LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 3
I. VAI TRÒ VÀ LOẠI HÌNH CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. 3
1. Khái niệm cạnh tranh của Doanh nghiệp 3
2. Vai trò của cạnh tranh giữa các doanh nghiệp 4
3. Các loại hình cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường: 5
4. Mối quan hệ giữa cạnh tranh và hợp tác: 6
II. CÁC CÔNG CỤ CẠNH TRANH CHỦ YẾU: 6
1. Cạnh tranh bằng sự đa dạng hoá: 7
2. Cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm: 8
3. Cạnh tranh bằng giá cả. 8
4. Cạnh tranh bằng nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm: 10
III. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP. 12
1. Khả năng cạnh tranh và nâng cao khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp. 12
2. Tính tất yếu của nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 13
PHẦN II: THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY KHOÁ MINH KHAI 15
I. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY KHOÁ MINH KHAI. 15
1. Quá trình hình thành và phát triển. 15
2. Bộ máy tổ chức và lao động. 18
3. Máy móc thiết bị và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 23
4. Về nguyên vật liệu chính mà Công ty đã và đang sử dụng. 25
5. Sản phẩm và thị trường 26
6. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong nhũng năm gần đây: 28
II. KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY KHOÁ MINH KHAI TRONG NHỮNG NĂM QUA. 31
1. Sản phẩm và chất lượng sản phẩm. 31
2. Giá bán. 33
3. Công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm. 36
4. Các hoạt động quảng cáo-tiếp thị, yểm trợ bán hàng. 38
5. Các công cụ cạnh tranh khác. 39
III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY KHOÁ MINH KHAI. 40
1. Các yếu tố bên ngoài. 40
2. Các yếu tố bên trong Công ty. 44
IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY. 45
1. Những kết quả đạt được: 45
2. Giá bán và các chính sách hỗ trợ bán hàng: 46
3. Tồn tại. 47
PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY KHOÁ MINH KHAI 49
I. ĐA DẠNG HOÁ SẢN PHẨM. 50
1. Đa dạng hoá chủng loại sản phẩm. 50
2. Đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh: 50
II. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG. 51
1. Sự cần thiết của công tác nâng cao chất lượng sản phẩm : 51
2. Nội dung của những biện pháp 51
III. TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG MARKETING VÀ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KÊNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM. 53
1. Sự cần thiết của giải pháp: 53
2. Nội dung của giải pháp: 53
IV. HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HỆ THỐNG BÁN HÀNG 58
KẾT LUẬN 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
62 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1380 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng khả năng cạnh tranh trong tiêu thụ sản phẩm của công ty khoá Minh Khai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ty khoá Minh Khai trước đây là đơn giản, quá trình sản xuất sản phẩm phải trải qua các phân xưởng. Nhưng do bố trí hợp lý giữa các phân xưởng nên công tác tổ chức sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm tương đối thuận tiện.
Phôi tiện, chi tiết bán thành phẩm gia công thuê ngoài được nhập vào kho vật tư, từ kho vật tư xuất phôi tiện, các chi tiết bán thành phẩm xuống phân xưởng cơ khí, sau khi gia công xong được nhập vào kho thành phẩm nếu sản phẩm đó xuất bán. Cũng ở công đoạn này, sản phẩm nào bị hỏng thì được nhập lại kho vật tư. Từ kho bán thành phẩm được xuất xuống phân xưởng mạ, phân xưởng lắp ráp. Số sản phẩm ở phân xưởng mạ được nhập vào kho chi tiết hoàn chỉnh và từ kho chi tiết hoàn chỉnh xuống phân xưởng lắp ráp hoàn chỉnh rồi được nhập vào kho thành phẩm xuất bán.
Quy trình công nghệ sản xuất khoá của Công ty được tóm tắt theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2: Quy trình sản xuất khoá của Công ty khoá Minh Khai
