Chương 1: Thực trạng QLDA tại BQLDA phát triển chè và cây ăn quả 2
1.1 Giới thiệu chung về BQLDA phát triển chè và cây ăn quả 2
1.1.1 Sơ lược về cơ quan chủ quản 2
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của BQLDA chè-quả 3
1.1.3 Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của BQLDA chè-quả 4
1.1.3.1 Cơ cấu tổ chức 4
1.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ 5
1.2 Thực trạng QLDA tại BQLDA chè-quả 8
1.2.1 Quản lý hoạt động đầu tư theo lĩnh vực chủ yếu 8
1.2.1.1 Quản lý phạm vi 8
1.2.1.2 Lập kế hoạch tổng quan 12
1.2.1.3 Quản lý nhân lực 13
1.2.1.4 Quản lý chất lượng 17
1.2.1.5 Quản lý thông tin 20
1.2.1.6 Quản lý rủi ro 21
1.2.2 Quản lý theo chu kỳ dự án 22
1.2.2.1 Giai đoạn chuẩn bị đầu tư 22
Ước tính chi phí và kế hoạch cấp tài chính 22
Quản lý huy động vốn 24
Xây dựng cơ chế QLDA 28
Cải cách thể chế 31
1.2.2.2 Giai đoạn thực hiện đầu tư 33
Quản lý giải ngân vốn 33
Phối hợp với các cơ quan quản lý khác 43
Quản lý thực hiện các tiểu hợp phần 51
Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện dự án 55
1.2.2.3 Giai đoạn kết thúc dự án 56
Đánh giá kết thúc dự án 56
Kiểm toán và quyết toán vốn 57
1.3 Đánh giá chung 58
1.3.1 Những kết quả đạt được 58
1.3.1.1 Quản lý phạm vi 58
1.3.1.2 Huy động và giải ngân vốn 58
1.3.1.3 Phối hợp với các đơn vị khác 60
1.3.1.4 Quản lý vi mô thực hiện dự án 61
1.3.1.5 Đánh giá dự án 64
1.3.2 Tồn tại và nguyên nhân 64
1.3.2.1 Quản lý phạm vi 64
1.3.2.2 Huy động và giải ngân vốn 65
1.3.2.3 Phối hợp với các đơn vị khác 68
1.3.2.4 Quản lý vi mô thực hiện dự án 69
1.3.2.5 Giám sát, đánh giá dự án 72
Chương 2: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả QLDA 73
2.1 Định hướng 73
2.1.1 Nhiệm vụ của BQL trong thời gian tới 73
2.1.2 Thuận lợi và khó khăn 75
2.2 Một số giải pháp và kiến nghị 78
2.2.1 Về quản lý phạm vi 78
2.2.2 Về huy động và giải ngân vốn 79
2.2.3 Về sự phối hợp với các đơn vị khác 80
2.2.4 Về công tác quản lý vi mô thực hiện dự án 82
2.2.5 Về công tác giám sát, đánh giá dự án 83
Tài liệu tham khảo 84
88 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1163 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng quản lý dự án tại ban quản lý dự án phát triển chè và cây ăn quả, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i chính
Bộ Nông nghiệp và PTNT
BQLDA trung ương
Kho bạc Nhà nước
Nhà thầu cung cấp thiết bị và dịch vụ
Vốn vay ADB
BQLDA chè-quả
Kho Bạc Nhà nước Việt Nam
Ban quản lý dự án tỉnh (PPMU)
Chi nhánh Kho bạc nhà nước tỉnh
Tài khoản tạm ứng của PPMU tại một chi nhánh Ngân hàng thương mại tỉnh
Tài khoản của CPMU tại NH Ngoại Thương
Nhà thầu, nhà cung cấp
Dòng chuyển tiền
Dòng kế hoạch và lệnh chi tiền
Dòng chuyển chứng từ và kiểm soát chi
Sơ đồ 4: Cơ chế giải ngân vốn
Nguồn: Dự án khả thi - dự án phát triển chè và cây ăn quả – Bộ NN&PTNT
(+) Thực tế giải ngân vốn
