PHẦN II
KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP&PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THANH MIẾU
2.1. Khái quát về NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Miếu
2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội địa phương
2.1.2. Kết quả kinh doanh của NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Miếu
2.1.2.1. Mô hình tổ chức màng lưới
2.1.2.2. Kết quả kinh doanh của NHno & PTNT Chi nhánh Thanh Miếu
2.2. Thực trạng kế toán huy động vốn của NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Miếu
2.2.1. Mạng lưới huy động vốn
2.2.2. Tình hình huy động vốn tại NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Miếu
2.2.2.1. Huy động tiền gửi thanh toán các tổ chức kinh tế xã hội
2.2.2.2. Tiền gửi tiết kiệm
2.2.2.3. Huy động tiền gửi kỳ phiếu, trái phiếu
2.2.2.4. Vay các tổ chức tín dụng khác
2.2.2.5. Huy động tiền gửi cá nhân , cá thể
2.2.3. Cơ cấu nguồn vốn của NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Miếu
2.2.3.1. Cơ cấu vốn theo nguồn hình thành
2.2.3.2. Cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn huy động
2.3. Đánh giá huy động vốn của NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Miếu
2.3.1. Kết quả đạt được
2.3.2. Hạn chế và những nguyên nhân
PHẦN III:
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI
NHNO &PTNT CHI NHÁNH THANH MIẾU
3.1. Định hướng phát triển huy động vốn của NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Miếu
3.2. Hoàn thiện kế toán huy động vốn tại NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Miếu
3.2.1. Đa dạng hoá các hình thức huy động và đối tượng khách hàng
3.2.2. Sử dụng linh hoạt lãi suất như công cụ để tăng cường qui mô điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn
3.2.3. Phát triển đa dạng các dịch vụ liên quan đến huy động vốn
3.2.4. Củng cố nâng cao uy tín, tạo lòng tin với khách hàng
3.2.5. Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ của chi nhánh
3.3. Một số kiến nghị
56 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1234 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng kế toán huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Thanh Miếu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, khách hàng...
1.3.4. Cơ sở vật chất.
Cơ sở vật chất của Ngân hàng càng khang trang hiện đại, công nghệ tiên tiến mang lợi ích thiết thực cho kinh doanh, luôn tạo điều kiện thuận lợi và phục vụ khách hàng tốt hơn, tạo lòng tin cho người gửi tiền từ đó mở rộng quy mô huy động vốn.
1.3.5. Các nhân tố khác:
Hiệu quả công tác huy động vốn còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác thuộc vấn đề nội bộ Ngân hàng.
Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng: Ngân hàng cần xác định vị trí hiện tại của mình trong hệ thống, thấy được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Song ngân hàng cũng phải dự đoán thay đổi của môi trường để xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp mà trong đó chiến lược phát triển quy mô và điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn là một bộ phận.
Quy mô vốn tự có: Vốn tự có là nguồn vốn có thể đóng vai trò cái đệm chống đỡ sự sụt giảm giá trị tài sản của NHTM, nó đảm bảo lòng tin của khách hàn đối với Ngân hàng cũng là yếu tố quyết định giới hạn tối đa của quy mô nguồn vốn.
Cơ sở vật chất kỹ thuật: Đây là một trong các nguồn lực để Ngân hàng hoạt động có hiệu quả. Đó là mạng luới chi nhánh, các điểm giao dịch với đặc thù vị trí, hệ thống thông tin thiết thực và thiết bị khác.
Tài sản vô hình: Tài sản vô hình quan trọng nhất của Ngân hàng là uy tín của nó trong hệ thống, của các thành viên trong hội đồng quản trị, ban giám đốc. Sự nổi tiếng của Ngân hàng là tài sản quý giá trong huy động vốn. Thuộc nhóm này phải kể đến các quan hệ mà Ngân hàng đã tạo lập được với các khách hàng hiện có, khách hàng tiềm năng, các trung gian tài chính và các cơ quan nhà nước.
Tính chất sở hữu của Ngân hàng: Yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp, sâu sắc đến quy mô, cơ cấu tổ chức và cơ chế tài chính, chiến lược kinh doanh từ đó ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn và quản lý, sử dụng vốn.
Phần II
Kế toán huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp& phát triển nông thôn thanh miếu.
