Thực trạng môi trường y tế khu vực miền trung tây nguyên qua kết quả quan trắc

Qua họat động quan trắc cho thấy còn tồn tại một số vấn đề liên quan đến

kiểm sóat khí độc tại các cơ sở y tế như: Quy trình xử lý chất thải Ethidium

Bromide trong kỹ thuật PCR chưa thống nhất, chưa có các thiết bị đặc chủng để

kiểm sóat các hơi khí gây mê như Ether, Chloroform

pdf35 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1659 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng môi trường y tế khu vực miền trung tây nguyên qua kết quả quan trắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG Y TẾ KHU VỰC MIỀN TRUNG TÂY NGUYÊN QUA KẾT QUẢ QUAN TRẮC TÓM TẮT Đặt vấn đề: Bảo vệ môi trưởng hiện đang là vấn đề thời sự của cả nước, Bộ Y tế đã chỉ đạo Viện Pasteur Nha Trang đã tiến hành quan trắc môi trường Y tế khu vực miền Trung- Tây Nguyên. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá thực trạng môi trường y tế ( không khí, nước) tại khu vực miền Trung Tây Nguyên theo thời điểm và đề xuất các giải pháp phòng ngừa ô nhiễm. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp điều tra cắt ngang. Kết quả nghiên cứu: - Chỉ có 25 % các đơn vị được quan trắc có hệ thống xử lý nước thải họat động, không đơn vị nào có lò đốt rác thải họat động. Tỷ lệ mẫu đo không đạt TCCP trong môi trường không khí là: vi sinh 58,7% ; ánh sáng 47,1% ; vi khí hậu 26,6% ; Điện từ trường cao tần 18,7% ; Bức xạ tử ngọai 17,8% ; for maldehyt 14,3% ; phóng xạ 6,9% ; Tiếng ồn 1,8% ; Khí độc 1,2%. Quan trắc nước sinh họat và nước thải tỷ lệ mẫu không đạt tiêu chuẩn về vi sinh, hóa lý đều trên 80%. Kết luận: Kết quả trên cho thấy môi trường y tế đang bị ô nhiễm khá cao đặc biệt là nước thải và rác thải ; các giải pháp xử lý chưa được triển khai thực hiện đồng bộ - Đây là điều cần khắc phục rất lớn trong thời gian tới. SUMMARRY# RESULT OF INVESTIGATING ON ENVIRONNMENT IN MEDICAL UNITS IN HIGHT LAND AND MIDDLE OF VIET NAM. Bui Trong Chien, Vien Chinh Chien, Dương Trong Phi et al,. * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 - Supplement of No 4 - 2008: 257 – 262 Background: Protecting environment has been a burning question of our whole country. The Ministry of Health has assigned the activities to control medical environment to the Pasteur Institute in Nha Trang. Objective: Checking and Measuring hazardous factors in the environnment of 12 medical units in hight land and middle of Viet Nam. Methodology: A cross- sectional study design was applied. Result: There were 3 units having waste water disposal system which were acting.There were not any acting medical incinerator. The rate measuring sample over limited threshold were: microbiology in air 58.7%; light 47.1%; place- climatic 26.6%; electro-magnetic field 18.7%; untraviolet emission 17.8%; formaldehyte gaz 14.3%; radioactive ray 6.9%; noise 1.8% ; hazard gaz 1.2%, respectively. Over 80% sample size of water were polutted by micro-biologys or chemicals. Conclusion: The result showed that the environment at medical units has been highly polluted, specially waste and waste water. We gave some recomendation to