CHƯƠNG I: MẤY VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SẢN XUẤT VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA ĐƯỜNG MÍA 1
I. Các quan điểm kinh tế về cạnh tranh 1
1. Quan điểm về khả năng cạnh tranh của hàng hoá 1
2. Quan điểm về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp: 2
II. Sự cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh của sản xuất đường mía 7
1. Hội nhập kinh tế quốc tế 7
2. Vai trò của sản xuất và tiêu thụ đường mía 9
2.1 Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế: 9
2.2 Phát triển ngành mía đường tạo nhiều việc làm 9
2.3 Tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo. 10
2.4 Phát triển sản xuất mía đường sẽ làm giảm nhập khẩu đường, tiết kiệm ngoại tệ cho đất nước. 12
II. Các nhân tố quyết định đến năng lực cạnh tranh 12
1. Lợi thế so sánh 12
2. Năng suất 13
3. Bối cảnh kinh tế vĩ mô 13
4. Hoạt động và chiến lược của doanh nghiệp 14
5. Môi trường kinh doanh 14
II. Kinh nghiệm sản xuất và tiêu thụ đường mía của một số quốc gia trên thế giới 15
1. Thái Lan 16
2. Cộng đồng Châu Âu 17
3. Philippin 18
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA SẢN XUẤT ĐƯỜNG MÍA Ở VIỆT NAM 20
I. Thực trạng sản xuất đường mía ở Việt Nam 20
1. Khái quát về các nhà máy đường Việt Nam 20
2. Thực trạng sản xuất đường mía ở Việt Nam 22
2.1 Xây dựng vùng nguyên liệu 22
2.2 Đầu tư xây dựng nhà máy và công suất 29
2.3 Sản xuất và chế biến 37
84 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1519 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng sản xuất và khả năng cạnh tranh của sản xuất đường mía ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năm 1995 trong tình trạng cơ chế, chính sách chưa hoàn chỉnh và liên tục thay đổi. Mỗi dự án từ khi lập dự án đến khi quyết toán được công trình kéo dài từ 4 - 5 năm, trong quá trình thực hiện có rất nhiều thay đổi khách quan làm cho tổng mức đầu tư tăng lên. Đó là:
Trong 28 dự án xây dựng nhà máy thì có 23 dự án được quyết định đầu từ từ năm 1995. Tại thời điểm đó nhà nước đang áp dụng điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng theo Nghị định 177/CP của Chính phủ. Theo nghị định này, nhiều khoản chi phí như: quản lý dự án, chi phí thẩm định thiết kế, thẩm định dự toán, chi phí kiểm toán, chi phí bảo hiểm, lãi suất vốn vay trong quá trình đầu tư, vốn lưu động,... khi lập dự án khả thi không được đưa vào tính cho tổng mức đầu tư. Nhưng đến Nghị định 42/CP ngày 16/07/1996, Chính phủ lại quy định đưa các loại chi phí trên vào tổng mức đầu tư. Tất cả các khoản này khi tính vào đã làm tăng mức đầu tư của các dự án lên rất nhiều. (Ví dụ: một dự án nhà máy đường mía sử dụng thiết bị Trung Quốc công suất 1000 TMN tổng mức đầu tư tăng khoảng 18 - 20 tỷ đồng so với dự toán ban đầu).
ảnh hưởng của trượt giá ngoại tệ: khi lập dự án (năm 1995) tỷ giá đồng ngoại tệ dưới 11.000 đ/USD, đến nay tỷ giá là 15.500đ/USD nên vốn đầu tư cho thiết bị tính theo Việt Nam đồng bị tăng lên.
ảnh hưởng của trượt giá trong nước: giá vật tư, xăng dầu, điện, nước, vật tư xây dựng, cước vận tải, lao động... đều tăng lên, tổng mức trượt giá của nước ta từ năm 1995 đến năm 2002 vào khoảng 50%. Như vậy, phần đầu tư trong nước từ khi lập dự án đến khi quyết toán được cũng bị tăng ở mức độ tương tự.
Tóm lại, riêng về điều kiện khách quan mỗi dự án nhà máy đường thực hiện từ năm 1995 đến nay khi thanh quyết toán tổng mức đầu tư đều tăng từ 55 - 60% so với ban đầu.
- Quy chế đấu thầu: Phần lớn các nhà máy đường thời gian chuẩn bị thủ tục đầu tư, xét duyệt thủ tục xây dựng cơ bản rất lâu. Trong quá trình thi công vốn liên tục bị thiếu, không đáp ứng kịp thời, nhiều nhà cung cấp thiết bị giao thiết kế công nghệ không đúng thời hạn, dẫn đến thiết kế nhà máy không đảm bảo thời gian quy định. Trong khi đó nông dân đã trồng mía đến thời vụ phải thu hoạch nên càng gây sức ép cho tiến độ xây dựng nhà máy.