Phôi tiện
Phân xưởng cơ khí
Phân xưởng mạ
Phân xưởng lắp ráp hoàn chỉnh
Kho bán thành phẩm
Kho bán thành phẩm
Kho thành phẩm
Chi tiết bán thành phẩm gia công
Kho vật tư
4. Về nguyên vật liệu chính mà Công ty đã và đang sử dụng.
Trong thời kỳ bao cấp, Công ty được cung cấp nguyên vật liệu theo chỉ tiêu, sản xuất sản phẩm ra được phân bố tiêu thụ theo kế hoạch Nhà nước. Do vậy mà nguyên liệu sản xuất của Công ty không đồng bộ, không liên tục và không hợp lý, chẳng hạn có lúc nguyên liệu có trong kho rất nhiều, có lúc lại không đủ để sản xuất Sản phẩm của Công ty trong thời kỳ này chưa có đối thủ cạnh tranh, hơn nữa được Nhà nước giao kế hoạch tiêu thụ nên mặc dù sản phẩm kém chất lượng vẫn tiêu thụ được. Do vậy, Công ty chưa chú trọng đến công tác chất lượng. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, tất cả các đơn vị sản xuất kinh doanh đều phải tự tìm thị trường đầu vào và thị trường đầu ra cho mình, tự hạch toán kinh doanh do vậy việc tìm mua và theo dõi chất lượng nguyên vật liệu đầu vào được chú trọng và nó trở thành mắt xích đầu tiên để đảm bảo cho chất lượng sản phẩm sản xuất ra là tốt. Đối với Công ty khoá Minh Khai phần lớn nguyên vật liệu là mua ngoài hoặc thuê bên ngoài gia công do đó việc kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu cũng gặp không ít khó khăn trong khâu kiểm tra vật liệu trưóc khi nhập kho.
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quy định cho mỗi loại sản phẩm riêng và công nghệ sản xuất lại có yêu cầu khác nhau về nguyên liệu mặc dù cùng sử dụng một loại nguyên liệu. Cùng làm khoá nhưng thép để làm khoá MK 10 đòi hỏi phải có hàm lượng sắt pha tạp ít nhưng thép để làm khoá MK10a lại cần có hàm lượng sắt pha tạp cao hơn. Từ tình hình trên ta thấy nguyên vật liệu ảnh hưởng rất lớn đến việc bảo đảm và nâng cao chất lượng sản phẩm.
5. Sản phẩm và thị trường
Sau khi chuyển sang nền kinh tế thị trường các Công ty tự chủ hạch toàn kinh doanh. Công ty khoá Minh Khai cũng phải tìm thị trường đầu vào cho quá trình sản xuất và tìm thị trường đầu ra cho qua trình tiêu thụ sản phẩm.
Sản phẩm của Công ty khoá Minh Khai như: khoá MK10C, khoá MK10E gang, khoá MK 10N gang, ke đen 120, ke mạ 160, bản lề cối mục 160, chốt cửa..., đã có mặt trên khắp các tỉnh miền Bắc, miền Trung và miền Nam nhưng thị trường tiêu thụ chủ yếu của Công ty là ở miền Bắc. cơ chế thị trường tạo điều kiện cho tất cả các thành phần kinh tế phát triển, ở lĩnh vực nào có lợi nhuận, có thị trường là có cạnh tranh và ngày càng quyết liệt, đặc biệt trong cùng loại sản phẩm, chẳng hạn khoá cửa MK 10A trước đây chỉ có Công ty khoá Minh Khai sản xuất nay đã có nhiều Công ty trong và ngoài nước sản xuất loại khoá này. Do đã có uy tín trên thị trường nên sản phẩm của Công ty tiêu thụ khá tốt.
Các sản phẩm khoá của Công ty và của các Công ty khác đang cạnh tranh với nhau và cũng phải cạnh tranh với sản phẩm ngoại nhập. Do đó Công ty chỉ tồn tại và phát triển được khi chất lượng sản phẩm ngày một nâng cao, mẫu mã, chất lượng và đặc điểm của thị trường tiêu thụ các loại sản phẩm của Công ty cùng với sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ, đòi hỏi việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của Công ty luôn đảm bảo, giữ vững và nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Các loại khoá, chốt của là mặt hàng thiết yếu của mỗi gia đình, cơ quan, xí nghiệp. Trong mỗi gia đình khoá đã có vị trí quan trọng trong việc bảo vệ an toàn. Những sản phẩm của Công ty đã phần nào thoả mãn nhu cầu trên của mọi gia đình, cơ quan, xí nghiệp.
Ngày trước, khi nói đến sản phẩm khoá là người ta nghĩ ngay đến khoá Minh Khai. Nhưng mấy năm gần đây, khi chuyển sang nền kinh tế thị trường đã có nhiều đơn vị sản xuất, gia công loại sản phẩm này. Chỉ riêng địa bàn Hà Nội đã có tới 3 Công ty sản xuất khoá, mặt khác các sản phẩm khoá ngoại nhập tràn lan trên thị trường Việt Nam, các sản phẩm được sản xuất rất phong phú, đa dạng về chủng loại và mẫu mã, chất lượng bảo đảm và giá cả linh hoạt đang là thách thức rất lớn đối với Công ty khoá Minh Khai, sản phẩm của Công ty là sản phẩm cơ khí có thời gian sử dụng dài, do đó yêu cầu về mặt chất lượng là rất quan trọng.