(*) Với dự án phát triển chè và cây ăn quả:
Khoản vay của ADB có hiệu lực vào tháng 11/2000 và Chính phủ đã mở các tài khoản tạm ứng riêng cho hợp phần tín dụng và phi tín dụng được quản lý lần lượt bởi Bộ Tài chính và Bộ NN&PTNT tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đối với hợp phần phi tín dụng và Ngân hàng NN&PTNT đối với hợp phần tín dụng. Tháng 1/2003, Bộ NN&PTNTđã đề nghị ADB tăng mức trần tài khoản tạm ứng cho các hoạt động phi tín dụng từ 0,5 triệu USD lên 1 triệu USD vì các nguồn vốn tạm ứng không đủ để chia sẻ cho 13 Ban quản lý dự án tỉnh tham gia dự án và 05 Viện nghiên cứu khi mà các tài khoản tạm ứng cấp 2 được mở. Trên thực tế tiến độ giải ngân khác nhiều so với dự tính ban đầu, chi tiết như bảng dưới đây:
Bảng 4: Kế hoạch và thực tế giải ngân dự án chè-quả qua các năm
Đơn vị: Triệu USD
Danh mục
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Tổng cộng
Kế hoạch tín dụng
0,3
0,9
2,9
8,7
15,5
23,2
0.0
0,0
51,5
Tín dụng thực tế
0,0
0,0
7,2
10,5
10,9
7,4
9,4
9,5
54,9
Dự tính công nợ
1,0
2,2
0,6
0,8
0,7
0,8
0,0
0.0
6,1
Công nợ thực tế
0,0
0,0
0.8
0.3
2,2
0.8
1,4
1,0
6,4
Tổng dự tính
1,3
3,1
3,5
9,5
16,2
24,0
0.0
0.0
57,6
Tổng thực tế
0,0
0,0
8,0
10,7
13,0
8,2
10,9
10,5
61,4
Nguồn: Báo cáo hoàn thành dự án phát triển chè và cây ăn quả, ADB và Chính phủ tháng 12/2008
Kế hoạch giải ngân dự kiến trong giai đoạn thẩm định là khá lạc quan: 28% trong năm 2001, 51% năm 2002, 74% trong 2003 và 98% đến 2004. Thực tế giải ngân đã bắt đầu vào tháng 11 năm 2001. Tính đến 31/12/2002, lũy kế giải ngân toàn dự án chỉ đạt 122.747,8 triệu VND (8,4 triệu USD tương đương 14% của tổng ngân sách của dự án). Tính đến 31/03/2003, luỹ kế trao thầu hợp đồng và giải ngân đạt lần lượt ở mức 6,45 và 9,98 triệu USD (hoặc 15% và 24% tổng vốn vay so với thời gian đã qua là 37%.). Tính đến 31/03/2005, Luỹ kế trao thầu hợp đồng và giải ngân đạt ở mức 26,7 triệu đô la (64% của tổng số vốn vay so với thời gian trôi qua là 64%). Dự kiến sẽ có một khoản thặng dư lên tới khoảng 4,5 triệu đôla phát sinh từ sự mất giá của đồng đô la so với đồng SDR (quyền rút vốn đặc biệt). Bên Chủ đầu tư đã đề nghị sử dụng phần vốn chưa phân bổ, cấp bổ sung cho hợp phần tín dụng nhằm giúp tạo thêm công ăn việc làm và áp dụng tích cực các các nguyên liệu trồng và công nghệ cải tiến (có ít nhất 100,000 việc làm được tạo ra). Tính đến ngày 13/09/2006, luỹ kế trao thầu hợp đồng và giải ngân lần lượt ở mức 33,32 và 34,9 triệu đôla hoặc 75% và 76% tổng vốn vay so với thời gian trôi qua. Tính đến ngày 30/10/2007, luỹ kế trao thầu hợp đồng và giải ngân ở mức 38,86 – 43,30 triệu $ hoặc 87% và 97% tổng vốn vay so với thời gian trôi qua. Chuyên gia dự tính sẽ tiết kiệm khoảng 1 triệu đôla từ hợp phần phi tín dụng cho giảm chi phí đầu vào của dịch vụ tư vấn và từ việc mất giá của đồng đôla so với SDR.