2.3 Sản xuất và chế biến
Hiện nay nước ta có hai hình thức chế biến đường là chế biến đường công nghiệp và chế biến đường thủ công.
Chế biến thủ công:
Trước khi công nghiệp đường pháp triển các lò đường thủ công chiếm ưu thế trong lượng đường sản xuất ra. Năm 1994 trong 300.000 tấn đường được sản xuất ra có 200.000 tấn được chế biến từ các lò thủ công (chiếm 66,67% tổng sản lượng). Trong một vài năm gần đây, sản lượng đường thủ công hàng năm đạt khoảng 300.000 tấn/năm. Sản phẩm rất đa dạng gồm: đường bát, đường phên, đường vàng ly tâm, đường trắng ly tâm, đường mật...
Sản xuất thủ công có nhiều lợi thế như: mức đầu tư thấp, dễ tháo lắp di chuyển đến gần vùng nguyên liệu, thuế ít và lao động rẻ. Các cơ sở chế biến thủ công đóng một vai trò quan trọng trong ngành sản xuất mía đường nước ta, tạo công ăn việc làm cho hàng vạn lao động nông thôn, đảm nhận các vùng mía nhỏ, xa nhà máy và mía đầu vụ, cuối vụ có sản lượng ít; làm tăng thêm sản phẩm cho xã hội, đáp ứng một phần nguyên liệu cho các nhà máy luyện đường và thoả mãn nhu cầu sử dụng của nhân dân ta về loại sản phẩm truyền thống.
Với điều kiện hiện nay trong những năm tới sản xuất đường thủ công vẫn một phần không thể thiếu của ngành sản xuất đường nước ta, sẽ tồn tại ở những vùng trồng mía truyền thống nhưng hạ tầng cơ sở lại yếu kém, ở những nơi khô hạn mà ở đó chỉ trồng mía là có hiệu quả, nếu ta đầu tư xây dựng nhà máy công nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn và chi phí đầu tư rất cao. Tuy nhiên nhược điểm chính của chế biến đường thủ công là hiệu suất quá thấp (40-50%), tiêu hao nhiều nguyên liệu, vệ sinh thực phẩm chưa cao, chất lượng sản phẩm kém và có tác động xấu tới môi trường. Như vậy là, trong tương lai chế biến đường thủ công vẫn tồn tại nhưng sẽ bị thu hẹp trong giới hạn nhất định theo hướng cải tiến công nghệ nhằm nâng cao hiệu suất thu hồi và giảm ô nhiễm môi trường.
Đối với chế biến đường công nghiệp là hướng đi chủ yếu của ngành mía đường hiện nay có những đặc điểm chính sau:
Chế biến công nghiệp:
Hiện nay trên thị trường có các loại đường khác nhau: đường thô, đường trắng RS và đường tinh luyện RE. Đường thô là loại đường còn lẫn nhiều loại đường tạp chất và độ màu cao so với 3 loại đường còn lại. đường thô được sử dụng chủ yếu làm nguyên liệu cho việc tinh chế đường.
Các phương pháp công nghệ được sử dụng trong sản xuất đường là:
* Phương pháp vôi hoá:
Đây là phương pháp sản xuất đường có từ lâu đời nhất, người ta dùng vôi để làm sạch nước mía. Ưu điểm của phương pháp này đơn giản, chi phí về hoá chất thiết bị tương đối rẻ. Nhược điểm của phương pháp này là hiệu quả làm sạch không cao- sản phẩm của phương pháp này là đường thô. Các nhà máy hiện đang áp dụng để sản xuất đường thô như: La Ngà, Lam Sơn, Tây Ninh... Gần đây do nhu cầu thị trường đường trắng nên các nhà máy đã cải tạo kết hợp phương pháp Sunfithoá để sản xuất các loại đường ngà.
* Phương pháp Sunfithoá:
Đây là phương pháp phổ biến của các nước trên thế giới như ấn Độ, Trung Quốc,Inđônêsia... áp dụng để sản xuất đường trắng trực tiếp cho người tiêu dùng. Phương pháp Sunfíthoá với nội dung cơ bản lầ dùng khí SO2 xông thẳng vào nước mía để tác dụng với sữa vôi tạo ra hợp chất kết tủa có tính chất phụ keo và Oxy hoá chất màu để làm sạch nước mía.
