Phương pháp nghiên cứu:
Thiết kế: Cắt ngang mô tả phân tích.
Thời gian nghiên cứu: 01/07 –31/07/ 2008.
Thu thập số liệu qua bảng 25 câu hỏi.
Quản lý số liệu: Microsoft Excel 2000
Xử lý số liệu: SPSS phiên bản 11.5
22 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2806 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng hút thuốc lá của nhân viên y tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỰC TRẠNG HÚT THUỐC LÁ CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát thực trạng hút thuốc lá của nhân viên y tế tại Bệnh viện Nguyễn
Tri Phương – TPHCM.
Đối tượng - phương pháp: 626 nhân viên y tế tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương
(29% nam và 71% nữ) tham gia trả lời bảng câu hỏi nghiên cứu gồm 25 câu hỏi về
kiến thức, thái độ, hành vi của họ trong mối tương quan với tình trạng hút thuốc lá
trong bệnh viện.
Kết quả: Khoảng 40% biết rõ thành phần và tác hại của thuốc lá, 10% biết đến các
biện pháp hỗ trợ cai thuốc lá do WHO khuyến cáo. 38% tự tin hoàn toàn có thể giải
thích tác hại thuốc lá, 17,3% tự tin hoàn toàn có thể hỗ trợ cai thuốc lá, 25,6% tin rằng
nội qui cấm hút thuốc lá trong bệnh viện được chấp hành nghiêm túc. 32,6% nam
1,3% nữ hút thuốc lá, trong đó 61,5% hút ngay trong môi trường bệnh viện. 31,6%
luôn khuyên cai thuốc lá tuy nhiên chỉ 16,3% bác sỹ luôn tư vấn các biện pháp hỗ trợ
cai thuốc lá cho bệnh nhân.
Kết luận: Kiến thức thái độ và hành vi của nhân viên y tế tại Bệnh viện Nguyễn Tri
Phương – TPHCM đứng trước vấn nạn hút thuốc lá trong bệnh viện là khả quan
nhưng vẫn chưa đáp ứng được mong mỏi của cộng động đòi hỏi nhân viên y tế phải
tham gia thật tích cực trong công tác phòng chống tác hại thuốc lá cho cộng đồng.
ABSTRACT
Objectives: Survey on smoking status of health officials in Nguyen Tri Phuong
hospital at Ho Chi Minh City.
Methods: 626 health officials (29% male, 71% female) have answered the 25-
question questionnaire on their knowledge, attitude and behavior on smoking status in
the hospital.
Results: Approximately 40% have good knowledge on tobacco components and their
bad effects on health, 10% have known the WHO recommended measures in helping
smoking cessation. 38% have total confidence in explaining tobacco bad effects on
health; 17.3% have total confidence in helping their patients to quit smoking; 25.6%
believe that non smoking regulations in hospital are seriously respected. 32.6% male
and 1.3% female health officials continue smoking, 61.5% of those even smoke in the
hospital’s non – smoking environment. 31.6% always ask about their patients’
smoking status, however only 16.3% physicans provide their patients with smoking
cessation measures.
Conclusion: The knowledge, attitude as well as behavior of health officials in
Nguyen Tri Phuong hospital at Ho Chi Minh city are rather good. However they
cannot answer the great demand from the community which urges health officials to
play a more active role of in the control of smoking bad effects on community.
ĐẶT VẤN ĐỀ:
Thống kê của WHO năm 2002 cho thấy tại Việt Nam 56,1% nam và 1,8% nữ hút
thuốc lá(Error! Reference source not found.). Các động thái như cảnh báo tác hại; cấm quảng
cáo; cấm hút thuốc lá nơi công cộng nhằm giảm nhẹ tác hại thuốc lá đã được triển
khai mạnh mẽ. Tuy nhiên thực tế cho thấy chỉ các động thái trên chưa đủ giúp giải
quyết tình hình. Nghiên cứu thực trạng hút thuốc lá trên 440 bệnh nhân Khoa hô hấp
– Bệnh viện Chợ Rẫy – cho thấy 19% bệnh nhân nam; 1,1% nữ vẫn tiếp tục hút thuốc
lá dù rằng 86% trong số họ đã biết đến tác hại của thuốc lá qua các kênh thông tin đại
chúng(Error! Reference source not found.).