Biểu số 3: Số lượng sản xuất từng mặt hàng của Công ty trong 3 năm gần đây:
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Stt
Tên sản phẩm
đơn vị
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
Khoá MK 10
Khoá MK 10a
Khoá MK 10C
Khoá MK 10E gang
Khoá dây xe đạp
Ke đen 120
Ke mạ 120
Ke đen 160
Ke mạ 160
Ke inox 120
Bản lề cối 160
Bản lề mạ 160
Chốt mạ 110
Chốt mạ 200
Cremon 23K
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
50 000
45 000
14 000
52 000
7 000
14 000
14 000
14 000
12 000
5 000
50 000
50 000
13 500
10 000
4 500
75 000
25 000
14 500
65 000
7 500
16 000
16 000
16 000
13 500
6 000
53 000
53 000
15 000
10 000
7 000
55 000
20 000
20 000
47 000
8 200
20 000
20 000
20 000
18 000
6 500
55 000
55 000
15 000
12 500
6 500
6. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong nhũng năm gần đây:
Biểu số 4: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu tổng hợp của Công ty
(trích từ báo cáo kết quả kinh doanh của phòng kế hoạch)
Số năm
Giá trị tổng sản lượng
Doanh thu
Sản phẩm chủ yếu
% hoàn thành kế hoạch
Giá trị (tr)
% hoàn thành kế hoạch
Giá trị (tr)
% hoàn thành kế hoạch
Giá trị (tr)
1997
129
447
94,4
-390
88,27
-26641
1998
110
777
110,7
990
107,3
11725
1999
99,7
-39
69,3
-552
72,7
-121144
2000
92,7
-923
93,2
-1019
99,8
-834
2001
112
780
112
1000
110,5
19846
Trong năm 1997 và năm 1998, giá trị tổng sản lượng của công ty vượt mức kế hoạch do trong thời gian này có nhận thêm lao động vào làm việc, do máy móc thiết bị của Công ty mới được thay thế để đưa vào sản xuất và trong thời gian này Công ty được bộ xây dựng giao kế hoạch phải phát triển Công ty theo chiều rộng. Tuy sản lượng có tăng lên nhưng doanh thu trong 2 năm vẫn không đạt được yêu cầu mà Công ty đề ra. Những năm 1999 và năm 2000 giá trị tổng sản lượng giảm so với kế hoạch đề ra, cụ thể năm 1999 chỉ đạt có 99,7% so với kế hoạch, năm 2000 đạt 92,7%. Nguyên nhân dẫn đến việc không hoàn thành kế hoạch là do yêu cầu kế hoạch trong hai năm tăng lên. Do các sản phẩm tồn kho của các năm trước nhiều. Nhưng năm 2001 giá trị tổng sản lượng tăng lên so với kế hoạch đề ra, đây mà năm mà Công ty làm ăn phát đạt. Doanh thu của Công ty vượt mức kế hoạch 12%. Đạt được kết quả trên là do Công ty đã điều chỉnh lại kế hoạch sản xuất, đây là một biểu hiện tốt mà Công ty cần phát huy.
Biểu số 5: Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu giữa các năm của Công ty.
