Danh mục các từ viết tắt
Mở đầu 5
Chương 1: Vai trò của làng nghề trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá huyện Sóc Sơn. 7
1.1.Tổng quan về làng nghề. 7
1.1.1.Khái niệm và đặc điểm làng nghề. 7
1.1.1.1. Khái niệm. 7
1.1.1.2. Đặc điểm. 8
1.1.2. Phân loại làng nghề. 9
1.1.2.1. Làng nghề truyền thống (cổ truyền). 9
1.1.2.2. Làng nghê mới. 11
1.2. Vai trò của LNTT trong quá trình CNH, HĐH nông thôn. 17
1.2.1. Khôi phục và phát triển LNTT đã thu hút nhân lực, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, thúc đẩy quá trình phân công lao động ở nông thôn. 17
1.2.2. Khôi phục và phát triển LNTT đã thực sự tăng thu nhập cho người lao động, cải thiện đời sống dân cư nông thôn. 19
1.2.3. Sự phát triển của các LNTT đã thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, góp phần tăng trưởng (GDP), tạo ra khối lượng hàng hoá đa dạng phong phú, phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. 20
1.2.4. Phát triển nghề truyền thống đã góp phần bảo tồn truyền thống văn hoá dân tộc. 24
1.3. Kinh nghiệm phát triển LN TCTT ở một số nước. 25
1.3.1. Tình hình phát triển LNTT ở một số nước. 25
1.3.2. Kinh nghiệm rút ra từ tình hình phát triển ngành nghề, LNTT ở một số nước. 28
Chương 2: Thực trạng phát triển làng nghề huyện Sóc Sơn. 31
2.1. Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Sóc Sơn. 31
2.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Sóc Sơn. 31
2.1.2. Đánh giá chung về tình hình kinh tế xã hội huyện Sóc Sơn. 32
2.1.2.1. Thành tựu đạt được. 32
2.1.2.2. Những tồn tại hạn chế của kinh tế, xã hội Sóc Sơn. 40
2.2. Thực trạng phát triển các làng nghề huyện Sóc Sơn. 42
2.2.1. Thực trạng làng nghề truyền thống ở Sóc Sơn trước năm 2000. 42
2.2.2. Thực trạng làng nghề truyền thống ở Sóc Sơn sau năm 2000. 42
2.2.2.1. Số lượng làng và quy mô của các làng nghề. 42
2.2.2.2. Hình thức tổ chức sản xuất và chủng loại sản phẩm của các làng nghề. 45
2.2.2.3. Thị trường tiêu thụ sản phẩm. 48
2.2.2.4. Thị trường lao động và công nghệ của sản xuất. 50
2.2.2.5. Kết quả sản xuất kinh doanh và thu nhập cua người lao động. 52
2.3. Những tồn tại hạn chế của phát triển làng nghề huyện Sóc Sơn. 60
2.3.1. Thị trường đầu vào. 60
2.3.1.2. Đầu vào vốn sản xuất. 62
2.3.1.3. Đầu vào khoa học công nghệ. 63
2.3.1.4. Nguyên liệu đầu vào. 63
2.2.3. Thị trường đầu ra. 66
2.3.4. Quản lý nhà nước và chính sách của nhà nước. 68
2.3.4.1. Về quản lý nhà nước. 68
2.3.4.2. Chính sách của nhà nước. 68
2.3.5. Vấn đề môi trường tại các làng nghề. 69
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển làng nghề Sóc Sơn trong thời gian tới. 71
3.1. Định hướng phát triển làng nghề Sóc Sơn trong thời gian tới. 71
3.1.1. Nâng cao vai trò, vị trí của LNTT trong quá trình CNH-HĐH nông thôn. 71
3.2.2. Khôi phục và phát triển LNTT, mở mang các làng nghề mới. Phát triển làng nghề gắn với làng nghề văn hoá du lịch. 72
3.1.3. Tăng cường xuất khẩu các sản phẩm truyền thống. 75
3.1.4. Phát triển LNTT trên cơ sở kết hợp yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại. 76
3.2.1. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 77
3.2.2. Đổi mới công nghệ, kỹ thuật và đa dạng hoá sản phẩm trong LNTT. 81
3.2.3. Mở rộng và phát triển đồng bộ thị trường cho LNTT. 83
3.2.3.1. Thị trường vốn. 84
3.2.3.2. Về nguyên liệu sản xuất: 85
3.2.3.3. Thị trường tiêu thụ: 86
3.2.4. Hoàn thiện cơ sở vật chất, hạ tầng kinh tế xã hội làng nghề. 89
3.2.5. Hoàn thiện bộ máy quản lý, thực hiện chính sách nhà nước. 90
3.2.5.1. Chính sách, pháp luật. 90
3.2.5.2. Quản lý nhà nước. 94
3.2.6. Về môi trường sinh thái: 95
Kết luận 96
Kiến nghị. 97
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
99 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2197 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng phát triển làng nghề huyện Sóc Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
82013
294018
304882
313648
323500
Dân số NN (người)
212228
214929
217609
220508
224643
226180
229573
Doanh thu /người ở NT /năm
(Trđ/người/năm)
1.281
1.258
1.296
1.333
1.357
1.387
1.409
Doanh thu/người ở NT/tháng
(trăm nghìn đồng/người/thán)
106.7
104.8
107.9
111.1
113.1
115.6
117.42
Nguồn: Thống kê Sóc Sơn.