2.1 Khái quát về NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Miếu.
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển:
- Căn cứ vào qui chế tổ chức số 951/NHNN ngày 4/9/92 của tổng giám đốc NHNN Việt Nam.
- Căn cứ quyết định số 210/NHNN ngày 19/5/96 của chủ tịch hội đồng quản trị Tổng giám đốc NHNN Việt Nam " Về việc ban hành qui chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh Ngân hàng xã, liên xã"
Theo đề nghị của Ông trưởng phòng, tổ chức cán bộ đào tạo chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp Tỉnh quyết định : Chuyển phòng giao dịch Thọ Sơn thành chi nhánh NHNo liên xã Thọ Sơn "Ngân hàng loại 4" thuộc chi nhánh NHNo Tỉnh Phú Thọ trụ sở tại Phường Thọ Sơn - Việt trì - Phú Thọ.
Đến năm 2002 xét tờ trình số 235/ NHNo - TCCB ngày 16/5/02 của Giám đốc chi nhánh NHNo & PTNT Tỉnh Phú Thọ về việc đổi tên chi nhánh NHNo & PTNT cấp 3 phụ thuộc chi nhánh NHNo & PTNT Huyện. Nay đổi tên chi nhánh NHNo & PTNT liên xã Thanh Miếu thành chi nhánh NHNo & PTNT Thanh Miếu.
Việc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn mở rộng quy mô hoạt động, tăng cường các tiện ích dành cho khách hàng là thể hiện năng lực của ngân hàng đang ngày càng phát triển trong tiến trình phát triển kinh tế Việt Nam và hội nhập quốc tế. Năm 2006 NHNo & PTNT Tỉnh Phú Thọ tiếp tục kiên trì đường lối cải tổ toàn diện đã đặt ra, nhất quán thực hiện chiến lược ngân hàng, phấn đấu đạt mức tăng trưởng về mọi mặt năm sau cao hơn năm trước. Một trong những giải pháp quan trọng là phải nâng cao được sức cạnh tranh của Ngân hàng đồng thời phấn đấu hết sức mình để phục vụ khách hàng tốt hơn, góp phần vào sự nghiệp phát triển đất nước. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình tất yếu phải có trong quá trình phát triển kinh tế xã hội đối với bất kỳ quốc gia nào. Việt Nam không nằm ngoài xu thế chung đó. Trong cơ chế thị trường dịch vụ ngân hàng là một dịch vụ cao cấp và có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội. Từng bước và không ngừng nâng cao vai trò, nhiệm vụ, hiệu quả của ngành dịch vụ Ngân hàng là một công việc cấp thiết và nên được ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn hiện nay.
Là một Chi nhánh thuộc NHNo & PTNT Tỉnh Phú Thọ. Được thành lập từ năm 1997 đến nay, NHNo & PTNT Chi Nhánh Thanh Miếu đã trưởng thành qua hơn 10 năm hoạt động kinh doanh và đã đạt được những thành quả to lớn, góp phần vào sự nghiệp chung - xây dựng một nền kinh tế vững mạnh cho Tỉnh Phú Thọ. Từ những ngày đầu thành lập trong tình hình nền kinh tế của đất nước bước đầu chuyển sang cơ chế thị trường, NHNo & PTNT Chi Nhánh Thanh Miếu đã vượt qua nhiều thử thách để đưa ngân hàng đi lên và ngày càng khẳng định chỗ đứng của mình trong hệ thống ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam (NHNo & PTNT Việt Nam). Bên cạnh những mặt như có một đội ngũ cán bộ có trình độ và lòng nhiệt tình yêu nghề, NHNo & PTNT Chi Nhánh Thanh Miếu còn có một số điểm yếu phát sinh trong quá trình hoạt động. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, song trước những đòi hỏi khách quan của ngành ngân hàng, nhất là trong thời kỳ mới yếu tố cạnh tranh xuất hiện càng rõ rệt, bên cạnh đó là những đòi hỏi của việc áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động, NHNo & PTNT Chi Nhánh Thanh Miếu đã và đang tiếp tục cải tổ cơ cấu tổ chức cũng như hoạt động kinh doanh nhằm thu được những kết quả tốt đẹp nhất.