(Nguồn: Trích từ báo cáo từ kết quả kinh doanh-Phòng Kinh doanh tổng hợp)
Stt
Các chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 1999 so với 1998
Năm 2000 so với 1999
Năm 2001 so với 2000
% Thực hiện
Tăng thêm
% Thực hiện
Tăng thêm
% Thực hiện
Tăng thêm
1
2
3
Giá trị tổng sản lượng
Doanh thu
Các loại sản phẩm
Tr
Tr
Cái
280.3
130.8
130,1
5860
2213
60364
154.7
154.9
53.140
4372
5162
53140
138.5
126.1
140.2
2175
1411
50700
Nhìn chung, giá trị tổng sản lượng của Công ty trong 2 năm 1998 và 1999 tăng lên, cụ thể tăng là 280,3% giá trị tổng sản lượng và tăng thêm một lượng là: 5.860.000.000 đồng. Doanh thu tăng 30,8%. Các sản phẩm của Công ty cũng tăng lên cụ thể tăng 30,1% tương ứng là 60.364 cái. Trong năm 1999 doanh thu của Công ty cũng tăng lên tương đối với sản phẩm làm ra của Công ty. Nhưng trong năm 1999 tốc độ tăng giá trị tổng sản lượng nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng số lượng sản phẩm và tốc độ doanh thu. Điều đó cho ta thấy trong năm 1999 sản phẩm của Công ty làm ra tốc độ tiêu thụ sản phẩm còn chậm và điều này có nghĩa lượng thành phẩm tồn kho trong năm 1999 là khá nhiều làm cho nguồn vốn lưu động của Công ty bị ứ đọng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tốc độ tiêu thụ sản phẩm của Công ty lại chậm hơn so với tốc độ tăng giá trị sản lượng là do mấy yếu tố sau đây:
- Trong thời gian này, do Công ty đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị mới nên làm cho tốc độ tăng năng suất lao động tăng lên. Trên thị trường không những chỉ có sản phẩm của Công ty mà còn có sản phẩm của Công ty khác như Công ty khoá Việt Tiệp. Đặc biệt phải cạnh tranh với hàng ngoại nhập. Một phần do khâu tiêu thụ sản phẩm của Công ty còn yếu.
- Năm 1999, Công ty đã rút kinh nghiệm từ năm trước và đã chú trọng vào khâu sản xuất và khâu tiêu thụ sản phẩm, lập ra kế hoạch sản xuất hợp lý. Trong năm này, sản phẩm của Công ty đã có mặt trên thị trường niềm Nam và miền Trung. Do vậy kế hoạch sản xuất, tiêu thụ hợp lý nên năm 1999, giá trị tổng sản lượng tăng 54,7% ứng với 4.372 triệu đồng. Doanh thu của Công ty tăng lên 54,9% tương đương với 5162 triệu đồng.
- Năm 2000, giá trị tổng sản lượng năm này làm giảm đi so với giá trị tổng sản lượng năm 1999 cụ thể là giảm đi 7,3% làm cho giá trị tổng sản lượng giảm đi một phần tương ứng là 932 triệu đồng từ đó kéo theo doanh thu đã giảm đi 562 triệu đồng. Nguyên nhân của sự giảm đó là do người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi chất lượng cao và mẫu mã đẹp. Do sự biến động tài chính của các nước trong khu vực đã làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong nước.
Sang năm 2001, giá trị tổng sản lượng của Công ty tăng 38,5%, doanh thu tăng 26,1%, số lượng sản phẩm tăng lên 40,2% tốc độ tăng số lượng sản phẩm tăng nhanh hơn tốc độ tăng giá trị tổng sản lượng, tốc độ tăng doanh thu. Đây là một biểu hiện tốt của Công ty vì sản phẩm của Công ty sản xuất ra tiêu thụ nhanh làm cho số vòng luân chuyển vốn tăng lên, doanh thu tăng.
II. khả năng cạnh tranh trong tiêu thụ sản phẩm của công ty khoá minh khai trong những năm qua.
1. Sản phẩm và chất lượng sản phẩm.
Sản phẩm và chủng loại sản phẩm là công cụ cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Nhìn chung thị trường khóa ở Việt Nam rất phong phú và đa dạng cả về chất lượng lẫn chủng loại.
Sản phẩm khoá các loại thuộc loại sản phẩm cơ khí nên đánh giá chất lượng sản phẩm phải dựa trên các chỉ tiêu độ bền, độ an toàn. Ngoài ra chúng ta phải dựa vào cảm quan để đánh giá. Nếu tất cả chỉ tiêu đó đạt kết quả yêu cầu thì sản phẩm mới xem là đạt yêu cầu về chất lượng.
Trong mấy năm gần đây, chất lượng snr phẩm khoá của Công ty ngày một nâng cao, đạt được kết quả đó là do công ty đã đổi mới, sửa chữa và nâng cấp máy móc, thiết bị, phù hợp với khả năng và tình hình thực tế của công ty. Đội ngũ công nhân lao động của công ty nhiệt tình nghiên cứu, chế thử để tìm ra giải pháp tốt và bước đầu thấy khả quan.
Công nghệ sản xuất khoá của công ty vẫn có khâu làm thủ công như : tạo rãnh, răng chìa khoá, lắp bi, lò xo khoá... Do có khâu làm thủ công cho nên không tránh khỏi những sai sót do công nhân gây ra. Mặt khác, khoá của công ty khi đưa vào sử dụng vẫn còn hay bị kẹt bi, lò xo yếu nên không mở được.
