem: 43 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à FAO (2009)
Trong thời gian qua, sản luợng gạo xuất khẩu của cả 3 nuớc Ân Độ, Pakistan và Trung Quốc không ổn định. Pakistan là quốc gia có thể cạnh tranh ổn định nhất về sản luợng gạo xuất khẩu với Việt Nam. Trong thời gian 2006-2008 gần đây sản luợng xuất khẩu gạo của Pakistan tuơng đối ổn định với khoảng 3000 nghìn tấn (dự báo năm 2009 sẽ tăng lên 4500 nghìn tấn). Trên thị truờng quốc tế, Hoa Kỳ đuợc xem là nuớc xuất khẩu gạo chất luợng cao. Là một nuớc có nền công nghiệp hiện đại, Hoa Kỳ không huớng hoạt động xuất khẩu gạo theo sản luợng. Do đó, sản luợng gạo xuất khẩu của Hoa Kỳ có sự ổn định tuơng đối, không có những thay đổi đột ngột, trung bình trong giai đoạn 1999-2008 đạt khoảng 3300 nghìn tấn. Cũng nhu nhiều nuớc khác, sản luợng gạo xuất khẩu của Việt Nam không ổn định, nhung có xu huớng tăng lên.
Bảng: Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam
Năm
Khối lượng (nghìn tấn)
Biến động hàng năm (khối lượng)%
Kim ngạch (triệu USD)
Biến động hàng năm (kim ngạch)%
2000
3370
-
615,82
-
2001
3528
4,7
544,11
- 11,5
2002
3245
-8
608,12
11,7
2003
3820
17,7
734,00
20,7
2004
4060
4,7
941,00
28,2
2005
5200
28,07
1394,00
48
2006
4800
-9
1306,00
-6,7
2007
4557
-5
1454,00
11,3
2008
4720
3,6
2900,00
99,5
Nguồn: TCTK (2009) và Hiệp hội lương thực Việt Nam (2006)
Trong những năm gần đây, hầu hết các nước trong khu vực đều có xu hướng giảm diện tích trồng lúa. Tuy nhiên, khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn có xu hướng tăng, chủ yếu nhờ năng suất lúa tương đối cao so với Thái Lan, Ân Độ và Myanmar.
Năm 2001, mặc dù xuất khẩu với số lượng lớn hơn năm 2000 (hơn 158 nghìn tấn) nhưng giá trị kim ngạch lại thấp hơn 2000 là 71,1 triệu USD do giá gạo Việt Nam giảm 27 USD/tấn (từ 192 xuống còn 165 USD/tấn). Từ giữa những năm 2003 đến nay, thị trường gạo thế giới biến động mạnh do cung gạo thế giới thiếu hụt và lượng gạo dự trữ giảm đột ngột đã đẩy giá lên cao. Năm 2004, xuất khẩu cả nước đạt 4,06 triệu tấn, tăng 4,7% so với 2003. Song do giá xuất khẩu gạo bình quân năm 2004 đã tăng tới 22% (43,16 USD/tấn) đạt 232,06 USD/tấn, nên kim ngạch xuất khẩu gạo năm 2004 tăng 28,2% so với năm 2003, đạt 941 triệu USD. Năm 2005, gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt mức cao nhất từ trước đến nay, tăng gần 30% về lượng và 48% về giá trị so với năm 2004, giá xuất khẩu tăng 14,4% so với 2004. Năm 2006, gạo xuất khẩu 4,8 triệu tấn, đạt 1,3 tỷ USD, so với năm 2005 giảm 9% về lượng nhưng giá tăng 2,6% nên kim ngạch chỉ giảm 6,7%. Diễn biến tương tự xảy ra trong năm 2007 và 2008, khi sản lượng không tăng nhiều nhưng giá tăng mạnh đã đẩy kim ngạch xuất khẩu gạo tăng mạnh.
Như vậy, với khối lượng xuất khẩu trung bình trong giai đoạn 2001-2008 khoảng
triệu tấn, Việt Nam đã duy trì vị trí thứ hai về khối lượng gạo xuất khẩu. Khối lượng gạo xuất khẩu qua các năm có xu hướng tăng lên giúp gia tăng kim ngạch cũng như mở rộng thị trường xuất khẩu.
Xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2008
Nguồn: TCTK và Hiệp hội Lương thực Việt Nam (2001-2008)
So sánh sản lượng và giá trị gạo xuất khẩu qua các năm, từ 2001 đến nay chúng ta càng thấy rõ sự gia tăng nhanh chóng trong tổng giá trị gạo xuất khẩu. Như vậy trong thời kỳ 2001 - 2008, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt trung bình trên 4,1 triệu tấn/năm, tổng giá trị xuất khẩu ngày càng tăng nhanh.
So với các đối thủ cạnh tranh mạnh thì tốc độ tăng sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam cao hơn, nhưng tốc độ tăng kim ngạch lại thấp hơn. Sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam lớn thứ 2 thế giới nhưng chỉ xếp thứ 3, thứ 4 nếu xét về giá trị xuất khẩu. Chẳng hạn, năm 2005 trong khi sản lượng gạo xuất khẩu của Thái Lan chỉ gấp 1,39 lần của Việt Nam (7240 nghìn tấn so với 5200 nghìn tấn) thì kim ngạch xuất khẩu lại gấp 1,61 lần (2246 triệu USD so với 1390 triệu USD).
Như vậy có thể khẳng định rằng, sự gia tăng hay giảm sản lượng và đặc biệt là kim ngạch gạo xuất khẩu của Việt Nam chịu tác động lớn từ sự biến động về sản lượng sản xuất và xuất khẩu gạo của các nuớc trong khu vực nhu Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Pakistan và sự biến động của giá cả trên thị truờng thế giới,
Chi phí sản xuất và giá gạo xuất khẩu
Chi phỉ sản xuất lúa gạo
Các số liệu điều tra cho thấy chi phí sản xuất lúa của Việt Nam thuộc vào loại thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á. Riêng đối với đồng bằng sông Cửu Long, chi phí sản xuất lúa thuộc vào loại thấp nhất thế giới. Giá thành sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long khoảng 1000-1050 đồng/kg, ở đồng bằng sông Hồng là 1300-1350 đồng/kg, bình quân từ 63,5-90 USD/tấn. Trong khi đó, ở Thái Lan, chi phí sản xuất lúa là 73-93 USD/tấn, cao hơn giá thành lúa của Việt Nam từ 12-15%.
Giá thành sản xuất lúa của Việt Nam thấp hơn của Thái Lan chủ yếu do chi phí lao động của Việt Nam chỉ bằng 1/3 so với Thái Lan, trong khi đó năng suất lúa của Việt Nam cao hơn 1,5 lần so với Thái Lan. Điều này thể hiện thế mạnh của Việt Nam trong sản xuất và xuất khẩu gạo.
Bảng: Chi phí sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long và Thái Lan
Đơn vị: USD/tấn
Năm
ĐB sông Cửu Long
Thái Lan
So sánh (%) Việt Nam/ Thái Lan
Tỷ giá Baht/USD
1997
8,97
9,37
95,6
31,4
1998
8,20
7,86
104,2
41,4
1999
7,01
8,62
81,4
37,0
2000
7,79
8,08
96,5
40,1
2001
6,35
7,36
86,3
44,4
Nguồn: Bộ NN&PTNT (2005)
Xét theo chỉ số chi phí nguồn lực nội đại (DRC) của gạo xuất khẩu Việt Nam trung bình giai đoạn 1995-2000 là 0,490 (chỉ số này ở đồng bằng sông Cửu Long là 0,5 còn ở đồng bằng sông Hồng là từ 0,4-0,8) so với của Thái Lan là 0,9 cho thấy xuất khẩu gạo của Việt Nam là có hiệu quả và có lợi thế hơn. Có nghĩa là, để tạo ra 100 USD sản phẩm lúa, nguời nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long chỉ cần 50 USD, ở đồng bằng sông Hồng chỉ cần từ 40-80 USD trong khi đó ở Thái Lan là 90 USD. Các hình thức giao dịch thu mua lúa gạo xuất khẩu
Các nghiên cứu khảo sát đã phân tích 4 hình thức giao dịch thuơng mại lúa gạo phổ biến tại Việt Nam hiện nay, gồm có: (i) Mua bán lúa gạo tự do thông qua mạng luới thuơng nhân nhỏ (nguời thu gom, thuơng lái); (ii) Mua bán lúa gạo theo hình thức ký kết họp đồng giữa doanh nghiệp với hộ nông dân; (iii) Mua bán lúa gạo thông qua hợp đồng giữa doanh nghiệp với các hợp tác xã, tổ, nhóm, chủ hợp đồng là tổ chức và cá nhân đại diện cho nông dân; (iiii) Mua bán giao dịch tại các chợ đầu mối bán buôn nông sản.