Là một chi nhánh nằm ở phía nam thành phố Việt Trì thuộc Ngân hàng nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ. Hoạt động trên địa bàn dân cư giữa phường thanh miếu và phường bến gót gồm nhiều thành phần, nhiều công ty, nhà máy, xí nghiệp và các hộ kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ bên cạnh đó còn nhiều yếu tố khác tác động dẫn đến việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn.
2.1.2 Kết quả kinh doanh của NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Miếu.
2.1.2.1 Mô hình tổ chức màng lưới.
Là một Chi nhánh thuộc NHNo & PTNT Tỉnh Phú Thọ. Được thành lập từ năm 1997 đến nay, NHNo & PTNT Chi Nhánh Thanh Miếu đã trưởng thành qua hơn 10 năm hoạt động kinh doanh và đã đạt được những thành quả to lớn, góp phần vào sự nghiệp chung - xây dựng một nền kinh tế vững mạnh cho Tỉnh Phú Thọ.
Tính đến 31/12/2007 toàn bộ chi nhánh có 24 người. Trong đó có 22 cán bộ chính thức và 02 cán bộ hợp đồng. Nam có 07 người, nữ có 17 người.
Trình độ: - Đại học có 18CB - Tỷ lệ 75%
- Đang học đại học 04CB - Tỷ lệ 17%
- Trung cấp có 02 CB - Tỷ lệ 8%.
Cơ cấu cán bộ: - Cán bộ quản lý 05 đồng chí - Tỷ lệ 21%
- Cán bộ tín dụng 08 đồng chí - Tỷ lệ 33%
- Cán bộ kế toán - ngân quỹ 07 đồng chí - Tỷ lệ 29%
- Cán bộ phòng giao dịch 04 đồng chí – Tỷ lệ 17%
Mô hình tổ chức màng lưới:
Giám đốc
P.GĐ phụ trách tổ kế toán
P.GĐ phụ trách phòng giao dịch Bạch Hạc
Phòng giao dịch Bạch Hạc
Phòng KTNQ
Phòng KH & KD
2.1.2.2 Kết quả kinh doanh của NHNo & PTNT Chi Nhánh Thanh Miếu
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Miếu ngoài nhiệm vụ cho vay theo kế hoạch Nhà nước còn có thêm nhiệm vụ kinh doanh đa năng tổng hợp với ba loại hình cho vay chủ yếu sau:
+ Cho vay ngắn hạn.
+ Cho vay trung hạn
+ Cho vay dài hạn.
Chính nhờ có một định hướng đúng đắn trong kinh doanh, NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Miếu đã đạt đựơc những kết quả đáng khích lệ trong công cuộc đổi mới, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Với phương châm: “ Huy động vốn để cho vay “ chủ động lo nguồn tại chỗ, Chi nhánh đã thường xuyên đẩy mạnh công tác huy động vốn với các biện pháp, nắm bắt diễn biến cung, cầu để điều chỉnh lãi suất huy động một cách phù hợp với mặt bằng lãi huy động của các Ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn, kích thích được người gửi, đảm bảo được chế độ và hướng dẫn thực hiện của NHNo & PTNT Việt Nam. Duy trì các hình thức huy động tiền gửi các tổ chức kinh tế, tiền gửi tiết kiệm dân cư không kỳ hạn, có kỳ hạn, phát hành kỳ phiếu kịp thời khi có nhu cầu sử dụng vốn. Giữ vững khách hàng truyền thống, đảm bảo quyền lợi của khách hàng. Công tác tuyên truyền vận động trên các phương tiện thông tin đại chúng được coi trọng. Thái độ tác phong của cán bộ huy động vốn đã được đổi mới : Tận tình, khiêm tốn, văn minh, lịch sự khắc phục kịp thời những ý kiến khi được khách hàng góp ý, từ đó tạo sự ổn định vững chắc trong cơ cấu nguồn vốn. Điều này được thể hiện ở kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua các năm.
Tại thời điểm 31/12/2006 tổng nguồn vốn của Ngân hàng chỉ là: 190.580 triệu đồng nhưng đến 31/12/2007 Ngân hàng đã đưa tổng nguồn vốn lên: 230.405 triệu đồng, tăng 39.825 triệu đồng so với năm 2006 và đến 30/6/2008 tổng nguồn vốn đạt: 240.586 triệu đồng tăng 10.181 triệu đồng so với năm 2007. Nguồn vốn của NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Miếu tăng dần lên qua các năm: Năm 2005 là: 156.655 triệu đồng, năm 2006 là: 190.580 triệu đồng, năm 2007 là: 230.405 triệu đồng và đến 30/6/2008 là: 240.586 triệu đồng.