Chi tiết các khoản thực tế giải ngân theo từng hoạt động như bảng dưới đây:
Bảng: Chi tiết thực tế giải ngân dự án chè-quả theo từng hoạt động
Đơn vị: USD
Tiểu hợp phần
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Tín dụng
-
5,999,999
9,000,000
9,000,000
5,886,953
5,066,953
2,990,000
Civil Works
-
-
-
18,568
43,496
22,206
-
Thiết bị
254,709
15,331
44,949
52,090
150,186
234,224
290,735
Ô tô
124,191
-
441,740
36,094
-
-
-
Đào tạo
69,813
118,238
324,925
237,337
72,170
283,859
426,489
Tư vấn
-
2,081
172,073
27,492
-
254,397
25,471
Chi thường xuyên
51,286
10,570
226,717
131,958
54,031
128,758
216,454
Chi phí lãi suất
-
35,866
118,667
205,407
281,187
146,481
-
Nguồn: Báo cáo hoàn thành dự án phát triển chè và cây ăn quả - CPMU tháng 12/2008
Từ bảng trên ta nhận thấy tiến đọ giải ngân tín dụng thì khả quan hơn trong khi hợp phần phi tín dụng thì chậm hơn. Ngoài ra, dự án này đã sử dụng vốn ODA tương đối có hiệu quả khi tỷ lệ chi phí cho tư vấn, ô tô ở mức thấp còn các khoản chi cho thiết bị và đào tạo chiếm một tỷ lệ đáng kể. Chi tiết của các khoản giải ngân hợp phần phi tín dụng (do BQLDA chè-quả phụ trách) được thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 5: Chi tiết giải ngân các hợp phần dự án chè-quả
Đơn vị: Nghìn USD
Từng hợp phần của DA
Tổng chi theo phê duyệt
Tổng chi thực tế
A.Tín dụng
48.916
54.026
B.Phi tín dụng
5.816
6.367
B1.Thông tin thị trường
2.366
1.307
B2.Tăng cường nghiên cứu
1.520
1.133
B3. QLDA
1.417
2.555
B4. Đào tạo
515
1.372
C. Chi phí dịch vụ
685
788
D. Cấp bù thay đổi giá
2.210
2.210
Tổng cộng
57.629
61.360
Nguồn: Báo cáo tiến độ dự án, ADB và Chính phủ tháng 12/2008
Từ các bảng trên có thể thấy dự án đã bị trì hoãn hơn 1 năm (2000-2001) và kế hoạch giải ngân đã phải thay đổi so với dự kiến ban đầu. Tuy vậy với sự nỗ lực của BQLDA chè-quả, trong các năm tiếp theo tiến độ đã được cải thiện đáng kể. Chỉ có năm 2004 là do công tác phê duyệt kế hoạch và dự toán hàng năm bị chậm, đến 21/6/2004 mới phê duyệt được kế hoạch tạm thời và 26/8/2004 mới phê duyệt chính thức tuy nhiên dự án cũng đã giải ngân được 80% so với kế hoạch.
Trong hợp phần phi tín dụng mà BQLDA chè-quả phụ trách thì chi phí dành cho QLDA là khá lớn, chiếm 25% tổng chi cho hợp phần này. Trong đó chủ yếu là chi cho tư vấn quản lý quốc tế do ADB chỉ định. Trong khi đó chi phí đào tạo lại khá khiêm tốn so với nhu cầu thực tế. Trong khi đội ngũ nhân sự của Việt Nam hoàn toàn đủ khả năng QLDA nếu có các đợt tập huấn nhưng thực tế thì vẫn phải sử dụng tư vấn quản lý nước ngoài do đơn vị tài trợ yêu cầu.
Một điểm đáng chú ý khác là khoản cấp bù thay đổi giá là khá lớn chiếm 4% tổng chi theo thiết kế của dự án. Tuy vậy trên thực tế khoản cấp bù này được giải ngân rất chậm. Do tình hình trượt giá nên các nhà thầu có yêu cấp bù giá của chương trình. Tuy đã thống nhất là sẽ có bù giá nhưng để thống nhất sẽ bù bao nhiêu lại mất rất nhiều thời gian dẫn đến việc nhà thầu đình hoãn thi công vừa do không có vốn, vừa để nghe ngóng chính sách trợ cấp. Một số tỉnh đã phải dùng ngân sách địa phương để ứng trước cho các nhà thầu.
Trong hợp phần này, tỷ lệ vốn dành cho việc cung cấp thông tin thị trường là khá đáng kể, chiếm 41% tông vốn hợp phần. Đây là một điểm tích cực của dự án khi đã quan tâm thỏa đáng đến đầu ra của sản phẩm, có đầu tư cho công tác quảng bá thương hiệu và nghiên cứu nhu cầu thị trường. Nhiều dự án khác chỉ thực hiện nghiên cứu thị trường trong khâu lập dự án nhưng ở dự án phát triển sản xuất chè và cây ăn quả thì công tác này được tiến hành định kỳ, không những thế còn hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm. Điều này vừa làm cho công tác lập kế hoạch dự án sát với thực tế, vừa giúp việc triển khai dự án thuận lợi, góp phần không nhỏ vào tỷ lệ thu hồi vốn của quỹ quay vòng (quy cho vay ưu đãi trong hợp phần tín dụng).