improve environment for medical units. ĐẶT VẤN ĐỀ Bảo vệ môi trường hiện đang là vấn đề thời sự của tất cả các ngành kinh tế –xã hội tại Việt Nam. Nhận thức rõ những bất cập chung trong công tác bảo vệ môi trường, Bộ Y tế đã sớm triển khai một cách tích cực, chủ động những hoạt động cụ thể: Thực hiện quyết định 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/7/1999 của Thủ tướng chính phủ ban hành quy chế quản lý chất thải nguy hại, Bộ y tế đã ban hành quy chế quản lý chất thải y tế theo quyết định số 2575/1999/QĐ-BYT ngày 27/8/1999. Nhằm thực hiện chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 theo quyết định số 256/2003/QĐ-TT của Thủ tướng chính phủ, Bộ y tế đã xây dựng đề án tổng thể về xử lý chất thải bệnh viện đạt tiêu chuẩn môi trường.Bộ Y tế đã ban hành quyết định số 2091/QĐ-BYT về việc giao nhiệm vụ quan trắc môi trường y tế cho các đơn vị chuyên ngành của Bộ theo 3 khu vực trong đó khu vực miền Trung Tây Nguyên giao cho Viện Pasteur Nha Trang triển khai thực hiện.Báo cáo này chính là kết quả tóm lược của việc thực hiện nhiệm vụ Quan trắc môi trường Y tế tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2007 mà Bộ Y tế đã giao. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá thực trạng môi trường y tế (không khí, nước) tại khu vực miền Trung Tây Nguyên theo thời điểm và đề xuất các giải pháp phòng ngừa ô nhiễm. - Cung cấp các số liệu khoa học cơ bản để theo dõi nhưng biến đổi về môi trường y tế giai đoan 2006-2010 và tương lai. ĐỐI TƯỢNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Được lựa chọn theo nguyên tắc chọn điểm đại diện tổng cộng 12 đơn vị y tế gồm: 5 bệnh viện tuyến tỉnh và trung ương, 3 viện nghiên cứu, 3 công ty sản xuất dược và vắc xin, 2 trường trung học-cao đẳng y tế. Theo phân vùng có 9 đơn vị ở miền Trung và 3 đơn vị ở Tây Nguyên. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp điều tra cắt ngang. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Thông tin chung về các đơn vị được điều tra Trong năm 2007, chúng tôi đã quan trắc được 12 đơn vị gồm: Viện Pasteur Nha Trang, Viện VSDT tây Nguyên, Viện Sốt rér- KST & Côn Trùng Qui Nhơn, BV Phong và DL Qui Hòa, BV Gia Lai, BV Đa khoa Đà Nẵng, BV Đa khoa Bình Thuận, BV Đa khoa Lâm Đồng, Trường CĐYTTW II Đà Nẵng, Viện Vắcxin Nha Trang, Công ty cổ phần dược DANAPHA (Đà Nẵng) và Công ty Xuất nhập khẩu Dược và trang thiết bị Y tế Gia Lai. Thời điểm quan trắc là mùa khô ở miền Trung và mùa mưa ở Tây Nguyên Trong 12 đơn vị được quan trắc chỉ có 6 đơn vị ( chiếm 50% ) có hệ thống xử lý nước thải và chỉ còn 03 hệ thống xử lý họat động ( 02 hệ thống hỏng, 01 chưa nghiệm thu). Chỉ có 2 đơn vị có lò đốt rác thải ( chiếm 16,7%) thì cả 02 đều không họat động. Thực trạng này cũng tương tự như kết quả nghiên cứu của Ngô Vân Hòai là hầu như không có hệ thống xử lý nước thải (2) hoặc của Dương Thị Hương (1) 50% cơ sở không có hệ thống xử lý nước thải và chỉ có 25% cơ sở có hệ thống xử lý nước thải họat động. Kết quả quan trắc môi trường không khí Nhìn chung điều kiện hoạt động của các cơ sở y tế được quan trắc hầu như không gây ảnh hưởng tới vi khí hậu xung