Riêng đối với khoá Việt tiệp, hầu hết các công đoạn sản xuất khoá đều được làm trên dây chuyền tự động, hơn nữa, lại được sự giúp đỡ của một đội ngũ các chuyên gia kỹ thuật giỏi của nước bạn nên những khiếm khuyết về chất lượng khoá là rất ít.
Đứng trước thực trạng đó, cán bộ phòng kỹ thuật của Công ty đã bắt tay vào nghiên cứu tìm ra những giải pháp tốt nhất để khắc phục những sai sót, đảm bảo cho sản phẩm khoá sản xuất ra đạt đúng tiêu chuẩn để có sức cạnh tranh tốt trên thị trường.
Để nâng cao chất lượng sản phẩm, ngoài việc xây dựng hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 thì việc nghiên cứu phát triển sản phẩm cũng rất cần thiết. Hàng năm Công ty khoá Minh Khai đã giành một khoản đầu tư không nhỏ cho việc nghiên cứu, chế thử sản phẩm, nghiên cứu sở thích của người tiêu dùng. Tuy con số giành cho việc đầu tư này còn ít ỏi những đã giúp cho Công ty đề ra các định mức kinh tế - kỹ thuật và dựa vào đó để kiểm tra chất lượng sản phẩm. Nghiên cứu và phát triển sản phẩm là một những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty.
2. Giá bán.
Đối với mặt hàng tiêu dùng, ngoài yếu tố chất lượng và mẫu mã sản phẩm thì giá cả cũng là yếu tố quan trọng để đi đến quyết định mua cảu khách hàng. Công ty khóa minh khai đã sử dụng giá cả làm công cụ cạnh tranh rất linh hoạt trên các thị trường khác nhau. Với những sản phẩm mới, được nhiều người tiêu dùng ưu chuộng thì Công ty dùng chính sách đánh giá cao để thu lợi nhuận tối đa, khai thác hết khả năng thị trường còn đối với những sản phẩm đã cũ thì Công ty dùng chính sách giá cả linh hoạt để thu hồi vốn. Vì vậy, trong năm qua, Công ty đã làm tốt công tác tiêu thụ sản phẩm, tránh tình trạng hàng hoá tồn kho gây ứ đọng.
Để có một giá bán phù hợp với mức thu nhập của khách hàng đồng thời cũng để thực hiện vấn đề cạnh tranh về giá đối với các đối thủ cạnh tranh khác thì công ty đã tiến hành phân loại giá trên cơ sở thống nhất ý kiến của các phòng ban. Đặc biệt là ý kiến của Ban giám đốc công ty. Do đó, giá bán sản phẩm được chia thành 2 loại giá: giá bán buôn, bán lẻ đối với các sản phẩm như: ke, cụm crêmon... cho nên trong những năm qua, trước sự biến động của nền kinh tế và sự thay đổi chính sách thuế của nhà nước, từ thuế doanh thu sang thuế VAT đã làm cho tình hình sản xuất của công ty gặp không ít khó khăn. Nhưng để đảm bảo uy tín và giữ được khách hàng, công ty đã cố gắng giữ giá ở một mức độ ổn định.
Nhìn chung,đối với công ty khoá Minh Khai thì giá bán của sản phẩm so với Công ty khoá Việt tiệp có hạ hơn. Điều đó còn là do là do hệ thống chất lượng của công ty khoá Minh Khai về cơ bản đã được hoàn thiện giúp công ty hạ giá thành dựa vào việc tiết kiệm một khối lượng lớn chi phí vật tư dư thừa, chi phí sản phẩm sai hỏng... mang lại cho công ty nhiều lợi thế trong sản xuất kinh doanh, đặc biệt đây là công cụ sắc bén được sử dụng trong cạnh tranh.
Tuy nhiên để làm tốt được điều này, Công ty cũng cần phải luôn theo dõi, dự báo mức biến động về giá cả trên thị trường, đặc biệt là chính sách giá cả của các đối thủ cạnh tranh khác để có sự điều chỉnh thích hợp, mang lại hiệu quả cao.