Ngoài ra còn có một số hình thức khác nhu: một số doanh nghiệp, công ty, hiệp hội đã xây dựng hệ thống liên kết từ nguời sản xuất, nguời thu gom và các tác nhân khác trong phân phối lúa gạo; nông dân ký gửi thóc lúa tại các doanh nghiệp, ứng tiền truớc và thanh toán trừ dần.
Giá gạo xuất khẩu
Trong những năm gần đây, khoảng cách về giá gạo xuất khẩu giữa Việt Nam và thế giới tuy đuợc thu hẹp dần, do chất luợng gạo tăng lên, nhung giá gạo xuất khẩu của Việt Nam luôn thấp hơn giá gạo xuất khẩu của thế giới, vấn đề không phải vì Việt Nam chủ động hạ giá để cạnh tranh, mà phải chấp nhận mức giá thấp hơn so với mặt bằng giá thế giới do chất luợng gạo chua cao. Có những thời điểm, gạo xuất khẩu cùng phẩm cấp, cùng thị truờng nhung giá gạo của Việt Nam vẫn thấp hơn giá gạo xuất khẩu của Thái Lan từ 35-80 USD/tấn. Đây chính là sự thiệt hại
đối với Việt Nam, có ảnh hưởng không nhỏ đến sức cạnh tranh của gạo xuất khẩu. Xét ví dụ dưới đây cho thấy giá gạo 5% tấm của Thái Lan thường cao hơn giá gạo cùng loại của Việt Nam trong nhiều năm qua.
Nguồn: FAO Rice Market Moniter (2006-2008)
Ví dụ trên cho thấy giá gạo FOB của cả Thái Lan và Việt Nam đều có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2001-2008. Nguồn cung gạo thế giới thiếu hụt là nguyên nhân chủ yếu làm cho giá gạo tăng lên trong những năm gần đây, và sẽ tạo thêm sức cạnh tranh cho các nền kinh tế xuất khẩu gạo trên thế giới, trong đó có Việt
Nam.
Xét khả năng cạnh tranh về giá, khoảng cách chênh lệch giữa giá gạo xuất khẩu (loại 5% tấm) của Việt Nam và Thái Lan có xu huớng giảm trong những năm 2000-2003 (chênh lệch giá chỉ khoảng 10-15 USD/tấn) nhung sau đó lại tăng lên đến 45 USD/tấn năm 2006. Nếu so sánh mức bình quân tất cả các loại gạo xuất khẩu thì giá gạo xuất khẩu tuy có đuoc cải thiện hơn nhung vẫn còn khoảng cách và giá gạo của Việt Nam luôn thấp hơn giá gạo của Thái Lan từ 15-30 USD/tấn. Nguyên nhân chính gây ra sự chênh lệch về giá này là do chất luợng gạo xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn của Thái Lan. Theo biểu giá Thống kê hàng hóa của úc năm 2005 cũng cho thấy, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thấp nhất trong 6 nuớc xuất khẩu gạo. Gạo Việt Nam xuất khẩu với giá 218 USD/tấn, thấp hơn 60,33 USD/tấn so với gạo cùng loại của Thái Lan và thấp hơn tới 291 USD/tấn so với giá gạo xuất khẩu trung bình của úc là nuớc có giá gạo xuất khẩu cao nhất,
Chất luợng (phân loại) gạo xuất khẩu
Cùng với sự tăng truởng về sản luợng gạo xuất khẩu, chất luợng gạo xuất khẩu của Việt Nam đã có một số buớc chuyển biến tích cực. Tỷ lệ xuất khẩu gạo đã qua chế biến sâu tăng lên, buớc đầu tạo đuợc năng lực cạnh tranh trên thị truờng thế giới. Tuy nhiên, so với gạo của Thái Lan, gạo của Việt Nam hiện vẫn còn thua kém cả về chất luợng và sự đa dạng về chủng loại. Thực tế, những năm đầu tham gia thị truờng gạo thế giới (1989-1994), chất luợng gạo xuất khẩu của Việt Nam còn thấp xa so với gạo xuất khẩu của Thái Lan về cả độ dài, mùi thơm, bạc bụng, tỷ lệ tấm v.v. nên giá cả thấp, chủ yếu xuất khẩu sang thị truờng các nuớc châu Phi, Trung Đông, thông qua các nuớc trung gian. Trong khi đó, phẩm cấp gạo của Thái Lan phù hợp với thị truờng có thu nhập cao nhu Nhật, EU v.v. Tỷ lệ xuất khẩu gạo cấp thấp chiếm tới 48,57% và gạo cấp trung bình chiếm 25,54% trong danh mục gạo xuất khẩu của Việt Nam. Gạo cấp cao chỉ chiếm 19,48%. Luợng gạo có phẩm chất cao với đặc điểm hạt dài, ít bạc bụng, thơm, tỷ lệ tấm thấp (5-10%) thuờng chỉ chiếm 40% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam, trong khi của Thái Lan là trên 70% tổng lượng gạo xuất khẩu.