(*) Với dự án phát triển sản xuất khoai tây:
Bảng 6: Tiến độ giải ngân vốn dự án phát triển sản xuất khoai tây
Đơn vị: Euro
Khoản mục
6 tháng đầu 2008
6 tháng cuối 2008
Dự kiến 2009
Tổng
Tư vấn của GTZ
20.987,45
38.480
127000
186.467,45
Thuê chuyên gia
36.988,69
16.489
-
53.477,69
Mua trang thiết bị
44.302,21
39.975
100.000
184.277,21
Đào tạo
-
31.550
105.000
136.550
Đóng góp tài chính
-
-
155.000
155.000
Chi phí khác
36.773,94
27.400
20.000
84.173,94
Tổng
139.052,29
152.834
507.000
799.886,29
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động giai đoạn 1 – BQLDA trung ương
Số liệu ở bảng trên cho thấy dự án đã sử dụng nguồn vốn ODA tương đối hiệu quả do tỷ lệ chi phí cho nhân sự của GTZ bao gồm cả cán bộ GTZ địa phương chỉ chiếm 23,31% trong khi các chi phí cho những hoạt động hữu hiệu của dự án như chi phí cho mua sắm trang thiết bị là 23,03%, cho đào tạo và tập huấn là 17,07%, đóng góp tài chính cho các đơn vị hợp phần là 19,37%. Mặc dù, chi phí cho tư vấn của GTZ vẫn là khoản chi chiếm tỷ trọng cao nhất, điều này cho thấy thực tế là không phải toàn bộ vốn ODA thực sự đến tay người dân và chính phủ Việt Nam. Dù sao đây cũng là tình trạng chung của các dự án ODA và con số 23,31% vẫn chưa phải là cao so với các dự án khác. Một vấn đề khác là tiến độ giải ngân trong nửa cuối 2008 chậm hơn nửa đầu và chậm hơn so với kế hoạch do tình hình lạm phát tăng cao đỉnh điểm vào cuối 2008 và lúc đó chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt làm các đơn vị khó vay vốn ngân hàng trong khi khoản tạm ứng lại không đủ. Cũng giống như dự án trước, thời gian ra quyết định và thực hiện cấp bù giá là rất chậm vì có nhiều chủ thể cùng tham gia quyết định, BQLDA trung ương và PPMU không thể tự quyết vấn đề này được.
Phối hợp với các cơ quan quản lý khác
(*) Với dự án chè-quả: Cơ chế hành chính của dự án đã được xác lập ngay trước khi dự án có hiệu lực thông qua quyết định số 103/2001 QĐ-BNN-TCCB ngày 29/10/2001 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về việc ban hành quy chế tổ chức và thực hiện dự án theo đó, chức năng của từng đơn vị tham gia dự án như sau:
- Bộ NN&PTNT chịu trách nhiệm lập dự án, thẩm định dự án, điều hành hợp phần phi tín dụng và điều phối chung toàn dự án. BQLDA trung ương có trách nhiệm thực hiện các chủ trương, định hướng, mục tiêu mà Bộ đã đề ra trong hồ sơ dự án mà Bộ đã lập; định kỳ báo cáo về tiến độ thực hiện dự án, đưa ra các đề xuất thay đổi mục tiêu, cơ chế quản lý dự án. Ngoài ra, với các khoản chi không thuộc thiết kế ban đầu của dự án, BQL sẽ phải có giải trình và được Bộ NN&PTNT cùng với Bộ Tài Chính chấp thuận trước khi thực hiện.
- Bộ Tài chính chịu trách nhiệm điều hành hợp phần tín dụng; soạn thảo và ký hiệp định vay phụ; thông qua các đơn vị rút vốn và nhận lại các khoản hoàn trả. BQLDA chè-quả cần lập dự toán, tập hợp các chứng từ mà các đơn vị thực hiện dự án nộp lên sau đó gửi lên Bộ Tài Chính để được phê duyệt, thanh quyết toán vốn.
- Ngân hàng Phát triển Châu Á đảm nhận 8 nhiệm vụ trong việc thực thi dự án (một khi bắt đầu, bảy lần khảo sát khoản vay và một lần thanh tra giữa kỳ). ADB đã kiểm soát một cách có hiệu quả việc thực thi dự án và có hành động khi cần thiết. Các hoạt động khác mà ngân hàng đảm trách gồm có: (i) giải trình khảo sát, nhân tố căn bản và quá trình điều phối thực thi dự án; (ii) phân tích làm rõ tính xác thực của các tiểu dự án và các khoản vay phụ cũng như các thủ tục và yêu cầu tài chính; (iii) hỗ trợ hoạt động của các quỹ tín dụng nông thôn; (iv) giám sát các hoạt động phối hợp giữa cơ quan tín dụng và phi tín dụng; (v) đề ra các yêu cầu đóng góp hợp lý đối với các đối tượng vay phụ; (vi) giải trình các đòi hỏi của ABD đối với sự tham gia của các bên tư vấn, quá trình thu mua hàng hoá, việc thành lập và lưu trữ các báo cáo và hệ thống kế toán khoản vay, cũng như việc điều phối và đánh giá các khoản lợi nhuận thu được; (vii) cung cấp phân tích và hướng dẫn các thủ tục liên quan đến việc nộp đơn đăng ký xin thu hồi và chi tiêu khoản vay; (viii) tổng quan về các công việc chuẩn bị của BQLDA chè-quả và Ngân Hàng NN&PTNT. ADB cũng hỗ trợ dự án điều chỉnh phạm vi thực hiện nhằm đảm bảo thành tích toàn diện cho việc mở rộng dự án. Động thái này bao gồm việc hỗ trợ của Chính phủ thay đổi các hoạt động đầu tư thông qua việc nhấn mạnh phổ biến phân bổ cho vay mới được phát triển và mở rộng với sự tham gia của các thành viên dự án. ADB cũng thường xuyên kiểm soát hoạt động hành chính nói chung của dự án. Việc cung cấp đào tạo về Các thủ tục thu mua và chi dụng của ADB tỏ ra rất có ích trong việc nâng cao hiểu biết và khả năng của toàn Ban dự án, đặc biệt là trong việc giúp họ làm quen với các thủ tục điều hành tiêu chuẩn của ADB.