Biểu số 6: Giá bán sản phẩm tại công ty khoá Minh Khai
(áp dụng từ ngày 01/03/2001- số liệu do phòng Marketing cung cấp)
TT
danh mục sản phẩm
đvt
giá thanh toán
(bao gồm cả thuế VAT)
I
khoá các loại
cái
1
Khoá Mk 10
cái
10000
2
Khoá MK10A
cái
10000
3
Khoá MK10A đồng
cái
15700
4
Khoá MK10E gang
cái
12000
5
Khoá MK10E2 gang
cái
12000
6
Khoá MK10E đồng
cái
15700
7
Khoá MK10K gang
cái
15500
8
KHOá Mk10K đồng
cái
35000
9
Khoá MK 10C đồng
cái
44000
10
Khoá MK10N gang
cái
34000
11
Khoá MK10N đồng
cái
19000
12
Khoá MK10N nhôm
cái
29000
13
KHoá MS gang
cái
17000
14
Khoá MS đồng
cái
29000
15
Khoá MS nhôm
cái
17000
16
Khoá MK10M
cái
23000
17
Khoá xe đạp dây
cái
13000
18
Khoá MK10NS sơn TĐ
cái
18900
19
Khoá MK 10CS sơn TĐ
cái
11000
II
Ke các loại:
cái
20
ke đen120
cái
900
21
ke đen160
cái
1400
22
ke mạ120
cái
1700
23
kemạ160
cái
2200
24
ke160 mạ kẽm
cái
3000
III
Bản lề các loại:
cái
25
bản lề cối đen160
cái
2800
26
bản lề gông đen160
cái
3200
27
bản lề cối mạ160
cái
4800
28
bản lề 100NO
cái
15000
IV
Chốt các loại:
cái
29
chốt mạ110
cái
2200
30
chốt mạ200
cái
2600
31
chốt cửa trong
cái
4500
Biểu số 7: giá bán sản phẩm tại công ty khoá Việt Tiệp
(áp dụng từ 01/03/2001- số liệu do phòng Marketing cung cấp)
TT
danh mục sản phẩm
đvt
giá bán
(bao gồm cả thuếVAT)
I
khoá các loại:
cái
1
Khoá MK10
cái
10500
2
Khoá MK10A
cái
10500
3
Khoá MK10A đồng
cái
16000
4
Khoá MK10E gang
cái
12000
5
Khoá MK10E2 gang
cái
12500
6
Khoá MK 10E đồng
cái
16200
7
Khoá MK10K gang
cái
36000
8
Khoá MK10K đồng
cái
44000
9
Khoá MK10N gang
cái
34500
10
Khoá MK10N nhôm
cái
20000
11
Khoá MK10N đồng
cái
28000
12
Khoá MK10S gang
cái
14000
13
Khoá MK10S đồng
cái
19000
14
Khoá xe đạp dây
cái
15500
15
Khoá MK10NS sơn TĐ
cái
32000
II
ke các loại:
cái
16
ke đen120
cái
1000
17
ke đen160
cái
1500
18
ke mạ120
cái
1600
19
kemạ160
cái
2400
20
ke160 mạ kẽm
cái
3000
III
Bản lề các loại:
cái
21
bản lề cối đen160
cái
3000
22
bản lề gông đen160
cái
3200
23
bản lề cối mạ160
cái
5000
24
bản lề 100NO
cái
15000
IV
Chốt các loại:
cái
25
chốt mạ110
cái
2500
26
chốt mạ200
cái
2800
27
chốt cửa trong
cái
5000
3. Công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm.
Sau khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, các công ty tự chủ hạch toán kinh doanh. Công ty khoá minh khai cũng phải tự tìm thị trường đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh và tìm thị trường đầu ra cho quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Trong vài năm gần đây do có sự mở cửa của nền kinh tế với sự hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế khu vực hay các tổ chức kinh tế khác như: AFTA, WTO đã làm thay đổi bộ mặt của nền kinh tế trong nước, đi kèm với nó là chất lượng đời sống được nâng lên. Người tiêu dùng cũng đòi hỏi cao hơn đối với những sản phẩm mà họ mua. Do vậy, sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất nhằm kéo khách hàng về phía mình đang ngày càng gay gắt và Công ty khoá Minh Khai cũng không tránh khỏi vòng xoáy đó. Trước đây, sản phẩm của Công ty chủ yếu là cung cấp cho thị trường miền Bắc nhưng gần đây để kéo khách hàng gần hơn về phía mình hay mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và giành giật thị trường đối với các đối thủ cạnh tranh của mình như khoá Việt Tiệp, HTX khoá Trúc Sơn, các loại khoá ngoại nhập khác. Công ty khóa Minh Khai đang hướng sản phẩm của mình vào thị trường tiêu thụ miền Trung và miền Nam nhưng điều đáng lo ngại nhất là các Công ty, các HXT đã nhái lại mẫu mã, kiểu dáng của Công ty khoá Minh Khai với giá rẻ hơn đã làm ảnh hưởng rất lớn đến uy tín và khả năng tiêu thụ của Công ty.