Ta thấy trong ngành nông nghiệp nông thôn thì doanh thu trung bình của người nông dân Sóc Sơn mỗi tháng chỉ có 106.700 đồng/người/tháng trong năm 2000 và chỉ tăng lên đến 117.420 đồng/người/tháng năm 2006. Như vậy, sau 6 năm thì doanh thu/người/tháng chỉ tăng được 11.000 đồng, và so với chuẩn nghèo mới ở nông thôn là 200.000 đồng/người/tháng thì nói chung tất cả người dân nông thôn Sóc Sơn đều là người nghèo.
Vậy nên nói sức ép kinh tế chính là động lực cho người dân nông thôn Sóc Sơn khôi phục và phát triển nghề truyền thống nhanh hơn chính là một nguyên nhân rất quan trọng.
Các LNTT đã giải quyết được một lượng lao động nông thôn rất lớn, vừa giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân Sóc Sơn. Đây là một động lực quan trọng cho công cuộc CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn.
Bảng 2.7: Số lượng lao động làng nghề.
Đơn vị: người.
Năm
Làng nghề
2002
2003
2004
2005
2006
Thu Thuỷ
520
573
650
785
910
Xuân Dương
630
695
753
820
970
Lai Cách
1077
1317
1420
1666
1875
Điệu Tân
635
600
556
750
950
Đại Dương
0
0
200
210
250
Tổng số lao động
2862
3185
3579
4231
4955
Nguồn: Thống kê Sóc Sơn.
Sự gia tăng lao động trong TTCN nói chung và làng nghề nói riêng là do một số nguyên nhân chính sau:
Thứ nhất, do nông nghiệp là ngành lao động theo thời vụ, nên số lao động làm việc hơn 200 ngày/năm là rất ít. Vì thế những nơi thuần nông lao động ở đây không được coi là nguồn lực nữa mà trái lại, nó lại trở thành gánh nặng, tạo ra sức ép lớn do dư thừa lao động. Như vậy, một phần đáng kể lao động nông thôn phải tìm việc làm khác, trong đó làm việc ở làng nghề là một hướng đi tích cực.
Thứ hai, do tốc độ tăng giá trị sản lượng nông nghiệp thấp hơn tốc độ tăng dân số nên doanh thu/người ở nông nghiệp giảm xuống, kéo theo thu nhập từ nông nghiệp giảm xuống. Như vậy, lao động nông nghiệp phải chuyển sang các lĩnh vực khác, trong đó có làng nghề.
2.2.2.2. Hình thức tổ chức sản xuất và chủng loại sản phẩm của các làng nghề.
Vì các LNTT ở Sóc Sơn hiện nay đều xuất phát từ sự khôi phục và phát triển các LNTT đã tồn tại lâu đời. Do vậy, hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu ở các làng nghề là sản xuất hộ gia đình, các năm gần đây thì mới xuất hiện các hình thức HTX kinh doanh sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ và các tổ hợp tác.
Ở hình thức tổ chức sản xuất hộ gia đình thì thị trường đầu ra và đầu vào đều do hộ gia đình đảm nhiệm. Còn khi các HTX kinh doanh ra đời thì họ không chỉ là nơi sản xuất tập trung mà còn là nơi thu gom các sản phẩm làng nghề và tìm thị trường tiêu thụ, HTX còn có vai trò lớn trong việc tiếp nhận các đơn đặt hàng để giao cho các hộ gia đình sản xuất. Còn tổ hợp tác thì là tập hợp những người làm nghề thủ công như mộc, xây dựng, họ cùng nhau đi thực hiện các đơn đặt hàng tại nơi khác.
Bảng 2.8: Các hình thức tổ chức sản xuất ở các làng nghề.
Hộ gia đình
HTX
Tổ hợp tác
Thu Thuỷ
230/430 hộ
2
38
Xuân Dương
356/463 hộ
0
0
Lai Cách
450/850 hộ
1
150
Điệu Tân
310/450 hộ
0
0
Phú cường
0
1
0
Nguồn: Phòng KT-KH&PTNT huyện Sóc Sơn.
Các làng nghề Sóc Sơn tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là các sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm từ tre, trúc, mây, gỗ.
Bảng 2.9: Chủng loại sản phẩm của các làng nghề.
STT
Loại sản phẩm
Địa điểm làng nghề
1.