quanh. Biên độ dao động của các yếu tố vi khí hậu trong các cơ sở cũng tương xứng với biên độ của vi khí hậu tự nhiên. Về cường độ ánh sáng nơi làm việc có tới 47,1 % mẫu đo ánh sáng có cường độ không đạt TCCP - Nguyên nhân chủ yếu là do hệ thống phòng ốc xuống cấp, đang sửa chữa hoặc hệ thống chiếu sáng cục bộ chưa hòan chỉnh. Các đơn vị y tế được quan trắc đều có cường độ tiếng ồn khá thấp, rất hiếm tỷ lệ mẫu cao vượt TCCP nơi làm việc (tỷ lệ chỉ có 1,8%). Tất cả các mẫu đo rung và bụi trọng lượng đều nằm trong TCCP đối với nơi làm việc. Chúng tôi cũng tiến hành quan trắc nồng độ bụi tiểu phần, kết quả có 20% số mẫu đo (trên tổng số 108 mẫu) đạt tiêu chuẩn phòng sạch của WHO và ASEAN, chủ yếu là các mẫu đo trong các labô chuẩn hoặc các đơn vị dược đã làm GMP. Đây là một yếu điểm cần khắc phục về môi trường của hệ thống các cơ sở y tế chúng ta. Biểu đồ 1: Kết quả quan trắc các yếu tố vật lý thông thường trong không khí. Bảng 1 Kết quả quan trắc các lọai khí độc trong các cơ sở y tế - Lọai khí đo CO2 Cl2 H2S NH3 NO2 SO2 Tổng số mẫu đo 127 24 20 23 79 78 Tỷ lệ% không đạt 1,57 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 `X (mg/m3) 961,8 0,0 0,2 0,4 2,4 0,5 Lọai khí đo Etanol Formal dehyde phenol Xylene O3 CO Acid Axetic HC Tổng số mẫu đo 36 21 15 17 8 31 2 17 Tỷ lệ% không đạt 0,00 14,29 0,00 0,00 0,00 0,00 50,00 0,00 `X (mg/m3) 12,5 9,0 0,2 5,7 0,0 1,8 24,0 1,6 Kết quả đo về khí độc cho thấy chỉ có 1,57% số mẫu đo khí CO2 vượt TCCP - chủ yếu là do ứ đọng khí thải trong phòng kín (phẫu thuật) hoặc nơi tập trung bệnh nhân đông. Một số mẫu khí đặc hiệu như formaldehyte, axít axetíc có tỷ lệ vượt TCCP cao ( 16,7% và 50%) là do đo chọn lọc tại một số điểm nhất định (trong khoa giải phẫu bệnh). Kết quả quan trắc cho thấy tỷ lệ mẫu vượt TCCP chung trên tổng số mẫu đo là 1,2% và sự ô nhiễm này chỉ xảy ra cục bộ, không thường xuyên tại một số vị trí làm việc. Qua họat động quan trắc cho thấy còn tồn tại một số vấn đề liên quan đến kiểm sóat khí độc tại các cơ sở y tế như: Quy trình xử lý chất thải Ethidium Bromide trong kỹ thuật PCR chưa thống nhất, chưa có các thiết bị đặc chủng để kiểm sóat các hơi khí gây mê như Ether, Chloroform… Kết quả quan trắc về bức xạ tử ngọai cho thấy: Hầu hết các thiết bị khử khuẩn tại các labô đều đảm bảo an tòan bức xạ hoặc chỉ gây ô nhiễm chỉ ảnh hưởng mức độ nhẹ, không gây ảnh hưởng đáng kể. Trái lại, hệ thống đèn cực tím khử khuẩn tại phòng mổ thường gây ô nhiễm rất cao. Điều này cũng đặt ra vấn đề cần cân nhắc giữa tác dụng và tác hại của hệ thống này. Có lẽ không nên lạm dụng việc sử dụng khử khuẩn phòng mổ bằng đèn cực tím vì tác hại của nó rất đáng ngại. Đối với bức xạ điện từ trường cao tần, kết quả đo cho thấy các thiết bị siêu âm và MRI đều có bức xạ cao tần (về điện trường, mật độ dòng năng lượng) đạt TCCP nơi làm việc. Riêng tại các bệnh viện có sử dụng các máy vi sóng để điều trị trong khoa phục hồi chức năng đều bị ảnh hưởng độc hại rất cao của bức xạ vi sóng, có nơi gấp hàng ngàn lần TCCP. Điều đáng lưu ý là công tác an toàn phòng hộ đối với các thiết bị này hết sức sơ sài và nhân viên làm việc trực tiếp với các