Trong thời kỳ từ 2001 đến nay, để phù họp với yêu cầu thị trường, chất lượng gạo của Việt Nam đã được cải thiện một bước đáng kể, loại gạo chất chất lượng trung bình đã tăng lên chiếm 85% năm 2005. Trong cùng thời gian, loại gạo chất lượng thấp đã giảm từ 23% xuống còn 8%. Đây là dấu hiệu tích cực thể hiện sự phát triển của công nghệ sau thu hoạch, công nghệ chế biến như gặt hái, vận chuyển tuốt lúa, xay xát gạo.
Khoảng 10% gạo xuất khẩu từ Việt Nam không rõ phẩm cấp và khoảng dưới 1% là gạo xuất khẩu dưới dạng đã nấu. Phần lớn gạo xuất khẩu của Việt Nam được phân loại căn cứ theo tỉ lệ tấm. Năm 2001 Việt Nam xuất khẩu khoảng 3,7 triệu tấn, trong đó gạo 25% tấm chiếm 32%, gạo 100% tấm chiếm 5%. Mặc dù gạo chất lượng thấp thường chiếm tỉ lệ khá cao trong tổng lượng xuất khẩu, song năm 2001 gạo chất lượng cao (5% tấm) đã chiếm trên 25% trong tổng lượng xuất khẩu.
Lâu nay trên thị trường quốc tế, giá gạo Việt Nam thường ở mức thấp hơn giá gạo cùng loại của các nước từ 5-10 USD/tấn. Trước năm 2006, Việt Nam xuất khẩu chủ yếu vẫn chỉ là gạo 25% tấm, hiện nay loại gạo 15% tấm đã chiếm 40,21% tổng giá trị xuất khẩu; gạo 5% đã chiếm 28,85%; tiếp đến là gạo 10% tấm.
Sự hiện diện của các giống lúa chất lượng cao, lúa thơm IR 64, OM 1490, ST1, ST3, Jasmine đã chiếm tỉ trọng cao. Đây cũng là yếu tố quan trọng nâng cao giá trị gạo Việt Nam. Các chuyên gia thống kê cho biết: gạo cao cấp đã tăng mạnh, chiếm đến 60% tổng lượng gạo xuất khẩu. Dự án 1 triệu ha xuất khẩu ở ĐBSCL trong thời gian tới sẽ tập trung nghiên cứu cải tiến chất lượng lúa có phẩm chất cao. Nhất là cải tiến hàm lượng amylose, mùi thơm... để nông dân và doanh nghiệp ngày càng đạt lợi nhuận cao hơn trong xuất khẩu gạo.
Thị trường xuất khẩu và thương hiệu gạo xuất khẩu
Thị trường xuất khẩu
Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam tập trung chủ yếu ở khu vực châu Á (52%), châu Âu (20,4%), Trung Đông (12,7%) và châu Phi (8,2%), với các thị trường truyền thống như: Philippines (chiếm hơn 1/3 tổng lượng gạo xuất khẩu), Malaysia, Singapore, Indonesia, Iraq; các nước Đông Âu (khối SNG cũ) như Ba Lan, Ukraina; các nước Tây và Trung Phi như Angola, Keynia...