Ưu điểm của phương pháp này là lưu trình công nghệ đơn giản, chi phí đầu tư thiết bị và hoá chất rẻ, sản phẩm là đường trắng. Tuy nhiên nhược điểm Oxy hoá chất màu bằng SO2 không bền vững nên sản phẩm dễ bị lại màu trong qúa trình bảo quản. Sản phẩm đường còn chứa hợp chất lưu huỳnh nên không được sử dụng để sản xuất các sản phẩm thực phẩm cao cấp, dễ dàng làm biến đổi màu của sản phẩm.
* Phương pháp Cácbonát hoá:
Là phương pháp hiện đại dùng để sản xuất đường trắng cao cấp. Phương pháp Cácbonát hoá là sự kết hợp dùng sữa vôi kết hợp xông khí CO2 vào mía để tạo kết tủa CaCO3, có tính hấp thụ chất keo, Oxy hoá chất màu bằng CO2 để làm sạch nước mía. Ưu điểm của phương pháp này là tạo ra các sản phẩm cao cấp về đường đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cao cấp và các sản phẩm thực phẩm yêu cầu kỹ thuật bảo quản lâu dài. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là lưu trình công nghệ phức tạp, chi phí đầu tư cao, vận hành khó khăn hơn và đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao.
* Công nghệ sản xuất đường sạch
Công nghệ sản xuất đường sạch coi là một phương pháp sản xuất không dùng hoá chất trong sản xuất đường. Quá trình làm sạch nước mía dùng Cationit để khử màu và kết tủa trong quá trình lắng lọc. Phương phpá này còn được ấn định từ khâu nguyên liệu mía, không sử dụng hoá chất trong quá trình canh tác. Ưu điểm của phương pháp này là tạo ra sản phẩm có độ thuần khiết cao. Chất lượng sản phẩm đáp ứng được thị hiếu tiêu dùng cao cấp. Đây là phương pháp sẽ được phổ cập rộng rãi để sản xuất đường sạch.
Các nhà máy đường hiện có được ứng dụng cụ thể với các dạng công nghệ nói trên. Phương pháp vôi hoá được áp dụng cho các nhà máy đường thô. Phương pháp Sunfit hoá được ứng dụng trong các nhà máy sản xuất đường ngà RS, có độ tinh khiết cao hơn đường thô. Phương pháp Cacbonat hoá hiện đang được áp dụng với các nhà máy đường luyện RE và các nhà máy có chất lượng đường cao tại Việt Nam.
Trong 7 vụ sản xuất vừa qua (từ năm 1994 đến năm 2002) tổng số đường công nghiệp sản xuất là 3.456.573 tấn (trong đó 6 doanh nghiệp liên doanh và 100% vốn nước ngoài sản xuất 922.600 tấn).
Tỷ lệ tiêu hao mía bình quân cả nước hiện nay là 11 mía/đường; miền Bắc bình quân 10,3 mía/đường; miền Trung bình quân 10,4 mía/đường; miền Nam bình quân 12 mía/đường. Một số nhà máy có chất lượng mía tốt, tỉ lệ tiêu hao mía thấp là Ninh Hòa 8,5 mía/đường, Cam Ranh 8,8 mía/đường, Bourbon Gia Lai 9,4 mía/đường, Cao Bằng, Sơn La, Bình Định 9,8 mía/đường, Quảng Ngãi 9,9 mía/đường. ép mía công nghiệp đã tiết kiệm được một số lượng lớn mía bị lãng phí do ép thủ công (ép thủ công gần 18-20 mía/đường, trong khi chế biến công nghiệp chỉ 10-12 mía/đường).
3.4. Tình hình tài chính của các nhà máy đường mía
Xét một cách toàn diện, hầu hết các nhà máy đường mía Việt Nam hiện nay đang rơi vào tình trạng lỗ nặng. Lỗ luỹ kế các nhà máy đường rất lớn nhưng đến nay chưa có dấu hiệu khả quan về giảm chi tiêu này.