thiết bị này cũng chưa được hưởng các chế độ độc hại tương xứng. Tình trạng sử dụng các thiết bị vi sóng trong điều trị hiện nay là chưa hợp lý và cần phải cảnh báo cấp thời về an toàn môi trường tại nơi làm việc của nhân viên Y tế. Cần phải xây dựng các qui trình kỹ thuật đặc thù phòng chống bức xạ cao tần. Kết quả đo của đợt quan trắc này có 18,7% mẫu đo không đạt TCCP song nếu tính riêng khu vực sử dụng thiết bị vi sóng để điều trị thì tỷ lệ này là trên 80 %. Biểu đồ 2 Kết quả quan trắc một số yếu tố vậy lý đặc thù trong không khí: Về quan trắc phóng xạ, các phòng máy XQ đều được che chắn khá kỹ bằng vật liệu cản tia nên không gây ô nhiễm ra môi trường xung. Tất cả các vị trí này đều có cường độ phóng xạ tương đương với phông nền. Tại các bệnh viện, khi phải thực hiện các thủ thuật trực tiếp (như DSA, chụp răng…) thì mức độ ô nhiễm phóng xạ rất cao, vượt TCCP nhiều lần, rất nguy hiểm cho nhân viên y tế. Các phòng CitiScanner do cường độ xạ mạnh nên cũng dễ gây lọt tia qua các khe, kẽ ( tay nắm cửa, khe cửa), có tới 50% số phòng Citi Scanner có lọt tia ra ngòai với cường độ khá cao. Biểu đồ 3 Kết quả quan trắc về vi sinh vật Mức độ ô nhiễm phóng xạ nặng nhất xảy ra ở các nhân viên khoa Y học hạt nhân ( bộ phận pha chế liều xạ, súc rửa, vận hành máy kích xạ, coi kho), mức độ ô nhiễm có thể gấp 7 lần TCCP và xảy ra thường xuyên hơn các khoa khác, ô nhiễm cả lên quần áo bảo hộ. Đây là những công việc hiện nay chưa có giải pháp phòng hộ cá nhân hữu hiệu nên rất nguy hiểm cho các nhân viên Y tế khi làm công việc này. Ngoài ra, cần lưu ý rằng sự ô nhiễm phòng xạ của các đơn vị này không chỉ là cục bộ, nhất là các chất thải rắn và lỏng nếu không được quản lý tốt thì nguy cơ về sự lan nhiễm phóng xạ thứ cấp do khả năng ion hóa từ các chất này là rất lớn. Đối với vi sinh không khí Hiện nay chúng ta vẫn chưa có tiêu chuẩn về phân lọai chất lượng không khí theo các chỉ tiêu vi sinh, vì vậy chúng tôi tạm dùng tiêu chuẩn của Omelanskii để so sánh. Số liệu quan trắc cho thấy mức độ ô nhiễm vi sinh hiện nay trong các cơ sở y tế là khá đáng ngại với tỷ lệ chất lượng kém lên tới 58,7%. Thực chất của sự ô nhiễm này theo chúng tôi có thể là do tính đặc thù của điều kiện tự nhiên vì chúng ta ở vùng khí hậu nhiệt đới nên khả năng sẽ có lượng vi sinh trong không khí cao hơn là vùng ôn đới của Omelanskii. Các mẫu vi sinh đo tại các vị trí đã xây dựng theo tiêu chuẩn GMP hay labô sinh học cấp II, đều đạt chuẩn về vi sinh. Kết quả của chúng tôi xấu hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu tại Hàn Quốc(3) (chỉ khỏang 500 KL/m3) Kết quả quan trắc về vi sinh cho thấy một nhu cầu cấp bách là chúng ta cần sớm xây dựng tiêu chuẩn phân lọai về vi sinh không khí riêng cho bệnh viện (nói riêng) và cho Việt Nam (nói chung). Đối với nước sinh họat: Mặc dù nguồn cấp nước sinh họat của tất cả các đơn vị đều là nguồn nước máy song kết quả quan trắc lại cho thấy sự ô nhiễm khá đáng ngại về các chỉ tiêu vi sinh trong nguồn nước của các cơ sở y tế. Có tới 91,7% số mẫu bị nhiễm coliform và 41,7% só mẫu có tổng số vi khuẩn hiếu khí cao vượt TCCP. Cá biệt còn có 16,7% số mãu cón