Vai trò của nhân viên y tế trong phòng chống tác hại thuốc lá đã được chứng minh
qua nhiều nghiên cứu. Bác sỹ chỉ cần khuyên bỏ thuốc lá trong 1 – 3 phút đã giúp
bệnh nhân cai thuốc lá thành công 5 – 10%(Error! Reference source not found.,Error! Reference source
not found.). Nhưng trong số 440 bệnh nhân ở nghiên cứu đề cập ở trên chỉ có 22% được
bác sỹ tư vấn về tác hại thuốc lá, 46% được bác sỹ khuyên bỏ thuốc lá, và 1% được
bác sỹ hỗ trợ cai thuốc lá !(Error! Reference source not found.).
Mô hình “Bệnh viện không thuốc lá” nhấn mạnh đến vai trò của cơ sở và nhân viên y
tế trong phòng chống tác hại thuốc lá. Trong mô hình này thực trạng hút thuốc lá của
nhân viên y tế – bao gồm kiến thức, thái độ, hành vi của họ đối với vấn nạn hút thuốc
lá có ảnh hưởng sâu sắc tình hình hút thuốc lá trong cộng đồng.
Bên cạnh các nghiên cứu đã thực hiện tại Việt nam về thực trạng hút thuốc lá trên
bệnh nhân(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.),
trên sinh viên y khoa(Error! Reference source not found.), việc khảo sát thực trạng hút thuốc lá
trên nhân viên y tế tại cơ sở y tế là rất quan trọng để hoàn thiện hơn nữa mô hình này,
cho phép giải quyết phần nào vấn nạn hút thuốc lá tại Việt nam.
Mục tiêu
Khảo sát thực trạng hút thuốc lá của nhân viên y tế tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương
– TPHCM nhằm làm rõ các đặc điểm về:
Kiến thức của nhân viên y tế về:
Tác hại thuốc lá.
Các biện pháp hỗ trợ cai thuốc lá.
Thái độ của nhân viên y tế trong:
Tuyên truyền tác hại thuốc lá.
Hỗ trợ cai thuốc lá.
Hành vi của nhân viên y tế:
Hành vi hút thuốc lá của bản thân.
Hành vi hỗ trợ cai thuốc lá cho bệnh nhân.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP
Đối tượng nghiên cứu
Toàn bộ nhân viên y tế đang làm việc tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương TPHCM vào
thời điểm 01/07 – 31/07/2008.
Phương pháp nghiên cứu:
Thiết kế: Cắt ngang mô tả phân tích.
Thời gian nghiên cứu: 01/07 – 31/07/ 2008.
Thu thập số liệu qua bảng 25 câu hỏi.
Quản lý số liệu: Microsoft Excel 2000
Xử lý số liệu: SPSS phiên bản 11.5
KẾT QUẢ
Đặc điểm dân số nghiên cứu
626 nhân viên y tế trả lời câu hỏi nghiên cứu đạt tỷ lệ 89% nhân viên toàn bệnh viện.
Tuổi và giới
Tuổi: Trung bình = 37 ± 9,9
Giới: Nam = 29%; Nữ = 71%.