2.2. Thực trạng về huy động vốn của NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Miếu.
2.2.1. Mạng lưới huy động vốn.
Chi nhánh Thanh Miếu không ngừng mở rộng địa bàn hoạt động, đặc biệt là việc xây dựng các Ngân hàng khu vực nông thôn thay thế các hợp tác xã tín dụng trước đây nay đã giải thể.
Nguồn vốn mở đường cho hoạt động kinh doanh, đảm bảo duy trì và mở rộng tín dụng, là vấn đề sống còn của một Ngân hàng thương mại. Vì vậy Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Phú Thọ đã hết sức coi trọng công tác nguồn vốn. Ngân hàng đã chỉ đạo bằng nhiều biện pháp phong phú và năng động nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng mở tài khoản tại Ngân hàng, đáp ứng kịp thời nhu cầu tiền mặt, thực hiện hoàn toàn chính xác, nâng cao ý thức phục vụ khách hàng.
Đối với NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Miếu, , hoạt động dưới dạng NHNo & PTNT Tỉnh Phú Thọ bao cấp, nên nguồn vốn điều kiện chủ yếu là do Tỉnh hỗ trợ, hàng tháng NHNo & PTNT Tỉnh Phú Thọ ra hạn mức cho NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Miếu và điều chuyển vốn về, Chi nhánh sử dụng nguồn đó phục vụ cho quá trình kinh doanh của mình, còn vốn huy động tại chỗ chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Do có sự thay đổi đó làm cho kết cấu nguồn vốn cũng thay đổi lúc này Ngân hàng không thể lấy nguồn vốn Tỉnh hỗ trợ làm nguồn vốn chủ yếu, mà Ngân hàng phải tự lo cho mình, tự huy động để phục vụ cho quá trình kinh doanh. Với phương châm “Đi vay để cho vay” trong những năm qua NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Miếu, đã đạt được kết quả đáng khích lệ.
Qua số liệu cho thấy tổng nguồn vốn NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Miếu của năm 2005 tổng nguồn vốn đạt: 156.655 triệu đồng, năm 2006 đạt được: 190.580 triệu đồng và đến năm 2007 tổng nguồn vốn của Ngân hàng đạt được: 230.405 triệu đồng. Tuy tổng nguồn vốn của Ngân hàng có tăng lên trong các năm qua, nhưng vẫn chưa đánh giá được chính xác nghiệp vụ huy động vốn tốt hay xấu, chúng ta xem xét cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng trong thời gian qua.
Nhờ có nguồn vốn NHNo & PTNT Tỉnh Phú Thọ hỗ trợ mà NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Miếu tháo gỡ được những khó khăn, khắc phục được những tồn tại của mình, tạo nên sự cân đối trong kết cấu nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu cho khách hàng, tạo lòng tin và uy tín cho Ngân hàng, giúp cho Ngân hàng đứng vững trong môi trường kinh doanh.
Còn tỷ trọng nguồn vốn huy động tại chỗ ở NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Miếu ngày càng tăng lên qua các năm từ chỗ đạt 16,4% trong tổng nguồn vốn vào năm 2005, đến năm 2006 đạt 21,6% sang đến năm 2007 đạt 33,8%. Để đạt kết quả trên, Ngân hàng đã kết hợp nhiều biện pháp như mở thêm bàn tiết kiệm, đổi mới phong cách giao dịch , hạn chế chi phí để nâng lãi suất đầu vào, đồng thời kết hợp với tuyên truyền thông tin quảng cáo. Đây là một thành công rất lớn của NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Miếu nó thể hiện tính đúng đắn trong chến lược kinh doanh của Ngân hàng đồng thời khẳng định uy tín cuả Ngân hàng đối với khách hàng.
2.2.2 Tình hình huy động vốn tại NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Miếu.
Huy động vốn là một nghiệp vụ không thể thiếu được trong hoạt động của Ngân hàng kể từ khi Ngân hàng được phân thành hai cấp trong đó Ngân hàng thương mại thực sự điều kiện thì nguồn vốn huy động được đặt lên hàng đầu.
NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Miếu mới bắt đầu chuyển sang kinh doanh theo cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy Ngân hàng đã sớm có ý thức: “Hãy tự lo cho mình, khi cần thiết mới cần sự hỗ trợ của Tỉnh ”. NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Miếu tích cực vận động khích lệ khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, mọi tổ chức xã hội có nhiều tiền nhàn rỗi gửi vào Ngân hàng với đủ loại hình gửi tiền thích hợp ở địa phương. Các loại hình huy động vốn hiện hành ở Ngân hàng bao gồm: tiền gửi doanh nghiệp và cá nhân không kỳ hạn và có kỳ hạn; tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn, kỳ phiếu trả lãi trước, kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng, trái phiếu trung và dài hạn kỳ hạn 2 năm, 5 năm đã thu hút khối lượng lớn tiền nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế.
NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Miếu đã coi trọng chiến lược khách hàng, vận động dân chúng và các tổ chức kinh tế mở tài khoản tại Ngân hàng. Từ đó thu hút được khối lượng vốn đáng kể trong các tầng lớp dân cư và trong nền kinh tế. Kết quả đạt được:
Biểu 1:
Tình hình huy động vốn của NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Miếu qua các năm
Đơn vị: Triệu đồng
S
TT
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
30/6/2008
1
Tổng nguồn vốn của Ngân hàng
156.655
190.580
230.405
240.586
2
So sách tổng nguồn vốn năm sau với năm trước (số tuyệt đối)
+ 33.925
+ 39.825
+ 10.181
3
So sánh tổng nguồn vốn năn sau với năm trước (%)
21,7%
20,9%
4,4%
( Nguồn: Báo cáo của chi nhánh NHNo và PTNT Thanh Miếu)
Tuy nhiên sự tăng trưởng về nguồn vốn của Ngân hàng không đồng đều qua các năm. Để thấy rõ được điều này chúng ta xem xét kết cấu nguồn vốn huy động củaNHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Miếu.
Hiện nay nguồn vốn huy động tại Ngân hàng được tạo thành từ các nguồn sau:
- Tiền gửi tiết kiệm của dân cư.
- Tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân trên tài khoản.
- Nguồn huy động kỳ phiếu, trái phiếu.
2.2.2.1. Huy động tiền gửi thanh toán các tổ chức kinh tế xã hội
Tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân trên tài khoản là nguồn tiền nhàn rỗi chưa sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, phục vụ sản xuất và tiêu dùng của cá nhân, hộ gia đình. Nguồn tiền này phục vụ cho việc thanh toán giao dịch với Ngân hàng và các bạn hàng được thuận lợi, dễ dàng, an toàn.
Đây là hình thức huy động vốn bắt nguồn từ chức năng thanh toán của ngân hàng nông nghiệp. Các hình thức tiền gửi NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Miếu đang thực hiện:
- Tiền gửi thanh toán( tiền gửi không kỳ hạn)
- Tiền gửi có kỳ hạn ngắn( 3 tháng, 6 tháng...)
- Tiền gửi có kỳ hạn trên 1 năm.
* Lãi suất huy động vốn:
Kỳ hạn
Lãi suất ( trả sau )
Không kỳ hạn
0,25%/ tháng
3 tháng
1,3%/ tháng
6 tháng
1,3%/ tháng
9 tháng
1,5%/ tháng
12 tháng
1,5%/ tháng
Mặc dù mức lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, nhưng tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn lại chiếm tỷ lệ cao trong tièn gửi tiết kiệm của dân cư, là nguồn mang tính ổn định và là nguồn cho vay với thời gian tương đối dài.
Biểu 2: Các hình thức tiền gửi qua các năm
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Tổng nguồn vốn
156.655
190.580
230.405
I. Nội tệ
150.560
96.1
180.760
94,8
213.640
92,7
Tiền gửi TCKT
23.720
15,2
30.250
15,8
35.430
15,4
Tiền gửi dân cư
126.840
80,9
150.510
79
178.210
77,3
Tiền gửi TCTD
II. Ngoại tệ
6.095
3,9
9.820
5,2
16.765
7,3
Tiền gửi TCKH
Tiền gửi dân cư
6.095
3,9
9.820
5,2
16.765
7,3
Tiền gửi TCTD
( Nguồn: Báo cáo của chi nhánh NHNo và PTNT Thanh Miếu)
Nhìn chung nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế và cá nhân không ổn đinh, giảm dần và chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động tại chỗ của Ngân hàng do các nguyên nhân sau:
+ Khách hàng của NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Miếu chủ yếu là hộ nông dân và các doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực đóng tàu thuyền....do đó số lượng tiền nhàn rỗi trên tài khoản thường xuyên không lớn, khi có tiền trên tài khoản phải thanh toán và chi trả ngay đó cũng là một nguyên nhân mà số dư tiền gửi trên tài khoản của doanh nghiệp là không lớn.
+ Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi, tiềm năng khai thác khoáng sản hầu như không có chủ yếu là khai thác cây nguyên liệu chè, giấy...... Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trên địa bàn có vốn tự có thấp, trang thiết bị máy móc cũ kỹ, lạc hậu, sản phẩm sản xuất ra không đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm trong và ngoài nước, tiêu thụ chậm, dẫn đến thu nhập của người dân, chính vì vậy nguồn tiền gửi có trên tài khoản của các tổ chức kinh tế, cá nhân chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với tổng nguồn vốn huy động tại chỗ của Ngân hàng.
2.2.2.2. Tiền gửi tiết kiệm:
Tiền gửi tiết kiệm là phần thu nhập chưa sử dụng cho đầu tư sản xuất và tiêu dùng trong hiện tại của các cá nhân và hộ gia đình được gửi vào Ngân hàng.
Những năm gần đây, cùng với sự ổn định tiền tệ, sự phát triển chung của cả nước, kinh tế trên địa bàn Phú Thọ không ngừng nâng cao, tăng tích luỹ. Nhân dân có lối sống cần kiệm, tin tưởng tuyệt đối khi họ gửi tiền vào ngân hàng.
Biểu 3: Kết cấu tiền gửi tiết kiệm qua các năm
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Tổng nguồn vốn
156.655
190.580
230.405
I. Nội tệ
150.560
96,1
180.760
94,8
213.640
92,7
Tiền gửi KKH
3.470
2,2
14.160
7,4
36.060
15,6
Tiền gửi CKH dưới 12 tháng
37.840
24,1
34.570
18,1
39.350
17,1
Tiền gửi CKH từ 12 đến 24 tháng
109.250
69,8
129.860
68.2
134.380
58,4
Tiền gửi CKH trên 24 tháng
2.170
1,1
3.850
1,6
II. Ngoại tệ
6.095
3.9
9.820
5.2
16.765
7.3
Tiền gửi KKH
Tiền gửi CKH dưới 12 tháng
6.095
3.9
3.395
1,8
Tiền gửi CKH từ 12 đến 24 tháng
6.425
3,4
Tiền gửi ngoại tệ (USD) qui đổi
16.765
7,3
( Nguồn: Báo cáo của chi nhánh NHNo và PTNT Thanh Miếu)
Hiện nay ở NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh miếu có các hình thức gửi tiền tiết kiệm:
- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.
- Tiền gửi tiết kiệm dưới 12 tháng.
- Tiền gửi tiết kiệm trên 12 tháng.
2.2.2.3. Huy động tiền gửi kỳ phiếu, trái phiếu.
Là hình thức huy động vốn mang tính bổ sung nhằm đáp ứng quan hệ cung cầu vốn của NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Miếu. Trường hợp nguồn vốn không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay hoặc cần huy động nhanh một khối lượng vốn lớn, NHNo & PTNt Chi nhánh Thanh Miếu phát hành kỳ phiếu ngắn hạn với mức ưu đãi về alĩ suất. Tuỳ hình thức huy động có thể trả lãi trước hoặc trả lãi khi đến hạn, kỳ phiếu thường được huy động trong một thời gian nhất định với các loại kỳ phiếu có thời hạn xác định là 3 tháng, 6 tháng hoặc 9 tháng.
2.2.2.4. Vay các tổ chức tín dụng khác.
Trong quá trình hoạt động không tránh khỏi hiện tượng đọng vốn do huy động vào mà tạm thời chưa cho vay hoặc đã cho vay nhưng khách hàng trả nợ, tạo nên nguồn tạm thời nhàn rỗi để các ngân hàng cho nhau vay trong quan hệ đơn phương hoặc thông qua thị trường liên ngân hàng.Khai thác khía cạnh đó mà NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Miếu thường xuyên vay của các tổ chức tín dụng đây là nguồn vốn bổ sung quan trọng.