2.
3.
4.
5.
- Nhà tre truyền thống đồng bằng bắc bộ.
- Các kiểu nhà tre hiện đại: nhà ăn, nhà hàng, nhà du lịch,nhà nghỉ, nhà vườn các kiểu dáng đa dạng.
- Các loại đồ dùng nội thất: trường kỷ, giường nằm kiểu truyền thống, bàn, ghế, giường gấp gọn..
- Các sản phẩm ngoại thất: chuồng chim, chuồng gà, cổng tre.
- Hàng thủ công mỹ nghệ từ tre: khay tre, khay trúc, đèn mành, khung tranh…
- Các sản phẩm mây tre, giang đan: rổ, rá, thúng, các công cụ đánh bắt thuỷ hải sản; các sản phẩm mây như lãng hoa, khay mây,…
- Các sản phẩm mộc và mộc cao cấp, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, điêu khắc: giường, tủ, bàn ghế, những bức đại tự sơn son thếp vàng, mâm hoa quả, các sản phẩm tượng điêu khắc…
- Các công trình xây dựng, nhà ở, cầu đường…
- Sản phẩm chiếu trúc, đũa ăn một lần.
- Làng nghề Thu Thuỷ-xã Xuân Thu-Sóc Sơn-Hà Nội.
- Làng nghề Xuân Dương-xã Kim Lũ-Sóc Sơn-Hà Nội
- Làng nghề Điệu Tân-xã Tân Hưng.
- Làng nghề thủ công mỹ nghệ, mộc xây dựng Lai Cách-xã Xuân Giang-Sóc Sơn-Hà Nội.
- Làng nghề Lai Cách-xã Xuân Giang-Sóc Sơn-Hà Nội.
- HTX Đại Dương-xã Phú Cường-Sóc Sơn-Hà Nội.
Nguồn: phòng KT-KH&PTNT huyện Sóc Sơn.
Nhìn vào bảng trên ta thấy, các sản phẩm mà các làng nghề tạo ra hầu hết là các sản phẩm từ tre, trúc, mây, giang. Các sản phẩm của các làng nghề mây tre đan thì không khác nhiều so với các làng nghề mây tre đan ở Bắc Ninh hay ở Hà Tây. Tuy nhiên về chủng loại và mẫu mã thì vẫn rất hạn chế, các sản phẩm mây tre đan cao cấp vẫn chưa nhiều và mới chỉ là đang triển khai đào tạo và dạy nghề. Riêng các sản phẩm về nhà tre, cổng tre, các sản phẩm nội ngoại thất mà làng nghề Thu Thuỷ làm ra là độc đáo, khác hẳn với các làng nghề khác, và có thể nói là độc đáo và duy nhất ở các làng nghề Việt Nam. Đây chính là một thế mạnh của làng nghề Sóc Sơn. Ngoài các sản phẩm về tre trúc như trên thì riêng làng nghề Lai Cách có sản phẩm là từ gỗ, là một làng làm nghề mộc và chuyên xây dựng.
Như vậy, nói chung tình hình phát triển của các làng nghề Sóc Sơn vẫn rất hạn chế ở ngành nghề thủ công truyền thống, chủng loại sản phẩm. Chúng ta muốn phát triển các LNTT hơn nữa thì cần chú ý nhiều về chủng loại, mẫu mã sản phẩm hơn nữa và phải cấy thêm các nghề mới dựa trên điều kiện cụ thể của từng vùng cho phù hợp với khả năng của từng vùng.
2.2.2.3. Thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Với các sản phẩm đa dạng, độc đáo của mình thì các LNTT ở Sóc Sơn đang dần tìm lại được chỗ đứng của mình trên thị trường trong nước và ngày càng phù hợp, đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu. Thị trường tiêu thụ cụ thể của các làng nghề như sau:
Làng nghề Thu Thuỷ với các sản phẩm tre trúc độc đáo như các loại nhà tre theo kiểu truyền thống và hiện đại, các loại cổng tre mà không một làng nghề nào của Việt Nam có thể làm, nó đã đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của các công ty du lịch, các nhà hàng, nhà ăn, nhà nghỉ và các khu du lịch sinh thái trong nước và hiện nay LNTT Thu Thuỷ đang đáp ứng nhiều đơn đặt hàng của các công ty du lịch nước ngoài như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc.