Tuy nhiên đó là thực trạng chung của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đầu của nền kinh tế thị trường, cho nên để có thể tồn tại buộc Công ty phải có những biện pháp hữu hiệu từ quá trình sản xuất cho đến việc bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm của mình để khách hàng có một cách nhìn đúng đắn về những sản phẩm đích thực của Công ty.
Do đặc điểm sản phẩm của Công ty bao gồm các mặt hàng cơ khí công nghiệp và cơ khí tiêu dùng, vừa phục vụ cho ngành sản xuất công nghiệp, vừa phục vụ cho dân cư. Vì vậy khoá Minh Khai đã tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm đồng thời theo cả 2 kênh:
- Kênh phân phối trực tiếp: Công ty trực tiếp bán sản phẩm cho khách hàng theo hợp đồng và đơn đặt hàng hoặc có kế hoạch bán lẻ của Công ty trực tiếp cho người tiêu dùng tại cửa hàng bán lẻ của Công ty.
- Kênh phân phối gián tiếp: Công ty ký hợp đồng với các đại lý tiêu thụ sản phẩm. Những sản phẩm đựơc tổ chức tiêu thụ gián tiếp qua các đại lý chủ yếu là sản phẩm cơ khí tiêu dùng như: ke, khoá, bản lề, chốt cửa, cremon. Các cửa hàng đại lý sản phẩm của Công ty được hưởng hoa hồng từ 3-5% (tuỳ theo từng sản phẩm cụ thể) của giá trị hàng hóa bán được.
Các loại sản phẩm chủ yếu của Công ty đều được tiêu thụ ở thị trường phía Bắc mà tiêu biểu là thị trường ở Hà Nội. Các thị trường lân cận như: Hải Phòng, Nam Định mức tiêu thụ không lớn, luôn giữ vững sự ổn định về số lượng nhưng đối với thị trường miền Trung thì sản phẩm tiêu thụ của Công ty ở mức rất khiêm tốn, đặc biệt đối với thị trường phía Nam thì hầu như chưa biết tới sản phẩm của Công ty. Điều này chứng tỏ công tác phát triển thị trường tiêu thụ của Công ty vẫn chưa được mở rộng khắp, cụ thể là khu vực niềm Nam, các sản phẩm của Công ty vẫn chưa đựoc thâm nhập sâu. Đây có lẽ là một điểm yếu của Công ty so với các đối thủ cạnh tranh mà đặc biệt là khoá Việt Tiệp. Khoá Việt Tiệp với số lượng đầu ra lớn(khoảng 5-7 triệu khoá các loại/ năm) đã có mặt trên khắp các thị trường từ Bắc vào Nam và rất được người tiêu dùng ưa chuộng do mẫu mã và độ bền của nó .
Bởi vậy, muốn đẩy mạnh sức phát triển và tốc độ tiêu thụ sản phẩm ở mức cao hơn nữa thì Công ty phải quan tâm chú ý đến việc đầu tư chiều sâu, đổi mới trang thiết bị máy móc hiện đại, đổi mới công nghệ sản xuất. Ngoài ra, Công ty còn phải lập ra các chiến lược chung Marketing, thực hiện các hình thức quảng cáo, giới thiệu sản phẩm đến các vùng, miền. Như vậy thì sản phẩm của Công ty mới có thể chiếm lĩnh khắp các thị trường toàn quốc, đủ sức cạnh tranh còn các sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp khác kể cả hàng ngoại nhập.
4. Các hoạt động quảng cáo-tiếp thị, yểm trợ bán hàng.
Công cụ cạnh tranh của Công ty khoá Minh Khai là chất lượng sản phẩm nên các hoạt động quảng cáo, tiếp thị khuyếch trương sản phẩm không được Công ty chú trọng. Các sản phẩm của Công ty không được người tiêu dùng biết đến thông qua các hoạt động quảng cáo. Trong khi đó Công ty khoá Việt Tiệp lại có hoạt động quảng cáo rất mạnh trên các phương tiện thông tin dại chúng như báo chí, đài phát thanh, truyền hình, thông qua các tờ rơi...điều đó đã làm cho người tiêu dùng biết nhiều hơn về các sản phẩm của Công ty. Đặc biệt, vào những dịp lễ, Tết... Công ty khoá Việt Tiệp còn áp dụng nhiều hình thức khuyến mãi như giảm giá, chiết khấu cho khách hàng mua nhiều với khối lượng lớn. đây là một điều mà Công ty khoá Minh Khai cần phải nghiên cứu và áp dụng triệt để.