2.2.2.5. Huy động tiền gửi cá nhân, cá thể.
Thanh toán với khối lượng lớn, cự ly xa nếu sử dụng tiền mặt, ngân phiếu thường chi phí lớn, không an toàn và tốn kém thời gian. Việc thanh toán qua ngân hàng thực sự trở thành ưu thế được mọi loại hình kinh tế chấp nhận, đặc biệt là khi ngân hàng thực hiện thanh toán qua mạng máy vi tính và đáp ứng đủ nhu cầu tiền mặt của mọi khách hàng thì số lượng tài khoảntiền gửi thanh toán của tư nhân tăng lên nhanh chóng. Thủ tục mở tài khoản và sử dụng tài khoản đơn giản và tiện lợi hơn trước đây.
2.2.3. Cơ cấu nguồn vốn của NHNo & PTNT Chi Nhánh Thanh Miếu.
2.2.3.1 Cơ cấu vốn theo nguồn hình thành.
- Cơ cấu dư nợ theo loại cho vay:
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/2005
31/12/2006
31/12/2007
Dư nợ
Tỷ trọng (%)
Dư nợ
Tỷ trọng (%)
Dư nợ
Tỷ trọng (%)
Dư nợ ngắn hạn
52.265
26,6
74.565
28,3
91.696
27,4
Dư nợ trung hạn
144.220
73,4
189.164
71,7
243.502
72,6
Dư nợ dài hạn
Cộng
196.485
100
263.729
100
335.198
100
( Nguồn: Báo cáo của chi nhánh NHNo và PTNT Thanh Miếu)
Qua bảng số liệu cho thấy tỷ trọng dư nợ ngắn hạn tại chi nhánh qua các năm 2005, 2006, 2007 thấp hơn tỷ trọng dư nợ trung hạn ở các năm đó. Điều này là hợp lý vì dư nợ ngắn hạn tại Chi nhỏnh thấp hơn dư nợ trung và dài hạn và đang cú xu hướng tăng do chủ trương giảm cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Miếu.
- Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế:
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/2005
31/12/2006
31/12/2007
Dư nợ
Tỷ trọng (%)
Dư nợ
Tỷ trọng (%)
Dư nợ
Tỷ trọng (%)
Dư nợ DNNN
Dư nợ DNNQ
6.885
3,5
14.083
5,3
21.547
6,4
Dư nợ HTX
Dư nợ hộ SX
189.600
96,5
249.646
94,7
313.651
93,6
Cộng
196.485
100
263.729
100
335.198
100
( Nguồn: Báo cáo của chi nhánh NHNo và PTNT Thanh Miếu)
Như vậy tại chi nhánh dư nợ tập trung chủ yếu ở những khoản cho vay đối với hộ sản xuất.
- Quá trình tăng trưởng dư nợ qua các năm:
Đơn vị: Triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
Tổng dư nợ
196.485
263.729
335.198
2
So sánh tổng dư nợ năm sau so năm trước (số tuyệt đối)
67.244
71.469
3
So sánh tổng dư nợ năm sau so với năm trước (%)
34,2
27,1
( Nguồn: Báo cáo của chi nhánh NHNo và PTNT Thanh Miếu)
- Nguồn vốn làm dịch vụ hoặc uỷ thác tín dụng.
đây là nguồn vốn đặc biệt kể từ khi nhà nước thực hiện chính sách kinh tế mở cửa và cho phép phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Nguồn vốn nước ngoài, nguồn vốn của các tổ chức chính phủ đwocj đầu tư vào Việt nam ngày càng tăng. Đối tượng chủ yếu là kinh tế nông nghiệp.
2.2.3.2 Cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn huy động.
Các hình thức huy động vốn đều tuân thủ nguyên tắc thời hạn huy động càng dài thì lãi suất càng cao và ngược lại. Khi chuyển sang thương mại, yêu cầu kinh doanh phải có lãi suất cho vay ngắn hạn. Điều này thực tế khó chấp nhận, chính vì vậy việc huy động vốn dài hạn chưa phát huy tác dụng.