Nghề nghiệp
Biểu đồ 1: Phân bố dân số theo nghề nghiệp
Kiến thức nhân viên tế
Về tác hại thuốc lá
Chất gây nghiện trong thuốc lá
Bảng 1: Chất gây nghiện trong thuốc lá
Nicotin 580 92,7%
CO 6 1%
Hắc ín 10 1,6%
Dioxin 2 1,6%
Không trả lời 28 4,5%
Khả năng gây nghiện của thuốc lá
Bảng 2: Tỷ lệ nghiện khi hút thuốc lá
100% 159 25,4%
80% – 90% 266 42,5%
50% – 60% 107 17,1%
30% – 50% 86 13,7%
Không trả lời 8 1,3%
Số lượng chất độc trong khói thuốc lá
Bảng 3: Số lượng chất độc trong thuốc lá
1000 chất 86 13,7%
2000 chất 92 14,7%
4000 chất 239 38,2%
6000 chất 152 24,3%
Không trả lời 57 9,1%
Kể tên các bệnh do thuốc lá gây ra
Bảng 4: Tên bệnh do thuốc lá gây ra
Ung thư 479 76,5%
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn 325 51,9%
Bệnh mạch vành 176 28,1%
Tắc động mạch ngoại vi 64 10,2%
Tai biến mạch máu não 13 2,1%
Viêm loét dạ dày - tá tràng 7 1,1%
Bất lực ở nam giới 22 3,5%
Vô sinh ở nữ giới 41 6,5%
Sanh non 12 1,9%
Sảy thai 7 1,1%
Dị dạng thai 7 1,1%
Thai chậm phát triển/tử
cung
3 0,5%
Loãng xương 11 1,8%
Tổn thương răng 10 1,6%
Viêm họng – mũi – xoang 5 0,8%
Xạm da 4 0,6%
Không trả lời 33 5,3%
Số bệnh kể ra trung bình = 4,8 ± 2,7
Số bệnh chính xác trung bình = 2,5 ± 1,6
Các biện pháp giúp cai thuốc lá
Đối tượng nào nên cai thuốc lá
Bảng 6: Đối tượng nên cai thuốc lá
Mọi người hút thuốc lá 514 82,1%
Người mắc bệnh do thuốc lá 54 8,6%
Người hút thuốc lá lâu ngày 22 3,5%
Người hút thuốc lá nhiều 36 5,8%
Cách cai thuốc lá tốt nhất là
Bảng 7: Cách cai thuốc lá tốt nhất
Bỏ hoàn toàn ngay lập tức 129 20,6%
Giảm từ từ rồi bỏ hẳn 432 69%
Đổi qua thuốc lá nhẹ rối bỏ 50 8%
Không nên bỏ hoàn toàn 2 0,3%
Không trả lời 13 2,1%
Lời khuyên của nhân viên y tế giúp cai
Bảng 8: Lời khuyên cai thuốc lá giúp cai
Thành công 5 – 10% 162 25,9%
Thành công 15 – 20% 117 18,7%
Thành công 25 – 30% 154 24,6%
Thành công 35 – 40% 167 26,7%
Không trả lời 26 4,2%
Kể tên các biện pháp cai thuốc lá:
Bảng 9: Các biện pháp cai thuốc lá
A. Biện pháp đã được WHO khuyến cáo
Tư vấn điều trị 41 6,5%
Thuốc NICOTIN thay thế 77 12,3%
Thuốc BUPROPION 16 2,6%
Thuốc VARENICLINE 0 0%
B. Biện pháp chưa được WHO khuyến
cáo
Nhắc nhở không được hút 5 0,8%
Cấm không cho hút thuốc lá 8 1,3%
Phạt tiền người hút thuốc lá 4 0,6%
Nêu tác hại thuốc lá 39 6,2%
Dùng BIMIN cai thuốc lá 33 5,3%
Dùng kẹo, bánh, cà phê 429 68,5%
Thể dục, làm việc để quên 57 9,1%
Dùng thuốc lá điện tử 41 6,5%
C. Không nêu được biện pháp nào
102 (16,3%)
Thái độ của nhân viên y tế
Tự tin trong giải thích tác hại thuốc lá
* Tính trên toàn bộ nhân viên y tế tỷ lệ tự tin hoàn toàn = 38%; vừa phải = 43,1%;
không chắc chắn = 7,7%; không tự tin = 5,8%.
Biểu đồ 2: Tự tin giải thích tác hại thuốc lá
Tự tin trong hỗ trợ cai thuốc lá
Biểu đồ 3: Tự tin hỗ trợ cai thuốc lá
* Tính trên toàn bộ nhân viên y tế tỷ lệ tự tin hoàn toàn = 17,3%; vừa phải = 38,3%;
không chắc chắn = 29,4%; không tự tin = 15,1%.
Mức độ tuân thủ nội qui cấm hút thuốc lá trong bệnh viện theo các nhân viên y
tế
Biểu đồ 4: Nhân viên y tế đánh giá mức độ tuân thủ nội qui cấm hút thuốc lá
* Tính trên toàn bộ nhân viên y tế, tỷ lệ đánh giá mức tuân thủ nội qui nghiêm túc =
25,6%; khá = 21,2%; trung bình= 30,7%; kém= 22,5%.