Bảng 6: Tình hình lỗ lãi của các nhà máy đường niên vụ 2000-2001
TT
Danh Mục Nhà Máy
Luỹ kế
Lỗ, lãi đến
2000 (tr.Đ)
Lỗ,lãi
năm 2001
(Triệu Đ)
Luỹ kế
Lỗ, lãi đến
2001 (tr.Đ)
I
DNNN và công ty cổ phần
Các doanh nghiệp bị lỗ luỹ kế
-996132
-224457
-1220589
1
Công ty đường Sơn La
-100667
-27680
-128347
2
Công ty đường Kiên Giang
-73873
-47064
-120937
3
Công ty đường Quảng Nam
-93515
-2115
-95630
4
NM đường Sơn Dương
-78843
-8175
-87018
5
Công ty đường Bình Thuận
-67558
-19066
-86624
6
Công ty đường Trị An
-37527
-32106
-69633
7
NM đường Quảng Bình
-42792
-17453
-60245
8
NM đường Bến tre
-43222
-16587
-59809
9
NM đường Linh Cảm-Trà Vinh
-55128
-2861
-57989
10
NM đường Kon Tum
-51421
-2312
-53733
11
Công ty đương Đắk Lắk
-40925
-9078
--50003
12
NM đường Việt Trì
-39991
-1792
-41783
13
Công ty đường Bình Dương
-37663
500
-37163
14
Công Ty đường Soc Trăng
-35710
-1326
-37036
15
NM đường Nông Cống
-30074
-6000
-36074
16
NM đường Eaknốp
-21455
-7273
-28728
17
NM đường Quảng Nam
-23307
-3894
-27171
18
Công Ty đường Cao Bằng
-24189
-190
-24379
19
NM đường thô Tây Ninh
-18700
-5600
-24300
20
Công ty đường Hoà Bình
-19470
-3361
-22831
21
Công ty đường Tuyên Quang
-18850
776
-18074
22
Công ty MĐ Cần Thơ
-11566
-3902
-15468
23
NM đường Sông Lam
-7799
-2906
-10705
24
Công ty đường Hiệp Hoà
-10509
750
-9759
25
NM đường Thới Bình
-3403
-3185
-6588
26
NM đường Tuy Hoà
-4451
-283
-4734
27
NM đường Sông Con
0
-3000
-3000
28
Công ty đường Khánh Hoà
-3524
768
-2756
29
NM đường An Khê
0
-72
-72
TT
Danh Mục Nhà Máy
Luỹ kế
lỗ, lãi đến 2000 (tr.Đ)
Lỗ,lãi
Năm 2001
(Triệu Đ)
Luỹ kế
Lỗ, lãi đến
2001 (tr.Đ)
Các doanh nghiệp có lãi luỹ kế
4563
48432
52995
30
NM đường Nước Trong
0
1021
1021
31
Công ty đường Bình Định
-8908
10887
1979
32
NM đường Phan Rang
0
2416
2416
33
NM đường Quảng Ngãi
14697
-4442
10255
34
CTCP MĐ Lam Sơn
-1226
38550
37324
II
Doanh nghiệp FĐI
Doanh nghiệp bị lỗ luỹ kế
-814833
-72611
-887444
35
Cty đường Bourbon Tây Ninh
-373490
8424
-365066
36
Cty LD MĐ Nghệ An
-282175
-51370
-333545
37
Cty Nagarjuna
-86600
-34927
-121527
38
Công ty KCP
-35800
39
NM Bourbon Gia Lai
-36768
5262
-31506
Doanh nghiệp có lãi luỹ kế
-2300
8400
6100
40
Cty LD MĐ Việt - Đài
-2300
8400
6100
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Qua bảng số liệu trên ta thấy, tổng lỗ luỹ kế tính đến năm 2001 của 40 nhà máy hoạt động (không tính đến các nhà máy chạy thử) là 2.107 (2.049) tỷ đồng. Xét về trung bình mỗi nhà máy, lỗ luỹ kế đến năm 2001 là 51,225 tỷ đồng.
Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, với 6 nhà máy đang hoạt động, trong đó có 5 nhà máy bị lỗ luỹ kế với tổng lỗ 887,4 tỷ đồng chiếm 42,46 tổng lỗ của các nhà máy đường (số doanh nghiệp chỉ chiếm 12,5%). Bên cạnh đó, với phương thức hoạt động hiệu quả, Công ty Liên doanh đường mía Viêt - Đài đã cải thiện được tình hình tài chính với tổng lãi luỹ kế đến năm 2001 đạt 6,1 tỷ đồng.
Doanh nghiệp trong nước với tổng số 34 nhà máy, có 29 nhà máy lỗ luỹ kế là 1.220 tỷ đồng, bình quân mỗi nhà máy lỗ luỹ kế là 42,07 tỷ đồng. Trong đó, 5 nhà máy lỗ dưới 10 tỷ, còn lại 24 nhà máy lỗ trên 10 tỷ.
Số nhà máy có lãi luỹ kế tính đến năm 2001 là 5 nhà máy với tổng lãi luỹ kế là 52,995 tỷ đồng. Trung bình mỗi nhà máy lãi luỹ kế 10,599 tỷ đồng.