- Ngân hàng NN&PTNT (VBARD): chịu trách nhiệm thành lập Ban thực hiện dự án (PIU) tại trụ sở chính để thực hiện Hợp phần tín dụng; PIU do Phó tổng giám đốc của VBARD làm Trưởng Ban và gồm có một Giám đốc thường trực và một số nhân viên có năng lực. Các hệ thống báo cáo và số liệu thống kê do VBARD lập trong dự án tín dụng nông thôn do ADB tài trợ sẽ được chấp nhận các sửa đổi phù hợp để đáp ứng các yêu cầu của dự án, PIU chịu trách nhiệm: a/ Lập kế hoạch công tác và ngân sách hàng năm. b/ Duy trì các tài khoản hợp lý và các báo cáo chi tiêu. c/ Tiếp tục tài trợ các khoản vay phụ hợp lý. d/ Chuyển các đơn xin vay vốn phụ có số lượng vay vượt quá $50.000 cùng với đề xuất cụ thể để Ngân hàng Phát triển châu Á thông qua. đ/ Lưu giữ các hồ sơ về đơn xin rút vốn và giải ngân. e/ Kiểm tra việc hoạt động dự án của các chi nhánh của VARD thuộc các tỉnh có dự án. g/ Kiểm tra hoạt động của các khoản vốn vay phụ. h/Thu thập và đối chiếu các số liệu thống kê liên quan đến dự án. i/ Soạn và trình các báo cáo cần thiết và các số liệu thống kê cho CPO, Bộ Tài chính (MOF) và ADB. k/ Tham gia vào quá trình soạn thảo và chỉnh lý các sổ tay kỹ thuật được chuẩn bị trong dự án để hướng dẫn tới các hộ nông dân.
Chậm nhất trong vòng một năm kể từ ngày dự án có hiệu lực, Bên vay bảo đảm VBARD sẽ soạn thảo công bố một chính sách cho vay, đề ra các điều khoản và các điều kiện để có thể được vay vốn cho các tiểu dự án, trước khi xuất bản, dự thảo sổ tay kỹ thuật sẽ được trình ADB xem xét chấp nhận.
- Ban chỉ đạo Dự án Trung ương gồm có: “Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là Trưởng Ban chỉ đạo dự án. Các thành viên của Ban Chỉ đạo dự án bao gồm đại diện của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Vụ Hợp tác quốc tế của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Khuyến nông và Khuyến lâm, đại diện khối doanh nghiệp tư nhân ngành chè và cây ăn quả, Ban Quản lý các dự án nông nghiệp, Giám đốc dự án Phát triển chè và cây ăn quả, Giám đốc dự án là thư ký cho Ban chỉ đạo” – Quyết định Số: 103/2001/QĐ-BNN... Cơ quan này sẽ: a/ điều phối, giám sát các hoạt động của dự án căn cứ theo văn kiện Hiệp định dự án b/ Chỉ đạo, điều phối và thúc đẩy việc thực hiện dự án, hướng dẫn thông qua Ban Quản lý dự án Trung ương trong các vấn đề chính sách, chế độ của dự án c/ Phê duyệt các kế hoạch vốn, kế hoạch hoạt động và mua sắm của dự án d/ Phê duyệt các hợp đồng, kết quả đấu thầu mua sắm, xây lắp và tư vấn của dự án đ/ Chỉ đạo dự án xây dựng các văn bản liên Bộ, cấp Bộ và các Quy định, Quy chế liên quan đến dự án trình Bộ và Nhà nước ban hành e/ Phối hợp cùng với nhà tài trợ đưa ra các điều chỉnh cần thiết cho dự án để đảm bảo dự án hoạt động có hiệu quả. g/ Các thành viên thường trực của Ban Chỉ đạo dự án họp định kỳ 6 tháng một lần. Các cuộc họp bất thường sẽ được tổ chức theo yêu cầu cụ thể công việc của dự án và theo đề nghị của Trưởng Ban chỉ đạo dự án. đề ra chủ trương, định hướng, tạo sự nhất trí giữa các Bộ, Ngành địa phương, chỉ đạo, hướng dẫn BQLDA trung ương về các vấn đề chung, đảm bảo dự án thực hiện thống nhất, có hiệu quả.