Ngoài ra, các sản phẩm từ tre khác như đồ dùng nội ngoại thất, các sản phẩm mây tre đan của Làng nghề Thu Thuỷ cũng đang được ưa chuộng trên thị trường nội địa như: Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, các tỉnh phía Bắc như: Lào Cai, Yên Bái, Thái nguyên, Hà Tây…
Làng nghề Xuân Dương và Điệu Tân với các sản phẩm mây tre đan phục vụ đời sống sinh hoạt như: rổ, rá, thúng mủng, dần sàng, các dụng cụ đánh bắt thuỷ sản như rọ, lơm, ..cũng đang có thị trường tiêu thụ rộng lớn khi mà làng nghề mây tre đan Vân Trì Bắc Ninh không còn tồn tại. Bởi vì nông thôn Việt Nam vẫn chiếm 73.25% dân số cả nước năm 2005, và NN-LN-TS vẫn chiếm tỷ trọng 20.89% trong cơ cấu GDP cả nước. Nhưng trong xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ thì thì hai làng nghề trên đã nhận ra hướng đi mới là mở các lớp đào tạo sản xuất các sản phẩm mây tre đan cao cấp, có tính thẩm mỹ, kỹ thuật cao, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu ngày càng lớn của người tiêu dùng, khách du lịch trong nước và nước ngoài.
Các sản phẩm chiếu trúc, đũa ăn một lần của HTX chiếu trúc Đại Dương-Phú Cường thì thị trường chủ yếu của nó vẫn là thị trường nội địa như: Các đại lý bán buôn, bán lẻ trong các vùng, các tỉnh lân cận và Thành phố Hồ Chí Minh; Và sản phẩm của HTX cũng được bán cho các công ty trung gian để xuất khẩu đi nước ngoài. Hiện nay, HTX cũng đang bắt đầu có những đơn hàng trực tiếp từ nước ngoài như: Đài Loan, Singapo. Các sản phẩm của HTX cũng đã có in LOGO, địa chỉ HTX sản xuất.
Đối với các làng nghề mây tre này thì đều có sản phẩm là bột giấy thì thị cũng được tận dụng để bán cho các công ty sản xuất giấy trong nước. Với mặt hàng đó thì thị trường rất rộng lớn bởi hiện tại Việt Nam vẫn đang phải nhập bột giấy ở nước ngoài. Và nước ngâm tre của các HTX thì cũng có thể bán cho các công ty sản xuất bê tông dẻo hoặc các công ty sản xuất tấm cót ép. Bởi vậy, có thể nói với quy trình sản xuất tiết kiệm như vậy thì các LNTT này đã phát huy hết nguồn nguyên liệu đầu vào và sản xuất ra các sản phẩm có giá trị.
Làng nghề thủ công mỹ nghệ mộc, xây dựng Lai Cách, với các công trình xây dựng thì thị trường của nó chính là các tỉnh thành trên cả nước. Thị trường này dược coi là rất rộng lớn. Bởi vì, với xu hướng đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ không những ở thành thị mà cả nông thôn nên nhu cầu về nhà ở, nhà nghỉ, nhà hàng, khách sạn, cầu đường, trường học, bệnh viện là rất lớn. Đặc biệt với một nước như Việt Nam với dân số hơn 83 triệu người, với tốc độ tăng dân số năm 2005 là 1.33% thì nhu cầu nhà ở lại càng trở nên bức xúc.
Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, mộc, đồ gỗ nội ngoại thất với mẫu mã và chủng loại phong phú không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu sang thị trường một số nước như: Đức, Ấn Độ…Xu hướng tương lai về phát triển các sản phẩm trạm khắc tinh xảo, các sản phẩm mộc cao cấp đang được làng nghề chú trọng và phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của thị trường.
Như vậy có thể thấy, cũng như những nơi khác, các ngành nghề và sản phẩm của Sóc Sơn đã và đang đi theo hướng cố gắng đáp ứng nhu cầu của thị trường, khai thác tốt thị trường và nguồn lực địa phương. Trong những năm vừa qua, sản phẩm của làng nghề đã đa dạng hơn để đáp ứng được nhiều nhóm nhu cầu của nhiều nhóm khách hàng hơn, nhưng nó cũng nổi lên một vấn đề là các sản phẩm chạy theo nhu cầu của thị trường chứ chưa có sự chuẩn bị trước và định hướng cho thị trường.
2.2.2.4. Thị trường lao động và công nghệ của sản xuất.
Khi nói đến đầu vào thì trước tiên chúng ta phải nói đến đầu vào nguyên vật liệu của các LNTT Sóc Sơn. Thị trường nguyên vật liệu của các làng nghề Sóc Sơn chủ yếu là cây tre, cây trúc, mây giang, riêng có làng nghề Lai Cách là có đầu vào là cây gỗ. Tất cả các đầu vào đó hầu hết đều được nhập từ các tỉnh lân cận như: Tuyên Quang, Phú Thọ, Thái Bình. Cây tre không thể nói là vô tận nhưng nó được coi là một nguồn nguyên liệu rất dồi dào, bởi sau khi khai thác một cây tre thì sau 3 năm ta có thể trồng được một cây tre mới. Nhưng với đầu vào là gỗ thì sau khi khai thác thì phải 30-50 năm sau chúng ta mới có thể trồng được một cây gỗ như vậy. Bởi thế đầu vào của các sản phâm tre trúc thì không có gì đáng ngại nhưng đầu vào gỗ của LNTT Mộc Lai Cách thì đang là vấn đề lớn.