Trong cả hai khu vực, nhà máy có tổng lỗ luỹ kế lớn nhất là nhà máy Bourbon Tây Ninh với 365,066 tỷ đồng (nhà máy này được đầu tư xây dựng vào năm 1997 với số vốn đầu tư lớn nhất 1448,48 tỷ) , tiếp đến là công Liên doanh Nghệ An - Anh với 333,545 tỷ đồng. Trong tổng 4 nhà máy có lỗ luỹ kế lớn nhất thì có đến 3 doanh nghiệp liên doanh. Về lãi lũy kế, doanh nghiệp có lãi cổ phần lớn nhất là Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn với 37,324 tỷ đồng, tiếp đến là nhà máy đường Quảng Ngãi là 10,255 tỷ đồng.
Tổng công suất thiết kế của 40 nhà máy hoạt động là 74.900TMN, trong đó khu vực trực tiếp đầu tư nước ngoài là 27.000 TMN. Mỗi đơn vị công suất trung bình của tất cả 40 nhà máy bị lỗ luỹ kế 42,26 triệu/tấn công suất, trong khi chỉ lãi luỹ kế 1,0167 triệu/tấn công suất, gấp nhau 41,566 lần. Doanh nghiệp trong nước các chỉ tiêu lần lượt là 33,44 triệu/tấn công suất và 4,649 triệu/tấn công suất và 7,193 lần.
Nếu so sánh với vốn đầu tư bỏ ra ta thấy rằng: Tổng lỗ luỹ kế đến hết năm 2001 là 2.107,589 (2.049) tỷ đồng, tổng vốn đầu tư mà các nhà may bỏ ra là 9505,5 tỷ đồng. Như vậy, tổng lỗ luỹ kế /tổng vốn đầu tư bằng 21,556%. Đây không chỉ là một tỷ lệ cao mà còn là một tỷ lệ “khổng lồ”.
Nguyên nhân các nhà máy có lãi:
Đây là các nhà máy vừa có đủ nguyên liệu, lại được đầu tư nên có giá mua nguyên liêu ổn định. Mặt khác, trình độ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề cao nên có tỷ lệ tiêu hao mía/đường cao, dẫn đến hiệu suất tổng thu hồi cao. Ngoài ra, trong số các nhà máy có lãi phần lớn là nhà máy cũ, khấu hao hết và nhà máy có vốn liên doanh hoặc có vốn 100% nước ngoài không phải chịu lãi suất vay ngân hàng. Đặc biệt trong số các nhà máy có lãi, có nhà máy công suất lớn như: Lam Sơn, Tate and lyle 6.000 TMN, nhưng cũng có nhà máy Phan Rang, công suất chỉ có 350 TMN và Nước Trong 900 TMN.
Nguyên nhân dẫn đến lỗ:
Về chủ quan: Do thiếu nguyên liệu trong sản xuất nên nhiều nhà máy phát huy công suất thấp. Chất lượng nguyên liệu không cao nên tỷ lệ thu hồi sản chưa cao. Chi phí nguyên liệu của các nhà máy lỗ chiếm từ 55 - 60% giá thành sản phẩm. Mặt khác, tỷ lệ khấu hao và lãi vay ngân hàng lớn từ 30 - 35% giá thành sản phẩm. Ngoài ra, trình độ của cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân kỹ thuật còn yếu nên dẫn đến lãng phí trong tiêu hao nguyên nhiên vật liệu làm tăng thêm giá thành sản xuất.
Về khách quan: do đường nhập lậu có giá bán thấp, để cạnh tranh được buộc giá bán đường trong nước phải hạ thấp hơn gía thành sản xuất, điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất đường mía trong nước.
Từ những nguyên nhân trên, vấn đề đặt ra cho công tác quản lý là phải điều hành cung cầu về sản lượng đường nhằm giữ cho giá đường trong nước ổn định, hợp lý. Mặt khác, những tác động về xử lý tài chính của Nhà nước kịp thời sẽ giúp cho ngành sản xuất đường hoạt động bình thường và đứng vững trong tiến trình hội nhập.