Là một tỉnh miền núi, đa phần dân cư sống nhờ vào sản xuất nông nghiệp, nhu cầu vay vốn của đối tượng này để phát triển sản xuất, xoá đói giảm nghèo là hết sức cấp bách. Tuy nhiên với đối tượng này để mở rộng sản xuất, mở rộng chuồng trại cũng như đầu tư ban đầu vào cơ sở hạ tầng để phục vụ sản xuất cần một khối lượng vốn không nhiều nhưng thời gian và sản phẩm có thời hạn thu hoạch lâu. Chính vì vậy nhu cầu vốn trung và dài hạn trên địa bàn là hết sức lớn.
Là một chi nhánh nằm trên địa bàn mà chủ yếu nhiều hộ vay để đóng tàu thuyền. Nên chi nhánh phải sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn.
2.3. Đánh giá huy động vốn của NHNo & PTNT chi nhánh Thanh Miếu.
2.3.1. Kết quả đạt được.
Ngay sau khi được thành lập , chi nhánh xây dựng mục tiêu và chiến lược kinh doanh nhằm không ngừng mở rộng qui mô, nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh với phương châm tập trung khai thác mọi nguồn vốn nhàn rỗi một cách có hiệu quả trong mọi thành phần kinh tế để cấp vốn tín dụng cho những nhu cầu ngày càng tăng của danh mục tài sản. Nguồn vốn huy động có bước tăng trưởng khá. Năm 2007 do ảnh hưởng của tình hình kinh tế xã hội, việc mở rộng tăng trưởng tín dụng và huy động vốn gặp nhiều khó khăn nhưng chi nhánh vẫn duy trì được qui mô nguồn vốn huy động: 230.405 đồng.
Hầu hết các nguồn vốn tiền gửi tính theo số liệu bình quân đều tăng trưởng khá.
Tiền gửi không kỳ hạn tăng lên là nhờ việc thực hiện có hiệu quả chiến lược khách hàng, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng dịch vụ nên số lượng khách hàng mở tài khoản tại đơn vị không ngừng tăng lên.
Nguồn vốn tiền gửi có kỳ hạn dài tăng lên cả số dư và tỷ trọng tuy chưa theo kịp sự điều chỉnh của cơ cấu dư nợ cho vay nhưng là sự chuyển dịch khá tích cực cho thấy đơn vị trú trọng hơn việc huy động vốn trung và dài hạn. Đồng thời tỷ trọng vốn tự huy động của địa bàn tăng lên trong khi tỷ trọng tiền vay của các tổ chức tín dụng giảm giúp ngân hàng ứng phó với khó khăn lãi suất đầu ra liên tục giảm.
để đạt được kết quả trên là do chi nhánh áp dụng đồng bộ các chính sách đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ, chính sách giá cả linh hoạt và các biện pháp tổ chức kỹ thuật, bảo mật thông tin cho khách hàng.
- Trong năm 2006 :
Tổng thu: 18.285 triệu đồng tăng so với năm 2005là 53,5%. Trong đó: Thu lãi đạt 17.895 triệu đồng, tăng 65,8% so với năm 2005
Tổng chi: 16.398 triệu đồng tăng so với năm 2005là 63,8%. Trong đó: Chi trả huy động vốn là 2.130 triệu đồng; Chi trả ngân hàng cấp trên là 14.365 triệu đồng.
Chênh lệch thu - chi là: 1.887 triệu đồng
Hệ số lương đạt: 1,351
- Trong năm 2007 :
Tổng thu: 25.148 triệu đồng tăng so với năm 2006là 37,5%. Trong đó: Thu lãi đạt 24.918 triệu đồng, tăng 39,2% so với năm 2006
Tổng chi: 21.897 triệu đồng tăng so với năm 2006là 33,5%. Trong đó: Chi trả huy động vốn là 3.023 triệu đồng; Chi trả ngân hàng cấp trên là 16.578 triệu đồng.
Chênh lệch thu - chi là: 3251 triệu đồng
Hệ số lương đạt: 1,17
Tổng quỹ lương làm ra: 2.018 triệu đồng
Tổng quỹ lương được hưởng: 1.098 triệu đồng.
2.3.2. Hạn chế và những nguyên nhân
Qua phân tích và trình bày những thực trạng về công tác huy động vốn tại NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Miếu chúng ta nhận thấy mặc dù Ngân hàng áp dụng đa dạng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6361.doc