Một đầu vào được coi là rất quan trọng đó là lao động. Lao động của các LNTT Sóc Sơn chủ yếu là lao động tại địa phương, làng xã. Chỉ riêng HTX tre trúc Phú Cường là không chỉ sử dụng lao động tại xã mà còn sử dụng thêm lao động ở trại cai nghiện Sóc Sơn. Đây là một điều rất có ý nghĩa về mặt kinh tế và xã hội. Bởi vì, khi sử dụng những lao động ở trại cai nghiện, không những rẻ hơn tạo điều kiện để giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh trên thị trường mà điều này còn tạo ra một ngoại ứng xã hội tích cực. Ngoại ứng đó chính là tạo cho những người nghiện có thể tạo ra thu nhập cho mình, cho gia đình và giảm đi sự tự ti của họ đối với xã hội. Và giảm bớt sự tái nghiện của những người này bởi vì việc tạo ra cho họ một việc làm nó làm giảm tình trạng “nhàn cư vi bất thiện”. Như vậy sau khi cai nghiện xong thì trở lại đời sống họ sẽ tự tin hơn, dễ hoà nhập hơn. Điều này làm giảm đi sức ép đối với xã hội rất lớn.
Và một đầu vào quan trọng mà chúng ta phải kể đến đó là công nghệ, trang thiết bị sản xuất. Chúng ta có thể có nhận xét chung về công nghệ của các LNTT như sau: Công nghệ của các LNTT Sóc Sơn chủ yếu vẫn là phương pháp thủ công truyền thống, kết hợp với kinh nghiệm sản xuất mà ông cha đã để lại. Công cụ thô sơ do người lao động tự sản xuất ra và có sự kết hợp với cơ giới hoá từng bộ phận. Hiện nay, trong các làng nghề Sóc Sơn, người lao động đã nhận thấy được cái lợi thực sự của áp dụng khoa học kỹ thuật, thiết bị cơ khí vào sản xuất nhưng ở các hộ gia đình sản xuất thì họ vẫn chưa thể đầu tư mua sắm công cụ sản xuất mới mà chủ yếu vẫn dùng những dụng cụ đã từ lâu đời. Và sự đổi mới, đầu tư mua sắm trang thiết bị sản xuất chủ yếu diễn ra tại các HTX. Có thể ví dụ như HTX chiếu trúc Đại Dương đã đầu tư hai dàn máy mới hiện đại nhập từ Trung Quốc. HTX tre trúc Thu Hồng làng Thu Thuỷ đã áp dụng khoa học công nghệ mới về chống mối mọt tre của viện khoa học và công nghệ Việt Nam để giúp bảo quản các sản phẩm bằng tre khỏi mọt, mối một cách hiệu quả và lâu dài. Còn ở làng mộc Lai Cách thì đã có đầu tư trang bị máy cưa, xẻ, bào tiện, nên năng suất tăng rõ rệt.
2.2.2.5. Kết quả sản xuất kinh doanh và thu nhập cua người lao động.
Sau 5 năm khôi phục và phát triển thì các LNTT Sóc Sơn đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Điều này thể hiện rõ nhất ở kết quả sản xuất kinh doanh và doanh thu của người lao dộng.
Bảng 2.10: Tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh của LNTT.
Đơn vị: Triệu đồng.
Năm
Tổng doanh thu
Tổng chi phí
Lãi (lỗ)
2002
19842
5676
14166
2003
27724
7314
20410
2004
38232
10519
27713
2005
58892.5
19894.5
38998
2006
73662
18172
55490
Nhìn vào đồ thị ta thấy doanh thu của các LNTT Sóc Sơn tăng lên liên tục qua các năm, và còn tăng với tốc độ cao:
Bảng 2.11: Tốc độ gia tăng các kết quả kinh doanh của LNTT Sóc Sơn.
Đơn vị: %
Năm
Tốc độ tăng doanh thu
Tốc độ tăng chi phí
Tốc độ tăng thu nhập
2003
39.72
28.86
44.08
2004
37.90
43.82
35.78
2005
54.04
89.13
40.72
2006
25.08
-8.66
42.29
Vì là các LNTT đang được phục hồi nên tốc độ tăng trưởng của nó khá cao: 39.72% (2003), 37.90% (2004), 54.04% (2005), và 25.08% (2006). Nhưng nhìn vào tỷ lệ này là thấy, năm 2005 có sự tăng trưởng cao đột biến 54.04% so với năm 2004. Điều này có thể giải thích là do Nghị định số 134 của chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, căn cứ vào đề án số 34 ngày 25/01/2005 của thành uỷ Hà Nội về “khôi phục phát triển nghề và làng nghề Hà Nội đến năm 2010”, quyết định số 9849/QĐ-UB ngày 31/12/2004 của UBND Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nghề và làng nghề Thành Phố Hà Nội đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015”. Bởi có các chính sách khuyến khích khôi phục và phát triển LNTT của các chính quyền địa phương nên từ năm 2005 số lượng lao động trở lại nghề nhanh và nhiều hơn. Bởi vậy doanh thu của năm 2005 mới có sự tăng đột biến như vậy. Và đến năm 2006 thì tôc độ tăng này vẫn cao 25.08%, không cao bằng năm 2005 so với 2004.