II. Thực trạng tiêu thụ đường mía ở Việt Nam
1. Thị trường tiêu thụ
1.1. Thị trường thế giới
Tiêu dùng và sản xuất đường trên thế giới đã có từ lâu đời. Đến nay nhu cầu tiêu dùng đường trên thế giới cơ bản đã được đáp ứng. Tuy nhiên mức độ cung cầu luôn diễn ra ở trạng thái cân bằng động - tuỳ theo thời kỳ và các khu vực khác nhau mà mức độ sản xuất và tiêu dùng được lựa chọn khă năng ưu tiên phát triển để đạt mức cân bằng cao hơn. Do nhu cầu ngày càng tăng nên sản lượng đường sản xuất trên thế giới cũng không ngừng tăng lên. Trong 30 năm sản lượng đường thế giới đã tăng 2 lần, sản xuất đường năm 1962 là 51,2 triệu tấn thì đến năm 1993 là 110 triệu tấn. Năm 2000 thế giới sản xuất được 131,413 triệu tấn đường, tiêu thụ 130,967 triệu tấn. Dự tính năm 2005 sản xuất 146 triệu tấn và tiêu thụ 145,4 triệu tấn.
Bảng 7: Biểu cung cầu đường thô thế giới
Đơn vị: Triệu tấn (quy đường thô)
2000/2001
2001/2002
DK 2002/2003
* Sản lượng
131,413
133,20
138,3
+ Brazil
17,450
19,35
21,40
+ ấn Độ
19,578
18,63
18,20
+ EU
18,220
16,10
17,16
+ Trung Quốc
7,270
8,39
7,90
+ Mỹ
7,682
7,32
7,15
+ Thái Lan
5,474
6,41
6,3
+ Australia
4,394
4,52
4,95
* Tiêu thụ
130,967
131,00
132,4
* Tồn cuối vụ
0,446
2,20
5,90
Nguồn: Theo ISO
Trong 10 năm trở lại đây thị trường mía đường thế giới luôn trong tình trạng cung vượt cầu. Nhu cầu đường hàng năm đều tăng và sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới, chủ yếu ở các nước đang phát triển và lượng đường tăng theo mức tăng dân số và thu nhập. Tốc độ tăng sản xuất luôn theo sát mức tăng tiêu dùng nhưng tăng nhanh hơn chút ít, thể hiện ở quỹ dự trữ đường xuất khẩu hàng năm đều tăng thêm. Gần đây có nhiều thông tin cho rằng, trong thời gian tới các nước sản xuất và cung ứng nhiều đường cho thị trường thế giới sẽ giảm sản xuất mía đường do giá nhân công cao hiệu quả bị hạn chế, đang tìm cách chuyển sản xuất đường cho các nước đang phát triển.
Theo dõi thị trường thế giới hơn nửa thập kỷ qua thấy rằng mậu dịch đường thế giới ngày càng tăng. Châu á là khu vực nhập khẩu đường lớn nhất và là thị trường sôi động nhất. Niên vụ 1995-1996 xuất khẩu đường khu vực này là 7 triệu tấn song đường nhập khẩu lại lên đến 14 triệu tấn. Hiện nay thị trường đường mía ở đây vẫn tăng theo xu hướng này, điều này dễ nhận thấy vì phần lớn các nước Châu á vào giai đoạn đang phát triển, giai đoạn mà nhu cầu về năng lượng tăng lên và Châu á cũng là khu vực có số dân đông nhất thế giới hiện nay. Theo FAO sự tiêu dùng tăng nhanh ở vùng Viễn Đông với tốc độ hàng năm 3,5% là phù hợp với tốc độ tăng GDP 5%/năm. Nhu cầu tiêu dùng của các nước đang phát triển tốc độ tăng trưởng hàng năm ước đạt 3,2 %.
Bắt đầu từ năm 1995, giá đường có xu hướng giảm dần. Tại thời điểm hiện nay ở New York, giá đường thô đã giảm 27,1%, còn 124,5 USD/tấn. So với cùng kỳ năm trước, giá đường các loại hiện đã giảm tới 28-40%. Nguồn cung đường tăng mạnh ở cả những nước xuất khẩu và nhập khẩu lớn là nguyên nhân làm gía đường giảm nhanh. Đặc biệt, Brazin sẽ có vụ mía 2002 - 2003 bội thu, sản lượng đường đạt khoảng trên 21 triệu tấn, tăng thêm 2 triệu tấn sẽ làm cho giá đường thế giới tiếp tục giảm xuống. Trung Quốc cam kết khi gia nhập WTO sẽ nhập 1,76 triệu tấn đường mía, nhưng do vụ 2001 - 2002 vừa qua sản lượng đường mía tăng 30% so với dự kiến nên đường nhập khẩu của Trung Quốc chỉ đạt 2/3 hạn ngạch.