- Ban chỉ đạo dự án tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh tham gia dự án ra quyết định thành lập; do Chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban và bao gồm các đại diện Sở NN&PTNT, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Hội Nông dân. Ban chỉ đạo dự án tỉnh có trách nhiệm liên kết giữa BQLDA trung ương và BQLDA tỉnh bằng cách thường xuyên giám sát và hướng dẫn các hoạt động của dự án tại tỉnh và giám sát hoạt động và quản lý dự án của BQLDA tỉnh phù hợp với các quy định chung và phù hợp với hiệp định vay vốn và báo cáo lại cho BQLDA trung ương.
- BQLDA tỉnh do UBND tỉnh ra quyết định thành lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Trưởng BQL là giám đốc hoặc phó giám đốc Sở NN&PTNT. Đây là đơn vị trực tiếp thực hiện và điều hành dự án tại tỉnh dưới sự điều hành và hướng dẫn của Ban chỉ đạo dự án tỉnh và BQLDA trung ương. Các chứng từ sẽ được chuyển trực tiếp từ BQL tỉnh lên BQL trung ương trong khi các báo cáo tiến độ, các khoản dự chi... sẽ được chuyển qua Ban chỉ đạo xem xét, phê duyệt trước khi chuyển lên BQLDA chè-quả. Các nhiệm vụ cụ thể gồm có: a/ Thực hiện dự án của các tỉnh tương ứng. b/ Quản lý về tài chính của các thành phần dự án tương ứng. c/ Lập các chương trình đào tạo và phối hợp đào tạo ở cấp tỉnh. d/Phối hợp với các Viện Nghiên cứu liên quan thiết lập hệ thống cấp giấy chứng nhận vườn ươm. đ/ Thiết lập hệ thống thông tin thị trường. e/ Mua sắm trang thiết bị theo phân cấp. g/ Giám sát tiến độ thực hiện dự án ở cấp tỉnh. h/ Lập các báo cáo, kế hoạch, tiến độ và kế toán ở cấp tỉnh để trình lên CPMU. i/ Giám sát và đánh giá các hoạt động của dự án bao gồm cả các biện pháp bảo vệ môi trường do các Bên vay phụ thực hiện.
Trước khi bắt đầu dự án, các PPMU phải chuẩn bị các kế hoạch phát triển chi tiết ở cấp tỉnh, trong đó chỉ ra các khu vực có tiềm năng phát triển cây chè và cây ăn quả, quan tâm đúng mức đến hạ tầng cơ sở và các thiết bị chế biến. Các kế hoạch này cũng cần nêu ra yêu cầu đào tạo và hợp tác giữa các cơ quan có liên quan trong quá trình tiến hành các hoạt động của dự án
- Đơn vị thực thi dự án là các đơn vị trực tiếp thực hiện các công việc của dự án, được BQLDA tỉnh chỉ định hoặc thông qua đấu thầu. BQLDA trung ương chỉ tham gia phê duyệt kết quả đấu thầu trong khi không trực tiếp giám sát, quản lý các đợn vị này. Trong hợp phần phi tín dụng mà BQLDA chè-quả đảm nhiệm còn bao gồm nội dung đầu tư và cơ cấu lại một số đơn vị thực hiện dự án như Viện Nghiên cứu rau quả Miền Bắc, Phân Viện cơ điện nông nghiệp... Các Viện Nghiên cứu: chịu trách nhiệm tiến hành các nghiên cứu thích hợp về nông học, chế biến và bảo quản sau thu hoạch. Trong trường hợp được yêu cầu, các Viện Nghiên cứu sẽ hỗ trợ các PPMU trên cơ sở hợp đồng trong việc: (i) Chuẩn bị toàn bộ khâu kỹ thuật; (ii) Lập các tiêu chuẩn và thiết lập hệ thống cấp chứng nhận vườn ươm; (iii) Cung cấp địa điểm và thiết bị đào tạo nâng cao các cán bộ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (DARD) và (iv) Mua sắm trang thiết bị cho các Hợp phần được phân cấp cho các Viện Nghiên cứu trên cơ sở thông qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD) phê duyệt.