Doanh Thu của các LNTT Sóc Sơn tăng liên tục và với tốc độ cao thì chi phí cho phát triển các làng nghề Sóc Sơn cũng tăng liên tục. Riêng có năm 2005 chi phí tăng với tốc độ cao (gấp đôi năm 2004) là do chi phí đào tạo và trang bị máy móc mới của các làng nghề tăng lên nhiều, đặc biệt là chi phí đào tạo lao động làng nghề bởi vì hiện nay các làng nghề mây tre đan Sóc Sơn đang phải đứng trước một thách thức phải đổi mới sản phẩm của mình về chủng loại và mẫu mã rất nhiều. Nhưng một nguyên nhân quan trọng hơn đó là sự tăng lên của chi phí thuê mặt bằng sản xuất của một số làng nghề như của mộc Lai Cách, HTX Đại Dương Phú cường. Còn năm 2006 thì chi phí đã giảm 8.66% so với năm 2005.
Như vậy tính chung cho các LNTT Sóc Sơn trong các năm qua đều có lãi. Điều này rất phù hợp với bản chất của nghề thủ công “lấy công làm lãi”. Chúng ta có công thức tính:
Lãi = Doanh thu-chi phí.
Doanh thu = Doanh thu bán sản phẩm.
Chi phí = chi phí nguyên vật liệu + Chi phí máy móc, công nghệ + Chi phí thuê mặt bằng sản xuất + chi phí đào tạo lao động.
Lãi chính là thu nhập của người lao động và thu nhập của bộ phận quản lý (HTX), và lợi nhuận của chủ (HTX).
Từ đây ta có thể tính được thu nhập bình quân của người lao động của các LNTT Sóc Sơn như sau:
Bảng 2.12: Thu nhập bình quân/người/năm của lao động LNTT ở Sóc Sơn.
(Đơn Vị: Triệu đồng/người/năm.)
2002
2003
2004
2005
2006
Thu nhập bình quân 2002-2006
1. Thu Thuỷ
4.80
7.20
9.60
10.80
12.00
8.88
2. Xuân Dương
3.35
4.20
5.44
7.20
8.40
5.718
3. Lai Cách
7.20
8.40
9.00
10.80
14.63
10.006
4. Điệu Tân
2.84
3.84
4.60
5.64
6.00
4.584
5. Đại Dương
10.20
11.40
13.20
11.6
Tổng
4.95
6.41
7.74
9.22
11.20
7.904
Nguồn: phòng KT-KH&PTNT huyện Sóc Sơn.
Từ biểu đồ trên ta thấy giai đoạn 2002-2006 thì thu nhập trung bình/người/năm của người lao động làng nghề Đại Dương là cao nhất với 11.6 triệu đồng/người/năm, và thấp nhất đó là làng nghề Điệu Tân với 4.584 triệu đồng/người/năm. Xét năm 2006 thì thu nhập cao nhất lại là làng nghề Lai Cách với 14.63 triệu đồng/người/năm và thấp nhất vẫn là làng nghề Điệu Tân với 6 triệu đồng/người/năm. Nhưng so sánh với doanh thu/người/năm ở khu vực nông thôn Sóc Sơn thì vẫn cao hơn rất nhiều, gấp gần 4.3 lần (6/1.409=4.26 lần).
Thu nhập của lao động làng nghề bình quân mỗi năm giai đoạn 2002-2006 là 7.904 triệu đồng/người/năm cao hơn mức thu nhập 5.1 triệu đồng/người/năm của huyện vào năm 2005. Nếu so sánh thu nhập/người/năm năm 2005 của làng nghề so với trung bình chung của huyện thì cao gấp 1.81 lần (9.22 gấp 1.81 lần 5.1). Và so với thu nhập từ nông nghiệp thì:
Bảng 2.13: Thu nhập của lao động làng nghề và doanh thu ở nông thôn.
Đơn vị: Triệu đồng/người/năm
2002
2003
2004
2005
2006
Trung bình 2002-2006
Doanh thu /người/năm ở NT
1.296
1.333
1.357
1.387
1.409
1.3564
Thu nhập/người/năm ở LN
4.95
6.41
7.74
9.22
11.20
7.904
Nguồn: phòng KT-KH&PHNT huyện Sóc Sơn.