Theo các chuyên gia COWI, chỉ có 20% sản lượng đường (ở Braxin, Australia và Cu Ba) bán theo giá thị trường thế giới. Còn lại 80% sản lượng có giá cao hơn giá thị trường thế giới. Trong đó có 40% sản lượng có giá cao hơn giá thị trường thế giới 50%. Để giải quyết khó khăn tương tự như ở Việt Nam về mất cân đối cung cầu và chống bán phá giá ở thị trường nội địa, nhiều nước đã dùng chính sách bảo hộ mạnh. Chính sách thuế của Thái Lan 65% trong hạn ngạch, 95% ngoài hạn ngạch; Philippin 50% trong hạn ngạch, 65% ngoài hạn ngạch; trong khi Việt Nam là 32,4%. Bằng chính sách giá này, ngoài việc tieu thụ trong nước họ còn xuất khẩu được một lượng lớn ra thị trường thế giới với giá thấp, nhưng vẫn đảm bảo ngành sản xuất mía đường của họ phát triển ổn định.
1.2 Thị trường trong nước
Trong những năm qua Nhà nước đã quy định chế độ bảo hộ đối với đường, ngoài thuế nhập khẩu đường, còn áp dụng giấy phép để hạn chế nhập khẩu. Tuy vậy thị trường đường mía trong nước vẫn có những biến động bất lợi khiến giá đầu vào của đường cao, giá bán đường lại không ổn định, bị tụt giá gây lỗ kéo dài cho các nhà máy.
Trong hai năm 1999, 2000 do được mùa mía đường, quá khả năng chế biến của các nhà máy làm cho giá mía xuống thấp, giá mía ngoài vùng quy hoạch chỉ còn 130.000 - 150.000 đ/tấn, bất lợi cho nông dân; sản xuất đường vượt quá nhu cầu, giá đường trong nước xuống thấp chỉ còn 3000 đ/kg, thấp hơn nhiều so với mức giá bảo hộ (giá thế giới cộng thuế nhập khẩu).
Ngược lại, các năm 2001, 2002 ngành đường rơi vào tình trạng thiếu nguyên liệu, giá nguyên liệu cao, có lúc lên đến 350.000 đ/tấn, trong khi đó giá bán đường chịu sức ép của đường nhập lậu nên phải xuống thấp dẫn đến tình trạng sản xuất kinh doanh của nhiều nhà máy gặp nhiều khó khăn. Giá bán đường trắng (RS) tại nhà máy vụ 2001 - 2002, đầu vụ 6.200 - 6.300đ/kg và đến cuối vụ chỉ còn 5.300đ/kg - 5.400đ/kg (giá bán bình quân cả vụ là 5.600 - 5.700đ/kg); đường tinh luyện RE bình quân 6.100 - 6.200đ/kg. Giá bán thấp nên có nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ.
Vụ mía 2002 - 2003, diện tích trồng mía đạt khoảng 315.000 ha. Sản lượng ước đạt 15,7 triệu tấn; dự kiến chế biến công nghiệp khoảng 9,5 triệu tấn (chiếm 60,5% sản lượng đường) đạt khoảng 850.000 tấn. Nếu cộng khoảng 300.000 tấn đường thủ công (quy đường trắng) thì sản xuất vụ 2002 - 2003 đạt khoảng trên 1,1 triệu tấn. Cân đối cung cầu dư thừa khoảng 200.000 tấn. Xét theo giá mua mía cây 100 CCS ổn định tại bàn cân khoảng từ 230.000 - 250.000đ/tấn thì giá thành đường RS vào khoảng 4.200đ/kg, đường tinh luyên RE khoảng 4.600đ/kg. Giá bán chưa tính thuế, đường RS trên 4.500đ/kg, RE trên 5.000đ/kg.
2. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm đường mía ở Việt Nam
2.1. Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm đường mía ở Việt Nam
Mức tiêu dùng đường theo nhu cầu sinh học đối với cơ thể người khoảng 12g/kg thể trọng/ngày. Mức tiêu dùng bình quân của thế giới là 24 kg/người/năm (đặc biệt là Mỹ 44 kg/người/năm, Anh là 42 kg/người/năm). Hiện nay ở Việt Nam mức tiêu dùng đường bình quân là 12 kg/người/năm (trong đó 4 kg cho nhu cầu tiêu dùng trực tiếp và 8 kg thông qua các sản phẩm chế biến khác). Rõ ràng so với mức tiêu thụ đường bình quân đầu người của Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với thế giới (chỉ bằng 50%). Có thể giải thích điều này như sau: Các nước phát triển đường được ăn chủ yếu thông qua các sản phẩm chế biến nhiều hơn rất nhiều so với ăn trực tiếp. Việt Nam là nước chậm phát triển nên đường ăn trực tiếp là chủ yếu. Dân ta còn nghèo, nước ta có nhiều loại sản phẩm hoa quả nhiệt đới có hàm lượng đường lớn, nên khẩu phần đường đã được thay thế phần lớn khi ăn các dạng hoa quả. Mặt khác cũng xuất phát từ tập quán ăn uống của người Việt Nam ăn ngọt ít, không dùng nhiều đường trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Vụ 2001 - 2002 nước ta mới sản xuất được 772.649 tấn đường mía mà nhiều doanh nghiệp đã gặp khó khăn trong tiêu thụ (lượng tồn kho là 213.322 tấn), có thể đưa ra các nguyên nhân của tình trạng này như sau:
Thứ nhất, đường sản xuất theo thời vụ nhưng tiêu dùng quanh năm. Do lượng đường sản xuất ra đã đáp ứng đủ cho tiêu dùng và có dư thừa, nên các hộ tiêu thụ đường lớn đã không dự trữ đường như các năm để tránh chịu thuế VAT và lãi Ngân hàng. Vì vậy lượng đường mía tồn kho trong các nhà máy tăng, tăng sức ép thiếu vốn, buộc các nhà máy phải bán với giá thấp để có tiền thanh toán cho nông dân.
Thứ hai, sự diễn biến phức tạp của khủng hoảng tài chính thế giới và khu vực đã làm ảnh hưởng đã làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của các ngành công nghiệp, trong đó có ngành công nghiệp có sử dụng đường, làm giảm sức mua và sức tiêu dùng đường của nhân dân.
Thứ ba, đường, bánh kẹo của các sản phẩm có sử dụng đường đã nhập lậu vào nước ta và chiếm một thị phần không nhỏ và cạnh tranh với các sản phẩm đường và từ đường của ta.
Thứ tư, nhiều nhà máy đường không có hệ thống đại lý thực sự (làm ăn nghiêm túc), không có kế hoạch sản xuất tiêu thụ đường, không có hiệp đồng tiêu thụ trước khi sản xuất…
2.2. Cung sản phẩm đường mía
Việc phát triển ngành mía đường có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế nước ta. Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đường trong nước và cung cấp cho các ngành công nghiệp chế biến, khắc phục tình trạng nhập khẩu hàng năm, đầu năm 1995 Chính phủ đã triển khai Chương trình phát triển mía đường với mục tiêu 1 triệu tấn vào năm 2000. Vào đúng thời điểm cuối năm 1999, khi mà ngành mía đường vừa trải qua một chặng đường chạy nước rút với mức tăng trưởng bình quân 50% năm liên tục 4 năm và có khả năng đạt sản xuất 1 triệu tấn đường vào cuối vụ năm 2000 theo đúng mục tiêu đề ra, thì Chương trình đường mía gặp những khó khăn mới là tình trạng ứ đọng sản phẩm của các nhà máy chế biến trong nước. Tính đến ngày 20/6/1999, tổng đường tồn kho cả nước là 353.000 tấn. Từ đó đến nay, lượng tồn kho đều duy trì ở mức trên 200.000 tấn/năm.
Bảng 8: Biểu cung đường mía qua các năm 1994-2002
Niên vụ
94/95
95/96
96/97
97/98
98/99
99/00
00/01
01/02
Sản lượng
(1000 tấn)
100,5
182,1
213,4
322,2
556,7
764
650
772,6
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Vào vụ mía 1999 - 2000, tổng lượng ép được gần 9 triệu tấn sản xuất được 764.000 tấn đường. Sản lượng này tăng gấp 7,6 lần so với năm 1994.
Vụ 2000 - 2001, tổng lượng ép 7,2 triệu tấn giảm 20% so với vụ trước và sản xuất đươc 650.000 tấn đường giảm 15% so với vụ mía 1999 - 2000.
Vụ 2001 - 2002, tổng lượng ép 8,5 triệu tấn, sản xuất được 772.649 tấn và tồn kho 213.322 tấn.
Trong thời gian tới lượng cung đường sẽ tiếp tục tăng, trong khi nhu cầu tiêu dùng đường của nhân dân không biến động nhiều có thể làm lượng dư thừa ngày một tăng lên. Con đường giải quyết sẽ là xuất khẩu. Trong khi giá thành sản xuất đường của ta lại cao (gấp 1,4-1,8 lần bình quân chung của thế giới). Nếu với mục tiêu phấn đấu giữ giá mía tại ruộng 230.000 - 250.000 đ/tấn mía 10CCS; giảm được tiêu hao mía / đường; công suất hoạt động của các nhà máy trung bình 70%; giảm chi phí quản lý và chi phí
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- J0010.doc