- BQLDA chè-quả: Trong trường hợp cần thiết, Ban Quản lý dự án Trung ương xin ý kiến Ban Chỉ đạo và đề nghị Vụ Tổ chức Cán bộ trình Lãnh Đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét quyết định sửa đổi một số điều khoản cho phù hợp với tình hình thực tế
Sơ đồ cơ cấu các đơn vị tham gia quản lý và thực hiện dự án phát triển chè và cây ăn quả được thể hiện ở sở đồ sau:
Nguồn: Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện giữa kỳ dự án chè-quả - BQLDA trung ương
Sơ đồ 5: Cơ cấu quản lý thực hiện dự án
Phát triển chè và cây ăn quả
Điều phối
Quản lý
Cố vấn, phản hồi, phối hợp
Bộ NN&PTNT
Ban chỉ đạo dự án TW
CPO nông nghiệp
Ban chỉ đạo dự án tỉnh
Ngân hàng NN&PTNT
BQLDA phát triển chè và cây ăn quả
Đơn vị thực hiện dự án của ngân hàng NN&PTNT
BQLDA tỉnh
Các hợp phần phi tín dụng
Các tiểu hợp phần:
- Công nghệ và thông tin thị trường
-Nghiên cứu
- QLDA
- Đào tạo
Đơn vị thực thi dự án tỉnh
Các tiểu dự án
Người hưởng lợi
Ngân hàng NNPTNT tỉnh
Ngân hàng NNPTNT huyện
(*) Với dự án phát triển sản xuất khoai tây:
- Bộ NN&PTNT là đại diện cho phía tiếp nhận vốn, trong đó Bộ NN&PTNT giao cho Cục khuyến nông và khuyến lâm giám sát và tham gia thực hiện dự án. Đây là một thay đổi đáng kể so với dự án trước vì lần này một cơ quan chuyên môn của Bộ NN&PTNT được giao trách nhiệm quản lý và phối hợp với BQLDA trung ương trong việc giải quyết các vấn đề kỹ thuật phát sinh.
- Văn phòng dự án: cùng với sự tham vấn của cố vấn trưởng do GTZ cử sang, sẽ thực hiện các hợp đồng, các hoạt động với các tổ chức, cơ quan, công ty hoặc với các nhà tư vấn, duy trì quan hệ trực tiếp với các tổ chực thực hiện dự án và thường xuyên thăm các nhóm mục tiêu, nông dân trồng khoai tây ở 9 tỉnh vùng dự án.
- Các đơn vị thực thi dự án chịu sự giám sát, điều phối trực tiếp từ BQLDA trung ương thay vì BQLDA tỉnh như với dự án trước.
- Việc lập kế hoạch hoạt động hàng năm thường được lập vào cuối năm tại Hội thảo Lập kế hoạch và được chia thành 2 cấp: Ở cấp trung ương có sự tham gia của BQLDA trung ương và tất cả các cơ quan kể trên; kế hoạch cấp địa phương có sự tham gia của: nông dân trồng khoai tây, các thương gia, chế biến, cơ quan quản lý và hoạch định chính sách địa phương cũng như các đơn vị tham gia thực hiện dự án. Các kế hoạch cấp trung ương được lập trước sau đó Ban chỉ đạo dự án trung ương sẽ truyền đạt, cụ thể hóa ở từng địa phương mình thông qua Hội thảo Lập kế hoạch cấp địa phương. Các kế hoach được lập theo phương pháp dân chủ và có sự tham gia của tất cả cá đối tượng quan tâm. Các kế hoạch này sau khi được sự thống nhất của giám đốc BQLDA trung ương và cán bộ phụ trách dự án sẽ trở thành văn bản pháp lý để các đơn vị thành viên thực hiện.
- Việc phối hợp với các cơ quan khác về cơ bản cũng giống với dự án trước.