Từ biểu đồ trên ta thấy, thu nhập của người lao động làng nghề cao hơn thu nhập bình quân ở nông thôn rất nhiều. Tính bình quân các năm thì thu nhập làng nghề cao gấp 5.82 lần doanh thu/người/năm ở nông thôn nói chung.
2.3. Những tồn tại hạn chế của phát triển làng nghề huyện Sóc Sơn.
2.3.1. Thị trường đầu vào.
Mô hình của các nhà kinh tế tân cổ điển về hàm sản xuất đã chỉ ra đầu vào của sản xuất chính là vốn sản xuất, lao động, nguồn tài nguyên thiên nhiên, và khoa học công nghệ.
Y= f(K, L, R, T)
Trong đó: Y: là đầu ra (GDP)
K: là vốn sản xuất
L: là số lượng lao động.
R: là nguồn tài nguyên thiên nhiên
T: là khoa học công nghệ.
Đầu vào lao động.
Trước tiên ta nói đến đầu vào lao động của sản xuất thủ công ở các làng nghề huyện Sóc Sơn. Theo số liệu thống kê điều tra cho thấy, đến hết năm 2006 toàn huyện có 5 làng nghề, thu hút được 4955 lao động. So với tổng dân số nông thôn huyện năm 2006 là 232970 người thì chỉ chiếm 2.13% đây vẫn là con số rất nhỏ. Không những vậy, chất lượng lao động làng nghề Sóc Sơn cũng không cao, chỉ có 0.2% lao động có trình độ đại học, cao đẳng; 2.67% lao động có trình độ trung cấp và lao động phổ thông chiếm 97.13% lao động làng nghề.
Công tác đào tạo nghề cho lao động trong các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp hiện nay của huyện còn rất hạn chế. Điều này thể hiện rõ trên những mặt như: đào tạo thiếu quy hoạch, tự phát, quy mô đào tạo nhỏ, phân tán, vốn đầu tư ít. Phương thức tự đào tạo nghề trong các làng nghề, HTX tiểu thủ công nghiệp vẫn chiếm đa số. Phương thức này có ưu điểm là đào tạo được những lao động có tay nghề cao, tài hoa và tiết kiệm được chi phí của nhà nước, nhưng cũng bộc lộ nhiều hạn chế, vì chủ yếu phương thức này là truyền nghề theo kinh nghiệm, thiếu cơ bản, không toàn diện, không kết hợp được với tiến bộ khoa học công nghệ mới, nên chất lượng không cao. Đào tạo chỉ bó hẹp ở một số LNTT nên số lượng rất hạn chế. Vì vậy, cho đến nay, theo đánh giá của bộ phận CN-TTCN thuộc phòng KH-KT&PTNT huyện thì trình độ lao động trong các ngành nghề, làng nghề còn thấp, chưa phù hợp với yêu cầu của sản xuất hàng hoá, và đáp ứng cho nhu cầu phát triển của các ngành TTCN, các làng nghề TCTT trong thời gian tới.
Những hạn chế trên của số lượng và chất lượng lao động làng nghề là xuất phát từ các nguyên nhân sau: trước hết là do thiếu cơ sở đào tạo, thiếu máy móc, thiết bị hiện đại để thực hành, lao động trong các làng nghề có trình độ văn hoá thấp nên khó tiếp thu được những kỹ thuật tiên tiến, sử dụng máy móc, thiết bị hiện đại; chưa có trường lớp đào tạo lao động chính quy cho các làng nghề, cho các ngành nghề TTCN ở địa bàn huyện.
Chất lượng lao động làng nghề Sóc Sơn thấp còn biểu hiện ở tác phong, tinh thần, thái độ, ý thức kỷ luật còn rất thấp của người lao động. Mà nguyên nhân của tình trạng này chính là do lao động làng nghề chủ yếu xuất thân từ lao động nông nghiệp nông thôn, lao động mùa vụ chuyển sang. Trong các hoạt động kinh tế, sự phối hợp trong công việc giữa các tác nhân trong cùng một tổ chức và giữa các tổ chức với nhau có xu hướng gia tăng, và đặt ra yêu cầu cao (tính nhịp nhàng, tính hiệu quả…). Điều này đòi hỏi người lao động phải có tác phong công nghiệp, tinh thần tự chủ sáng tạo, thái độ hợp tác và kỷ luật chặt chẽ. Do vậy yêu cầu đặt ra đối với các ngành nghề, LNTT huyện Sóc Sơn chính là làm sao thu hút được nhiều lao động vào các ngành nghề TTCN và các làng nghề hơn nữa. Đồng thời cũng phải nâng cao đào tạo, bồi dưỡng chất lượng lao động để đáp ứng cho đòi hỏi ngày càng cao của sản xuất CNH-HĐH Sóc Sơn trong thời gian tới.
2.3.1.2. Đầu vào vốn sản xuất.