Hành vi của nhân viên y tế
Hành vi hút thuốc lá của bản thân
Tình trạng có hay không hút thuốc lá
Bảng 10: Tình trạng hút thuốc lá
Tình trạng Nam(n= 181) Nữ (n = 445)
Chưa từng hút 37,6% 96,5%
Đã cai thuốc 21% 1,1%
Đang còn hút 32,6% 1,3%
Không trả lời 8,8% 1.1%
Biểu đồ 5: Phân bố nhóm hút thuốc theo nghề nghiệp
Ghi chú:
BS = Bác sỹ
ĐD = Điều dưỡng
KTV = Kỹ thuật viên
NVK = Nhân viên khác
Mức độ nghiện của nhóm đang hút
Bảng 11: Số điếu hút mỗi ngày + thời gian hút sau khi thức giấc
Số điếu thuốc hút trung bình/
ngày
Số phút
sau khi
thức dậy ≤ 10 11 – 20 21 – 30 31
> 60 20 7 0 0
31– 60 8 1 0 1
6 – 30 7 9 2 0
< 5 1 5 2 2
Mức độ nghiện của nhóm đang hút tính theo thang điểm Fagerstrom thu gọn
Biểu đồ 6: Mức độ nghiện tính theo thang điểm Fagerstrrom thu gọn
Điểm số Fagerstrom thu gọn cho biết mức độ nghiện thuốc lá thực thể với kết quả
điểm:
5 – 6 nặng = 6,2% (4/65).
3 – 4 vừa = 28% (18/65).
1 – 2 nhẹ = 35,4% (23/65).
0 không nghiện = 30,1% (20/65).
Địa điểm hút thuốc lá của nhóm đang hút
Bảng 12: Nơi nhân viên y tế hút thuốc
Địa điểm n %
Chỉ hút ở nhà 25 38,5%
Hút ở nhà > ở bệnh viện 26 40%
Hút ở nhà = ở bệnh viện 10 15,4%
Hút ở bệnh viện > ở nhà 4 6,1%
Hành vi hỗ trợ bệnh nhân cai thuốc lá
Mức độ tham gia hỗ trợ cai thuốc lá
Bảng 13: Nhân viên y tế hỗ trợ cai thuốc lá
Mức độ tham gia Đối tượng
A B C D
1/ Hỏi bệnh nhân có hút thuốc lá không
Chung 26,4% 22% 36,9% 16,5%
BS (+) 36,1% 34,7% 22,4% 6,8%
BS (–) 21,1% 18,2% 41,3% 19,4%
2/ Khuyên bệnh nhân cai thuốc lá
Chung 31,6% 20,1% 31,9% 16,3%
BS (+) 38,8% 29,9% 25,2% 6,1%
BS (–) 29,4% 17,1% 34% 19,4%
3/ Đánh giá mức độ nghiện của bệnh nhân
Mức độ tham gia Đối tượng
A B C D
Chung 13,3% 20,6% 38,8% 27,3%
BS (+) 15,6% 29,3% 25,2% 6,1%
BS (–) 12,5% 18% 38,6% 30,9%
4/ Hỗ trợ bệnh nhân cai thuốc lá
Chung 21,6% 14,9% 32,6% 30,9%
BS (+) 16,3% 19,7% 39,5% 24,5%
BS (–) 23,2% 13,4% 30,8% 33%
5/ Nhắc nhở bệnh nhân và người nhà tuân thủ
nội qui không hút thuốc lá trong bệnh viện
Chung 32,3% 21,7% 28,6% 17,4%
BS (+) 31,3% 28,6% 21,1% 19%
BS (–) 32,6% 19,6% 30,9% 16,9%
Ghi chú về mức độ thực hiện:
A = luôn luôn B = đa số trường hợp
C = thỉnh thoảng D = không bao giờ
BS (+) = Bác sỹ BS (-) = Không là bác sỹ
Biện pháp hỗ trợ cai thuốc lá được dùng
Bảng 14: Biện pháp cai thuốc lá đã dùng
Biện pháp đã được WHO khuyến cáo
Tư vấn điều trị 84 13,4%
Thuốc NICOTIN thay thế 10 1,6%
Thuốc BUPROPION 0 0%
Thuốc VARENICLINE 0 0%
Biện pháp chưa được WHO khuyến cáo
Nêu tác hại thuốc lá 214 34,2%
Khuyên không nên hút 181 28,9%
Dùng kẹo, bánh, cà phê 66 10,5%
Làm gương không hút thuốc 11 1,8%
Cấm không cho hút thuốc lá 9 1,4%