Nguồn: Tài liệu thẩm định dự án phát triển sản xuất khoai tây – Bộ NN&PTNT
Quản lý
Cố vấn, phản hồi, phối hợp
Sơ đồ 6: Cơ cấu tổ chức thực hiện dự án Phát triển sản xuất khoai tây
Bộ NN&PTNT
Cục khuyến nông
Các cơ quan hỗ trợ:
- Vụ hợp tác quốc tế
-Vụ tài chính
- Vụ khoa học
Các cơ quan thực hiện:
-Trung tâm kiểm nghiệm quốc gia
-Trung tâm kiểm nghiệm tỉnh
-TT khảo kiểm nghiệm giống cây trồng trung ương
-Cục bảo vệ thực vật
BQLDA trung ương
Văn phòng dự án
Nông dân trồng khoai tây giống
Nông dân trồng khoai tây thương phẩm
Doanh nghiệp sản xuất và chế biến
Người tiêu dùng
CPO nông nghiệp
Quản lý thực hiện các tiểu hợp phần
(+) Tuyển dụng tư vấn
(*) Với dự án chè-quả: Trong khuôn khổ thiết kế, dự án được trang bị 23 tháng người tư vấn quốc tế và 26 tháng người tư vấn trong nước. Một số gói thầu tư vấn quốc tế: “Tư vấn quản lý nghiên cứu và kinh tế/thị trường – Landell Mills Co.LTD”; “Tư vấn QLDA”; “kiểm toán – Deloitte LLP”, Các gói thầu tư vấn trong nước: ban đầu không có trong thiết kế dự án nhưng BQLDA chè-quả đã đề nghị ABD bổ sung gói tư vấn “điều tra cơ bản kinh tế xã hội – Công ty Tư vấn đào tạo và phát triển cộng đồng RCTCD”. BQLDA chè-quả đã rất quan tâm đến đội ngũ nhân sự tham gia các gói thầu tư vấn. BQL tuyển tư vấn Quốc tế có kinh nghiệm lâu năm trong các lĩnh vực: Kinh tế xã hội, nhà quản lý nghiên cứu chè Quốc tế, chuyên gia trồng chè Quốc tế, Quản lý nghiên cứu quả Quốc tế, chuyên gia khuyến nông chè Quốc tế, Tư vấn Thông tin thị trường chè quốc tế, Tư vấn đánh giá giám sát lá chè xanh Quốc tế. và các tư vấn địa phương: Chuyên gia kinh tế chè, chuyên gia đánh giá giám sát chè xanh, chuyên gia thị trường quả, chuyên gia quản lý dự án, chuyên gia nghiên cứu quản lý, chuyên gia M&E Quốc gia, chuyên gia kinh tế xã hội Quốc gia. Tất cả vị trí tư vấn này được tuyển dụng dựa vào hệ thống bỏ thầu. Việc tuyển dụng dựa vào quá trình đấu thầu giữa nhà tuyển dụng của tổ chức tài trợ vốn và luật Việt Nam. Quá trình tuyển dụng được thực hiện nhanh chóng và theo nguyên tắc của hai bên và không có sự trì hoãn. Có một vài thay đổi giữa kế hoạch có sẵn và việc tuyển dụng thực tế cho các nhà tư vấn vì nhu cầu thay đổi của dự án. Những vị trí tư vấn phải thoả mãn với những yêu cầu được bổ nhiệm của mình. Chi phí cho đào tạo và dịch vụ tư vấn lũy kế 3 năm đầu dự án chè quả được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 8: Chi phí QLDA – lũy kế 2001-2004 dự án chè quả
Đơn vị: Triệu VNĐ
Khoản mục
Chi từ vốn ADB
Chi từ vốn đối ứng
Tổng
Hội thảo và đào tạo
4.603,9
1.260
5.864
Dịch vụ tư vấn
2.857
490
3.347
Thiết bị
1.113,3
-
1.113,3
Ô tô
3.224,8
411,9
3.636,7
Chi phí thường xuyên
1.631,7
1.024
2.655,7
Tổng cộng
13.430
3.186
16.616
Nguồn: Báo cáo giữa kỳ dự án chè-quả - BQLDA trung ương
Như vậy chi phí cho tư vấn chiếm khoảng 20% tổng chi 3 năm đầu dự án chè-quả và cũng là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 chỉ sau chi cho đào tạo-hội thảo. Nội dung chủ yếu của dịch vụ tư vấn trong giai đoạn này là tư vấn chuẩn bị dự án, nghiên cứu điều tra cơ bản, đánh giá giữa kỳ. Ngoài ra ADB cũng có những hỗ trợ nhất định về kỹ thuật, tư vấn QLDA. ADB đã tài trợ một gói hỗ trợ kỹ thuật chuẩn bị dự án (PPTA) và đã phân tích ngành, các Viện trường tham gia và đã xây dựng thiết kế Dự án phù hợp và nhất quán với chiến lược phát triển ngành nông nghiệp của Chính phủ và ADB. Ngoài ra trong quá trình thực hiện dự án cũng có các chuyên gia quốc tế tham gia tư vấn, số liệu cụ thể trong bảng sau:
Bảng: Nhân sự tham gia công tác tư vấn quốc tế
Công việc
Ngày
Số người
Số ngày-người
Điều tra cơ bản
5-23 Apr 1999
6
114
Thẩm định
14 Jun-2 Jul 1999
4
76
Chuẩn bị
23 Jan-5 Feb 2002
4
56
Tư vấn chuẩn bị hợp đồng
19-24 Jan 2003
1
6
Đánh giá lần 1
22 May-5 Jun 2003
2
30
Giám sát cấp vốn vay
8-10 Dec 2003
1
3
Đánh giá giữa kỳ
12-22 Apr 2005
2
22
Đánh giá lần 2
20 Feb-2 Mar 2006
3
33
Đánh giá lần 3
19-27 Sep 2006
4
36
Đánh giá toàn dự án
29 Nov-8 Dec 2006
1
10
Đánh giá lần 4
6-14 Mar 2007
2
18
Đánh giá kết thúc d
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6283.doc