bị nhiễm cả những vi trùng gây bệnh đặc hiệu như tụ cầu vàng hoặc trực khuẩn mủ xanh. Đối với nước thải Trên thực tế chúng tôi chỉ lấy được 10 mẫu nước chưa qua xử lý, có tới 80% số mẫu là không đạt TCCP về vi sinh nước thải, chủ yếu là nhiễm coliform. Đây cũng là điều hợp lý vì trên thực tế nước thải của các cơ sở y tế thường bị ô nhiễm khá cao về vi sinh nếu không được xử lý. Trong 6 mẫu kiểm tra vi sinh nước thải sau xử lý cả 6 mẫu đều không đạt TCCP về coliform, mức độ ô nhiễm cũng rất cao, gấp hàng trăm lần TCCP. Kết quả này cao hơn nhiều so với các tác giả phía Bắc(1). Bảng 2 Kết quả quan trắc các yếu tố hóa, lý trong nước thải: Chỉ tiêu Chưa xử lý Đã xử lý `X % Không đạt `X % Không đạt TSS (mg/l) 174,9 40 128,3 33,3 Dầu mỡ (mg/l) 7,4 10 5,8 16,7 pH 7,2 10 7,6 0,0 BOD5 (200C) (mg/l) 274,3 60 58,7 16,7 Amoniac (mgN/l) 190,9 70 27,5 83,3 Nitrat (mgN/l) 0,425 0 0,143 0,0 Sunfua (mgH2S/l) 1,2 50 0,5 16,7 Photphat (mg/l) 6,8 40 7,2 50,0 COD (mg/l) 342,3 70 80,6 33,3 Sắt (mg/l) 0,235 0 0,182 0,0 Đồng (mg/l) 0,013 0 0,012 0,0 Chì (mg/l) 0,002 0 0,001 0,0 Arsen (mg/l) 0,001 0 0,001 0,0 Cadimi (mg/l) 0,001 0 0,001 0,0 Crôm (mg/l) 0,006 0 0,016 0,0 Kẽm (mg/l) 0,427 0 0,578 0,0 Mangan (mg/l) 0,195 0 0,147 0,0 Niken (mg/l) 0,003 0 0,021 0,0 Thuỷ ngân (mg/l) 0,003 10 0,001 0,0 Thiếc (mg/l) 0,001 0 0,001 0,0 Photpho tổng (mg/l) 3,8 20 6,2 16,7 Nitơ tổng (mg/l) 1725,9 80 36,6 66,7 Phenol (mg/l) 0,351 30 0,395 16,7 Về tỷ lệ chung, số mẫu không đạt TCCP về chỉ tiêu hóa lý đối với các mẫu nước thải chưa qua hệ thống xử lý là 90%, các chỉ số có tỷ lệ bị ô nhiễm nhiều là chất rắn lơ lửng, COD, BOD5, amoniắc (NH3), sunfua(H2S) Phosphat(PO4) và N tổng Cũng như kết quả của mẫu nước thải đã qua xử lý, số mẫu không đạt TCCP về chỉ tiêu hóa lý đối với các mẫu nước thải đã qua hệ thống xử lý lại rất là cao ( chiếm 83,3%), các chỉ số có tỷ lệ bị ô nhiễm nhiều (25%) là TSS, NH4, Phosphat(PO4), COD và Nitơ tổng. Ngòai ra còn có ô nhiễm về dầu mỡ, BOD5, Sunfua, Photphotổng, phenol với tỷ lệ thấp hơn. KẾT LUẬN Qua kết quả quan trắc cho thấy thực trạng đáng lo ngại về môi trường trong các cơ sở y tế (kể cả các Viện nghiên cứu) đặc biệt là ô nhiễm nước thải. Có sự thiếu hụt rất lớn về các hệ thống xử lý nước, rác thải và khí độc trong các cơ sở Y tế. Các cơ sở và ngành chủ quản cần có những giải pháp cấp bách để khác phục tình trạng này. Các kiến nghị: - Bộ cần can thiệp với các ngành chức năng và sớm ra văn bản công nhận và hướng dẫn chế độ được hưởng độc hại cũng như các biện pháp phòng hộ, qui chuẩn an tòan cho các đơn vị sử dụng máy vật lý trị liệu bằng sóng cực ngắn. - Cần đầu tư tăng cường các trang thiết bị nhằm nâng cao năng lực quan trắc môi trường của các đơn vị chuyên ngành của Bộ và có các nghiên cứu chuyên sâu thống nhất quy chuẩn về quan trắc, nghiên cứu về giảm liều xạ cho nhân viên sử dụng hệ thống DSA, y học hạt nhân và nghiên cứu về nguy cơ nhiễm độc nghề nghiệp cho nhân viên phòng mổ. - Cần xem xét lại lợi ích của hệ thống đèn cực tím khử khuẩn phòng mổ vì nguy cơ ô nhiễm bức xạ tử ngoại là rất cao.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfa10.PDF