Thể dục, làm việc để quên 7 1,2%
Phạt tiền người hút thuốc lá 6 1%
Dùng BIMIN cai thuốc lá 4 0,6%
Chưa bao giờ hỗ trợ bệnh nhân cai thuốc
186 (29,7%)
Các đề xuất giúp bệnh viện hoàn thiện mô hình bệnh viện không khói thuốc
Bảng 15: Các đề xuất cho bệnh viện
Thông tin rộng rãi về tác
hại thuốc lá trong bệnh
viện
182 29,1%
Phạt tiền, cắt thi đua nếu
nhân viên y tế hút thuốc lá
trong bệnh viện
114 18,2%
Thực hiện thường xuyên
nhắc nhở không hút thuốc lá
55 8,8%
Triệt để cấm hút thuốc lá
trong khuôn viên bệnh viện
43 6,7%
Mở các khóa huấn luyện về 26 4,2%
Thông tin rộng rãi về tác
hại thuốc lá trong bệnh
viện
182 29,1%
phòng chống tác hại thuốc lá
Khen ngợi nhân viên y tế bỏ
được thuốc lá
17 2,7%
Ban lãnh đạo cần phải làm
gương không hút thuốc lá
10 1,6%
Hoàn toàn không có đề xuất
gì cho bệnh viện
265 42,3%
BÀN LUẬN
Kiến thức về tác hại và các biện pháp can thiệp giúp cai thuốc lá của nhân viên y
tế
Trong khói thuốc lá có 4000 chất độc, trong đó nicotin là chất gây nghiện(Error! Reference
source not found.). Hút thuốc lá có năng gây nghiện trong 87% trường hợp(Error! Reference
source not found.). Trong nghiên cứu này, 92,7% nhân viên y tế biết nicotin gây nghiện tuy
nhiên chỉ 42,5% nhân viên y tế biết được khả năng gây nghiện cao của thuốc lá và
38,2% biết rõ số lượng chất độc có trong khói thuốc lá. 94,7% nêu được chính xác ít
nhất 1 bệnh do thuốc lá gây ra tuy nhiên chỉ khoảng 50% số bệnh nêu ra chính xác là
do thuốc lá.
Thuốc là có hại cho sức khỏe là điều hiển nhiên chính vì thế 100% người hút thuốc lá
nên cai thuốc lá, trong nghiên cứu này 82,1% nhân viên y tế đồng thuận với quan
điểm này. Cách cai thuốc lá tốt nhất đã được chứng minh là bỏ ngay hoàn toàn(Error!
Reference source not found.), tuy nhiên chỉ 20,6% đồng tình. Các biện pháp cai thuốc lá hiện
được WHO khuyến cáo như tư vấn điều trị nhận thức hành vi, nicotin thay thế,
bupropion và varenicline, chỉ được một số ít nhân viên y tế biết đến ví dụ chỉ 12,6%
biết biện pháp dùng nicotin thay thế, 6,5% biết biện pháp tư vấn và 2,6% biết biện
pháp dùng bupropion.
Kiến thức chuẩn về tác hại thuốc lá cũng như các biện pháp giúp cai thuốc lá giải
thích vì sao nhân viên y tế đóng vai trò quan trọng trong phòng chống tác hại thuốc lá.
Kết quả nghiên cứu cho thấy số nhân viên y tế được trang bị các kiến thức này chưa
cao.
Thái độ nhân viên y tế trong tuyên truyền tác hại thuốc lá và can thiệp cai thuốc
lá
38% nhân viên y tế tự tin hoàn toàn có thể giải thích tác hại thuốc lá.
17,3% nhân viên y tế tự tin hoàn toàn có thể hỗ trợ cai thuốc lá.
25,6% nhân viên y tế tin nội qui cấm hút thuốc trong bệnh viện được chấp hành
nghiêm.