Bên cạnh đó,Công ty khoá Minh Khai cũng cần phải nghiên cứu và lựa chọn một phương tiện quảng cáo hữu hiệu phù hợp với khả năng tài chính hiện có nhưng lại đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất, nhằm hướng người tiêu dùng vào sản phẩm của mình một cách nhanh chóng và có tính thuyết phục cao.
Ngoài ra, Công ty cũng nên sử dụng một số biện pháp yểm trợ bán hàng như chiết khấu cho người mua với số lượng lớn, trợ giá vận chuyển cho các thị trường vùng sâu, vùng xa, xây dựng chính sách bảo hành sản phẩm cho khách hàng. Nếu làm tốt được điều đó thì các sản phẩm của Công ty mới có thể đứng vững được trên thị trường.
5. Các công cụ cạnh tranh khác.
5.1. Cạnh tranh về phương thức thanh toán.
Trong phương thức này, Công ty chỉ có thể áp dụng đối với khách hàng là người bán buôn, các đại lý của Công ty mua hàng với khối lượng lớn và mối quan hệ lâu dài với Công ty. áp dụng phương thức thanh toán ưu đãi đối với khách hàng nhằm đưa hàng hoá thâm nhập vào thị trường một cách nhanh chóng và nhịp nhàng. Tuy nhiên, phương thức này đến nay vẫn chưa được áp dụng một cách đồng bộ và triệt để. Phương thức thanh toán của Công ty vẫn còn nhiều rườm rà và gây mất thời gian cho khách hàng. Công ty chỉ cho phép khách hàng mua với số lượng lớn chậm thanh toán trong vòng 7 ngày, trong khi đó Công ty khoá Việt Tiệp lại cho khách hàng có thể trả chậm từ 1 đến 2 tháng. Đó là nguyên nhân làm giảm đi một lượng lớn khách hàng tiêu thụ sản phẩm của Công ty
5.2. Cạnh tranh về phương thức phục vụ.
Ngoài chính sách thanh toán, Công ty khoá Minh Khai còn áp dụng một số chính sách phục vụ như nhận chở hàng hoá đến nơi tiêu thụ, trợ giá vận chuyển cho các đại lý ở xa, mức trợ giá này phục thuộc vào quãng đường vận chuyển.Công ty cũng cho phép khách hàng được quyền đổi lại sản phẩm nếu sản phẩm hỏng là do lỗi về kỹ thuật.
Có thể nói , đây là một bước tiến mới nhằm tạo dựng được uy tín lâu dài của Công ty trên thương trường kinh doanh.
III. các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trong tiêu thụ sản phẩm của công ty khoá minh khai.
1. Các yếu tố bên ngoài.
1.1. Nhóm các yếu tố môi trường vĩ mô.
1.1.1. Các yếu tố về mặt kinh tế.
a. Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế.
Những năm gần đây, tốc độ phát triển nền kinh tế khá cao và ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên do cuộc khủng hoảng kinh tế Châu á nhất là vào cuối năm 1998, đầu năm 1999 đã ảnh hưởng hầu hết đến nền kinh tế của các nước trong khu vực.
Thật vậy, trong thời gian gần đây Công ty khoá Minh Khai đang đứng trước 2 đe doạ lớn, đó là: do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng làm cho một lượng lớn đơn đặt hàng từ phía các nước bạn bị rút lại. Thêm vào đó, chính sách mử cửa của nền kinh tế đã hấp dẫn các Công ty nước ngoài vào Việt Nam làm cho sản phẩm khoá trong nước phải cạnh tranh gay gắt với hàng ngoại nhập.
Khả năng cạnh tranh của Công ty khoá Minh Khai lúc này đã bị yếu đi rất nhiều và có lúc tưởng như không thể tự đứng vững được trong cơ chế thị trường.
b. Tỷ giá hối đoái.
Trong những năm gần đây tỷ giá hối đoái có nhiều biến động lúc lên lúc xuống nhưng nhìn chung là vẫn ổn định, tạo điều kiện cho Công ty có thể đầu tư lắp đặt d
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0134.DOC