Gạo xuất khẩu của Việt Nam (2001-2005) phân theo khu vực, %
Cơ cấu lượng XK
Cơ cấu Giá trị XK
Tổng cộng:
100,0
100,0
Châu Ả
52,0
51,0
Đông-Nam-Á
46,2
45,4
Châu Âu
20,4
19,6
Đông Âu
4,4
3,8
Trung Đông
12,7
16,0
Châu Phi
8,2
6,9
Châu Mỹ
5,5
5,3
USA
3,2
3,2
Châu Đại Dương
1,1
1,1
Nguồn: Bộ NN&PTNT, Bảo cáo lúa gạo Việt Nam(2006)
Những năm gần đây, cùng với thị trường truyền thống được giữ vững, thị trường mới được mở thêm, như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Ồ-xtrây-li-a...
Gạo Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực xuất khẩu không chỉ ở các thị trường truyền thống mà còn vươn đến các thị trường mới đầy thử thách như: Tại Nhật Bản, năm 2008, Việt Nam trúng thầu xuất khẩu 45.050 tấn gạo. Hai lần liên tiếp Việt Nam đã trúng thầu tổng cộng 28.000 tấn gạo (14.000 tấn/lần). Giá gạo trung bình của đợt thầu là trên 63.433 Yên/tấn (khoảng 528,6 USD/tấn). Lần thứ 3 là 17.050 tấn với giá trung bình là 52.804 Yên/tấn (tương đương 459,16 USD/tấn). Các chuyên gia nhận định, chất lượng gạo Việt Nam ngày càng được nâng cao đồng thời có giá cả phù họp với những yêu cầu và quy định khắt khe về an toàn vệ sinh thực phẩm của Nhật Bản (đây là thị trường rất khó tính). Do vậy, Việt Nam là một trong ba nước (cùng với Thái Lan và Mỹ) đã trúng thầu cung cấp gạo sang thị trường Nhật Bản năm 2007.
Tại Indonexia, năm 2007, nước này nhập khẩu 1 triệu tấn gạo Việt Nam. Các Bộ trưởng Thương mại Việt Nam và Indonexia đã ký biên bản ghi nhớ về việc Việt Nam sẽ xuất khẩu 1 triệu tấn gạo sang Indonexia. Đầu năm ngoái, nước này đã nhập 25.000 tấn gạo Việt Nam.
Tại Iraq, năm 2007 Hiệp hội lương thực Việt Nam cho biết, trong tổng số 200.000 tấn gạo 5% tấm được gọi thầu tại Iraq, Việt Nam trúng thầu cung cấp 50.000 tấn gạo, với giá trúng thầu cao lên tới 270 USD/tấn FOB. Nhiều khả năng Việt Nam sẽ được cung cấp số lượng thầu còn lại là 150.000 tấn.
Đặc biệt, theo báo cáo tháng 9/2008 của TCTK, Cuba đã trở thành thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam. Tính chung sáu tháng đầu năm 2008, xuất khẩu gạo sang thị trường này đạt 336.376 tấn, trị giá 296,8 triệu USD, tăng 203,9% về lượng và tăng 699,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2007.
Thương hiệu gạo xuất khẩu
Phần lớn gạo của Việt Nam khi được xuất khẩu ra thị trường thế giới đều qua khâu chế biến, song hiện tại vẫn chưa có một thương hiệu gạo Việt Nam nào đủ mạnh để xứng với tầm xuất khẩu lớn thứ hai thế giới. Hiện tại, Việt Nam có hơn chục thương hiệu gạo nhưng những thương hiệu này thường xuyên bị đánh cắp bởi các công ty nước ngoài do phần lớn các doanh nghiệp trong nước tự đặt tên thương hiệu cho sản phẩm của mình căn cứ và giống đặc sản chất lượng cao và xuất xứ nơi người trồng. Các thương hiệu phổ biến nhất là Nàng Hương, Nàng Thơm, Jasmine, KDM đang được bày bán công khai tại các siêu thị, cửa hàng nước ngoài với nhãn hiệu “Made in Thailand”, “Made in Hong Kong”, “Made in Taiwan”, v.v.
Trong những năm gần đây, nhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu, nhiều doanh nghiệp trong cả nước đã bắt đầu thực hiện hoặc đã có kế hoạch xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm gạo đặc sản do chính đơn vị sản xuất hay đầu tư bao tiêu. Các côn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_hoat_dong_xuat_khau_gao_cua_viet_nam_trong_dieu_k.doc