Tự tin vào kiến thức về tác hại thuốc lá, kiến thức về can thiệp hỗ trợ cai thuốc lá giúp
nâng cao thái độ tích cực của cá nhân khi tham gia phòng chống tác hại thuốc lá. Kết
quả nghiên cứu cho thấy mức độ tự tin của nhân viên y tế khi tham gia công tác
phòng chống tác hại thuốc lá chưa thật cao như mong đợi.
Hành vi của nhân viên y tế khi đối mặt với vấn nạn hút thuốc lá
32,6% nam và 1,3% nữ nhân viên y tế vẫn tiếp tục hút thuốc lá; trong số này,
61,5% hút ngay trong bệnh viện mặc dù nơi đây vẫn được xem là môi trường
“không khói thuốc”. Nếu xét đến vai trò của nhân viên y tế phải tuyên truyền tác
hại thuốc lá, làm gương không hút thuốc lá và còn phải hỗ trợ cai thuốc lá cho
bệnh nhân, những tỷ lệ trên là đáng báo động dù rằng chúng tương đối thấp hơn tỷ
lệ 56,1% nam và 1,8% nữ hút thuốc lá trong cộng đồng dân số chung(Error! Reference
source not found.).
26,4% nhân viên y tế luôn hỏi bệnh nhân có hút thuốc lá không; 31,6% luôn
khuyên bệnh nhân cai thuốc lá. Nếu tỷ lệ nhân viên y tế thực hiện điều này cao
hơn chắc chắn tỷ lệ hút thuốc lá trong cộng đồng sẽ giảm vì chỉ cần nhân viên y tế
dành ra 3 phút để khuyên bệnh nhân cai thuốc lá, tỷ lệ cai thuốc lá thành công đã
là 5 – 10%(Error! Reference source not found.).
15,6% bác sỹ thường xuyên đánh giá mức độ nghiện thuốc lá của bệnh nhân và
16,3% bác sỹ thường xuyên tư vấn các biện pháp cai thuốc lá cho bệnh nhân. Chúng
ta biết rằng nếu bác sỹ tư vấn cho bệnh nhân các biện pháp cai thuốc lá, tỷ lệ cai thuốc
lá thành công có thể đạt đến 35% hay hơn nữa(Error! Reference source not found.,Error! Reference
source not found.,Error! Reference source not found.).
Nhân viên y tế làm gương không hút thuốc lá, khuyên và hỗ trợ cai thuốc lá sẽ giúp
giảm nhẹ tác hại thuốc lá cho cộng đồng. Nghiên cứu này cho thấy bản thân nhân
viên y tế vẫn còn tiếp tục hút thuốc lá với tỷ lệ tương đối cao, ngoài ra nhân viên y tế
cũng chưa tích cực trong công tác phòng chống tác hại thuốc lá.
KẾT LUẬN
Thực trạng hút thuốc lá của nhân viên y tế tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương – thành
phố Hồ Chí Minh là:
- Khoảng 40% biết rõ thành phần và tác hại của thuốc lá, 10% biết đến các biện pháp
hỗ trợ cai thuốc lá do WHO khuyến cáo.
- 38% tự tin hoàn toàn có thể giải thích tác hại thuốc lá, 17,3% tự tin hoàn toàn có thể
hỗ trợ cai thuốc lá, 25,6% tin rằng nội qui cấm hút thuốc lá trong bệnh viện được chấp
hành nghiêm túc.
- 32,6% nam 1,3% nữ hút thuốc lá, trong đó 61,5% hút ngay trong môi trường bệnh
viện. 31,6% luôn khuyên cai thuốc lá tuy nhiên chỉ 16,3% bác sỹ luôn tư vấn các biện
pháp hỗ trợ cai thuốc lá cho bệnh nhân.
ĐỀ XUẤT
Cập nhật kiến thức về tác hại thuốc lá và các biện pháp cai thuốc lá cho nhân viên y tế
thông qua các khóa cập nhật ngắn hạn.
Tổ chức phòng tư vấn cai thuốc lá tại bệnh viện, tạo điều kiện ưu tiên cho các nhân
viên y tế còn đang hút thuốc lá đi cai thuốc lá.
Lồng ghép chương trình tư vấn ngắn 3 phút cai thuốc lá 5A trong tất cả các hoạt động
khám và điều trị bệnh của bệnh viện để giúp tất cả bệnh nhân còn hút thuốc lá bỏ
thuốc lá.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 79_1661.pdf