Vốn hiện nay là vấn đền khó khăn rất lớn của các LNTT nói chung và các làng nghề huyện Sóc Sơn nói riêng.
Các hộ sản xuất, các HTX trong làng nghề Sóc Sơn chủ yếu đều dựa vào nguồn vốn tự có, vốn vay bạn bè, người thân và hầu như không có hoặc rất ít là vay từ các tổ chức tín dụng, ngân hàng. Mà nguyên nhân chính của tình trạng này là do họ không có đủ tài sản thế chấp theo yêu cầu của các tổ chức tín dụng, do lãi suất cao so với lợi nhuận họ thu được, do thủ tục cho vay phiền hà, thời gian cho vay ngắn, mức cho vay ít không đáp ứng được yêu cầu về thời điểm cần vay. Bởi thế hầu hết các cơ sở làng nghề Sóc Sơn đều “tự thân vận động” về nguồn vốn kinh doanh cho mình.
Hiện nay, yêu cầu về mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, dây truyền máy móc thiết bị của làng nghề là rất lớn để đáp ứng cầu ngày càng tăng của thị trường về các sản phẩm truyền thống. Ngoài ra nhu cầu đổi mới mẫu mã, phát triển sản phẩm, đào tạo lao động làng nghề cũng cần một lượng vốn dầu tư không phải nhỏ. Do đó, vấn đề vốn đối với các làng nghề Sóc Sơn đang rất bức xúc và là vấn đề cần giải quyết khi muốn nâng cao vai trò, vị trí và tỷ trọng của CN-TTCN trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện như hiện nay.
2.3.1.3. Đầu vào khoa học công nghệ.
Ở các làng nghề hiện nay thì công nghệ chủ yếu vẫn là kinh nghiệm truyền lại từ xưa, máy móc, thiết bị hầu như cũ kỹ, lạc hậu và chỉ có một số HTX kinh doanh các sản phẩm truyền thống, ví dụ như: HTX chiếu trúc Đại Dương-Phú Cường, HTX mộc Lai Cách là mới bắt đầu có sự đổi mới công nghệ và máy móc thiết bị và dây truyền sản xuất phục vụ sản xuất còn đa số các hộ gia đình làm nghề truyền thống thì vẫn sản xuất dựa trên những gì mình đã và đang có, và những công cụ họ tự nghĩ ra cho phù hợp với sản xuất của mình. Như vậy trong xu hướng phát triển của sản xuất hàng hoá, cạnh tranh gay gắt về sản phẩm, mẫu mã, chủng loại và chất lượng của sản phẩm như hiện nay thì các làng nghề Sóc Sơn khó có thể cạnh tranh được với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ phong phú về kiểu dáng, mẫu mã, chất lượng của các nước như Trung Quốc, Inđônêxia, và ngay cả đối với các sản phẩm của các làng nghề trong nước như của Hà Tây, Bắc Ninh cũng khó có thể cạnh tranh được. Bởi vậy, công nghệ sản xuất, công nghệ bảo quản, về thiết kế mẫu mã sản phẩm đối với làng nghề Sóc Sơn đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết.
2.3.1.4. Nguyên liệu đầu vào.
Các làng nghề Sóc Sơn nguyên liệu đầu vào chủ yếu là cây tre. Và cây tre đối với Việt Nam thì được coi là một nguồn nguyên liệu rất dồi dào, nhất là ở các làng quê Việt Nam. Nhưng trong xu thế đô thị hoá, hiện đại hoá nông thôn hiện nay thì hình ảnh các luỹ tre làng cũng dần dần được thay bởi các tường gạch, xi măng rất nhiều. Bởi thế đầu vào cũng là một vấn đề đáng quan tâm phát triển trong tương lai nếu muốn phát triển làng nghề một cách lâu dài và bền vững. Trong làng nghề Sóc Sơn thì có làng nghề mộc và thủ công mỹ nghệ Lai Cách là sử dụng đầu vào là gỗ, không phải là tre. Bởi vậy nguồn nguyên liệu lại càng trở nên quan trọng trong thực tế ngày càng khan hiếm các loại gỗ quý, tình trạng khai thác, buôn lậu gỗ ra biên giới đã và đang diễn biến phức tạp. Do vậy, quy hoạch và phát triển các vùng nguyên liệu là vấn đề bức xúc hiện nay và trong tương lai không xa của các làng nghề thủ công truyền thống của cả nước nói chung mà trong đó có huyện Sóc Sơn.
2.3.2 Cơ sở hạ tầng.
Nói đến hạ tầng Sóc Sơn thì có thể nói là không đồng bộ, còn thiếu và yếu rất nhiều.
Thứ nhất là về giao thông Sóc Sơn: Vẫn rất nhỏ bé, chỉ có:
Đường sắt có 17 km từ Phù Lỗ-Trung Giã.
Đường cao tốc có 14 km.
Quốc lộ 2 c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- G0032.doc